Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

Nghệ thuật cấu tứ trong thơ mai văn phấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.65 KB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

NGUYỄN TIẾN LƯỢNG

NGHỆ THUẬT CẤU TỨ TRONG THƠ
MAI VĂN PHẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

Nghệ An, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------***-------

NGUYỄN TIẾN LƯỢNG

NGHỆ THUẬT CẤU TỨ TRONG THƠ
MAI VĂN PHẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Phan Huy Dũng



3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Tiến Lượng


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Phan Huy
Dũng đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, quan tâm chu đáo trong suốt quá trình
làm luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Mai Văn Phấn đã nhiệt tình
giúp đỡ, động viên sâu sắc trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đã quan
tâm, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Tiến Lượng


BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT


Nxb: Nhà xuất bản
HN: Hà Nội
Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số
trang đứng sau. Ví dụ: [157, 14] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài
liệu tham khảo là 157, nhận định trích dẫn nằm ở trang 14 của tài liệu này.


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................6
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................................3
2.1. Các bài viết dựng chân dung người thơ Mai Văn Phấn.................................................3
2.2. Các công trình nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn..........................................................5
2.3. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật, (liên quan đến) nghệ thuật cấu tứ trong thơ
Mai Văn Phấn.........................................................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát...........................................................9
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................................9
3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát................................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................10
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................................10
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................................11
Chương 1..............................................................................................................................12
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT.............................................................12
THƠ MAI VĂN PHẤN.......................................................................................................12
1.1. Bối cảnh sáng tạo của thơ Mai Văn Phấn....................................................................12
1.1.1. Sự xuất hiện của một thế hệ nhà thơ khao khát cách tân thi pháp những năm Đổi
mới.......................................................................................................................................12
1.1.2. Sự hình thành khuynh hướng đào sâu vào bản thể của cái tôi trữ tình....................15

1.1.3. Sự ý thức sâu sắc về tính sống còn của những tìm tòi hình thức..............................19
1.1.4. Sự mở rộng giao lưu với các nền thơ thế giới...........................................................23
1.2. Thơ Mai Văn Phấn: những trăn trở không ngừng xoay quanh hai chữ “sáng tạo”......24
1.3. Thơ Mai Văn Phấn: cuộc hành hương gập ghềnh về cõi riêng ...................................30
1.4. Thơ Mai Văn Phấn: khúc ca đắc thắng của lý trí.........................................................34
Chương 2..............................................................................................................................38
DẤU ẤN CỦA NHỮNG KIỂU CẤU TỨ TRUYỀN THỐNG..........................................38
TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN........................................................................................38
2.1. Khái niệm cấu tứ và nghệ thuật cấu tứ.........................................................................38


7

2.1.1. Khái niệm cấu tứ.......................................................................................................38
2.1.2. Nghệ thuật cấu tứ .....................................................................................................41
2.2. Những kiểu cấu tứ quen thuộc trong thơ......................................................................44
2.2.1. Cấu tứ dựa trên mô hình cấu trúc phổ quát của bài thơ............................................44
2.2.2. Cấu tứ dựa trên đặc trưng cấu trúc của thể thơ và đặc trưng của một số biện pháp
nghệ thuật trong thơ.............................................................................................................49
2.3. Sự tiếp biến những mô hình cấu tứ truyền thống trong thơ Mai Văn Phấn.................54
2.3.2. Sự tiếp biến mô hình cấu tứ truyền thống ở chặng đường thơ thứ hai (từ 1995 đến
năm 2000).............................................................................................................................57
2.3.3. Sự tiếp biến mô hình cấu tứ truyền thống ở chặng đường thơ thứ ba (từ 2000 đến
nay).......................................................................................................................................59
Chương 3..............................................................................................................................64
NHỮNG KIỂU CẤU TỨ ĐẶC THÙ CỦA THƠ MAI VĂN PHẤN.................................64
3.1. Cấu tứ theo dòng trôi của cảm giác..............................................................................64
3.1.1. Cảm giác và cảm xúc trong thơ.................................................................................64
3.1.2. Những luồng chảy bất tận của cảm giác trên dòng cấu tứ thơ Mai Văn Phấn..........66
3.1.2.1. Cảm giác bi quan, hoài nghi đầy âu lo ..................................................................66

3.1.2.2. Cảm giác bí bách, chật vật ....................................................................................71
3.1.2.3 . Cảm giác mệt mỏi, chán chường, bất lực rồi buông xuôi ....................................75
3.1.2.4. Cảm giác hoang mang, bất an, rối bời không lối thoát .........................................78
3.1.2.5. Cảm giác hồi sinh, tràn đầy tin yêu, hy vọng .......................................................81
3.1.2.6. Cảm giác an nhiên, bình yên và tĩnh lặng .............................................................86
3.2. Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản...........................................................................89
3.2.1. Liên văn bản và liên văn bản trong thơ.....................................................................89
3.2.2. Những “khớp nối” đa chiều được phát hiện từ quan hệ liên văn bản trong cấu tứ thơ
Mai Văn Phấn.......................................................................................................................92
3.2.2.1. Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự phát.........................................................92
3.2.2.2. Cấu tứ dựa trên quan hệ liên văn bản tự giác.........................................................99
3.3. Cấu tứ dựa trên việc triển khai những cuộc đối thoại................................................106
3.3.1. Đối thoại và đối thoại trong thơ..............................................................................106
3.3.2. Những điểm “chập – nổ” được châm ngòi từ các cuộc đối thoại giữa dòng cấu tứ thơ
Mai Văn Phấn.....................................................................................................................109
3.3.2.1. Đối thoại với thế giới...........................................................................................109
3.3.2.2. Đối thoại với người đọc.......................................................................................114


8

3.3.2.3. Đối thoại với chính mình.....................................................................................120
3.4. Sự chú ý đồng bộ giữa cấu tứ từng bài với cấu tứ toàn tập thơ .................................124
3.4.1. Bài thơ, tập thơ như là khuôn mặt, hình hài của người sáng tác.............................124
3.4.2. Sự ý thức cao độ về “điểm hẹn”của cấu tứ từng bài với cấu tứ toàn tập trong thơ
Mai Văn Phấn ...................................................................................................................125
3.4.2.1. Sự đồng bộ cấu tứ trong tập Và đột nhiên gió thổi.............................................125
3.4.2.3. Sự đồng bộ cấu tứ trong tập Hoa giấu mặt..........................................................134
KẾT LUẬN........................................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................139



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mai Văn Phấn là một hiện tượng tiêu biểu của nền thơ Việt Nam
sau 1975. Chưa bao giờ chúng ta thấy được một không khí thơ ca sôi nổi như
bây giờ. Bối cảnh đất nước, thời đại, điều kiện lịch sử - kinh tế, văn hóa với
nhiều biến chuyển tích cực đã làm nảy sinh một thế hệ những nhà thơ đầy tài
năng, có thể kể đến Ý Nhi, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn
Bình Phương, Vi Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, Nhóm Ngựa trời, Nguyễn
Ngọc Tư… và dĩ nhiên trong đó có Mai Văn Phấn. Ông được xem như là một
hiện tượng thơ tiêu biểu với nhiều thể nghiệm, tìm tòi, sáng tạo nhằm cách tân
thơ ca, đem đến những cách cảm, cách nghĩ mới cho độc giả, giúp họ dần
vượt lên trên cách đọc truyền thống đã “cố định hóa” đối với văn học Việt
(nói chung) và thơ ca Việt Nam (nói riêng). Mỗi một giai đoạn sáng tác, một
Mai Văn Phấn đầy khác biệt xuất hiện và ngày càng khác lạ. Mai Văn Phấn là
nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình một tư
duy thẩm mỹ mới, và điều đáng mừng là ông đã thành công, được khẳng định,
được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao. Dĩ nhiên, để làm được điều đó
không hề dễ dàng chút nào, 12 tập thơ của Mai Văn Phấn là minh chứng rõ
ràng nhất.
1.2. Thơ Mai Văn Phấn là chân trời của những tìm tòi, sáng tạo không
ngừng nghỉ. Bắt đầu từ tập thơ “Giọt nắng” được xuất bản năm 1992 tại Hải
Phòng cho đến “Hoa giấu mặt”, “Vừa sinh ra ở đó” (những năm 2012-2013)
… Mai Văn Phấn lần lượt ghi tên lên nền thơ Việt một cách tự tin bằng các
dấu mốc quan trọng với nhiều những điểm “khởi động” mới lạ. Độc giả, giới
nghiên cứu phê bình, các cuộc hội thảo, tranh luận sôi nổi gần đây đã giành
một sự quan tâm lớn đến thơ ông. Họ nhìn nhận, đánh giá, khen – chê nhiều

mặt song tập trung nhất vẫn là ghi nhận những đóng góp, thể nghiệm về mặt
thi pháp thơ Mai Văn Phấn. Bởi không ai có thể phủ nhận một điều rằng 12


2

tập thơ đã xuất bản của ông đều là những nỗi ám ảnh, ám ảnh về sự khác lạ.
Thơ ông là một sự chuyển động liên tục với những tìm tòi thi pháp đa dạng.
Một khi quan niệm sáng tạo là nhằm hướng đến “sự khác hẳn, biệt lập (đôi
khi đối lập) với cái đã được định giá”, tác giả không ngại tìm kiếm và dung
nạp những cách nghĩ, cách viết mới, hiện đại, tạo nên sự giãn nở liên tục và
khá rộng rãi trong biên độ sáng tạo. Đó là một hành trình dài, không ngừng
nghỉ.
1.3. Tìm hiểu nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn là tìm hiểu con
đường tạo nên phong cách riêng, độc đáo trong thơ ông. Cấu tứ chính là một
yếu tố vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo thơ ca của người nghệ sĩ, vai
trò của nó được thể hiện trên nhiều bình diện của sáng tác kể từ khi mà tác
phẩm “thai nghén” cho đến lúc một tập thơ nằm gọn trong tay độc giả. Bất kỳ
một thi nhân nào cũng đều cố gắng rượt đuổi để tìm, để ngẫm cho ra cái “tứ”
ẩn dấu sâu kín dưới các tầng ngôn ngữ dày đặc. Hiểu được điều này, Mai Văn
Phấn đã nỗ lực tạo ra cho mình một kiểu “cấu tứ” riêng, đưa “cấu tứ” làm
thành dấu hiệu tạo nên một phong cách riêng, độc đáo. Độc giả đọc thơ ông
cũng liên tục “nhảy sào”, “vượt chướng” để tìm ra cấu tứ thật sự, xem đó là
một trong những con đường rộng mở để khám phá, tìm hiểu và đánh giá thơ
ông..
1.4. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện,
có tính hệ thống về nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn. Vì vậy, công
trình này mong muốn đưa đến một cách nhìn nhận mới, góp phần làm sáng tỏ
những đổi mới về nghệ thuật cấu tứ, cho thấy được sự sáng tạo, thể nghiệm
mới lạ về thi pháp thơ và tài năng của Mai Văn Phấn, giúp độc giả và các nhà

nghiên cứu đến gần hơn với thơ ông.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Nghệ thuật
cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn.


3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sự xuất hiện của hiện tượng Mai Văn Phấn với những sáng tác thơ ca
độc đáo đã nhanh chóng thu hút dư luận, tạo ra sự hứng thú cho các nhà
nghiên cứu, phê bình và độc giả. Có lẽ chính vì thế mà ngay khi Mai Văn
Phấn vừa cho xuất hiện trên thi đàn “những đứa con tinh thần” đầu tiên của
mình thì nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình đã dành cho người thơ
này một sự chào đón nồng nhiệt. Đặc biệt là giai đoạn từ năm 2009 đến nay,
khi ông liên tiếp công bố 3 tập thơ mới là Hôm sau, Và đột nhiên gió
thổi và Bầu trời không mái che với nhiều thể nghiệm mới về thi pháp thì giới
phê bình cả trong và ngoài nước đều ngạc nhiên trước sức sáng tạo dồi dào,
mạnh mẽ của nhà thơ.
Có thể nói, số lượng bài viết về thơ Mai Văn Phấn khá lớn. Theo thống
kê chưa đầy đủ của chúng tôi, tính cho đến thời điểm này đã có đến hơn một
trăm bài viết về thơ ông ở nhiều thể loại: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung
nhà thơ, thảo luận, nghiên cứu, khảo cứu, phê bình...
2.1. Các bài viết dựng chân dung người thơ Mai Văn Phấn
Trong số các bài viết về Mai Văn Phấn, đầu tiên có thể kể đến bài
Người đứng trước những con sóng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Ở đó,
ông nhận định: “Mai Văn Phấn là một trong rất ít người đã luôn luôn tìm cách
đặt mọi giọng nói, mọi ngôn từ, mọi nghi lễ, mọi đồ vật và mọi khả năng sống
vào một hệ thống chính xác của tư duy và của thời gian… Mai Văn Phấn đã
sống đúng. Mai Văn Phấn đã thực thi đầy đủ nghĩa vụ của một công dân cùng
với bao nhiêu người khác. Nhưng sau đó, Mai Văn Phấn đãmột mình lặng lẽ

lên đường, con đường của sự sáng tạo không ngưng nghỉ. Và trên con đường
ấy, Mai Văn Phấn biết rõ rằng chỉ có một mình anh. Người bạn đồng hành
duy nhất của anh là khát vọng sáng tạo và những bí ẩn của ngôn từ. Bởi với
một thi sỹ, trong tận cùng của im lặng người lại nghe thấy mọi điều” [100].
Nguyễn Tham Thiện Kế trong bài viết Chàng thi sĩ đi bên bờ sóng đã
nhận định rằng: “Mai Văn Phấn lững thững đi bên mép sóng biển đông bắc


4

trong đêm trăng suông bạc trắng. Dấu chân tiếp dấu chân cô độc trên cát, phút
chốc sóng biển đã xoá nhoà, phẳng mịn. Những dấu chân còn vong thân
huống hồ sự đổi mới, cách tân thơ của thiên niên kỷ mới, chàng Mai Văn
Phấn không vong thân, thì làm sao có một Mai văn Phấn đang đi bên lệch cả
miền sóng?” [37].
Cao Năm trong bài Nhà thơ Mai Văn Phấn – hiện thân của sự sáng tạo
đã khẳng định: “Khép lại vài ý kiến tản mạn của mình, tôi chỉ muốn nói rằng,
20 năm đọc thơ, dõi theo con đường thơ Mai Văn Phấn, điều tôi nhận ra ở nhà
thơ đầy năng động này là một bản lĩnh sáng tạo luôn kiên định con đường
mình đi, dù biết trước là đầy chông gai, đau đớn và cả tai tiếng, nhưng đấy
đích thực là con đường của riêng mình, khoảng trời của riêng mình, để từ đấy
có thể góp được cái gì đó vào bầu trời cao xanh vời vợi của muôn loài. Mai
Văn Phấn dường như sinh ra là để năng động và sáng tạo, sáng tạo không
ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo! Chính anh trong cuộc trò chuyện
mới rồi cũng nói với tôi, dẫu đã in thơ tuyển, nhưng con đường sáng tạo vẫn
luôn ở phía trước, bài thơ mới vẫn ở phía chân trời!” [58]. Còn trong bài Mai
Văn Phấn và một kỷ lục thơ ông lại nhấn mạnh: “Tôi thật ngỡ ngàng, vì một
năm in được một tập thơ đã là cực khỏe; chắc chắn đó là điều đặc biệt với một
nhà thơ trong thời buổi kinh tế thị trường này. Tôi đùa vui, có lẽ chưa có một
nhà thơ nào ở xứ ta lập được một kỷ lục như thế, thì đã thấy Mai Văn Phấn

nhanh nhẹn lục trong giá sách, giây lát cầm mấy cuốn đến bàn làm việc, lại lúi
húi ghi lời đề tặng vào từng cuốn sách, rồi mang đến bàn nước tiếp tục thực
hiện nghi lễ tặng sách cho tôi…” [57].
Nguyễn Hiệp trong bài viết Mai Văn Phấn: vượt thoát về phía trong
veo cũng khẳng định: “Tôi cũng nhận thấy cái ngó sen mạnh mẽ Mai Văn
Phấn trong hành trình vượt thoát về phía trong veo đã đôi lần lạc vào những
lưỡng lự lựa chọn các lớp xác chết bùn lầy… Ngoi tìm và lầm lạc cũng là tất
yếu thôi, có khi chính nhờ thái độ dấn thân ấy mà chúng ta có Mai Văn Phấn
rất sen bây giờ…” [28].


5

Vân Long trong bài Mai Văn Phấn, người lữ hành vượt qua sa mạc
khẳng định: “Mai Văn Phấn là một trường hợp thật riêng khác mà phải qua
một quá trình dài ta mới nhận ra, bởi anh luôn không chịu ổn định một phong
cách nào, luôn tự phá vỡ thế đứng ngỡ như tạm ổn định để bước sang một giai
đoạn thể nghiệm mới… Một nhà thơ dễ bằng lòng với mình, sẽ kéo dài giai
đoạn này có thể vẫn là một tên tuổi sáng giá. Nhưng Mai Văn Phấn, ngược
với vẻ ngoài thư sinh, anh là người say mê leo núi, vượt biển không biết mỏi,
mục tiêu luôn ở phía chân trời…” [53].
Anh Thơ trong bài viết Mai Văn Phấn – người “đi quanh con chữ” đã
đưa ra nhận định: “Có thể thấy chung quanh cuộc kiếm tìm đi vòng quanh con
chữ, Mai Văn Phấn ngày mỗi ngày thể hiện rất rõ phẩm chất không tự bằng
lòng với mình… Do vậy, đi quanh con chữ để tìm thơ của riêng mình nhưng
trụ lại được trong lòng bạn đọc vẫn là điều Mai Văn Phấn mải mê trong cuộc
hành trình thơ không mệt mỏi” [101].
Có thể nói, các bài viết đều tập trung thể hiện thái độ yêu mến và trân
trọng nhà thơ Mai Văn Phấn. Qua những nhận định trên, ta thấy ông hiện lên
với tầm vóc của một nghệ sĩ luôn khát khao, say mê trên hành trình sang tạo

thơ ca.
2.2. Các công trình nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn
Thơ Mai Văn Phấn đã tạo ra một không khí mới cho nền văn học Việt
Nam hiện đại, trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình. Theo
tài liệu tôi tìm được trên các trang báo điện tử, đã có rất nhiều bài viết về thơ
Mai Văn Phấn được đăng tải, bàn luận về nhiều khía cạnh khác nhau, về cả
tập thơ và những bài thơ đặc sắc. Tiêu biểu có thể kể đến như:
Nguyễn Thanh Tâm trong bài viết Lập thể của ký ức và tưởng tượng
xuyên qua Bầu trời không mái che nhận định: “Thơ Mai Văn Phấn quyến
luyến người đọc không phải bằng sự mượt mà du dương của vần điệu. Sức
hấp dẫn của thơ anh nằm ở thế năng trong cấu trúc ngôn từ và hình ảnh. Đó
chính là những lập thể của ký ức và tưởng tượng, những chất chồng, đan cài,


6

lồng hiện của hình ảnh, hình tượng thông qua các thủ pháp nghệ thuật đã
được dụng công gia cường. Như một tình nhân khó tính, thơ Mai Văn Phấn
khiến người ta mất nhiều tâm sức để chinh phục và khi đã bén duyên thì
không thể dứt ra được. Thành thử ta cứ phải nghĩ, phải tương tư, và mỗi ngày
ta lại phát hiện ra trong thế giới nghệ thuật của Mai Văn Phấn những vẻ đẹp
khiến lòng ta phải rung động…” [91].
PGS.TS Đào Duy Hiệp trong bài Mai Văn Phấn - những chặng đường
sáng tạo thơ đã kết luận: “Mai Văn Phấn đã cắm một cột mốc thơ đáng ghi
nhận trên hành trình chinh phục ngôi đền thơ hiện đại. Đến nay đã ngót ba
mươi năm. Chặng đường thơ sắp tới của anh còn dài và xa trước mặt. Mà cột
mốc hôm nay đã đánh dấu một trưởng thành” [27].
Nguyễn Hoàng Đức trong bài viết Mai Văn Phấn, ngòi bút phiêu lưu
giữa những biến cố của tâm hồn đã nhận định: “Mai Văn Phấn quả xứng đáng
là nhà thơ hiện đại. Theo cách rằng: các nhà thơ cổ điển dùng chữ để biểu

hiện cuộc nhào lộn của tu từ pháp. Còn nhà thơ hiện đại dùng chữ để biểu tỏ ý
nghĩa của mình, hay cái mình muốn nói…” [18].
Vũ Quần Phương trong bài viết Mai Văn Phấn – một hướng tìm nhận
định: “Mai Văn Phấn không đi vào những việc cụ thể, không khai thác sự
kiện mà ưa phát hiện vấn đề, nghĩ ngợi và triết luận thế sự. Anh ít miêu tả lại
không hay dãi bày vui buồn trực tiếp. Anh thích suy nghĩ bằng những hình
ảnh có tính ấn tượng nên thơ anh không dễ đến với đông đảo. Hơn nữa, những
vấn đề anh chạm tới lại không phải những việc thời sự trực tiếp nẩy sinh từ
đời sống cụ thể. Nó cách bức với cuộc đời bằng một sự nghiền ngẫm, đôi khi
tư biện. Độc giả của anh thường là người nghĩ ngợi trìu tượng, thích phát hiện
những sự kiện nội tâm, những quy luật xã hội lẩn khuất. Mối tương quan
những ý thơ trong bài nhiều khi rất lỏng lẻo, nhưng đặt vào một hướng cảm
xúc nó sẽ chụm…” [84].
Nhà phê bình Trần Thiện Khanh trong bài viết Tư duy về thơ: trường
hợp Mai Văn Phấn đã đưa ra quan điểm: “Có thể nói Mai Văn Phấn thuộc số


7

ít nhà thơ có tham vọng tạo dựng cho thi ca một diện mạo mới từ và trong
nhịp điệu đời sống hiện đại. Ông cổ súy cho sự đa dạng về khuynh hướng
sáng tác, cởi mở và chấp nhận mọi sự thể nghiệm chuyển đổi. Tư duy Mai
Văn Phấn luôn nắm bắt, thậm chí quy chiếu mọi thứ có giá trị vào những
trạng thái có tính chất bước ngoặt, đột biến, bứt phá, mở đường, những cuộc
cách mạng, những điểm chập nổ, sự đổ vỡ những giá trị cũ, thường xuyên
hướng đến những chuyển động lệch nhịp của thơ ca” [40].
Đặng Thân trong bài Mai Văn Phấn và công nghệ cách tân thơ đã kết
luận: “Thơ Mai Văn Phấn chan chứa cả trời vô thức. Ngôn từ mà Mai Văn
Phấn đã ghi lại ấy xứng đáng được đi vào thơ ca Việt, vào văn học sử như một
dòng thơ cách tân mãnh liệt nhất. Ngôn ngữ thơ ấy chưa ai từng viết. Nó mới

lạ đến từng từ…” [99].
Các bài viết tuy chưa khái quát hết tất cả các phương diện nội dung và
nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn nhưng lại là những gợi dẫn quý báu cho
hoạt động tiếp nhận của độc giả và cả hoạt động nghiên cứu, phê bình…
2.3. Các công trình nghiên cứu về nghệ thuật, (liên quan đến) nghệ
thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn
Lê Hồ Quang trong bài viết Đặc trưng thế giới nghệ thuật thơ Mai Văn
Phấn đã nhận định: “Tương ứng với một thế giới động, đậm tính siêu thực,
thơ Mai Văn Phấn đặc biệt chú trọng kiểu kết cấu mở. Đấy là một kiểu kết
cấu hiện đại, ở đó bài thơ được tổ chức như một cấu trúc vận động, không
mang tính hoàn tất, khép kín về nghĩa như trong kiểu kết cấu cổ điển… Xa
hơn, nỗ lực tìm kiếm, nắm bắt tiếng nói vô thức, tâm linh, vốn “bất tuân” mọi
khuôn khổ, trật tự hữu lí, cũng làm xuất hiện trong thơ Mai Văn Phấn những
đặc điểm văn bản khác lạ… Nhu cầu đào sâu, mở rộng, làm đa dạng hóa tiếng
nói tinh thần cá nhân hiện đại trong thơ cũng tạo nên xung lực mạnh mẽ làm
“rạn vỡ” đường biên ranh giới thể loại thơ – văn xuôi trong sáng tác của Mai
Văn Phấn…” [85].


8

Trong luận văn của mình, học viên Vũ Thị Thảo cũng kết luận: “Nói về
nghệ thuật ngôn từ, Mai Văn Phấn tỏ ra nhuần nhuyễn trong việc sáng tạo ra
thứ ngôn ngữ chắt lọc, cô thấu và tinh tế nhưng ông cũng không bỏ qua thứ
ngôn ngữ đời thường giản dị như chính cuộc sống của thi nhân. Đặc biệt, nhà
thơ đã khá thành công khi tạo ra sự khác biệt cho thơ mình bằng việc vận
dụng tối đa hệ thống ngôn từ tạo sinh nghĩa với đầy ắp những hình ảnh ẩn dụ,
hoán dụ và tượng trưng. Với phương châm sáng tạo này, Mai Văn Phấn đã tạo
ra được tính chất mở, tính đa thanh, đa nghĩa cho tác phẩm văn học và kêu gọi
người đọc đồng sáng tạo với nhà thơ…” [98].

Nguyễn Quang Hà trong luận văn Một số cách tân nghệ thuật trong thơ
Mai Văn Phấn kết luận: “Với những tìm tòi và cách tân về cấu trúc thơ, hình
ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ thơ, tạo cho mình một giọng điệu thơ riêng, Mai
Văn Phấn đã cho thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những
bộn bề, phức tạp của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của
cái tôi luôn mang nặng ý thức trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù
hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Con đường cách tân thơ của
nhà thơ Mai Văn Phấn đã bước đầu được đón nhận và đã tạo ra được những
ảnh hưởng nhất định tới hành trình cách tân thơ Việt hôm nay và sau này…”
[23].
Trên đây, chúng tôi đã điểm lại những bài viết, các công trình nghiên
cứu có giá trị đã đánh giá, nhìn nhận về nhiều vấn đề trong thơ Mai Văn Phấn.
Các tác giả như: Cao Năm, Trần Thiện Khanh, PGS.TS Đào Duy Hiệp,
Nguyễn Hiệp, Nguyễn Thanh Tâm – Ngô Hương Giang… đã giành rất nhiều
tâm huyết nghiên cứu về Mai Văn Phấn và thơ của ông. Qua các bài viết, các
công trình đó, có rất nhiều những điều được phát hiện, được đánh giá nhận xét
công phu. Nhưng cũng còn nhiều điều chưa được làm rõ, thậm chí mới chỉ ở
dưới dạng giới thiệu, tản mạn, bình tán… Nhất là trong việc nghiên cứu về
mặt nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn vẫn chưa được quan tâm và
nghiên cứu thích đáng. Thế nhưng các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết


9

trước lại là những gợi ý quý giá để chúng tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải
riêng với hy vọng góp một cách nhìn đầy đủ hơn, tiếp tục đi sâu hơn trong
việc nghiên cứu về nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn, xây dựng công
trình bài bản, công phu góp phần khẳng định được những đóng góp của ông
cho nền văn học Việt Nam hiện đại cũng như khẳng định sự thành công của
thơ Mai Văn Phấn trong dòng thơ cách tân của Việt Nam sau 1975.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tài liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là
nghệ thuật cấu tứ trong thơ của Mai Văn Phấn.
3.2. Phạm vi tài liệu khảo sát
Nghiên cứu về nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn Phấn, luận văn
khảo sát công trình Thơ tuyển Mai Văn Phấn cùng tiểu luận và trả lời phỏng
vấn, Nxb Hội nhà văn, 2011, Hà Nội. Cùng với đó là nghiên cứu, khảo sát các
tập thơ đã xuất bản: Giọt nắng (1992), Nxb Hội Văn nghệ Hải Phòng; Gọi
xanh (1995), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội; Cầu nguyện ban mai (1997), Nxb
Hải Phòng; trường ca Người cùng thời (1999), Nxb Hải Phòng; Nghi lễ nhận
tên (1999), Nxb Hải Phòng, Vách nước (2003), Nxb Hải Phòng; Hôm
sau (2009), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội; Và đột nhiên gió thổi (2009), Nxb Văn
học, Hà Nội; Bầu trời không mái che (2010), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tập
thơ Hoa giấu mặt (2012), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội và một số bài tiểu luận
cùng rất nhiều bài trả lời phỏng vấn của Mai Văn Phấn được đăng trên các
báo, tạp chí. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một số bài thơ Mai Văn
Phấn mới sáng tác.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu chính
như sau:
4.1. Đưa đến cái nhìn khái quát về đặc trưng nghệ thuật thơ Mai Văn
Phấn.


10

4.2. Làm rõ dấu ấn của những kiểu cấu tứ truyền thống trong thơ Mai
Văn Phấn.
4.3. Phân tích những kiểu cấu tứ đặc thù của thơ Mai Văn Phấn.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu và triển khai đề tài này, tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này sẽ giúp cho
việc phân tích những nhận xét về thơ Mai Văn Phấn có chứng cứ cụ thể. Việc
so sánh, đối chiếu cũng sẽ dễ dàng và có sức thuyết phục cao hơn.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Nhằm phát hiện những nét độc đáo
riêng biệt của thơ Mai Văn Phấn so với các nhà thơ khác, sự phát triển trong
hành trình cách tân thơ của ông. Đặc biệt là nhìn ra được đặc trưng trong nghệ
thuật cấu tứ thơ Mai Văn Phấn
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: Nghiên cứu về thơ Mai Văn Phấn
nhất thiết phải đặt nó vào một hệ thống nhất định để có được một cái nhìn đầy
đủ, rành mạch, cho thấy được quá trình đi vào thơ ca hiện đại của Mai Văn
Phấn.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Để làm rõ những nét độc đáo của
thơ Mai Văn Phấn và có cái nhìn khái quát về hành trình thơ Mai Văn Phấn.
Từ đó có cơ sở nêu những nhận định khái quát về nghệ thuật cấu tứ trong thơ
Mai Văn Phấn.
6. Đóng góp của luận văn
Thông qua việc tìm hiểu đề tài này, chúng tôi mong muốn xác lập một
cách nhìn toàn diện và có hệ thống về nghệ thuật cấu tứ trong thơ Mai Văn
Phấn.
Đồng thời, thông qua đề tài này, tôi cũng mong muốn góp một hướng
tiếp cận những giá trị của các tác phẩm nghệ thuật mà cụ thể là các sáng tác
thơ của Mai Văn Phấn, từ đó có được những gợi ý thích đáng cho các công


11

trình nghiên cứu, các ấn phẩm sách, các chuyên luận sau này và cũng giúp

độc giả dễ dàng khám phá và đến gần hơn với thơ ông.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đặc trưng nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn.
Chương 2: Dấu ấn của những kiểu cấu tứ truyền thống trong thơ Mai
Văn Phấn.
Chương 3: Những kiểu cấu tứ đặc thù của thơ Mai Văn Phấn.


12

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT
THƠ MAI VĂN PHẤN
1.1. Bối cảnh sáng tạo của thơ Mai Văn Phấn
1.1.1. Sự xuất hiện của một thế hệ nhà thơ khao khát cách tân thi pháp
những năm Đổi mới
Sự xuất hiện của thế hệ nhà thơ khao khát cách tân thi pháp được khởi
nguồn từ thay đổi của bối cảnh lịch sử xã hội và đòi hỏi đổi mới của chính
bản thân văn học. Có thể tóm tắt bằng một vài những sự kiện chính như sau:
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, đất nước thống nhất và bước
vào một thời kỳ mới, thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế với nhiều những
thuận lợi và khó khăn, thách thức. Tiếp đến, đại hội Đảng lần thứ VI
(12/1986) đã vạch ra con đường đưa đất nước ta ra khỏi sự khủng hoảng và
bước vào thời kỳ phát triển mới. Khủng hoảng kinh tế được ngăn chặn, giao
lưu với các nước trên thế giới được tăng cường, xã hội có nhiều thay đổi theo
hướng tích cực, tạo nên một vận hội cho đất nước. Đứng trước thực tại trên,
văn học cần phải đối mới. Nhu cầu đổi mới văn học đã trở thành một nhu cầu
cấp thiết của giới sáng tác, lý luận cũng như công chúng độc giả. Đó vừa là hệ

quả vừa như một động lực thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện đất nước.
Trong vô vàn sự kiện tích cực như thế, văn học đã dần được được cởi
trói, vượt thoát ra khỏi các áp lực nhiều khi mang tính khiên cưỡng của văn
học chiến tranh một thời về nhiều bình diện nhất là thi pháp. Nó đi sâu vào
khám phá muôn mặt đời sống, tự do bay bổng khai thác những bề sâu, bề xa,
các bí ẩn trong tâm hồn con người thậm chí là cả trong tiềm thức, vô thức; nó
tự vạch cho mình một con đường đi như không định sẵn và cũng không hẳn là
có đích đến bởi địa hạt sáng tạo của nghệ thuật lúc này đang chuyển động
trong một biên độ rộng. Văn học (nói chung) thơ ca (nói riêng) giờ đây đã có
được một chân trời mới, một mảnh đất màu mỡ và trên đó đã sinh sôi, nảy nở


13

ra các thế hệ nhà văn, nhà thơ luôn theo đuổi con đường nghệ thuật bằng khao
khát cách tân, đổi mới, tìm tòi và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các quan niệm
về thơ, tư tưởng cũng như cách thực hành thơ cũng vì thế mà càng trở nên
mới mẻ “các nhà thơ chuyển từ bè cao sang bè trầm. Cái nhìn sử thi đã phai
nhạt mà thay vào đó là cái nhìn phi sử thi...” (Nguyễn Đăng Điệp). Từ đây,
ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ ca hiện ra như một hình
thức tra vấn không ngừng về lịch sử. Tiếp đó là nỗ lực khám phá sự phong
phú của cái tôi ẩn dấu dám phơi bày những bi kịch nhân sinh hoài nghi những
giá trị vốn đã ổn định để đi tìm những giá trị mới… Giờ đây, nhà thơ hoan hỉ
lao vào khám phá nội giới của mình, trình ra những bề khuất lấp của cảm thức
cá nhân bị đè nén bấy lâu. Và có lẽ “giải thiêng” là trò chơi được nhiều nhà
thơ tham dự. Một trong những thành tựu lớn về mặt nghệ thuật của giai đoạn
này chính là nhà thơ đã ý thức được sức mạnh của ngôn ngữ khi họ xem “thơ
như một ngôn ngữ”. Sự thay đổi lớn trong cách thi sĩ nhìn về thế giới đã làm
nở rộ các khuynh hướng thơ khác nhau, với một thế hệ nhà thơ khao khát
cách tân thi pháp.

Để nhận diện rõ hơn về điều đó, chúng ta thử phác họa đôi nét về thực
thể thơ đương đại để có một cái nhìn mang tính chất toàn cảnh và đa chiều
hơn. “Điểm lại những sáng tác thơ từ đổi mới đến nay với những tên tuổi tác
giả, tác phẩm như: Nguyễn Đức Mậu (Hoa đỏ nguồn sông – 1987), Nguyễn
Duy (Mẹ và em, Đãi cát tìm vàng – 1987, Đường xa – 1989, Quà tặng –
1990, Bụi – 1997), Dư Thị Hoàn (Lối nhỏ - 1988), Dương Tường (36 bài tình
– 1989, in chung với Lê Đạt; Đàn – thơ ngoài lời – 2003, Mea culpa và
những bài khác – 2005), Hoàng Hưng (Ngựa biển – 1989, Người đi tìm mặt –
1993), Lê Đạt (Bóng chữ - 1994), Nguyễn Trọng Tạo (Sóng thủy tinh – 1988,
Gửi người không quen – 1989), Phạm Thị Ngọc Liên (Những vầng trăng chỉ
mọc một mình – 1989, Biển đã mất – 1990), Xuân Quỳnh (Hoa cỏ may –
1989), Đoàn Thị Lam Luyến (Lỡ một thì con gái – 1989), Trương Nam
Hương (Khúc hát người xa xứ - 1990), Đặng Đình Hưng (Bến lạ - 1991, Ô


14

mai -1993), Phùng Khắc Bắc (Một chấm xanh – 1991), Nguyễn Quang Thiều
(Ngôi nhà mười bảy tuổi – 1990, Sự mất ngủ của lửa – 1992, Những người
đàn bà gành nước sông – 1995), Thanh Thảo (Khối vuông rubic – 1985, Từ
một đến trăm – 1988, 123 – 2007), Dương Kiều Minh (Củi lửa – 1989,
Những thời đại thanh xuân – 1991, Tôi ngắm mãi những ngày thu tận –
2008), Mai Văn Phấn (Giọt nắng – 1992, Gọi xanh – 1995, Cầu nguyện ban
mai -1997, Nghi lễ nhận tên – 1999, Người cùng thời – 1999, Vách nước –
2003, Hôm sau – 2009, Và đột nhiên gió thổi – 2009, Bầu trời không mái che
– 2010, Hoa giấu mặt – 2012, Vừa sinh ra ở đó – 2013), Đồng Đức Bốn (Con
ngựa trắng và rừng quả đắng – 1992, Dòng sông đời mẹ - 1989, Trở về với
mẹ ta thôi – 2000, Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc – 2002), Ý Nhi (Vườn –
1999), Nguyễn Bình Phương (Xa thân – 1994, Lam chướng -1997, Từ chết
sang trời biếc – 2001, Buổi câu hờ hững – 2011), Nguyễn Việt Chiến (Mưa

lúc không giờ - 1992, Ngọn sóng thời gian – 1998, Cỏ trên đất – 2000, Những
con ngựa chăn sóng biển – 1995, Vi Thùy Linh (Khát – 1999, Linh – 2000,
Đồng tử - 2005,Vili in Paris – 2012), Phan Huyền Thư (Nằm nghiêng – 2002,
Rỗng ngực – 2005, Sẹo độc lập – 2014) Phan Thị Vàng Anh (Gửi VB – 2006),
Nguyễn Thế Hoàng Linh (Mỗi quốc gia một thành phố của thế giới – 2009,
Mật thư – 2013)...” [22,132]
Từ một dòng chảy chung, thơ ca Việt Nam sau 1975 lại ngoặt theo
nhiều hướng. Bên cạnh những người vẫn đang say sưa bảo tồn các giá trị thơ
ca truyền thống “vẫn trung thành với quan niệm thơ là địa hạt của sự thanh
cao, diễm lệ, là sự lên tiếng của trái tim đang xúc cảm mãnh liệt về sự sống
thông qua thể nghiệm kỳ diệu của chủ thể sáng tạo” [22,136] thì có rất nhiều
cây bút tài năng lại kiếm tìm cho mình một “trò chơi” riêng đầy thú vị từ vạch
xuất phát là cách tân thi pháp. Đặc biệt nhất là các nhà thơ thuộc nhóm “dòng
chữ” với các tên tuổi như: Từ Huy, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng,
Hoàng Hưng, Trần Dần... Khác với những nhà thơ “dòng nghĩa” (đi vào đào
bới bản thể của cái tôi, vào vùng khuất của tâm linh, bản năng sống, bản năng


15

người như: Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Phương Lan...), họ khai thác triệt
để âm, hình, tự dạng, màu sắc, cách thức bày bố, thể hiện của chữ, rút bỏ khả
năng biểu vật, biểu thái, biểu niệm của thực từ, từ hóa thực từ bằng cách đẩy
chúng vào các cấu trúc mới, tạo cơ hội phát huy khả năng vẫy gọi, liên tưởng:
“Em về phố lặng/ lòng đổ chuông/ llềnh lluềnh nước/ lli/ lluâng/ lloang llưng/
lliêng llinh lluông buông boong/ ad lllibitum” (Dương Tường). Nguyễn
Thanh Tâm cho rằng: “Cấu trúc của thơ dòng chữ là cấu trúc của những tiền
giả định mà Lê Đạt đã từng gọi là vân chữ, bóng chữ, xuất hiện do chính khả
năng vẫy gọi, tụ nghĩa, liên tưởng của từ, chữ, âm thanh...để tạo thành một
trật tự mới: Nắng tạnh heo mày hoa lạnh/ Mimôza chiều khép cánh mi môi xa

(Lê Đạt)” [22, 140]. Một số nhà thơ khác lại sử dụng các thể thơ cũ như một
tri thức tiên nghiệm để cấu trúc lại nhịp điệu và ngôn ngữ trong thơ: kiểu lục
bát “thảo dân” của Nguyễn Duy, lục bát thị dân của Nguyễn Thế Hoàng Linh,
lục bát đọc chậm của Nguyễn Việt Chiến... Đó là biểu hiện của sự nới lỏng
cấu trúc các thể thơ truyền thống. Song hành cùng với đó là việc sáng tạo trên
các thể thơ mới mà tiêu biểu nhất là thơ tự do và thơ văn xuôi của Mai Văn
Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Nguyễn Bình Phương.. với
những cách tổ chức không gian, thời gian, hình tượng độc đáo, những đứt gãy
trong mạch liên tưởng, sự chắp nối trong tưởng tượng... Và trong bối cảnh thơ
như thế, Mai Văn Phấn đã có mặt và chạm đích ở tất cả các hướng của dòng
chảy thơ ca những năm đổi mới.
1.1.2. Sự hình thành khuynh hướng đào sâu vào bản thể của cái tôi trữ
tình
Sự phong phú của một nền thơ có thể được thể hiện ở nhiều phương
diện khác nhau nhưng trước hết, đó phải là nền thơ cho phép sự tồn tại của
nhiều khuynh hướng nghệ thuật. Thơ Việt Nam giai đoạn sau 1975 có sự nở
rộ của nhiều khuynh hướng khác nhau tuy nhiên đáng chú ý nhất, nổi bật nhất
là sự hình thành khuynh hướng đào sâu vào bản thể của cái tôi trữ tình.


16

Ở Việt Nam, khái niệm cái tôi trữ tình thường được nhìn nhận với tư
cách là một dạng biểu hiện cụ thể của cái tôi nhà thơ. Xét về bản chất, thơ trữ
tình luôn vươn tới khát vọng khám phá những trải nghiệm trong đời sống của
con người, đặc biệt là đời sống tinh thần. Chính vì thế trong những áng thơ
tình ta luôn tìm thấy những trải nghiệm, thể nghiệm, những khao khát về tình
yêu, hạnh phúc, về sự sống, cái chết, về niềm tin, lý tưởng và cả những nỗi
trống trải cô đơn cùng với những khổ đau của con người. Trong cuộc sống,
cái tôi và chi phối và định hướng mọi hành vi của con người, còn trong nghệ

thuật cái tôi như là một nhân tố khởi sự và hoàn tất của quá trình sáng tạo. Cái
tôi trữ tình là sự trình bày trực tiếp của cái tôi nghệ thuật, là biểu hiện tập
trung của tính chủ quan trong thơ trữ tình. Tính chủ quan ấy được nhận thấy
thông qua nguyên tắc tiếp nhận và tái hiện đời sống của thể loại trữ tình.
Cái tôi và cái tôi trữ tình đều bắt nguồn từ bản thân nhà thơ. Tuy nhiên
cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình không hoàn toàn trùng khít với nhau. Cái tôi
trữ tình trong mối quan hệ với cái tôi nhà thơ nó vừa có nét tương đồng, vừa
có sự khác biệt. Cái tôi trữ tình một phần thể hiện cái tôi của nhà thơ, một
phần nó được khách thể hóa, được thăng hoa trong nghệ thuật bằng nghệ
thuật.
Đi vào khám phá, phát hiện và thể hiện cái tôi trữ tình, không phải là
địa hạt riêng của thơ ca những năm đổi mới. Trước đó, đã từng xuất hiện một
cái tôi biểu hiện cho cái tôi xã hội, cái tôi tập thể trong ca dao dân ca, là cái
tôi phi cá thể hóa - hình thức của loại hình văn học là diễn xướng và truyền
miệng, thời gian và không gian mang tính ước lệ làm cho thời gian cá thể hóa
của cái tôi tác giả bị mờ hẳn đi. Tiếp đó là cái tôi bản ngã, cái tôi buồn chán,
cô đơn, phủ nhận thực tại thời kỳ 1932-1945 mà rõ nhất là ở phong trào Thơ
mới mà như Hoài Thanh đã từng nhận xét “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ
Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên
tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên
cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng


17

động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ
vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Chuyển sang giai đoạn
1945-175, trước một vận mệnh lớn lao là đấu tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất nước nhà vậy nên cái tôi xuất hiện trong thơ lúc này là cái tôi sử thi, “cái
tôi” luôn hòa chung vào “cái ta”, nói tiếng nói của lịch sử, của dân tộc, của

thời đại, đặt mình trong trách nhiệm vì sự sống còn của đất nước.
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, cái tôi trữ tình bừng tỉnh, nó trở về đúng
nghĩa với cái tôi. Nó nhìn thẳng vào những vấn đề mà thời gian qua “cái tôi
sử thi” đã né tránh, nó phản ánh đúng hiện thực sau chiến tranh, đề cập đến
những vấn đề nhân sinh thế sự. Nhà thơ nhìn cuộc đời bằng con mắt khác,
không còn thiên về ngợi ca nên hiện thực được soi chiếu bằng cái nhìn đa
chiều. Cái tôi trữ tình xuất hiện với nhiều dạng thức, cái tôi cá nhân cá tính
được khẳng định mạnh mẽ. Đó là cái tôi trong cuộc đời riêng của tác giả với
những cảm xúc vui buồn, là cái tôi trước những nghịch cảnh éo le của cuộc
đời, là cái tôi trách nhiệm trước thời thế...
Cũng chính vì thế mà khuynh hướng trở về, đào sâu vào bản thể của cái
tôi trữ tình đã trở thành khuynh hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975. Những
năm đầu thập kỷ 80, thơ ở giai đoạn chuyển giọng: nhà thơ nói nhiều hơn về
nỗi buồn nhân sinh, về những suy ngẫm, trải nghiệm của cái tôi trước một
thực tại khắc nghiệt. Nếu như trước đây, nhất là thơ giai đoạn 1945-1975, các
nhà thơ dường như e ngại khi viết về nỗi buồn thì thơ sau 1975, nhiều nhà thơ
lại công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là
nỗi buồn được chắt chiu, được cất lên từ biết bao nhiêu những bộn bề, ngổn
ngang của đời sống hiện thực, chúng được soi chiếu bằng một cảm quan nghệ
thuật hoàn toàn mới. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp nhận định: “Có nỗi buồn về
thần tượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra Chúa chỉ bằng đất đá
(Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người
chỉ chú ý chuyện tồn tại mà Xa dần truyện, bớt dần thơ (Nguyễn Duy) và có
những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa : Em chết trong nỗi buồn / Chết như từng


×