Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 112 trang )


ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài ...................... 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................ 5
6. Bố cục của luận văn ............................................................................................ 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
Chương 1. KHÁI LƯỢC HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN............................................... 6
1.1. Điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa .......................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm dân cư..................................................................................... 9
1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử ...................................................................... 10
1.3. Khái quát chung về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện
Hưng Nguyên ........................................................................................................ 13
1.3.1. Khái niệm về di tích và di tích lịch sử - văn hóa ................................. 13
1.3.2. Khái lược hiện trạng các di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên .......... 15
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 23
Chương 2. KHẢO TẢ MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TIÊU BIỂU ........... 24
2.1. Các di tích đền ................................................................................................ 24
2.1.1. Đền Rậm .............................................................................................. 24
2.1.2. Đền thờ Hoàng Nghĩa Lương............................................................... 31
2.1.3. Đền ông Hoàng Mười .......................................................................... 37
2.2. Các di tích chùa .............................................................................................. 42
2.2.1. Chùa chợ Hến ....................................................................................... 42
2.2.2. Chùa Bùi Ngỏa ..................................................................................... 45




iii
2.3. Di tích nhà thờ họ ........................................................................................... 48
2.3.1. Nhà thờ họ Võ chi cụ Tú lang .............................................................. 49
2.3.2. Nhà thờ họ Lê Sĩ. ................................................................................. 54
2.4. Một số di tích khác ......................................................................................... 59
2.4.1. Núi Lam Thành .................................................................................... 59
2.4.2. Nhà cụ Hoàng Viện .............................................................................. 63
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 67
Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN
PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH ................................................................... 68
3.1. Giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích .......................................................... 68
3.1.1. Giá trị lịch sử ........................................................................................ 68
3.1.2. Giá trị văn hóa - nghệ thuật .................................................................. 72
3.1.3. Giá trị về kinh tế du lịch....................................................................... 80
3.2. Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích ........................................................... 82
3.2.1. Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu các di tích ................................. 82
3.2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích ...................... 85
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................. 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng hệ thống đền trên địa bàn huyện Hưng Nguyên ..............................15
Bảng 1.2. Bảng hệ thống các chùa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. ...................18
Bảng 1.3. Bảng hệ thống nhà thờ họ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. .................19
Bảng 1.4. Bảng hệ thống một số di tích khác trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. ....20



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hưng Nguyên từ xưa tới nay luôn là một bộ phận không thể tách rời của
mảnh đất Xứ Nghệ. Trải qua bao biến động thăng trầm cùng lịch sử dân tộc mà
vùng đất này lúc rộng lúc hẹp, và mang những tên gọi khác nhau.
Với vị trí địa lý nằm ở hạ lưu sông Lam, nơi có thành Lam Thành Sơn, là lỵ
sở của nhiều đời, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả một vùng, trải qua
hàng ngàn năm lịch sử cho nên không có gì lạ khi Hưng Nguyên mang trong mình
dòng chảy văn hóa lâu đời, hết sức phong phú và đa dạng. Minh chứng rõ nhất cho
điều này chính là việc có tới 111 di tích, danh thắng do địa phương quản lý. Trong
đó có 12 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh,
cùng hàng trăm di tích khác đang chờ được công nhận xếp hạng di tích.
Hơn ai hết, chúng ta hiểu rõ nhất về những giá trị mà những di tích lịch sử văn hóa đem lại. Bởi lẽ, đây là một sản phẩm văn hóa do chính bàn tay khối óc của
nhân dân sáng tạo ra, là biểu hiện sinh động cho mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai. Những di tích lịch sử - văn hóa hội tụ đủ tất cả những giá trị về văn
hóa nghệ thuật, văn hóa tâm linh, giá trị giáo dục, kinh tế, chính trị và cả sự cố kết
của cộng đồng khu vực.
Tìm hiểu về các di tích lịch sử - văn hóa là chúng ta tìm về một giai đoạn
trong chặng đường lịch sử của dân tộc. Thông qua hệ thống kiến trúc, cách bài trí,
phong cách nghệ thuật trang trí trên mỗi di tích sẽ phản ánh lên được một phần của
đời sống tâm linh, đời sống xã hội của cả khu vực.
Trôi theo dòng chảy của lịch sử, với sự tàn phá của thời gian, chiến tranh
mà những di tích này ít nhiều đã không còn giữ được diện mạo như ban đầu, một
số do không được sự quan tâm bảo vệ đúng mức đã dẫn tới bị hư hại nghiêm
trọng. Chính vì thực trạng hiện nay, cùng với những ý nghĩa, giá trị to lớn mà các
di tích lịch sử - văn hóa mang lại cho nên chúng tôi nhận thấy việc cần phải thực
hiện một công trình nghiên cứu có hệ thống trình bày về những di tích lịch sử -



2
văn hóa tiêu biểu trên địa bàn; nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng
đất, văn hóa, con người Hưng Nguyên mà thông qua đó còn giúp người đọc hiểu
được những giá trị văn hóa, nét đẹp truyền thống độc đáo trong nghệ thuật kiến
trúc, trong các lễ hội của cư dân địa phương, đồng thời có biện pháp bảo tồn,
quảng bá và phát huy những giá trị văn hóa quê hương, giáo dục truyền thống cho
thế hệ trẻ hôm nay.
Chính vì những lẽ đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài "Tìm hiểu một số
di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” cho luận
văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương là một trong những mảng
đề tài hấp dẫn, lý thú, nhưng đồng thời cũng là một mảng đề tài khó bởi nó đòi hỏi
sự công phu và lòng kiên trì trong công tác điền dã thu thập, xử lý tài liệu.
Đối với đề tài Tìm hiều một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An hiện đã có các công trình nghiên cứu trên các khía
cạnh khác nhau, cuốn "Địa chí văn hóa Hưng Nguyên" của các tác giả Ninh Viết
Giao (cb), Thái Huy Bích, do nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 2009.
Cuốn sách đã giới thiệu một cách tổng quan về vị trí địa lý, khí hậu cũng như lịch
sử hình thành của huyện Hưng Nguyên, trong một số chương của cuốn sách cũng đã
đề cập tới một vài di tích lịch sử - văn hóa cũng như nhân vật lịch sử tiêu biểu ở
huyện Hưng Nguyên. Tuy nhiên, do phạm vi giới hạn của cuốn sách với tính chất
và yêu cầu riêng nên tác giả cũng chỉ mới điểm qua một số nét chính về các di tích
lịch sử - văn hóa này mà chưa thực sự đi sâu và nghiên cứu.
Cuốn "Lịch sử Đảng bộ huyện Hưng Nguyên" gồm tập 1 (1930 - 1945) và
tập 2 (1945 - 2005), do nhà xuất bản Nghệ An xuất bản năm 2007. Cuốn sách trình
bày về quá trình thành lập và phát triển của Đảng bộ huyện Hưng Nguyên, đồng
thời cũng có nhắc tới một vài sự kiện tiêu biểu liên quan đến di tích ở huyện như
"Nghĩa trang 12/9", "Nhà ông Hoàng Viện"...

Cùng với đó là một số công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa Nghệ An,
chẳng hạn như “Nghệ An di tích danh thắng” xuất bản năm 2005, Đào Minh Nụ đã


3
khái quát đặc điểm kiến trúc, bài trí của khu di tích Lê Hồng Phong nhưng chưua đề
cập đến một cách cụ thể, chính xác về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích, “Tục thờ
thần và thần tích Nghệ An” (Ninh Viết Giao) phản ánh về các di tích lịch sử - văn
hóa trên đất Nghệ An, trong đó có đề cập về một số phong tục, tập tục của Nghệ An
ở tại Lam Thành - Phù Thạch với tư cách là lỵ sở của Nghệ An và đồng thời cuốn
sách còn đề cập đến việc thờ cúng các đền nằm trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
như đền thờ Lê Khôi, Tuyên Nghĩa, Thái Phúc, vua Lê.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu phản ánh đến vấn đề chúng tôi
nghiên cứu như:
- “Nghệ An kí” của Bùi Dương Lịch, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1993 có nêu
lên những nhận xét chung về đặc điểm địa lý, lịch sử của vùng đất Hưng Nguyên.
- “Địa danh lịch sử văn hóa Nghệ An” của Trần Viết Thụ chủ biên, Nxb
Nghệ An, 2006 đã có nhắc tới chiếc cầu Lam Kiều nơi đã diễn ra câu chuyện lịch sử
Nguyễn Biểu bị giặc Minh trói vào cột cầu chờ nước triều dâng lên dìm chết, hay
như núi Lam Thành nơi quân Minh lựa chọn làm nơi xây thành.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát các công trình nghiên cứu nói trên, dù ít,
dù nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp đề cập tới nhiều khía cạnh của đề tài do chúng
tôi nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình trên cũng mới dừng lại ở mức độ khảo
tả, thông báo, chưa đề cập tới một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện về hệ thống
các di tích; chưa làm rõ được ý nghĩa của các di tích đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cho nên đây là những vấn đề mới cần được tìm hiểu, đánh
giá, tổng hợp một cách chi tiết và toàn diện nhất về hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của huyện Hưng Nguyên góp phần trong việc khảo sát, đánh giá, xếp
hạng di tích cũng như đánh giá về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của các di tích. Từ đó
nêu lên tầm quan trọng của việc bảo tồn trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong
giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Trong đó, chúng tôi xác định tìm hiểu những di tích
lịch sử - văn hóa tiêu biểu được xếp hạng trên các hạng mục di tích như đền, chùa,
nhà thờ họ...


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Chúng tôi giới hạn trong không gian của huyện Hưng
Nguyên ngày nay.
- Về mặt thời gian: Chúng tôi tìm hiểu về lịch sử của các di tích từ khi được
xây dựng cho đến ngày nay.
- Về phạm vi nội dung: Chúng tôi giới hạn trong một số di tích lịch sử - văn
hóa tiêu biểu là những di tích đã được xếp hạng.
3.3. Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Khái quát về hệ thống các di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
- Diện mạo các di tích lịch sử - văn hóa từ nguồn gốc, quá trình xây dựng,
trùng tu tôn tạo, kiến trúc điêu khắc của các di tích; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan
đến di tích.
- Giá trị lịch sử, văn hóa của các di tích; ảnh hưởng của các di tích tới tính
hình kinh tế - xã hội huyện Hưng Nguyên hiện nay. Công tác bảo tồn trung tu các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu thành văn: Chúng tôi sử dụng các tài liệu nghiên cứu về lịch
sử - văn hóa ở Nghệ An nói chung và huyện Hưng Nguyên nói riêng, cùng với đó là
các tài liệu khác đã được công bố liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu

của đề tài như: các tác phẩm chính sử, tác phẩm sử học, các công trình nghiên cứu
về lịch sử văn hóa, văn hóa dân gian, lịch sử đia phương; các bài viết đăng trên tạp
chí chuyên ngành; các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích
lịch sử văn hóa...
- Nguồn tài liệu điền dã: Chúng tôi thực hiện các chuyến đi khảo sát thực tế
tới các di tích thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài qua đó có thể làm


5
sáng tỏ được nguồn gốc, quá trình xây dựng, trùng tu, diện mạo và những giá trị
khác của các di tích. Đồng thời có thể tìm hiểu được rõ hơn về kiến trúc, ghi chép
bia ký, câu đối, hoành phi, sắc phong... tiến hành trao đổi với những người trông coi
quản lý di tích có hiểu biết sâu sắc về di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác nghiên
cứu khoa học.
- Phương pháp cụ thể: Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử sụng hai phương
pháp chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra,
chúng tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành như: thống kê, điều tra xã hội
học, phỏng vấn báo chí, điền dã dân tộc học.... Trong đó, phương pháp thực tế điền
dã là chủ đạo, kết hợp với tổng hợp, đối chiếu, so sánh để rút ra được những đánh
giá khách quan và chỉ ra những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kến trúc... của
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
5. Đóng góp của luận văn
- Phục dựng một cách hệ thống về quá trình xây dựng, trùng tu, tôn tạo của
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
- Phác thảo diện mạo của các di tích - lịch sử văn hóa như kiến trúc, điêu
khắc, quy mô, các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội văn hóa liên quan đến các di tích.

- Phân tích được giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của các di tích; mức độ ảnh
hưởng của các di tích đối với đời sống của nhân dân quanh vùng.
- Tập hợp nguồn tư liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Đề tài “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu ở huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An”, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương.
Chương 1:

Khái lược hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
huyện Hưng Nguyên

Chương 2:

Khảo tả một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu

Chương 3:

Giá trị lịch sử - văn hóa và công tác bảo tồn phát huy giá trị các di tích


6
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LƯỢC HỆ THỐNG CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯNG NGUYÊN
1.1. Điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử - văn hóa
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nhắc đến Hưng Nguyên là người ta nhắc đến một mảnh đất hữu cơ không
thể tách rời của xứ Nghệ nói riêng, Việt Nam nói chung. Hưng Nguyên đã trường

tồn theo suốt mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc ta, từ thủa khai sơn dựng nước cho
đến tận ngày nay.
Từ thời Hùng Vương, Hưng Nguyên thuộc bộ Hoài Hoan, một trong 15 bộ
của nước Văn Lang lúc đó. Đến năm 111 trước Công nguyên, sau khi nhà Hán
chiếm nước Nam Việt (gồm cả Âu Lạc), chia Âu Lạc cũ thành 3 quận, Nghệ An
thuộc quận Cửu Chân. Cả Nghệ An và Hà Tĩnh lúc đó chỉ có một huyện Hàm Hoan,
là huyện lớn nhất của quận Cửu Chân. Theo Giáo sư học giả Đào Duy Anh trong
cuốn "Đất nước Việt Nam qua các đời" thì rất có thể huyện Hàm Hoan có thể nằm
thuộc khu vực núi Lam Thành hay còn gọi là Rú Thành. Đến đới nhà Đường (618 907), Hưng Nguyên thuộc huyện Cửu Đức một trong bốn huyện của Hoan Châu.
Năm 905, sau khi Khúc Thừa Dụ đứng lên đánh đuổi bọn đô hộ nhà Đường
đã chính thức mở ra thời kỳ tự chủ cho đất nước ta. Để đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê
nối dài quyền tự chủ đó, tuy nhiên tài liệu liên quan đến việc chia đơn vị hành chính
đất nước ta giai đoạn này cho đến nay vẫn chưa rõ. Trải qua đời Lý, Trần có duyên
cách và địa lý rộng hẹp, với nhiều tên gọi khác nhau như huyện Thượng Lộ đời
Trần Hồ, huyện Lộ Bình đời thuộc Minh. Đến đời nhà Lê, "Năm 1469, vua Lê
Thánh Tông hiệu là Quang Thuận, thứ 10, đã ra chỉ dụ điều chỉnh lại bản đồ hành
chính và chia đạo Nghệ An ra làm 8 phủ, 18 huyện, 2 châu. Tên huyện Hưng
Nguyên ra đời từ đó.
Từ sau năm 1946, nhiều làng xã được nhập về huyện Nam Đàn, Nghi Lộc,
thành phố Vinh và cho tới hiện tai, huyện Hưng Nguyên có 23 xã với một thị trấn.


7
* Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên
Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Nghệ An, có toạ độ địa
lý từ 18035' đến 18o47’ vĩ độ bắc và 105o35’ đến 105o40’ độ Kinh Đông, vị trí của
huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp: huyện Nghi Lộc và Đô Lương;
- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn và Đức Thọ (Hà Tĩnh);
- Phía Đông giáp: huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh;

- Phía Tây giáp: huyện Nam Đàn.
Diện tích
Diện tích đất tự nhiên: 16.533,07 ha.
Địa hình
Địa hình Hưng Nguyên thấp, trũng; thấp dần từ Tây sang Đông. Cao độ
trung bình từ 1,5 - 2m, nơi cao nhất 3m, thấp nhất là 0,6m. Cho nên thường gặp úng
lụt vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống các xã trong khu vực này.
Đặc biệt là cư dân vùng ngoại đê sông Lam càng vất vả hơn.
Mặc dù là huyện đồng bằng, nhưng Hưng Nguyên cũng có núi. Nằm dọc
phía Tây Bắc Hưng Nguyên là dãy nũi Đại Hải, thuộc địa phận xã Hương Cái
(Hưng Tây) là núi đứng trấn trong huyện. Mạch từ dãy núi Đại Huệ lại rồi liền chạy
tới phía Đông. Dáng núi cao lớn trông như một bức bình phong. Phía Đông cách
biển Hòn Ngư (Ngư Hải) độ năm sáu mươi dặm. Phía Nam đi xuống là núi Thai
Phong (núi Vạc) ở xă Thái Lăo.
Phía Nam có núi Lam Thành, là dăy nũi mang trên ḿnh nhiều dấu tích lịch
sử. Bùi Dương Lịch viết: "Nùi Lam Thành ở xã Phú Điền, huyện Hưng Nguyên, xưa
gọi là núi Đồng Trụ, lại có tên là núi Tuyên Nghĩa và Hùng Sơn. Núi cao lơn hùng
vĩ đột xuất nổi lên giữa đồng bằng, trong một ngọn có thành của Trương Phụ nhà
Minh. Trên đỉnh có lỗ cắm cờ. Tương truyền chỗ này ngày xưa Mã Viện có dựng cột
đồng. Ở lưng chừng núi có miếu Tuyên Nghĩa...".[24;34]
Phía Đông và Đông Bắc có núi Dũng Quyết, núi Con Mèo, núi Đầu Rồng.
"Núi Đầu Rồng ở xã Hoàng Lao, huyện Hưng Nguyên, mạch núi từ núi Đại Hoạch
dẫn đến đây thì nổi vọt lên trông như hình đầu rồng; chân núi có giếng chỉ cách


8
chỗ nước mặn chừng một thước mà vẫn ngọt, tục gọi là giếng Ngọc". "Núi Dũng
Quyết có tên gọi là núi Văn Sơn... Trông ra bến Yên Lạc trên dòng sông Lam, phía
Đông Nam có động xuyên vào trong núi ước hơn 10 trượng... Dũng Quyết là ngọn
núi có tiếng". "Núi Kỳ Lân ở phía Tây núi Dũng Quyết hình dáng trông giống như

con thú nằm, cũng gọi là núi Mèo". [54;15]
Ngoài ra Hưng Nguyên còn có núi Nhón (Nhuyến Sơn), núi Đại Bàn (còn
gọi là Đại Bần hay Thạch Bàn), núi Rã, núi Dẻ, núi Nẹn (núi Rậm), núi Đất, núi
Chùa Khê...
Sông ngòi
Hưng Nguyên có 5 con sông và kênh đào chảy qua với chiều dài 76km.
Sông Lam còn gọi là sông Cả, xa xưa tên là Thanh Long giang, là con sông
lớn nhất của cả Nghệ Tĩnh, chảy qua 10 xã trên địa bàn Hưng Nguyên từ xã Hưng
Lĩnh đến xã Hưng Lợi, dài 25km. Sông có bắt nguồn từ Thượng Lào, dòng sông
rộng mênh mông, về hai mùa thu và xuân, dòng nước êm đềm trôi xuôi nhưng về về
mùa hè và mùa thu, khi có mưa nguồn, mưa lũ, sông Lam nhận nước từ 86 phụ lưu
lớn nhỏ, dòng nước trở nên hỗn loạn, phá hoại mùa màng, nhà cửa của những ngôi
làng ven sông. Như xã Triều Khẩu dưới chân núi Lam Thành trước kia với ba thôn
Hưng Phúc, Quang Dụ, Phúc Xuyên. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, cả ba làng trên chỉ
còn trên danh nghĩa, giấy tờ do đã bị dòng nước sông Làm làm lở đất, cuốn trôi đi
mất. Tuy nhiên, sông Lam cũng là con sông kinh tế. Bởi những nơi được phù sa bồi
đắp trở nên nên màu mỡ, tốt tươi, thành những cánh đồng lúa, nương dâu, bãi mía...
tươi tốt, cho năng suất cao, là nguồn nước tưới tiêu cho bao cánh đồng vào mùa hạn
hán. Sông Lam còn là con đường giao thông đường thủy quan trọng, tấp nập thuyền
bè xuôi ngược; là nơi hình thành nên các khu vực buôn bán nhộn nhịp bên bờ sông
Lam. Đây còn là con sông lịch sử ghi dấu bao trận đánh oai hùng với kẻ thù để bảo
vệ quê hương đất nước.
Ngoài ra còn có sông Vĩnh, sông Long, sông Tam Đăng, kênh Đích (kênh
Đước)... mặc dù những con sông, con kênh này không phải là lớn lắm, nhưng nhìn
chung đây nơi trữ và cung cấp nguồn nước quan trọng để tưới tiêu cho một diện tích
lớn những cánh đồng ở Hưng Nguyên.


9
Thời tiết, khí hậu

Hưng Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của nhiều
hệ thống thời tiết. Hằng năm địa bàn Hưng Nguyên nhận được tổng lượng bức xạ
là: 138,4kcal/cm2/năm và cán cân bữacs xạ là: 87,3kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung
bình năm là: 1637 giờ. Nhiệt độ trung bình năm ở Hưng Nguyên là 23,90c, chua làm
hai mùa rõ rệt.
Mùa nóng: Mùa này nhiệt độ thường trên 250c, hai ba tháng liên tục vượt quá
280c, khi có gió Tây Nam thổi qua, nhiệt độ có khi lên đến trên 400c. Mùa nóng
thường kèm theo hạn hán và mưa bão, nhất là vào khoảng tháng 7,8,9.
Mùa lạnh: Nhiệt độ trung bình là: 18 - 200c, ngày thấp nhất đo được là 6,20c.
Những ngày nhiệt độ thấp thường có mây mù, đôi khi có sương mù và khi những
đợt gió mùa về thường gây ra mưa dầm.
Lượng mưa trung bình năm ở Hưng Nguyên là: 1.900mm. Nhiều năm mưa
kéo dài cộng với nước nguồn đổ về, sông lam dâng cao gây ra những trận lụt lớn
đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc một số di tích đã
bị hư hỏng, thậm chí mất đi một phần do thiên tai, bão lũ. Nhiều di tích đã phải di
chuyển đến nơi khác do tình trạng sạt lở đất diễn ra ngày một nghiêm trọng, đe dọa
tới sự tồn tại của di tích đó.
1.1.2. Đặc điểm dân cư
Theo số liệu thống kê đến năm 2010 dân số toàn huyện Hưng Nguyên có
110.836 người với 27.998 hộ, quy mô hộ khoảng 3,95 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên năm 2010 là 0,78%.
Cư dân Hưng Nguyên sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác nguồn
lợi thủy sản ven sông Lam, luôn phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, nền
kinh tế tiểu nông cơ sở vật chất nghèo nàn nhưng con người nơi đây rất sáng tạo họ
biết vận dụng thời gian và bàn tay của mình để làm thêm một số ngành nghề thủ
công nâng cao đời sống, tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Một số xã có mật độ dân số cao như xã Hưng Long (1272 người/km2), xã
Hưng Lĩnh (1072 người/km2), thị trấn Hưng Nguyên (1049 người/km2)..., toàn



10
huyện có hai xã có mật độ dân số dưới 500 người/km2 là xã Hưng Yên Nam và xã
Hưng Lợi. Còn lại mật độ ở các xã giao động từ 500 đến 1000 người/km2. (Nguồn
số liệu do phòng thống kê huyện cung cấp năm 2010).
1.2. Truyền thống văn hóa - lịch sử
Con người xứ Nghệ nói chung và vùng đất Hưng Nguyên nói riêng đã kế
thừa được nhiều truyền thống văn hóa lịch sử quý báu mà tổ tiên để lại. Đó là truyền
thống yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng, sự cần cù sáng sạo trong lao động, anh
dũng trong chiến đấu... chính điều này đã tạo nên một vùng đất với bề dày truyền
thống lịch sử hàng ngàn năm. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện còn lưu giữ được
trên 111 di tích, trong đó có 12 di tích được xếp hạng Quốc gia, 14 di tích cấp Tỉnh.
Đây là một trong những minh chứng cho thấy bề dày truyền thống văn hóa của vùng
đất "địa linh nhân kiệt" này.
Lịch sử phát triển của Hưng Nguyên gắn liền với lịch sử phát triển của dân
tộc, bởi đây là vùng đất không thể tách rời từ khi dựng nước cho tới nay.
Theo Ninh Viết Giao, mặc dù chưa có di tích nào ở thời đại văn hóa Sơn Vi
nhưng dựa vào bản đồ di tích văn hóa khảo cổ học, các nhà khảo cổ học đều cho
rằng, từ thời đại văn hóa Sơn Vi mảnh đất Hưng Nguyên đã có con người sinh sống.
Còn về dấu tích thời đại đồ đá mới và thời đại đồ kim khí, trên địa phận đất Hưng
Nguyên cũ đã phát hiện ra các dấu tích tại Rú Quyết (1976), tại xóm 8 xã Hưng Lộc
(2003), Rú Ran (2004), Đồng Mồ (1999)... Đến thời kỳ Bắc thuộc, theo Đào Duy
Anh, "núi Lam Thành bên dòng sông Lam có lẽ luôn là trị sở của không chỉ huyện
Hàm Hoan đời Hán mà kéo dài mãi tới Hoan Châu đời Đường (618 -907)".
[150;24]. Ngoài ra, theo một số sách như Hoan Châu phong thổ ký, Nghệ An ký, Le
vieux An Tĩnh cho rằng đây là nơi Mã Viện đã cho dựng cột đồng trụ sau sự kiện
dập tắt khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Núi Lam Thành còn gắn liền với cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn chống lại quân xâm lược nhà Minh khi Trương Phụ cho xây dựng căn cứ
quân sự tại đây. Dưới triều đại nhà Lý, Hưng Nguyên gắn liền với Uy Minh hầu Lý
Nhật Quang khi ông được cử vào làm Tri châu ở Nghệ An. Ông đã ghi dấu trong
việc chiêu dân lập ấp khai canh một số làng mà đền nay các làng còn đền thờ ông



11
như đền kiêm đình làng Vạn Lộc, xã Hưng Phúc; đền Vĩnh Yên, xã Hưng Vĩnh...
Ông là người khởi xướng việc đắp đê sông Lam ở phía tả ngạn (tả Lam), tiền thân
của đê 42 sau này để ngăn nước lũ. Cho nạo vét sông Đa Cái ở Hưng Chính và
Hưng Tây.
Do là nơi đặt lỵ sở nhiều đời, cùng với vị trí nằm ở vùng đồng bằng, ven con
sông lớn cho nên ở đây tập trung đông đảo cư dân sinh sống. Chính điều này tạo ra
những nét đặc sắc cho văn hóa của vùng quê này. Ở đây không chỉ có văn hóa vùng
đồng bằng, còn có văn hóa sông nước của một bộ phận cư dân sinh sống bằng nghề
đánh bắt thủy sản hoặc giao thương buôn bán trên lưu vực sông tạo ra sự phong
phú, đa dạng trong lối sống. Cùng với sự cư trú của đông đảo cư dân nên bên cạnh
đời sống vật chất, đời sống tinh thần cũng được chú trọng tới. Minh chứng rõ nét là
sự tồn tại của các ngôi đền, chùa nằm rải rác trên địa bàn huyện, có thể kể tên như
chùa Chợ Hến (xã Hưng Yên), chùa Bùi Ngỏa (xã Hưng Trung), chùa An Quốc (xã
Hưng Lam), đền Rậm (xã Hưng Nhân), đền thờ Đinh Bạt Tụy (xã Hưng Trung)...
Các ngôi đền, chùa được xây dựng từ khá lâu đời, với kiến trúc theo lối chùa cổ,
được xây dựng trong một không gian yên tĩnh, bao bọc bởi cây xung quanh, tạo nên
vẻ linh thiêng, cổ kính cho ngôi chùa.
Trước khi địa điểm thi chọn nhân tài cho đất nước được chuyển ra Trường
Thi (thành phố Vinh) thì xã Triều Khẩu là nơi được nhà nước thời phong kiến lựa
chọn. Tuy nhiên, hiện nay vùng này đã bị xói lở xuống sông do tàn phá của mưa lũ.
Nơi đây còn là nơi sản sinh ra các nhân tài cho dân tộc như Bạch Liêu, vị
trạng nguyên đầu tiên của Nghệ An. Là vùng đất tổ của vị anh hùng dân tộc kiệt
xuất Nguyễn Huệ, người lãnh đạo nhân dân ta chống quân xâm lược nhà Thanh cuối
thế kỷ XVIII. Đến thế kỷ XIX có Nguyễn Trường Tộ, một trong những nhà cải cách
lớn của dân tộc, với những kiến nghị cải cách dâng lên vua Tự Đức về canh tân, đổi
mới đất nước. Tuy nhiên những kiến nghị đó lại không được triều đình nhà Nguyễn
thực hiện một cách nghiêm túc. Dưới thời kỳ Cần Vương, hưởng ứng lời kêu gọi

của vua Hàm Nghi, ở tổng Yên Trương có ông tú tài Nguyễn Diên, ông Nguyễn
Trọng Khánh đã kêu gọi chiêu tập binh sĩ cùng chiến đấu với nghĩa quân của Phan


12
Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn... Mặc dù phong trào thất bại khiến cho không ít
người con Hưng Nguyên bị bắt, bị chém giết nhưng không vì thế mà ý chí của con
người nơi đây thuyên giảm, ngược lại nó lại còn diễn ra mạnh mẽ hơn nữa, chỉ đợi
thời cơ xuất hiện. Và rồi phong trào Đông Du được khởi xướng, những người con
yêu nước nơi đây lại có dịp đứng lên hưởng ứng. Đó là các ông: Cư Lai, Lê Quý,
Võ Trọng Đài, Võ Trọng Cánh... Cho đến trước những năm 1930, trên toàn huyện
Hưng Nguyên diễn ra 26 cuộc đấu tranh lớn nhỏ, trải rộng trên 24 làng thuộc 6
tổng. Từ năm 1920 đến năm 1928 nông dân các làng Yên Thái, Phù Xá, Hoàng
Cần... liên tục nổi dậy đấu tranh đòi hào lý phải trả lại ruộng đất công đã chiếm đoạt
để chia lại cho dân. Như vậy, bên cạnh chống thực dân Pháp, người dân cũng ý thức
được việc chống lại triều đình phong kiến đang mục nát. Chính vì thế mà ở Nghệ
An có câu:
"Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây"
Mặc dù kết quả đạt được của những cuộc đấu tranh này không đáng kể do
còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, rời rạc, cục bộ nên vẫn chưa đủ sức mạnh để có thể
có những đòn chí mạng vào giai cấp thống trị. Tuy nhiên, nó cũng đã góp phần cổ
vũ phong trào đấu tranh trong quần chúng nhân dân, là cơ hội để tập dượt, rút kinh
nghiệm cho những lần sau.
Từ sau khi có sự xuất hiện của Đảng cộng sản Việt Nam, cách mạng cả nước
nói chung và Hưng Nguyên nói riêng đã có những thay đổi rõ rệt. Nhờ có đường lối
cách mạng đúng đắn, với sự chỉ đạo kịp thời, sát sao đã đưa phong trào đấu tranh ở
nơi đây giành được thắng lợi này đến thắng lợi khác. Mở đầu là phong trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, Hưng Nguyên là một trong những địa điểm diễn ra ác liệt
nhất. Ở đây, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của cha ông đã khiến quân thù

phải khiếp sợ với cuộc biểu tình lịch sử ngày 12-9-1930, chúng buộc phải gây ra vụ
ném bom khiến 217 người bị thiệt mạng và 300 người bị thương. Cuộc biểu tình đã
để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử Việt Nam. Tiếp sau đó là cuộc vận động dân chủ
1936 - 1939, và cùng nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền trong Cách
mạng tháng Tám - 1945.


13
Bước sang hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc chống lại
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân cả nước nói chung và Hưng Nguyên nói
riêng đã không ngại gian khổ, hy sinh, lập nhiều chiến công lớn. Năm 1997 binh dự
được nhà nước phong tăng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang". Hiện nay trên
toàn huyện có 6 xã và 1 thị trấn vinh dự được nhà nước phong tăng danh hiệu "Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân" như một sự ghi nhận những đóng góp mà những
người con trên mảnh đất này trong hai cuộc kháng chiến đó.
Đây còn là nơi sinh ra đồng chí Lê Hồng Phong - Ủy viên ban chấp hành
Quốc tế cộng sản khóa VII, và còn là quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vĩ lãnh
tụ vĩ đại của dân tộc.
Hiện nay, cùng với các địa phương khác trong cả nước Hưng Nguyên đang
tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu: Dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.Tiếp tục đi lên theo con
đường xã hội chủ nghĩa.
1.3. Khái quát chung về hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa ở huyện
Hưng Nguyên
1.3.1. Khái niệm về di tích và di tích lịch sử - văn hóa
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm di tích cũng
như thế nào là di tích lịch sử - văn hóa. Qua quá trình tham khảo tài liệu từ những
nguồn khác nhau, chúng tôi đã tổng hợp và rút ra được một số nhận định như sau.
Từ khi con người xuất hiện, xã hội loài người hình thành, trong quá trình đấu
tranh chinh phục khai phá thiên nhiên, hái lượm săn bắt, sản xuất ra của cải vật chất

để duy trì cuộc sống, rồi hình thành dân tộc, đấu tranh dựng nước và giữ nước, loài
người đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá vô cùng phong phú. Trong kho tàng văn
hoá ấy, các di tích lịch sử- văn hoá chiếm tuyệt đại đa số. Di tích lịch sử văn hoá
chứa đựng biết bao tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật cần được
bảo tồn, khai thác, sử dụng, phục vụ hoạt động tiến bộ xã hội.
Trên thế giới, những kim tự tháp Ai Cập, đền Pác-tê-nông Hy Lạp, chùa tháp
dát vàng, dát bạc Ấn Độ, Miến Điện, đền đài Angco Campuchia… Trong nước, ở
thành Cổ Loa, những ngôi đình làng, những ngôi chùa tháp còn lại, những cung


14
điện lăng tẩm cố đô Huế… Những di tích này mãi là những biểu tượng chói ngời
trong kho tàng văn hoá dân tộc và nhân loại.
Được gọi chung là di tích lịch sử- văn hoá vì chúng được tạo ra do con người
(tập thể hoặc cá nhân) hoạt động sáng tạo lịch sử, con người hoạt động văn hoá mà
hình thành nên. Văn hoá ở đây bao gồm cả văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn
hoá tinh thần.
Tuy vậy, về tên gọi chung, “di tích (vestiges) là những dấu vết của dĩ vãng
còn để lại một cách tự nhiên, không nhằm mục đích lưu giữ quá khứ hay chỉ dẫn
cho con người đời sau biết về quá khứ”[53;23].Ta cũng dễ dàng nhận thấy từ xa
xưa nhiều nước trên thế giới đều đặt tên chung cho di tích lịch sử là dấu tích, dấu
vết còn lại. Tiếng Pháp viết vestiges, tiếng Anh cũng viết vestiges, tiếng Nga viết
pomiatnik, tiếng Trung Quốc viết cổ tích.
Ở nước ta, theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử- văn hoá và danh lam
thắng cảnh, công bố ngày 4/4/1984 thì di tích lịch sử- văn hoá được quy định như sau:
“Di tích lịch sử- văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các
tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá khác, hoặc
liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội”. [46;1]
Như vậy, di tích lịch sử- văn hoá là nơi ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá
khảo cổ, những địa điểm, khung cảnh ghi dấu về dân tộc học, những nơi diễn ra sự

kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử đất nước, lịch sử địa phương
phát triển (kể cả những nơi do đế quốc, phong kiến gây ra tội ác nhằm phá hoại, kìm
hãm lịch sử), những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, chống áp bức,
những nơi ghi dấu sự vinh quang lao động, những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về
nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá khoa học, những công trình
kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực…bao gồm cả những di vật
được sản sinh ra trong quá trình hoạt động hình thành di tích và những giá trị tưởng
niệm do các lớp người đời sau tạo dựng nên ở di tích.
Trên góc độ khoa học có thể định nghĩa như sau: Di tích lịch sử- văn hoá là
những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình
lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sang tạo ra trong lịch sử để lại.


15
Di tích lịch sử- văn hoá là sản phẩm của lịch sử, bao gồm lịch sử chế độ
chính trị xã hội và lịch sử của nhiều ngành hoạt động khác nhau. Từ đó, thấy di tích
lịch sử- văn hoá ghi dấu nhiều nội dung lịch sử khác nhau, tồn tại theo những hiện
trạng, muôn hình muôn vẻ. Mỗi di tích chứa đựng một nội dung lịch sử, giá trị văn
hoá, một lượng thông tin riêng biệt khác nhau. Bởi vậy, di tích cần phải được phân
loại để xác định tên gọi đúng với nội dung, đặc điểm của di tích đó.
Vậy, di tích lịch sử- văn hoá ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia được phân chia ra:
- Loại hình di tích văn hoá khảo cổ.
- Loại hình di tích lịch sử.
- Loại hình di tích văn hoá nghệ thuật hoặc đôi khi là một số loại danh lam
thắng cảnh.
Và ở Hưng Nguyên cũng tồn tại những loại hình di tích lịch sử nhất định
theo sự phân chia trên.
1.3.2. Khái lược hiện trạng các di tích trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
Hưng Nguyên là huyện có bề dày về lịch sử, văn hóa và cách mạng; là quê
hương của Tổng bí thư Lê Hồng Phong, Liệt sỹ Phạm Hồng Thái, Thượng thư Đinh

Bạt Tuỵ, Nhà canh tân Nguyễn Trường Tộ; là một trong những cái nôi của cao trào
Xô Viết Nghệ Tĩnh, mà đỉnh cao là cuộc biểu tình lịch sử ngày 12/9/1930. Hưng
Nguyên còn là cội nguồn của Quang Trung - Nguyễn Huệ; quê tổ Nhà yêu nước
Phan Bội Châu; quê hương bà ngoại Bác Hồ. Những yếu tố ấy cùng với hệ thống di
tích lịch sử có giá trị đã thu hút được đông đảo khách thập phương tới tham quan và
sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có trên 100 di tích,
trong đó có 12 di tích được xếp hạng Quốc gia, 14 di tích cấp Tỉnh.
Về hệ thống di tích đền thờ thì trên địa bàn toàn huyện hiện nay có 49 di tích,
được xếp hạng cụ thể như sau:
Bảng 1.1. Bảng hệ thống đền trên địa bàn huyện Hưng Nguyên
TT

Tên di tích

1.

Đền Rậm

2.

Đền Phú Vinh (Đền Nghè)

Địa điểm phân bố
Làng Xuân Nha,
xã Hưng Nhân
Xã Hưng Nhân

Loại hình
Kiến trúc
nghệ thuật

Lịch sử

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý

Quốc gia

Huyện



16

TT
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

Cấp xếp
hạng


Cấp
quản lý

Tên di tích

Địa điểm phân bố

Loại hình

Đền thờ Cao Sơn Cao Các

Làng Phú Vân,
xã Hưng Nhân
Xóm 2, làng Xuân Nha,
xã Hưng Nhân
Xóm Xuân Am,
xã Hưng Thịnh
Làng Yên Hòa,
xã Hưng Lợi

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử




Xóm 3, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 5, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 4, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 5, xã Hưng Châu

Lịch sử



Xóm 4, xã Hưng Châu

Lịch sử


Xóm 7, xã Hưng Phú

Lịch sử





Đền thờ
và mộ Cố Hợp
Đền ông
Hoàng Mười
Đền Yên Trung
Đền Làng Cự (đền Ngô
Long Vương)
Đền Đức Thánh Hai
(đền làng Thành Công)
Đền Đức
Thánh Cả
Đền Mỹ Dụ
(đền thờ Cao Sơn Cao
Các)
Đền Phúc Mỹ
Đền thờ Tuyên nghĩa
vương
Thái Phúc

Lịch sử


Tỉnh

Tỉnh

Huyện

Huyện

13.

Đền thờ Thánh Mẫu
Một

Xóm Núi Thành,
làng Ngọc Mỹ,
xã Hưng Phú

Lịch sử

14.

Đền thờ
trạng nguyên Bạch Liêu

Xã Hưng Phú

Lịch sử

Quốc gia


Huyện

15.

Đền vua Lê

Lịch sử

Quốc gia

Huyện

16.

Đền Hai voi

17.

Đền Thánh

18.

Đền Ngọc Điền

19.

Đền thờ
thần Bản Cảnh

20.


Đền Kẻ Lạp

21.

Đền Xá Rạ

22.

Đền Cố Hậu

23.

Đền Giáp Tư

24.

Đền Giáp Cả

25.

Đền Giáp Ba

Làng Lộc Điền,
xã Hưng Khánh
Xóm 4,
xã Hưng Khánh
Xóm 17,
xã Hưng Thắng
Khối 4, thị trấn

Hưng Nguyên
Xóm Mỹ Thượng,
xã Hưng Mỹ
Xóm Mỹ Thịnh,
xã Hưng Mỹ
Xóm 1 Nam Yên, làng
Đại Phú, xã Hưng Yên
Xóm 2, làng Đông
Thôn, xã Hưng Yên
Xóm 3, làng Đông
Thôn, xã Hưng Yên
Xóm 3, làng Đông
Thôn, xã Hưng Yên
Xóm 3, làng Đông
Thôn, xã Hưng Yên

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử

Tỉnh

Huyện


Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử




17


TT

Tên di tích

26.

Đền Nghè

27.
28.
29.

Đền Làng Phan
Đền Dùng
Đền Làng Nam

30.

Đền và mộ
Trần Văn An

31.

Đền thờ
Đinh Bạt Tụy

32.

Đền Bùi Ngọa


33.

Đền Làng Rào

34.

Đền Phát Lát

35.

Đền Nhà Bà

36.

Đền, chùa
Yên Lạc

37.

Đền Xuân Hòa

38.

Đền Nghĩa Sơn

39.
40.

Đền thờ Hoàng Nghĩa

Lương
Đền Xã
(Đền Nhà Bà)

41.

Đền Cao Sơn

42.

Đền Đức Ông (Miếu
13)

43.

Đền Cầu Thôn

44.
45.

Đền An Quốc Nguyễn
Biểu
Đền thờ
Nguyễn Biểu

46.

Đền Long Giang

47.


Đền Nhâm Dưới

48.

Đền Thanh Liệt

49.

Đền thờ
Thành Hoàng

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý

Địa điểm phân bố

Loại hình

Xóm 11, làng Khánh
Hùng, xã Hưng Yên
Xóm 9, xã Hưng Tân
Xóm 1, xã Hưng Tân
Xóm 7, xã Hưng Tân
Xóm 13,
làng Bùi Thương,
xã Hưng Trung

Đội 7, làng Bùi Ngọa,
xã Hưng Trung
Đội 5, làng Bùi Ngọa,
xã Hưng Trung
Xóm 7, làng Rào,
xã Hưng Đạo
Xóm 4A, làng Thái Xá,
xã Hưng Đạo
Xóm 6A, làng Trình, xã
Hưng Đạo
Xóm 8, làng Dầu,
xã Hưng Thông
Xóm 11A, làng Xuân
Hòa, xã Hưng Long
Xóm 16, làng Nghĩa
Sơn, xã Hưng Long

Lịch sử



Lịch sử
Lịch sử
Lịch sử





Lịch sử




Xã Hưng Lĩnh
Xóm 4, xã Hưng Lĩnh
Xóm 9B, làng Đại Sơn,
xã Hưng Lĩnh
Xóm 1, làng Nam Long,
xã Hưng Tiến
Xóm 6, làng Cầu Thôn,
xã Hưng Tiến
Xóm 1, làng Hưng
Nhân, xã Hưng Lam
Xóm 8, làng Yên Cự, xã
Hưng Lam
Xóm 5, làng Long
Giang, xã Hưng Lam
Xóm 3, làng Long
Giang, xã Hưng Lam
Làng Thanh Liệt,
xã Hưng Lam
Làng Mỹ Thanh,
xã Hưng Mỹ

Lịch sử

Quốc gia

Huyện


Lịch sử

Tỉnh

Huyện

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử

Tỉnh

Lịch sử
Kiến trúc
nghệ thuật


Huyện


Quốc gia

Huyện

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử

Tỉnh

Lịch sử
Lịch sử

Huyện


Tỉnh

Huyện

Lịch sử




Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử
Lịch sử

Quốc gia

Huyện


(Nguồn thống kê từ phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên và tác giả đi khảo
sát điền dã)


18
Đi cùng với hệ thống di tích các đền là hệ thống di tích các chùa trên địa bàn
toàn huyện cũng rất đa dạng, phong phú. Các di tích chùa được phân bố trên phạm
vi rộng tuy nhiên các ngôi chùa này đa số không có các sư sãi mà chỉ có các phật tử
phát tâm trông coi sóc, hoạt động Phật giáo chỉ là thắp hương vào ngày rằm, mùng
một và lễ tết. Một số ít chùa đã bắt đầu có sự tham gia của các nhà sư mới về tiếp
nhận trụ trì trong đó mới nhất là chùa Long Hoa (xóm 8, làng Yên Phú, xã Hưng

Long), theo quyết định số 738 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, ngày 13 tháng 2
năm 2015 về việc chấp thuận phục hồi cơ sở Phật giáo thì chùa đã bắt đầu được
phục hồi và đi vào hoạt động. Đây cũng chính là viên gạch đầu tiên làm nền móng
cho việc hướng tới sự phục hồi và đi vào hoạt động trở lại của những ngôi chùa
khác trên địa bàn. Hiện nay, theo như điều tra khảo sát chúng tôi đã tiến hành thống
kê lại được một số di tích chùa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên như sau:
Bảng 1.2. Bảng hệ thống các chùa trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
TT
1.
2.
3.

Tên di tích
Chùa làng
Thành Công
Chùa Ông
(chùa Vông)
Chùa Mụ
(Phúc Quang Tự)

4.

Chùa Thạch Tiền

5.

Chùa Chợ Hến

6.


Chùa Bùi Ngọa

7.

Chùa Kẻ Trẹ

8.

Chùa Long Hoa

9.

Chùa Hàm Hà

10.

Chùa Ngọc Hốt

11.

Chùa Giới

Địa điểm phân bố

Loại hình

Cấp xếp
hạng

Cấp

quản lý

Xóm 3, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 3, xã Hưng Phú

Lịch sử



Xóm 2, xã Hưng Khánh

Lịch sử



Lịch sử



Xóm 10, làng Thạch Điền,
xã Hưng Yên
Xã Hưng Yên
Đội 6, làng Bùi Ngọa, xã
Hưng Trung
Xóm 2B, làng Đôn

Nhượng, xã Hưng Đạo
Xóm 8, làng Yên Phú, xã
Hưng Long
Xóm 1, làng Hưng Nhân,
xã Hưng Lam
Làng Mỹ Thanh,
xã Hưng Mỹ
Làng Mỹ Thượng,
xã Hưng Mỹ

Lịch sử

Tỉnh

Huyện

Lịch sử

Tỉnh

Huyện

Lịch sử



Lịch sử




Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



(Nguồn thống kê từ phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên và tác giả đi khảo
sát điền dã)


19
Là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, cho nên hiện nay trên địa bàn
có những dòng họ đã tới sinh sống và định cư ở đây từ rất lâu. Chính điều này đã
tạo cho mảnh đất này một hệ thống các dòng họ lớn và từ những dòng họ này cũng
đã sản sinh ra biết bao con người vĩ đại cho dân tộc, tiêu biểu như Lê Hồng Phong,
Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Đinh Bạt Tụy, Hoàng Nghĩa Lương.... mặc
dù loại hình di tích này không phải là của chung cả làng nhưng sự tồn tại và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống xã hội cũng như cư dân quang vùng là không hề nhỏ.
Tùy vào số lượng đinh cũng như điều kiện của mỗi dòng họ mà nhà thờ họ cũng có
những quy mô khác nhau. Hiện nay trên địa bàn huyện, một số nhà thờ họ đã được
xếp hạng và đã tiến hành công tác trùng tu, tôn tạo. Cụ thể như sau:
Bảng 1.3. Bảng hệ thống nhà thờ họ trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
TT


Tên di tích

1.

Nhà thờ họ Hồ

2.

Nhà thờ họ Phạm

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.

12.
13.
14.

Nhà thờ họ Dương (chi
2, tiểu chi 3)
Nhà thờ họ
Nguyễn Bá (chi 3)
Nhà thờ họ
Nguyễn Duy

Nhà thờ họ
Nguyễn Đình
Nhà thờ họ
Trần Đình
Nhà thờ họ
Hoàng Đăng
Nhà thờ họ Lê Sĩ
Nhà thờ họ Ngô
Nhà thờ họ
Nguyễn Quang
và mộ Nguyễn Quang
Thiện
Nhà thờ họ
Nguyễn Văn
Nhà thờ họ
Nguyễn Tú
Nhà thờ họ
Trần Đăng

Địa điểm phân bố

Loại hình

Làng Phú Vinh,
xã Hưng Nhân
Làng Xuân Nha,
xã Hưng Nhân
Đội 8, làng Yên Hòa, xã
Hưng Thịnh
Xóm Xuân Am,

xã Hưng Thịnh
Xóm Xuân Am, xã Hưng
Thịnh

Lịch sử
Lịch sử

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý


Quốc gia

Huyện

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử




Xóm 2, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 3, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 1, xã Hưng Châu

Lịch sử



Xóm 2, xã Hưng Châu
Xóm 3, xã Hưng Phú

Lịch sử
Lịch sử




Xóm 5, xã Hưng Khánh

Lịch sử




Khối 3, thị trấn Hưng
Nguyên
Xóm 3, làng Đông, xã
Hưng Yên Bắc
Xóm 4 Bắc Yên, làng
Đông Yên, xã Hưng Yên

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử

Tỉnh

Huyện


20

TT

Tên di tích


15.

Nhà thờ họ Hoàng

16.

22.

Nhà thờ họ Ngô
Nhà thờ họ
Nguyễn Trọng
Nhà thờ họ
Nguyễn Hữu và mộ
Nguyễn Hữu Hình
Nhà thờ họ
Nguyễn Văn và mộ
Nguyễn Văn Lập
Nhà thờ họ Nguyễn
(nhà cụ Tú Kép)
Nhà thờ họ
Nguyễn Công
Nhà thờ họ Lê Sĩ

23.

Nhà thờ họ Lê Văn

17.
18.


19.
20.
21.

24.
25.

Nhà thờ họ Võ - chi cụ
Tú Lang
Nhà thờ họ
Lê Giám

Địa điểm phân bố

Loại hình

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý

Xóm Khoa Đà 1, xã
Hưng Tây
Xóm 5, xã Hưng Tân

Lịch sử




Lịch sử



Xóm 9, xã Hưng Tân

Lịch sử



Xóm 9, làng Trùng, xã
Hưng Trung

Lịch sử



Xóm 13, làng Bùi, xã
Hưng Trung

Lịch sử



Xã Hưng Đạo

Lịch sử




Lịch sử



Xóm 5A, làng Kẻ Sía, xã
Hưng Đạo
Xóm 9, xã Hưng Thông
Xóm 9, làng Tân Đình,
xã Hưng Thông
Xóm 6, làng Phù Xá, xã
Hưng Xá
Xóm 3, xã Hưng Xá

Lịch sử

Tỉnh

Lịch sử
Lịch sử

Huyện


Tỉnh

Lịch sử

Huyện



(Nguồn thống kê từ phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên và tác giả đi khảo
sát điền dã)
Ngoài ra, bên cạnh các loại hình di tích trên ở địa bàn huyện Hưng Nguyên
còn có hệ thống các loại hình di tích khác cũng mang những giá trị lịch sử, gắn liền
với quá trình tồn tại và phát triển của vùng đất này, qua đó góp phần làm sáng tỏ
thêm phần nào về xã hội cũng như đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư
dân Hưng Nguyên trong các giai đoạn lịch sử có thể kể đến như:
Bảng 1.4. Bảng hệ thống một số di tích khác trên địa bàn huyện Hưng Nguyên.
TT

Tên di tích

1.

Nhà cụ Hoàng Viện

2.

Núi Lam Thành

3.

Nghĩa trang 12-9

4.
5.
6.

Khu lưu niệm đồng chí

Lê Hồng Phong
Đình làng
Phú Vinh
Miếu Yên Hiệu

Địa điểm phân bố
Làng Phúc Mỹ,
xã Hưng Châu
Xã Hưng Phú
Thị trấn
Hưng Nguyên
Thôn Thông Lạng, xã
Hưng Thông
Làng Phú Vinh,
xã Hưng Nhân
Xóm 7,

Loại hình

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý

Lịch sử

Quốc gia

Huyện


Lịch sử

Quốc gia

Huyện

Lịch sử

Quốc gia

Huyện

Lịch sử

Quốc gia

Tỉnh

Lịch sử



Lịch sử




21


TT

Tên di tích

Địa điểm phân bố

Loại hình

Cấp xếp
hạng

Cấp
quản lý

xã Hưng Nhân
7.
8.
9.
10.

11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

21.
22.
23.
24.

Đình Làng
Thành Công
Miếu Bà Bượm (miếu
Quận Công)
Cồn Chợ Rạng
Miếu Quận Công
Nguyễn Hữu Thời và
nhà thờ
họ Nguyễn
Nhà ông Nguyễn Ngô
Dật và cây Đa
Miếu Mẫu Hai
Miếu Đức
Thánh Khổng

Xóm 5, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 4, xã Hưng Lợi

Lịch sử




Xóm 3, xã Hưng Lợi

Lịch sử



Xóm 5,
xã Hưng Châu

Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử




Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Xóm 3, làng Phúc Mỹ,
xã Hưng Châu
Xóm 7, xã Hưng Phú
Xóm 4,
xã Hưng Khánh
Xóm 17,
Đình Chợ Trung
xã Hưng Thắng
Khe Khế
Xóm Đại Đồng, xã Hưng
(Khe giếng)
Tây
Rú Lưỡi Hái, xóm Phúc
Động Cháy
Điền, xã Hưng Tây
Xóm 9, làng Tùng, xã
Đình làng Tùng

Hưng Trung
Làng Bùi Chu, xã Hưng
Mộ Nguyễn Trường Tộ
Trung
Miếu thờ Quang Trung Xóm 5, làng Kẻ Sía, xã
Nguyễn Huệ
Hưng Đạo
Xóm 4, làng Yên Thái,
Ga Yên Xuân
xã Hưng Xuân
Đình làng Yên Thái
Xóm 8, làng Yên Thái,
(đình làng 19)
xã Hưng Xuân
Miều Yên Hiệu (miếu
Xóm 10, làng Yên Thái,
Kiều Miệu)
xã Hưng Xuân
Cổng đình Phù Xá
Xóm 4, xã Hưng Xá
Cổng đình
Xóm 2, làng Hưng Nhân,
Làng Nhân
xã Hưng Lam

Lịch sử

Quốc gia

Huyện


Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



Lịch sử



(Nguồn thống kê từ phòng văn hóa huyện Hưng Nguyên và tác giả đi khảo
sát điền dã)
Tính tới hiện tại, thông qua quá trình điền dã thực hiện khảo sát trên một số
di tích, chúng tôi nhận thấy thực trạng đáng lo ngại đối với các di tích hiện nay. Đó
là những di tích nằm ở khu vực đông dân cư đang dần bị thu hẹp không gian tổng

thể lại do sự lấn đất của các hộ dân xung quanh, hay sự thiếu hiểu biết của người
dân đã dẫn tới việc di tích bị chính bàn tay con người tàn phá. Điển hình như di tích


×