SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHỊÊN CỨU KHCN CẤP SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TP HỒ CHÍ MINH 2006-2008
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP MỘT SỐ HỢP CHẤT
DẪN DỤ, CHẾ TẠO MỒI NHỬ VÀ BẪY DIỆT
CÔN TRÙNG HẠI RAU
Chủ nhiệm đề tài:
TS. NGUYỄN CỬU THỊ HƯƠNG GIANG
GS. TSKH NGUYỄN CÔNG HÀO
Cơ quan chủ trì: Phân viện Hóa học các HCTN tại TP HCM
TP HỒ CHÍ MINH 2008
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC& CÔNG
NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
1. Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp một số hợp chất dẫn dụ, chế tạo mồi
nhử và bẫy diệt côn trùng hại rau
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Cửu thị Hương Giang
GS.TSKH Nguyễn Công Hào
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Phân Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên
tại TP Hồ Chí Minh
4.
Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh
5. Danh sách các cán bộ tham gia chính trong đề tài:
TT Họ và tên Học
vị/chức
danh
KH
Ngành
chuyên
môn
Đơn vị
công tác
1
Lưu Tham Mưu
TS Côn trùng
học
Viện KH và CN Việt
nam
2
Đặng Chí Hiền
ThS
Phân viện
Phó
Hóa Hữu cơ Phân viện HCTN
3
Trần Đức Khang CN
Hóa Sinh Phân viện HCTN
4
Nguyễn Thành
Danh
ThS Hóa học hữu
cơ
Phân viện HCTN
5
Lê Quốc Minh TS,PGS
Giám đốc
Vật liệu công
nghệ nanô và
ứng dụng
Liên Hi
ệp KHSX
IMAG
6
Nguyễn Toàn
Thắng
KS Công nghệ
VL
CTY VĐM
7
Nguyễn Quốc Toản
KS
Chủ Nhiệm
HTX
Nông học HTX Rau an toàn
TPT, Củ Chi
8
Nguyễn Phương
Nam
ThS Tin Sinh học ĐH KHTN
9
Vũ Thông KS Nông học HTX rau an toàn TPT
Huyện Củ Chi.
BẢNG TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
TT Tên sản phẩm
Yêu cầu khoa học, kinh tế Tự đánh giá
1 Báo cáo tổng kết Có đủ 10 bản báo cáo tổng
kết kèm theo đĩa CD
Hoàn thành
2 Hoạt chất dẫn dụ sâu tơ: (Z)-
11-HDAc, HDAL và HDOL
Có đủ số lượng 10g và đạt
chất lượng về độ sạch >95%
Hoàn thành
3 Hoạt chất dẫn dụ ruồi đục trái
dưa, bầu bí: acetoxyphenyl-
butanon
Có đủ số lượng 10g và đạt
chất lượng về độ sạch >95%
Hoàn thành
4 Hoạt chất dẫn dụ Bọ nhảy:
allylthiocyanat
Có đủ số lượng 10g và đạt
chất lượng về độ sạch 99%
Hoàn thành
5 Mồi nhử và bẫy dẫn dụ Sâu
tơ (Plutella xylostella)
Có đủ số lượng 100 bẫy và
đạt chất lượng dẫn dụ >90%
so với bẫy ngoại nhập
Hoàn thành
6 Bẫy diệt ruồi đục trái dưa
(Bactrocera cucurbitae)
Có đủ số lượng 100 bẫy và
đạt chất lương dẫn dụ >90%
Hoàn thành
7 Mồi nhử và bẫy dẫn dụ Bọ
nhảy (Phyllotreta sp)
Có đủ số lượng 100 bẫy bắt
được Bọ nhảy
Hoàn thành
8 Bẫy màu vàng dùng bắt rầy
rệp và các loại khác.
Có đủ số lượng 200 bẫy màu
vàng. Bắt đươc các loại rầy
xanh, rầy nâu, các loại rệp
Hoàn thành
9 Báo cáo tình hình sâu hại rau
trên đồng ruộng và trong nhà
lưới
Có số liệu theo dõi liên tục 2
vụ rau trong 2 năm 2007-
2008
Hoàn thành
10 Tài liệu hướng dẫn, qui trình
chế tạo và sử dụng bẫy
pheromon
Có tài liệu hướng dẫn qui
trình chế tạo và sử dụng bẫy
pheromon
Hoàn thành
11 Sử dụng kết hợp bẫy dính
màu vàng kết hợp pheromon
Nâng cao hiệu quả sử dụng
và tăng khả năng bẫy diệt côn
trùng gây hại. TN 50 bẫy.
Nội dung mới
12 Bài bào khoa học công bố
trên Tạp chí và hội nghị
chuyên ngành 1-2 bài.
Đã công bố trên tạp chí khoa
học và hội nghi chuyên ngành
04 bài
Vượt kế hoạch
MỤC LỤC Trang
PHẦN 1: TỔNG QUAN 1
1.1. Nghiên cứu về pheromone trên thế giới 1
1.2. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone trong nước 2
1.3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài 3
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN 2007 4
2.1. Điều tra tình hình sâu hại rau ăn lá tại hợp tác xã Ấp đình,
xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi 5
2.1.1. Mở đầu 5
2.1.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 5
2.1.2.1. Điều tra sâu tơ 6
2.1.2.2. Điều tra sâu khoang 6
2.1.2.3. Điều tra rệp muội 6
2.1.2.4. Điều tra bọ nhảy 7
2.1.2.5. Điều tra ruồi đục lá 7
2.1.3. Kết qủa và thảo luận 8
2.1.3.1. Kết quả điều tra sâu tơ 8
2.1.3.2. Kết quả điều tra sâu khoang 9
2.1.3.3. Kết quả điều tra rệp muội 10
2.1.2.4. Kết quả điều tra bọ nhảy 10
2.1.2.5. Kết quả điều tra ruồi đục lá
2.2. Đ
iều tra tình hình sâu hại rau ăn quả tại hợp tác xã Ấp đình,
xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi 13
2.2.1. Mở đầu 13
2.2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 13
2.2.2.1. Điều tra sâu xanh da láng 13
2.2.2.2. Điều tra ruồi đục trái 14
2.2.2.5. Điều tra ruồi đục lá 15
2.2.3. Kết qủa và thảo luận 15
2.2.3.1. Kết quả điều tra sâu xanh da láng 16
2.2.3.2. Kết quả điều tra ruồ
i đục trái 16
2.2.2.5. Kết quả điều tra ruồi đục lá 17
2.3. Nghiên cứu tổng hợp (Z) -11-Hexadecenal, (Z) -11-Hexadecenol
và (Z) -11-Hexadecenyl acetat, pheromon của Sâu tơ (Plutella xylostella) 18
2.3.1. Mở đầu 18
2.3.2. Nguyên liệu và phương pháp 18
2.3.3. Kết quả và thảo luận 18
2.3.4. Phần thực nghiệm 21
2.4. Tổng hợp 4(p-acetoxiphenyl)-2-butanon, chất dẫn dụ ruồi hại dưa leo,
bầu bí (Bactrocera cucurbitae) 24
2.3.1. Mở
đầu 24
2.3.2. Nguyên liệu và phương pháp 24
2.3.3. Kết quả và thảo luận 24
2.3.4. Phần thực nghiệm 25
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG NĂM 2008 27
3.1.Tổng hợp và tách chiết allylisothiocyanat 28
3.1.1. Mở đầu 28
3.1.2. Nguyên liệu và phương pháp 28
3.1.3. Kết quả và thảo luận 28
3.1.4. Phần thực nghiệm 29
3.1.5. Kết luận 31
3.2. Kết quả bẫy bắt Bọ nhảy trên đồng ruộng 32
3.2.1. Mở đầu 32
3.2.2. Nguyên liệu và phương pháp 32
3.2.3. Kết quả và thảo luận 34
3.2.4. Kết luận 34
3.3. Thử nghiệm bẫy bắt sâu tơ bằng m
ồi nhử pheromon 35
3.3.1. Mở đầu 35
3.3.2. Nguyên liệu và phương pháp 35
3.3.3. Kết quả và thảo luận 36
3.3.4. Kết luận 37
3.4. Chế tạo và thử nghiệm bẫy dính màu vàng trên rau cải 38
3.4.1. Mở đầu 38
3.4.2. Nguyên liệu và phương pháp 38
3.4.3. Kết quả và thảo luận 39
3.4.4. Kết luận 40
3.5. Qui trình chế tạo và sử dụng pheromon 41
3.5.1. Đặt vấn đề 41
3.5.2. Nguyên liệu và phương pháp 41
3.5.3. Chế tạo mồi nhử 42
3.5.4. Chế tạo bẫy 43
3.5.5. Phương pháp sử dụng bẫy pheromon 44
3.5.6. Kết luận 44
3.6. Bản hướng dẫn sử dụng bẫy diệt côn trùng 45
PHẦN 4: KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC 50
Các hình ảnh trong báo cáo Trang
Hình 1: Sâu tơ và kén sâu tơ 5
Hình 2: Sâu non và thành trùng Sâu khoang 6
Hình 3: Thành trùng và rệp non của hai loài rệp xám và rệp đào 7
Hình 4: Bọ nhảy hại rau 7
Hình 5: Ruồi đục lá và rau bị ruồi đục 8
Hình 6: Bẫy bướm Sâu tơ băng mồi nhử pheromon 9
Hình 7: Bẫy bướm Sâu khoang băng mồi nhử pheromon 10
Hình 8: Bẫy bắt rệp muội băng bẫy dính 10
Hình 9: Bẫy bắt Bọ nhảy và ruồi đục lá bằng bẫy dính màu vàng 11
Hình 10: Bẫy sâu bọ hạ
i rau ăn lá trong nhà lưới 12
Hình 11: Bướm và sâu xanh da láng 14
Hình 12: Ruồi đục trái hại rau ăn quả 14
Hình 13: Ruồi đục lá rau ăn trái 15
Hình 14: Bẫy sâu xanh da láng băng mồi nhử pheromon 16
Hình 15: Bẫy bắt ruồi đục trái bằng bẫy dính nhiều màu và pheromon 17
Hình 16: Hệ chưng cất cổ điển 30
Hình 17: Hệ thống chưng cất có sự hỗ trợ lò vi sóng 31
Hình 18: Bẫy sâu tơ bằng mồi nhử pheromon 37
Hình 19: Bẫy b
ướm sâu khoang và sâu xanh da láng 42
Hình 20: Bẫy bướm sâu tơ và bướm sâu tơ bị diệt trừ 42
Hình 21: Bẫy ruồi đục trái mướp và bẫy rầy xanh trên đậu bắp 43
Các bảng trong báo cáo:
Bảng 1: Bảng theo dõi mật độ sâu non và bướm sâu tơ theo thời gian trồng 8
Bảng 2: Kết quả điều tra sâu khoang trên đồng ruộng 9
Bảng 3: Mật độ Bọ nhảy trưởng thành trên cải xanh 11
Bảng 4: Kết qu
ả điều tra ruồi đục lá trên rau cải 12
Bảng 5: Bảng theo dõi biến động mât độ sâu xanh da láng trên đồng ruộng 15
Bảng 6: Kết quả điều tra ruồi đục trái trên ruộng trông dưa leo 17
Bảng 7: Bảng theo dõi mật độ ruồi đục lá trong và ngoài nhà lưới 17
Bảng 8: Kết quả thử nghiệm bẫy bắt Bọ nhảy trong nhà lưới 33
Bảng 9: Kết quả thử nghiệm bẫy bắt B
ọ nhảy trên đồng ruộng 33
Bảng 10: Thử nghiệm bẫy Bọ nhảy bằng các chất dẫn dụ khac nhau 34
Bảng 11: Thử nghiệm bẫy bắt bướm sâu tơ bằng pheromon 36
Bảng 12: Kết quả bẫy côn trùng bằng bẫy vàng 39
Bảng 13: Theo dõi biến đổi mật độ một số loài sâu hại 40
Các sơ đồ trong báo cáo:
Sơ đồ 1: Tổng hợp pheromon của sâu tơ thông qua trung gian acetilen 19
Sơ đồ 2: Tổng hợp pheromon của sâu tơ từ 11-undecylenic acid 19
Sơ đồ 3: Tổng hợp pheromon của sâu tơ từ 2-buten-1,4-diol 20
Sơ đồ 4: Tổng hợp 4(p-acetoxiphenyl)-2-butanon 25
1
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. NGHIÊN CỨU VỀ PHEROMON TRÊN THẾ GIỚI
Nghiên cứu về pheromon của côn trùng đã được tiến hành từ những năm cuối của
thế kỷ 20 bởi rất nhiều nhà côn trùng học. Người ta phát hiện ra các biểu hiện khác
nhau của côn trùng trước các mùi tiết ra từ đồng loại. Người ta đã định nghĩa
Pheromon như là các hợp chất được tiết ra bên ngoài từ một cá thể và được tiếp nhận ở
một cá thể thứ hai cùng loài làm thay đổi tập tính hay sinh lý nhất định. Pheromon
được chia ra làm nhiều loại khác nhau: pheromon tính dục bao gồm các chất do con
cái (đôi khi con đực) tiết ra nhằm hấp dẫn bạn đời. Pheromon tập hợp do côn trùng đực
hay cái tiết ra để thu hút bạn bè đến tạo bầy. Pheromon đánh dấu ghi lại đường đi cho
đồng loại khỏi lạc và pheromon báo động phát ra khi gặp hiểm nguy
Pheromon là một trong những chất hoạt động sinh học m
ạnh nhất mà con người
phát hiện ra bởi vì với nồng độ 10
-12
g hay thấp hơn côn trùng đã nhận biết được.
Bản thân pheromon mang tính đặc hiệu rất cao, nó là đặc trưng của từng loài do
đó pheromone có tính dẫn dụ chọn lọc. Các nhà khoa học đã tách chiết và bằng các
phương pháp hóa lý hiện đại đã xác định được thành phần hoá học của hàng ngàn
pheromon của các loài khác nhau trong đó phần lớn là của côn trùng.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu tổng hợp các chất tương tự như pheromon của
côn trùng và nghiên cứu các biện pháp khác nhau ứng dụng trong dự báo và kiểm soát
mật độ côn trùng gây hại.
Nghiên cứu tổng hợp pheromon côn trùng đã được các nhà khoa học thế giới tiến
hành từ những năm 70 của thế kỷ trước. Đối với pheromon của các côn trùng gây hại
thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phần lớn có cấu trúc là các hợp chất acetate, alcol
hay aldehyde của các alken mạch thẳng thì việc tổng hợp chúng phần lớn theo phản
ứng Wittig. Pheromon củ
a một số loài khác lại là các acetate của alkadien mạch thẳng.
Tổng hợp các pheromon này thường vẫn có thể dùng các phản ứng Wittig cải tiến hay
các phản ứng xúc tác cơ kim tạo các liên kết chứa nối đôi có cấu hình xác định. Thí dụ
về các phản ứng tổng hợp và thử nghiệm pheromon có cấu trúc nêu trên đã được công
bố trên các tài liệu sau [1]
Thử nghiệm và ứng dụng pheromon trong chiến lược dự báo và phòng trừ dịch
hại tổng hợp được nghiên cứu rất chi tiết về mồi nhử , chủ yếu là tỷ lệ các thành phần
hoạt chất như các công trình nghiên cứu về Sâu tơ gần dây tại New Zealand và tại
Mỹ[2,3]
Người ta sử dụng bẫy pheromon để xác định sự biến động các quần thể côn trùng
gây hại trong đó có cả 4 loài sâu mà đề tài quan tâm. Người ta theo dõi đồng thời
lượng bướn vào bẫy và mật độ
sâu hại trên đồng ruộng qua đó rút ra nhiều kết luận bổ
ích. Theo
tài liệu của Trường Đại học Kasetsart, Thailand.
Sâu xanh (Helicoverpa armigera) là loài sâu phá hại rau quả khá trầm trọng.
Ngoài các loại cải, sâu xanh còn phá cà chua, cà tím, đậu bắp và khả năng kháng thuốc
khá cao theo tài liệu[4].
Nghiên cứu thử nghiệm pheromon của Sâu xanh tại Lithuania trong thời gian
1999 – 2001 với 3 loại bẫy khác nhau của các hãng trên thế giới có so sánh với bẫy
đèn người ta thu được các sâu xanh dự kiến còn một số loài sâu khác cũng bị sa vào,
bẫy delta tỏ ra kém hiệu quả hơn các kiểu bẫy khác. Theo tài liệu sau [5].
2
Nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng bẫy pheromon bắt sâu khoang và sâu xanh da
láng cũng được chú ý thông qua nhiều đề án nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Florida đã nghiên cứu khá cơ bản về phân bố,
vòng đời, thuốc trừ sâu, thiênđịch và pheromon của các lòai sâu này [6].
Các nhà khoa học Đức đã tiến hành thử nghiệm pheromon của hai loài trên tại
Philippine có thông báo ngắn gọn trong công trình sau [7].
Theo dõi biến động các loài này tại vùng khác của M
ỹ, các nhà khoa học tại
Trường Đại học Mississippi nhận thấy ảnh hưởng của vùng lãnh thổ đến mật độ côn
trùng qua
các công trình [8]
Trong thời gian cuối ngoài việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng pheromon các nhà
khoa học trên thế giới còn rất chú trọng đến các con đường sinh tổng hợp pheromon ở
côn trùng. Đáng chú ý có công trình [9].
1.2. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMON TRONG NƯỚC
Nghiên cứu về các chất dẫn dụ côn trùng đã được quan tâm từ rất sớm. Từ cuối
những năm 70 của thế kỷ trước nhiều nhà hóa học Việt nam đã biết đến methyleugenol
như là một chất dẫn dụ có hiệu qủa cao trong phòng trừ ruồi vàng hại cam. Ưu thế đặc
biệt ở chổ methyleugenol rất dễ dàng tổng hợp từ eugenol một chất có thể tách sạch từ
tinh dầu Hương nhu có sẵn trong nước. Chúng tôi cũng đã tham gia nghiên cứu các
dẫn xuất khác nhau của eugenol và thử nghiệm khả năng dẫn dụ của chúng đối với
ruồi đục quả. Chúng tôi c
ũng đã cung cấp 5 kg methyleugenol cho một số nông trường
trồng cam.
Ngay từ thời gian sau đó chúng tôi đã quan tâm đến việc tổng hợp các chất dẫn
dụ các loài côn trùng khác như ruồi nhà, sâu hại ngô, sâu hại rau [11,12]. Tuy nhiên do
hoàn cảnh trang thiết bị còn nghèo nàn, kinh phí hạn hẹp cho nên các công trình
nghiên cứu chưa tiến hành đến nơi đến chốn nên kết qủa chưa nhiều.
Từ năm 1996 Phân viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên tại TP Hồ Chí Minh đã
đặ
t vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống khả năng và giải pháp phòng trừ sâu bệnh
không dùng thuốc trừ sâu độc hại. Kết qủa bước đầu chúng tôi có thể tổng hợp được
một số hoạt chất chính trong thành phần pheromon của một số loài sâu hại rau củ. Cho
đến nay chúng tôi đã tổng hợp được pheromon của các loài côn trùng sau: Sâu tơ
(Plutella xylostella) [13,14], Sâu xanh (Helicoverpa armigera), Bọ hà khoai lang
(Cylas formicarius) [15,16] và một số loài khác. Pheromon tổng hợp ra đã được tiến
hành thử nghiệm tại nhiều địa phương tuy nhiên vẫn ở qui mô nhỏ, chưa có đủ điều
kiện để triển khai qui mô lớn. Chính vì thế chúng tôi cần có sự hỗ trợ cả về kinh phí và
cả về tinh th
ần để có thể yên tâm triển khai qui mô lớn như trong đề tài đã nêu [17,18]
Trong năm 2001-2003 chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm các loại chế phẩm sinh
học khác nhau trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, trong đó có một số bẫy pheromon. Kết
quả cho thấy bẫy pheromon phát huy hiệu quả cao trên các vườn rau riêng lẻ, cách ly.
Do đó bẫy trên các vùng chuyên canh rau cần phải tiến hành đồng bộ và đều khắp thì
hiệu quả sử dụng sẽ cao. Trong các bẫy pheromon chế tạo ra, b
ẫy Sâu tơ đạt hiệu quả
cao nhất, tiếp theo là Sâu khoang, còn bẫy Sâu xanh và Sâu xanh da láng hiệu quả khá.
Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong khi triển khai đề tài nghiên
cứu trên diện rộng như dự kiến. Ngoài ra chúng tôi đã cung cấp một số bẫy pheromon
3
cho công ty Thanh sơn tại Lâm đồng thử nghiệm đạt kết quả tốt Sau khi đi khảo sát
tình hình trồng rau tại một số địa phương cho thấy việc triển khai ứng dụng pheromon
trong dự báo và phòng trừ sâu hại có hiệu qủa cao. Một số đơn vị khác như Viện cây
có dầu cũng sử dụng pheromon tập hợp do chúng tôi chế tạo ra để bẫy bắt Kiến vương
và Đuông hại d
ừa [19]. Trong số các đơn vị nghiên cứu ứng dụng pheromon phải kể
đến Viện Bảo vệ thực vật là đơn vị đã có triển khai ứng dụng tại vài nơi tại Hải dương
cũng đã cho thấy sự cần thiết phải sử dụng bẫy pheromon trong dự báo và phòng trừ
sâu hại trên rau [20]. Đối với côn trùng hại cây ăn trái chúng tôi sẽ còn tiếp tục nghiên
cứu, chú trọng đến các côn trùng gây h
ại chính đã nêu lên khá chi tiết trong tài liệu
[21].
Đối với côn trùng hại rau cho đến nay theo tài liệu đã công bố [22] gồm một số
lọai chính sau: Sâu tơ, Sâu khoang, Sâu xám, Sâu đo, Bọ nhảy, Rệp cải, Rầy xanh.
Theo thông tin của một số trang trại cho biết, trong nhà lưới thì đối tượng Sâu hại có
giảm, tuy nhiên sự phá hại của các lòai khác như Bọ nhảy, Bọ trĩ, Rầy xanh là khá phổ
biến. Chính vì thế việc nghiên cứu các biện pháp dự báo và phòng tr
ừ côn trùng gây
hại là hết sức cần thiết.
1.3. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu tổng hợp một số pheromon của côn trùng hại rau và rau ăn trái
- Chế tạo mồi nhử bẫy bắt côn trùng gây hại từ các nguyên vật liệu dễ kiếm trong nước
- Đề xuất qui trình dự báo và phòng trị côn trùng hại rau trong nhà lưới và trang
trại bằng bẫy bắt côn trùng
. Nội dung nghiên cứu:
1. Khảo sát tình hình sâu hại cây rau chủ yếu trên các lọai cây ăn lá với các lọai sâu
hại phổ biế
n như Sâu tơ, Bọ nhảy, Rầy xanh v.v bằng phương pháp điều tra trực tiếp
và bẫy bắt côn trùng bằng Pheromon.
2. Khảo sát tình hình sâu hại cây rau ăn trái chủ yếu là Ruồi đục qủa dưa, bầu bí bằng
điều tra trực tiếp và bẫy pheromon.
3. Khảo sát tình hình sâu hại rau trong các nhà lưới tại TP Hồ Chí Minh
4. Nghiên cứu tổng hợp pheromon của các lòai sâu hại chính trên rau như Sâu tơ, Sâu
khoang, Ruồi đục quả dưa leo, bầu bí.
5.Xác
định cấu trúc (IR, GC-MS, NMR) độ sạch(GC) của các thành phần họat chất
pheromon tổng hợp ra có so sánh với kết qủa của các tác gỉa nước ngòai.
6. Chế tạo mồi nhử và bẫy bắt côn trùng hiệu qủa nhờ Pheromon các lọai theo các
phương pháp truyền thống và cải tiến phù hợp với nguyên vật lịệu dễ kiếm trong nước.
7. Chế tạo thử nghiệm mồi nhử và bẫy bắt Bọ nhảy và các lòai Rầ
y xanh, Rệp cải
trong nhà lưới.
8. Xây dựng mô hình thử nghiệm các biện pháp sinh học tổng hợp trong phòng trừ sâu
hại rau và rau ăn trái trên 3 điểm tại Tân Phú Trung, Củ Chi TP Hồ Chí Minh diện
tích khỏang 2-4 ha và 3 nhà lưới trồng rau an toàn.
9. Tổ chức Hôi thảo đầu bờ nhằm quảng bá tiện ích và ưu thế của các biện pháp sinh
học hiện đại trong dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng
Phương pháp nghiên cứu: Thực hiên theo đúng qui chu
ẩn về các phương pháp tổng
hợp và phân tích cấu trúc bằng các thiết bị hiên đại chư UV, IR, NMR, MS, GC, GC-
MS. Các phương pháp điều tra và thử nghiệm đều tuân thủ theo qui định của Cục
BVTV, số liêu theo dõi ít nhất 4 lần lặp lại và được xử lý thống kê.
4
PHẦN 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ THỰC HIỆN
TRONG NĂM 2007
5
2.1. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU HẠI TRÊN RAU ĂN LÁ TẠI HỢP TÁC
XÃ ẤP ĐÌNH, XÃ TÂN PHÚ TRUNG, HUYỆN CỦ CHI
2.1.1. MỞ DẦU
Hợp tác xã rau an toàn xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi được thành lập từ năm 2003.
Kể từ khi thành lập đến nay HTX đã cung cấp cho thị trường hàng năm trên 100 T rau
ăn lá và rau ăn củ các loại cho hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học, bệnh viện.
HTX quản lý trên 11 ha đất. Qua phân tích cho thấy đây là loại đất pha cát màu xám.
Nước tưới được lấy từ giếng đào sâu 20-30m. Qua phân tích cho thấy vùng đấ
t này
không chứa các hóa chất độc hại, nước tưới không chứa kim loại nặng và không nhiễm
khuẩn.Tuy nhiên cho đến nay tình hình sâu hại vẫn diễn ra rất phức tạp. Người nông
dân vẫn phải sử dụng khá thường xuyên các lọai thuốc trừ sâu các lọai trong danh mục
cho phép sử dụng và rau an toàn ở đây chủ yếu căn cứ vào thờì gian cách ly.
2.1.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.2.1. Điều tra Sâu tơ (
Plutella xylostella L.): Chọn 3 điểm trong mỗi khu vườn
trồng rau cải ngọt, mỗi điểm 3 khung vuông 20x20 cm. Tại mỗi điểm điều tra số lượng
các pha phát dục của sâu. Đếm số lượng sâu non tuổi 1, 2 và lớn hơn tuổi 3.
Các chỉ tiêu theo dõi [10]
Tổng số sâu non, nhộng
+ Mật độ sâu non, nhộng (con/m
2
)=
Tổng diện tích điều tra (m
2
)
Hình 1: Sâu tơ và kén sâu tơ trên lá rau
Thành trùng sâu tơ theo dõi băng bẫy pheromon. Ngoài các dụng cụ thông thường
trong thí nghiệm này còn dùng mồi nhử và bẫy pheromon tự tổng hợp có so sánh với
mẫu của hãng Trecé Hoa kỳ.
6
2.1.2.2. Điều tra Sâu khoang (Spodoptera litura F.):
Sâu khoang là loài côn trung gây hại trên nhiều đối tượng kể cả rau ăn lá và rau ăn
quả. Phương pháp điều tra tiến hành định kỳ 7 ngày liên tục từ khi trồng đến khi thu
hoach . Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, cuốn chiếu, không lặp lại giữa các
kỳ điều tra hoặc theo phương pháp lấy mẫu liên tục, mỗi khu trồng từ 30-50 điểm.[10]
Điề
u tra sâu non và ổ trứng: Do đặc tính của sâu non sống chung khi mới nở, từ tuổi 2
phát tán ra xung quanh. Vì vậy số liệu điều tra phải có số liệu về số ổ sâu non, số sâu
non ở từng tuổi, số ổ trứng có trên cây.
Điều tra nhộng: Quan sát nhộng có trên kẽ lá ở gốc cây và xới đất xung quanh khu vực
có cây để xác định số lượng nhộng
Theo dõi trưởng thành: Việc đánh giá phát sinh và biến động số
lượng của ngài bằng
cách dùng bẫy pheromon. Bẫy đươc sử dụng gồm hai loại: kiểu ống và bẫy dính (xem
ảnh).
Hình 2: Sâu non và thành trùng Sâu khoang
2.1.2.3. Điều tra Rệp muội: Điều tra định kỳ 5 ngày/lần từ khi trồng đến khi thu
hoạch. Điều tra theo phương pháp xác định ngẫu nhiên 3 khung vuông 20X20 cm
Thang 4 cấp để tính mật độ rệp trên cây như sau:[10]
Cấp 0: Trên lá không có rệp
Cấp 1: Trên lá có rệp nhưng chưa hình thành quần tụ (rệp phân bố rải rác
Cấp 3: Trên lá hình thành một vài quần tụ rệp (1-5 quần tụ)
Cấp 5: Trên lá có nhi
ều quần tụ đông đặc, chiếm phần đáng kể trên diện tích lá.
7
Hình 3: Thành trùng và rệp non của hai loài rệp xám và rệp đào
2.1.2.4. Điều tra Bọ nhảy (Phyllotreta striolata F.): Điều tra bằng khay nhựa dính:
Khay dính có kích thước 20X25 cm. Khi điều tra đặt khay nghiêng 45
o
theo thân cây,
đập nhẹ vào cây 2 lần cho sâu dính trên khay, đếm số sâu trên khay và ghi chép số liệu
theo dõi được. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra 3 vị trí cây ngẫu nhiên.
Mật độ Bọ nhảy được tính theo con/khay, cây.
Tổng số Bọ nhảy thu được
Mật độ Bọ nhảy =
Tổng số cây /khay điều tra
Cach thứ hai là điều tra mỗi tuần m
ột lần, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra
5 cây.
Hình 4: Bọ nhảy hại rau
2.1.2.5. Điều tra ruồi đục lá (Liriomyza sp.): Điều tra trên 1 m chiều dài luống rau.
Ngắt từ 5-10 lá ở tưng cấp về đếm và tinh số lương sâu non, nhộng bình quân ở từng
cấp. Từ đó suy ra mật độ ruồi trên 1m
2
dựa trên các cấp độ ở các lá có trên diện tích ở
các điểm điều tra trong kỳ
Cấp mật độ được phân theo thang 5 cấp
Cấp 0: Trên toàn lá không bị hại
Cấp 1: Trên lá có từ 1-5 vết đục, các vết đục rải rác thương có từ 1-3 sâu
Cấp 3: Trên lá có khoảng 6-10 vết đục, trong đó có một số vết đục đan xen nhau,
thương có từ 4 –6 sâu
Cấp 5: Trên lá có từ 11-20 vết đục, trong đó có một số
vết đục đan xen nhau rõ rệt
thương ở gốc lá, thường có từ 7-10 sâu
Cấp 7: Trên lá các vết đục đan xen nhau thành mảng nhất là quanh khu vực gốc lá, môt
phần diện tích khu vưc gốc lá bị cháy thương có từ 11 sâu trở lên
8
Hình 5: Ruồi đục lá và lá rau bị ruồi đục
2.1.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1.3.1. Kết quả điều tra Sâu tơ:
Điều tra mật độ Sâu tơ được tiến hành đồng thời trong và ngoài nhà lưới. Bên
ngoài nhà lưới mật độ sâu tơ cao hơn và số lượng bướm vào bẩy cũng cao hơn là trong
nhà lưới. Điều này thể hiện khá rõ theo kết quả ghi nhận trên bảng 1.
Bả
ng 1: Bảng theo dõi mật độ sâu non(con/m2) và bướm sâu tơ (con/bẫy) theo thời
gian trồng trong thời gian từ thang 12/2006 đến tháng 3/2007
Ngày
sau
trồng
5 10 15 20 25 30 40 50 60
Bướm
vào bẫy
(ngoai
đồng)
25,4 98,5 62,3 73,5 52,1 62,5 115,6 86.3 95,2
Mật độ
sâu non
(ngoài
đồng)
0,2 2,4 12 46,4 26,2 18,7 21,6 52,7 38,2
Bướm
vào bẫy
(trong
nhà
lưới)
1 1 2 3 2 2 3 1 2
Mật độ
sâu non
(trong
nhà
lưới)
0 0 1,2 0,5 0 0,5 1,8 0 1,4
Nhìn chung mật độ Sâu tơ trong nhà lưới thấp hơn so sánh với mật độ Sâu tơ bên
ngoài nhà lưới. Qui luật biến thiên mật độ cũng khá rõ: Sau khi số lương bướm Sâu tơ
vào bẫy đạt đỉnh thi khoảng 9-10 ngày sau mật độ sâu non đạt cao nhất. Điều này có
thể giúp ta phun thuốc đúng lúc sâu non mới nở như vậy hiệu quả dập dịch sẽ cao hơn.
9
Hính 6: Bẫy bươm sâu tơ bằng mồi nhử pheromone
2.1.3.2. Kết quả điều tra Sâu khoang:
Theo dõi biến động mật độ sâu khoang được tiến hành liên tục từ khi mới trồng đến
khi thu hoạch rau trên đồng ruộng. Sâu non được điều tra theo phương pháp nêu phần
trên. Số lượng ngài trưởng thành được theo dõi dưa trên số liệu bẫy bắt bướm dùng
mồi nhử pheromon của hãng Trece’ Hoa kỳ.
Kết quả đ
iều tra được ghi lại trên bảng 2.
Bảng 2: Kết quả điều tra Sâu khoang trên đồng ruộng từ tháng 1/2007 đên tháng
3/2007 tại Ấp đình Củ Chi. Sâu non(con/m2) và bướm sâu khoang(con/bẫy).
Ngày sau khi
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Số sâu trong
nhà lứoi
0 0 0 0 0,5 0,6 0 0,5 0,6
Số bướm
trong nhà lưới
0 0 0 0 1 0,5 0 1 1
Số sâu ngoài
nhà lứoi
0 0 0 0,5 1 3 2 2 3
Số bướm
ngoài nhà lưới
0 0 1 3 2 4 3 5 4
10
Hình 7: Bẫy bướm sâu khoang bằng mồi nhử pheromon
2.1.3.3. Kết quả điều tra Rệp muội:
Có hai loài phá hại chính trên rau ăn lá đó là Rệp xám (Brevicoryne brassicae L.) và
Rệp đào (Myzus persicae S.). Hai loài này có xuất hiện nhưng sự phá hại của các loài
khác mạnh hơn cho nên sự gây hại không thật trầm trong. Theo phân loại
thang 4 cấp thì qua điều tra cho thấy trên các ruông rau ở trong và ngoài nhà lưới phổ
biến ở cấp 1.
Hình 8: Bẫy bắt rệp muội bằng bẫy dính
2.1.3.4. Kết quả điều tra Bọ nhảy :
Bọ nhảy là đối tương gây hại chính trên rau họ hoa thập tự đặc biệt la giai đoạn cây
giống trong vươn ươm. Chúng gây hại ở cả pha sâu non và pha trưởng thành
Do xác đinh mật độ sâu non và nhộng ở trong đất rất khó khăn cho nên chỉ tiêu điều
tra là mật độ trưở
ng thành gây hại trên đồng ruộng. Qua điều tra trên đông ruộng tai
Ấp đình, Củ Chi cho thấy sau 6-7 ngày (tương ứng với giai đoạn cây giống 2 lá mầm )
bọ nhảy trưởng thành đã thấy xuất hiện và gây hại lá mầm. Một số cây héo khi nhổ lên
11
thấy rễ bị sâu non gặm. Theo kinh nghiệm cho thấy giai đoạn này Bọ nhảy phát triển
rất nhanh. Khi rau cải mới được 3-4 lá Bọ nhảy thường ăn thủng lá, ăn cụt phần búp
non làm cây không phát triển được. Trong thực tế sản xuất ở giai đoạn này người ta
phải phun thuốc phòng trừ Bọ nhảy trưởng thành.
Kết quả điều tra Bọ nhảy được ghi nhận trên bảng 3
Bảng 3: Mật độ Bọ nhảy trưởng thành (con/khay) trên cây cải xanh
Thời gian theo dõi từ tháng 12/2006 đến tháng 3/2007
Ngày sau
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Trong nhà
lưới
1 2 3,3 4 4,5 6 5 7,2 5
Ngoài nhà
lưới
2 4,3 7,6 8 11,5 12 6,6 8 11,5
2.1.3.5. Kết quả điều tra Ruồi đục lá:
Theo quan sát của chúng tôi trên vùng trồng rau ruồi đục lá phát triển khá mạnh cả
trong và ngoài nhà lưới. Ruồi phá hại trên rau ăn lá đồng thời cũng gây hại trên rau ăn
quả.
Hình 9: Bẫy bắt Bọ nhảy và ruồi đục lá bằng bẫy dính màu vàng
Kết quả theo dõi liên tục trên đồng ruộng và trong nhà lưới cho thấy mật độ ruồi
trưởng thành liêu tục ở mức cao, có khi vượt mức 10-11 con/cây. Việc nghiên cứu
biện pháp phòng trừ đối tượng này bước đầu nhận thấy bẫy dính màu vàng tỏ ra rất
hiệu quả.
12
Bảng 4: Kết quả điều tra Ruồi đục lá trên cây rau cải trong thời gian từ tháng 1 năm
2007 đến tháng 3 năm 2007.
Ngày sau khi
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Mật độ sâu non
(con/m2)
trong nhà lưới
0 1 3 3 5 2 3 3 6
Mật độ ruồi đục
lá (con/cây)
trong nhà lưới
0 2 4 5 4 3 6 5 4
Mật độ sâu non
(con/m2) ngoài
nhà lưới
0 3 4 6 8 7 9 9 8
Mật độ ruồi đục
lá (con/cây)
ngoài nhà lưới
0 3 4 5 4 10 9 11 8
2.1.4. KẾT LUẬN
Tình hình sâu hại rau ăn lá tại Ấp đình, xã Tân Phú Trung huyện Củ chi qua điều tra
cho thấy khá phổ biến. Người dân thương phải phun thuốc phòng trừ. Qua điều tra cho
thấy nhìn chung mật độ sâu hại trên cánh đông đều cao hơn trong nhà lưới. Đối với các
loài sâu như sâu tơ, sâu khoang thì sự phá hại trong nhà lưới giảm rõ rệt. Tuy nhiên đối
với các loài côn trùng nhỏ như rệp muội, bọ nhảy và ruồ
i đục lá thì sự phá hại khá
nghiêm trọng cần đề xuất các biện pháp phòng trừ.
Hình 10: Bẫy sâu bọ hại rau ăn lá trong nhà lưới
13
2.2. ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SÂU HẠI TRÊN RAU ĂN QUẢ TẠI HỢP
TÁC XÃ ẤP ĐÌNH, XÃ TÂN PHÚ TRUNG, CỦ CHI
2.2.1. MỞ ĐẦU
Hợp tác xã rau an toàn xã Tân Phú Trung huyện Củ Chi được thành lập từ năm 2003.
Kể từ khi thành lập đến nay HTX đã cung cấp cho thị trường hàng năm trên 100 T rau
ăn lá và rau ăn quả các loại cho hệ thống siêu thị, bếp ăn tập thể, trường học, bệnh
viện. HTX quản lý trên 11 ha đất. Qua phân tích cho thấy đây là loại đất pha cát màu
xám. Nước tưới được lấy từ giếng đào sâu 20-30m. Qua phân tích cho thấy vùng
đất
này không chứa các hóa chất độc hại, nước tưới không chứa kim loại nặng và không
nhiễm khuẩn.Tuy nhiên cho đến nay tình hình sâu hại vẫn diễn ra rất phức tạp. Người
nông dân vẫn phải sử dụng khá thường xuyên các lọai thuốc trừ sâu các lọai trong
danh mục cho phép sử dụng và rau an toàn ở đây chủ yếu căn cứ vào thờì gian cách ly.
2.2.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.2.1. Điều tra Sâu xanh da láng
:
Chọn ruộng điều tra phát hiện biến động số lương sâu xanh da láng trên dưa leo phải
mang tính đại diện về các mặt thời vụ, giống, chủng loại rau, địa hình. Trên địa bàn
hợp tác xã Ấp đình chọn ra 3 thửa ruộng có trồng dưa leo để nghiên cứu.
Phương pháp điều tra: Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc không lặp lại qua
các lần điều tra, mỗi điể
m 1 m dài. Đến khi cây lớn dần vẫn tiến hành điều tra theo
một phía bề mặt của dàn dưa.
Quá trình điều tra cần nhẹ nhàng vì sâu khi thấy động dễ dàng co người lại và lăn
xuống đất. Chú ý quan sát đếm số sâu từ búp cây đến các lá và trên mặt đất quanh gốc
cây. Đặc biệt chú ý trên cac bộ phận ngọn và lá cây có triệu chứng bị hại.
Trên thực tế tình hình phá hại của sâu xanh da láng tại địa bàn không nghiêm trọng
cho nên ch
ỉ cần chia sâu non ra hai nhóm: nhóm sâu nhỏ từ tuổi 1 đến tuổi 3, nhóm
sâu lớn bao gồm tất cả các tuổi còn lại.
Các chỉ tiêu theo dõi:
Tổng số sâu trên các điểm điều tra
+ Mật độ sâu (con/m2) =
Tổng số diện tích đã diều tra
Tổng số sâu đếm được
+ Mật độ sâu non, nhộng (con/cây hay con/m
2
)=
. Tổng diện tích điều tra (m
2
)
Số sâu ở từng tuổi, từng pha phát dục
+ Tỷ lệ các tuổi sâu nhộng (%)= X 100
Số sâu non thu được trên diện tích đ. tra
14
Thành trùng sâu xanh da láng theo dõi băng bẫy pheromon. Bẫy pheromon được dùng
trong thử nghiệm là sản phẩm của hãng Trecé Hoa kỳ.
Hình 11: Bướm và sâu xanh da láng
2.2.2.2. Điều tra Ruồi đục trái (Bactrocera sp.)
Ruồi đục trái trên các cây trồng tại Việt nam khá phong phú về chủng loại. Theo kết
quả điều tra mới nhất của Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với trương Đại học Griffith –
Úc cho thấy có 30 loài thuộc hai giống Dacus va Bactrocera. Giống Bactrocera có 5
giống phụ Asiadacus, Gymnodacus, Sinodacus, Zeugodacus và Bactrocera. Giống phụ
Bactrocera có số loài đông đảo nhất là 15 loài, tiế
p theo là Zeugodacus 8 loài. [23].
Trong chuyên đề này nhằm thu thập thành phần ruồi hại quả bằng bẫy dính và bẫy
chai. Mồi nhử sử dụng là metileugenol và 4(p-acetoxiphenyl)-2-butanon do chúng tôi
tổng hợp và đã công bố [29]. Xác định phổ ký chủ của ruồi với 3 loài rau ăn quả chính
theo phương pháp đã đươc mô tả trong [30].
Hình 12: Ruồi đục trái hại rau ăn quả
Bactrocera cucurbitae Bactrocera dorsalis
Bactrocera correcta
15
2.2.2.3. Điều tra ruồi đục lá (Liriomyza sp.) Điều tra trên 1 m chiều dài luống dưa.
Ngắt từ 5-10 lá ở tưng cấp về đếm và tinh số lương sâu non, nhộng bình quân ở từng
cấp. Từ đó suy ra mật độ ruồi trên 1m2 dựa trên các cấp độ ở các lá có trên diện tích ở
các điểm điều tra trong kỳ
Cấp mật độ được phân theo thang 5 cấp
Cấp 0: Trên toàn lá không bị hạ
i
Cấp 1: Trên lá có từ 1-5 vết đục, các vết đục rải rác thương có từ 1-3 sâu
Cấp 3: Trên lá có khoảng 6-10 vết đục, trong đó có một số vết đục đan xen nhau,
thương có từ 4 –6 sâu
Cấp 5: Trên lá có từ 11-20 vết đục, trong đó có một số vết đục đan xen nhau rõ rệt
thương ở gốc lá, thường có từ 7-10 sâu
Cấp 7: Trên lá các vết đục đan xen nhau thành mảng nhất là quanh khu vực gốc lá, môt
phần diệ
n tích khu vưc gốc lá bị cháy thường có từ 11 sâu trở lên
Hình 13: Ruồi đục lá rau ăn trái
Liriomyza sp.
2.2.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.2.3.1. Kết quả điều tra Sâu xanh da láng:
Điều tra mật độ Sâu xanh da láng được tiến hành đồng thời trong và ngoài nhà
lưới. Bên ngoài nhà lưới mật độ sâu xanh da láng cao hơn và số lương bướm vào bẩy
cũng cao hơn là trong nhà lưới
Bảng 5: Bảng theo dõi biến động mật độ sâu xanh da láng trên đồng ruộng từ tháng 1
đến tháng 3 năm 2007.
Ngày sau
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Bướm vào
bẫy(con/bẫy)
(ngoai đồng)
0 0 0 1 0 2 0 1 2
16
Mật độ sâu
non(con/m2)
(ngoài đồng)
0 0 1 0 2 0 1,5 0 0
Bươm vào
bẫy(con/bẫy)
(trong nhà
lưới)
0 0 0 0 0 0 0 0 0
Mật độ sâu
non(con/m2)
(trong nhà
lưới)
0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nhìn chung mật độ Sâu xanh da láng trong nhà lưới thấp hơn so sánh với mật độ Sâu
tơ bên ngoài nhà lưới. Nhìn chung qui luật biến thiên mật độ cũng khá rõ: Sau khi số
lương bướm Sâu xanh da láng vào bẫy đạt đỉnh thi khoảng 9-10 ngày sau mật độ sâu
non đạt cao nhất. Điều này có thể giúp ta phun thuốc đúng lúc sâu non mới nở như vậy
hiệu quả dập dịch sẽ cao hơn. Qua theo dõi biến động mật độ sâu xanh da láng trên
đồng ruộng tạ
i Ấp đình cho thấy mật độ khá thấp, không cần phải sử dụng các biện
pháp phòng trừ đặc biệt.
Hình 14: Bẫy bắt bướm sâu xanh da láng bằng mồi nhử pheromon
2.2.3.2. Kết quả điều tra Ruồi đục trái:
Ruồi đục trái trên các loại rau ăn ăn trái tại vùng chuyên canh rau khá phong phú về
chủng loại. Qua điều tra của các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy có 4 loài
phổ biến như: Bactrocera dorsalis, Bactrocera cucurbitae, Bactrocera thailanesis và
Bactrocera [23]. Trên thực tế theo dõi tại địa điểm điều tra nhận thấy thự
c sự có hai
loài phổ biến hơn đó là Bactrocera dorsalis và Bactrocera cucurbitae. Trên ruộng
trồng mướp bẫy bắt thu nhận được cả hai loài trên, tuy nhiên trên ruộng trông dưa leo
thì chỉ còn bẫy bắt được Bactrocera cucurbitae.
Bảng 6 ghi lai kết quả bẫy bắt ruồi đục trái trên vườn trồng rau ăn trái như sau:
17
Bảng 6: Kết quả điều tra ruồi đục trái trên ruộng trồng dưa leo
Ngày sau khi
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Số lượng sâu
(con/cây)
0 0 2 3 5 4 6 5 4
Số lượng ruồi
(con/bẫy)
0 0 3 4 6 3 7 7 5
Hình 15: Bẫy bắt ruồi đục trái bằng bẫy dình nhiều màu và pheromon
2.2.3.3. Kết quả điều tra Ruồi đục lá:
Ruồi đục lá trên cây rau ăn quả thường gặp trên hầu hết các loại rau phổ biến như dưa
leo, bàu bí, mướp, đậu. Mật độ ruồi tuy không cao như trên rau ăn lá nhưng sự gây hại
có thể nhận biết thông qua số lượng lá cây bị hại.
Bảng 7: Bảng theo dõi m
ật độ ruồi đục lá trong và ngoài nhà lưới
Ngày sau khi
trồng
7 14 21 28 35 42 49 56 63
Số lượng sâu
(con/m2)
0 0 1 2,3 1,5 3,3 1,7 1,2 2
Số lượng ruồi
(con/bẫy)
0 1 2,5 3 4.5 5 4 3,6 4,5
2.2.4. KẾT LUẬN
Rau ăn trái hiện được trồng khá phổ biến tại các tỉnh phía nam. Đối tương gây hại
chính là ruồi đục trái. Trong thới gian qua các mẫu thu nhận cho thấy tại Ấp đình Củ
chi có 3 loài gây hại chính (xem ảnh chụp phía trên). Riêng ở vườn trồng dưa leo loài
gây hại chính là Bactrocera cucurbitae. Bên cạnh ruồi đục trái , ruồi đục lá xuất hiện
khá phổ biến, mật độ có lúc lên khá cao, tuy nhiên sự gây hại không nghiêm trọng. Sâu
xanh da láng chỉ
xuất hiện với mật độ khá thấp so với các vùng trồng cây khác.
18
2.3. NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP (Z) -11- HEXADECENAL, (Z)-11-
HEXADECENOL VÀ (Z) -11-HEXADECENYL ACETAT, PHEROMON
CỦA SÂU TƠ (PLUTELLA XYLOSTELLA L.)
2.3.1. MỞ ĐẦU
Sâu tơ là một trong những loài sâu hại rau chính tại các vùng chuyên canh rau trên cả
nước. Người ta đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ nhưng hiệu quả
chưa cao bởi khả năng kháng thuốc. Pheromon đã được biết như một công cụ dự báo
hiệu quả trong chiến lược phòng trừ sâu hại tổng hợp(IPM). Nghiên cứu tổng hợp và
ứng dụng pheromon của sâu tơ đã được mộ
t số tác giả trong và ngoài nước công bố.
Mỗi công trình sử dụng các con đường riêng tùy theo sự lựa chọn nguyên liệu ban đầu
khác nhau. Trong công trình này chúng tôi dự kiến công bố thêm một phương pháp
tổng hợp mới từ các nguyên liệu dễ kiếm mà với điều kiện trong nước có thể chủ động
không lệ thuộc vào nước ngoài.
Các sản phẩm tổng hợp ra đều đươc xác định cấu trúc bằng các phương pháp hóa lý
hiệ
n đại, độ sạch không dưới 96%, đủ điều kiện để pha chế thành các mồi nhử thich
hợp cho bẫy bắt bướm sâu tơ. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm bẫy bắt Sâu tơ trên hiện
trường sẽ đươc công bố trong các công trình tiếp theo.
2.3.2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nguyên liệu được dùng là một số hóa chất cơ bản như 2-buten-1,4-diol, LiCl, CuCl
2
,
LiAlH
4
, Li
2
CuCl
4
, Tetrahydrofuran đươc mua của hãng Merck. Hóa chất còn lại đươc
sử dụng nhập từ Trung quốc hay sản phẩm có sẵn tại Viet nam. Tất cả các nguyên liệu
trước khi sử dung đều được chưng cất, làm khan theo các qui trình trong PTN.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp chủ yếu là phương pháp nối dài mạch carbon bằng
xúc tác cơ đồng. Trong khi thực hiện phản ứng ở một số công đoạn có sử dụng các
công cụ hỗ
trợ như vi sóng, siêu âm.
Sản phâm trung gian và sản phẩm cuối cùng đều đươc tinh sạch bằng các
phương pháp như chưng cất chân không, tách trên cột sắc ký. Các sản phẩm trung gian
và thành phẩm đều xác nhận cấu trúc bằng các phương pháp hóa lý hiện đại như UV,
IR, NMR và độ sạch được nhận biết qua GC hay GC-MS. Quang phổ hồng ngoại đo
trên máy BRUCKER EQUINOX 55, phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR đo trên máy
BRUCKER AC 500MHz tại Viện Hóa học, Viện Khoa học và công ngh
ệ Việt nam.
Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) thực hiện trên máy Agilent
Technologies 6890 (USA) tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng.
2.3.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Pheromon của Sâu tơ là hỗn hợp gồm 3 thành phần: (Z)-11- Hexadecenal, (Z)-11-
Hexadecenol và (Z)-11-Hexadecenyl acetat. Phương pháp phản ứng qua nối
acetylen[28].