Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.48 KB, 19 trang )

Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
I-Thị trường ngoại hối
1.Khái niệm
Thương mại quốc tế đã được hình thành từ rất lâu và ngày càng phát
triển,thực tế cho thấy thương mại quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế,các nước có tốc độ phát triển cao đều là quốc gia có nền
ngoại thương năng động. Để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại phải có sự tham gia của tiền tệ đóng vai trò thanh toán
trong quan hệ trao đổi này
Trên thế giới tồn tại nhiều đồng tiền khác nhau,mỗi đồng tiền có sức
mua và khả năng thanh toán riêng tùy thuộc vào tình hình kinh tế chính trị
của nước đó. Ngày nay quá trình trao đổi hang hóa không chỉ dừng lại ở
phạm vi một quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới, tất yếu dẫn đến sự
cần thiết phải có hoạt động mua bán giữa các đồng tiền với nhau. Trước hết
là để phục vụ cho việc thanh toán, chu chuyển tiền tệ giữa các pháp nhân và
thể nhân của các nước, sau đó là các hoạt động du lịch, đầu tư quốc tế, quan
hệ tín dụng quốc tế, dần dần hình thành nên thị trường kinh doanh trao đởi
ngoại tệ. Có thể nói thị trường ngoại hối là nơi trao đổi, mua bán các đồng
tiền khác nhau thông qua biến động giữa cung và cầu về ngoại tệ nhằm thỏa
mãn các nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Tại đây các cá nhân và pháp nhân
tiến hành mua hoặc bán các ngoại tệ qua ngân hàng hoặc người môi
giới.Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối cho phép chuyển đổi được
sức mua tính bằng đồng tiền nước khác.

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

1




Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Tóm lại Thị trường ngoại hối là nơi mà ở đó xảy ra việc mua bán, trao
đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương
tiện thanh toán quốc tế.
2. Đặc điểm và chức năng
a.Đặc điểm:
Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập chung ở một vị trí địa lí
hữu hình nhất định. Đây cũng là thị trường mang tính toàn cầu với thời lượng
giao dịch 24/24h, các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ
liên tục với nhau thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax. Thông tin
được truyền đi nhanh và hiệu quả, cho nên tuy các thành viên ở rất xa nhưng
họ vẫn có cảm giác đang hoạt động dưới một mái nhà chung, chính vì đặc
tính này nên các tỉ giá được niêm yết trên các thị trường khác nhau nhưng
hầu như vẫn thống nhất và độ chênh lệch không đáng kể.
Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với
các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại
hối và Ngân hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân
hàng chiếm tới 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu.
Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã
hội…nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển
b. Chức năng
Thị trường ngoại hối được hình thành từ nhu cầu trao đổi, mua bán các
đồng tiền khác nhau phục vụ cho mục đích thương mại, du lịch. đầu tư, tín
dụng mang tính quốc tế. Các hoạt động này càng phát triển thì thị trường
ngoại hối càng trở nên quan trọng,nó làm cho các lĩnh vực của quan hệ kinh
tế quốc tế có thể diễn ra một cách thuận lợi hơn. Nó là mạch máu lưu thông,

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

2


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

luân chuyển tiền tệ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán, thông qua đó làm gia
tăng mậu dịch cũng như các hoạt động phi mậu dịch khác khiến nền kinh tế
toàn cầu vận động nhịp nhàng trong một thể thống nhất.
Xét trên phạm vi một quốc gia thì thị trường ngoại hối có vai trò như
thế nào? Liệu có tác động và quan hệ gì với nền kinh tế quốc dân không?
Trước hết có thể nói thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tài
chính nói chung.Thị trường tài chính dù ngắn hay dài hạn đều mang tính mở
và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở cả cấp độ quốc gia
hay quốc tế. Chúng tạo ra các kênh và các công cụ huy động vốn cho đầu tư
phát triển từ các nguồn trong nước và ngoài nước, từ doanh nghiệp và trong
dân, cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội và hình thức đầu tư đa dạng, phù
hợp tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính, giúp đánh giá xác thực
giá trị nền kinh tế. Có thể thấy trên thế giới bất kì quốc gia nào có nền kinh tế
mạnh đều có thị trường tài chính ổn định, chặt chẽ và linh hoạt. Nếu như thị
trường tài chính-tiền tệ là mạch máu của nền kinh tế, có ảnh hưởng to lớn
đến các lĩnh vực kinh tế của một nước thì thị trường ngoại hối đặc biệt có ý
nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, bao gồm đầu tư, tín dụng, thương
mại…Thị trường ngoại hối phát triển sẽ bôi trơn cho các hoạt động khác, đặc
biệt là thanh toán quốc tế thúc đẩy hoạt đông ngoại thương, gắn kết kinh tế
của một quốc gia với nền kinh tế thế giới.
3.Vai trò

- Cân đối các nhu cầu mua bán ngoại tệ
Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán
ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các
hoạt động đối ngoại khác.Thể hiện:

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

3


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

+Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên
đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ của bất kì người mua, người bán nào đều
có thể đáp ứng được ngay lập tức
+Khi có sự mất cân đối về cung cầu ngoại tệ, sự tham gia của các ngân
hàng và các nhà đầu cơ đã góp phần giải quyết sự mất cân đối đó thông qua
sự điều chỉnh tỉ giá cân bằng của các thị trường hoặc thông qua đầu cơ ngoại
tệ
-Phòng chống rủi ro tỉ giá:
Ngày nay đa số các nước trên thế giới đều áp dụng cơ chế tỉ giá thả nổi
nên tỉ giá hối đoái luôn luôn biến động. Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng rất
lớn đến lợi ích của các chủ thể. Các công ty xuất nhập khẩu, công ty đa quốc
gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh
hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỉ giá hối đoái. Do vậy các chủ thể
này cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế những rủi ro
này.Thông qua các nghiệp vụ mua bán kì hạn, quyền chọn…của thị trường
ngoại hối sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro

-Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ
Các Ngân hành thương mại tham gia vào Thị trường ngoại hối chủ yếu
là giao dịch cho chính mình.Các ngân hàng chủ yếu tiến hành các hoạt động
kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị
trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia với giá cao hơn.
Không chỉ có các ngân hàng mà các công ty, doanh nghiệp và các cá
nhân cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ. Ngoài ra, thị
trường ngoại hối còn giúp các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho
việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao.

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

4


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

4. Đối tượng tham gia Thị trường ngoại hối
- Ngân hàng Trung Ương:
- Các Ngân hàng Thương mại
- Các nhà môi giới
- Các định chế tài chính và các công ty
II- Tỉ giá hối đoái
1. Khái niệm
Tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng
tiền tệ của một nước khác
Ở Việt Nam, tỉ giá hối đoái đồng Việt Nam do Ngân hàng ngoại
thương công bố là theo thông lệ quốc tế: Số đơn vị tiền đồng Việt Nam cần

thiết để mua một đơn vị tiền tệ nước ngoài: chẳng hạn 10.000đ/USD
2. Cơ sở hình thành
Tỉ giá hối đoái được quyết định bởi sự tác động giữa cung và cầu
ngoại tệ trên thị trường nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ phục
vụ cho phát triển kinh tế xã hội
- Cầu về tiền trên thi trường ngoại hối: Có cầu về tiền của nước A trên
thi trường ngoại hối khi dân cư từ các nước khác nhau mua hàng hóa dịch vụ
được sản xuất tại nước A. Một nước xuất khẩu càng nhiều thì cầu đối với
đồng tiền nước đó càng lớn trên thị trương ngoại hối
Đường cầu về một loại tiền là hàm của tỉ giá hối đoái của nó xuống
dốc phía bên phải điều này cho thấy nếu một tỉ giá hối đoái càng cao thì hàng
hóa của nước ấy càng trở nên đắt hơn đối với những người nước ngoài và ít
hàng hóa xuất khẩu hơn.
- Cung về tiền trên thị trường ngoại hối: Để nhân dân nước A mua
được các sản phẩm sản xuất ra từ nước B họ phải mua một lượng tiền đủ lớn
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

5


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

của nước B, bằng việc dùng tiền nước A để trả lượng tiền này khi ấy nước A
bước vào thị trường quốc tế
Đường cung về tiền là hàm của tỉ giá hối đoái của nó dốc lên trên về
phía phải.Tỉ giá hối đoái càng cao thì hàng hóa nước ngoài càng rẻ và hàng
hóa ngoại được nhập khẩu càng nhiều
3. Phân loại tỉ giá

Có rất nhiều tỉ giá khác nhau tùy thuộc vào tiêu thức phân loại khác
nhau
- Căn cứ vào chế độ quản lí ngoại hối tỉ giá hối đoái bao gồm:
+ Tỉ giá chính thức:
+ Tỉ giá kinh koanh:
- Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán
+ Tỉ giá giao nhận ngay:
+ Tỉ giá giao nhận có kì hạn:
+ Tỉ giá mở cửa:
+ Tỉ giá đóng cửa:
- Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỉ giá: Tỉ giá được chia thành tỉ giá
danh nghĩa và tỉ giá hiện thực
- Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỉ giá được chia làm hai
loại
+ Tỉ giá điện hối
+ Tỉ giá thư hối
- Căn cứ vào tỉ giá thanh toán quốc tế tỉ giá được chia thành 5 loại
+ Tỉ giá séc
+ Tỉ giá hối phiếu trả tiền ngay
+Tỉ giá hối phiếu có kì hạn
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

6


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

+ Tỉ giá chuyển khoản

+ Tỉ giá tiền mặt
4.Các nhân tố ảnh hưởng
-Cán cân thương mại
-Dòng vận động của vốn
-Tỉ lệ lạm phát tương đối
-Nhu cầu đầu tư tích trữ ngoại tệ

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

7


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

CHƯƠNG II : THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
I – Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam hiện nay
Tỷ giá hối đoái là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia.Ở Việt Nam tỷ giá hối đoái không chỉ tác động đến
xuất khẩu , cán cân thương mại , nợ quốc gia , thu hút đầu tư trực tiếp , gián
tiếp mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng . Trong những
năm gần đây thi trường ngoại hối của Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp.
Thị trường tiền tệ , thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán quốc tế
trong những năm qua có thời điểm diễn biến khong thuận lợi , chưa giả quyết
được tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá giữa thị
trường tự do và thị trường chính thức . Đặc biệt , giá đô la Mỹ và giá vàng
ngày càng tăng cao . Năm 2010 được các chuyên gia đánh giá là năm thị
trường vàng “điên loạn”.Giá vàng lên xuống thất thường , thị trường vàng

trong nước xuất hiện yếu tố đầu cơ làm giá . Có thời điểm giá vàng tăng lên
mức kỷ lục 38.2 triệu đồng
Thị trường ngoại tệ tự do tồn tại và hoạt động rất sôi nổi.Tình trạng
quảng cáo , niêm yết , định giá và thanh toán bằng ngoại tệ khá phổ
biến.Hiếm có nơi nào trên thế gới việc mua bán , thanh toán bằng ngoại tệ
ngoài khu vực ngân hàng lại diễn ra dễ dàng, thuận lợi như ở Việt Nam.Các
nhu cầu ngoại tệ của cả cá nhân và doanh nghiệp có thể dẽ dàng được đáp
ứng từ một vài trăm đến hàng ngàn thậm chí hàng ngàn đô la .Sự tồn tại của
thị trường ngoại tệ tự do khiến một số lượng lớn đô la trôi nổi trong dân cư
không được kiểm soát và làm gia tăng tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

8


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Trong gần 3 tháng đầu năm 2011,vốn tín dụng tăng trưởng chậm nền
kinh tế cũng khó khăn. Đối với thị trường ngoại tệ nếu từ năm 2008 trở về
trước cán cân tổng thể của Việt Nam thặng dư thì năm 2009 thâm hụt tới 8.8
tỷ USD . Đến cuối năm 2010 , cán cân của chúng ta thâm hụt chỉ còn 3.07 tỷ
USD .Dự kiến , cán cân tổng thể thanh toán kinh tế của Việt Nam năm 2011
sẽ thặng dư lớn , có thể trên mức 2 tỷ USD
II – Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái Việt Nam hiện nay
1.Cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu . Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hóa sẽ
thu được ngoại tệ .

Để tiếp tục công việc kinh doanh , các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ
để lấy nội tệ, mua hàng hóa trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài . Trên thị
trường cung ngoại tệ sẽ tăng , làm tỷ giá hối đoái giảm .Ngược lại , khi nhập
khẩu hàng hóa dịch vụ các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thamh toán cho
các đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. hành động này làm cầu ngoại
tệ tăng , tỷ giá hối đoái tăng . Tác động của hai hiện tượng trên là ngược
chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái . Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng
hay giảm phụ thuộc vào nức đọ tác động mạnh yếu của các nhân tố đó chính
là cán cân thương mại. Một nước có thặng dư thương mại ,cung ngoại tệ lớn
hơn cầu ngoại tệ tỷ giá hối đoái sẽ giảm , đồng nội tệ lên giá . Khi thâm hụt
thương mại , tỷ giá hối đoái sẽ tăng ,đồng nội tệ giảm giá .
Thâm hụt thương mại không chỉ phụ thuộc tỷ giá:

Trước khi NHNN nới rộng tỷ giá, có nhiều quan điểm cho rằng đồng Việt
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

9


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Nam hiện đang được định giá cao hơn so với đồng USD sẽ làm cho hàng hoá
của Việt Nam kém cạnh tranh hơn với hàng nhập khẩu, một trong những
nguyên

nhân

chính


gây

nên

tình

trạng

nhập

siêu.

Tuy nhiên, bên cạnh tỷ giá, vấn đề cán cân thương mại còn tuỳ thuộc nhiều
yếu tố như: khả năng tăng lượng hàng xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, kim
ngạch xuất khẩu, tâm lý tiêu dùng, hàng thay thế và hàng bổ sung, hàng
thông thường và hàng cao cấp, các nguyên vật liệu và máy móc đặc chủng
trong nước chưa sản xuất được, thói quen và mục tiêu sử dụng hàng nhập
khẩu của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp FDI...
Như vậy, giữa điều kiện và khả năng cũng như cơ hội để Việt nam thu hẹp
khoảng cách cán cân thương mại không hòan tòan phụ thuộc vào tỷ giá. Vấn
đề cốt lõi vẫn nằm ở tiềm lực của các nhà sản xuất, cơ cấu hàng xuất; nhập
khẩu, hiệu lực định hướng của Nhà nước trong thị hiếu tiêu dùng ... hiện nay
và trong tương lai

Về mặt lý thuyết, việc phá giá đồng nội tệ sẽ giúp cho hàng hoá nước đó có
sức cạnh tranh tốt hơn hàng của nước ngoài, điều này sẽ hỗ trợ kích thích
xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu bằng việc sử dụng hàng nội địa có giá thấp
hơn. Mặc dù vậy, đối với lợi thế có được từ sự can thiệp của Nhà nước này
cần hết sức lưu ý đến Luật chống bán phá giá tại các nước sở tại.

Trong tháng 1-2/2010 tình hình nhập siêu đã khả quan hơn so với cùng kỳ
năm 2009, tuy nhiên đây có phải là do tác động của việc thay đổi tỷ giá hay
do nhu cầu nhập khẩu giảm do các nhà sản xuất và thương mại đã nhập khá
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

10


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

nhiều trước đó ? Mặc dù vậy, sự kỳ vọng vào những tác động của chính sách
tỷ giá đến vấn đề hạn chế nhập siêu đang hiện hữu và sẽ thể hiện rõ hơn vào
những tháng tiếp theo.
Ở Việt Nam , một số công trình nghiên cứu đã cho rằng các đợt phá
giá tiền vừa qua không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại .Do cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập 70 – 80% đầu vào của
mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu , trong khi xuất khẩu lại phụ thuộc vào thị
trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như giá cả .Do xuất khẩu nhiều
nhưng hầu hết ở dạng thô , giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không
cao,trong khi nhập siêu rất lớn ,chủ yếu từ Trung Quốc (80 -90% tổng kim
ngạch nhập khẩu ).Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả
thế giới là khá lớn .Do đó , có nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo
hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu .

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

11



Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

2.Đầu tư ra nước ngoài
Dân cư trong nước dùng tiền mua tài sản ở nước ngoài có thẻ đầu tư
trực tiếp hoặc gián tiếp .Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động
kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng
vố ngoại tệ chảy ra nước ngoài , tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước
nhận đầu tư từ nước ngoài luồng ngoại tệ chảy vào trong nước Khi đầu tư ra
nước ngoài luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước
ngoài , tỷ giá hối đoái tăng . Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường hợp ngược
lại .Theo qui luật tối ưu hóa , luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất .Một
nền kinh tế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có
môi trường đầu tư thuận lợi , nền chính trị ổn định,các đầu vào sẵn có với giá
rẻ ,nguồn lao động dồi dào có tay nghề , thị trường tiêu thụ rộng lớn ,lãi suất
cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của chính
phủ
Cuối tháng 11/2010 nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối đã đạt mức 7.6 tỷ
USD .Trong tháng 12/1010 ước tính kiều hối sẽ đạt khoảng 770 triệu USD
nâng tổng thu từ kiều hối của cả năm 2010 lên mức 8 tỷ USD tăng khoảng
25.6% so với tổng lượng kiều hối của cả năm 2009.Năm 2011,nguồn kiều
hối tiếp tục tăng. Bên cạnh nguồn thu từ kiều hối , luồng vốn đầu tư gián tiếp
vào Việt Nam cũng tăng
1. Lãi suất
Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sủ dụng trong
quản lí kinh tế vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích
thích tập trug nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu
quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển , ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ

quốc gia . Đặc biệt, lãi suất còn là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

12


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

trường .Chính sách lãi suất cao có xu hướng hỗ trợ nên giá cả nội tệ bởi vì nó
hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài chảy vào trong nước ,nếu lãi suất trong
nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng
vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang
đồng nội tệ hướng lãi suất cao. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị
trường từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm trên thi trường hay đong
nội tệ sẽ tăng giá . Trong trường hợp ngược lại , nếu lãi suất trong nước thấp
hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ đông ngoại tệ có xu
hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá
Đầu năm 2011, Ngân hàng nhà nước quyết định áp trần lãi suất huy
động tiền gửi USD đối với khách hàng cá nhân và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
ngoại tệ.Điều này mang lại tác dụng trong ngắn hạn đối việc ổn định tỷ giá,
tuy nhiên việc áp trần lãi suất huy động USD có thẻ làm giảm kiều hối và
gây ra những tác động khó lường đến thị trường ngoại hối trong dài hạn . Khi
Ngân hàng nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 2% như hiện nay thì lãi
suất cho vay USDcuar cá ngân hàng thương mại có thể cần phải tăng lên
0.2%để đảm bảo mức lợi nhuận. Nhiều khả năng nhu cầu vay USD sẽ giảm
khi lãi suât cho vay USD tăng lên, như vậy chính sách nâng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc là tích cực . Việc áp trần lãi suât huy động ngoại tệ 3% có thể khiến
việc thu hút kiều hối khó khăn. Thậm chí một lượng kiều hối chuyển vào

Việt Nam trước đay vì mục đích hưởng lãi suất chênh lệch có thể chảy ngược
ra ngoài khi lợi thế này không còn

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

13


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

2. Tỉ lệ lạm phát
Khi một nước có lạm phát , sức mua đồng nội tệ giảm với tỷ giá hối
đoái không đổi hàng hóa dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trương nước
ngoài trong khi đó hàng hóa dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong
nước . Theo qui luật cung cầu cư dân trong nước sẽ chuyển sang dung hàng
ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng , tỷ giá hôi
đoái tăng . Tương tự vì giá tăng cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu
hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ gái
hối đoái tăng .Như vậy lạm phát ảnh hưởn tới cả cung và cầu ngoại tệ theo
hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoiá tăng
nhanh hơn. Trên thị trường tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá người dân
sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ tăng
đẩy tỷ giá hối đoái tăng . Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì
những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4


14


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

gia . Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất
giá một cách tương đối và tỷ gái hối đoái tăng

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát là có cơ sở . Có 3 kênh
ảnh hưởng của tỷ gái hối đoái đến lạm phát :
+Thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lên giá hàng xuất khẩu và
hàng sản xuất tiêu dùng trong nước. Hai ảnh hưởng này của tỷ giá lên lạm
phát là nhóm ảnh hưởng chuyển tỷ giá hối đoái lên lạm phát
+Biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền .
Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng nội tệ của các
tài sản neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền . Nói cách khác
biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chênh lệch tiền tệ gữa cung và cầu tiền và
lạm phát
+Sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá hàng xuất khẩu
và giá của hàng sản xuất tiêu dùng trong nước . Cung của hàng hóa này có
thể giảm trong khi cầu của hàng hóa này tăng sẽ tạo áp lực lên lạm phát

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

15


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất

khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

5. Nhu cầu đầu cơ tích trữ ngoại tệ
Người dân, các nhà đầu cơ , các ngân hàng và tổ chức kinh doanh
ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối . Hoạt
động mua bán của họ tạo nên cung cầu trên thị trường . Các hoạt động đó lại
bị chi phối bởi yếu tố tâm lí , các tin đồn cũng như các kì vọng vào tương lai.
Nếu mọi mgười kì vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai , mọi
người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại .Mặt khác
giá ngoại tệ rất nhạy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chinh
phủ . Nếu có tin đồn rằng chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu , hạn chế nhập khẩu
để giảm thâm hụt thương mại mọi người sẽ đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá
hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

Trong một thời gian ngắn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã
liên tục có 2 lần thay đổi mạnh tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ.
Lần thay đổi thứ nhất vào ngày 26/11/2009, tỷ lệ phá giá là 5,44%, đồng thời
NHNN thu hẹp biên độ biên độ giao động của tỷ giá từ 5% xuống 3%. Lần
thay đổi thứ hai, chỉ cách lần thứ nhất chưa đầy 2 tháng, vào ngày 11/2/2010
tỷ

giá

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

VND/USD

tăng


16

thêm

3,36%.


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

Thực tế lạm phát của Việt Nam trong 3 năm 2007-2009 là trên 40%,
trong khi lạm phát của Mỹ, cùng thời kỳ, chỉ khoảng trên dưới 20%. Nhưng
cùng thời gian đó, tỷ giá chính thức USD/VND dường như thay đổi không
đáng kể, khiến VND bị định giá cao ngay trong tương quan tỷ giá với USD.
Vì vậy, sự điều chỉnh tỷ giá vừa qua là cần thiết, bất chấp động thái này có
vẻ như ngược lại với xu hướng mất giá chung của USD trên thị trường thế
giới. linh hoạt tỷ giá, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biến
trong chính sách tỷ giá của hơn ¾ số nước trên thế giới hiện nay.
Việc NHNN liên tục nới rộng tỷ giá VND/USD có những tác động đa chiều
đến các chủ thể kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô.

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

17


Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.


CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO THỊ
TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM
-Điều hành linh hoạt tỷ giá phù hợp với cung cầu ngoại tệ cho nhập
khẩu các mặt hàng thiết yếu, ban hành cơ chế , chính sách đồng bộ nhằm hạn
chế rủi ro trong hoạt đông kinh doanh và của ngân hàng thương mại góp
phần kiềm chế lạm phát và hạn chế nhập siêu, ổn định kinh tế vĩ mô và duy
trì tăng trưởng kinh tế
- Có các giải pháp phát triển thị trường , sử dụng một số công cụ phái
sinh nhằm góp phần điều hành tỷ giá linh hoạt, hỗ trợ cho chính sách thực thi
chính sách tiền tệ chủ động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và ngân hàng
chủ động cân đối và phòng ngừa rủi ro ngoại tệ
- Thực hiện quyết liệt các biện pháp về quản lý , sử dụng ngoại tệ ,
kiểm soát chặt chẽ cả việc cho vay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập
khẩu các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu ,
không cấp bách
- Đề xuất và triển khai ngay các biện pháp cần thiết để tổ chức, cá
nhân , trước hêt là các tập đoàn kinh tế , tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ
cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý
- Có các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thẻ thanh toán
quốc tế và chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài của các tổ chức và cá nhân
- Phối hợp với Bộ kế hoạch đầu tư ,Bộ tài chính để có các biện pháp
quản lý chặt chẽ việc đầu tư và cho vay ra nước ngoài của các tổ chức kinh tế
và tổ chức tín dụng
- Bổ sung các qui định của ngân hàng nhà nước về việc vay nợ nước
ngoài của các tổ chức kinh tế theo hình thức tự vay tự trả nhằm kiểm soát
Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

18



Phân tích biến động của tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của biến động của tỷ giá đến xuất
khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây.

một cách hợp lí hình thức vay nợ này theo hướng : góp phần đảm bảo thanh
khoản ngoại tệ của nền kinh tế , phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh , đầu tư thiết yếu của nền kinh tế , giả áp lực trả nợ nước ngoài của
nền kinh tế
- Chủ động phối hợp với bộ công thương trong việc thực thi các giải
pháp nhằm giảm nhập siêu, đẩy mạnh xuất khẩu , phát triển các hoạt đông
kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế
- Đề xuất và trình chính phủ các giải pháp nhằm giảm tình trạng đô la
hóa theo hướng trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện thanh toán duy nhất là
đồng Việt Nam, chuyển dần quan hệ huy động cho vay bằng ngoại tệ trong
nước của các tổ chức tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ

Nhóm : 4
Lớp : K7HK4

19



×