Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ án THÀNH lập TRUNG tâm kỹ THUẬT NÔNG NGHIỆP đầm hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.06 KB, 10 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN ĐẦM HÀ
Số

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

/ĐA-UBND

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đầm Hà, ngày

tháng 5 năm 2015

ĐỀ ÁN
Thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp huyện Đầm Hà
-----------------------Thực hiện Quyết định số 1885-QĐ/TU ngỳ 28/02/2014 của Ban Thường
vụ Tỉnh uỷ; Công văn số 2157/UBND-TH3 ngày 21/4/2015 “v/v thực hiện Nghị
quyết số 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh” và Nghị
quyết số 26-NQ/HU ngày 14/4/2015 củ Ban Chấp hành Đảng bộ huyện “v/v đổi
mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực
hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, Ủy ban nhân dân huyện Đầm Hà xây dựng Đề
án thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp huyện Đầm Hà với những
nội dung sau đây:
PHẦN I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình tổ chức bộ máy và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức:
* Trạm khuyến nông huyện: Tổng số biên chế đang sử dụng 06 biên chế.
Trong đó:
- Lãnh đạo trạm 02 biên chế: 01 Phó trưởng phòng NN&PTNT làm


Trưởng trạm, 01 Phó trưởng trạm.
- Về đội ngũ viên chức gồm 04 viên chức:
01 viên chức kế toán trạm;
01 viên chức kỹ thuật;
02 nhân viên hợp đồng.
Ngoài ra còn 10 cán bộ khuyến nông viên cơ sở ở 10 xã, thị trấn.
* Tram Thú y huyện: Tổng số biên chế đang sử dụng 03 biên chế.
Viên chức lãnh đạo trạm: 01 biên chế - Trạm trưởng.
Viên chức chuyên môn: 01 biên chế.
Lao động hợp đồng: 01 biên chế.
* Trạm Bảo vệ thực vật: Tổng số biên chế đang sử dụng 02 biên chế.
Viên chức lãnh đạo: 01 biên chế - Trạm trưởng.
1


Viên chức chuyên môn: 01 biên chế.
Như vậy tổng số công chức, viên chức và nhân viên hợp đồng cần sắp xếp
lại ở cả 03 bộ phận là 11 biên chế.
2. Số lượng công chức, viên chức, hợp đồng lao động:
- Trạm Thú y: Biên chế được giao 03, đã sử dụng 03, trong đó: trong biên
chế chính thức 02, hợp đồng 01.
- Trạm Bảo vệ thực vật: Biên chế được giao 03, đã sử dụng 02, trong đó:
trong biên chế chính thức 02.
- Trạm khuyến nông: Biên chế được giao 06, đã sử dụng 06 trong đó:
trong biên chế chính thức 04; lao động hợp đồng 02.
* Các chức danh lãnh đạo (04 biên chế):
- Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông huyện.
- Trạm phó Trạm Khuyến nông huyện.
- Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật.
- Trạm trưởng Trạm Thú y.

* Viên chức và lao động hợp đồng:
- Trạm Khuyến nông: 04 viên chức, 02 lao động hợp đồng.
- Trạm Bảo vệ Thực vật: 02 viên chức.
- Trạm Thú y: 02 viên chức, 01 lao động hợp đồng.
Tổng số 03 cơ quan: 08 viên chức, 03 lao động hợp đồng.
3. Vị trí, chức năng của từng cơ quan:
3.1. Trạm Khuyến nông:
Trạm Khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc phòng
Nông nghiệp& PTNT, hoạt động theo Nghị định số: 02/2010/NĐ-CP ngày
08/01/2010 của chính phủ về công tác khuyến nông. Trạm khuyến nông thực
hiện công tác khuyến nông trên địa bàn huyện, đồng thời giúp cho Uỷ ban nhân
dân huyện, về phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn, theo định hướng
của ngành và của Uỷ ban Nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo và quản lý
chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông của Trung tâm khuyến nông tỉnh Quảng
Ninh và phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đầm Hà.
Trạm khuyến nông huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng.
3.2. Trạm Thú y:
Trạm Thú y huyện là cơ quan trực thuộc Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh
có vị trí, chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu cho Chi cục thú y tỉnh và UBND cấp
huyện về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm
về thú y trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú
2


y; thực hiện kiểm dịch nội địa; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật;
thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy chứng nhận
vệ sinh thú y, biên lai, ấn chỉ, giấy chứng nhận tiêm phòng; quản lý thuốc thú y;
thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y; thực hiện chẩn đoán, điều
trị bệnh động vật; tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho động vật; tổ chức

và thực hiện việc khử trùng, tiêu độc các cơ sở có hoạt động liên quan đến công
tác thú y.
Trạm Thú y huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Thú y
Tỉnh, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và tài khoản riêng.
3.3. Trạm Bảo vệ thực vật:
Trạm Bảo vệ thực vật là cơ quan chuyên môn trực thuộc Chi cục Bảo vệ
thực vật Quảng Ninh, có chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp chi cục Bảo vệ
thực vật và UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bảo
vệ thực vật (chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng
năm về thú Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi
hành pháp luật về bảo vệ thực vật; thực hiện kiểm dịch nội địa; thực hiện kiểm
tra vệ sinh an toàn về thuốc Bảo vệ thực vật; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy
chứng nhận, biên lai, ấn chỉ; quản lý thuốc thú y; kiểm dịch thực vật nội địa và
kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu khi được ủy quyền trên địa bàn huyện; Thực
hiện công tác quản lý chất lượng nông sản và vật tư thuốc bảo vệ thực vật;
Trạm Bảo vệ thực vật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Bảo
vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh.
Trạm Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY

1. Thực trạng:
Thời gian qua các cơ quan trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y
đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo chức năng, thẩm quyền quy định.
2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng:
2.1. Về số lượng:
Tổng số cán bộ công chức, viên chức, hợp đồng tại thời điểm tháng
12/2014 gồm có 11 người trong đó: Trạm Bảo vệ thực vật 02 người; Trạm Thú y
huyện 03 người; Trạm khuyến nông 06 người.
Về trình độ:
- Chuyên môn được đào tạo có 11/11 người có trình độ cử nhân, kỹ sư trở

lên trong đó có 01 thạc sỹ;
- Lý luận chính trị: Trung cấp 03/11; Sơ cấp 8/11;
Về cơ cấu theo ngạch:
- Chuyên viên và tương đương 8/11;
- Hợp đồng lao động 03/11;
3


Về các tiêu chí khác:
- Ngoại ngữ: 100% công chức viên chức có chứng chỉ B tiếng Anh.
- Tin học: 100% công chức viên chức có chứng chỉ B tin học văn phòng.
- Giới tính : Nữ 05/11 = 45,45%; Nam 07/11 = 63,65%.
2.2. Về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc và mức độ hoàn thành
công việc theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm:
100% cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng cơ bản đáp ứng
được yêu cầu công việc, hoàn thành công việc theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí
việc làm. Tuy nhiên một số vị trí còn yếu ở một số kỹ năng như: Soạn thảo và
xử lý văn bản trên máy tính; tính chủ động trong thực thi công vụ theo chức
trách, nhiệm vụ được phân công; khả năng linh hoạt trong xây dựng và triển
khai kế hoạch công tác; chất lượng tham mưu…
3. Thực trạng và cách thức sử dụng cơ sở vật chất:
- Về trụ sở: Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật có trụ sở làm việc độc lập
do Tỉnh đầu tư; Trạm khuyến nông có trụ sở làm việc là trụ sở Trạm y tế cũ của
thị trấn Đầm Hà.
- Về trang thiết bị, phương tiện làm việc: 11/11 vị trí chức danh được
trang bị máy vi tính kết nối mạng LAN và Internet. Các thiết bị khác như máy
in, máy Photo, điện thoại cố định được trang bị đủ đáp ứng nhu cầu công việc
hàng ngày.
- Về tình hình sử dụng: Việc quản lý, sử dụng các phương tiện, trang thiết
bị phục vụ công việc tương đối tốt và đảm bảo các quy định của Nhà nước về

quản lý tài sản, công cụ, thiết bị văn phòng.
- Về sử dụng kinh phí được giao: Kinh phí được giao theo định mức biên
chế và được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng Luật Ngân sách.
4. Đánh giá chung:
4.1. Ưu điểm:
Về cơ cấu tổ chức hiện nay tương đối phù hợp với tính chất, đặc điểm
công việc của cơ quan theo chức năng nhiệm vụ quy định.
Đội ngũ cán bộ công chức, người lao động hiện nay cơ bản đáp ứng và
tương đối phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng vị trí việc làm trong cơ quan.
4.2. Hạn chế:
Các đầu mối thực hiện nhiệm vụ trong ngành Nông nghiệp ở từng lĩnh
vực nhiều; sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn có lúc, có nơi
chưa hiệu quả.
PHẦN II
PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN ĐẦM HÀ

4


I. QUAN ĐIỂM

1. Giải thể Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm Thú y huyện:
- Ủy ban nhân dân huyện Quyết định giải thể Trạm khuyến nông.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quyết định bàn giao Trạm Bảo
vệ thực vật, Trạm Thú y về cho huyện quản lý.
2. Thành lập Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.
3. Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của phòng
NN&PTNT.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN


1. Thành lập Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp:
(Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang xây dựng dự thảo hướng dẫn
về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm)
1.1. Vị trí, chức năng:
- Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp (Sau đây gọi tắt là Trung tâm)
là đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trực thuộc Ủy
ban nhân dân huyện.
Tham mưu giúp UBND huyện triển khai thực hiện công tác khuyến nông,
phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi; chương tình công tác khác thuộc
lĩnh vực nông nghiệp gồm: Các chương trình của UBND tỉnh, ngành, huyện về
đầu tư phát triển Nông nghiệp.
Thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện giao về công tác chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật nông nghiệp và phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi trên địa
bàn huyện.
Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn về thú y, thú y thủy sản và bảo vệ thực vật; tư vấn dịch vụ sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Phối hợp tham gia với các cơ quan ban ngành xây dựng và phát triển thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
Tổ chức xây dựng mô hình khảo nghiệm, thực hiện giống cây trồng, vật
nuôi, xây dựng các mô hình trình diễn, hội thảo đề tài nghiên cứu.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên (Sở Nông nghiệp &PTNT, Chi
cục Chăn nuôi- thú y, Chi cục Trồng trọt - bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến
nông - Khuyến ngư tỉnh).
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Về lĩnh vực Chăn nuôi- thú y:
5



- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, các đề tài ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được UBND cấp huyện phê duyệt; triển khai các
chương trình tập huấn, hội thảo, các mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới về chăn nuôi thú y, thủy sản trên địa bàn huyện.
- Phổ biến cho nông dân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm
canh vật nuôi, thủy sản, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, thủy sản theo chủ trương
của nhà nước.
- Xây dựng, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, quản lý và hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ cho mạng lưới thú y viên.
- Tổ chức thực hiện các Dịch vụ: Tập huấn, cung cấp thông tin, chuyển
giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, cung ứng vật tư kỹ
thuật nông nghiệp bao gồm giống vật nuôi, thuốc thú y, thú y thủy sản, công cụ
nông nghiệp, thủy sản.
- Quản lý tình hình dịch bệnh động vật, thủy sản: Phát hiện, chuẩn đoán
dịch bệnh trên động vật và thủy sản; dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh, đề xuất
chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch bệnh; Định kỳ kiểm tra phát hiện dịch
bệnh; quản lý thuốc thú y, thú y thủy sản, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với các phòng, ban chỉ đạo thực hiện việc tiêm phòng vắc xin
cho đàn gia súc, gia cầm thuộc danh mục các bệnh phải tiêm phòng; khử trùng,
tiêu độc các cơ sở có hoạt động liên quan đến công tác thú y, xử lý môi trường
ao nuôi nhiễm bệnh truyền nhiễm trên thủy sản, các phương tiện phục vụ việc
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện công tác kiểm
dịch động vật, sản phẩm động vật, tham gia đề xuất, kiến nghị việc cấp, thu hồi
các loại giấy kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra; cấp giấy chứng nhận
tiêm phòng, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ theo Thông tư số
11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT và thu lệ phí,
phí tổn trong công tác thú y theo quy định của Bộ Tài chính.

- Phối hợp với các phòng, ban kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất
kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thị
xã theo Thông tư 14/2011/TT-BNN-PTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp
& PTNT.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tham gia thực hiện công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thú y, thú y thủy sản, của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động có liên quan trên địa bàn thị xã. Xử lý các
vi phạm hành chính về công tác thú y, thú y thủy sản, giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thú y, thú y thủy sản, theo thẩm quyền.
b) Lĩnh vực Trồng trọt - Bảo vệ thực vật:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực
bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Tham gia ý kiến xây dựng các chương trình, kế
hoạch, đề án, dự án chuyên ngành. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chủ
6


trương, chính sách, quy chế, quy trình kỹ thuật về Trồng trọt - Bảo vệ thực vật của
Trung ương và Tỉnh. Xây dựng phương án, quy trình kỹ thuật về Trồng trọt - Bảo
vệ thực vật phù hợp với điều kiện và yêu cầu sản xuất nông lâm nghiệp củ huyện.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, quý, năm và tổ chức thực
hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch hại trên các cây trồng
nông nghiệp, lâm nghiệp tại huyện, thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương
và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Theo dõi, hướng dẫn và chỉ đạo các biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại
tài nguyên thực vật; đề xuất các biện pháp để giúp Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ
ban nhân dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang
các vùng khác; có kế hoạch phòng, chống dịch tái phát; đề xuất các biện pháp
khắc phục hậu quả của dịch gây hại tài nguyên thực vật.
- Hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm

nông lâm sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện công tác kiểm
dịch thực vật nội địa theo phân cấp của Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh.
- Phối hợp các cơ quan chức năng của Tỉnh, huyện thực hiện các đợt kiểm
tra, thanh tra hoạt động kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, giống cây
trồng trên địa bàn huyện, về công tác đảo bảo VSATTP cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm nông sản trên địa bàn huyện.
- Phối hợp với phòng Nông nghiệp &PTNT huyện tổ chức xây dựng và
hướng dẫn hoạt động của mạng lưới Bảo vệ thực vật cơ sở, bồi dưỡng, tập huấn
và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên lĩnh vực Trồng trọt - bảo vệ cây trồng nông,
lâm nghiệp đến người nông dân trên địa bàn huyện.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo
quy định về Chi cục Bảo vệ thực vật, UBND huyện và các ngành liên quan.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện và hướng dẫn của
Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật.
c). Lĩnh vực Khuyến nông - Khuyến ngư:
- Xây dựng và trình duyệt kế hoạch khuyến nông trên địa bàn huyện. Tổ
chức chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các chương trình, dự án
khuyến nông vào sản xuất đại trà trên địa bàn phụ trách.
- Xây dựng các mô hình trình diễn, tổ chức tham quan học tập các điển
hình sản xuất, kinh doanh giỏi cho cán bộ cơ sở và nông dân.
- Quản lý, điều hành, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật sản xuất,
thông tin kinh tế thị trường cho cán bộ khuyến nông cơ sở, đồng thời giám sát,
kiểm tra và đôn đốc mạng lưới khuyến nông cơ sở hoạt động có hiệu quả.

7


- Thành lập và cùng khuyến nông viên cơ sở hướng dẫn các Câu lạc bộ
khuyến nông, Câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi và các nhóm hộ nông dân cùng

sở thích hoạt động có hiệu quả.
- Quản lý đội ngũ cán bộ viên chức và tài sản theo các quy định hiện
hành. Thực hiện chế độ báo cáo và giao ban định kỳ theo Quy chế của UBND
huyện và cơ quan chuyên môn cấp trên
1.3. Cơ cấu tổ chức:
a) Chức danh lãnh đạo trung tâm:
- Giám đốc Trung tâm: Phụ trách chung.
- Phó giám đốc Trung tâm:
+ Phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực dịch vụ thú y, thủy sản (chẩn đoán,
điều trị bệnh động vật, cung ứng vật tư thú y, vật tư chăn nuôi; chuyển giao kỹ
thuật về chăn nuôi, thủy sản ....)
+ Phó giám đốc phụ trách về các lĩnh vực dịch vụ còn lại (giống cây
trồng, phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao kỹ thuật về trồng
trọt, bảo vệ thực vật; dự báo, chẩn đoán tình hình sâu bệnh hại cây trồng....)
b) Cán bộ chuyên môn, kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ,
chuyển giao tiến bộ khoa học … trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; thú y …
1.4. Vị trí việc làm:
a) Vị trí lãnh đạo, điều hành: 03 vị trí
- Giám đốc Trung tâm: Phụ trách điều hành chung
- Phó giám đốc Trung tâm: 02 vị trí
+ Phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực dịch vụ thú y, thủy sản (chẩn đoán,
điều trị bệnh động vật, cung ứng vật tư thú y, vật tư chăn nuôi; chuyển giao kỹ
thuật về chăn nuôi, thủy sản ....)
+ Phó giám đốc phụ trách về các lĩnh vực dịch vụ còn lại (giống cây
trồng, phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chuyển giao kỹ thuật về trồng
trọt, bảo vệ thực vật; dự báo, chẩn đoán tình hình sâu bệnh hại cây trồng....)
b) Vị trí việc làm gắn với công việc chuyên môn, nghiệp vụ:
- Phụ trách kỹ thuật BVTV
- Phụ trách kỹ thuật Thú y
- Phụ trách kỹ thuật Thủy sản

- Phụ trách kỹ thuật Trồng trọt
- Phụ trách khuyển giao kỹ thuật (chuyên ngành khuyến nông)
- Phụ trách kế toán Trung tâm
- Phụ trách văn thư, kho, quỹ
c) Biên chế:
8


STT

Vị trí việc làm

Biên chế

I

Vị trí lãnh đạo, quản lý

03

1

Giám đốc: Phụ trách điều hành chung

01

2

Phó giám đốc phụ trách về lĩnh vực dịch vụ thú
y, thủy sản


01

3

Phó giám đốc phụ trách về các lĩnh vực dịch vụ còn lại

01

II

Vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ

07

1

Phụ trách kỹ thuật BVTV

01

2

Phụ trách kỹ thuật Thú y

01

3

Phụ trách kỹ thuật Thủy sản


01

4

Phụ trách kỹ thuật Trồng trọt

01

5

Phụ trách khuyển giao kỹ thuật (chuyên ngành
khuyến nông)

01

6

Phụ trách kế toán Trung tâm

01

7

Phụ trách văn thư, kho, quỹ

01

Tổng


10 vị trí

10 biên chế

2. Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Phòng
Nông nghiệp &PTNT
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện:
+ Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát
triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp
tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn;
quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản;
dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tham mưu, tổng hợp giúp Ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, UBND huyện trong chương trình xây
dựng Nông thôn mới.
+ Tham mưu cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
công tác Thú y: Chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và
hàng năm về thú y trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp
luật về thú y; thực hiện kiểm dịch nội địa; kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm
động vật; thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y; cấp, thu hồi, quản lý các loại giấy
chứng nhận vệ sinh thú y, biên lai, ấn chỉ, giấy chứng nhận tiêm phòng; quản lý
thuốc thú y; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về thú y;
9


+ Tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác bảo vệ thực vật (chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển dài hạn, 5
năm và hàng năm về Bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra
việc thi hành pháp luật về bảo vệ thực vật; thực hiện kiểm dịch nội địa; thực

hiện kiểm tra vệ sinh an toàn về thuốc Bảo vệ thực vật; cấp, thu hồi, quản lý các
loại giấy chứng nhận, biên lai, ấn chỉ; kiểm dịch thực vật nội địa và kiểm dịch
thực vật xuất nhập khẩu khi được ủy quyền trên địa bàn huyện; Thực hiện công
tác quản lý chất lượng nông sản và vật tư thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn, theo ủy quyền của Ủy ban nhân
dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý
ngành, lĩnh vực công tác tại địa phương.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có tư cách pháp nhân, con
dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Ban xây
dựng NTM tỉnh; Chi cục BVTV; Chi cục Thú Y tỉnh.
Trên đây là Đề án thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và
bổ sung chức năng, nhiệm vụ Phòng Nông nghiệp&PTNT, Uỷ ban nhân dân
huyện Đầm Hà trình Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét, phê duyệt./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- BTV Huyện uỷ;
- Lưu.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN
CHỦ TỊCH

Vũ Văn Phú

10




×