Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.7 KB, 2 trang )
Bẫy diệt côn trùng bằng mồi nhử Pheromone
SGTT - GS.TS Nguyễn Công Hào, viện
Công nghệ hoá học TP.HCM vừa chế tạo
thành công một sản phẩm bẫy côn trùng
bằng mồi nhử Pheromone, với khả năng diệt
côn trùng cao hơn 90% so với mẫu tương tự
ngoại nhập. Pheromone là hợp chất hoá học
có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích
thích tố của côn trùng, nhằm thu hút con
trưởng thành vào bẫy để tiêu diệt.
Trên tiêu chí an toàn cho người sử dụng và
môi trường, ông Hào đã tạo ra thành phần
mồi gồm các hoạt chất tuỳ theo loại
Pheromone, không gây độc hại đồng thời
hạn chế việc diệt các loại côn trùng có lợi. Kết quả thử nghiệm cho thấy tác dụng của keo bẫy
côn trùng bằng mồi nhử Pheromone bằng 90% chất lượng bẫy Trecé của Mỹ. Đặc biệt giá thành
chỉ bằng 1/3 bẫy ngoại nhập.
Sử dụng Pheromone bẫy côn trùng trong sản xuất rau an toàn
Pheromone là hợp chất hoá học có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích tố
của côn trùng có thể thu hút các con trưởng thành vào bẫy để tiêu diệt, hạn chế
mức độ sinh sản của chúng.
Đối với sâu tơ gây hại trên cải bắp và su hào trồng chính vụ (tháng 12), bằng
cách đặt 100 bẫy mồi/ha mật độ sâu hại sẽ ít đi rất nhiều do đó không cần phải
phun thuốc trừ sâu trong 45 ngày sau khi trồng. Đối với mô hình su hào trồng
muộn trong tháng 2 thì thời gian không cần phun thuốc kéo dài được 30 ngày.
Trong thời gian đó, nông dân chỉ phải phun từ 2-3 lần thuốc hoá học với bắp cải
và 3-4 lần đối với su hào để hạn chế tối đa quần thể sâu hại.
Như vậy, dùng bẫy Pheromone có thể hạn chế đáng kể quần thể sâu tơ trong
thời gian nửa đầu vụ rau, còn sau đó phải kết hợp với việc sử dụng các chế