Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.48 KB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BIỆN THỊ QUỲNH TRANG

ĐẶC SẮC TẢN VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BIỆN THỊ QUỲNH TRANG

ĐẶC SẮC TẢN VĂN
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ THANH NGA

Nghệ An, 2015



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học Việt Nam đương đại, bên cạnh truyện ngắn, tiểu
thuyết, tản văn - một thể loại văn xuôi càng ngày càng được chú ý, vài thập
kỷ gần đây dường như lên ngôi với sự nở rộ hàng loạt tác giả - tác phẩm gây
được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả. Có thể nói, dường như bị
lãng quên suốt một thời kỳ dài, ít nhất là khoảng gần nửa sau của thế kỷ XX,
"Nhưng tản văn vẫn sống, âm thầm, dai dẳng mà mãnh liệt, và hôm nay
đang ngày càng khởi sắc” [74].
Từ những thập niên cuối thế kỷ XX đến những thập niên đầu thế kỷ
XXI này, có biết bao nhiêu vấn đề đặt ra gay gắt cho cuộc sống, tư tưởng,
tình cảm của của con người. Có lẽ vì thế chăng mà người ta tìm đến tản văn
nhiều hơn, và tản văn có cơ hội để thể hiện rõ vị trí thể loại của mình?. Cả
người viết cũng như độc giả tìm thấy ở tản văn bao nhiêu điều đáng nói và
“dễ nói” về đời sống và con người đương đại. Nhiều người viết, kể cả
chuyên nghiệp (nhà văn) và không chuyên, đều muốn qua tản văn để bày tỏ,
bộc lộ những nhận thức, suy ngẫm và cảm xúc của mình về các hiện tượng
của đời sống. Liệu đã đủ cơ sở để xem tản văn là một thể loại, và có thể khu
biệt nó với tạp văn, tạp bút - những khái niệm mà lâu nay ranh giới giữa nó
rất mờ nhạt, thậm chí dường như chẳng có ranh giới?...


4
1.2. Trong số các nhà văn chuyên nghiệp đang có sức hấp dẫn lớn với
người đọc, Nguyễn Nhật Ánh là một trường hợp tiêu biểu với khả năng thu hút
người đọc, nhất là người đọc trẻ, trên nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện
dài... Với bút lực dồi dào, như đã thành thông lệ, thời gian gần đây, mỗi năm
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đều ra mắt bạn đọc ít nhất một tựa sách mới. Mỗi

một tác phẩm mới của ông ra đời đều được người đọc hồ hởi đón nhận.
Ngoài mảng truyện viết cho thiếu nhi - thể loại mang lại bút hiệu “thương hiệu” Nguyễn Nhật Ánh, tản văn của ông cũng đầy sức hấp dẫn.
Gần gũi, tự nhiên, hóm hỉnh như chính con người tác giả, tản văn Nguyễn
Nhật Ánh đánh dấu một bước thành công mới của tác giả.
1.3. Cùng với truyện, tản văn góp phần quan trọng khẳng định tên tuổi
Nguyễn Nhật Ánh. Chỉ trong vòng vài năm, Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời
nhiều tập tản văn sáng giá với những nét riêng độc đáo với một phong cách
hóm hỉnh và tinh tế, mộc mạc, chân thật và có sức cuốn hút, lan tỏa. Không
ít người nhận thấy, đọc tản văn Nguyễn Nhật Ánh không đơn thuần chỉ là
đọc, mà còn là ngẫm. Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng,
Thương nhớ Trà Long đưa người đọc đến với những câu chuyện, những vấn
đề thường nhật, tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại giàu giá trị nhân văn, đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nguyễn Nhật Ánh nhanh nhạy trong nhìn nhận,
khám phá và khai thác mọi vấn đề của đời sống, xã hội, đáp ứng kịp thời
nhu cầu đọc sách của con người hiện đại.
Tản văn của Nguyễn Nhật Ánh được viết hết sức chân thành, tự nhiên,
mang đậm hơi thở của đời sống, hàm ẩn trong đó là những bài học nhẹ
nhàng nhưng thấm thía, những cảm nhận và triết lí mộc mạc nhưng sâu sắc
về cuộc đời và con người, về quê hương đất nước, về văn hóa dân tộc,...
Tìm hiểu, nghiên cứu tản văn Nguyễn Nhật Ánh là việc làm vừa có ý
nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học, không chỉ nhằm giúp hiểu thêm về
hiện thực của quê hương đất nước (qua cái nhìn của Nguyễn Nhật Ánh), mà

4


5
còn góp phần làm rõ thêm về lý thuyết thể loại tản văn (qua sự thể hiện của
Nguyễn Nhật Ánh).
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1. Về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của nhà văn nói chung
Hiện chưa có công trình quy mô nào nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh.
Có lẽ vì sự xuất hiện của ông còn mới (khoảng hơn một thập kỷ nay) và
người ta đang chờ đợi thêm sự thử thách của thời gian đối với tác phẩm của
ông (?). Tìm hiểu, nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh, chủ yếu là những bài
viết nhỏ lẻ và các bài phỏng vấn trên báo chí.
Người ta quan tâm đến Nguyễn Nhật Ánh trước hết với tư cách là tác
giả nổi tiếng của dòng truyện viết cho thiếu nhi. Từ năm 2005, Nguyễn Thị
Thanh Xuân đã có nhận xét: “Hơn mười năm qua, hấp lực của truyện
Nguyễn Nhật Ánh vẫn chưa hề suy giảm, lại có phần mạnh mẽ hơn, trong
khi môi trường giải trí của thiếu nhi ngày càng đa dạng, có một sự chi phối
lớn của sách dịch và phim video mang màu sắc văn minh ngoại lai” [43].
Theo Nguyễn Văn Tình, “Nguyễn Nhật Ánh vẫn lặng lẽ mang đến hơi ấm
của tình thương và lòng nhân ái qua tiếng cười của trẻ thơ. Ông chỉ có một
mong muốn khiêm nhường là giúp các em yên tâm vui sống”. Đúng thế,
Nguyễn Nhật Ánh đã mang đến cho dòng văn học cho thiếu nhi một luồng
gió mới, làm sôi động hẳn không khí văn học thiếu nhi của nước nhà, góp
phần làm sống dậy văn hóa đọc ở thiếu nhi. Nguyễn Nhật Ánh đến với thiếu
nhi một cách rất tự nhiên, như một mối lương duyên...
Văn Hồng trong bài viết “Nguyễn Nhật Ánh như một ví dụ…”, đăng trên
tạp chí Kiến thức ngày nay, số 519 (năm 2005) nhận xét: “Với cách kết hợp
truyền thống và hiện đại, tinh hoa thế giới và bản sắc Việt Nam, vốn văn hóa –
thẩm mĩ rộng và tay nghề cao, nhắm tới một đối tượng xác định, Nguyễn Nhật
Ánh đã trở thành một hiện tượng độc đáo trong văn học thiếu nhi”.
Trần Văn Toàn xác định: “Bản lĩnh nghề nghiệp của Nguyễn Nhật
Ánh đã thể hiện sự tự tin rất cao. Ông viết cái gì người ta cũng rất thích,
5


6

không phải nhà văn nào cũng làm được như vậy”. Cũng theo Trần Văn
Toàn, “thế mạnh” của Nguyễn Nhật Ánh là tác giả “đã vận dụng được chất
trữ tình, luôn lấy một cảm xúc nào đó của nhân vật để trải nó thành câu
chuyện, tạo điểm nhấn cho nhân vật”.
Nguyễn Quang Lập khái quát: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn
Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là
mỗi bất ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười, khi
làm ta rưng rưng, hoặc ngồi im lặng suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của
Nguyễn Nhật Ánh để đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật
Ánh rung chuông, người ta khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng
anh háo hức lên tàu” [49].
Nhân Ngày sách Việt Nam lần đầu (24/2/2014), Nguyễn Nhật Ánh là
một trong hai tên tuổi viết cho thiếu nhi (Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh) được
chọn để tôn vinh. Theo Lê Phương Liên, “Muốn viết cho thiếu nhi, như
đỉnh cao hiện tại Nguyễn Nhật Ánh, phải thực sự am hiểu, là người bạn tốt
yêu thương và hiểu trẻ em” (theo />Hai tập sách Kính vạn hoa và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của
Nguyễn Nhật Ánh được đưa vào bộ sách 105 cuốn sách đang được đọc
nhiều nhất ở các nước trên thế giới do Nhà xuất bản Ten-Books (Nhật Bản)
ấn hành (xuất bản tại Nhật vào tháng 12/2013).
Gần đây, tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật
Ánh được dựng thành phim, gây tiếng vang lớn (trước Tôi thấy hoa vàng
trên cỏ xanh, nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cũng đã từng được
chuyển thể thành phim truyền hình như Áo trắng sân trường, Nữ sinh, Kính
vạn hoa),...
Đáng chú ý, gần đây nhất, giới phê bình muốn giải mã thành công của
Nguyễn Nhật Ánh bằng Hội thảo Nguyễn Nhật Ánh - hành trình chinh
phục tuổi thơ diễn ra sáng 16.9.2015 tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Theo Lê
6



7
Huy Bắc, “Chất triết học trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh soi chiếu
cuộc đời của những đứa trẻ" tạo nên thành công của nhà văn. Chất triết học
ấy không cao xa, nặng nề mà nhẹ nhàng len lỏi vào từng trang viết, thể hiện
đúng thế giới tuổi thơ - nơi không chỉ có tiếng cười, sự hồn nhiên mà còn
có cả nỗi buồn, tư lự, âu lo và trăn trở rất đời. Chính sự hài hòa này góp
phần nâng tầm trang viết của tác giả.
Văn Giá cho rằng văn chương của tác giả Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh hấp dẫn bởi ba lý do. Thứ nhất, Nguyễn Nhật Ánh xuất hiện trên văn
đàn vào thời kỳ đổi mới. Đây là giai đoạn sang trang của đất nước, tiếp sức
cho văn học thiếu nhi khi trẻ thơ được là trẻ thơ, không phải gánh vác các
nhiệm vụ lịch sử. Thứ hai, tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường chứa
đựng tâm năng và trí năng. Trí năng mang lại tiếng cười, sự thông minh,
hài hước. Còn tâm năng khiến người đọc xúc động. Điều thứ ba làm nên
thành công của Nguyễn Nhật Ánh là tác giả có cách kể tạo không gian thân
mật, gần gũi, hòa đồng với trẻ thơ.
Là người viết hơn một trăm cuốn sách thiếu nhi nhưng Nguyễn Nhật
Ánh không chỉ là tác giả dành cho trẻ em, hay tuổi mới lớn. Sách của ông
đến với hàng triệu độc giả, khiến mọi người say mê. Có hẳn một thế hệ
người đọc của Nguyễn Nhật Ánh. Họ lớn lên, lập gia đình và con cái của
họ tiếp tục yêu trang viết của ông. Dương Thành Truyền nhận xét: “sách
của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng thúc đẩy con người thay đổi theo chiều
chân thiện mỹ” (theo />Có thể nhận thấy, từng câu chuyện Nguyễn Nhật Ánh viết, kể cho các
em đều mang lại những điều mới mẻ, thú vị; từng câu chuyện như là từng
sự trải nghiệm có thực của nhà văn. Nhà văn vừa là người kể chuyện vừa là
nhân vật để từ đó trở thành người bạn tâm tình và chia sẻ cùng bạn đọc.
Càng đọc Nguyễn Nhật Ánh càng thấy nhiều điều điều thú vị. Nhận xét:
“Kỳ lạ là truyện Nguyễn Nhật Ánh có sức hút riêng, anh luôn tạo được
những chi tiết dí dỏm, bất ngờ” của Đỗ Trung Quân là hoàn toàn có cơ sở.
7



8
Dẫu rằng chưa có công trình nào quy mô tìm hiểu, nghiên cứu về
Nguyễn Nhật Ánh, nhưng các ý kiến về Nguyễn Nhật Ánh được trình bày
trong các buổi tọa đàm, trao đổi văn học - nghệ thuật, trên các tờ báo và
mạng điện tử không phải là ít. Phần lớn các ý kiến đều đánh giá cao tài năng
và đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học nước nhà, đặc biệt ở mảng
truyện viết cho thiếu nhi. Cũng rất cần kể đến một số luận văn Thạc sĩ về
Nguyễn Nhật Ánh, tiêu biểu như: Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện
Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Hương Giang do PGS.TS.
Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học Vinh, 2010); Thế giới phù thuỷ trong
Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn Thạc sĩ của Trần
Thị Bích Vân, cũng do PGS.TS. Biện Minh Điền hướng dẫn, Đại học Sài
Gòn, 2012),...
2.2. Về tản văn của Nguyễn Nhật Ánh
Sau thể loại truyện, tản văn cũng là thể loại rất thành công của Nguyễn
Nhật Ánh. Ba tập tản văn của Nguyễn Nhật Ánh (Sương khói quê nhà,
Người Quảng đi ăn mì Quảng, và Thương nhớ Trà Long) vừa ra đời đã được
đông đảo công chúng độc giả hào hứng đón nhận và đánh giá cao từ nội
dung đến giọng điệu cách viết, dẫu rằng chưa có bài viết nào bàn về nó.
Ba tập: Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì Quảng, và Thương
nhớ Trà Long là tản văn hay tạp văn, vấn đề này, chúng tôi sẽ luận giải sau.
Thực ra, ranh giới của nó ở đây không thật rõ. Chính vì thế, có người xem
những tác phẩm này là tản văn, có người xem là tạp văn. Huỳnh Như Phương
nhận thấy “tạp văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn phát huy chất hài hước, dí dỏm sở
trường trong văn tự sự của ông” (). Một tác
giả khác (Hòa Bình) lại nhận thấy, tạp văn của Nguyễn Nhật Ánh “viết nhẹ
nhàng, hóm hỉnh mà da diết, ký ức xưa rộn rã quay về đầy ấm áp”; cách viết
của Nguyễn Nhật Ánh “giúp lớp trẻ, thế hệ chưa từng trải nghiệm những ký

ức thú vị trên được vun bồi một khoảng tâm hồn đầy thi vị, thơ mộng về quê
hương, đất nước mình”; “nói gì đi nữa, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vẫn dẫn
8


9
người đọc tới những hoài niệm đẹp đầy chất nhân văn, thấm đẫm hồn quê
Việt”... (theo />Minh Hoa trên tờ Thanh niên nhận xét: “Hơi lạ! Đã quen với một
Nguyễn Nhật Ánh hồn nhiên trẻ thơ với những tác phẩm văn học thiếu nhi
nên tưởng chừng anh chỉ bận bịu săm soi những ống kính vạn hoa, hòn bi,
quả thị, đi bên ngoài những câu chuyện "vĩ mô", những vấn đề thời sự xã
hội của thế giới người lớn. Tạp văn Người Quảng đi ăn mì Quảng vẫn
mang vẫn đậm đặc chất humour đặc trưng của Nguyễn Nhật Ánh, nhưng ở
đây người đọc bất ngờ bắt gặp con người xã hội nồng nhiệt và nhiều ưu tư
của anh. Nguyễn Nhật Ánh băn khoăn với Ngổn ngang phố xá, Đồ giả, Khi
nhà không có đàn ông; hoài niệm với Sách của một thời, Chia tay buổi
chiều... Cũng là nỗi bức xúc chung của xã hội nhưng Nguyễn Nhật Ánh
vẫn hiền lành, ôn nhu. Là một tiếng thở dài nhẹ nhàng nhưng đủ để người
đọc giật mình và "thấm"...
Có luận văn Thạc sĩ có tìm hiểu tạp văn (chứ không phải tản văn) của
Nhật Ánh, như luận văn của Đỗ Thúy, Cao học 20 Đại học Sài Gòn với tên
gọi: Đặc điểm tạp văn Nguyễn Nhật Ánh (qua khảo sát hai tác phẩm Sương
khói quê và Người Quảng đi ăn mì Quảng).
Vậy là, vẫn chưa có công trình nào tìm hiểu tản văn Nguyễn Nhật Ánh
một cách đầy đủ qua khảo sát toàn bộ tản văn của ông và đúng với tên gọi
thể loại là tản văn. Tuy nhiên, các ý kiến và những tìm hiểu, nghiên cứu về
Nguyễn Nhật Ánh là cơ sở giúp cho chúng tôi thực hiện công trình này.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Đặc sắc tản văn Nguyễn

Nhật Ánh
3.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát toàn bộ tản văn của Nguyễn Nhật Ánh.
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát bao gồm:
9


10
- Sương khói quê nhà, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
- Người Quảng đi ăn mì Quảng, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2012.
- Thương nhớ Trà Long, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2014.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát các tập Sương khói quê nhà, Người Quảng đi ăn mì
Quảng, Thương nhớ Trà Long, luận văn nhằm tìm và xác định những đặc
sắc của tản văn Nguyễn Nhật Ánh, từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên
cứu thể loại tản văn trong văn học Việt Nam đương đại.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về tản văn trong văn học Việt Nam
đương đại, và tản văn trong văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh.
4.2.2. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc của tản văn
Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện cảm hứng và nội dung thể hiện.
4.2.3. Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc sắc của tản văn
Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện hình thức và thi pháp thể loại.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh
và đóng góp của nhà văn cho thể loại này trong văn học Việt Nam đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó
có các phương pháp chính: phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh - loại hình, phương pháp cấu trúc

- hệ thống...
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật
Ánh với cái nhìn tập trung và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu và nghiên cứu tản văn trong văn học Việt Nam đương đại...
6.2. Cấu trúc của luận văn
10


11
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương.
Chương 1. Tản văn trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn
Nhật Ánh
Chương 2. Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện chức
năng và nội dung của thể loại
Chương 3. Đặc sắc tản văn Nguyễn Nhật Ánh trên phương diện thi
pháp thể loại
Cuối cùng là Tài liệu tham khảo.
Chương 1
TẢN VĂN TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Một số vấn đề về thể loại tản văn và tản văn trong văn học Việt
Nam đương đại
1.1.1. Một số vấn đề về thể loại tản văn
1.1.1.1. Khái niệm tản văn
Tản văn (tiếng Pháp: prose), theo Từ điển Tiếng Việt, là “văn xuôi,
loại văn gồm các thể kí và các thể văn khác, ngoài truyện, thơ và kịch”

[82,857]. Theo Hán Việt từ điển, tản văn là văn xuôi không có vần [2,233].
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, “Tản văn, nghĩa đen là văn xuôi, nhưng
hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn
khớp với thuật ngữ văn xuôi. Nếu văn xuôi trong nghĩa rộng chỉ loại văn
đối lập với văn vần, và trong nghĩa hẹp chỉ các tác phẩm phân biệt với kịch,
thơ, bao gồm một phạm vi rộng từ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, kí,
tiểu phẩm chính luận thì tản văn chỉ phạm vi văn xuôi hẹp hơn, không bao
gồm các loại truyện hư cấu như tiểu thuyết, truyện ngắn. Nó là một loại
hình văn học ngang với thơ, kịch, tiểu thuyết. Nhưng mặt khác, tản văn lại

11


12
có nội hàm rộng hơn khái niệm kí, vì nội dung chứa cả những truyện ngụ
ngôn hư cấu lẫn các thể văn xuôi khác như thư, tựa, bạt, du kí,…
Tản văn là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị
luận, miêu tả phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản
văn mang tính chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức
tạp, nhân vật hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách
cá nhân. Điều cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng
giàu ý nghĩa xã hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá
tính của tác giả. Trong văn học cổ, tản văn bao gồm các áng văn kinh,
truyện, tử, tập như Mạnh Tử, Tả truyện, Sử kí, các bài biểu, chiếu, cáo, hịch,
phú, minh, luận…
Trong văn học hiện đại, tản văn bao gồm các thể kí, tùy bút, văn tiểu
phẩm, văn chính luận, tạp văn, ngụ ngôn, chân dung văn học,… Tản văn là
loại văn tự do, dài ngắn tùy ý, cách thể hiện đa dạng, đặc biệt là thể hiện nổi
bật chính kiến và cá tính tác giả, có truyền thồng lâu đời và sức sống mạnh
mẽ [38,293].

Ở thời cổ đại, tản văn là “một thể văn đối lại với biền văn và vận văn.
Thời Lục triều, loại biền văn phát triển, lại chú trọng phân biệt giữa “văn”
và “bút”, xem “có vần là văn, không có vần là bút”. Còn loại không có vần
mà lại tự nhiên không gò bó thì gọi là “tản văn”. Về sau, “tản văn” trỏ tất
cả các loại văn ngoài thơ ca. Thời hiện đại, “tản văn” là một thể loại văn
học bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết và kịch bản. “Tản văn” theo nghĩa rộng
bao gồm tạp văn, tiểu phẩm, tùy bút, văn báo cáo. “Tản văn” theo nghĩa
hẹp chuyên trỏ loại tiểu phẩm tự sự hoặc trữ tình biểu hiện những tư tưởng
tình cảm đối với cuộc sống [40,124].
Thực ra, khái niệm tản văn bao hàm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng, tản văn chỉ tất cả những thể loại ngoài thơ ca, bao gồm tác phẩm
văn học và luận văn khoa học, văn bản hành chính công vụ. Theo nghĩa hẹp,
tản văn được dùng với ý nghĩa là văn học thuần túy - “tản văn văn học” /
12


13
“tản văn nghệ thuật”, là một thể loại bên cạnh thơ ca, tiểu thuyết, kịch...
Loại tản văn này chú trọng việc ghi lại những gì tác giả đã trải qua, đã nghe
thấy, cảm thấy, đã trải nghiệm. Chính vì thế, tản văn văn học / nghệ thuật rất
giàu tính trữ tình. Đây chính là tản văn hiện đại...
1.1.1.2. Các ý kiến bàn về tản văn
Tản văn hiện đại với tư cách như một thể loại văn học có từ bao giờ?
Đây đang là câu hỏi không dễ trả lời.
Trên thực tế, trong khoảng một vài thập kỷ trở lại đây, thấy xuất hiện
hàng loạt các tác phẩm, các tập tản văn. Các trang báo, từ báo in đến báo
điện tử đều dành nhiều vị trí cho chuyên mục tản văn, tạp văn. Nhiều diễn
đàn văn học mạng, các trang mạng xã hội không ngừng đăng tải những bài
viết mang dáng dấp tản văn… đó là những biểu hiện chân thực và sống động
nhất cho sự phát triển ngày nay của thể loại này. Tản văn chính vì thế có sức

hút lớn và đã có không ít ý kiến bàn về nó.
Trên diễn đàn vovgiaothong.vn, tại mục Văn hóa, có đăng tải cuộc bình
luận của Chu Văn Sơn, Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội và nhà
văn Đỗ Bích Thúy (Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội) xung
quanh vấn đề thực sự tản văn là gì? Nó đang đứng ở đâu trong văn đàn Việt
Nam? Chu Văn Sơn cho rằng, trong dòng chảy lịch sử văn học, mỗi một thể
loại có những thời riêng của nó, và gần đây, lấy mốc từ đầu thế kỉ XXI đến
nay thì quả thực là thời của tản văn, hay nói cách khác là giai đoạn mà tản
văn phát triển mạnh mẽ và bùng nổ. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của
những người trực tiếp sáng tác mà còn cả giới phê bình nghiên cứu. Hiểu
một cách cơ bản nhất thì tản văn thường ghi lại những suy cảm có tính chất
chủ quan của chủ thể, hoặc về các vấn đề xã hội nóng bỏng mà ở đó chúng
ta thấy được phản ứng suy cảm đó có sự nhạy bén để đáp ứng những điều
đang đặt ra trong thời cuộc, mặt khác tản văn còn ghi lại những suy cảm
xung quanh những trải nghiệm về vấn đề cá nhân, con người, bản thể.

13


14
Không ít người cho rằng tản văn hay tạp văn có thể hiểu là cùng một
thể loại. Ngoài ra nếu xét về mặt thuật ngữ để định dạng thể loại này, tản
văn còn có thể gọi là tạp bút, ngẫu bút, ngẫu hứng… Tuy nhiên, mỗi một thể
loại vừa phát triển dựa trên việc phát huy những yếu tố sẵn có nhưng mặt
khác nó lại là những sáng tạo mới mà những cây bút của các thế hệ đem lại.
Vì vậy, khi nhìn vào hiện trạng đó, Chu Văn Sơn cho rằng có lẽ đã đến lúc
cần phải tách tản văn ra khỏi tạp văn. Theo ông, “Tạp văn thường nghiêng
về những vấn đề có tính xã hội nhiều hơn, và ngiêng về lối viết có tính chính
luận. Còn tản văn nghiêng về những vấn đề có tính chất nhân sinh, những
trải nghiệm sống của chủ thể, và tản văn sở hữu lối viết trữ tình. Cho nên tản

văn đậm về chất trữ tình và tạp văn đậm về chất chính luận. Đây có thể xem
là xu hướng phân hóa hiện nay”.
Cũng theo Chu Văn Sơn, các cây bút viết tản văn có thể xếp vào ba
loại. Loại thứ nhất là những nhà văn chuyên nghiệp, tiêu biểu như Đỗ Chu,
Ánh Phương, Nguyễn Ngọc Tư… Loại thứ hai là những người chưa phải
nhà văn chuyên nghiệp nhưng đang trong giai đoạn thử bút. Loại thứ ba là
những người viết nghiệp dư, họ gắn liền với thời hiện nay và viết tản văn rất
nhiều bởi lẽ internet, các trang mạng xã hội đang rất phát triển.
Với tư cách là nhà văn, Đỗ Bích Thúy bộc lộ: “Khi viết tản văn có lẽ
chính là lúc mà người viết được sống thật nhất với nhữg con chữ của mình.
Ở tản văn, yếu tố hư cấu, khả năng tưởng tượng ít hơn ở truyện ngắn và tiểu
thuyết nhưng về mặt cảm xúc, tâm trạng thì tản văn lại dồi dào hơn rất
nhiều”...
Có thể thấy rằng, dường như đến với tản văn, mỗi cây bút không thể
cho phép mình hư cấu, mà ngược lại, họ luôn viết về những gì chân thực
nhất, không che đậy, không dối trá, giấu giếm về chính con người mình, đây
có lẽ là điểm hấp dẫn của tản văn, nó chạm tới được miền kí ức sâu thẳm rất
thật thà, giản dị, tạo cảm xúc đặc biệt trong từng người đọc.

14


15
Nhắc đến tản văn không thể không nhắc đến Nguyễn Vĩnh Nguyên cây bút trẻ tài năng với tập tản văn đáng chú ý gần đây nhất của anh: Ti vi,
xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thức khác.
Nguyễn Vĩnh Nguyên tâm sự: “Mọi thứ ban đầu chỉ xuất phát từ việc tôi
muốn ghi chép lại những sự việc vụn vặt thường ngày của con người Việt
Nam hiện đại, muốn nhìn những đồ dùng hàng ngày, những sự việc trong
đời sống chúng ta ở khía cạnh ký hiệu, biểu tượng, hình hiệu. Sự thay đổi,
biến tấu, kể cả biến mất qua thời gian của chúng biểu hiện điều gì về tâm

thức con người hay ký ức văn hóa, ký ức phát sinh của cá nhân. Và như vậy,
tôi đã đụng tới một vấn đề là tâm tính con người”.
Không ít những nhà văn có viết tản văn coi tản văn là một thể loại...
được viết trong lúc nghỉ ngơi, lúc giải lao, nghĩa là chẳng phải dụng công
gì... Cũng có người gom nhặt những bài viết ngắn trên báo lại làm một cuốn
rồi gán cho cái nhãn tản văn là xong... Nguyễn Vinh Nguyên, nghĩ khác. Với
anh tản văn là một thể loại quan trọng, để viết hay cần phải có sự đầu tư, lao
động hết sức miệt mài và nghiêm túc. Không thể xem tản văn là “thứ văn”,
“phụ văn”. Cần phải xem đây là một thể loại bình đẳng với các thể loại
khác. Lãnh địa sáng tạo, thể nghiệm ở thể loại này vẫn còn hết sức rộng mở
với mọi người viết chuyên tâm. Có thể tán thành với Nguyễn Vĩnh Nguyên
và không ít người đã từng viết tản văn rằng, tản văn là thể loại gắn chặt với
hiện thực và mang đậm tính chủ quan của người viết. Lý trí độc lập sẽ giúp
người viết biết chọn lọc chi tiết, văn phong thể hiện, xử lý cấu trúc, lèo lái
vấn đề một cách tỉnh táo, sắc sảo. Trong khi đó, tính trữ tình, cảm xúc lại
làm nên gia vị, sự linh hoạt, đem lại sự thú vị, cuốn hút cho câu chuyện mà
người ta vẫn gọi là “cái duyên”. Danh mục sách bán chạy thời gian qua cho
thấy, những quyển tản văn của những tác giả tài hoa như Nguyễn Việt Hà,
Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh…, sách dịch từ các tác phẩm tản văn
của Márai Sándor hay trước đó, của Lỗ Tấn, Giả Bình Ao, A.Solzhenitsyn…
thực sự có sức thu hút lớn đối với độc giả.
15


16
Song song với sự phát triển của nhịp sống thời đại, lượng người viết tản
văn tăng cao, nhiều cây bút đã gây dựng được tên tuổi. Tuy vậy, vẫn có
không ít ý kiến trái chiều về thể loại tản văn. Một buổi tọa đàm có tên Tản
văn có phải fast food (đồ ăn nhanh)? được tổ chức tối 1/7/2015 tại Hội
trường Trung tâm Văn hóa Pháp l'Espace, Hà Nội, với sự tham gia của các

diễn giả: nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, nhà văn Đỗ Phấn, nhà
văn Trương Quý. Đông đảo giới viết văn, phê bình, cùng bạn đọc cũng đồng
hành cùng chuyên gia để định danh thể loại, phân tích những ảnh hưởng của
nó trong đời sống văn học hiện đại.
Từ khía cạnh lý luận văn học, nhà phê bình Hoài Nam cho rằng: "Tôi
thấy tản văn có ba đặc điểm: Phi hư cấu, gắn với báo chí, không có cấu trúc
viết nhất quán". Nhà phê bình Mai Anh Tuấn lại nói: "Tôi đồng ý tản văn
đang bùng nổ. Nhưng tôi cho rằng, thể loại này ở Việt Nam hiện nay có tới
hai phần ba là hư cấu. Tôi nghĩ để có tản văn hay, hãy loại bớt hoài niệm,
hồi ức, mà chú ý tới chất khảo cứu, ví dụ các cuốn Xe máy tiếu ngạo và Còn
ai hát về Hà Nội".
Bàn về chất lượng, nhà phê bình Phạm Hoài Nam ví thể loại với món
fast food (đồ ăn nhanh) thời hiện đại, bởi nó được chế biến, tiêu thụ nhanh.
"Thức ăn nhanh có nhiều loại... Nhưng đôi khi nó khiến người ta nhớ không
phải vì ngon, mà vì phong vị riêng, lạ" - Hoài Nam nói.
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu phản biện: "Tôi không đồng ý ví tản văn với
fast food. Rất nhiều người thích ăn đồ ăn nhanh, vì nó có nhiều đường, nhiều
muối, tạo vị ngon. Nhưng người ta vẫn e dè fast food vì sợ nó độc hại. Còn
tản văn, có nhiều cuốn hay, không thể ví nó với thứ ngon mà độc hại được".
Nhiều người viết từng cho rằng tản văn chỉ là văn chương loại hai. Bản
thân Nguyễn Việt Hà có lúc cũng mặc định tản văn "là thể loại nhí nhảnh,
thể loại lót đường trong lúc chưa ra được tác phẩm dài hơi như tiểu
thuyết". Nhưng sau khi cuốn Con giai phố cổ trở thành bestseller, nhà văn
đã thay đổi suy nghĩ. Ngay cả trong tiểu thuyết mới nhất Ba ngôi của người
16


17
của anh, có lẫn cả tản văn ở 70 trang đầu. Điều đó nói lên sức nặng của thể
loại này, với sức mạnh vượt qua giới hạn của thể loại, trở thành một cách kể.

Nói tới chuyện bếp núc sáng tác, nhà văn Đỗ Phấn chia sẻ ông viết tản
văn từ sự đặt hàng của một người bạn làm báo. 15 năm qua ông giữ một
chuyên mục tản văn trên báo chí. Ông nói: "Trên thực tế tôi không dành
nhiều thời gian, tâm sức để viết tản văn. Tản văn không dụng công như
truyện ngắn, nó chỉ là lát cắt hết sức nhỏ trong cuộc đời. Tản văn của tôi là
những suy nghĩ tản mạn, vu vơ, đôi khi không tác động nhiều tới cuộc
sống". Tác giả của Dằng dặc triền sông mưa luôn bị quy định số chữ khi
viết tản văn. Ông nói: "Tản văn là thể loại vô cùng tốn chữ, bởi càng viết ít,
ta càng phải chọn chữ. Vì vậy, nó là môi trường để ta rèn cách viết. Tôi mới
có sáu cuốn tản văn thôi, nhưng chính quá trình lâu dài rèn viết tản văn cho
ngay ngắn, mà tạo cho tôi thói quen khi cầm bút viết tiểu thuyết được dễ
dàng, trơn tru".
Trong bài viết Tản văn, một thể loại văn xuôi hiện đại, Lê Trà My đã có
cái nhìn khái quát về tản văn: “Tản văn trong quan niệm của chúng tôi là
một thể loại văn học có những hạt nhân thể loại đặc thù”. Ở đây, tác giả đã
phân tích khá cụ thể các đặc điểm biểu hiện của tản văn ở các phương diện
dung lượng, giọng điệu, kết cấu, cách thức: “Tản văn là những tác phẩm văn
xuôi thường có dung lượng không lớn, phổ biến là những bài văn ngắn gọn,
hàm súc. Cũng có những tác phẩm xen kẽ văn xuôi và vài câu thơ ngắn có
vai trò minh họa, bàn luận hoặc tổng kết vấn đề. Đó có thể là những tiểu
phẩm được trình bày dưới dạng một mẩu chuyện nhỏ, có thể là một nét chân
dung của ai đó có thực trong đời, có thể là một vài kỉ niệm được hồi tưởng,
những suy tư và cảm xúc về một điều gì đó, có khi lại là những lời tựa, bạt
nhấn mạnh những ấn tượng sâu đậm về sáng tác văn chương của một nhà
văn nào đó… Đặc điểm nổi bật nhất của tản văn so với các thể loại khác là
nó bộc lộ trực tiếp cái “tôi” tác giả”.

17



18
Trong một bài viết về tản văn được in trên báo Văn nghệ 2011, tác giả
Nguyễn Thị Lan cho rằng tản văn là một thể loại văn học độc lập: “Tản văn
là những bài viết tản mạn tương đối tự do; về dung lượng khá ngắn gọn,
hàm súc; về kết cấu có sự linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu
hiện nghệ thuật; về nội dung thường biểu hiện đời sống theo kiểu chấm phá
và đặc trưng quan trọng nhất là thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người
viết; về mặt thẩm mĩ: tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn… Người viết
tản văn hay là người có tâm hồn, có khát vọng thẩm mĩ, có niềm trân trọng
với con người, với cuộc đời, có sự nhạy cảm với đời sống, có sự nhân thành
của tâm hồn”.
Như vậy, có thể thấy dù ở bất kì thể loại nào, sự nhạy cảm, hiểu biết và
trải nghiệm đời sống là những yếu tố không thể thiếu. Nhất là đối với thể tản
văn là thể loại gắn liền với hiện thực, đòi hỏi phải nắm bắt nhanh nhạy, kịp
thời những biến đổi không ngừng của cuộc sống xã hội cũng như nhu cầu
thưởng thức của độc giả. Điều đó giúp người viết tìm được một sự độc lập
trong góc nhìn, trong xúc cảm, nhận thức, thái độ. Tản văn của họ cũng vì
thế mà mang đậm màu sắc phong cách cá nhân.
1.1.1.3. Một số đặc điểm cơ bản, nổi bật của tản văn
Cho đến hôm nay tản văn được công nhận là một thể loại văn học đứng
bên cạnh các thể loại văn học khác như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, thơ…
Tuy nhiên đây là một thể loại văn học không thuần nhất. Từ trước đến nay
đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, lí luận phê bình văn học, các học giả đã cố
gắng đưa ra các định nghĩa của riêng mình về tản văn. Có thể nói, tản văn là
một khái niệm chưa được minh định rõ ràng, còn lẫn lộn với nhiều tên gọi
khác như tạp văn, bút kí, tạp bút, ngẫu bút, ngẫu hứng,…
Dù rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng thực tế là các nhà nghiên
cứu và đội ngũ sáng tác đều chưa thể “khoanh vùng” chính xác cho thể loại
này. Điều đó có lẽ bắt nguồn từ phạm vi khá rộng và sự phong phú, đa dạng
trong nội dung và hình thức phản ánh của thể loại tản văn. Vì vậy, mỗi ý

18


19
kiến bàn về tản văn (như đã trình bày ở trên) hầu hết đều chỉ ra được một số
những đặc điểm cơ bản của thể loại này: tản văn thường ghi lại những suy
cảm có tính chất chủ quan của chủ thể, các vấn đề xã hội nóng , những suy
cảm xung quanh những trải nghiệm về vấn đề cá nhân, con người, bản thể,
nó sở hữu lối viết trữ tình; Ở tản văn, yếu tố hư cấu, khả năng tưởng tượng ít
hơn ở truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng về mặt cảm xúc, tâm trạng thì tản
văn lại dồi dào hơn rất nhiều; Tản văn có ba đặc điểm: phi hư cấu, gắn với
báo chí, không có cấu trúc viết nhất quán; là thể loại gắn chặt vào hiện thực
và mang đậm tính chủ quan trực tiếp của người viết; Tản văn là những bài
viết tản mạn tương đối tự do; về dung lượng khá ngắn gọn, hàm súc; về kết
cấu có sự linh hoạt tất cả các phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ
thuật; về nội dung thường biểu hiện đời sống theo kiểu chấm phá và đặc
trưng quan trọng nhất là thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân của người viết; về
mặt thẩm mĩ: tản văn đứng giữa thơ và truyện ngắn…
Có thể thấy các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học chắc là có tham khảo,
tổng hợp nhiều ý kiến khi đưa ra một cách về thể loại tản văn: “Tản văn là
loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc, có thể trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả
phong cảnh, khắc họa nhân vật. Lối thể hiện đời sống của tản văn mang tính
chất chấm phá, không nhất thiết đòi hỏi có cốt truyện phức tạp, nhân vật
hoàn chỉnh nhưng có cấu tứ độc đáo, có giọng điệu, cốt cách cá nhân. Điều
cốt yếu là tản văn tái hiện được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã
hội, bộc lộ trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm bản sắc cá tính của tác giả”
[38,293].
Có thể xác định những đặc trưng thẩm mĩ nổi bật của tản văn.
Thứ nhất, tản văn là là thể loại mang đậm tính trữ tình; là sự thể hiện
những gì nhà văn nhìn thấy, cảm thấy, cảm xúc, cảm động, hưng phấn, trải

nghiệm (trong sinh hoạt, công tác học tập, đọc sách, suy nghĩ cho đến tham
quan du lịch)... Trên một ý nghĩa nào đó, tiểu thuyết viết về cái ngoài bản

19


20
thân, còn tản văn “viết lại” sự việc trong tim của tác giả; là sự biểu lộ ra một
cách linh hoạt, xác thực những suy cảm của người viết.
Thứ hai, tản văn là thể văn tự do phóng túng nhất. Tất cả những yếu tố
của thi pháp thể loại đều hết sức tự do, phóng túng, từ việc lập ý đến bố cục,
kết cấu, và vận dụng các thủ pháp biểu hiện,... Tất cả đều lấy cảm nhận và
giãi bày của tác giả làm trung tâm.
Thứ ba, tính đa dạng về dạng thức và đề tài. Đề tài của tản văn đặc biệt
rộng lớn, cơ hồ như không gì nó không nói đến, như lịch sử, hiện tại, tương
lai, tự nhiên, xã hội, nhân sinh, sự kiện, cảnh vật, tình cảm, tinh thấn, ngôn
luận, thiên văn, địa lí, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, triết học; rộng như biển,
nhỏ như cây cỏ, không có gì là không thể đưa vào ngòi bút của người viết
tản văn. Giới hạn về đề tài của tản văn dường như vượt qua tất cả các thể
loại văn học khác, có thể gọi tản văn là “viện bảo tàng của cuộc sống”, là thể
văn phóng túng, không bị gò ép, câu thúc bởi một áp lực nào... Dạng thức
của tản văn rất phồn tạp, hình thức phong phú, không bó buộc vào một
khuôn khổ nào (tùy bút, văn tiểu phẩm, tốc kí, đặc tả, du kí, phóng sự, hồi
kí,...). Khuôn khổ của tản văn thường nhỏ, tản văn cổ đại thông thường chỉ
100 chữ, rất ngắn, tản văn hiện đại cũng chỉ có mấy nghìn chữ. Hình thức
thể loại tản văn hết sức linh hoạt, nó có liên hệ giao nhau với các thể loại
khác, nó tự học theo các thể loại khác, viết lảnh lót như thơ, hùng tráng như
quân ca, khúc chiết sinh động như tiểu thuyết.
Thứ tư, tản văn khiến người đọc có cảm giác như là tản mạn, nhưng cái
“tản” này không phải là lộn xộn không có trật tự, không có tính văn chương,

mà là trong tản mạn có trật tự, trong tản mạn có văn chương. Cái trật tự ở
đây tùy theo ý đồ sáng tác và nhu cầu biểu hiện của người viết, Có thể thấy
tản văn không hề làm rối người đọc, không gây khó hiểu, không là “trò
chơi” của ngôn từ, “thách đố” người đọc.
Thứ năm, ngôn ngữ tản văn bóng bẩy, trong sáng, súc tích, tươi mới, tự
nhiên. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để
20


21
khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt
mãnh liệt như thơ. Đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng
của nó là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy
nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động... Loại nội dung và yêu cầu thể loại
nhàn nhã tự tại của nó rất hợp với ngôn ngữ tự nhiên, tươi mới, gọn gàng,
bóng bẩy. Tản văn miêu tả nhân vật phải sinh động như cuộc sống, rõ ràng
như đang hiện ra trước mắt, truyền đạt âm thanh phải giống hệt; tình cảm
biểu hiện thì phải chân thực thiết tha, tế nhị; thuyết lí nghị luận phải vừa
trang trọng vừa hài hước, thú vị, không cần kiểu cách mất tự nhiên, không
cần che đậy, tất cả phải lên xuống tự do như mạch đập của con người, như
tiếng nước chảy trong khe núi,...
1.1.2. Tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
1.1.2.1. Một cái nhìn chung về văn học Việt Nam đương đại
Từ sau đại hội VI (1986) của Đảng, một luồng gió mới thổi vào đời
sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra thời kỳ đổi mới cho văn học với
tinh thần dân chủ. Các nhà văn được “cởi trói”, có nhiều cơ hội để bộc lộ
quan điểm, cá tính sáng tạo cùa mình. Các quan niệm, mô hình sáng tạo đưa
ra đều được nhìn nhận bình đẳng. Đây là một động lực lớn để các thế hệ nhà
văn cùng nhau sáng tạo, đóng góp cho văn học những tác phẩm có giá trị.
Trong hơn hai thập niên qua, chúng ta được chứng kiến cảnh tượng văn học

nước nhà khởi sắc với sự “đua chen” của các thế hệ nhà văn trong hoạt động
sáng tác. Ở các lứa tuổi khác nhau, sinh ra trong hoàn cảnh lịch sử khác
nhau, có thể gặp nhau hoặc đối nghịch trong quan niệm về cuộc sống và văn
chương, nhưng các thế hệ cầm bút đều nỗ lực sáng tạo; ở mỗi thế hệ đều có
những phong cách nghệ thuật độc đáo.
Trong thế hệ nhà văn tiên phong mở đường, khai phá cho sự nghiệp đổi
mới văn học, có thể kể đến: Nguyễn Minh Châu, Lê lựu, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khắc Trường,... Nguyễn Minh Châu tiếp tục đổi mới mình trong
các quan niệm về hiện thực, về chiến tranh qua Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền
21


22
Nam,... Lê Lựu với tiểu thuyết Thời xa vắng đã đánh dấu mốc, mở ra một
thời kỳ mới cho tiểu thuyết. Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người
nhiều ma, Ma Văn Kháng với Đám cưới không có giấy giá thú là những tác
giả đã vẽ nên bức tranh hiện thực về cuộc sống đời thường với những mảng
màu sáng tối, phức tạp đầy nhức nhối...
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương Thu Hương,
Dương Hướng,... cũng là những cái tên được nói đến nhiều. Đóng góp nổi
bật của thế hệ nhà văn này là đoạn tuyệt với lối viết hiện thực tô hồng quen
thuộc cũ để nhìn thẳng, nói thẳng sự thật. Một mặt họ vừa phản ánh được bộ
mặt thật của xã hội, mặt khác, họ đưa ra lối viết độc đáo, trình bày hiện thực
khác hẳn với những người đương thời thông qua hệ thống hình ảnh, biểu
tượng, ẩn dụ, kí hiệu ngôn ngữ mới. Nguyễn Huy Thiệp tạo ra "khuynh
hướng cực thực sắc bén, ngôn ngữ phũ phàng, cô đọng và đã ảnh hưởng sâu
xa đến những người đi sau”; Bảo Ninh có lối viết “trữ tình bi đát rất độc đáo
về chiến tranh ít ai bắt chước được”; Phạm Thị Hoài hình thành “thế giới
ngôn ngữ mặn, đắng, chua, chát đối chất với thứ ngôn ngữ nhạt, vô vị của xã
hội đuơng thời, quật khai hệ thống ngôn ngữ tự do, sống động và ý nhị”

(Thụy Khuê).
Về thơ, cũng có những cách tân táo bạo bởi các tác giả Lê Đạt (Bóng
chữ), Dương Tường (36 bài tình), Đặng Đình Hưng (Bến lạ), Hoàng Hưng
(Người đi tìm mặt, Ngựa biển), Phùng Khắc Bắc (Một chấm xanh), Nguyền
Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa),... buộc người đọc phải nhìn nhận lại một
số vấn đề về thơ.
Thế hệ nhà văn thứ hai sau đổi mới với những tên tuổi như Nguyễn
Bình Phương, Bùi Hoằng Vị, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo,...
cũng có những cách tân táo bạo, đặc biệt trong vận dụng sắc bén hai yếu tố
mới là tưởng tượng và huyền ảo.
Thế hệ thứ ba là những nhà văn còn rất trẻ, sinh ra trong nhũng năm 70,
80 của thế kỷ trước, có những nỗ lực lớn trong sáng tạo, biết vượt ra ngoài
22


23
khuôn sáo cũ, tiêu biểu như: Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Trang Hạ,
Lynh Barcadi, Đình Đình, Phạm Ngọc Lương, Nguyễn Quỳnh Trang, Vi
Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Vãn Cầm Hái, Nguyễn Hữu Hồng Minh,
Nguyễn Quyến,... Văn xuôi của thế hệ nhà văn 7X, 8X cũng gây ra không ít
những tranh cãi xôn xao trong dư luận. Có thể nhận thấy ở sáng tác của
những ngòi bút trẻ này là sự đa dạng trong cách trình bày hiện thực, sự chú ý
nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội hiện đại và sự can đảm nói lên những
điều đáng nói, không sợ sức ép của những tư tưởng bảo thủ.
Các thế hệ nhà văn trên đã thực sự tạo ra được những nét mới cho bức
tranh văn học nước nhà với nhiều thể loại khác nhau, trong đó có tản văn,...
1.1.2.2. Tổng quan về tản văn trong văn học Việt Nam đương đại
Trong đời sống văn học đương đại, bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết,
tản văn - một thể loại văn học tưởng như ít người quan tâm, để ý đã bắt đầu
lên ngôi với sự nổ rộ của hàng loạt tên tuổi, tập sách. Điều này ít nhiều làm

nên diện mạo mới của văn chương Việt Nam.
Tản văn, tạp văn, tùy bút hay đoản văn trước đây xuất hiện lác đác,
nhưng trong một thập kỷ trở lại đây, thể loại này ngày càng được vận dụng
nhiều. Chỉ riêng Nhà xuất bản Trẻ đã in tới 46 cuốn trong ba năm. Sáu tháng
đầu năm 2015 này, đơn vị này phát hành 18 đầu sách tản văn, với 32.000
bản được ấn hành ở Hà Nội. Trung bình, mỗi đầu sách tản văn in 2.000 bản.
Tản văn là thể văn dễ đọc nhưng không dễ viết, như thể thơ lục bát dễ viết
nhưng khó hay. Nhiều nhà văn Việt Nam đã thành danh ở các thể loại thơ,
tiểu thuyết hay truyện ngắn vẫn không ngại ngần tìm đến tản văn. Hầu như
các loại hình báo chí đều dành một phần “diện tích” vừa đủ cho sự xuất hiện
một tác phẩm tản văn. Dường như với sự kiệm lời mà vẫn chuyển tải những
vấn đề có ý nghĩa thời sự và nhân văn, tản văn đã điểm trúng vào thị hiếu
thẩm mỹ của người đọc hôm nay. Đáp ứng nhu cầu văn hóa đọc hiện nay,
các cuốn tản văn xuất hiện ngày càng nhiều. Chúng “đổ bộ” vào các hiệu
23


24
sách, thư viện, các trang mạng đến nỗi có người đã cho rằng trong ngữ cảnh
văn học hiện nay, đây là “thời của tản văn”. Người đọc không khỏi ngạc
nhiên đến vui mừng khi các cây bút chuyên nghiệp lẫn các gương mặt mới
đều chứng tỏ nội lực sáng tạo và gây ấn tượng với người đọc, bởi sự phong
phú về đề tài và đa dạng trong diễn ngôn của họ ở địa hạt tản văn. Có thể kể
đến các tác giả: Trần Nhã Thụy với Cuộc đời vui quá, không buồn được
(Nxb Phụ Nữ, 2009) và Triều cường, chân ngắn, rau sạch (Nxb Trẻ, 2014);
Nguyễn Vĩnh Nguyên với Tivi, xe máy, nhạc chế, karaoke, tăm xỉa răng và
những thứ khác (Nxb Lao Động, 2012) và Những đồ vật trò chuyện cùng ta
(Nxb Trẻ, 2014); Nguyễn Ngọc Tư với Yêu người ngóng núi (Nxb Trẻ,
2009); Nguyễn Nhật Ánh với Người Quảng đi ăn mỳ Quảng (Nxb Trẻ,
2011), Sương khói quê nhà (Nxb Trẻ, 2012) và Thương nhớ Trà Long (Nxb

Trẻ, 2014); Đỗ Bích Thúy với Trên căn gác áp mái (Nxb Phụ Nữ, 2011) và
Đến độ hoa vàng (Nxb Văn Học, 2013); Hoàng Việt Hằng với Tiêu gì cho
thời gian để sống (Nxb Trẻ, 2014); Huỳnh Như Phương với Ngôi nhà và
con người (Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 2006) và Bây giờ mà có về quê
(Nxb Phụ Nữ, 2011); Y Phương với Tháng giêng, tháng giêng, một vòng
dao quắm (Nxb Phụ Nữ, 2009); Nguyễn Việt Hà với Con giai phố cổ (Nxb
Trẻ, 2013); Đỗ Phấn với Hà Nội thì không có tuyết (Nxb Trẻ, 2013)…
Thể tản văn đã trở nên “quen thuộc” với người đọc. Họ tìm thấy ở tản
văn những vấn đề của đời sống và con người đương đại: từ chuyện nhỏ đến
chuyện lớn, từ quá khứ đến hiện tại, từ những khoảnh khắc bất chợt, thoáng
chốc đến những vấn đề muôn thuở, từ những sự vật hiện hữu đến những ấn
tượng vô hình trong thế giới của ý niệm, “vùng mờ tâm linh”. Hệ thống hình
ảnh, chi tiết trong tản văn được sử dụng hết sức tinh lọc, súc tích với sự liên
kết các chi tiết, bộc lộ thông điệp mà người viết gửi gắm. Do vậy, có thể nói,
một trong những đặc thù của tản văn là tính chủ quan, cá nhân trong cách
nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Là một thể văn có sự hòa trộn giữa tự sự và trữ
tình, nên vai trò của sự thật đời sống trong tản văn chỉ như những vật liệu
24


25
dùng để cụ thể hóa, hình tượng hóa cái chủ quan của tác giả, thể hiện trực
tiếp cái tôi của người viết, là nơi chân dung tinh thần của chủ thể sáng tác
hiện ra một cách trực diện và chân thực.
Với Nguyễn Khải tạp văn bao gồm những bài báo bàn về các vấn đề
đạo đức, lối sống, những mẩu chuyện liên quan nhiều đến nhiều khía cạnh
của đời sống hiện thực, song nhìn chung là xoay quanh những suy nghĩ về
cuộc đời và nghề văn. Ông hướng ngòi bút của mình vào những quang cảnh
sự kiện, con người bình thường, cuộc sống hàng ngày (chủ yếu là môi
trường quen thuộc của nhà văn, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp)... Đề tài có

phần hẹp nhưng tác phẩm của ông vẫn đạt đến mức độ khái quát cao và
mang vẻ chân thực sinh động hấp dẫn riêng.
Nhắc đến Nguyễn Ngọc Tư, người đọc thường nhớ ngay đến những
truyện ngắn, truyện vừa nổi tiếng, với giọng văn phóng khoáng, trữ tình,
đậm chất Nam bộ của chị. Tuy nhiên, ở thể loại tản văn, tạp văn, chúng ta
vẫn bắt gặp một Nguyễn Ngọc Tư hồn hậu, đằm thắm, với những câu
chuyện da diết, chất chứa nhiều ưu tư của một con người luôn “tựa vào quê
nhà” để sống, để lấy cảm hứng và để viết.
Sau gần 3 năm xuất hiện liên tục trên mục Tôi xem nghe đọc thấy, báo
Thể thao và Văn hóa, Phan Thị Vàng Anh đã tập hợp các bài viết thành một
tập sách nhỏ có tựa đề Nhân trường hợp chị thỏ bông. Bạn đọc như vừa gặp
lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện
ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn. Trong 34 tản văn in trong tập này,
có thể thấy một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và
dân chủ. Đặc biệt, duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc
tới Nhân trường hợp chị thỉ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.
Đỗ Trung Quân là người có tính cách rất... tạp bút. Tản văn, tạp bút của
Đỗ Trung Quân cho thấy hình ảnh một nhà văn lặng lẽ với cái lưng cong,
đầu cúi thấp, lặng lẽ "góp nhặt từ lề đường" những câu chuyện tưởng nhỏ
nhưng không nhỏ, những câu chuyện dễ bị rơi vào cái "trí quên" của đám
25


×