Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.65 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ NGA

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MA VĂN KHÁNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ NGA

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MA VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG

NGHỆ AN - 2015



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................12
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................12
6. Đóng góp của luận văn.......................................................................................13
7. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................13
Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VÀ MẢNG TIỂU
THUYẾT VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG.................................14
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam từ 1945 đến
nay...........................................................................................................................14
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay..............................14
1.1.2. Sự vận động của tiểu thuyết.....................................................................15
1.2. Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam đương đại.........21
1.2.1. Cuộc đời Ma Văn Kháng.........................................................................21
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác....................................................................................25
1.3. Vị trí của tiểu thuyết Ma Văn Kháng..............................................................29
1.3.1. Các đề tài nổi bật......................................................................................29
1.3.2. Những đóng góp chính.............................................................................34
1.4. Nhìn chung về tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng.................36
1.4.1. Khái niệm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi..................................................36
1.4.2. Nhìn chung về tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng..........39
Tiểu kết chương 1..................................................................................................44
Chương 2 CÁI NHÌN VỀ THIẾU NHI VÀ “QUYỀN TRẺ EM” TRONG TIỂU
THUYẾT VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG.................................45
2.1. Trẻ em - nhân vật dễ bị tổn thương nhất trong xã hội hiện đại......................45



4
2.1.1. Những đau khổ về vật chất.......................................................................45
2.1.2. Những tổn thương về tinh thần................................................................47
2.2. Vẻ đẹp của trẻ em............................................................................................50
2.2.1. Ngoan ngoãn, hồn nhiên, giàu mơ ước....................................................50
2.2.2. Giàu lòng yêu thương, gắn bó, chia sẻ.....................................................53
2.2.3. Giàu ý chí, nghị lực, có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.........................57
2.3. Tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội về trách nhiệm đối với thế hệ trẻ..................62
2.3.1. Sự đồng cảm thấu hiểu của nhà văn.........................................................62
2.3.2. Tiếng nói báo động cho gia đình và xã hội..............................................66
Tiểu kết chương 2...................................................................................................76
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MA VĂN KHÁNG..................................................78
3.1. Điểm nhìn trần thuật........................................................................................78
3.1.1. Khái niệm điểm nhìn trần thuật................................................................78
3.1.2. Trần thuật theo điểm nhìn trẻ thơ.............................................................79
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống.....................................................................81
3.2.1. Tình huống bất ngờ, gay cấn....................................................................82
3.2.2. Tình huống bi kịch giữa đời thường.......................................................84
3.3. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu........................................................................85
3.3.1. Giọng trữ tình, thiết tha, sâu lắng.............................................................86
3.3.2. Giọng triết lí, suy tư.................................................................................89
3.3.3. Giọng châm biếm, mỉa mai, hài hước......................................................92
3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật.......................................................................................95
3.4.1. Ngôn ngữ đậm chất thơ, giàu tính biểu cảm...........................................96
3.4.2. Ngôn ngữ giàu kịch tính.........................................................................100
3.4.3. Ngôn ngữ chân thật, gần gũi với đời sống hàng ngày...........................103
Tiểu kết chương 3.................................................................................................108

KẾT LUẬN...............................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................112


5


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn
học Việt Nam đương đại, ông được coi là “người đi tiền trạm” cho đổi mới
văn học. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn
Kháng đã “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, từ đó tạo nên những cuộc
tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là một trong số các nhà
văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và
tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng
tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã
tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng làm cho ông luôn gặt hái được những thành
tựu đáng kể. Có thể nói, giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm
2001 cùng con đường sáng tác gần nửa thế kỷ đã khẳng định vị thế của ông
trong lòng độc giả cũng như trong đời sống văn học. Vì thế, việc tiếp tục
nghiên cứu về Ma Văn Kháng là cần thiết để hiểu hơn thành tựu văn học Việt
Nam hiện đại.
1.2. Ma Văn Kháng thành công ở cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Toàn
bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo hai mảng đề
tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử
thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Ở đề tài nào ông cũng có
những tác phẩm có giá trị, thu hút được sự quan tâm của độc giả và giới

nghiên cứu, phê bình văn học. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải
thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn có nhiều tiểu thuyết gây
được tiếng vang. Vì thế, đề tài của chúng tôi muốn góp phần khẳng định vị trí
của Ma Văn Kháng trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
1.3. Ma Văn Kháng là nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc dành cho
người lớn nhưng ít ai biết đến ông còn rất thành công khi viết về thế giới trẻ


7

em. Ngoài phản ánh về cuộc sống với những lo toan bộn bề của người lớn ông
còn quan tâm đến những số phận trẻ em trong cuộc sống đầy ngổn ngang biến
động. Ma Văn Kháng tâm sự rằng: “Viết cho thiếu nhi quan trọng không chỉ
là viết cái gì ? mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan hệ đến
tâm hồn người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con trẻ ra,
tâm hồn mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu với cuộc
đời với con người”. Với một tâm sự như thế ông đã có những tác phẩm đặc
sắc viết cho thiếu nhi. Trong thể loại tiểu thuyết có thể kể đến: Côi cút giữa
cảnh đời, Chó Bi, đời lưu lạc, Chuyện của Lý... Khi viết về trẻ em ông luôn
dành cho nhân vật của mình sự quan tâm sâu sắc, sự chia sẻ và tình cảm yêu
thương trân trọng nhất. Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình
nghiên cứu về tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tuy nhiên việc đi sâu khảo sát một
cách toàn diện, hệ thống về các tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn
Kháng thì vẫn còn những khoảng trống.Với những lý do trên chúng tôi chọn
vấn đề: Đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về Ma Văn Kháng nói chung
Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể
vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Con người và những

sáng tác của ông có sức hút kỳ lạ không chỉ đối với các nhà văn mà còn đối
với giới nghiên cứu phê bình. Ông "đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu
thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật". Nhiều công
trình của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu như: Phong Lê, Lã
Nguyên, Tô Hoài, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện,
Đào Thủy Nguyên... đã đề cập đến nhiều phương diện trong sáng tác của Ma
Văn Kháng. Các bài viết đã làm sáng tỏ những đóng góp của ông trong quá


8

trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Ở đây, chúng
tôi chỉ khái quát một số ý kiến tiêu biểu.
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã thật sự gây được sự chú ý, quan tâm đặc
biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học và đã
trở thành hiện tượng văn học một thời. Ở bình diện này có thể nói Lã Nguyên,
Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Ngọc Thiện, Phong Lê... là những người có những
ý kiến sâu sắc. Lã Nguyên đã nhận xét về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng:
“Xuyên suốt những trang văn là một triết luận đời sống hết sức nhất quán.
Triết luận ấy là tính người, tình người, là sự hồn nhiên làm mẫu số để nhà văn
trò chuyện về con người và cuộc đời.” [25, 38]. Đáng chú ý là các bài nghiên
cứu của Trần Đăng Xuyền đăng trên báo Văn nghệ: “Đọc Đồng bạc trắng
hoa xòe” (Báo Văn nghệ ngày 8/12/1979); “Phải chăm lo cho từng người”
(Báo Văn nghệ số 40 ngày 15/10/1985); “Một cách nhìn cuộc sống hôm nay”
(Báo Văn nghệ số 15 ngày 9/4/1983)... Qua những bài viết này, tác giả có
những cảm nhận sâu sắc về cái nhìn, cảm quan hiện thực cuộc sống trong các
tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn.
Khi nói về Đồng bạc trắng hoa xòe, tác giả Trần Đăng Xuyền cho rằng: “Ma
Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật đã chứng minh rằng đồng bào các
dân tộc ít người, mặc dù bị đắm chìm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có

mầm sống, khả năng cách mạng” [57, 8]. Ông cũng đã đưa ra nhận định xác
đáng về tiểu thuyết Mưa mùa hạ: Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ là chỗ
mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu là xây dựng được cách nhìn, thái độ
đúng đắn trước những cái xấu, trước những bước cản đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Sau Mưa mùa hạ, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Trong cuộc
hội thảo về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn do Câu lạc bộ Báo Người Hà
Nội và Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhà lí luận phê
bình đã có nhiều ý kiến đánh giá cao giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nhà


9

nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện cho
xu thế văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu. Hoàng Kim Quý lại nhấn
mạnh: Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những
gia đình với mỗi người. Nói về cái nhìn của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết
Đám cưới không có giấy giá thú, trong bài viết: “Đọc Đám cưới không có giấy
giá thú” của Lê Ngọc Y, tác giả đã nhận thấy bằng cách nhìn tinh tế vào hiện
thực đời sống tác giả đã mô tả những người giáo viên sống và làm việc gặp quá
nhiều khó khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu
thuyết làm cho nó trở nên sống động. Từ đó, tác giả nhấn mạnh Ma Văn Kháng
“đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói xấu, cái bất bình thường
vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy một chiều này u
ám mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ” [11]. Cùng với ý kiến đó, có
tác giả thì cho rằng: Có lẽ, Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và
khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời cái xấu, cái ác vẫn tồn tại, hoành hành và sinh sôi trong đời sống, còn cái
thiện, cái tốt mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng.
Tác giả Trần Cương đã nhận định: “Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ
và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong cách nghệ thuật của mình” [3, 6].

Về truyện ngắn, trong công trình nghiên cứu của Đào Thủy Nguyên
Truyện ngắn Ma văn Kháng và vấn đề thức tỉnh tinh thần con người vùng cao
có viết: “Tác giả đi sâu vào nghiên cứu khẳng định một cách đầy thuyết phục
những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây
dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và
miền núi của Ma văn kháng” [24, 56]. Còn tác giả Nguyễn Nguyên Thanh
trong bài viết “Ngày đẹp trời - tính dự báo về những tình thế xã hội” (Báo
Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987) khẳng định: “Ma Văn Kháng đã khám phá


10

cuộc sống từ những bình diện khác nhau,ông lách sâu hơn vào ngõ ngách đời
sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của tồn tại
xã hội” [38, 19].
Về cách xây dựng nhân vật, Lã Nguyên nhấn mạnh: “Nhân vật của Ma
Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào,
sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người
nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm...” [25, 40].
Bàn về nghệ thuật viết của Ma văn Kháng, trong bài viết “Tư duy mới
về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980”, Nguyễn
Thị Huệ nhận xét: “Khi chuyển hướng trong ngòi bút sáng tác của mình, Ma
Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận với một hiện thực mới, một hiện thực
phong phú nhưng ngổn ngang, bề bộn, phải trái, trắng đen lẫn lộn xen cài
trong biết bao biến động. Đó là cuộc sống của thành thị với những màu sắc
phong phú và độc đáo” [7, 65].
Trong bài viết “Cốt truyện trong tiểu thuyết thế sự đời tư của Ma Văn
Kháng” Đỗ Phương Thảo viết: “Hầu như ở mỗi tiểu thuyết Ma Văn kháng
đều tìm ra một kết cấu phù hợp mới mẻ, đây là một trong những biểu hiện cho
thấy đổi mới tư duy nghệ thuật cũng như đánh dấu bước trưởng thành trên

con đường nghệ thuật của ông” [43, 55].
2.2. Lịch sử nghiên cứu về tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn
Kháng
Tiểu thuyết viết cho thiếu nhi là một trong những mảng rất thành công
của Ma Văn Kháng. Khi viết về thiếu nhi, nhà văn luôn dành những tình cảm
yêu thương, trân trọng nhất.
Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời - tác phẩm mà nhà văn tâm
đắc nhất, đã có không ít ý kiến bàn bạc. Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện
Văn và Người - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin (1990) cho rằng: "Cuốn sách


11

của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn
sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm
nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả
thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật
đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi"… [19, 23].
Trong bài viết “Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời”, Phong Lê
cũng nhận thấy: “Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận
ba bà cháu còm cõi, bơ vơ... Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng sống
hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật với sự bất bình và khát vọng
dân chủ, cũng đồng thời cho ta sự gắn nối với văn mạch truyền thống là chủ
nghĩa nhân văn và tình yêu thương con người” [19, 56].
Trong bài viết “Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của
Ma Văn Kháng”, tác giả Vũ Thị Oanh cho rằng: "Côi cút giữa cảnh đời cuốn sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời, không đề cương, không
hợp đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà
xuất bản Văn học là một cuốn sách tiêu biểu… viết cho lứa tuổi sắp vào đời
nhưng tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn tại khách
quan làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện ở

nhiều bình diện, sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái
ác... Tất cả được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ
hóm hỉnh, phong phú sắc màu: kết cấu có hậu kiểu truyện cổ dân gian của tác
giả Ma Văn Kháng” [29, 103].
Lã Thị Bắc Lý trong bài viết “Đọc sách Chó Bi - đời lưu lạc” đăng
trên Tạp chí Tác phẩm mới số 6, năm 1997, nhận xét: “Cuốn sách tạo nên sự
kỳ thú cho văn học thiếu nhi bởi sức thu hút tự thân của nó” [23, 32]. “Người
đọc có thể nhận ra chó Bi không chỉ là sự lắp ghép thêm thắt vào gia đình mà


12

chính thức đã hòa nhập, cùng đồng hành chia sẻ với hoàn cảnh éo le, cô đơn
của gia đình bé Toản” [23, 32].
Các tài liệu kể trên sẽ là những gợi ý, định hướng, là nguồn tư liệu quý
báu và cần thiết cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là Đặc điểm tiểu thuyết viết cho
thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu các tiểu thuyết viết cho thiếu nhi
của Ma Văn Kháng. Tư liệu khảo sát là các tiểu thuyết:
- Côi cút giữa cảnh đời, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, năm 2006.
- Chó Bi - đời lưu lạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, năm 2006.
- Chuyện của Lý, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2013.
Tuy nhiên, để làm nổi bật những đặc sắc của tiểu thuyết thiếu nhi của
Ma Văn Kháng, chúng tôi có so sánh với một số tác phẩm khác của ông khi
cần thiết.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
4.1. Đưa ra cái nhìn tổng quát về sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng
và tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của ông, xác định vị trí, ý nghĩa của những
tác phẩm này trong sự nghiệp sáng tác của tác giả.
4.2. Khảo sát, phân tích những vấn đề được quan tâm trong tiểu thuyết
viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng đặc biệt là vấn đề “ quyền trẻ em.”
4.3. Phân tích, chỉ ra được những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật
của tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
5. Phương pháp nghiên cứu


13

Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi sử dụng các phương pháp khác nhau:
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một cái
nhìn khái quát, hệ thống hơn về đặc điểm tiểu thuyết viết cho thiếu nhi của
Ma Văn Kháng, từ đó khẳng định những đóng góp của ông cho văn học dân
tộc về mảng đề tài này.
Ở một mức độ nào đó, kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc dạy - học về tác giả Ma Văn Kháng trong nhà trường.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Nhìn chung về sự nghiệp sáng tác và mảng tiểu thuyết viết
cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng

Chương 2. Cái nhìn về thiếu nhi và “quyền trẻ em” trong tiểu thuyết
viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
Chương 3. Đặc điểm hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết viết cho
thiếu nhi của Ma Văn Kháng.


14

Chương 1
NHÌN CHUNG VỀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
VÀ MẢNG TIỂU THUYẾT VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA MA VĂN KHÁNG
1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội và sự vận động của tiểu thuyết Việt
Nam từ 1945 đến nay
1.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam từ 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, mở ra một kỷ nguyên mới
cho đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ. Ách nô lệ bị đập tan, con người
Việt Nam được giải phóng; bừng lên một niềm hạnh phúc lớn lao đến thiêng
liêng, như kết quả tất yếu từ khát vọng tự do và quyết tâm cứu nước của cả
dân tộc. Nhưng thực dân Pháp vẫn quyết tâm xâm lược đất nước ta. Khi mọi
biện pháp ngoại giao không còn hiệu quả, trước dã tâm của Pháp nhằm áp đặt
chế độ thuộc địa lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Đáp lời kêu gọi ngày 19-12-1946 của Hồ Chủ tịch, cả đất nước đã đứng lên,
vừa đánh giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức mạnh dân tộc không chỉ ở
hiện tại mà cả từ truyền thống quật khởi bốn nghìn năm. Cuối cùng, chiến
thắng Điện Biên Phủ (1954) làm lịm tắt ý đồ xâm lược của thực dân Pháp,
buộc chúng phải chấp nhận thương lượng và ký kết hiệp định Giơnevơ về
Đông Dương (20-7-1954).
Cuộc kháng chiến chín năm đã kết thúc thắng lợi. Một nửa nước được
giải phóng nhưng một nửa vẫn nằm dưới tay đế quốc Mĩ. Chúng ta lại tiếp tục

bắt tay vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam. Đây là một
trong những giai đoạn lịch sử gay go, căng thẳng đồng thời cũng ghi dấu
những trang hào hùng trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Vận mệnh của
đất nước đứng trước nguy cơ một mất một còn. Đây là một cuộc kháng chiến
mà các nhà văn vừa tham gia chống kẻ thù cướp nước, vừa chống lại một


15

cuộc xâm lăng văn hóa của đế quốc Mỹ trên đất nước ta. Nhanh nhạy và kịp
thời, các nhà văn đã nhập cuộc, tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại
của Tổ quốc. Các thế hệ nhà văn cùng có mặt bên nhau trong trận tuyến đánh
Mỹ. Hàng trăm nhà văn trẻ trực tiếp cầm súng ra chiến trường và sáng tác như
Nguyễn Thi, Thu Bồn, Lê Anh Xuân…
Từ sau 30/4/1975, đất nước thống nhất trong niềm vui khôn xiết của
đôi bờ Nam Bắc, trong hạnh phúc của giấc mơ giải phóng miền Nam nay đã
thành hiện thực. Giấc mơ ấy vẫn hằn in trong từng giấc ngủ của người dân
nước Việt. Để rồi ngày cả dân tộc bắt tay vào xây dựng lại đất nước tràn đầy
tự hào. Tuy nhiên, thách thức đến với nước ta còn nhiều. Trải qua 10 năm
thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 - 1980 và 1981 - 1985), Việt Nam đạt
được những kết quả nhất định trên cả hai phương diện xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, song cũng gặp nhiều khó khăn do mắc sai lầm nghiêm trọng trong chủ
trương, chính sách chỉ đạo chiến lược phát triển đất nước. Đất nước lâm vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Nhưng sức sống bền bỉ
của một dân tộc lại một lần nữa đưa ta thoát khỏi khó khăn. Để khắc phục sai
lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và Nhà nước đã
tiến hành công cuộc đổi mới. Công cuộc ấy là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, làm
thay da đổi thịt cả đất nước. Đó không chỉ là đổi mới trên lĩnh vực đời sống
kinh tế, xã hội mà còn là đổi mới trên góc độ tư tưởng, trong đó có tư duy về
văn nghệ. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng tuyên bố “cởi trói”, “đổi mới

tư duy” cho văn nghệ. Sau cách mạng các nhà văn không xuất hiện với tư
cách nhà văn - chiến sĩ nữa mà với tư cách những công dân có trách nhiệm
sống trong đất nước đang vặn mình đổi mới.
1.1.2. Sự vận động của tiểu thuyết
1.1.2.1. Sự vận động về đội ngũ sáng tác
Từ 1945 tới 1975, diện mạo của tiểu thuyết cũng được hình thành qua
những trang viết của Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Kim Lân, Hồ


16

Phương,… Đặc biệt, năm 1950-1954 là những năm văn học gặt hái được
nhiều thành tựu rực rỡ với nhiều tác giả cùng nhiều tiểu thuyết tiêu biểu. Các
tác giả đã có những thể nghiệm bước đầu đáng khích lệ với Con trâu (Nguyễn
Văn Bổng), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm). Nhưng
nhìn chung, giai đoạn này, đội ngũ sáng tác tiểu thuyết chưa nhiều. Phải sau
hoà bình lập lại, các nhà văn mới có thời gian để chú ý tới thể loại này.
Sau 1975, tiểu thuyết phát triển rực rỡ. Có được sự phát triển rực rỡ ấy
là nhờ công sức của nhiều thế hệ cầm bút. Đội ngũ viết tiểu thuyết đa dạng,
nhiều thế hệ khác nhau tạo cho tiểu thuyết mang bức tranh phong phú đa sắc
màu của hiện thực, cuộc sống và con người. Các thế hệ nhà văn cao niên vẫn
mải miết trên cánh đồng chữ nghĩa, lặng lẽ cho ra mắt bạn đọc những đứa con
tinh thần của mình và không phải ngẫu nhiên mà người ta đã cảm nhận thời
bây giờ là “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp), thời của dân chủ hoá
trong sáng tạo và tiếp nhận. Nhà văn lão thành như Nguyễn Khải với Thượng
đế thì cười dường như muốn khép lại một hành trình hơn nửa thế kỷ cầm bút
để lại nhiều dư ba trên những trang tự thuật của mình. Sau những tháng năm
im lặng, với Người sông Mê, Châu Diên không ngại ngùng cách tân kỹ thuật
viết tiểu thuyết. Dù đã thuộc vào hàng cây cao bóng cả, Mạc Can vẫn không
thôi làm người đọc ngạc nhiên và cảm động với tiểu thuyết đầu tay Tấm ván

phóng dao. Ma Văn Kháng vẫn dồi dào bút lực với Ngược dòng nước lũ. Có
những nhà văn chuyển từ viết truyện ngắn sang tiểu thuyết như Nguyễn Khải,
Lê Lựu... Cũng có những nhà văn tên tuổi viết tiểu thuyết đã khẳng định tài
năng ở các giai đoạn trước như Tô Hoài nay càng sắc sảo, tinh tế trong đời
thường. Bên cạnh đó nhiều cây bút mới nổi lên như Dương Hướng, Chu Lai,
Bảo Ninh... và nhất là xuất hiện nhiều cây bút nữ có tư duy tiểu thuyết sắc bén
như Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo... Đồng hành là một dàn những cây bút của
thế hệ kế tiếp sáng tạo, sẵn sàng thể nghiệm, cách tân như: Nguyễn Bình


17

Phương, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh... Đội ngũ các tác giả tiểu thuyết cho thấy
tiểu thuyết đã vận hành trong cơ chế vận động và đổi mới của văn xuôi đương
đại. Những người cầm bút đã chứng minh được sự sáng tạo cùng với nỗ lực
đổi mới và hiện đại hoá ngòi bút của chính họ. Nhiều nhà văn chuyên tâm viết
tiểu thuyết và có nhiều thành tựu lớn như Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Khải và
đặc biệt là Ma Văn Kháng với hơn 17 tiểu thuyết, trong đó nổi lên những tiểu
thuyết như Mùa lá rụng trong vườn (1985); Đám cưới không giấy giá thú
(1989); Ngược dòng nước lũ (1999); Một mình một ngựa (2009)... Tiểu thuyết
Ma Văn Kháng giai đoạn này mang đậm phong cách triết luận - trữ tình, đánh
dấu một Ma Văn Kháng có nhiều đổi mới trong tư duy, cách viết, từng trải và
sâu sắc hơn. Không khí dân chủ của môi trường sáng tạo đã giúp các nhà văn
ý thức sâu sắc tư cách nghệ sĩ của mình, vượt lên trên những quy định, khuôn
khổ đã thành áp lực với ngòi bút của người viết lâu nay.
1.1.2.2. Sự vận động về nội dung, nghệ thuật
Có thể nói trong quá trình vận động và đổi mới, tiểu thuyết đã trải qua
“những bước thăng trầm”. Trong quá trình 30 năm phát triển của văn học
cách mạng (1945 - 1975), tiểu thuyết đã vượt qua những thử thách khắc
nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh để khẳng định sự tồn tại. Tuy những thành

tựu còn ở mức độ ban đầu nhưng đóng góp chính của nó là mang đến một sắc
thái độc đáo, làm bừng lên khí thế mới chưa từng có trong đời sống văn học
dân tộc. Nhìn chung, sáng tác thời kỳ này tập trung nói về cuộc kháng chiến
vĩ đại của dân tộc, tố cáo tội ác dã man của đế quốc; từ đó, giáo dục ý thức
trân trọng, thiết tha với chế độ mới như: Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa
biển của Nguyên Hồng, Vùng trời của Hữu Mai… Khuynh hướng sử thi và
lãng mạn hoá trở thành khuynh hướng tiêu biểu của thể loại tiểu thuyết giai
đoạn này. Tuy có nhắc đến đau thương song cảm hứng chủ đạo trong tiểu
thuyết về chiến tranh giai đoạn 1945 - 1975 là ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, là


18

khát vọng tự do độc lập, là niềm tự hào về sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân
dân ta và niềm tin tưởng mãnh liệt vào chủ nghĩa xã hội. Mọi đối kháng trong
tác phẩm đều xoay quanh cuộc chiến của dân tộc. Trong Sống mãi với thủ đô
của Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm đã tái hiện bầu không khí lịch sử sôi sục,
quyết liệt, sẵn sàng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” trong những ngày đầu
kháng chiến chống Pháp ở Hà Nội. Nhà văn thường đẩy xung đột đến mức
gay gắt, quyết liệt qua việc thể hiện tội ác của kẻ thù với nhân dân. Chiến
tranh, bom đạn chỉ được miêu tả như một cái nền để nhà văn dẫn độc giả vào
một thế giới khác: thế giới của tình người, của đức vị tha, lòng dũng cảm và
nghĩa tình chung thuỷ. Nói cách khác, đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp
vượt lên trên sự tàn phá, huỷ diệt của bom đạn chiến tranh. Vì thế các nhân
vật được vẽ nên cũng mang nét sử thi lãng mạn. Sự hi sinh, cống hiến của họ
đều xứng đáng là bức tượng đài biểu dương cho lòng yêu nước. Họ sống chủ
yếu trong tư cách con người chính trị, con người công dân. Hay trong Hòn
Đất, việc kẻ thù thả thuốc độc xuống suối và thằng Xăm chém đầu chị Sứ một
cách man rợ đã làm bùng lên ngọn lửa căm thù, khơi dậy sức mạnh mãnh liệt
ở người dân và những người chiến sĩ du kích, buộc giặc phải rút lui khỏi hang

Hòn. Bị kẻ thù treo lơ lửng trên cây dừa, đứa con nhỏ cùng em gái và đồng
đội bị vây hãm trong hang đá, chị Sứ tự nhủ: Bữa nay, có lẽ mình chết.
Nhưng mình chỉ thấy tiếc chớ không ân hận mắc cỡ gì cả... Tới phút này đối
với Đảng, mình vẫn y nguyên, như chị Minh Khai, như Võ Thị Sáu... nên từ
phút này trở đi, mình cũng phải giữ được như vậy... Hay bi kịch cá nhân qua
mối tình trái ngang Xiêm - Lượng và cuộc hôn nhân bất hạnh Xiêm - Kiếm
trong tác phẩm Dấu chân người lính của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để
lại trong lòng người những nỗi căm hờn về tội ác của bọn giặc. Giọng điệu trữ
tình rưng rưng, hào sảng không chỉ là giọng điệu chủ đạo của thơ, mà còn là
giọng điệu chủ đạo của tiểu thuyết, khiến cho các tác phẩm văn xuôi thời ấy


19

đầy ắp chất thơ và câu văn xuôi của hầu hết các nhà văn luôn luôn ngân vang
âm hưởng trữ tình. Nhưng cũng chính vì thế mà tiểu thuyết không thể trở
thành thể loại cái của hệ thống văn học 1945 - 1975. Truyện và thơ trữ tình
vẫn là hai thể loại cơ bản, giữ vai trò thống soái tạo nên sự kết tinh nghệ thuật
và diện mạo của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975.
Sau 1975, trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết đã sớm
bắt nhịp trong xu hướng đổi mới văn học giai đoạn này. Sự phát triển mạnh
mẽ của tiểu thuyết không chỉ ở số lượng lớn tác phẩm và đội ngũ nhà văn
tham gia sáng tác đông đủ, phong phú mà chủ yếu còn vì chất lượng của
những tác phẩm này đạt giá trị cao. Trong khoảng mười năm đầu (1975 1985), khuynh hướng sử thi vẫn còn dư âm đặc biệt là trong tiểu thuyết viết
về chiến tranh. Sau chiến tranh kết thúc, người ta có điều kiện để tái hiện cuộc
chiến đấu trên cái nhìn bao quát theo suốt chiều dài lịch sử như đưa ra ánh
sáng những cuộc chiến đấu thầm lặng trong lòng địch (Ông cố vấn của Hữu
Mai) hay một con đường mòn Hồ Chí Minh bí mật trên biển (Đường mòn
trên biển của Hồ Phương)... Khuynh hướng sử thi tuy có mờ nhạt dần nhưng
đã góp phần vào bức tranh văn xuôi trong khoảng thời gian 10 năm đầu với

những thành tựu nhất định. Và lúc này khi viết về lịch sử, các nhà văn không
chỉ tái hiện lịch sử mà còn có điều kiện tập trung vào xây dựng tính cách nhân
vật đa chiều hơn, phân tích và lý giải các sự kiện, biến cố...
Trong giai đoạn sau 1986, trong cao trào đổi mới, tiểu thuyết đã thật sự
bộc lộ ưu thế của mình trên con đường dân chủ hoá nội dung và nghệ thuật.
Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện
thực đương thời với nhiều ngổn ngang bề bộn. Trong tác phẩm của họ xuất
hiện ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn
là “bóc trần thế giới”, đồng thời còn là ý thức hướng tới đề cao tính nhân văn.
Đọc những tác phẩm như Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu; Cơ hội của chúa


20

(1999) của Nguyễn Việt Hà; Thiên thần sám hối (2004) của Tạ Duy Anh; Một
mình một ngựa (2009) của Ma Văn Kháng... không ai có thể phủ nhận sự phát
triển ngày càng cao trong từng góc cạnh của tiểu thuyết. Chúng ta cũng có thể
điểm qua một số hiện tượng tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Có
thể nói tác phẩm đánh dấu sự đổi mới của văn xuôi theo tinh thần đổi mới tư
duy là tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu. Đến với những sáng tác của Tạ
Duy Anh, ta thấy được sự cách tân nghệ thuật táo bạo trong văn phong của
ông.Những tác phẩm: Lão khổ (1992), Khúc dạo đầu (1991), Thiên thần sám
hối (2004)... là những tác phẩm xuất sắc được dư luận quan tâm nhiều và ghi
dấu ấn trong lòng độc giả. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kể thêm một hiện
tượng nữa đó là tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, tiểu thuyết đã đem
lại khá nhiều yếu tố mới mẻ cho kinh nghiệm đọc tiểu thuyết của số đông độc
giả. Và gần đây người ta chú ý những tiểu thuyết mới mẻ của Thuận, trong đó
có tiểu thuyết Phố tàu (China Town). Đây là một cuốn tiểu thuyết khá lạ như
Dương Tường nhận xét “đây là cuốn tiểu thuyết khó đọc vì nó lạ và mới”, nó
đã “khước từ truyền thống”. Chiến tranh cũng được nhận thức lại từ sự tác

động ghê gớm của nó đến tình cảm và số phận con người với bao nỗi éo le, bi
kịch, xót xa, nỗi buồn dai dẳng (Thân phận tình yêu của Bảo Ninh). Một số
tác phẩm nổi bật với cảm hứng phê phán và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những
tác phẩm viết về nông thôn cho thấy sự chi phối của những tập tục, những tâm
lý cố hữu ở làng xã đến các mối quan hệ gia đình, dòng họ. Những cuộc tranh
giành quyền lực giữa họ tộc, những mối thù truyền kiếp... tất cả đè nặng lên
cuộc sống, số phận bao nhiêu người (Bến không chồng; Mảnh đất lắm người
nhiều ma...). Các tác giả còn đi sâu vào khám phá đời sống muôn màu trong
cái hàng ngày với các quan hệ thế sự phức tạp; với đời sống cá nhân của mỗi
con người ở những vấn đề riêng tư, số phận, nhân cách (Mùa lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng). Như vậy tiểu thuyết Việt Nam đương đại phát


21

triển khá phong phú và đa dạng, từ “phản ánh hiện thực” đến “nghiền ngẫm
về hiện thực” với vai trò chủ thể của nhà văn tăng lên. Nhà văn thoát ra khỏi
ràng buộc của chủ nghĩa đề tài. Chính vì thế, giai đoạn này thể loại văn xuôi
nói chung và tiểu thuyết nói riêng có sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng.
Đáp ứng yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiều cây bút đã nhìn lại hiện thực
của thời kỳ vừa qua, phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những
thế lực, những tư tưởng và thói quen đã lỗi thời.
Điểm qua một số nét về khuynh hướng vận động cũng như những hiện
tượng khá nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ta thấy bức tranh chung
của văn học thời kỳ này có sự phát triển mau lẹ, nhiều bước đổi mới quan
trọng, trong đó tiểu thuyết có sự phát triển phong phú và đa dạng. Hiện nay,
trong sự vận động chung của văn học, tiểu thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn
vẫn đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại,
của đời sống văn học và của đông đảo độc giả đương đại.
1.2. Ma Văn Kháng - nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam

đương đại
1.2.1. Cuộc đời Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936, quê
gốc ở phường Kim Liên - quận Đống Đa - Hà Nội. Hiện tại, ông sống ở quận
Ba Đình - Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1959
và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1974.
Bút danh Ma Văn Kháng bắt nguồn từ câu chuyện đặc biệt của ông.
Năm 1963, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông lên dạy học ở tỉnh Lào
Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi hơn 20 năm... Ngày ấy,
ông quen anh Ma Văn Nho, phó chủ tịch huyện Bảo Thắng, Lào Cai. Anh
Nho cũng là người Kinh, quê ở Hạ Hòa, Phú Thọ. Hai anh em cùng đi cơ sở,
thực hiện ba cùng với nhân dân, vận động họ tăng gia sản xuất, đóng thuế, đi


22

dân công, xóa mù chữ, vệ sinh phòng dịch bệnh... Trong đợt đi làm thuế ở
thôn Giáng Tùng Tung, huyện Bảo Thắng, ông bị sốt rét ác tính, may mà có
anh Ma Văn Nho - là phó bí thư Huyện ủy Bảo Thắng cứu sống nhờ kiếm
được mấy mũi tiêm. Từ đó ông kết nghĩa anh em với anh Ma Văn Nho và đổi
tên thành Ma Văn Kháng.
Từ tuổi thiếu niên, Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được cử đi
học ở khu học xá Trung Quốc. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp sư phạm trung
cấp tại khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), Ma Văn Kháng được cử về tiếp
quản thủ đô nhưng ông từ chối và xin về dạy học ở Lào Cai với lý do “muốn
viết văn thành ra dám liều mạng lên miền biên ải một phen xem sao”. Chuyến
đi lên Lào Cai lập nghiệp cũng là bởi ảnh hưởng của các tiểu thuyết lãng mạn.
Có gì đó đầy hào hứng lôi cuốn, thực sự rất hấp dẫn và mới mẻ cứ lớn lên
trong tâm hồn anh giáo viên trẻ tìm được lý tưởng. Ông về dạy cấp II ở Lào
Cai và bắt đầu xung phong tham gia nhiều hoạt động xã hội. Năm 1960 ông

được cử về học Đại học Sư phạm Hà Nội, tốt nghiệp năm 1964 ông lại xin về
Lào Cai để dạy cấp III. Sau đó ông chuyển sang làm thư ký cho đồng chí Bí
thư Tỉnh ủy rồi làm Phó Tổng biên tập báo Lao Cai, Tổng biên tập, Phó Giám
đốc Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành, Tổng biên tập tạp chí
Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam.. Sau này, ngẫm lại, ông thấy
việc bị điều lên làm thư ký cho ông bí thư tỉnh ủy tưởng là điều không may
nhưng lại rất may. Vì ở vị trí đó, ông được gắn bó với những gì thuộc về vận
mệnh con người, vận mệnh của đất nước. Ông nhận ra rằng ngẫu sự rất quan
trọng, cứ để cho cuộc sống chủ động đến với đời mình, nhiều khi sự rủi ro đối
với người làm nghệ thuật lại là điều may mắn.
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà
Nội, từng làm tổng biên tập, phó giám đốc nhà xuất bản Lao động. Từ tháng
3/1995 là Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Đảng đoàn, Hội Nhà văn khóa V -


23

Tổng Biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Sự chuyển đổi công tác ấy cũng
làm ông đã phải đánh đổi nhiều thứ. Đó là những ngày ăn nhờ ở đậu tại nhà
tập thể Tổng liên đoàn lao động Việt Nam với không gian chật hẹp. Bốn năm
sau, hai vợ chồng ông vất vả lắm mới lo toan để xin được cấp căn hộ chung
cư ở Thành Công rộng khoảng 28 m2. Đến khi chuyển về nhà mới, ông vẫn
chưa tin mình có nhà, chưa có cảm giác là nhà của mình, nằm ngủ vẫn chỉ mê
thấy chuyện nhà cửa. Khi “an cư” cũng là thời gian nhà văn Ma Văn Kháng
viết được nhiều nhất và thăng hoa nhất. Nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ
này đã trở thành những dấu ấn không thể mờ phai trong nền văn xuôi hiện
đại. Ông chia sẻ: “Về Hà Nội rồi, tôi mới nhận ra rằng, hóa ra mình đã ở miền
núi đến một phần tư thế kỷ. Tỉnh lẻ rất tình cảm, rất gắn bó, như một phần cơ
thể mình vậy, nhưng nếu để làm văn chương chuyên nghiệp thì hóa ra mình
cần nhiều điều hơn thế. Mảnh đất Lào Cai mang lại cho tôi vốn sống về dân

tộc rất lớn thậm chí còn là “nguồn” để bè bạn hỏi mỗi khi cần cho sáng tác”
[56, 15]. Nhưng ông cũng hối tiếc: “Lẽ ra tôi nên về Hà Nội sớm hơn chục
năm để học được nhiều hơn cho tác phẩm của mình nó bớt đi chất tỉnh lẻ. Nói
vậy không phải tôi chê tỉnh lẻ, nhưng thực sự cái gọi là “văn hóa tỉnh lẻ” nó
cản trở và làm mình bé đi ghê lắm, cảm giác nơi đó như cái lồng chật chội dù
tình cảm rộng mênh mông, nhưng muốn bứt phá được là rất khó. Chuyển đổi
không gian văn chương khiến ḿnh đầy lạ lẫm nhưng thức ngộ, bừng sáng.
Bởi vậy mà tôi về từ năm 1976, đến năm 1982 mới viết lại được tác phẩm
Mưa mùa hạ, một tác phẩm thể hiện sự khai sáng cuộc đời mình. Hồi đó, một
ông bạn văn đã nói với tôi: “Lão Kháng này mới ở miền núi về thấy cái gì
cũng lạ nên cứ kêu toáng lên, còn bọn mình ở đây quen rồi nên thấy cái gì
cũng quen hết cả” [56, 15].
Ngoài ra, Ma Văn Kháng còn đứng lớp dạy viết văn nhiều khóa tại
trường viết văn Nguyễn Du khi xưa, nay là khoa Viết văn - Báo chí của Đại


24

học Văn hóa Hà Nội. Học trò của ông hiện nay nhiều người đã trở thành
những tên tuổi lớn trên văn đàn. Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ: “Có hai việc
cần thiết vào cuối đời thì tôi đã nỗ lực để làm trong những năm qua, vì con cái
tôi không ai quan tâm đến gia tài văn chương của bố, nên nếu mình không
làm thì không ai làm cho mình cả, bởi thế tôi hệ thống hóa những điều đã viết,
gom góp để hoàn thành nốt những tư liệu dở dang, tổng kê lại những cuốn
sách đã xuất bản, những bài báo người ta đã viết về mình. Điều thứ hai là tôi
soạn xong di chúc, thực sự phải hoàn toàn thanh thản chuẩn bị cho mình mọi
tâm thế an lành nhất, để có thể yên tâm một điều rằng, sinh ra trên cõi đời
này, mình đã tận tâm, tận lực đến cùng để có thể có một cuộc đời tròn vẹn
nhất…” [56, 30].
Dù tuổi cao cùng những chứng bệnh mà bất kỳ tuổi già nào đều có

thể gặp phải nhưng Ma Văn Kháng không những chăm chỉ viết, ông còn rất
chịu khó đọc tác phẩm của các đồng nghiệp, mà trong đó đa phần là các
đồng nghiệp lớp sau, những người vốn là học trò của ông, thậm chí, ông còn
đọc cả tác phẩm của những cây bút trẻ một cách chân thành, không màu mè.
“Đọc nhà văn trẻ để thấm thấu cái tươi mát phi truyền thống, phi cổ điển”,
ông tâm sự. Ngoài việc tham dự vào đời sống văn học, thi thoảng, các đồng
nghiệp vẫn thấy ông… đi thực tế, dự các buổi gặp gỡ của các ngành. Quan
niệm của ông là đừng bao giờ cho rằng mình đã trưởng thành, không hiểu
các nghề khác thế nào, riêng nghề văn mà tôi theo đuổi thì đó là một nghề
cần học hỏi suốt đời. Học nghề mải mê, không biết mệt, nếu anh còn muốn
tiếp tục sống với cái nghề vất vả cực nhọc và tràn đầy niềm vui này. Ông
tâm niệm: “Chẳng ai dự liệu được đời mình sẽ là thế nào cả. Cách mạng là
ngọn gió lớn thổi ta là hạt bụi đi đến các chân trời - một nhà thơ đã viết thế.
Khoa học nhân sinh cho biết 70% đời người do ngẫu nhiên quyết định.
Không ai chọn thời đại, hoàn cảnh để sinh ra và sống với nó cả. Vấn đề đặt


25

ra là biết sống cho đúng với tư cách một con người trong mỗi hoàn cảnh.
Đến tuổi này thì tôi hài lòng với những gì đã trải qua, đã làm được và bằng
lòng với cả những gì chưa làm được…” [11, 22].
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
1.2.2.1. Ma Văn Kháng - nhà văn của gia tài sáng tác đồ sộ
Nhà văn Ma Văn Kháng chia sẻ rằng, thực ra, văn chương đến với ông
cũng là một sự tình cờ. Ngày bé ông thích văn, đã viết tham gia các cuộc thi
của nhà trường nhưng không nghĩ mai này sẽ là nhà văn. Lớn hơn một chút,
trong thâm tâm ông bắt đầu tâm niệm mình sẽ phải viết.
Ma Văn Kháng là một trong số người có tốc độ viết nhiều nhất trong
số những nhà văn thế hệ ông. Dường như ít thấy ông ở những cuộc trà dư tửu

hậu, những cuộc xôm tụ bạn bè, mà chỉ thấy ông tranh thủ từng giây khắc của
cuộc đời để cần mẫn gieo trồng trên cánh đồng chữ nghĩa. Nói về điều này,
nhà văn Ma Văn Kháng khiêm tốn tự nhận mình là người cần cù, chịu khó và
vẫn giữ được ngọn lửa men say trong cảm xúc. Bởi vì, văn chương là thứ mà
ông đã sống với nó, chết với nó nên ngày nào còn sức khỏe, là ông còn đọc,
còn viết. Rồi ông bảo, thực sự thì văn chương cũng mang lại cho ông nhiều
thứ. Từ ngày khốn khó sống bằng nhuận bút, đến xây nhà dựng cửa cũng có
phần của nhuận bút, đến tự cứu mình bằng việc mổ tim đặt stant động mạch
vành cũng là tiền nhuận bút bao năm tích cóp.
Gia tài văn chương của ông cho đến hết năm 2013 có khoảng 200
truyện ngắn, 17 cuốn tiểu thuyết, một cuốn hồi ký, một tập bút ký- tiểu luận
phê bình. Trong số này, có nhiều cuốn viết về đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi như: Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn
(1972), Người con trai họ Hạng (1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng
ngựa (1973),... và các tiểu thuyết như: Gió rừng (1976), Đồng bạc trắng hoa
xòe (1978), Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Vùng biên


×