Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VINH

SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


2

NGHỆ AN - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ VINH

SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐÀO THỊ NGỌC MINH




4

NGHỆ AN - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và là công
trình nghiên cứu về: “Sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng vào lĩnh vực
nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn ở tỉnh Nghệ An” dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Đào Thị Ngọc Minh.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là số liệu thực mà tôi đã lấy
từ các báo cáo, tạp chí của cơ quan mà tôi đang công tác, các tài liệu của
UBND tỉnh và Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đảm bảo tính khách
quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vinh


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn cô PGS.TS. Đào Thị Ngọc Minh đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài, cảm ơn các anh, chị và các
đồng nghiệp của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã cung cấp
đầy đủ các tư liệu cần thiết để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cám ơn thầy cô trong khoa Kinh tế Trường Đại
học Vinh đã có những góp ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thiện bản luận văn tốt

nghiệp của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Vinh


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG..............................................................viii
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................1
2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài......................................5
7. Kết cấu của luận văn................................................................................5
Chương


SỞ

1


LUẬN




THỰC

TIỄN

VỀ

SỬ

DỤNG

QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG....................................................6
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ....................6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quỹ bảo vệ và Phát triển
rừng..............................................................................................6
1.1.2. Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng............9
1.1.3. Nguồn vốn hình thành sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng............................................................................................13
1.1.4. Sử dụng nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng........15
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
....................................................................................................................20
1.2.1. Về cơ chế chính sách.................................................................20


iv
1.2.2. Về cơ cấu tổ chức.......................................................................22
1.2.3. Về huy động các nguồn thu về quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
....................................................................................................24

1.3. Kinh nghiệm sử dụng hiệu quả của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở
một số địa phương trong nước và bài học cho tỉnh Nghệ An....................26
1.3.1. Kinh nghiệm sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh
Lâm Đồng..................................................................................26
1.3.2. Kinh nghiệm sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh
Lào Cai.......................................................................................29
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An........................................................31
Kết luận Chương 1.....................................................................................34
Chương

2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
Ở TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................35
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc sử dụng Quỹ
Bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An.................................................35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................35
2.1.2. Điều kiện kinh tế........................................................................36
2.1.3. Điều kiện xã hội.........................................................................41
2.2. Cơ cấu tổ chức và quá trình phát triển Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
ở tỉnh Nghệ An...........................................................................................45
2.2.1. Bộ máy tổ chức của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh
Nghệ An.....................................................................................45
2.2.2. Quá trình phát triển Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh
Nghệ An.....................................................................................50


v
2.3. Thực trạng sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An từ

năm 2011 đến nay......................................................................................53
2.3.1. Tình hình huy động vốn của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở
tỉnh Nghệ An.............................................................................53
2.3.2. Thực trạng sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh
Nghệ An.....................................................................................62
2.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở
tỉnh Nghệ An.............................................................................72
Kết luận Chương 2.....................................................................................79
Chương
PHƯƠNG

3
HƯỚNG



GIẢI

PHÁP

TĂNG

CƯỜNG

SỬ DỤNG QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH NGHỆ AN
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020.............................................................................80
3.1. Phương hướng tăng cường sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng ở
tỉnh Nghệ An đến năm 2020......................................................................80
3.1.1. Phương hướng phát triển của đất nước và của ngành Nông
nghiệp và phát triển nông thôn...............................................80

3.1.2. Các mục tiêu phát triển Lâm nghiệp đến năm 2020..............83
3.1.3. Phương hướng phát triển của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
ở tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2020.....................................84
3.2. Các giải pháp yêu cầu chủ yếu tăng cường sử dụng Quỹ Bảo vệ và
phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An..................................................................85
3.2.1. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách...........................89
3.2.2. Giải pháp về vốn........................................................................91
3.2.3. Giải pháp về Ứng dụng khoa học, công nghệ, giám sát, đánh
giá tăng cường sử dụng nguồn lực từ Quỹ Bảo vệ và Phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An........................................................96


vi
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường sử dụng vốn tại Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An từ nay đến năm 2020................................97
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ có liên
quan............................................................................................97
3.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Nghệ An.........................................98
3.3.3. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở có liên
quan............................................................................................98
KẾT LUẬN....................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................101
MỘT SỐ HÌNH ẢNH..................................................................................103


vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BV&PTR
CIFOR
CNH- HĐH

DAĐT
ĐTPT
DVMTR
FSSP
GDP
GIZ

Bảo vệ và phát triển rừng
Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Dự án đầu tư
Đầu tư phát triển
Dịch vụ môi trường rừng
Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Tổ chức hỗ trợ của Chính phủ Đức trong lĩnh vực hợp tác quốc tế

HỘI ĐỒNG
JICA
KT- XH
NSNN
ODA
Quỹ
REDD+

hướng tới phát triển bền vững
Hội đồng quản lý Quỹ
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Kinh tế - xã hội
Ngân sách Nhà nước

Official Development Assistance (hỗ trợ phát triển chính thức)
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Giảm Giảm phát thải từ mất rừng; Giảm phát thải từ suy thoái rừng;
Bảo tồn trữ lượng carbon; Quản lý rừng bền vững; Nâng cao trữ

SRD
TFF
UBND

lượng carbon của rừng
Tổ chức phi chính phủ - Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững
Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp
Ủy ban nhân dân


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG
Trang
Hình:
Hình 2.1. Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh Nghệ An..................................................................................................46
Bảng 2.1. Số lượng dự án đầu tư phải khai thác rừng để giải phóng
mặt bằng và có yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có điều kiện. .55
Bảng 2.2. Dự án sản xuất thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An...............57
Bảng 2.3. Tổng hợp thu tiền ủy thác DVMTR 4 năm của Quỹ Bảo vệ
và Phát triển rừng.........................................................................................58
Bảng 2.4. Tổng hợp nộp tiển từ các cơ sở sản xuất nước sạch
về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An qua các năm.........................61
Bảng 2.5. Nguồn kinh phí dịch vụ môi trường rừng tỉnh Nghệ An .........66
Bảng 2.6. Tổng hợp tỷ lệ giải ngân của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

tỉnh Nghệ An..................................................................................................69
Bảng 2.7. Tổng hợp chi trả cho chủ rừng trong 3 năm từ nguồn 85%
ủy thác DVMTR............................................................................................70


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói hơn 20 năm qua, quan điểm và nhận thức về ngành Lâm
nghiệp đã có nhiều chuyển biến mang tính cơ bản. Trước hết, đó là sự nhận
thức từ chủ trương phát triển sản xuất lâm nghiệp dựa vào quốc doanh là
chính sang phát triển lâm nghiệp dựa trên cơ sở xã hội hóa ngày càng cao,
trong đó nhân dân là lực lượng chủ yếu. Đây là bước tiến quan trọng về quan
điểm, nhận thức và thừa nhận vai trò của tất cả các thành phần kinh tế trong
sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Lâm nghiệp nói chung, nghề rừng nói
riêng là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, giữ vai trò vô cùng quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam.
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An được thành lập cuối năm
2011, đến nay đã trên 3 năm triển khai thực hiện nhiệm vụ, với tổng nguồn
thu được trên 200 tỷ đồng từ các cơ sở sản xuất Thủy điện, cơ sở sản xuất
nước sạch và các Dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Mặc dù đã đạt
được một số kết quả khả quan, nhưng trong quá trình thực thi chính sách tại
địa phương vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần được
tháo gỡ như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị,
các cấp chính quyền tại một số địa bàn huyện, xã tham gia trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Vì vậy, vấn đề “Sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Nghệ
An” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế với mong
muốn đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sử dụng

nguồn lực tài chính cho lĩnh vực Lâm nghiệp tại Quỹ Bảo vệ và phát triển
rừng ở tỉnh Nghệ An.


2
2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có thể nói, nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ và phát triển
rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Nâng cao nhận
thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Thu hút nguồn
lực tài chính cho hoạt động tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một trong
những yếu tố quan trọng trong việc phát triển cơ quan, đơn vị cũng như việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Đã có nhiều công trình, bài
viết nghiên cứu liên quan đến hoạt động tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng như:
- Quyết định phê duyệt của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007
về "Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Quốc gia Giai đoạn 2006- 2020".
- Báo cáo tóm tắt: “Kết quả rà soát cơ chế, chính sách liên quan đến
triển khai kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2012- 2020” do Văn
phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai
đoạn 2011- 2020 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện
tháng 9 năm 2012.
- "Báo cáo đánh giá Quỹ ủy thác Lâm nghiệp qua các giai đoạn", do
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (TFF) biên soạn tháng 12 năm 2012.
- Báo cáo chuyên đề: "Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt nam từ
chính sách đến thực tiễn" của nhiều tác giả: Phạm Thu Thủy - Tổ chức nghiên
cứu Lâm nghiệp; Karen Bennett - Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ; Vũ Tấn Phương Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Jake Brunner - Tổ chức Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế; Lê Ngọc Dũng - Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế;
Nguyễn Đình Tiến - Trung tâm sinh thái Nông nghiệp Đại học Nông nghiệp
Hà Nội, thực hiện năm 2013 do Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
(CIFOR) tài trợ.

- "Báo cáo đánh giá 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng
năm 2004" của nhóm tác giả: TS. Phạm Xuân Phương; TS. Đoàn Diễm; TS.


3
Lê Khắc Côi; GS.TS. Lê Hồng Hạnh; PGS.TS. Trần Quang Bảo; Th.S.
Nguyễn Quốc Dựng thực hiện năm 2013 do tổ chức GIZ, JICA và SRD tài trợ
- "Báo cáo đánh giá việc thực hiện Chính sách Chi trả Dịch vụ môi
rừng ở tỉnh Nghệ An từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014" do TS Nguyễn Chí
Thành chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện tháng 8 năm 2014 do Dự án Rừng
và Đồng bằng tài trợ.
- Bài báo của chính tác giả: “Kinh tế xanh và chiến lược phát triển rừng
bền vững”, đăng trên tạp chí Lý luận, khoa học và nghiệp vụ của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, số 11 (193) Kỳ 1 – Tháng 6 năm 2014 – Trang 45 –
Mục Môi trường và Phát triển bền vững.
Trong thời gian qua đã có nhiều tài liệu, nhiều cuốn sách, trong nước
viết về nguồn lực phục vụ cho Chiến lược Bảo vệ và phát triển rừng ở Việt
Nam và có nhiều tài liệu, cuốn sách viết về mục tiêu phát triển ngành Lâm
nghiệp bền vững tại mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới, tuy nhiên, chưa
thấy bài viết, tài liệu nào viết rõ ràng, cụ thể về “Sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng sử
dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An nhằm đưa ra một số giải
pháp pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ trong giai đoạn 2015 - 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đi sâu một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở một số địa phương trong nước.
Phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở

tỉnh Nghệ An từ năm 2011 đến nay và nêu lên phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An từ
nay đến năm 2020.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển
rừng tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu về Sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Nghệ
An trong lĩnh vực ủy thác Chi trả Dịch vụ môi trường rừng và Chi trả trong
các nguồn thu bắt buộc theo Nghị định 05/2008/NĐ-CP.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến nay.
+ Không gian nghiên cứu: tỉnh Nghệ An
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài dựa trên phương pháp triết học
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương pháp hệ
thống hóa điều tra, thống kê phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
- Đối với phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp triết học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Đối với phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau
+ Phương pháp thu thập thông tin: Đề tài sử dụng phương pháp điều
tra, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia. Tác giả tập trung lấy ý kiến các nhà
quản lý, Các giám đốc tài chính, các kế toán trưởng và các kiểm toán viên
cùng các chuyên gia để nghiên cứu thực trạng sử dụng Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An.
+ Phương pháp xử lý và phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin tác

giả sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá số liệu để xử lý và phân tích.
+ Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất những định
hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An.


5
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa khoa học
Đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát
triển rừng ở tỉnh Nghệ An, trong bối cảnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và trọng tậm là tái cơ cấu lĩnh vực lâm nghiệp nhằm đạt
được các mục tiêu cơ bản: Mục tiêu kinh tế; Mục tiêu xã hội; Mục tiêu về môi
trường góp phần giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng
rừng, làm tăng giá trị của rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái góp phần giảm
thiểu sự biến đổi khí hậu.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Nghệ an
nhằm phục vụ công tác Bảo vệ vệ rừng, Phát triển rừng ở địa phương, tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân vùng có rừng. Tăng
thêm nguồn lực tài chính trong hoạt động thu để giảm gánh nặng Ngân sách
Nhà nước đầu tư công tác Bảo vệ và Phát triển rừng, góp phần quan trọng
trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống nhân
dân ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thúc đẩy phát
triển Kinh tế- Xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng
Chương 2: Thực trạng sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh
Nghệ An
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường sử dụng Quỹ bảo
vệ và Phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng
* Khái niệm
Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng là một tổ chức tài chính Nhà nước, chịu sự
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động theo cơ chế đơn
vị sự nghiệp công lập. Mục đích của Quỹ là: Huy động các nguồn lực xã hội để
Bảo vệ và Phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng;
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác Bảo vệ và Phát triển rừng
của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực
tiếp đến rừng; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và Bảo vệ rừng
cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, là bộ phận quan trọng của
môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền
với đời sống nhân dân và sự sống còn của dân tộc. Nếu rừng bị huỷ hoại sẽ
gây ra những thiên tai lớn như lũ quét, trượt đất... Do vậy, việc bảo vệ và phát
triển rừng phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền

vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát
triển lâm nghiệp;
- Đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và
địa phương;
- Tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.


7
* Đặc điểm của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn nhà nước cấp
ban đầu;
Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp
phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng với phương châm “Bảo vệ
rừng là trách nhiệm của toàn dân”; Thực hiện tốt công tác xã hội hóa nghề
rừng. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo nguyên tắc quản
lý rừng bền vững; Kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để
phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh
nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có;
Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; Đẩy mạnh trồng rừng
kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị
sản phẩm rừng.
Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác
bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có
các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng;
Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các
chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp.
Nguồn vốn từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đầu tư, hỗ trợ cho các
chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án mà ngân sách nhà nước

chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư.
* Vai trò của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp
phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng;
Phân bổ kinh phí cho từng chương trình, dự án hoặc các hoạt động
phi dự án theo kế hoạch hàng năm được phê duyệt; Việc bảo vệ và phát


8
triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao,
cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất và rừng phải tuân theo các
quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai và các quy định
khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội
hoá nghề rừng.
Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với Chủ rừng, giữa lợi ích kinh tế
của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn
thiên nhiên, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài;
Có chính sách khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia
bảo vệ và phát triển rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu
bằng nghề rừng.
Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định khác của
pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác.
Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện chương trình, dự án
hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ hỗ trợ;
Đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư thôn vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi
phạm các quy định khác của pháp luật liên quan;
Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ
sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ Bảo

vệ và Phát triển rừng;
Được ban hành các quy chế nội bộ để làm căn cứ triển khai các hoạt
động phù hợp với tình hình thực tế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trong
từng thời kỳ;
Được hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng công chức, viên chức, nhân
viên của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định của pháp luật.


9
1.1.2. Sự cần thiết thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt
được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập
và mở rộng giao lưu quốc tế. Quản lý Nhà nước về kinh tế là một nghề
nghiệp với bộ máy là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều người, nhiều cơ quan,
nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm đảm bảo tổ
chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Những
người làm việc trong các cơ quan đó đều phải được qua đào tạo như một
nghề nghiệp để có đủ tri thức, kỹ năng, năng lực làm công tác quản lý các
lĩnh vực kinh tế của Nhà nước. Các phương pháp quản lý kinh tế mang tính
chất đa dạng và phong phú.
Nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hàng loạt các biện pháp cải cách chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực
hiện, tạo lập được đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, đổi mới công tác kế hoạch hóa, công tác tài chính, tiền tệ và giá
cả. Nhà nước tham gia vào quá trình quản lý kinh tế với tư cách là nhà
quản lý vĩ mô, Nhà nước điều tiết các hoạt động thị trường, giữ cho nền
kinh tế phát triển ổn định đi theo đúng định hướng do Đảng, Nhà nước đã

vạch ra.
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỷ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt
động gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến nguyên liệu lâm sản
và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; Đồng thời ngành
lâm nghiệp cũng gắn bó mật thiết đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng


10
sinh học, góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp
phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Rừng là tài nguyên quí báu của đất nước. Rừng là một bộ phận quan
trọng của môi trường sinh thái có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường
sống như sinh thủy, điều hòa nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt,
điều hòa không khí, hấp thụ khí CO2, bảo tồn đa dạng sinh học, tác dụng
bảo vệ môi trường chẵng những đối với trong nước mà còn mang tính toàn
cầu. Rừng là nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế, rừng và nghề rừng có đóng
góp to lớn đối với nề kinh tế quốc dân thông qua việc khai thác đáp ứng nhu
cầu gỗ và lâm sản, ổn định cuộc sống, tạo việc làm và thu nhập cho hàng
triệu người dân sinh sống trong và gần rừng ở miền núi, đặc biệt là đồng bào
dân tộc thiểu số. Vì vậy Nhà nước đã chủ trương đưa lâm nghiệp trở thành
một ngành kinh tế quan trọng. Tuy nhiên theo cách thống kê hiện hành đóng
góp về kinh tế của ngành lâm nghiệp là chưa đáng kể, mới chiếm khoảng
hơn 1% tổng GDP cả nước, vì thống kê này chưa tính đến đóng góp của
ngành lâm nghiệp trong sản xuất công nghiệp chế biến lâm sản, chất đốt,
lâm sản khai thác không kiểm soát được và đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ
môi trường rừng. Từ đó có ảnh hưởng không tốt đến việc hoạch định chính
sách phát triển và đầu tư của Nhà nước cho ngành lâm nghiệp, làm hạn chế
sự phát triển lâm nghiệp.
Thực hiện chiến lược Phát triển ngành lâm nghiệp, đưa ra tầm nhìn,

định hướng nhằm hài hòa các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, cải
thiện sinh kế nông thôn, công việc gia tăng đóng góp của ngành vào nền
kinh tế quốc dân và đảm bảo công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa
dạng sinh học đối với các khu rừng được chọn. Trước những thách thức
tương lai khi mà ngành lâm nghiệp Việt nam sẽ hội nhập nhiều hơn vào
nền kinh tế toàn cầu, xem xét các tác động tiềm năng tương lai của việc gia


11
nhập tổ chức WTO và giảm mức thuế quan theo AFTA cũng như trách
nhiệm của lâm nghiệp đối với các công ước quốc tế và các cam kết đa
phương về môi trường. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có
nhiều tiến bộ trong công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như bảo tồn đa dạng
sinh học.
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi
trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người,
gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven
biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon,
du lịch, nơi cư trú và sinh sản các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác. Dịch
vụ môi trường là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường
rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân như: bảo
vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; Điều tiết
và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; Hấp thụ và lưu giữ
các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện
pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền
vững; Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn
thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng
thủy sản.

Sau khi Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp
qui quan trọng, trong đó có Nghị định số 05/2008/NĐ- CP ngày 14/01/2008
của Thủ tướng Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định số:
99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách chi
trả dịch vụ môi trường rừng.


12
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Quỹ) được thành lập hoạt động là điều
kiện và phương tiện để tăng cường các nguồn lực tài chính, các nguồn vốn
đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Việc thành lập Quỹ là
để tiếp nhận các khoản đóng góp bắt buộc đối với việc khai thác, kinh doanh
và nguồn thu từ rừng; các khoản đóng góp của cơ sở kinh doanh cảnh quan,
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái môi trường rừng; sự hỗ trợ của các tổ chức, cá
nhân có hưởng lợi từ rừng hoặc các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước, các tổ chức quốc tế tài trợ kinh phí giúp địa phương và góp phần giảm
kinh phí từ ngân sách Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao nhận
thức, trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người
được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng;
nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sự dụng và bảo vệ rừng cho các chủ
rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp. Sử dụng kinh phí
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng nhằm để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất Lâm nghiệp,
ảo vệ và Phát triển rừng đáp ứng nhu cầu bức thiết của địa phương và phù hợp
với nhu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu thì việc triển khai
các biện pháp phòng chống, giảm thiểu và khắc phục ô nhiễm suy thoái môi
trường rừng không chỉ là trách nhiệm của một địa phương, một quốc gia mà
là của toàn thể nhân loại.
Nhiều cơ chế, chính sách đổi mới kinh tế xã hội đã được thực hiện thực

sự là nhân tố quyết định để khơi dậy các nguồn lực còn tiềm ẩn và tạo ra sức
bật mới đưa đất nước phát triển với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội môi trường.
Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã định hướng và có các quyết định đúng
đắn về việc chỉ đạo thành lập Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng ở cả cấp trung
ương và cấp tỉnh.


13
1.1.3. Nguồn vốn hình thành sử dụng Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
* Nguồn tài chính của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (Quỹ
Trung ương)
Ngân sách Trung ương hỗ trợ ban đầu khi thành lập 100 tỷ đồng và
cấp trong 2 năm;
Nguồn tài chính uỷ thác:
Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Nghị định số
99/2010/NĐ- CP và văn bản hướng dẫn;
Tiền uỷ thác của các tổ chức quốc tế; tổ chức và cá nhân trong và ngoài
nước theo hợp đồng uỷ thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng;
Tài trợ đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế; tổ chức và cá nhân
trong nước và ngoài nước;
Kinh phí các chương trình, dự án có quy định hoàn trả nộp Quỹ;
Lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng;
Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
* Nguồn tài chính của Quỹ Bảo vệ và Phát triển cấp tỉnh (Quỹ cấp
tỉnh)
Ngân sách địa phương hỗ trợ ban đầu khi thành lập Quỹ. Mức hỗ trợ cụ
thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Nguồn tài chính uỷ thác về chi trả dịch vụ môi trường gồm: Các cơ sở
sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và
bồi lắng lòng hồ, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất

thủy điện; Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ
về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; Các cơ sở sản xuất
công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ
về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất; Các tổ chức, cá nhân kinh
doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả
tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các


×