CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
1. Quan điểm về thương mại của Trường phái kinh tế Trọng thương.
Trường phái kinh tế trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là tiêu
chuẩn cơ bản của của cải, nhà nước càng nhiều tiền thì càng giàu . Chúng ta cần lưu ý
rằng vào thời kỳ này, người ta sử dụng tiền được làm từ các kim loại quý như vàng, bạc,
đồng... Do vậy, sở hữu nhiều kim loại quý cũng tương đương với có nhiều của cải. Hàng
hóa được xem như phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.
Tích lũy tiền tệ, của cải phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại
thương . Các nhà kinh tế trọng thương cho rằng: nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại
thương là hệ thống máy bơm. Muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải
qua nội thương. Do vậy, chính sách kinh tế được thiết kế hướng tới mục tiêu xuất siêu.
Trường phái trọng thương chỉ chú ý đến xuất khẩu, họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn
vào xuất khẩu, vì xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế,
đặc biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Chủ nghĩa trọng thương chủ
trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh
thương quốc nội trên thị trường nước ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao
thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả
năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả
khả quan của giao thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng
hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối
thương mại chủ động.
Trường phái trọng thương cho rằng tích lũy tiền tệ, của cải chỉ thực hiện được dưới sự
giúp đỡ của nhà nước cho nên nhà nước phải nắm độc quyền ngoại thương, thông qua việc
tạo điều kiện pháp lý cho các công ty thương mại độc quyền buôn bán với nước ngoài.
2. Quan điểm về thương mại của Trường phái kinh tế Cổ điển.
Các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng, cơ sở để các nước giao thương với nhau là dựa trên “lợi
thế tuyệt đối”(Adam Smith), “lợi thế so sánh”( David Ricardo).
Về lợi thế tuyệt đối, Adam Smith tranh luận rằng: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được
trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất
và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác
và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Chúng ta có thể thấy được những điểm chính trong lý thuyết này của Adam Smith như sau:
• Đề cao vai trò của cá nhân và các doanh nghiệp, ủng hộ một nền thương mại tự do,
không có sự can thiệp của chính phủ. Thương mại tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng
tài nguyên có hiệu quả hơn, mang lại lợi ích nhiều hơn.
• Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa. Tuy nhiên lại đồng nhất hóa sự phân
công lao động quốc tế với phân công lao động trong nước mà không tính đến sự
khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị, về phong tục tập quán.
• Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch
thế giới ngày nay ví như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Lý
thuyết này không thể giải thích được trong trường hợp một nước được coi là “tốt
nhất” tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất cả các sản phẩm hoặc
một nước được xem là “kém nhất” tức là quốc gia đó không một sản phẩm nào có
lợi thế tuyệt đối.
Về lợi thế so sánh: David Ricardo cho rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn
hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối
thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi
nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay
tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một
nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối
không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
Tuy nhiên, lý thuyết của ông cũng có những điểm hạn chế:
• Mặc dù,lý thuyết này chứng minh được lợi ích của thương mại quốc tế nhưng vẫn
không xác định được giá cả quốc tế, căn bản vẫn là hàng đổi hàng.
• Một sản phẩm đem trao đổi không chỉ phụ thuộc vào chi phí sản xuất mà còn phụ
thuộc vào nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đó ở trong nước. David Ricardo không thấy
được điều này, ông chỉ chú ý đến cung mà không chú ý đến cầu đặc biệt là cầu
trong nước. do đó, không xác định được giá cả tương đối của sản phẩm dùng để trao
đổi giữa các nước với nhau.
Về chi phí cơ hội của Gottfried Haberler:
Haberler cho rằng: lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát từ sự khác biệt về mức
độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất mà lý thuyết này đề cập là: đất đai,
lao động và tư bản. Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tương đối hai ông đã phân tích ảnh
hưởng của các yếu tố sản xuất tiềm tàn đến thương mại và giải thích các động thái thương
mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất. Một quốc gia sẽ
chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất chúng sử dụng
nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư thừa và rẻ, đồng thời sẽ nhập khẩu những
mặt hàng khi sản xuất chúng đòi hỏi nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối khan
hiếm và đắt. Cụ thể một quốc gia tương đối du thừa lao động, nhưng lại thiếu vốn sẽ sản
xuất và xuất khẩu những mặc hàng cần nhiều lao động và nhập khẩu những mặt hàng cần
nhiều vốn. Hai ông cho rằng trong trường hợp này, quan hệ thương mại làm lợi cho hai
quốc gia tham gia vào trao đổi.
3. Quan điểm về thương mại trong lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại:
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc
tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh
lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán
cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân
thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng
thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán
cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương.
Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị
âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận
thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán
quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.