Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Thân phận con người trong hai tiểu thuyết người đẹp say ngủ (y kawabata) và rừng na uy (h murakami)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.99 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HOÀNG YẾN

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT
NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ (Y. KAWABATA)
VÀ RỪNG NA-UY (H. MURAKAMI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HOÀNG YẾN

THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT
NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ (Y. KAWABATA)
VÀ RỪNG NA-UY (H. MURAKAMI)

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH

NGHỆ AN, NĂM 2015




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

9

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát

10

5. Phương pháp nghiên cứu

10


6. Cấu trúc luận văn

10

Chương 1. NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY TRÊN HÀNH

11

TRÌNH SÁNG TẠO CỦA Y. KAWABATA VÀ H. MURAKAMI
1.1. Người đẹp say ngủ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của

11

Y. Kawabata
1.1.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Y. Kawabata

11

1.1.2. Bối cảnh ra đời của Người đẹp say ngủ

14

1.1.3. Người đẹp say ngủ - một kết thúc ấn tượng hành trình sáng tạo

17

của Y. Kawabata
1.2. Rừng Na-uy trên con đường sáng tạo nghệ thuật của H. Murakami

20


1.2.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của H. Murakami

20

1.2.2. Bối cảnh ra đời của Rừng Na-uy

24

1.2.3. Vị trí của Rừng Na-uy trong tiểu thuyết H. Murakami

26

1.3. Một số đặc điểm nổi bật của Y. Kawabata và H. Murakami trong

28

Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
1.3.1. Người đẹp say ngủ

28

1.3.2. Rừng Na-uy

31

Chương 2. THÂN PHẬN CON NGƯỜI TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY

35



NGỦ VÀ RỪNG NA-UY NHÌN TỪ TRIẾT HỌC NHÂN SINH
2.1. Ám ảnh phận người trong văn học Nhật Bản

35

2.1.1. Thân phận con người trong văn học thời Heian

35

2.1.2. Thân phận con người trong văn học trung đại

38

2.1.3. Thân phận con người trong văn học hiện đại

41

2.2. Con người dưới áp lực của cuộc sống thời hiện đại và hậu hiện

44

đại trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
2.2.1. Tình thế hiện sinh trong thời hiện đại, hậu hiện đại ở Nhật Bản

44

2.2.2. Áp lực của cuộc sống hiện đại trong Người đẹp say ngủ

47


2.2.3. Áp lực của cuộc sống hậu hiện đại trong Rừng Na-uy

51

2.3. Những ám ảnh về kiếp nhân sinh trong Người đẹp say ngủ

55

và Rừng Na-uy
2.3.1. Ám ảnh về sự trống rỗng, bất lực

55

2.3.2. Ám ảnh về nỗi cô đơn

59

2.3.3. Ám ảnh về cái chết

63

2.4. Con người với khát vọng khẳng định sự hiện tồn trong Người

67

đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
2.4.1. Đánh thức khát vọng bản thể, khẳng định sự hiện tồn của con

67


người trong Người đẹp say ngủ
2.4.2. Khát vọng vượt thoát sự đơn điệu, trống rỗng của những người

71

trẻ tuổi trong Rừng Na-uy
2.4.3. Tình dục, cái chết - phương thức giải thoát con người khỏi ám

74

ảnh cô đơn
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN CON NGƯỜI

79

TRONG NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY
3.1. Những gặp gỡ, tương đồng trong nghệ thuật thể hiện thân phận

79

con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
3.1.1. Đặt nhân vật vào trong nhiều chiều kích không - thời gian

79

3.1.2. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

83



3.1.3. Sử dụng lối biểu tượng hóa

86

3.2. Những khác biệt trong nghệ thuật thể hiện thân phận con người

90

trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
3.2.1. Thủ pháp dòng ý thức trong Người đẹp say ngủ

90

3.2.2. Thủ pháp “cắt dán”, “ghép mảnh” trong Rừng Na-uy

94

3.3. Nguyên nhân của những tương đồng, khác biệt trong việc thể hiện

98

thân phận con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy
3.3.1. Nguyên nhân của những tương đồng

98

3.3.2. Nguyên nhân của những khác biệt

101


KẾT LUẬN

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO

107


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học có truyền thống
hàng ngàn năm và phát triển mạnh mẽ trong thời hiện đại. Hai giải Nobel văn
học trong thời gian chưa đầy nửa thế kỉ của Y. Kawabata (1968) và Oe
Kenzaburo (1994) đã phần nào cho thấy tầm vóc, vị thế của văn học Nhật
Bản trong văn học hiện đại thế giới. Từ thời điểm tên của Y. Kawabata được
xướng lên tại lễ trao giải Nobel văn học, người ta bắt đầu dành sự quan tâm
đặc biệt đến nền văn chương của xứ sở mặt trời mọc. Trong những năm gần
đây, nền văn học này lại tiếp tục “gây bão” khi xuất hiện một hiện tượng văn
học độc đáo mang tên Haruki Murakami. Đây là cái tên được nhắc đến nhiều
nhất của văn học Nhật Bản trong nửa cuối thế kỉ XX. Cùng với Kawabata,
Murakami đã đưa tầm ảnh hưởng của văn học Nhật Bản ra khỏi phạm vi đất
nước, giúp độc giả thế giới có thể chạm tới cánh cửa thần kỳ của nền văn hóa,
văn học nổi tiếng là khép kín này.
1.2. Y. Kawabata là một trong những nhà văn lớn của văn học thế giới
thế kỉ XX. Với bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô, ông đã được
trao tặng giải Nobel văn học. Trong diễn từ nhận giải, Y. Kawabata đã kiêu
hãnh khi nói rằng "Tôi sinh ra bởi vẻ đẹp Nhật Bản". Có thể nói chất Á Đông

thấm đượm trong từng trang văn cũng như trong suy nghĩ của Y. Kawabata.
Tất cả các thể loại từ truyện ngắn Trong lòng bàn tay đến tiểu thuyết đều
mang đậm dấu ấn văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng. Sự kết
hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại đã tạo nên đặc
trưng cơ bản trong sáng tác của Y. Kawabata. Trong khi đó Haruki Murakami
lại thừa nhận chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa, văn học phương Tây. Sáng
tác của ông thể hiện tư tưởng phóng khoáng với hệ thống nhân vật chính là
những thanh niên Nhật Bản hiện đại. Tác phẩm của ông giúp người đọc có cái


2
nhìn toàn diện, sâu sắc về bức tranh văn học đương đại Nhật Bản. Nếu Y.
Kawabata được xem là đỉnh cao của văn học Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XX thì
H. Murakami là sự tiếp nối xuất sắc và tỏa sáng ở những năm cuối cùng của
thế kỉ. Tuy khác nhau về phong cách và thời gian sáng tác nhưng họ lại gặp
nhau trong thái độ sống và sự quan tâm đến thân phận con người Nhật Bản
trong kiếp hiện sinh. Trong đó, Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata và Rừng
Na-uy của H. Murakami là hai tác phẩm tiểu biểu, có nhiều nét tương đồng.
1.3. Hơn nửa thế kỷ qua văn học Nhật Bản đã được dịch và giới thiệu ở
Việt Nam, trong đó Y. Kawabata và H. Murakami là hai tác giả nhận được sự
quan tâm đông đảo của công chúng và giới nghiên cứu phê bình văn học. Tuy
nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về sáng tác của Y. Kawabata và H.
Murakami ở nước ta chưa có nhiều thành tựu. Trong bối cảnh đó, chúng tôi
chọn đề tài “Thân phận con người trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (Y.
Kawabata) và Rừng Na-uy (H. Murakami)” làm luận văn Thạc sĩ với mong
muốn góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu, giới thiệu văn học
hiện đại Nhật Bản ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học Nhật Bản có bề dày lịch sử hàng ngàn năm và là một trong
những nền văn học phong phú, đa dạng bậc nhất của văn chương nhân loại. Ở

những mức độ khác nhau, văn học Nhật Bản đã ảnh hưởng đến văn học nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,
cho đến nay việc nghiên cứu, giới thiệu văn học Nhật Bản ở Việt Nam vẫn
chưa có nhiều thành tựu.
2.1. Kể từ khi Y. Kawabata được trao giải Nobel văn học năm 1968, tác
phẩm của ông được dịch, giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong đó
có tiếng Việt. Năm 1969, lần đầu tiên độc giả Việt Nam biết đến Y. Kawabata
với bản dịch tiểu thuyết Xứ tuyết của Chu Việt. Cùng năm đó, tạp chí Văn


3
(Sài Gòn) đã cho ra số đặc biệt về Y. Kawabata, trong đó đăng nhiều truyện
ngắn, nhiều bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Đáng chú ý là
các bài viết Yasunari Kawabata, cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Thư Thanh và
bài Yasunari Kawabata dưới nhãn quan phương Tây của Chu Sĩ Hạnh. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, phải mười năm sau, năm 1989, tác phẩm thứ hai
của Y. Kawabata mới được dịch ra tiếng Việt, đó là tiểu thuyết Tiếng rền của
núi (Ngô Quý Giang dịch). Năm 1990, Giang Hà Vị dịch Ngàn cánh hạc, Vũ
Đình Phòng dịch Người đẹp mê ngủ. Năm 1997, Tuyển tập truyện ngắn các
tác giả đạt giải Nobel có đăng ba truyện ngắn của Y. Kawabata. Năm 2001,
Nhà Xuất bản Hội Nhà văn xuất bản Tuyển tập Y. Kawabata gồm bốn tiểu
thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi và Người đẹp say ngủ.
Đến năm 2005, Nhà xuất bản Lao động - Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây đã
giới thiệu một cách hệ thống và khá phong phú tác phẩm của ông trong Tuyển
tập Yasunari Kawabata gồm 06 truyện ngắn, 46 truyện trong lòng bàn tay, 06
tiểu thuyết và 08 bài nghiên cứu tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước, tạo điều kiện cho độc giả Việt Nam có cái nhìn toàn diện và sâu
sắc hơn về Y. Kawabata. Năm 1997, Lưu Đức Trung xuất bản cuốn Yasunari
Kawabata, cuộc đời và tác phẩm. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên ở Việt
Nam giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Kawabata một cách

tương đối hệ thống. Theo Lưu Đức Trung, phong cách nổi bật của Kawabata
là “chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu” được kế thừa từ dòng văn học “nữ
lưu” thời Heian và thi pháp chân không trong thơ Haiku. Nói về mối quan hệ
giữa văn hóa, văn học Việt - Nhật, ông viết: “Văn học Nhật Bản và Việt Nam
vốn có cùng cội nguồn văn hóa phương Đông. Tư duy người Việt cũng như
người Nhật bắt gặp nhau trong tác phẩm Kawabata. Đó là tình yêu cái đẹp,
tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. Vì vậy tác phẩm của Kawabata đã được
đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu thích” [48, 22]. Cũng thời gian này, một số


4
bài nghiên cứu về tiểu thuyết, truyện ngắn Y. Kawabata đã lần lượt được đăng
tải trên một số tạp chí, như: Kawabata, người cứu rỗi cái Đẹp và Thế giới
Yasunari Kawabata (hay là cái đẹp: hình và bóng) của Nhật Chiêu; Yasunari
Kawabata - “Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” của Nguyễn Thị Mai
Liên; Kawabata Yasunari - “Người lữ khách ưu sầu” đi tìm cái đẹp của Lê
Thị Hường… Năm 2007, Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành cuốn Văn hoá Nhật
Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị Thu Hằng. Đây có thể xem là
chuyên luận đầu tiên về Y. Kawabata ở Việt Nam. Cuốn sách được chia thành
ba phần: phần một Nhật Bản và cái đẹp, giới thiệu sơ lược về quá trình hình
thành đất nước, con người và những nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản;
phần hai, được xem là phần trọng tâm của chuyên luận, bao gồm: Cuộc đời,
Văn nghiệp, Nghệ thuật kể chuyện, Diễn từ Nobel, Truyện ngắn và Truyện
ngắn trong lòng bàn tay... Tiếp đó là phần Phụ lục, gồm có bảng khảo sát,
đoạn trích công trình nghiên cứu của Donald Keene, niên biểu Y. Kawabata,
thư mục tác phẩm Kawabata và thư mục tài liệu tham khảo. Đây là công trình
có ý nghĩa đối với những ai quan tâm văn hóa Nhật Bản và tiểu thuyết
Y. Kawabata. Những năm gần đây, tác phẩm Y. Kawabata đã được nhiều sinh
viên, học viên lựa chọn làm đề tài khóa luận, luận văn tốt nghiệp. Nhiều vấn
đề nổi bật trong tiểu thuyết Y. Kawabata như hình tượng người phụ nữ; thiên

nhiên, mỹ học thiền, con người bản năng... ở những mức độ khác nhau, bước
đầu đã được quan tâm. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của tiểu thuyết
Y. Kawabata đối với giới nghiên cứu và người đọc Việt Nam.
Bên cạnh Y. Kawabata, trong những thập niên gần đây, H. Murakami
là nhà văn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong đời sống văn học thế giới.
Tác phẩm của ông được dịch, giới thiệu ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, trong
đó có tiếng Việt.


5
Năm 1997, Haruki Murakami được biết đến ở Việt Nam, sau khi đã trở
thành một hiện tượng trong văn học thế giới. Tiểu thuyết Rừng Na-uy được
dịch ra tiếng Việt và nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình
và đông đảo công chúng, nhất là những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, phải đến
năm 2006, với bản dịch Rừng Na-uy của Trịnh Lữ (từ tiếng Anh) được nhà
xuất bản Văn học ấn hành, H. Murakami mới thực sự tạo nên cơn sốt, cuốn
hút đông đảo giới nghiên cứu, phê bình văn học ở nước ta. Thành công của
Rừng Na-uy đã mở đầu cho một cao trào dịch, giới thiệu H. Murakami ở Việt
Nam. Nhiều tác phẩm của ông được dịch, giới thiệu ra tiếng Việt, như: Phía
Nam biên giới, phía Tây mặt trời (Cao Việt Dũng dịch), Kafka bên bờ biển
(Dương Tường dịch), Người tình Sputnik (Ngân Xuyên dịch), tập truyện Người
Tivi (Phạm Vũ Thịnh dịch) hay Tôi nói gì về chạy bộ (Thiên Nga dịch), Biên
niên kí chim vặn dây cót (Trần Tiễn Cao Đăng dịch).
Cùng với dịch, giới thiệu, tiểu thuyết của H. Murakami đã được nhiều
nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Nhiều hội thảo về H. Murakami đã được
lần lượt tổ chức ở nhiều nơi, đặc biệt là tiểu thuyết Rừng Na-uy. Hàng loạt bài
viết, ý kiến đánh giá khác nhau về một số vấn đề của tác phẩm đã được biết đến
ở các diễn đàn, qua các bài viết. Bên cạnh đó, nhiều học viên cao học đã chọn
tiểu thuyết H. Murakami làm đề tài nghiên cứu. Trong đó, một số vấn đề bước đầu
đã được quan tâm, như: con người bản năng; vấn đề sex; thủ pháp dòng ý thức...

2.2. Cho đến nay, chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống vấn đề thân phận con người trong Người đẹp say ngủ
của Y. Kawabata, mặc dầu đó đây đã có một vài ý kiến. Trong cuốn Kawabata
cuộc đời và tác phẩm, Lưu Đức Trung đã nói tới tấm lòng nhân ái sâu sắc của
Kawabata, khi ông đã thể hiện sự thương cảm, xót xa đối với thân phận những
người con gái trẻ, đẹp đã bị đồng tiền biến thành thứ đồ chơi cho các ông lão
gần đất xa trời. Mặt khác, qua diễn biến tâm lý của nhân vật Eguchi, đã phần


6
nào cho thấy những đớn đau, tủi nhục mà kiếp nhân sinh phải nếm trải. Từ
góc nhìn văn hóa học, Trần Lê Bảo trong bài “Giải mã tác phẩm Người đẹp
say ngủ của Y. Kawabata (từ chủ đề cứu thế)” cho rằng, chính biểu tượng nữ
trong Người đẹp say ngủ đã giúp người đọc “thấy sự khủng hoảng trầm trọng
giá trị sống, nỗi bế tắc, hư vô dù đắm chìm trong hoan lạc thể xác. Bi kịch của
con người hiện đại là dù được thoả mãn nhiều phương diện vật chất nhưng
vẫn có cảm giác trống trải và bị đẩy đến trạng thái tê liệt tâm hồn” [3]. Con
người dù đã cố gắng vẫy vùng, tự tìm phương thức cứu rỗi tâm hồn mình
nhưng cuối cùng nhận lại cũng chỉ là một số không tròn trĩnh. Có cùng cái
nhìn ấy, Nguyễn Đức Ninh trong bài viết “Yasunary Kawabata - lữ khách u
buồn muôn đời đi tìm cái đẹp” đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật đã chỉ
rõ: “Đối trọng với những người đẹp là nhân vật đã già, cả về tuổi đời, về sự
từng trải, cả về sinh lực tự nhiên của đời người. Giấc ngủ say của các cô gái
đẹp như cái bóng của sự chết, còn các ông già đến đây tìm sự bất tử. Nhà văn
miêu tả cái thực và ảo, tìm cái đã mất đang còn đọng lại, cái đang tiêu tan
trong cảnh thực và ảo. Đây như những trang hồi ký cuối cùng của đời người
đối diện với cái đẹp tinh khiết với xiết bao nỗi buồn” [37]. Sự tương phản
giữa tuổi già, cái chết và tuổi xuân, sức sống mơn mởn của những cô gái đã
làm nổi bật tình trạng thê thảm, bất lực của một con người đang ở cuối dốc
cuộc đời. Từ một hướng nhìn khác, Nguyễn Thị Mai Liên cho rằng, “Eguchi

nhận ra đây đích thực là nơi che đậy những thủ đoạn kiếm tiền và tiêu tiền
xấu xa. Mụ chủ quán đích thực là một mụ Tú Bà hốt bạc trên thân xác của
những cô gái trẻ bất hạnh. Những ông già gần đất xa trời dùng tiền để tìm lại
cảm giác thời trẻ trên cơ thể những cô gái bị đánh thuốc mê. Eguchi vừa cảm
thấy thương xót cho những cô gái trẻ bất hạnh vừa thấy ghê sợ những con
người trong không gian hộp đêm như mụ chủ, những khách làng chơi già nua,
ghê sợ cả chính mình” [27]. Với tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Y. Kawabata đã


7
tiếp cận, khai thác và thể hiện sự đồng cảm đối với những con người cô đơn,
bất lực trong xã hội đủ đầy về vật chất nhưng thiếu vắng tình người. Rải rác
đó đây trong một số bài viết về tác phẩm Y. Kawabata, như: “Mĩ học
Kawabata” của Khương Việt Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học; “Một
số ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây hiện đại trong sáng tác của
Y. Kawabata” của Hà Văn Lưỡng trên Tạp chí Văn học và Ngôn ngữ... vấn đề
thân phận con người cũng đã được đề cập đến từ những hướng tiếp cận khác
nhau. Từ góc nhìn tự sự học, Đào Thị Thu Hằng trong Văn hoá Nhật Bản và
Yasunari Kawabata đã gợi mở một số vấn đề về nghệ thuật thể hiện nhân vật
của Y. Kawabata trong Người đẹp say ngủ. Theo tác giả, Y. Kawabata đã kết
hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa lối viết biểu tượng của văn học Nhật Bản và
kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây như thủ pháp dòng ý thức, độc thoại nội tâm,
ghép mảnh... Nhờ đó, hình tượng nhân vật hiện lên vừa gần gũi, chân thực,
vừa có sức gợi sâu xa.
Không mang nét u buồn, tủi nhục như các nhân vật của Y. Kawabata,
nhân vật trong Rừng Na-uy của Murakami hiện lên đầy cá tính, gai góc nhưng
hết sức cô đơn, lạc lõng trong xã hội hậu hiện đại. Nguyễn Văn Thuấn trong
bài “Về con người cô đơn trong tiểu thuyết của H. Murakami” trên Tạp chí
sông Hương (số 242, tháng 4 năm 2009) đã phân tích các biểu hiện của trạng
thái cô đơn, lạc loài trong mỗi cá thể, từ đó đi vào lý giải cách thức giải quyết

vấn đề một cách bản năng của nhân vật. Ông cho rằng, “H. Murakami đã thổi
vào không - thời gian cảm giác nhàm chán vì sự thiếu vắng lí tưởng, thiếu
vắng những mục đích sống chân chính khiến cho sự cô đơn như vón cục lại.
Nhân vật cô đơn trong thời gian, trong những khoảnh khắc tuyệt vọng khi
người yêu tự sát, bạn bè rời xa (…). Trong cô đơn, vô vọng và tột cùng đau
khổ, họ căm ghét ngày mai sắp đến. Đối với họ, hiện tại ngưng đọng, nhàm
chán còn tương lai chỉ là đón chờ việc cái đẹp đang biến đi và thế vào đó là sự
dung tục, là nỗi buồn” [46]. Đặt nhân vật trong không gian ngột ngạt với sự


8
quay cuồng điên đảo của xã hội, Murakami để cho nhân vật tự quẫy đạp và
tìm cách giải thoát cho chính mình, từ đó làm nổi rõ thân phận con người
trong xã hội hậu hiện đại. Trong luận văn Con người bản năng trong tiểu
thuyết “Rừng Na-uy” của Haruki Murakami, Chu Văn Bằng đã khảo sát một
cách tương đối hệ thống về con người trong tiểu thuyết Rừng Na-uy, và cho
thấy, ở đó nổi rõ những con người thân phận, con người bất hòa sâu sắc với
xã hội. Theo Chu Văn Bằng, “Viết về bản năng con người, nhà văn đã khơi
được chiều sâu tâm lí nhân vật, hoà cảm, nhập thân vào những vui buồn của
nhân vật, thấm đẫm cảm xúc yêu thương trăn trở với thế giới bản ngã của
nhân vật. Chính vì thế, đọc Rừng Na-uy, người ta có cảm giác như đang nghe
chính câu chuyện của tác giả và cũng là chuyện của chính mình” [33]. Dịch
giả Trịnh Lữ trong phần Lời người dịch in ở đầu sách, viết: “Và tôi hiểu được
tại sao chỉ những nhân vật trung thực, trong trắng và dũng cảm trong Rừng
Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn
để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng
đáng” [33]. Là dịch giả cuốn sách, Trịnh Lữ có cái nhìn thấu đáo và toàn diện
về tư tưởng nhân văn mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Từ đó, ông có
những ý kiến mang tính gợi mở cho độc giả khi bước vào hành trình khám
phá tác phẩm. Trên trang Nhanam.vn, sau khi khảo sát một số tác phẩm tiêu

biểu của Haruki, tác giả Mi Ly viết “Sự cô độc của các nhân vật của
Murakami có một sức quyến rũ đặc biệt hơn là tạo cảm giác thương hại, khiến
người đọc chỉ muốn đi cùng với họ, hoặc tự mình tìm lấy một đáy giếng
trong tâm hồn y như vậy”. Cùng quan điểm với tác giả Mi Ly, trên trang
vanhoanghean.com.vn, Trần Tố Loan có bài viết “Thực tại và con người trong
tiểu thuyết của Haruki Murakami”. Với những lập luận khá sắc nét trên các
tác phẩm của Haruki, tác giả viết: “Bằng những hiểu biết về tâm lí của người
Nhật đương đại, về âm nhạc, triết học, khoa học tự nhiên và những khát khao
của con người trong cuộc truy tầm bản ngã, ý nghĩa đích thực của cuộc
sống… trong tác phẩm của mình, Haruki Murakami đã đặt ra những vấn đề


9
mang tính nhân loại sâu sắc và thực sự đã chạm vào nơi sâu thẳm nhất trong
tâm hồn con người, khiến mỗi lần đọc xong tác phẩm của ông, chúng ta
không khởi ngỡ ngàng vì bắt gặp mình trong đó”. Bên cạnh đó, khi tiếp xúc
Rừng Na-uy, nhiều cây bút phê bình đã không tiếc lời ngợi khen Murakami với
thái độ ngưỡng mộ và trân trọng sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ý kiến tiêu biểu
trên các tờ báo trong và ngoài nước như: “Rừng Na-uy, nơi chúng ta - những
độc giả - chạm mặt tuổi hai mươi chính mình, kể cả tuổi hai mươi đã qua và
tuổi hai mươi chưa tới... Nơi đó, hơi rượu whisky và khói thuốc nặng nhọc
kéo ta chìm xuống đầm lầy cô độc nhưng giấc mơ và tình yêu trong sáng
mang chúng ta bay lên” (Báo Người Lao Động); “Câu chuyện của Murakami
là một hồi ức đau buồn về cái đã có và cái đã có thể xảy ra, một kết hợp tài
tình giữa trí tuệ của người già và trái tim của người trẻ” (Salon)… Từ những ý
kiến trên, có thể thấy, văn chương Haruki Murakami tạo nên hấp lực đối với
người đọc bởi tính nhân văn sâu sắc, văn ông luôn ẩn chứa những mảnh đời,
những số phận quắt quay trong đời sống hậu hiện đại và cuộc vật lộn của con
người trong hành trình đi tìm bản ngã đích thực của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là khảo sát, phân
tích nhận thức và nghệ thuật thể hiện thân phận con người của Y. Kawabata
và H. Murakami qua hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy.
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, xác định vị trí của hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và
Rừng Na-uy trên hành trình sáng tạo của Y. Kawabata và H. Murakami.
Thứ hai, khảo sát, phân tích những tương đồng, khác biệt trong việc
nhận thức và thể hiện thân phận con người của Y. Kawabata và H. Murakami
trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy.


10
Thứ ba, lý giải nguyên nhân dẫn tới những tương đồng, khác biệt trong
nhận thức và thể hiện thân phận con người của Y. Kawabata và H. Murakami
trong hai tiểu thuyết Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thân phận con người trong hai
tiểu thuyết Người đẹp say ngủ (Y. Kawabata) và Rừng Na-uy (H. Murakami).
4.2. Về tư liệu khảo sát, chúng tôi chọn hai văn bản sau:
- Y. Kawabata, Người đẹp say ngủ (Quế Sơn dịch), in trong Yasunari
Kawabata- tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động & Trung tâm Văn hoá ngôn
ngữ Đông - Tây, Hà Nội, 2005.
- H. Murakami, Rừng Na-uy (Trịnh Lữ dịch), Nxb Nhã Nam và Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội, 2007.
Ngoài ra, để có một cái nhìn đầy đủ hơn, chúng tôi khảo sát thêm một
số tiểu thuyết của Y. Kawabata và H. Murakami.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp, như: Thống kê, miêu tả; Phân tích, tổng hợp; Cấu trúc hệ
thống; So sánh đối chiếu và phương pháp nghiên cứu liên ngành.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Người đẹp say ngủ và Rừng Na-uy trên hành trình sáng tạo
của Y. Kawabata và H. Murakami
Chương 2. Thân phận con người trong Người đẹp say ngủ và Rừng Nauy nhìn từ triết học nhân sinh
Chương 3. Nghệ thuật thể hiện thân phận con người trong Người đẹp
say ngủ và Rừng Na-uy.
Và cuối cùng là Tài liệu tham khảo.


11
Chương 1
NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ VÀ RỪNG NA-UY TRÊN HÀNH TRÌNH
SÁNG TẠO CỦA Y. KAWABATA VÀ H. MURAKAMI
1.1. Người đẹp say ngủ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của
Y. Kawabata
1.1.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của Y. Kawabata
Con đường sáng tạo văn học của Kawabata khởi đầu với Nhật ký tuổi
mười sáu. Tác phẩm tràn ngập những câu văn giàu xúc cảm của một cậu bé
khi chứng kiến sự ra đi đau đớn của người ông cùng với cảm giác cô đơn,
buồn tủi của một đứa trẻ khi phải liên tục chứng kiến cái chết của những
người thân. Ngay khi mới ra đời, tác phẩm đã gây xúc động và nhận được sự
chú ý của độc giả và giới phê bình văn học Nhật Bản bấy giờ. Nó dự báo về
sự xuất hiện một tài năng văn học. Năm 1920, Y. Kawabata vào học khoa
Văn học Anh tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau,
ông chuyển sang nghiên cứu văn học Nhật Bản. Sự thay đổi này có lẽ không
phải là một ngẫu nhiên mà xuất phát từ một ý thức nghệ thuật rõ ràng là tìm
về với truyền thống văn học dân tộc. Ngay năm đầu đại học, Y. Kawabata đã
cùng một số bạn văn trẻ tuổi sáng lập tạp chí Trào lưu mới (Sintio). Truyện
ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn (Sokogai Ikai) của ông đăng trên tạp chí này

đã nhận được nhiều lời khen ngợi của bạn đọc trong nước. Năm 1923,
Y. Kawabata làm biên tập cho một tờ tạp chí quan trọng ở Nhật Bản thời bấy
giờ có tên là Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunju). Cũng trong thời gian này,
một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở vùng Kanto khiến 10 vạn người chết,
50 vạn người bị thương và gần như toàn bộ những ngôi nhà ở đây đều bị phá
hủy. Y. Kawabata đã đi thực tế, quan sát, ghi chép những cảnh tàn phá vì
thiên tai, cảnh đau khổ của người dân Nhật Bản. Những xúc động này về sau


12
được nhà văn mô tả trong cuốn Hồng đoàn Asakusa (1929 - 1930). Một năm
sau, ông cùng với một số người bạn sáng lập tờ Văn nghệ thời đại nhằm thực
hiện một “cuộc cách mạng văn học đối đầu với làn sóng văn học cách mạng
đương thời”. Đứng trước sự phân luồng của nhiều trường phái văn chương,
thoạt đầu, Y. Kawabata và các bạn bè của ông chọn cho mình lối viết theo
trường phái Tân cảm giác. Một số tác phẩm ra đời thời kỳ này mà tiêu biểu là
Vũ nữ Izu được sáng tác theo chủ nghĩa duy cảm mới. Nhưng hấp lực tiết ra từ
vẻ hào nhoáng bên ngoài của ngọn gió mới nhanh chóng phai nhạt trong ông.
Ngòi bút của ông đã kịp nhận diện được mặt trái của sự tiếp thu dễ dãi này.
Bằng bản lĩnh của một nhà văn có nhiều kinh nghiệm trong sáng tác, quá trình
tiếp nhận của ông diễn ra thận trọng, chọn lọc, do đó dù vẫn chịu ảnh hưởng
của văn học phương Tây nhưng ông có ý thức chọn cho mình một lối đi riêng,
mang đậm phong cách truyền thống. Năm 1933, ông viết tiếp truyện ngắn Về
chim và thú và chính thức tham gia vào ban biên tập tạp chí Thế giới văn học
(Bungakkai). Sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công nhất là tiểu thuyết mà
Xứ tuyết là một sự khởi đầu đầy ấn tượng Tác phẩm được ông viết trong suốt
12 năm, bắt đầu từ năm 1935, đó là sự kết tinh của vẻ đẹp trầm lặng, bí ẩn
trong thơ Haiku với một lối diễn đạt ngắn gọn, hàm súc. Xứ tuyết thể hiện
quan niệm thẩm mỹ truyền thống của người Nhật Bản. Đó là bài thơ về cảnh
sắc thiên nhiên, là bài ca về tình yêu, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp cổ xưa Nhật

Bản. Thiên nhiên Nhật Bản trong tác phẩm hiện lên thật giản dị, mong manh
và mang vẻ u buồn thường thấy trong các sáng tác của Y. Kawabata. Đọc Xứ
tuyết, người đọc sẽ thấy rất quen thuộc từ những câu văn miêu tả cảnh sắc
thiên nhiên cho đến nội dung tác phẩm. Thực ra ý tưởng này đã được manh
nha từ truyện ngắn Vũ nữ Izu và Xứ tuyết dường như là sự tiếp nối nguồn
mạch cảm hứng với văn phong đầy chất thơ và cặp hình tượng nhân vật người
lữ khách - cô gái đẹp trinh bạch trong Vũ nữ Izu. Tiếp sau thành công của Xứ


13
tuyết là sự ra đời của tiểu thuyết Ngàn cánh hạc. Tác phẩm được hoàn thành
năm 1952 và đã đạt giải thưởng của Viện hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản. Ngàn
cánh hạc, nhìn bề ngoài, có vẻ như đang tập trung miêu tả mối quan hệ phức
tạp giữa chàng thanh niên đa cảm Kikuji - bà Ota - cô con gái Fumico nhưng
thực chất nó được Kawabata dùng để nói về sự suy vi của trà đạo. Bên cạnh
đó, tác giả cũng thể hiện sự nuối tiếc trước những giá trị truyền thống đang
dần bị mai một, sự lụi tàn của cái đẹp trong đời sống hiện đại. Nằm trong bộ
ba tiểu thuyết giúp Kawabata dành giải thưởng Nobel còn có Cố đô. Không
gian trong tác phẩm tràn ngập sắc thắm của những cánh hoa anh đào cùng với
những bộ Kimono truyền thống duyên dáng của người Nhật Bản. Cố đô hấp
dẫn người đọc không chỉ bởi một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà đó còn
là một tác phẩm diễn tả sâu sắc đời sống nội tâm con người.
Với tài năng của mình, ông luôn tỏ rõ là người tiên phong trong công
cuộc đổi mới văn học. Ông tuyên bố “Chúng ta đã hoàn toàn trở nên chán
ngấy văn chương vì nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc
chính xác ở hướng Đông như ngày hôm qua” (chuyển dẫn [20;42]). Đối với
ông, mỗi tác phẩm phải là một khám phá mới, một đóng góp mới cho nền văn
chương nhân loại. Các sáng tác của ông luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân
tộc. Y. Kawabata đã cho thấy tài năng, sức sáng tạo, sự kết hợp hài hoà giữa
truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thể hiện một tư tưởng nghệ

thuật trên con đường hiện đại hoá văn học Nhật Bản. Ngoài những tiểu thuyết
đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trên toàn thế giới, Kawabata còn
một số tiểu thuyết được các nhà phê bình đánh giá cao, như: Tiếng rền của
núi (1952), Cao thủ cờ Go (1954), Cái hồ (1954), Người Tokyo (1955), Đẹp
và buồn (1960)... Trong quá trình sáng tác, Y. Kawabata luôn chịu ảnh hưởng
sâu sắc của các tác phẩm văn học cổ điển trứ danh Nhật Bản, đặc biệt là
Truyện Genji. Tư tưởng nhân văn, chất văn học dịu dàng, mềm mại, ngọt


14
ngào của dòng văn học nữ lưu thực sự hấp dẫn ông. Với ông, Truyện Genji là
tác phẩm vĩ đại, hội tụ những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống Nhật Bản
và nó luôn ám ảnh, ăn sâu vào tiềm thức ông trong suốt con đường sáng tạo.
Tác phẩm của Y. Kawabata có vẻ đẹp quyến rũ bởi sự tao nhã, thanh cao, bởi
nỗi buồn dịu dàng, sự cảm thương trước cảnh vật. Tiểu thuyết của ông thường
sử dụng thiên nhiên như một thứ ngôn ngữ đặc biệt nhằm chuyển tải những
thông điệp, tư tưởng của nhà văn về hiện thực cuộc sống, một hiện thực được
nhận thức không chỉ ở những gì đang diễn ra có thể nhìn thấy, mà còn cả
những phần khuất lấp trong thế giới tinh thần của con người.
Nhìn vào hành trình sáng tạo của Y. Kawabata, chúng ta có thể thấy,
đau buồn trong quá khứ đã trở thành nỗi ám ảnh ông trong suốt con đường
văn nghiệp, đó là nguyên nhân làm nên cảm thức cô đơn trong tác phẩm
Y. Kawabata. Tuy nhiên, tuổi trẻ cô đơn và đau khổ không thể khiến
ông rơi xuống vực sâu của tối tăm, trái lại, nó trở thành động lực thôi thúc
và là điểm tựa để nâng đỡ ông trên con đường nghệ thuật. Năm 1940,
Y. Kawabata tham gia Hội các nhà văn Nhật cùng với các nhà văn danh tiếng
khác. Năm 1942, ông là nhân viên của Hội văn chương ái quốc Nhật Bản. Từ
năm 1948 đến 1965 ông là chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản. Năm 1953,
Y. Kawabata trở thành thành viên Viện Hàn lâm nghệ thuật Nhật Bản. Năm
1959 giữ chức phó chủ tịch Hội Văn bút quốc tế. Giải thưởng Nobel văn học

trao cho bộ ba Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô là sự ghi nhận mang tính toàn
cầu về những sáng tạo độc đáo và đóng góp của ông cho nền văn học đương
đại. Năm 1969, ông hoàn thành kiệt tác Người đẹp say ngủ và đây được xem là
sự khép lại đầy ấn tượng sự nghiệp sáng tác của một cây bút tài năng, tâm huyết.
1.1.2. Bối cảnh ra đời của Người đẹp say ngủ
Tác phẩm Người đẹp say ngủ được Kawabata viết vào năm 1969 dựa
trên một kịch bản sân khấu kabuki nhan đề Những mỹ nữ của Eguchi công


15
diễn khoảng thế kỷ 17 ở Nhật Bản. Tác phẩm ra đời vào thời kỳ văn hóa, văn
học Nhật Bản đang chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Các văn
sĩ say sưa, hồ hởi với luồng gió mới đến từ Châu Âu, do đó tiếp nhận của họ
có phần dễ dãi, không có sự chọn lọc cần thiết. Người ta tung hô và chạy theo
những cuộc cải cách văn học theo hướng “cởi mở, hiện đại” với việc đề cao
nhu cầu cá nhân, đòi hỏi giải phóng đời sống bản năng và đề cao tình dục một
cách thái quá. Chính điều này đã làm nảy sinh nhiều trào lưu văn học không
lành mạnh, trái với truyền thống của người Nhật Bản. Đặc biệt là phong trào
cổ xúy cho cuộc “cách mạng tình dục” được khởi nguồn từ lối sống và tư
tưởng phóng khoáng của người phương Tây. Ngày càng có nhiều tác phẩm
miêu tả một cách thô thiển và hết sức dung tục, thú tính cảnh sinh hoạt giữa
nam và nữ. Cuộc chiến không cân sức giữa lớp nhà văn gắn bó với truyền
thống với lớp nhà văn mới mang tư tưởng “Âu hóa” ngày càng diễn ra quyết
liệt. Trong khi một bộ phận các nhà văn tìm cách níu giữ những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc thì các nhà văn Âu hóa sẵn sàng chối bỏ truyền
thống, cội nguồn để chạy theo những hào nhoáng, tân kỳ của làn gió mới.
Điều này khiến cho các nhà văn đề cao văn hóa truyền thống cảm thấy bị tổn
thương. Để tỏ thái độ của mình đối với lối “giải phóng tình dục” đang được
cổ súy, Kawabata đã viết Người đẹp say ngủ nhằm tìm về với vẻ đẹp tinh tế,
quý phái, kín đáo vốn có của người Á Đông. Với ông, văn chương phải luôn

coi trọng và đề cao cái đẹp kín đáo, sâu lắng của con người phương Đông. Đó
là điều không thể chối bỏ. Người đẹp say ngủ ra đời là sự bày tỏ thái độ phản
kháng quyết liệt đối với phong trào “giải phóng tình dục”, đồng thời là một sự
cảnh tỉnh, nhắc nhở những ai đang lầm lạc, rời xa truyền thống văn hóa dân
tộc tìm lại hướng đi đúng đắn cho sự nghiệp sáng tác của mình.
Bên cạnh ý thức thời đại là nỗi niềm cá nhân. Đọc Người đẹp say ngủ
chúng ta thấy hình bóng của tác giả qua nhân vật Eguchi với nỗi thương xót,


16
nhớ nhung khôn nguôi nền văn hóa thời cố đô. Viết tác phẩm này lúc đã tròn
70 tuổi, cái tuổi chưa đến nỗi già nua, lọm khọm nhưng cũng không còn trẻ để
viết tiếp những giấc mộng đẹp của cuộc đời. 70 năm tồn tại trên cuộc đời này,
nước mắt nhiều hơn nụ cười khi chứng kiến bao thăng trầm của đất nước và
trải qua tận cùng những nỗi đau của cuộc sống cá nhân. Chính đau khổ, nước
mắt đã tôi luyện và trở thành động lực để ông trở thành một tài năng văn
chương nhưng đồng thời nó cũng khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ mang
những vết thương khó liền sẹo. Không chỉ riêng Người đẹp say ngủ mà những
sáng tác của Kawabata nói chung bao giờ cũng hướng về cái đẹp. Những câu
chuyện mang vẻ đẹp giản dị nhưng giàu sức lôi cuốn được chuyển tải bằng lối
kể chân thật, gần gũi, không tô điểm cầu kì mà dịu dàng đằm thắm. Ông luôn
đi tìm cái đẹp, tôn thờ hoặc sáng tạo một cái đẹp tuyệt đối, vượt trên cả thời
gian và không gian. Bao giờ cái đẹp đó cũng mang phẩm chất của một tâm
hồn phương Đông tiêu biểu. Y. Kawabata trong tác phẩm của mình luôn thể
hiện thái độ trân trọng ngợi ca sự thanh tao, trong sáng của tâm hồn con
người, do vậy cái đẹp trong tác phẩm của ông thường là cái đẹp toàn bích.
Suốt một hành trình dài gìn giữ, tìm kiếm cái đẹp, giờ đây ông cay đắng nhận
ra rằng, cái đẹp chỉ còn lại trong quá khứ. Và ông lại lần tìm về quá khứ, một
quá khứ bình yên, đẹp đẽ, nơi chứa những điều ông mong đợi và khát khao,
nó như là thứ thanh âm trong trẻo giúp thanh lọc tâm hồn đa cảm của ông. Cái

đẹp mà Eguchi đi tìm là cái đẹp toàn bích trên thân thể người phụ nữ còn cái
đẹp mà Kawabata hướng tới, khát khao tìm về là cái đẹp của hồn cốt dân tộc.
Một quốc gia có truyền thống lâu dài, vững chắc với bề dày lịch sử ngàn năm
văn hóa bỗng chốc bị các yếu tố ngoại lai làm cho lung lay tận gốc rễ. Trước
thực tế đó, những tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với vẻ đẹp Á đông như
Kawabata cảm thấy bị tổn thương và để tiếp tục tồn tại được trong bối cảnh
đó, ông tìm về quá khứ, gửi gắm những tâm sự, nỗi lòng và sự khát khao của


17
mình vào quá khứ, tự chữa lành vết thương bằng những ký ức ngọt ngào. Nỗi
niềm sâu kín của Y. Kawabata được gửi gắm trong nhân vật Eguchi. Tác
phẩm là một chuỗi tín hiệu, những hình ảnh nối tiếp nhau như những trường
đoạn của điện ảnh tạo nên một giấc mơ kéo dài như không bao giờ dứt.
Tiểu thuyết Y. Kawabata có dung lượng không lớn, số lượng nhân vật
không nhiều, đặc biệt Người đẹp say ngủ chỉ có 5 chương, với số lượng nhân
vật khá khiêm tốn. Mặc dù nội dung đơn giản, ít tình tiết nhưng tác phẩm
mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về con người. Với Người
đẹp say ngủ, Kawabata đã có một cái kết trọn vẹn, viên mãn trên hành trình
tìm về truyền thống dân tộc, gìn giữ và phát huy giá trị vĩnh hằng của cái đẹp
trong đời sống con người và trong nghệ thuật.
1.1.3. Người đẹp say ngủ - một kết thúc ấn tượng hành trình sáng
tạo của Y. Kawabata
Cô đơn, trầm mặc giữa cuộc sống đầy biến động, toàn bộ thời gian
trong suốt cuộc đời mình, Kawabata luôn dành cho công việc sáng tác. Có thể
nói, với ông, sống là đồng nghĩa với sáng tạo. Hành trình sáng tạo của
Kawabata tuy là một hành trình cô đơn nhưng đầy nhiệt huyết. Đánh dấu sự
nghiệp sáng tác bằng Nhật kí tuổi mười sáu, những dòng văn chân thực mộc
mạc của cậu bé mồ côi đã gây được sự chú ý không chỉ với độc giả trong
nước mà còn nhận được sự khen ngợi của bạn đọc nước ngoài. Đó được xem

là sự khởi đầu thành công của một cây bút trẻ. Ảnh hưởng sâu sắc dòng văn
học nữ lưu và bút pháp của thơ Haiku, toàn bộ sáng tác của Y. Kawabata
mang đậm những tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Ở đó, chúng ta có thể bắt
gặp một cố đô Kyoto cổ xưa, một đảo Izu tươi mát trong lành, một không
gian với đền đài cổ kính ngập tràn sắc hoa anh đào, một buổi sinh hoạt trà đạo
truyền thống... Đọc tác phẩm của ông, người đọc có thể nhìn thấy hình ảnh
một con người đang say sưa tận hưởng và tung hô vẻ đẹp của đất nước với


18
một niềm tự hào mãnh liệt. Đặt tác phẩm của Y. Kawabata vào bối cảnh văn
hóa Nhật Bản bấy giờ, có người nhận xét: “Trong làn sóng Mỹ hoá mạnh mẽ
thời hậu chiến, tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cần thiết
phải cố mà giữ lấy một cái gì đó của vẻ đẹp và tính độc đáo cổ xưa của nước
Nhật vì cái mới” [21, 959 - 960].
Y. Kawabata là người thông minh, nhạy cảm, tài hoa, ông sáng tác ở
hầu hết thể loại văn học, từ truyện ngắn trong lòng bàn tay, truyện ngắn rồi
đến tiểu thuyết, thơ Haiku. Nhưng thành tựu nổi bật nhất tập trung ở thể loại
tiểu thuyết, tiêu biểu là bộ ba tác phẩm Xứ tuyết, Cố đô và Ngàn cánh hạc.
Trong đó Xứ tuyết là sự khởi đầu ấn tượng và Người đẹp say ngủ là sự khép
lại một hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Y. Kawabata. Từ Xứ tuyết đến
Người đẹp say ngủ là một hành trình liên tục, miệt mài, đam mê và thành
công của Kawabata. So với những tiểu thuyết trước đó, ở Người đẹp say ngủ
lối thể hiện của Y. Kawabata có nhiều khác biệt. Trước tiên, đó là sự thay đổi
chủ đề trong tác phẩm. Người ta bắt gặp một Kawabata hiện đại không còn
mang vẻ trầm tư, u uất thường thấy của “một lữ khách lang thang đi tìm cái
đẹp” đã mất với những nét đẹp mang hồn dân tộc như những buổi trà đạo
thanh nhã mang đậm cốt cách và tâm hồn Nhật Bản hay những bức họa thiên
nhiên tuyệt đẹp gợi nhớ về cảnh vật, con người nơi đây… Tuy đã ở vào cái
tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ngòi bút của Y. Kawabata vẫn táo bạo trẻ trung,

thể hiện bản lĩnh của một tác gia đã đạt đến độ lão luyện, tinh tế trong nghệ
thuật tiểu thuyết. Người đẹp say ngủ đề cập đến một vấn đề hết sức hiện đại tính dục với đời sống con người. Y. Kawabata đã cố gắng khắc họa nhân vật
Eguchi thành một con người biết thưởng thức cái đẹp một cách thanh nhã,
đối lập với lối viết về đời sống tình dục trần trụi của trào lưu “Âu hóa” trong
văn học Nhật Bản bấy giờ. Ông dẫn dắt người đọc đi giữa hai bờ thực, ảo một
cách tinh tế, giàu sức khơi gợi. Người đẹp say ngủ cho thấy Y. Kawabata


19
không phải là nhà văn bảo thủ. Ông chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của
nhân loại trên cơ sở nguồn cội văn hóa dân tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn,
tinh tế hai nền văn hóa Đông Tây trong tác phẩm Người đẹp say ngủ đã cho
thấy bản lĩnh, tài năng, cá tính sáng tạo của Y. Kawabata.
Ngay khi mới ra đời, Người đẹp say ngủ đã nhận được nhiều luồng ý
kiến trái ngược của người đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học. Một số
người Nhật Bản luôn cố tình tránh né việc đề cập đến cuốn tiểu thuyết này.
Người ta coi đây là tác phẩm đã góp phần làm xấu hình ảnh con người Nhật
Bản. Một số nhà nghiên cứu còn nặng lời chỉ trích đây là một dâm thư, không
đáng đưa vào nền văn học dân tộc. Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhìn nhận của
một số người cực đoan. Bởi lẽ, thực tế, tính dục dưới ngòi bút của Kawabata
thật sự rất tinh tế. Về điều này, Đào Thị Thu Hằng nhận xét: “Tình dục trong
Người đẹp say ngủ cũng như trong nhiều tác phẩm khác của Kawabata đã
được nâng lên bằng con mắt duy mĩ và trở thành sắc dục, một thứ tình cảm
không dung tục chút nào. Đó là sự rung động, thưởng thức, chiêm ngưỡng cái
đẹp, sự trinh trắng của con người” [21, 1103]. Đọc Người đẹp say ngủ, người
đọc ngạc nhiên trước cách thưởng thức cái đẹp một cách kì lạ của ông già
Eguchi. Eguchi đã năm lần đến ngôi nhà bí mật chỉ để ngắm vẻ đẹp thanh
xuân trên cơ thể các cô gái và hồi tưởng lại thời xuân sắc của mình. Các cô
gái trở thành chất xúc tác gợi lên khát vọng mãnh liệt khẳng định sự hiện tồn
cá nhân. Vẻ đẹp thanh xuân của các cô gái đã mang lại niềm vui, an ủi những

tháng ngày cô đơn của tuổi già. Có thể thấy rõ nét đẹp tâm hồn đậm chất
phương Đông trong con người Eguchi, do đó tình dục trong tác phẩm chỉ là
phương tiện biểu đạt chứ không mang yếu tố dục tính như ý kiến của một số
nhà nghiên cứu. Chính vì thế mà người phương Tây rất thích tác phẩm này
của Kawabata. Họ thấy rõ sự kết hợp tuyệt vời giữa hai nền văn hóa Á - Âu
trong tác phẩm. Và nó đã trở thành nguồn cảm hứng chính để Gabrial García


20
Márquez, người đoạt giải Nobel văn học vào năm 1992, phóng tác một truyện
ngắn mang tựa đề Chuyến bay của người đẹp ngủ say. Điều này cho thấy,
Người đẹp say ngủ không bó hẹp trong biên giới văn học Nhật Bản mà đã lan
tỏa đến văn chương nhiều nước trên thế giới.
Ở vào tuổi 70, Y. Kawabata đã đi qua bao buồn vui với những trải
nghiệm sâu sắc về kiếp nhân sinh. Tuy nhiên, đó là thời điểm con người dễ
rơi vào trạng thái cô đơn, lạc lõng và ám ảnh về cái chết. Ông đã từng bộc
bạch: “Không một ngày nào mà tôi không nghĩ tới cõi chết”. Cách thể hiện
tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo của Y. Kawabata trong Người đẹp say ngủ
khiến cho nhiều nhà nghiên cứu coi đây là tác phẩm khám phá tâm lý con
người bậc nhất của Y. Kawabata. Tác phẩm miêu tả một tâm hồn cô đơn đi
tìm niềm vui trong cái đẹp toàn bích và những phẩm chất cao quý của người
phụ nữ. Phía sau những trang sách là sự cô đơn của tác giả giữa thế giới rộng
lớn không bạn hữu, không người thân thích trong một xã hội đang dần đánh
mất lý tưởng mà ông luôn tôn thờ. Phải chăng, vì cảm giác bất lực trước sự
tàn phai của những giá trị truyền thống, thêm vào đó là cảm giác cô đơn trước
tuổi già, khiến ông phải tự tìm đến cái chết sau khi hoàn thành tác phẩm này
hai năm, kết thúc số phận một tài năng văn chương trác việt.
1.2. Rừng Na-uy trên con đường sáng tạo nghệ thuật của H.
Murakami
1.2.1. Con đường sáng tạo nghệ thuật của H. Murakami

Hành trình sáng tạo của H. Murakami được khởi đầu với tác phẩm
Lắng nghe gió hát (1979), lúc ông tròn 29 tuổi. Từ những ý tưởng manh nha
khi đang xem một trận đấu bóng chày ở sân vận động, ông đã hoàn thành tác
phẩm Lắng nghe gió hát sau khoảng vài tháng. Không lâu sau khi được công
bố, tác phẩm đã đoạt giải thưởng uy tín Gunz dành cho các nhà văn mới nổi.


×