Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Căn bệnh Hà Lan trong lĩnh vực đời sống – xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.57 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Lờimở đầu....................................................................................................1
Phần 1: Lý luận chung về căn bệnh Hà Lan................................................2
Phần 2: Căn bệnh Hà Lan từ góc độ thực tế................................................3
I. Các nước với căn bệnh Hà Lan..............................................................3
1. Anh quốc với căn bệnh HàLan........................................................3
2. Nigeria và căn bệnh Hà La..............................................................4
3. Indonexia và căn bệnh Hà Lan.......................................................5
II. Mơ hình tác động..................................................................................6
1. Mơ hình hai khu vực.......................................................................6
2. Mơ hình bốn khu vực......................................................................9
Phần 3: Việt Nam và căn bệnh Hà Lan.......................................................11
I. Lĩnh vực tài chính: vần đề thu hút và sử dụng 2 nguồn vốn FDI và ODA
1. Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tạiViệt Nam...................................................................................11
2. Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt
Nam....................................................................................................................14
3. Giải pháp phòng tránh.....................................................................15
II. Căn bệnh Hà Lan trong lĩnh vực đời sống – xã hội.............................15
1. Hiện tượng.......................................................................................15
2. Nguyên nhân....................................................................................16
3. Giải pháp..........................................................................................16
III. Căn bệnh Hà Lan trong khai thác và sử dụng khoáng sản....................17
1. Hiện tượng.......................................................................................17
2. Nguyên nhân....................................................................................19
3. Giải pháp..........................................................................................20
Lời kết..........................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu một ngày nọ bạn trúng xổ số một số tiền khổng lồ mà có nằm mơ
cũng khơng thấy bạn sẽ làm gì? Bạn có tiếp tục làm việc cật lực như trước hay
ngay lập tức đổi đời, mặc sức hưởng thụ tiêu xài để rồi khi khoản tiền trời cho ấy


đã cạn, bạn thấy mình bị sa thải, khơng có sự nghiệp, khơng có tương lai? Sự thật
là con người ta ln chọn việc gì có lợi nhất, ít phải nỗi lực nhất…con người ln
tìm sự nhàn hạ và hưởng thụ cuộc sống mức độ cao nhất…Âu đó cũng là lẽ
thường tình. Bởi bao giờ cũng vậy, việc chọn lựa giữa hai con đường: chông gai
mà bền vững, dễ dàng mà dễ vỡ tan cũng là một quyết định khó khăn. Và một khi
1


con đường trải hoa hồng bất ngờ trải ra trước mặt, không phải ai cũng biết ứng xử
khôn ngoan với nó, khơng phải ai cũng có thể phớt lờ nó…
Đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều quốc gia trong q trình phát triển
đã khơng tránh khỏi “Căn bệnh Hà Lan” khi lạm dụng việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên xuất khẩu đến mức hủy hoại sự phát triển của khu vực sản xuất.
Nguyên nhân chính là do các nguồn lực từ tài nguyên đã làm giảm tỷ giá hối đối
thực (tăng giá ngoại tệ) và từ đó làm cho khu vực sản xuất trở nên kém cạnh tranh
hơn. Căn bệnh Hà Lan ban đầu chỉ đề cập tới việc khai thác tài nguyên nhưng sau
này nó đề cập tới mọi nguồn thu ngoại tệ khổng lồ, bao gồm cả việc tăng giá hàng
xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài.
Việt Nam, vốn sở hữu một nguồn tài nguyên phong phú cùng những
nguồn lực dồi dào khác, đồng thời có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, liệu có
đang đối mặt với căn bệnh này? Đâu là lối thốt cho chúng ta khi đã có q nhiều
nước lăn vào vết xe đổ của Hà Lan? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và tìm lời đáp
cho những câu hỏi trên, xin mời các bạn hãy cùng đến với đề tài tiểu luận của
chúng tơi: “ ”
Mục đích nghiên cứu: Mang lại một kiến thức ngắn gọn nhưng tổng quát
và đầy đủ nhất về căn bệnh Hà Lan, góp phần trở thành một nguồn tài liệu cho
những ai muốn nghiên cứu về vấn đề này. Đồng thời, nhóm cũng mong muốn
mang lại một cái nhìn tồn cảnh về căn bệnh Hà Lan trong nền kinh tế Việt Nam
và một vài giải pháp của nhóm để phịng và chữa căn bệnh này.
Bố cục bài viết : Bài viết chia làm ba phần.

Phần đầu Lý luận chung sẽ điểm qua khái niệm, nguồn gốc cũng như các
mơ hình của Căn bệnh Hà Lan.
Phần hai đi vào ở một số nước, theo đó sẽ mổ xẻ theo từng vấn đề của
căn bệnh.
Phần ba sẽ tập trung vào những biểu hiện của căn bệnh này tại Việt Nam
Và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị chi tiết cho từng trường hợp.
Phần 1 : Lý luận chung về căn bệnh Hà Lan
Vào những năm 1960, Hà Lan phát hiện một mỏ khí ga lớn ở vùng
Groningen biển Bắc, từ đó đã tập trung khai thác và xuất khẩu một lượng lớn, một
lượng ngoại tệ khổng lồ thu được đã giúp cho nền kinh tế Hà Lan giàu lên nhanh
chóng. Và điều này cũng dẫn điến đồng nội tệ của Hà Lan được đẩy lên một mức
giá cao, ngành chế tạo và sản xuất suy sụp, xuất khẩu và sức cạnh tranh của các
ngành sản xuất khác trong nước giảm mạnh. Do đó, năm 1977, tạp chí The
2


Economist đã sử dụng thuật ngữ “căn bệnh Hà Lan” để mô tả sự suy giảm của các
ngành công nghiệp, hậu quả của những khoản thu nhập to lớn từ việc xuất khẩu
nguyên liệu, nhiên liệu thô, những nguồn tài ngun khơng thể tái sinh được hay
cịn đề cập đến nguy cơ nguồn lực trong nước của nền kinh tế khi có sự gia tăng
dịng ngoại tệ viện trợ từ nước ngồi.
Trong ngun lý chính yếu của mơ hình căn bệnh Hà Lan, một ngành phát
triển bùng nổ sẽ làm lu mờ các ngành khác trên hai phương diện, thứ nhất qua việc
chuyển nguồn lực qua ngành bùng nổ 1(hiệu ứng chuyển dịch nguồn lực) và làm
tăng chi tiêu ở các ngành phi thương mại (hiệu ứng tiêu dùng).
Về phần hiệu ứng dịch chuyển nguồn lực, khi ngành khai thác tài ngun
phát triển mạnh thì nó sẽ địi hỏi vốn và lao động, tiền lương cũng theo đó mà tăng
lên. Điều này dẫn tới hàng loạt lao động chuyển dịch từ các ngành khác sang các
ngành bùng nổ.
Về khía cạnh hiệu ứng tiêu dùng, do sự bùng nổ của việc khai thác tài

nguyên nên nhà nước thu được một lượng ngoại tệ dồi dào. Việc dư thừa này có
hại cho các ngành phi thương mại như sản xuất, chế tạo và nơng nghiệp do chi phí
đầu vào của các ngành này tăng lên. Đồng nội tệ sẽ tăng giá so với ngoại tệ và làm
khó khăn cho các ngành sản xuất và chế tạo vì khả năng cạnh tranh quốc tế về giá
giảm xuống do ngành này lệ thuộc vào xuất khẩu.
"Căn bệnh Hà Lan" trở nên nghiêm trọng một khi nguồn tài nguyên bị cạn
kiệt hay có sự biến động giảm giá tài nguyên trên thị trường thế giới. Khi đó việc
khai thác tài nguyên giảm mạnh, tạo ra một sự mất ổn định cho nền kinh tế và ảnh
hưởng tới các ngành khác, đặc biệt là ngành sản xuất và chế tạo, khi các ngành
này hầu như đã tê liệt vì tụt hậu kĩ thuật khi khơng được đầu tư trong một thời gian
dài, sản lượng, cầu về hàng hóa trong nước tăng và đẩy tỉ giá hối đối thực tế lên
cao. Từ đó nền kinh tế sẽ dần lâm vào khủng hoảng.
Từ đó về sau, thuật ngữ này được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa việc
phát hiện những nguồn tài nguyên thiên nhiên mới với sự tụt hậu của sản xuất
trong nước của một quốc gia.

1

Khu vực bùng nổ: thường là các khu vực khai thác dầu và ga, nhưng cũng có thể là khai thác mỏ vàng, đồng, kim

cương hoặc bauxite hoặc là sản phẩm từ các cánh đồng như cafe hay ca cao.

3


Các nhà kinh tế học ngày nay cho rằng căn bệnh Hà Lan chủ yếu xảy ra ở các
nước đang phát triển do họ không được chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó. Các nhà
kinh tế cịn chỉ ra nhiều quốc gia khác có thể đã bị căn bệnh Hà Lan.

Phần 2: Căn bệnh Hà Lan từ góc độ thực tế

I.

Các nước với căn bệnh Hà Lan

Trên thế giới đã có rất nhiều nước cả các nước phát triển và đang phát triển
mắc phải căn bệnh Hà Lan khi khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và phụ
thuộc quá nhiều vào trợ cấp nước ngồi nhưng khơng có chiến lược phát triển bền
vững.
1. Anh quốc và căn bệnh Hà Lan
Từ những năm 70, nước Anh xuất hiện với vai trò là một nước sản xuất dầu
mỏ. Nguồn ngoại tệ đổ vào ào ạt trong nước làm tỷ giá hối đoái tăng mạnh, đẩy
giá hàng nội địa cao hơn hàng nước ngồi rất nhiều và do đó mà người tiêu dùng
trong nước mua một tỷ lệ lớn hàng nước ngoài.
Đến 1976, khi Anh bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ với quy mơ lớn thì việc xuất
khẩu dầu đã đem lại lợi nhuận rất lớn trong khoảng thời gian này. Nhưng đồng
thời cầu hàng hóa nước Anh lại giảm mạnh, vì giá hàng hóa trong nước tăng, và
lợi nhuận mang về từ việc sản xuất dầu không đủ đền bù cho khoản thua lỗ.
Thực tế là sự lên giá của Bảng Anh khi có nguồn thu ngoại tệ nhờ xuất
khẩu khí đốt đã làm lên giá đồng tiền này khiến cho xuất khẩu nói chung của Anh
giảm và làm thâm hụt tài khoản vãng lai tăng dẫn tới sự kiện đầu cơ vĩ
mô của George Soros2 năm 1992 khiến Anh phải quyết định phá giá bảng Anh và
không tham gia Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu nữa.
2. Nigeria và căn bệnh Hà Lan
2

George Soros đã nổi tiếng trên khắp thế giới sau sự kiện tháng 9/1992, ông đặt 10 tỷ USD vào một vụ đầu cơ tiền

tệ,bán khống đồng Bảng Anh. Kết quả là hóa ra ơng đã đúng, và chỉ trong vịng một ngày thương vụ đó đã đem lại cho
ông lợi nhuận 1 tỷ USD - lợi nhuận của Soros trong vụ này cuối cùng đã lên tới con số 2 tỷ USD. Sau sự kiện này, ông
trở nên nổi danh với biệt hiệu "người phá sập ngân hàng Anh quốc."


4


Nigeria là trường hợp điển hình cho cái giá vơ cùng đắt phải trả từ việc áp
dụng mơ hình phát triển kinh tế nhờ nguồn tài nguyên.
Trong suốt 35 năm, từ năm 1965 đến 2000, nguồn thu chủ yếu của chính phủ
Nigeeria là từ dầu mỏ. Trong khoảng thời gian đầu lượng ngoại tệ này đã có tác
động tích cực, tuy nhiên chỉ một thời gian sau, các ngành kinh tế khác đã bắt đầu
bị ảnh hưởng nặng nề:
• Việc bùng nổ xuất khẩu dầu mỏ dẫn đến lực lượng lao động đã di chuyển từ
các vùng nông thôn ra thành thị dẫn tới sự sụt giảm về sản lượng lương
thực và kéo theo giá cả lương thực - thực phẩm tăng cao.
• Tỷ lệ đóng góp của nơng nghiệp trên GDP giảm từ 68% vào năm 1965
xuống 35% vào năm 1981. Sự sụt giảm này đặc biệt ở các cây công nghiệp
như cô ca, dầu cọ và cao su với sự sụt giảm lên tới 75% trong giai đoạn từ
năm 1970 đến 1981.
• Ngành dịch vụ đã tăng nhanh chóng, đặc biệt là dịch vụ cơng quyền tăng
tới 16% và sản ngành sản xuất, chế tạo (ngành được chính phủ đầu tư lớn)
tăng 8% trong cùng giai đoạn. Do sự tham gia của chính phủ trong ngành
sản xuất, chế tạo, nên ngành này hầu như được bảo hộ.
• 2/3 đầu tư của chính phủ trong ngành chế tạo và sản xuất là lãng phí, năng
lực tận dụng vốn trong ngành sản xuất, chế tạo giảm từ 77% vào năm 1975
tới 50% vào năm 1983 và sau đó là 35%. Điển hình là nguồn thu từ dầu mỏ
dùng để xây dựng khu liên hiệp thép Ajakouta nổi tiếng, nơi mà chưa bao
giờ sản xuất nổi một tấn thép nào.
• từ 1965 đến 2000 nguồn thu từ dầu mỏ trên bình quân đầu người đã tăng từ
33 đô la lên đến 350 đơ la, trong khi đó GDP bình qn trên đầu người hầu
như khơng đổi. Tuy nhiên, GDP bình qn đầu người (theo sức mua tương
đương) lại giảm từ 1.113 đô la vào các năm 1970 và 1.084 đô la vào năm

2000…..
Điều này dẫn tới việc Nigeria trở thành một trong 15 nước nghèo nhất
thế giới.
Hơn nữa, việc khai thác và suất khẩu dầu mỏ phần lớn chỉ tập trung vào
một số người, hệ quả tất yếu kéo theo là gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất
công xã hội. Rõ ràng, căn bệnh Hà Lan trong khai thác tài nguyên đã bóp nghẹt
nền kinh tế, đưa Nigeria lâm vào tình trạng trì trệ kém phát triển.
3. Indonesia và căn bệnh Hà Lan
5


.Là một nền kinh tế dồi dào tài nguyên, tuy nhiên Indonesia đã tránh được
“ Lời nguyền tài nguyên” bằng những quy định, chính sách quản lý chặt chẽ và
phù hợp cho tăng trưởng kinh tế từ những năm 1970.
Indonesia xử lý các nguồn thu từ dầu mỏ thông qua một cam kết "Nguyên tắc ngân
sách cân bằng". Kết quả là nước này đã đạt được tỷ lệ thâm hụt ngân sách vào
GDP rất nhỏ trong những năm 1970 và 1980.
Chính phủ thậm chí đã thực hiện một số thủ tục như chuyển ngân quỹ tích
lũy dư thừa sang tiền gửi chính phủ đồng thời theo đuổi việc cân đối thu chi giữa
các ngành, đầu tư khá cân bằng cho cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, nông nghiệp và
công nghiệp. Đặc biệt là nguồn thu từ dầu mỏ đầu tư phần lớn vào nông nghiệp và
công nghiệp với ưu tiên nhiều hơn cho phát triển nơng nghiệp (ví dụ: sản xuất gạo,
nghiên cứu và khuyến nông, đầu tư thủy lợi, và trợ cấp phân bón).
Kết quả là Indonesia đầu tư một phần lớn các khoản thu từ dầu mỏ cho nguồn vốn
chi tiêu hơn là chi tiêu hiện hành, thông thường là từ 50-60% từ năm 1972-1983.
Tại Indonesia, chính phủ tích cực hạn chế vay vốn nước ngồi, đặc biệt sau
trường hợp công ty dầu quốc doanh Pertamina. Trong những năm 1970, Pertamina
bắt đầu mở rộng hoạt động của mình vào đầu tư nhà máy thép, bất động sản, đội
tàu chở dầu, khu nghỉ mát khách sạn và nhà máy phân bón. Chính phủ đã cố gắng
để kiểm sốt việc vay mượn nước ngồi của cơng ty Pertamina cho các hoạt động

đầu tư này bằng các quy định là yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước vay vốn nước
ngồi phải do chính phủ phê duyệt cho cả vốn vay trung và dài hạn.Pertamina sau
đó chuyển sang vay vốn ngắn hạn, dẫn đến "cuộc khủng hoảng Pertamina" vào
năm 1975, trong đó Pertamina đã vỡ nợ về khoản vay hơn 10 tỷ USD nợ ngắn hạn.
Chính phủ Indonesia sau đó đã ban hành thêm các quy định cấm các DN nhà nước
vay trong thị trường ngắn hạn và DN nhà nước phải được sự cho phép của Ngân
hàng trung ương Indonesia và Bộ Tài chính về tất cả các khoản vay từ bên ngoài.
Mặc dù bị sức ép từ sự khủng hoảng của Pertamina, nhưng các chính sách
này đã chứng minh được tính phù hợp trong những năm bùng nổ dầu mỏ để kiểm
sốt vốn vay nước ngồi một cách chặt chẽ. Từ 1978-1982, tỷ lệ các khoản nợ
ngắn hạn nhập khẩu không bao giờ vượt quá 18 %
Cả Indonesia và Mexico đều phá giá đồng tiền của mình để tránh hoặc sửa
đổi sự tăng giá tỷ giá hối đoái trong thời gian bùng nổ tài nguyên. Nhưng chỉ có
Indonesia đã có thể duy trì hiệu lực của việc phá giá đồng tiền khi thực hiện quản
lý các chính sách phù hợp (như tích lũy các khoản thặng dư ngân sách). Do đó,
ngân sách quốc gia của Indonesia khơng những cân bằng quá nhiều như theo
6


nguyên tắc "ngân sách cân bằng," mà hơn thế thặng dư ngân sách đã được tích lũy
mang tính chuyển đổi.
Tóm lại, nước Anh và hầu hết các nước khác với sự phát hiện và xuất khẩu
tài nguyên thiên nhiên đã dẫn đến sự suy thoái của các ngành sản xuất hàng tiêu
dùng khác do giá không cạnh tranh cao. Và điều này cho thấy căn bệnh Hà Lan có
thể diễn ra ở bất cứ đâu, ngay cả ở một nền kinh tế lớn như nước Anh. Do đó mà
trong quá trình phát triển và thu hút mạnh mẽ nguồn vốn FDI đổ vào trong nước,
các quốc gia thế giới thứ ba cần nghiên cứu và học hỏi để tránh những tác động
mạnh mẽ từ căn bệnh Hà Lan.
II.


Mơ hình Tác động

Như đã nói ở trên, trong ngun lý chính yếu của mơ hình căn bệnh Hà Lan, một
ngành phát triển bùng nổ sẽ làm ảnh hưởng các ngành khác trên hai phương diện,
thứ nhất qua việc chuyển nguồn lực qua ngành đang bùng nổ (hiệu ứng chuyển
dịch nguồn lực) và làm tăng chi tiêu ở các ngành phi thương mại (hiệu ứng tiêu
dùng).
1. Mơ hình 2 khu vực:
Mơ hình kinh tế cổ điển mô tả căn bệnh Hà Lan được phát triển bởi 2 nhà
kinh tế học là W. Max Corden và J. Peter Neary năm 1982.

Trong đó:
• Khu vực khơng xuất khẩu: các lĩnh vực dịch vụ
• Khu vực xuất khẩu: khu vực bùng nổ và khu vực trì trệ3
Với các giả thiết là tổng lực lượng lao động khơng đổi, nền kinh tế trong trạng thái
tồn dụng lao động, và tỷ giá hối đoái danh nghĩa cố định.
 Hiệu ứng chuyển dịch nguồn lực
3

Khu vực trì trệ thường là các khu vực liên quan tới công nghiệp chế tạo, sản xuất hoặc có thể là khu vực

nơng nghiệp.

7


Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này
tăng lên, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực này cũng tăng lên, lao động
sẽ từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai thác tài nguyên làm khu vực
chế tạo bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái.

Khi thu nhập của người lao động trong khu vực khai thác tài nguyên tăng
lên, nhu cầu tiêu dùng của họ nhiều hơn khiến cho khu vực khơng xuất khẩu được
kích thích và mở rộng. Sự tăng trưởng này lại tiếp tục kéo theo sự di chuyển
nguồn lực từ khu vực chế tạo và khiến cho khu vực này ngày càng trì trệ hơn. Q
trình này được gọi là phi cơng nghiệp hóa gián tiếp.
Khu vực khơng xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo sang, càng
làm cho khu vực chế tạo bị bất lợi. Các hàng hóa khơng xuất khẩu được tiêu dùng
càng nhiều thì giá cả của các mặt hàng này càng tăng, khiến cho tỷ giá hối đoái
thực tế tăng lên (nếu tỷ giá hối đối danh nghĩa khơng đổi), gây bất lợi cho xuất
khẩu của khu vực chế tạo. Khu vực khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu làm
tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất khẩu của khu vực chế tạo.
W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là hiệu ứng di chuyển nguồn lực của căn
bệnh Hà Lan (resource movement effect). Việc di chuyển nguồn lực trong thực tế
khơng chỉ là nhân tố lao động mà cịn có các nhân tố khác như vốn, KHCN...
 Hiệu ứng tiêu dùng
Nếu chúng ta sẽ chia thị trường thành 02 thành phần là Nontrable (N) và
Tradable (T)

8


• N là những loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước chỉ phục vụ nhu
cầu trong nước như dịch vụ, xây dựng…và không tham gia xuất khẩu hay
nhập khẩu.
• T là tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước để phục
vụ hoạt động xuất và nhập khẩu cũng như là cầu nội địa.
Hiệu ứng tiêu dùng xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ
tăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là N và T. Nếu
cầu của N so với thu nhập là co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá N tăng. Khi giá N
tăng nghĩa là đầu vào của T cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay

lương nhân công.
Tuy nhiên giá của T lại cố định bởi đó là những mặt hàng xuất khẩu và bị
thị trường quốc tế chi phối về giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận của
các nhà sản xuất T sẽ bị giảm. Bên cạnh đó, khi đồng ngoại tệ yếu đi thì các mặt
hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn và vì vậy cầu T tăng sẽ được thay thế bằng các mặt
hàng nhập khẩu.
Khi tỉ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo
giá của T tăng theo. Khi đó, cầu tăng của N sẽ làm giá tăng và do đó mà tỷ giá hối
đối thực tế tăngtheo. Với tỷ giá hối đoái được định nghĩa như sau:
Q = e (Pt/Pn)
Q là tỉ gía hối đối thực tế
e là tỉ giá hối đoái danh nghĩa giữa nội tệ và ngoại tệ
Pt, Pn là giá của N và T.
Pn tăng sẽ làm giá trị Q giảm. Hiện tương này được gọi là sự tăng tỉ giá hối
đoái thực tế bởi giá trị nội tệ tăng so với ngoại tệ. Khi đồng nội tệ tăng so với
ngoại tệ sẽ làm sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu giảm, cùng với đó lại
làm nhập khẩu tăng. Như vậy hiệu ứng tiêu dùng trên không những sẽ làm tăng giá
các mặt hàng N trong nước, gây áp lực lạm phát; đồng thời nó cịn làm các ngành
sản xuất các mặt hàng T xuất khẩu khác bị suy yếu và lượng nhập khẩu lại gia
tăng.
2. Mơ hình 4 khu vực:
Thực tế có thể thấy khơng phải lúc nào cũng có thể thỏa mãn đầy đủ các giả
thiết như trong mơ hình của Corden và Neary, chẳng hạn các quốc gia luôn có một
tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, hiếm khi thỏa mãn được giả thiết tồn dụng lao động.
Do đó, sau này De Silva (1991) và Nnadozie (1991) đã mở rộng mơ hình lên thành
gồm 4 khu vực.
Về cách phân chia nền kinh tế, mơ hình 4 khu vực cũng chia thành khu vực
xuất khẩu và khu vực không xuất khẩu
9



Khu vực xuất khẩu cũng gồm khu vực bùng nổ và khu vực không bùng nổ.
Nhưng khu vực không xuất khẩu được chia thành khu vực sản xuất hàng tư
bản và khu vực sản xuất hàng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, thay vì nghiên cứu nơng nghiệp như một khu vực đơn nhất
giống mơ hình 2 khu vực, mơ hình 4 khu vực xem khu vực nông nghiệp gồm khu
vực sản xuất nhằm xuất khẩu thu lợi nhuận (cash crops) và khu vực sản xuất lương
thực tiêu dùng trong nước (food crops).

 Hiệu ứng di chuyển
nguồn lực:
Về cơ bản, mơ hình 4 khu vực cũng thừa nhận tác động duy chuyển nguồn
lực như mơ hình 2 khu vực. Tuy nhiên, do có sự phân chia khu vực chi tiết hơn,
mơ hình này phân tích các tác động chi tiết hơn.
Cụ thể, đối với khu vực nông nghiệp, hiệu ứng di chuyển nguồn lực chỉ ra
rằng, do đồng nội tệ tăng giá làm giảm sức cạnh tranh mà khu vực sản xuất xuất
khẩu cash crops sẽ bị thu hẹp lại trong lúc khu vực food crops lại có xu hướng
được mở rộng hơn.
Nghiên cứu cụ thể của Benjamin, Devarajan và Weiner năm 1989 đã cho
thấy rõ tác động này. Đó là sự sụt giảm mạnh mẽ của cash crops trong khi food
crops lại phản ứng tích cực với sự bùng nổ của khai thác dầu ở Camoroon những
năm 1979-1985.
10


Hiệu ứng di chuyển nguồn lực cũng diễn ra tương tự như vậy trong khu
vực công nghiệp. Một số ngành sản xuất như sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất
hàng tư bản…phục vụ cho nhu cầu trong nước có xu hướng phát đạt hơn do dòng
ngoại tệ làm cầu tăng.
Trong lúc các ngành cơng nghiệp sản xuất xuất khẩu có dấu hiệu suy thối

do mức độ cạnh tranh giảm. Ngồi ra, mơ hình 4 nhân tố cũng chỉ ra rằng, các
ngành sản xuất hàng tư bản thường có mức tăng trưởng cao hơn các ngành hàng
tiêu dùng do dịng ngồi tệ thường được ưu tiên cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng…
 Hiệu ứng tiêu dùng:
Về hiệu ứng tiêu dùng, mơ hình 4 khu vực khơng có nhiều khác biệt với mơ hình 2
khu vực. Thu nhập cao hơn tạo xu hướng tiêu dùng cao hơn trong nước và do đó
thúc đẩy các ngành sản xuất cho tiêu dùng trong nước phát đạt hơn trong lúc nền
kinh tế có nguy cơ lạm phát.
Phần 3: Việt Nam và căn bệnh Hà Lan
I. Lĩnh vực tài chính: vần đề thu hút và sử dụng 2 nguồn vốn FDI và ODA
1. Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) tại Việt Nam

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký qua các năm.
Đơn vị: Tỷ USD
Sau khi thông qua luật đầu tư nước ngồi (1986), thời kỳ đầu tiên (19881996), dịng FDI đổ vào Việt Nam trung bình hằng năm là 3.8 tỷ USD. Những
11


năm 1997-1999, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nguồn
FDI sụt giảm mạnh (giảm gần 50%), chỉ đạt 1.82 tỷ USD/năm. Sau giai đoạn phục
hồi chậm (2000-2003: trung bình 1.98 tỷ USD/năm), kể từ năm 2004 đến năm
2008, nguồn FDI tăng lên liên tục với tốc độ cao( 2004:115.38%, 2005:85.7%,
2006: 94.8%, 2007: 180.3%, 2008: 182.7%). Riêng năm 2008, trong bối cảnh kinh
tế Việt Nam và thế giới đang gặp nhiều khó khăn, FDI lại đạt mức kỷ lục 60.2 tỷ
USD. Giai đoạn năm 2009-2011, nguồn FDI sụt giảm nhẹ.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lưu ý ở đây là phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam là từ các quốc gia (và vùng lãnh thổ) từ Châu Á như Singapore, Đài Loan,
Hàn Quốc, Hồng Kông,… Việt Nam chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước

công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn.
Về việc sử dụng vốn FDI, điều đáng lo ngại là hầu hết các nhà đầu tư đều
tập trung vào những ngành thâm dụng lao động, khai thác tài nguyên (dệt
may,công nghiệp nặng, khai thác khống) chứ khơng phải những ngành có hàm
lượng khoa học kỹ thuật cao (Chíp điện tử, màn hình LCD,…) hay xây dựng cơ sở
hạ tầng, giáo dục. Hiện nay, 67% doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam là
thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp. Tính trung bình trên cả nước, chỉ
khoảng 5% nhà đầu tư tham gia vào sản xuất công nghệ hiện đại như công nghệ
thông tin và truyền thông, khoảng 5% khác tham gia các dịch vụ khoa học, kỹ
thuật, 3,5% tham gia ngành bảo hiểm, tài chính có kỹ năng quản lý hiện đại, lao
động trình độ cao.
Khi các ngành cơng nghiệp nặng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm,
đầu tư, tạo được nguồn lợi nhuận sẽ thu hút được một lượng lớn lao động từ các
ngành sản xuất khác qua. Điều này hiển nhiên sẽ làm thu hẹp sản xuất các ngành
sản xuất còn lại của nền kinh tế. Tỷ trọng ngành công nghiệp nặng ngày càng tăng
lên trong khi các ngành sản xuất khác (tất nhiên bao gồm cả các ngành sản xuất
hiện đại) bị thu hẹp, kém phát triển.
Ngồi ra, cơng nhân khi tham gia vào các ngành sản xuất này sẽ khơng bị địi hỏi
tay nghề cao mà chỉ cần lao động đơn giản cùng với một mức lương hấp dẫn. Vì
vậy, họ khơng có động lực củng cố tay nghề, học tập khoa học kĩ thuật… Đồng
thời, thế hệ lao động sau sẽ có xu hướng không đi học mà chỉ đi làm những nghề
đơn giản (như dệt may, thợ mỏ), khơng địi hỏi trình độ cao. Như vậy, tỉ lệ người
có trình độ cao trong xã hội sẽ giảm.
Từ những tác động trên, q trình phi cơng nghiệp hóa tất yếu sẽ diễn ra. Không
những vậy, một khi tài nguyên cạn kiệt, nhân cơng rẻ khơng cịn là lợi thế, những
nhà đầu tư này sẽ rút vốn về nước để lại phía sau một Việt Nam với nền công
nghiệp vẫn lạc hậu và kém phát triển.
12



Khi ấy, Căn bệnh Hà Lan (phi cơng nghiệp hóa_deindustrialize) sẽ
“bùng phát”

2 Nguy cơ từ hiện trạng thu hút và sử dụng nguồn viện trợ ODA tại Việt Nam

Vốn ODA cấp cho Việt Nam từ năm 2005 đến 2011
Đơn vị: tỷ USD
Tại Việt Nam hiện nay, nguồn vốn ODA được chính phủ tập trung vào phát
triển nơng lâm nghiệp (21%), cơ sở hạ tầng (33%), Giáo dục – đào tạo - y tế khoa học công nghệ (31%). Tuy nhiên, việc quản lý sử dụng ODA lại còn rất
nhiều bất cập, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Thất thoát lãng phí tuy khơng có số
liệu thống kê chi tiết nhưng nhiều khả năng là một con số không nhỏ (nhất là sau
vụ tham nhũng PMU 18 và vụ PCI- Đại lộ Đơng Tây)
Nguồn ODA thực chất là món nợ vay lãi suất thấp (khoảng 0.75%/năm) và
thời gian đáo hạn lớn (40 năm). Tuy nhiên, nếu quy hoạch, quản lý không hợp lý,
những nguồn ngoại tệ này sẽ không những khơng giúp đất nước nhận viện trợ có
thể cơng nghiệp hóa mà cịn lại là gánh nặng cho các thế hệ sau. Khi vốn vay
không được quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả, buộc con nợ phải tiếp tục tìm kiếm
các khoản vay mới, với những điều kiện có thể ngặt nghèo hơn – chiếc bẫy nợ sập
lại, con nợ rơi vào vịng xốy mới: Nợ-vay nợ mới-tăng nợ-tăng vay… Vịng xốy
13


này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ hoặc vịng xốy lạm phát: Nợ-tăng nghĩa vụ nợtăng thâm hụt ngân sách-tăng lạm phát. Lúc này dịch vụ nợ sẽ ngốn hết những
khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội, làm căng thẳng thêm trạng
thái khát vốn và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, việc “thắt lưng buộc bụng” trả nợ
khiến nước nợ phải hạn chế nhập và tăng xuất, trong đó có hàng tiêu dùng mà
trong nước cịn thiếu hụt, do đó làm tăng mất cân đối hàng tiền, tăng giá, tăng
lạm phát => hình thành căn bệnh Hà Lan.

3 Giải pháp phòng tránh :

Hiện nay, chưa thể nói Việt Nam đang mắc căn bệnh Hà Lan trong thu hút
và sử dụng hai nguồn vốn FDI và ODA tuy nhiên những triệu chứng của căn bệnh
đã rõ ràng. Vì vậy, nhóm xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần sớm có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội đất nước trong dài hạn. Việc thiếu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước
một cách đồng bộ và dài hạn (khoảng 50 năm) trong thời gian gần đây đã được
cấp, các ngành tổng kết báo cáo là một trong những nguyên nhân rất lớn gây khó
khăn, cản trở trong phát triển nói chung, tạo ra những lãng phí trong sử dụng các
nguồn, trong đó có cả nguồn vốn ODA và FDI.
Thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và ổn định các quy hoạch thu hút vốn nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững, tránh chạy theo lợi ích trước mắt, địa
phương và cá nhân, đồng thời đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính
sách thích hợp nhằm khuyến khích áp dụng hình thức đầu tư mới có sử dụng vốn
nước ngồi như BOT/BTO/BT, PPP… trong đầu tư xây dựng các cơng trình kết
cầu hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, nhằm xúc tiến một số dự án lớn, trọng
điểm quốc gia và địa phương.
Thứ ba, chính phủ cần tiếp tục ưu tiên sử dụng vốn ODA cho các lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và y tế nhằm đầu tư vào nâng cao chất
lượng , đặc biệt chú ý đến lao động trình độ tay nghề cao, đồng thời đầu tư vào
củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm đem lại sự công bằng trong xã hội. Điều
14


quan trọng hơn cả là phải tăng cường kiểm soát q trình sử dụng vốn, tránh
thất thốt và thường xun đánh giá tính hiệu quả xét cả về mặt kinh tế và xã hội
của các dự án khi hiệu quả sử dụng vốn ODA cao hơn so với các nguồn tài trợ
khác. Cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc đối với các đối tượng tham ơ, lãng phí
hay biển thủ nguồn vốn. Trong khâu đàm phán nên xác định rõ cơ quan chịu trách
nhiệm quản lý và giám sát vốn vay và nguồn trả nợ.
Thứ tư, hiện nay FDI chủ yếu là đầu tư vào các ngành thay thế nhập khẩu,

thâm dụng lao đơng; do đó, cần có các chính sách khuyến khích chuyển hướng
đầu tư sang các ngành xuất khẩu và thâm dụng kĩ thuật bằng các chính sách ưu đãi
và thực tế.
Thứ sáu, để đảm bảo việc thu hút và sử dụng nguồn ODA hiệu quả, chính
phủ cần đảm bảo thực hiện hai điều sau:
-Sự tham gia của các đối tượng thụ hưởng: Mặc dù chính phủ đóng vai trị chính
trong việc đảm bảo hiệu quả và chịu trách nhiệm giải trình về ODA, song sự tham
gia trực tiếp của các đối tượng thụ hưởng cần được khuyến khích để đảm bảo các
chương trình và dự án ODA đáp ứng đúng nhu cầu của nhân dân.
-Xây dựng mối quan hệ vững chắc: Xây dựng mối quan hệ hợp tác và tin cậy lẫn
nhau giữa chính phủ và các nhà tài trợ, bao gồm chia sẻ thông tin, tích cực giải
quyết vướng mắc và cùng chia sẻ trách nhiệm, để nâng cao hiệu lực và hiệu quả
của việc cung cấp viện trợ.
II. Căn bệnh Hà Lan trong lĩnh vực đời sống - xã hội:
Hiện tượng tha hoá lối sống của những hộ dân ở những vùng ven đô thị giàu lên
nhờ tiền đền bù, giải toả đất đai.

Hiện tượng
Liên tiếp nhiều năm, Việt Nam nằm trong danh sách những nước có tốc độ
tăng GDP cao nhất thế giới, trung bình khoảng 7,2 % một năm.Theo số liệu của bộ
Lao Động và Thương Binh Xã Hội công bố năm 2010 tổng số hộ nghèo cả nước là
trên 3,05 triệu, hộ cận nghèo là trên 1,6 triệu. Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã
giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010 ( 1 chuẩn nghèo mới (hộ có
mức thu nhập bình qn đầu người lần lượt từ 400.000 và 500.000 đồng một
người một tháng trở xuống tương ứng với khu vực nông thôn và thành thị )).
Rõ ràng, nhìn vào thực tế, chúng ta khơng thể phủ nhận những thành tựu to
lớn đã đạt được sau công cuộc đổi mới. Chiếc bánh thu nhập ngày càng to ra thì
chí ít người dân cũng ít nhiều hưởng lợi từ sự to ra ấy.
15



Thế nhưng, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy cùng với sự thăng
trưởng của nền kinh tế thì tốc độ đơ thị hố cũng tăng nhanh một cách chóng mặt.
Những đồng ruộng thẳng cánh cị bay được thay thế bằng các khu công nghiệp,
bằng các đường cao tốc, các khu vui chơi, giải trí hay các dự án kinh doanh bất
động sản bất thình lình đẩy giá đất lên cao chóng mặt. Những người nơng dân
chân lấm tay bùn xưa nay tiết kiệm từng ngàn đồng nay bỗng dưng nắm trong tay
vài trăm triệu cho tới vài tỷ nhờ tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Và rắc rối cũng
nảy sinh từ đó...
Đầu tiên là những gian nhà tranh, nhà ngói được thay bằng những ngơi nhà
cao tầng đầy đủ tiện nghi. Người dân bắt đầu biết mua sắm những chiếc xe hơi, xe
máy mốt nhất, thịnh hành nhất. Những khoản chi tiêu lãng phí, khơng cần thiết, xa
hoa, phù phiếm trước kia giaỳ da, quần áo hàng hiệu, xây bể bơi..nay trở nên phổ
biến. Những đứa trẻ lớn lên ý thức được sự giàu có của bố mẹ mất dần động lực
phấn đấu, trở nên lười biếng, ăn chơi, trong đầu óc chỉ nghĩ đến việc làm sao để “
moi” được nhiều tiền hơn từ những đấng sinh thành. Tất yếu kéo theo đó là tệ nạn
xã hội hoành hay, nếp sống truyền thống tốt đẹp dần mất đi.
Rõ ràng nguồn thu nhập khổng lồ cho các hộ gia đình này đã được sử dụng
vào những mục đích vơ cùng khơng hiệu quả. Rồi khi tiền đền bù đã hết, những
con người đã quen với cảnh sống nhàn hạ hư ởng thụ liệu có thểkhổ sở làm việc 8
tiếng một ngày trong các khu công nghiệp? Tương lai của những lao động khơng
trình độ, khơng đất đainày liệu sẽ đi về đâu?
Đây chính là căn bệnh Hà Lan cho những hộ gia đình này mà hậu quả tất
yếu là chính họ và nền kinh tế phải gánh chịu. Hiện tượng ở Hà Lan đã lùi xa hàng
chục năm trong quá khứ nay tái hiện lại trên những hộ gia đình vùng ven đơ thị
Việt Nam.

Ngun nhân
Theo ý kiến chủ quan quả nhóm ngun nhân của tình trạng trên suy cho
cùng chính là bài tốn quy hoạch. Đơ thị hố tràn lan trong khi chưa có một lộ

trình cụ thể thực hiện các bước tuần tự như thế nào cũng như chưa lường hết
những hệ luỵ xã hội có thể xảy ra. Quy hoạch của Nhà nước cịn quá tập trung vào
những mục tiêu ngắn hạn mà chưa tính tới những nguy cơ xã hội tiềm ẩn trong
trung và dài hạn.Nhà Nước còn quá thụ động trong việc hướng dẫn, khuyến khích,
tư vấn cho người dân trong việc sử dụng số tiền nhàn rỗi.Nghịch lý xảy ra khi
những doanh nghiệp khát vốn khơng có tiền để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới
công nghệ trong khi một bộ phận lớn người dân không biết dùng tiền vào việc gì
nên phung phí cho những khoản xa hoa khơng đem lại hiệu quả kinh tế cho đất
nước.Đây cũng chính là một dạng lãng phí tài nguyên..
16


Giải pháp
Về giải pháp, nhóm xin được đưa ra hai nhóm giải pháp:
1. Nhóm giải pháp để ngăn ngừa tình trạng căn bệnh Hà Lan tái diễn ở các vùng
ven đơ thị:
• Xây dựng một kế hoạch chi tiết, đầy đủ, hợp lý với tầm nhìn dài hạn trước
khi tiến hành thu hồi đất của người dân.
• Phát triển hệ thống trung gian tài chính và đưa người dân tiếp cận gần hơn
tới các cơng cụ đầu tư tài chính cũng như các cơ hội sử dụng đồng tiền để
đầu tư sinh lợi nhuận.
• Chú trọng giáo dục tư tưởng, lối sống lành mạnh cho người dân, đặc biệt là
hậu quả sẽ xảy đến cho họ nếu như căn bệnh Hà Lan xảy ra.
• Mở trường đạo tạo ngành nghề và khuyến khích lao động nơng thơn gia
nhập.....
2. Nhóm giải pháp để giải quyết tình trạng căn bệnh Hà Lan đã xảy ra:
• Mở các trường giáo dục nhân cách ( trung tâm phục hồi nhân phẩm) giúp
các bạn trẻ nhận thức lại về cuộc sống, có quyết tâm làm lại cuộc đời
• Mở trường dạy nghề đào tạo lao động nhằm giải quyết vấn đề trình độ lao
động trong các khu cơng nghiệp.

• Có các hình thức cho vay ưu đãi, khuyến khích phát triển các làng nghề thủ
cơng truyền thống nổi tiếng của từng vùng ( nếu có ). Tập trung cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi.
III.

Căn bệnh Hà Lan trong khai thác và sử dụng khoáng sản

Từ những năm 1950, nhiều nhà kinh tế học phát triển tin rằng tài nguyên
thiên nhiên có thể giúp các nước đang phát triển thốt khỏi đói nghèo. Thế giới đã
có hơn một nửa thế kỷ để tin và thử nghiệm các mô hình phát triển kinh tế dựa vào
tài nguyên. Thế nhưng, trong hơn hai mươi năm lại đây, nhiều nghiên cứu đã
chứng minh điều ngược lại, rằng lý thuyết phát triển dựa vào tài nguyên đã hoàn
toàn thất bại. Ở nhiều quốc gia, sau khi tiến hành khai thác tài nguyên, tăng trưởng
của nền kinh tế không diễn ra như mong đợi. Ngược lại, xuất hiện thêm nhiều vấn
đề xã hội, kinh tế, môi trường tồi tệ hơn so với trước khi khai thác tài nguyên.
Việt Nam có một lịch sử phát triển khá đặc biệt với hai cuộc chiến tranh khốc liệt
trong lịch sử cận đại khiến chúng ta hụt bước trong cuộc chạy đua phát triển kinh
tế. Sau 35 năm thống nhất đất nước, nền kinh tế đã dần hồi phục và bước đầu gia
nhập xu hướng phát triển chung của thế giới. Thế nhưng, những thành tựu phát
triển của Việt Nam vẫn dựa rất nhiều vào nguồn vốn thiên nhiên trong khi nguồn
vốn con người cịn đóng góp khá hạn chế.
17


Thực trạng khống sản ở nước ta
Lãng phí nguồn tài nguyên nước nhà dẫn tới phải nhập khẩu lại những
nguồn tài ngun đó
Việt Nam là nước có diện tích khơng lớn nhưng có nguồn tài ngun
khống sản đa dạng với gần 40 chủng loại từ khoáng sản năng lượng (dầu khí,
than, urani, địa nhiệt), khống sản khơng kim loại, vật liệu xây dựng đến khống

sản kim loại. và có 3 loại khống sản có trữ lượng lớn là bauxit, đất hiếm và
ilmenit (quặng titan). Tuy nhiên, những khoáng sản Việt Nam có nhiều thì thế giới
cũng khơng thiếu, thậm chí cả hàng nghìn năm nữa thế giới khai thác cũng khơng
hết, cịn những loại thế giới cần thì nước ta có nhưng khơng đáng kể so với trữ
lượng trên tồn cầu. Nên chúng ta có thể nói rằng: Nước ta khơng phải là nước
giàu tài ngun khống sản. Ấy thế mà dân ta vẫn tiến hành khai thác triệt để
những loại khoáng sản ngày càng khan hiếm hơn trong cơn đói khát của các cường
quốc phát triển và những nền kinh tế mới. Kiếm được những món tiền khơng bền
vững này đến lúc tài ngun khống sản cạn kiệt thì liệu nền kinh tế cịn đứng
vững được khơng ?
Và giờ đây trước mắt chúng ta đang đứng trước nguy cơ phải nhập khẩu
than.
Sau khi xuất khẩu hàng chục triệu tấn than mỗi năm, ngành than giờ đang
chật vật với các kế hoạch nhập khẩu, bao gồm cả việc mua các mỏ khai thác ở
nước ngoài.
Tổng cục Năng lượng cho biết đến năm 2020, cả nước sẽ có 46 nhà máy
điện chạy than và cần 77 triệu tấn than nguyên liệu mỗi năm. Trong số đó có 25
nhà máy sử dụng than nội nhưng chỉ chiếm 1/3 tổng sản lượng tiêu thụ than. 21
nhà máy khác sử dụng khoảng 48 triệu tấn than ngoại nhập, tương đương 2/3 tổng
sản lượng tiêu thụ cả nước.
Rõ ràng điều này sẽ gây mất cân đối nghiêm trọng giữa cán cân cung - cầu
trong nước và đe dọa đến an ninh năng lượng của Việt Nam, đặc biệt là từ năm
2015 trở đi. Bởi vậy, việc nhập khẩu than, theo dự kiến sẽ diễn ra trên diện rộng từ
năm 2015 với kim ngạch nhập khẩu khoảng 15 triệu tấn/năm và có thể tăng trong
những năm tiếp theo.
Đây cũng chính là dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên để có thể nói rằng “căn
bệnh Hà Lan” khơng cịn xa vời với nước ta nếu cứ tiếp tục khai thác và xuất khẩu
với số lượng lớn tài ngun khống sản mà khơng thể kiểm sốt được. Để thấy rõ
rang hơn, nguy cơ nước ta mắc phải “căn bệnh Hà Lan” nghiêm trọng đến như thế
nào thì chúng ta xét đến và phân tích khía cạnh tiếp theo.


18


Kĩ thuật cơng nghệ cịn yếu kém, chỉ biết xuất thô rồi nhập sản phẩm khiến
cho ngân sách nhà nước bị thất thu (đầu tư cao, hiểu quả thấp)
Nguồn thu trực tiếp từ ngành khai thác khoáng sản cho nhà nước chủ yếu là
xuất khẩu thơ, nếu có qua chế biến thì cũng chỉ là thủ cơng, nên làm cho giá trị
mặt hàng xuất khẩu rất thấp.
Ví dụ như: Theo như quy định của Nhà nước rất chặt chẽ là không cho phép
xuất khẩu quặng thô, chỉ cho phép xuất khẩu quặng đã qua chế biến. Về mặt kỹ
thuật, “chế biến” là cơng đoạn nâng cao hàm lượng có ích trong quặng. Nhưng chỉ
cần một số động tác nhặt tay, hay sàng phân loại thủ cơng, hàm lượng có ích đã
tăng lên và quặng cũng được coi là đã qua chế biến để được xuất khẩu.
Trong khi đó, tổng vốn đầu tư cho ngành khai thác khoáng sản khá lớn mà
sản phẩm xuất khẩu có giá trị lại thấp nên có hiệu quả đóng góp vào tăng trưởng
kinh tế là không tương xứng. Bằng chứng là trong giai đoạn 2005 – 2008, tổng
vốn đầu tư là đứng vị trí thứ 5/18 ngành nhưng hiệu quả đóng góp cho nền kinh tế
chỉ đứng thứ 8. Không những thế, những khoản lợi nhuận thu được từ lĩnh vực
kinh tế này không được tái đầu tư hay đem đi đầu tư vào kỹ thuật – cơng nghệ,
máy móc hiện đại, mà chỉ chủ yếu trở thành khoản bù đắp để thu mua lại những
sản phẩm do nước khác đã qua quá trình sử dụng kỹ thuật – công nghệ hiện đại
sản xuất ra dựa trên nguyên liệu của nước ta với giá cao (Theo thống kê của Bộ
Công thương, giá trị sản phẩm khống sản xuất khẩu lớn nhất là dầu thơ, nhưng
cũng chỉ đủ để nhập khẩu lại xăng dầu cho các loại nhu cầu tiêu dùng trong nước).
Ta có thể lấy dẫn chứng: Hiện nay công nghệ chế biến titan nước ta chỉ
dừng lại ở “quặng tinh” để xuất khẩu. Nếu từ tinh quặng titan chế ra được xỉ titan
giá trị tăng lên 2,5 lần, từ xỉ titan chế biến thành pigment giá trị tăng 10 lần, từ
pigment sản xuất ra titan kim loại giá trị tăng hơn 80 lần. Chênh lệch giá bán giữa
hai mức độ này có thể lên tới hàng ngàn đô la Mỹ mỗi tấn.

Đến đây chắc ai cũng có thể thấy được nước ta đang bị các nước khác “đào
mỏ” và vơ tình đã trở thành thị trường cung cấp nguyên liệu rẻ mạt, và làm giàu
cho nước ngoài. Nước ta đang đi thụt lùi tương đối với khoảng cách càng lúc càng
xa về khả năng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa so với thế giới. Phải chăng đây là
cái giá mà chúng ta đang phải trả vì đã quá phụ thuộc vào tài nguyên vốn có mà
khơng biết tận dụng, sử dụng nó một cách hợp lý ?
Nguyên nhân
Tình trạng lộn xộn trong quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản, vi
phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản, Luật Lao động, Luật Bảo vệ Mơi trường và
các văn bản dưới luật có liên quan khác. Việc cấp phép khai thác khoáng sản hiện
nay do sự phân cấp trong Luật chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng các địa phương
19


được cấp phép rất nhiều và không theo quy hoạch, dẫn đến nhà nước cũng không
thể quản lý nổi.
Các mỏ ở Việt Nam sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, mức độ cơ giới
hóa thấp, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, khai thác không tuân thủ các quy trình
kỹ thuật và kỹ thuật an tồn.
Do ý thức và sự hiểu biết của người dân Việt Nam cịn thấp, chỉ biết thấy lợi
trước mắt cho mình mà khơng tính đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế nước
nhà. Cố tình lách luật bằng mọi cách, khai thác triệt để các mỏ khoáng sản để rồi
đem đi xuất khẩu thơ, kiếm về những khoản ít ỏi, mà khơng biết tận dụng những tài
ngun đó để đầu tư vào kỹ thuật – công nghệ.
Giải pháp
Xây dựng và lựa chọn các mơ hình cơng nghệ khai thác phù hợp với điều
kiện tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên, yêu cầu về môi trường cảnh quan; quy
mô đầu tư cơng nghệ, thiết bị tương thích với giá trị thu hồi của sản phẩm khoáng
theo từng loại khoáng sản khai thác.
Phân loại mỏ theo một số tiêu chí, để lựa chọn và áp dụng mơ hình cơng nghệ

khai thác hợp lý. Đồng thời qua đó tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về cấp
phép khai thác, quản lý kỹ thuật, kỹ thuật an tồn và mơi trường với các hoạt động
khai thác và chế biến khoáng sản của các mỏ.
Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của việc khai thác khoáng sản, trong
việc thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong sự nghiệp cơng
nghiệp hố và hiện đại hố. Khơng nên khai thác vô tội vạ rồi đem đi xuất khẩu,
chỉ biết “ăn” bây giờ, mà không biết là sẽ “khát” mai sau.
Không nên phát triển kinh tế bằng ngành khai thác khoáng sản (hiện nay,
ngành khai thác khoáng sản đóng góp lớn trong tổng GDP nước ta) mà phải biết
lấy ngành khai thác khoáng sản là bàn đạp để phát triển các ngành kinh tế khác
đem lại sự phát triển bền vững, chứ khơng phải là phát triển nóng như ngày nay để
rồi không biết mai sau như thế nào.
LỜI KẾT
Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải
định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật
thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số
nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trơng chờ vào các
kho báu cịn ẩn giấu đâu đó dưới lịng đất. Brazil, nước đơng dân thứ năm trên thế
giới, khi phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống
Lula da Silva đã lơi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân
20


chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác.
Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học cơng nghệ và
xố đói giảm nghèo... Chúng ta khơng nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô
đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành cơng nghiệp hố dầu hùng
mạnh...”
Việc sử dụng nguồn trời cho đúng cách không bao giờ là dễ dàng.Vì vậy, đón
nhận sự may mắn này có thật sự là may mắn hay thảm họa, hoàn toàn phụ thuộc

vào cách xử sự của mỗi quốc gia.Căn bệnh Hà Lan, xét cho cùng, không phải là
“nan y”. Ln có những liều thuốc khác nhau cho từng trường hợp. Vấn đề cịn lại
là phải “chẩn đốn” được sớm nhất những biểu hiện ban đầu của căn bệnh và phải
có một quyết tâm chung của chính phủ và người dân để phòng ngừa và chữa trị.
Việt Nam đang ở những giai đọan đầu của căn bệnh, tức đã có những biểu
hiện tiêu cực nhưng ảnh hưởng chưa quá trầm trọng để bị sa lầy vào Căn bệnh Hà
Lan.Nhưng nhân tố quyết định là chính phủ thì cịn bàng quan với những hậu quả
ban đầu này, bằng chứng là chưa có một đánh giá rõ ràng, chưa có một quyết tâm
cụ thể nào để ứng phó với diễn biến của căn bệnh.
Điều này có thể do hịan cảnh của chúng ta đang trong giai đọan phức tạp,
chính phủ cịn phải đang chống chọi, lèo lái nền kinh tế qua những sóng gió của
cơn khủng hoảng kinh tế. Nhưng chúng tơi thiết nghĩ, một sự quan tâm thích đáng
đến vấn đề nhức nhối này là không thừa để chủ động chuẩn bị sẵn những phương
án kịp thời. Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.Chúng ta sẽ là một Hà Lan thứ
n hay một Indonesia thông minh biến căn bệnh thành thần dược, phụ thuộc vào
hành động của chúng ta ngay từ bây giờ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />
nguyen
Trang web của viện chiến lược chính sách tài nguyên và mơi trường.
2. Số liệu được trích từ trang web của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn
3. Thông tin từ các trang www.saga.com, www.vietbao.com,
www.wikipedia.com và một số trang báo mạng khác.
4. Tiểu luận căn bệnh Hà Lan K09402T.

21


22




×