Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ tố hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.58 KB, 6 trang )

Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong
thơ Tố Hữu


Nguyễn Thị Nguyệt


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2011


Abstract. Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Phân
tích các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu. Giới thiệu đôi nét về nghệ
thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tố Hữu.

Keywords. Văn học Việt Nam; Thơ; Biểu tượng nghệ thuật

Content
1. Lý do chọn đề tài
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ hiện đại. Sự nghiệp sáng
tác của ông gắn liền với đời sống dân tộc qua nhiều chặng đường cách mạng, để lại nhiều tác
phẩm thi ca có giá trị. Thơ Tố Hữu là bài ca của thời đại Hồ Chí Minh, đấu tranh anh hùng và
thắng lợi vẻ vang, bài ca về lẽ sống lớn, về ân tình cách mạng sâu nặng, về niềm tin cách
mạng mới mẻ, trong trẻo. Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn trong 7 tập thơ, so với một
số nhà thơ cùng thời thì số lượng đó chưa phải là nhiều nhất. Tuy vậy, giá trị thơ ông đã được
khẳng định, đã “thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời đời sống tâm hồn Việt
Nam”. Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trở thành đối tượng thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu
của giới phê bình và bạn đọc yêu mến.
Hơn nửa thế kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình giới thiệu thơ Tố


Hữu. Thơ Tố Hữu hầu hết đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung tư tưởng tới
hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn
ngữ. Với vốn tri thức mà giới nghiên cứu tích lũy được đã khẳng định sự phong phú về nội
dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ ông. Hầu như không còn tập thơ, bài thơ nào
có giá trị của ông mà không được bàn đến. Tưởng như thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu đã
được khai thác đến cạn kiệt. Nhưng chưa có ai dám khẳng định đã đi tới tận cùng vẻ đẹp thơ
ông, thơ Tố Hữu là một đối tượng đầy sức quyến rũ, hấp dẫn với những người yêu văn học.
Vấn đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu chưa được bàn đến nhiều. Bởi vậy trong giới hạn đề tài
Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu chúng tôi bước đầu tiếp cận thơ ông
về phương diện tư duy thơ. Tìm hiểu những biểu tượng tiêu biểu trong hệ thống các biểu
tượng thơ Tố Hữu để thấy được sự nhất quán trong tư tưởng của Tố Hữu về con đường cách
mạng và con đường thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, Tố Hữu xứng đáng là lá cờ đầu trong văn
học cách mạng. Sáng tác của ông trở thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo
giới phê bình. So với các nhà thơ cùng thời thì thơ Tố Hữu được nghiên cứu tìm hiểu rất
nhiều, rất sâu với số lượng bài phê bình nghiên cứu lớn và một số công trình nghiên cứu có
giá trị. Trong ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, sau mảng thơ văn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh thì thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu đáng kể. Các công trình phê bình,
giới thiệu của các nhà thơ nhà văn như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan
Viên, Hoàng Trung Thông,… Các chuyên luận và bài nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ,
Nguyễn Văn Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,… đều đã đề cập đến
nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu.
Trước hết phải nói đến chuyên luận Thơ Tố Hữu (NXB Đại học và trung học chuyên
nghiệp) của tác giả Lê Đình Kỵ, xuất bản lần đầu vào năm 1979. Đây có thể gọi là công trình
đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một cách hệ thống, toàn diện cả nội dung và nghệ thuật.
Tác giả Lê Đình Kỵ nghiên cứu thơ Tố Hữu qua các tập thơ: Từ ấy (1937 - 1946), Việt Bắc
(1946 - 1954), Gió lộng (1955 - 1961), Ra trận (1962 - 1971), Máu và Hoa (1972 - 1977).
Tác giả đã khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu như: chủ đề về Nhân dân - Đất nước
- Đảng - Lãnh tụ. Những đặc điểm phong cách tư tưởng - nghệ thuật trong sáng tác của nhà

thơ như: lãng mạn cách mạng - trữ trình cách mạng, phong cách dân tộc đậm đà… Có thể nói
Lê Đình Kỵ đã có những đánh giá hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu. Chuyên luận
của ông rất có ý nghĩa trong đời sống phê bình, nghiên cứu văn học. Tuy vậy, tác giả của
chuyên luận bước đầu tiếp cận thơ Tố Hữu về phương diện xã hội học là chủ yếu. Vấn đề biểu
tượng trong thơ Tố Hữu chưa thấy được nghiên cứu, tìm hiểu.
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu - Cách mạng và Thơ
(NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài viết của tác giả trong khoảng
thời gian gần hai mươi năm. Phần Trò chuyện và ghi chép về thơ có ý nghĩa như một món quà
của nhà thơ với bạn đọc mà tác giả Hà Minh Đức là người trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy
đủ. Phần Tiểu luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời giới thiệu
thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về một vài bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu. Trong
công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn về đời thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố
Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân và dân tộc” [21; 173], nêu bật được sáng tạo
và thành tựu qua những chặng đường thơ. Một lần nữa tác giả Hà Minh Đức nhấn mạnh Từ
ấy là một tác phẩm xuất sắc của nền thơ ca cách mạng, Ra trận là khúc ca chiến đấu. Cảm
hứng về đất nước và nhân dân thể hiện sắc nét, phong vị Huế đậm đà trong thơ Tố Hữu
Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập thơ Ta với ta của Tố Hữu. Ông
khẳng định: “Trên sáu mươi năm đã qua những dòng thơ của Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời,
vẫn giữ sức lay động và niềm tin ở con người, vẫn là những giá trị tinh thần cao đẹp gắn với
đất nước và nhân dân” [21; 235]. Qua công trình Tố Hữu cách mạng và thơ, tác giả Hà Minh
Đức đã góp phần vào giới thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu.
Bên cạnh công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về thơ Tố Hữu là hai cuốn Tố Hữu
thơ và cách mạng (NXB Hội Nhà văn, 1996) và Tố Hữu về tác giả và tác phẩm (NXB Giáo
dục, 2003) do nhiều tác giả biên soạn, tập hợp tất cả các bài viết, tiểu luận, phê bình của các
nhà nghiên cứu về thơ Tố Hữu trong gần nửa thế kỷ qua. Về nội dung, nghệ thuật của thơ Tố
Hữu đều được các tác giả khai thác một cách toàn diện, sâu sắc trong hai công trình này. Tuy
nhiên chưa có tác giả nào có sự tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về các biểu tượng trong thơ ông.
Hai tác phẩm đó giúp định hướng tìm hiểu thơ Tố Hữu là chủ yếu.
Nếu như Lê Đình Kỵ khai thác nội dung, nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặt chủ đề, đề tài,
về những nét lớn trong phong cách nghệ thuật theo phương diện xã hội học thì Trần Đình Sử

lại hướng đến cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở góc độ khác, góc độ thi pháp. Chuyên luận Thi
pháp thơ Tố Hữu được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1987 (NXB Hội Nhà văn), tái bản vào
năm 1995 (NXB Giáo dục). Với hướng nghiên cứu mới mẻ, tiếp cận tác phẩm ở góc độ thi
pháp, chuyên luận của Trần Đình Sử đã thực sự đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc tìm
hiểu, nghiên cứu thơ Tố Hữu. Chuyên luận không xem xét riêng phương pháp sáng tác - một
trọng điểm sôi nổi của giới phê bình đương thời mà chỉ đi sâu vào bình diện thi pháp loại hình
và tác giả. Theo tác giả của công trình thì đây là “thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội
hàm thơ trữ tình chính trị, khái niệm kiểu nhà thơ, vận dụng các phạm trù thi pháp học hiện
đại như quan niệm nghệ thuật về con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, các
hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ” [62; 4]. Xuất phát từ quan
điểm đó tác giả Trần Đình Sử đã nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu từ những ngày đầu cho
tới tập thơ Máu và Hoa (1972 - 1977). Chuyên luận thực sự có giá trị trong việc tìm hiểu sáng
tác của Tố Hữu. Điều quan trọng là lần đầu tiên có một công trình nghiên cứu lớn về thơ Tố
Hữu đã đề cập đến vấn đề biểu tượng, cụ thể là con đường trong thơ Tố Hữu. Khi nghiên cứu
về không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử khẳng định: “Hình tượng không
gian quan trọng nhất, đóng vai trò xuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu là con đường cách
mạng. Hình tượng con đường có thể nói là đặc điểm chung của thơ ca cách mạng Việt Nam
và của thơ ca cách mạng thế giới. Nhưng ở Tố Hữu được thể hiện nổi bật, nhất quán trở thành
nét tư duy cơ bản nhất của thơ ông” [62; 171]. Và lần đầu tiên tác giả khẳng định: “Con
đường là biểu tượng của sự thống nhất của không gian và thời gian, là không gian vận động,
không gian của con người đi tới” [62; 171]. Như vậy Trần Đình Sử đã nghiên cứu con đường
với tư cách là một hình tượng không gian đồng thời là một biểu tượng về sự thống nhất không
gian và thời gian. Nhưng tác giả chưa khai thác sâu sắc biểu tượng con đường thật cụ thể
trong tất cả các tập thơ của Tố Hữu. Ông chỉ nêu khái quát những biểu tượng con đường trong
các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa - đó là con đường cách mạng,
“con đường cách mạng là không gian của con người tập thể, con người dâng tất cả để tôn thờ
chủ nghĩa” [62; 178].
Trong khi bàn về tư duy thơ Việt Nam hiện đại tác giả Nguyễn Bá Thành đã đi sâu
nghiên cứu sự vận động của tư duy thơ Tố Hữu từ trước cách mạng tháng Tám cho tới những
năm 1980 qua tiêu đề Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu [68; 167]. Tác giả đã đi sâu nghiên

cứu sự vận động của cái tôi trữ tình theo hướng biện chứng từ hướng nội đến hướng ngoại và
sau đó lại trở về hướng nội của tư duy thơ Tố Hữu. Sự vận động của tư duy thơ Tố Hữu luôn
hướng về phía ánh sáng cách mạng. Từ đó tác giả nêu bật được nét khác biệt, nét đổi mới của
tư duy thơ nhà thơ so với các tác giả đương thời cả về mức độ và hướng vận động. Công
trình nghiên cứu Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam đã đóng góp nhiều giá trị trong
việc tìm hiểu tư duy thơ của các nhà thơ Việt Nam. Đây là hướng nghiên cứu có ảnh hưởng
lớn tới việc tìm hiểu giá trị của các biểu tượng phản ánh sự vận động và phát triển của đời thơ
Tố Hữu.
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn có nhiều tác giả khác: Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Huỳnh Lý, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đình Thi… Trải qua gần bảy mươi năm, các bài
viết, phê bình, nghiên cứu về thơ Tố Hữu ngày một nhiều hơn. Nhìn chung sáng tác của Tố
Hữu đã được soi chiếu, phát hiện nhiều giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật. Mỗi người có
một cách đánh giá, phân tích riêng, song đều nhất trí cho rằng Tố Hữu là một nhà thơ cách
mạng, là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam. Nói như vậy không có nghĩa là vẻ đẹp
thơ Tố Hữu đã được khai thác đến tận cùng. Vấn đề biểu tượng trong thơ Tố Hữu vẫn chưa
thành các đề tài, các công trình lớn. Trong khi đây là đề tài thú vị và là vấn đề có ý nghĩa
trong nghiên cứu sự vận động và phát triển của tư tưởng nhà thơ.
Với đề tài Những biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu chúng tôi mạnh
dạn bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị của các biểu tượng này trong hệ thống các biểu
tượng trong thơ Tố Hữu. Vì vậy đây có thể coi đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu ở
góc độ biểu tượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong thơ Tố Hữu, hệ thống biểu tượng được nhà thơ sử dụng khá phong phú nhưng
chúng tôi lựa chọn ra những biểu tượng tiêu biểu như con đường, dòng sông, con thuyền,
ngọn cờ… để nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ sáng tác của Tố Hữu tập hợp trong 7 tập thơ:
Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn và Ta với ta.
4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thống kê, hệ thống hóa:
Sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hóa nhằm tìm ra một các chính xác số lần
xuất hiện của các biểu tượng và so sánh được tấn suất xuất hiện giữa các biểu tượng.
4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Sử dụng phương pháp phân tích để đi vào từng bài thơ, tập thơ cụ thể, khai thác các
biểu tượng với các hàm nghĩa của nó. Từ đó nhằm làm nổi bật tính cụ thể, cảm tính và tính
tượng trưng, tính kí hiệu, tính thẩm mỹ của các biểu tượng này trong hệ thống các biểu tượng
của thơ Tố Hữu.
Sử dụng phương pháp tổng hợp để khái quát lại, rút ra đặc điểm chung của các biểu
tượng mà Tố Hữu thể hiện trong thơ.
4.3. Phương pháp so sánh:
So sánh các biểu tượng trong thơ Tố Hữu với các biểu tượng xuất hiện trong một số
sáng tác của các nhà thơ cùng thời. Từ đó làm nổi bật những biểu tượng trong thơ Tố Hữu
như một đặc điểm riêng, một nét đặc sắc để tìm ra bản sắc thơ thơ ông.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày
trong 3 chương:
Chương 1: Khái lược về biểu tượng và hành trình sáng tác của Tố Hữu.
Chương 2: Các biểu tượng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Vài nét về nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong thơ Tố Hữu.


References
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
2. Lại Nguyên Ân (Chủ biên) (2004), Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ Việt Bắc, NXB Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
3. Hoàng Hữu Bội (1960), Từ ấy với tuổi trẻ, Báo Văn học, Số 74.
4. Edwarrd Amstrong Bennet (2002), Jung đã thực sự nói gì, NXB Văn hóa Thông tin, Trung
tâm Ngôn ngữ Văn hóa Đông Tây, Hà Nội.
5. Nhị Ca (1977), Cuộc sống kêu gọi qua tập thơ “Ra trận”, Dọc đường văn học, NXB Quân

đội nhân dân, Hà Nội.
6. Hoàng Minh Châu (12/1959), Về giá trị tập thơ Từ ấy và phương pháp sáng tác của Tố
Hữu, Báo Văn học, Số 71.
7. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (Chủ biên) (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
NXB Đà Nẵng - Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng.
8. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - Lý luận và ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
9. Xuân Diệu (1960), Phê bình, giới thiệu thơ, NXB Văn học, Hà Nội.
10. Xuân Diệu (6/3/1976), Tố Hữu với chúng tôi, Báo Văn Nghệ.
11. Trịnh Bá Dĩnh (1997), 60 năm cuộc đời sáng tạo thơ ca, Tạp chí văn học, số 10.
12. Nguyễn Đức Đàn (6/9/1974), Con đường lớn của văn nghệ cách mạng, Báo Văn nghệ.
13. Phan Cự Đệ (1961), Từ ấy trong Văn học Việt Nam 1930 -1945, Tập II, NXB Giáo Dục,
Hà Nội.
14. Phan Cự Đệ (4/1955), Tình cảm chưa theo kịp ý thức con người, Báo Tổ quốc, Số 8.
15. Nguyễn Đăng Điệp (1998), Cuộc thảo luận về tập thơ Từ ấy, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
số 8.
16. Thành Duy (18/6/1998), Dư luận bạn đọc nước ngoài về thơ Tố Hữu, Báo Văn nghệ, Số
25.
17. Trần Độ (31/5/1955), Vài cảm hứng của độc giả thông thường, Báo Văn nghệ.
18. Hà Minh Đức (9/1974), Những bài học lớn và sự cổ vũ chân tình, Tạp chí Tác phẩm mới,
Số 41.
19. Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Văn học, Hà Nội.
20. Hà Minh Đức (1972), Ra trận - khúc ca chiến đấu, Báo Văn nghệ, Số 9.
21. Hà Minh Đức (2004), Tố Hữu - Cách mạng và thơ, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
22. Trần Đường (1998), Quê Thanh tromg thơ Tố Hữu, Tạp chí Xứ Thanh, Số 8,9.
23. Piere Emmanuel (1975), Máu và Hoa - Con đường của nhà thơ Tố Hữu, lời tựa Máu và
Hoa, NXB EFR- Pari.
24. Mireille Gansel (1/1976), Con đường của nhà thơ, Tạp chí Tác phẩm mới, Số 57.
25. Jacques Gaucheron (10/1975), Con đường của thơ Tố Hữu, Tạp chí Châu Âu.
26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2004), Từ Điển thuật Ngữ

Văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Lê Bá Hán (Chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Hạnh (1969), Hình ảnh Bác Hồ qua các chặng đường thơ Tố Hữu, Tạp chí
văn học, Số 6. Hà Nội.
29. Lê Anh Hiền (1976), Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu, Tạp chí Ngôn ngữ,
Số 4.
30. Phạm Hổ (9/1964), Thơ Tố Hữu với miền Nam - thành đồng Tổ Quốc, Báo Văn nghệ, Số
72.
31. Đào Thanh Hoa (1998), Tố Hữu nhà thơ cách mạng, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 8.
32. Đông Hoài (10/5/1955), Góp ý kiến về tập thơ Việt Bắc, Báo Văn nghệ, Số 70.
33. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật đã sống với tôi, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
34. Bùi Công Hùng (1975), Nghệ thuật thơ của tập Ra Trận, Tạp Chí Văn học, Số 2.
35. Mai Hương (Chủ biên) (1996), Thơ Tố Hữu- Những lời bình, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
36. Mai Hương (1975), Ý kiến của Tố Hữu về thơ, Tạp chí Văn học, Số 4.
37. Tố Hữu (1994), Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội.
38. Đoàn Trọng Huy (1963), Nghệ thuật trong mấy tập thơ dâng Bác, Báo Văn nghệ, Số 20.
39. Carl Gustav Jung (2002), Thăm dò tiềm thức, NXB Tri thức, Hà Nội.
40. Đỗ Khắc (1960), Thơ Tố Hữu chỉ có thể thoát thai từ cuộc đấu tranh anh dũng của dân
tộc, Báo Văn học, Số 74.
41. Trần Tuấn Khoa (1999) Văn hoá dân gian xứ Huế với thơ Tố Hữu, Tạp chí Khoa học,
ĐHQG Hà Nội.
42. Trần Đăng Khoa (12/2002), Tưởng nhớ Tố Hữu, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 564.
43. Lê Đình Kỵ (1979), Thơ Tố Hữu, Chuyên luận, NXB Sự thật, Hà Nội.
44. Lê Đình Kỵ (23/2/1980), Đọc lại thơ Tố Hữu toàn tập, Báo Văn Nghệ, số 98.
45. Lê Đình Kỵ (1969), Đường vào thơ, NXB Văn học, Hà Nội.
46. Nguyễn Viết Lãm (5/1955), Những đặc tính sáng tạo trong tập thơ Việt Bắc, Báo Độc lập,
Số 98.
47. Nguyễn Duy Lẫm (2005), Biểu tượng, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
48. Mai Quốc Liên (18/6/1994), Thơ Tố Hữu hôm nay và mai sau, Báo Văn nghệ, Số 25.

49. Lưu Trọng Lư (1969), Trên đường thiên lý, Tạp chí Văn học, số 8.
50. Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
51. Hoàng Như Mai (12/3/1965), Con mắt thần chủ nghĩa trong thơ Tố Hữu, Báo Văn nghệ,
Số 98.
52. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
53. Nguyễn Đăng Mạnh (6/1980), Đường Cách mạng, đường thơ, Báo Văn nghệ, Số 30.
54. Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí
Minh, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
55. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn - Tư tưởng và phong cách, NXB Tác phẩm mới, Hà
Nội.
56. Nhiều tác giả (1962), Lịch sử Việt Nam, Tập VI, Giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
57. Nhiều tác giả (1970), Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, Nội san Nghiên cứu Văn học
Trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 3.
58. Nhiều tác giả (1996), Tố Hữu Thơ và Cách mạng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.
59. Nhiều tác giả (2003), Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
60. Vũ Quần Phương (2002), Những nhân vật trong thơ Tố Hữu, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
Số 564, Hà Nội.
61. M.Rôđentan, P.Iuđin (chủ biên) (1972), Từ điển triết học, NXB Sự thật, Hà Nội.
62. Trần Đình Sử (1995), Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, Hà Nội.
63. K và T (5/1939), Tố Hữu - Nhà thơ của tương lai, Báo mới, Số 1.
64. Hoài Thanh (8/1974), Bình về lá cờ trong thơ Tố Hữu, Tạp chí Tác phẩm mới, Số 40.
65. Hoài Thanh (1960), Tình yêu quê hương đất nước trong tập Việt Bắc, Phê bình và tiểu
luận, Tập I, NXB Văn học, Hà Nội.
66. Hoài Thanh (1960), Từ ấy - Tiếng hát của người thanh niên cộng sản, Phê bình và tiểu
luận, NXB Văn học, Hà Nội.
67. Hoài Thanh (1965), Gió lộng - Một bước tiến mới của thơ Tố Hữu trên đà tiến nhanh của
cách mạng Việt Nam, Tập I,NXB Văn học. Hà Nội.
68. Nguyễn Bá Thành (1996), Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam, NXB Văn học, Hà

Nội.
69. Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
70. Đỗ Lai Thúy (16/9/1989), Thi pháp học và thi pháp thơ Tố Hữu, Báo Văn nghệ, Số 37.
71. Hoàng Trinh (1973), Ta đi tới trong nước non ngàn dặm, Tạp chí Văn học, Số 5.
72. Dụ Văn (17/ 7/1960), Từ ấy, từ đây, Báo Văn học, số 51.
73. Dụ Văn (1960), Từ ấy với đấu tranh thống nhất nước nhà, Báo Văn học, số 74.
75. Chế Lan Viên (1971), Thơ Tố Hữu - Suy nghĩ và bình luận, NXB Văn học, Hà Nội.
76. Chế Lan Viên (15/5/1968), Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu,
Báo Nhân dân.
77. Chế Lan Viên (1987), Đọc lại Tố Hữu trong “Trăm bài thơ”, NXB Văn Học, Hà Nội.
78. Viện Ngôn Ngữ (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội.





×