Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này trước hết em xin chân thành cảm ơn
các thầy, cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em được học hành và hoàn thành chuyên đề thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn T.s Tuyết Hoa Niê K’ Đăm, cô Vũ Trinh Vương đã nhiệt
tình hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập này và viết báo cáo.
Xin chân thành cảm ơn chính quyền xã Yang Reh và người dân trong xã đã nhiệt
tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu thông tin, thu thập số liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thành viên trong nhóm thực tập và các bạn
trong lớp đã tham gia góp ý kiến và để em hoàn thành tốt đợt thực tập báo cáo này.
Sinh viên
Vòong Nguyễn Thiên Vương

1


PHẦN 1 : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam có vai trò vừa cung cấp nguồn nhân
lực, vừa là nguồn của cải vật chất cho cuộc chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để
bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho
các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu
phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam.
Vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản
xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Là mô hình kinh
tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô, nhằm huy
động mọi nguồn lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhất là
hiện nay khi viêc xuất hiện nhiều hộ nông dân bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp
vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Và trong


bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư
vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường.
Mặt khác đó là có tới 35.589,5 nghìn lao động nông thôn chiếm 58,6% lao động cả
nước, trong đó hoạt động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là 23.708,8
nghìn người chiếm 48,2% (niên giám thống kê 2010), thì kinh tế hộ nông dân đang ngày
càng có vai trò, vị trí rất to lớn và là chủ thể quan trọng trong phát triển nông nghiệp và
đổi mới nông thôn ở nước ta.
Cũng như các tỉnh khác trong cả nước, Ðăk Lăk là tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát
triển nông nghiệp, trong đó có phát triển kinh tế hộ. Tuy nhiên kinh tế hộ trong quá trình
phát triển còn tồn tại những yếu kém, vốn đầu tư cho kinh tế hộ còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng của hộ. Hiệu quả kinh tế hộ còn thấp. Khả năng tiếp thu khoa học
công nghệ của hộ còn hạn chế. Bên cạnh những hộ vươn lên mạnh mẽ vẫn còn tồn tại một
bộ phận khá lớn nông dân thiếu tính tự chủ và tâm lý ỷ lại không chịu sản xuất. Do vậy,
tỉnh cần có một chính sách tương đối phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hộ của tỉnh.

2


Xã Yang Reh thuộc huyện Krông Bông cách trung tâm huyện 15 km về phía Tây với
hai thành phần dân tộc chính là người Kinh và người Êđê. Vì thuộc một huyện vùng sâu
của tỉnh Đăk Lăk nên việc phát triển về kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận lớn
dân cư còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc phát triển kinh tế từ các hộ gia đình để
tạo nền tảng phát triển cho toàn xã là một việc cần thiết.
Xuất phát từ tầm quan trọng trên của kinh tế nông hộ tôi chọn đề tài “Phát triển kinh
tế hộ nông dân trên địa bàn xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh ĐăkLăk” làm
chuyên đề cho đợt thực tập tổng hợp này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở địa bàn xã Yang Reh trong

những năm gần đây.
 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông hộ tại xã
Yang Reh.
 Đề xuất ý kiến để phát triển kinh tế nông hộ tại xã Yang Reh.

1.3 Đối tượng nghiên cứu
Ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Yang
Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài triển khai nghiên cứu tại xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk.
1.4.2 Phạm vi thời gian
 Những thông tin thứ cấp phục vụ trong nghiên cứu là 3 năm (2008-2010).
 Thời gian thực hiện nghiên cứu là 4 tuần từ 10/10/2011 đến 12/11/2011.

3


PHẦN 2: CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
2.1 Các khái niệm cơ bản.
Kinh tế hộ đề cập tới những hoạt động kinh tế của hộ gia đình trong việc quản lý
các nguồn lực nhằm đạt được mục đích của mình. Ðiều này cũng bao gồm cả việc sản
xuất, tiêu thụ lương thực và an ninh lương thực. Mặt khác hộ là cái gốc đảm bảo nhu cầu
lương thực cho toàn xã hội và xuất khẩu. Dân số tăng, đời sống xã hội phát triển, buộc hộ
phải sản xuất nhiều hơn, muốn vậy phải áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhất là
khi nước ta gia nhập WTO như hiện này nhu cầu về sản phẩm sạch, chất lượng cao là tất yếu.
Ðây quả là một thách thức đối với kinh tế hộ ở nông thôn, nhưng liệu họ có thể đứng vững để
tiến kịp thời đại, hay là thụt lùi đấy còn là một quá trình dài mà chúng ta phải nghiên cứu

Để hiểu rõ hơn về hộ và kinh tế nông hộ chúng ta sẽ đề cập tới một vài khái niệm sau.
2.1.1. Khái niệm hộ
Theo từ điển chuyên kinh tế “hộ là tất cả những người cùng sống chung dưới một mái
nhà, nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết thống tộc và những người
làm công”.
Theo Weberster - 1990: “hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn
chung và có chung ngân quỹ”.
Theo Martin - 1988: “hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản
xuất và các hoạt động xã hội khác”.
Theo Raul - 1989: “ hộ là tập hợp những người có cùng chung huyết tộc có quan hệ
mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ”.
Mặc dù các nhà khoa học và các nhà kinh tế đưa ra rất nhiều khái niệm về hộ khác
nhau nhưng chung quy lại, hộ có những đặc điểm sau:
- Hộ là nhóm người cùng chung huyết thống tộc hay không cùng huyết thống.
- Hộ cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà.
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Nếu đảm bảo hội tụ có đủ 4 đặc điểm trên thì đó là hộ, xét về tương quan xã hội thì đó
là gia đình.
4


Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế hộ
chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm
đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, cơ bản dựa vào sự tích
lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói để vươn lên làm giàu có,
từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường.
Ở nước ta hiện nay, “hộ” và “gia đình” là hai khái niệm được hiểu là như nhau và
được gọi chung là “hộ gia đình”. Trong nghiên cứu này chúng ta cũng chấp nhận “hộ gia
đình” và ba khái niệm trên là như nhau, đồng thời ở Việt Nam các nông hộ được chia làm

hai loại:
- Loại kinh tế nông hộ kết hợp với kinh tế hợp tác xã (hoặc nông trường) để tiến hành
sản xuất kinh doanh nông hộ và hợp tác xã (hoặc nông trường) là hai chủ thể kinh tế nông
hộ trực tiếp thực hiện các khâu sản xuất , còn hợp tác xã (hoặc nông trường) thực hiện các
khâu đầu vào, đầu ra.
- Loại kinh tế nông hộ độc lập (cán bộ công nhân viên chức nhà nước, người
về hưu) hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng lao động trực tiếp gia đình mình,
không kết hợp với hợp tác xã (hoặc nông trường) như loại trên. Ở đây mỗi nông hộ là một
chủ thể kinh tế.
2.1.2. Các điều kiện để phát triển kinh tế hộ.
2.1.2.1. Nguồn lực bên trong.
 Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp, vì vậy
chính sách ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu đối với việc phát
triển kinh tế hộ nông dân.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về "Đổi mới quản lý trong nông nghiệp", đã khẳng
định vai trò chủ thể của hộ nông dân và vấn đề ruộng đất phù hợp với điều kiện cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vấn đề ruộng đất
được giải quyết từng bước thông qua: Luật đất đai 1988, Luật đất đai 1993, Luật đất đai
sửa đổi và bổ sung tháng 12/1998, tháng 12/2000. Trọng tâm của vấn đề là: quyền sử
dụng lâu dài và 5 quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế.

5


 Lao động : đó chính là kinh nghiệm lao động, trình độ lao động và khả năng
tiếp cận với khoa học kĩ thuật mới của người nông dân.
 Nguồn vốn: đó là từ những nguồn vốn tích lũy, nguồn vốn vay từ người
thân, bạn bè hoặc từ các tổ chức kinh tế xã hội để có thể tiến hành sản xuất.
2.1.2.2. Nguồn lực bên ngoài.

 Khoa học kỹ thuật đối với hộ nông dân
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người tiếp
nhận khoa học kỹ thuật đó, trong đó việc kết hợp giữa các kiến thức hàn lâm và kiến thức
bản địa là rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề chuyển giao khoa học kỹ thuật phải đảm bảo các
vấn đề sau:
- Khả thi về kỹ thuật.
- Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hộ nông dân.
- Đáp ứng nhu cầu của nông dân địa phương.
 Chính sách xoá đói giảm nghèo và các chính sách khác của Nhà nước
Đói nghèo hiện nay là vấn đề trọng tâm nan giải ở nông thôn Việt Nam, đặc biệt
tập trung ở các vùng sâu, vùng xa và phân bố không đồng đều giữa các vùng.
- Nguyên nhân: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh, thiếu kiến thức
làm ăn, thiếu vốn, đông con hay lười lao động… và các yếu tố về mặt chính sách.
Quan điểm cơ bản là làm thế nào để hộ nông dân tự mình thoát ra khỏi cảnh đói
nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng, tạo điều kiện để họ
thoát nghèo và lạc hậu, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước.
 Các vấn đề khác như: cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, thị trường, điều
kiện tự nhiên, môi trường và phát triển khoa học công nghệ…
Kết luận: Kinh tế nông hộ có khả năng tồn và phát triẻn qua nhiều chế độ xã hội khác
nhau. Điều này lý giải được tai sao kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại và phát triển ngay
trong các nước tư bản phát triển mà không biến thành doanh nghiệp tư bản và tai sao hình
thức hợp tác xã (HTX) kiểu củ ra đời trong hợp tác hoá, tập thể hoá kinh tế nông dân
không tồn tại được.

6


2.1.3. Những khó khăn và thử thách chung đối với việc phát triển kinh tế nông hộ.
 Chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp.

Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói
riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng
suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên
nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn
và thành thị... Tại nông thôn với hầu hết dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên
tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không
chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... so với thành thị, nơi mà hầu hết dân số hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
 Hộ nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của
quy luật thị trường.
Cơ hội kiếm tiền đến với người có vốn, có điều kiện về thông tin, và kể cả điểm xuất
phát cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các đối tượng khác, nhất là người nghèo. Về
nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải
mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thông tin,
người nhiều vốn, người lanh lợi và phải có chút "mánh khóe" mới tận dụng cơ hội tốt hơn
và do đó giàu lên nhanh hơn. Không ít người lợi dụng quá trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp Nhà nước những năm gần đây nắm giữ nhiều cổ phiếu, hay những người biết
trước thông tin về quy hoạch nên đầu cơ được những khu đất đắc địa..., từ đó càng có điều
kiện thu vét những nguồn lợi từ các cơ hội tốt, lại càng có điều kiện tích lũy làm giàu giàu sẽ dễ giàu thêm hơn, nghèo thì thua thiệt và dễ nghèo đi.
Người nông dân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, hay đô thị hóa cũng rơi vào tình
trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để
chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng
khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh
sôi nảy nở.

7


Vì vậy người nông dân thường tỏ ra thua thiệt khi tìm những công việc khác ngoài
nông nghiệp và ngay trong sản xuất nông nghiệp do trình độ, thua thiệt khi nắm bắt thông

tin, thiếu vốn…
 Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại
hình sản xuất.
Một thực tế cho thấy thì số vốn tích lũy của những hộ phi nông nghiệp vẫn cao hơn so
với các hộ thuần nông. Nếu như các hộ phi nông nghiệp tích lũy để mở rộng sản xuất thì
các hộ thuần nông tích lũy chỉ để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và để đề phòng
các nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ một số ít tích lũy để mong đợi lợi nhuận hay lãi
suất (vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên).
 Xác định hướng sản xuất khó khăn, bế tác trong khâu tiêu thụ.
Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã
khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng
đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến
động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên
khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất
cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội
lựa chọn phương án tối ưu.
 Công nghiệp chế biến kém phát triển, ảnh hưởng đến kinh tế hộ.
Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với
kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế
nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao... Nên phần lớn
nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy
trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu.
 Kinh tế hợp tác trong nông thôn kém phát triển.
Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp
hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhưng
các hợp tác xã (HTX) hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do
chưa hoạt động thật hiệu quả và thiết thực. Thực trạng chung của các HTX là mức vốn
hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là các HTX trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng,
8



thương mại. Tỷ lệ vốn cố định ở các HTX rất cao, từ trên 70% đến 95%. Tình trạng này
làm cho HTX thường không đủ vốn lưu động để hoạt động, do đó cũng không phát huy
được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp.
Ngược lại, trong lĩnh vực tín dụng thì tỷ trọng vốn cố định rất thấp (chưa đạt 5%), dẫn
đến tình trạng chung ở các quỹ tín dụng là cơ sở làm việc rất nghèo nàn, không bảo đảm
an toàn cho việc mở rộng hoạt động huy động và cho vay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng
với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chỉ bằng 11,3% số HTX được thống kê (số
liệu thống kê năm 2007), điều đó cho thấy các HTX chưa phát triển các quan hệ tín dụng
với ngân hàng để có thêm vốn phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh
doanh của xã viên
 Tư liệu chủ yếu là đất dai ngày càng bị thu hẹp, bình quân diện tích thấp.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng khó
khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô
thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cả nước
đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá trình đô
thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi
ngành nghề, nhưng vẫn không đủ "can đảm" (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm
cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê
người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa đủ mức nộp
thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền đổi thửa diễn ra quá chậm so với
nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra
khá phổ biến.
 Lề lối làm ăn sản xuất nhỏ cản trở kinh tế hộ phát triển: Lề lối làm ăn còn nặng về
sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh tế thị trường.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1Phương pháp thu thập thông tin
 Thông tin, số liệu thứ cấp
Thu thập những tài liệu có sẵn có liên quan đến việc nghiên cứu, bao gồm:


9


- Các báo cáo tổng quan về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Yang Reh
(các nguồn tài nguyên, dân số - lao động, văn hoá, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…).
- Các báo cáo về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2008-2010.
- Tất cả các tài liệu khác có liên quan trên các sách báo, tạp chí và internet.
 Thông tin, số liệu sơ cấp
- Điều tra hộ nông dân theo phiếu phỏng vấn nông hộ về điều kiện chung của hộ, các
hoạt động sản xuất – kinh doanh, thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội và tình hình tiêu
thụ nông sản của hộ.
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp, các hộ nông dân và phỏng vấn bán cấu trúc đối với cán
bộ xã.
- Số liệu sơ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ
cho việc tìm hiểu tổng quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra.
Căn cứ vào tình hình dân số, cơ sở hạ tầng của xã Yang Reh, huyện Krông Bông, tỉnh
Đăk Lăk và điều kiện của nhóm thi nhóm chọn 2 thôn, 2 buôn đại diện nghiên cứu là thôn
2, thôn 3, buôn Yang Reh và buôn Cuăh B.
- Thôn 2 đại diện cho các nông hộ dân người Kinh với các loại hình sản xuất chủ
yếu là các ngành nghề phi nông nghiệp (đây là nơi có tỉ lệ hộ làm ngành nghề phi nông
nghiệp nhiều)
- Thôn 3 đại diện cho hộ nông dân người Kinh, thôn có mức sống khá tại xã và là
nơi chủ yếu sản xuất nông nghiệp (sản xuất cả cây hàng năm và lâu năm).
- Buôn Yang Reh và buôn Cuăh B là hai buôn đại diện cho các hộ đông bào người Êđê
với kinh tế còn kém và còn nghèo.
Chọn hộ đại diện: Mẫu được chọn là 120 hộ điều tra ngẫu nhiên các hộ ở mỗi

thôn,buôn. Số hộ chọn phân theo các thôn điều tra:


Thôn, buôn
Số hộ

Bảng 2.1: Bảng số hộ điều tra theo thôn, buôn
Thôn 2
Thôn 3
Buôn Yang Reh
Buôn Cuăh B Tổng
32
48
20
20
120
Nguồn: Phiếu điều tra

2.3.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
10


 Phương pháp phân tích Swot: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
ảnh hưởng đến tình hình phát.triển kinh tế nông hộ.
Sơ đồ phân tích SWOT
S: Điểm mạnh

W: Điểm yếu

O: Cơ hội

T: Thách thức


 Phương pháp phân tổ thống kê: bao gồm
• Phân tổ theo thành phần dân tộc.
• Phân tổ theo thôn, buôn.
• Phân tổ theo mức sống (khá, trung bình, nghèo).
• Tiêu chí phân loại theo thu nhập: Dựa vào mức sống thực tế của người
dân địa phương và mức sinh hoạt của họ, tôi phân thành các nhóm hộ theo
tiêu chí:
Bảng 2.2: Bảng phân loại theo các nhóm hộ
Chỉ tiêu
Hộ nghèo – cận nghèo

Thu nhập
< 520.000 đ/người/tháng

Hộ trung bình

<= 1.250.000 đ/người/tháng

Hộ khá

> 1.250.000 đ/người/tháng

- Phân loại theo thu nhập căn cứ vào chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn
2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ chia
thành các nhóm hộ:
+ Hộ nghèo- cận nghèo có thu nhập bình quân dưới 520.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 520.000đồng/người/tháng đến 1.250.000
đồng/tháng.
+ Hộ khá có thu nhập bình quân từ 1.250.000 đồng/người/tháng.

2.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của các nông hộ
• Số nhân khẩu bình quân/hộ.
• Số lao động bình quân/hộ.
• Số nhân khẩu/lao động.
• Diện tích bình quân/hộ, diện tích bình quân/khẩu, diện tích bình quân/lao động.
11


• Mức vay bình quân/hộ.
• Mức trang bị công cụ sản xuất bình quân/hộ.
2.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất của hộ nông dân
• Sản lượng bình quân/hộ, năng suất bình quân/hộ.
• Tổng thu và cơ cấu các thu nguồn thu của nông hộ: để đơn giản, ta chỉ tính:
Tổng thu của các nông hộ = P*Q
P: Đơn giá bình quân của sản phẩm
Q: Số lượng sản phẩm các nhóm nông hộ sản xuất ra
• Tổng chi và cơ cấu các nguồn chi của nông hộ.
Trong đó chi phí cho trồng trọt gồm chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
nhiên liệu, thuê lao động, tưới nước.
Chi cho chăn nuôi gồm chi mua giống, mua thức ăn, thuốc thú y.
• Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp = Thu từ SXNN – Chi cho SXNN
• Tổng thu nhập = Thu nhập từ SXNN + Thu nhập khác
• Hiệu quả sử dụng vốn = Thu nhập từ SXNN/ Chi cho SXNN

PHẦN 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Ðặc điểm địa bàn nghiên cứu
12



3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý.
Xã Yang Reh là xã được tách ra từ xã Ea Trul, được thành lập ngày 31/12/2002 theo
Nghị định 113/2002/NĐ-CP, ra mắt và hoạt động vào ngày 19/02/2003. Vị trí địa lý của
xã có những thuận lợi, có quốc lộ 27 và tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã, có tổng chiều dài
trên 10km. Việc giao thông vận chuyển thuận lợi tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương.
Xã Yang Reh có 8 đơn vị hành chính trong đó có 4 thôn là thôn 1, thôn 2, thôn 3 và
thôn 4 và 4 buôn là buôn Yang Reh, buôn Cuăh A, buôn Cuăh B, buôn Trôk Ăk.
Xã Yang Reh thuộc huyện Krông Bông cách trung tâm huyện 14 km về phía Tây, có
tỉnh lộ 12 đi qua địa bàn xã, địa bàn dân cư nằm rải rác theo quốc lộ 27 với chiều dài
10km. Với vị trí giao thông nằm liên tục rất thuận lợi cho quá trình đầu tư và phát triển
thương mại và dịch vụ. Việc xác định vị trí địa lý sẽ góp phần quan trọng vào việc xác
định các lợi thế so sánh của vị trí địa lý đó, xác định các biện pháp hữu hiệu nhằm khai
thác các lợi thế, phục vụ cho sự phát triển kinh tế của xã.
Xã Yang Reh có vị trí địa lý được xác định như sau:
-

Phía đông giáp xã Ea Trul, huyện Krông Bông.

-

Phía tây giáp xã Hoà Hiệp, huyện Krông Ana

-

Phía nam giáp xã Yang Tao, huyện Lắk.

-


Phía bắc giáp sông Krông Ana.

3.1.1.2 Địa hình và đất đai
Địa hình: xã Yang Reh có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều kênh rạch sông
suối và đầm lầy. Nhìn chung độ cao ở đây từ 16-25 0 gồm có núi cao, núi thấp và thung
lũng.
Đất đai: chủ yếu là đất pha cát, đất đá sỏi và đất thịt.

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất xã Yang Reh dược sử dụng năm 2010
STT

Loại đất

2010
13


Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
1.
Đất nông nghiệp
1.560,33
52,48
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1.320,1
44,4
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1.173,3

39,47
1.1.1.1 Đất trồng lúa
309,7
10,42
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác
863,6
29,05
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
146,8
4,94
1.2
Đất lâm nghiệp
238,52
8,02
1.3
Đất chuyên dùng
208,23
7
2
Đất chưa sử dụng
1.113,63
37,46
3
Đất khu dân cư
42,01
1,41
Tổng diện tích tự nhiên
2.973
100

Nguồn: Báo cáo ủy ban nhân dân xã Yang Reh 2010
Qua bảng số liệu 3.1 ta thấy xã Yang Reh với diện tích đất nông nghiệp chiếm 52,48%
trên tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó ta thấy được người dân ở đây chủ yếu làm nông
nghiệp. Cây hàng năm là cây thế mạnh của vùng, với diện tích gieo trồng là 1.320,1 ha
chiếm 44,4%.
Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều là 1.113,63 ha chiếm 37,46%, địa phương cần có
những giải pháp để tận dụng những diện tích đất chưa sử dụng nhằm nâng cao khả năng
tận dụng đất đai bằng cách bố trí cây trồng phù hợp với tính chất của từng loại đất.
3.1.1.3 Khí hâu và thời tiết
Xã Yang Reh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng do ảnh hưởng bởi yếu tố địa
hình núi cao nên khí hậu của xã được phân chia làm 2 mùa rõ rệt:
-

Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 400-

400mm/tháng, 1.800-2.200mm/năm. Do địa hình cao hơn so với các xã khác của huyện
Krông Bông nên đây là xã ít bị ngập lụt.
- Mùa nắng: bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với lượng mưa chỉ chiếm 4-10
% tổng lượng mưa của cả năm nên gây tình trạng khô hạn kéo dài ảnh hưởng lớn đến việc
sản xuất nông nghiệp của xã.
Nhiệt độ không khí trung bình từ 23-26oC.
Độ ẩm không khí khoảng 80%/năm.
Với điều kiện khí hậu và thời tiết như vậy xã Yang Reh có những mặt thuận lợi và khó
khăn đối với sản xuất :
14


- Thuận lợi: nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa có đủ nhiệt độ và ánh sáng
cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Mùa khô thuận lợi cho việc thu hoạch, chế
biến, phơi nông sản.

- Khó khăn: khó khăn lớn nhất cho việc sản xuất đó là sự phân biệt giới hạn rõ rệt
giữa hai mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài khắc nghiệt, sự bốc hơi nước và tốc độ
gió lớn làm gia tăng bốc hơi nước, gây khô hạn ngiêm trọng cho hầu hết các loại cây
trồng vào mùa khô. Với khí hậu đặc trưng nói trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình rửa trôi xói mòn đặc biệt là tính chất vật lý của nước và độ ẩm của đất.
3.1.1.4 Thuỷ văn
Trên địa bàn xã có nhiều con suối chảy qua cung cấp một lượng nước lớn cho quá
trình sản xuất nông nghiệp tại xã. Trên địa bàn xã đã xây dựng được một hồ chứa nước
(hồ Yang Reh), là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho tất cả các cánh đồng trên địa bàn xã
nhưng hệ thống kênh mương dẫn nước vào đồng ruộng chưa được kiên cố hoá nên chưa
đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu của những người nông dân trong xã.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1 Dân số và lao động
Xã Yang Reh có 1.076 hộ có 5.216 khẩu. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 380
hộ, có 1.935 khẩu chiếm 35,3%.

Bảng 3.2 Cơ cấu dân số của xã Yang Reh năm 2010
STT Chỉ tiêu
1 Tổng số hộ
2 Tổng số nhân khẩu
Tổng số nhân khẩu BQ/ Tổng
3
số hộ
4 Tổng lao động
5 Tổng số lao đông BQ/ Tổng

Kinh

15


Êđê

Tổng

696
3.281

380
1.935

1.076
5.216

4,71

5,09

4,85

1.911
2,75

1.322
3,48

3.233
3


số hộ

6 Lao động/ TSK

0,58
0,68
0,62
Nguồn: Báo cáo ủy ban nhân dân xã Yang Reh năm 2010.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tại xã có hai thành phần dân tộc sinh sống chủ yếu là
người Kinh và người Êđê, với số nhân khẩu người Kinh là 3.281 khẩu với tổng số hộ là
696 hộ. Còn người Êđê thì có 380 hộ với số khẩu là 1.935 khẩu. Tổng số khẩu bình quân
trên hộ của người Kinh là 4,71 người trên hộ, còn người Êđê với tổng số nhân khẩu trên
hộ là 5,09 người trên hộ. Từ đó ta thấy được ở xã tỉ lệ số gia đình sinh con thứ ba cao,
điều này làm dân số tại xã khá đông nhưng tình hình kinh tế xã hội tại xã chưa phát triển
kịp so với tốc độ gia tăng dân số nên gây ra nhiều áp lực cho y tế, giáo dục, môi trường…
Từ đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.
Tổng số lao động của xã là 3.233 người chiếm 62% tổng số dân. Trong đó lao động
nông nghiệp chiếm gần 90% tổng số lao động, 10% số lao động còn lại là làm các ngành
nghề khác. Hơn nữa đây là một xã thuần nông nên nguồn thu nhập chủ yếu của họ là nông
nghiệp. Các ngành nghề khác phát triển không đáng kể chủ yếu phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp.
Bình quân lao động trên hộ là 3 người, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,85 người.
Bình quân một lao động phải nuôi 1,85 người. Tức tỉ lệ phụ thuộc vẫn tương đối cao.
Chính điều này đã gây khó khăn cho hộ trong sản xuất, đặc biệt là trong việc huy động lao
động của gia đình lúc mùa vụ.

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng.
- Giao thông: đường bộ là đường giao thông chính của xã, với tuyến đường Quốc lộ
27 và Tỉnh lộ 12 với chiều dài 10km đi qua xã , mặt đường bê tông nhựa. Ngoài ra các
trục đường chính, các tuyến đường liên xã, liên thôn, hệ thống đường giao thông như vậy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi, mua bán giữa các thôn, buôn trong xã

vói nhau. Đồng thời tạo sự thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với các xã khác và
các huyện lân cận. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông của xã đã được xây dựng cách
đây khá lâu nên có một số đoạn đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bị sụp
16


lún, có nhiều ổ gà gây cản trở và ảnh hưởng đến sự an toàn giao thông của người dân khi
đi lại.
- Thuỷ lợi: toàn xã có một hồ chứa nước là hồ Yang Reh, là công trình thuỷ lợi rất
quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp tại xã. Hồ cung cấp nguồn lợi
thuỷ sản đáng kể cho toàn xã.
Nạo vét, phát dọn vệ sinh tuyến kênh kiên cố hóa N1 và N2. Kênh mương nội đồng:
đào đắp 3.145 m3.
- Điện năng: từ năm 2004 đã lắp điện thêm cho 3 buôn đồng bào thiểu số tại xã là
buôn Yang Reh, Cuăh A, Cuăh B. Năm 2007 là buôn Trôk Ăt. Đến nay toàn xã có 100%
số hộ sử dụng điện lưới quốc gia.
3.1.2.3 Văn hoá – giáo dục – y tế.
- Văn hoá: xã Yang Reh có hai thành phần dân tộc sinh sống đó chính là người Kinh
và người Êđê, cho nên đời sống văn hoá có sự khác nhau giữa hai thành phần dân tộc này,
vẫn còn hiện tượng bất đồng ngôn ngữ gây khó khăn cho việc giao tiếp. Tuy nhiên vẫn
có sự giao thoa văn hoá giữa các thôn, buôn trong xã với nhau.
- Giáo dục: toàn xã có 3 trường học, trong đó có một trường THCS Hùng Vương, 1
trường tiểu học Yang Reh, 1 trường mẫu giáo tổng số lớp các cấp 47 lớp, tổng số hoc sinh
1.213 học sinh đạt 101,33% so với cung kỳ. Tổng số học sinh DTTS 482 học sinh các cấp
học chiếm 39,73%.
- Y tế : mạng lưới y tế cơ sở từng bước được cải thiện, toàn xã chỉ có một trạm y tế,
việc khám chữa bệnh còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân đân. Trạm y
tế xã còn tạm bợ do chưa được nâng cấp, thuốc men dụng cụ khám chưa đầy đủ, đội ngũ
y bác sĩ vần còn thiếu… Tuy bước đầu còn khó khăn về cơ sở vật chất và dụng cụ thuốc
men, nhưng đội ngũ cán bộ y bác sĩ trạm y tế xã đã hoàn thành tốt công tác khám chữa

bệnh cho nguời dân ở xã.
Tổng số lần khám 1.693 ca khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền 338
ca, điều trị y học cổ truyền ngoại trú 26 ca. Tổng số bệnh nhân chuyển lên tuyến trên 116
ca. Thực hiện chương trình y tế quốc gia: bệnh lao gửi xét nghiệm là 55 ca, bệnh phong
triển khai công tác khám tổng quát tại trạm, bệnh bướu cổ, quản lý điều trị bướu cổ đơn
thuần 1 ca, bệnh tâm thần quản lý điều trị 11 ca. Bệnh sốt rét phát hiện và điều trị 2 ca,
17


tẩm màn phòng chống sốt rét 418 hộ, số khẩu được bảo vệ hoá chất 2.054/3.319, suy dinh
dưỡng đã tổ chức cân lập biểu đồ tăng trưởng cho 100% trẻ em dưới 24 tháng tuổi, tuyên
truyền phòng chống suy dinh dưỡng 1 lần, tiêm chủng mở rộng tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi
tiêm đủ 7 loại vắc xin 56/95 cháu đạt 58,94% , phụ nữ có thai tiêm vắc xin uống ván
52/95 ca đạt 54,73% , phụ nữ từ 15-35 tuổi tiêm uống ván 11/195 ca đạt 61,17%.
3.1.2.4 Tình hình về phát triển kinh tế.
 Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng 6 tháng đầu năm 2011 là: 1.169,50 ha đạt 104% kế hoạch,
trong đó:
Diện tích vụ đông xuân 207,50ha đạt 103% so với cùng kỳ trong đó Lúa nước 180,5ha
đạt 103,14% kế hoạch huyện giao năng suất bình quân 3,85 tấn/ha , rau xanh 22 ha đạt
102% so với cùng kỳ năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha. Tổng diẹn tích bị thiệt hại vụ đông
xuân 107,60ha.
Diện tích gieo trồng vụ hè thu thực hiện được 962 ha, so với cùng kỳ đạt 108% Trong
đó: lúa nước 287 ha, ngô lai 320 ha, sắn 210 ha, đậu đỗ các loại 25 ha, rau xanh 13 ha.
Cây công nghiệp dài ngày: điều 50 ha, cà phê 30 ha, cây ăn quả 24 ha, cỏ chăn nuôi 3 ha.
 Công tác chăn nuôi- thú y
+ Về chăn nuôi: tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năn 2011 có: tổng đàn trâu, bò:
2.961 con đạt 90,45% so với cùng kỳ. Trong đó đàn trâu: 179 con, đàn bò 2.512 con, đàn
heo 2.865 con, đàn gia cầm các loại 15.210 con đạt 106% so với cùng kỳ.
+ Thú y: trong 6 tháng đầu năm 2011 tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm không

xảy ra trên diện rộng. Ban thú y xã được củng cố, chủ động tích cực trong công tác phòng
chống dịch, được sự quan tâm của trạm thú y huyện Krông Bông. Công tác thú y đã đạt
được những kết quả :tiêm phòng dại chó 79 liều/79 con, tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng
cho trâu, bò : 1.375 liều /1.375 con. Tiêm phòng vacxin Tam liên cho heo 50 liều/50
con.Tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn trâu, bò 925 liều/ con. Tiêm phòng LMLM cho
heo 100 liều/ 100 con. Phun thuốc tiêu độc khử trùng trên 8 đơn vị thôn buôn: 36 lít thuốc
Ben- cô- xit.
 Dịch vụ, sản xuất kinh doanh

18


Ủy ban nhân dân xã thực hiện quản lý chặt chẽ các hộ kinh doanh dịch vụ, khuyến
khích phát triển các ngành nghề, tạo việc làm tăng thu nhập trong nhân dân, tăng nguồn
thu cho ngân sách Nhà nuớc. Hộ kinh doanh: 16 hộ, dịch vụ: 23 hộ, thu hút 67 lao động.
3.1.2.5 Các chính sách kinh tế xã hội đang được thực hiện tại địa bàn xã.
a. Công tác giảm nghèo từ năm 2006 – 2010.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2005 – 2010 và Nghị
quyết Hội đồng nhân dân xã tại kỳ họp thứ VI, khóa II, nhiệm kỳ 2004 -2009 đề ra mục tiêu phấn
đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã hang năm bình quân 5% để đến cuối năm 2010 tỷ lệ hộ
nghèo còn 26,67%. Kết quả thực hiện công tác giảm nghèo hàng năm như sau:
 Năm 2006: kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 43,99% xuống còn 34,68%, giảm
5,6% tương đương 159 khẩu/54 hộ. Tổng số hộ nghèo năm 2006 là 388 hộ/1944 khẩu.
 Năm 2007: kết quả đã tăng là 38,21%, so với năm 2006 tăng 3,53%, tương đương với
158 khẩu/34 hộ vì thiên tai hạn hán và lũ lụt. Tổng số hộ nghèo là 368 hộ, chiếm tỉ lệ 38,21%.
 Năm 2008: kết quả rà soát cuối năm cho thấy số hộ nghèo còn lại 334 hộ, chiếm tỷ lệ
33,7% giảm 3,43% tương đương với 182 khẩu.
 Năm 2009 – 2010: bảng tổng hợp kết quả rà soát hộ nghèo:

STT

1
2
3
4
5

Bảng 3.3: Bảng tổng kết hộ nghèo năm 2009
Hộ nghèo năm 2009
Chia ra (hộ)
Đơn vị
Số hộ
Số khẩu
Kinh
Dân tộc thiểu số
Thôn 1
Thôn 2
Thôn 3
Thôn 4
Buôn Cuăh A

45
11
13
22
68

182
56
64
93

354
19

45
11
13
22
68

Tỷ lệ hộ
nghèo
(%)
17,24
12,94
9,20
11,05
49,27


6
Buôn Cuăh B
7
Buôn Yang Reh
8
Buôn Trôk Ăt
Tổng cộng

23
121
23

54,76
80
397
80
57,97
21
96
21
56,75
283
1363
91
192
27,10
Nguồn: Báo cáo Ủy ban nhân dân xã Yang Reh năm 2009
Bảng 3.4: Bảng tổng kết hộ nghèo năm 2010

STT

Đơn vị

1
Thôn 1
2
Thôn 2
3
Thôn 3
4
Thôn 4
5

Buôn Cuăh A
6
Buôn Cuăh B
7
Buôn Yang Reh
8
Buôn Trôk Ăt
Tổng cộng

b.

Số hộ
59
15
38
60
66
17
87
29
371

Hộ nghèo năm 2010
Tỷ lệ hộ
Chia ra (hộ)
Số khẩu
Kinh Dân tộc thiểu số nghèo (%)
220
56
22,77

77
15
17,64
149
38
24,83
280
60
29,12
322
66
46,80
79
17
41,46
397
1
86
58
124
29
64,44
1648
170
198
34,35
Nguồn:Báo cáo UBND xã Yang Reh năm 2010

Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II (2006 – 2010)


 Dự án cơ sở hạ tầng.
Đã đầu tư xây dựng đường giao thông với số lượng là 1.142km. Gồm 2 công trình:
Đường giao thông nông thôn thôn 1 dài 642m.
Đường giao thông nông thôn buôn Yang Reh dài 500m.
Đã đầu tư xây dựng hoàn thành 8 phòng học mẫu giáo phục vụ cho 4 thôn và 4 buôn.
Xây dựng hoàn thành công trình tường rào, sân nhà bảo vệ, khung mái che bồn nước
và cổng tường rào sân khu bể nước sinh hoạt cho thôn 2 và buôn Yang Reh.
Xây dựng 4 nha sinh hoạt cộng đồng tại 4 thôn trên đại bàn xã.
Tổng số hạng mục công trình đơn vị đầu tư từ nguồn vốn chương trình 135 là 16 hạng
mục công trình với tổng số vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt là 3.357.249.000đ.
Hiện nay các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa đủ hồ sơ nên chưa có
hạng mục công trình nào được phê duyệt quyết toán.


Về công tác duy tu bảo dưỡng.
20


Kết quả vốn giao năm 2010 là 100 triệu đồng. Ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư đã
triển khai đầu tư duy tu bảo dưỡng 1 công trình giao thông tại buôn Yang Reh với chiều
dài 380m. Hiện nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
 Chính sách hỗ trợ cải thiện dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân và trợ giúp pháp
lý.
Về chính sách hỗ trợ cải thiện các dịch vụ nâng cao đời sống nhân dân năm 2008 –
2009 phòng nông nghiệp phát triển nông thôn làm chủ đầu tư đã mở 24 lớp tập huấn cho
người dân trên địa bàn xã. Năm 2010 kế hoạch vốn giao là 4 triệu đồng. Ủy ban nhân dân
xã chuẩn bị mở hai lớp trợ giúp pháp lý cho người dân về luật hôn nhân và gia đình, luật
dân sự và công tác vệ sinh môi trường cho 8 thôn, buôn.
Tổng số hộ được hỗ trợ kinh phí vệ sinh môi trường là 142 hộ đạt 50% kế hoạch. Nội
dung chủ yếu các hộ thực hiện cải thiện nhà vệ sinh với kết quả giải ngân là 142 triệu.


3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của xã Yang Reh.
3.1.3.1 Thuận lợi.


Xã Yang Reh có vị trí thuận lợi đó là có Quốc lộ 27 và Tỉnh lộ 12 đi qua

nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương tại xã và liên xã.


Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, thuỷ lợi, thông tin liên lạc được

đầu tư đã được đầu tư góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất trên địa bàn xã.


Trên cơ sở chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nhiều thành

phần được khuyến khích, duy trì và phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện thuận lợi khai thác tốt hơn các nguồn lực để sản xuất.


Đại hội Đảng bộ xã lần thứ III đã có Nghị quyết nhiệm kỳ 2010-2015 là cơ

sở để Ủy ban nhân xã xây dựng các chỉ tiêu và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.
3.1.3.2 Khó khăn.

21





Kinh tế phát triển nhưng thiếu bền vững, hiệu quả còn thấp. Cơ cấu kinh tế

chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.


Sản xuất nông nghiệp luôn còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, giá cả nông

sản còn bấp bênh, sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, thương mại, dịch vụ phát triển
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống. Giá cả vật liệu như xăng
dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhu yếu phẩm thường xuyên biến động, có xu
hướng tăng nhanh đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.


Nhận thức của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế, không đồng đều, một

số còn mang tính ỷ lại Nhà nước, hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao.


Là địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn nhiều

tiềm ẩn khó lường.

3.2 Kết quả nghiên cứu
3.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ tại xã
3.2.1.1 Tình hình chung
 Về sản xuất nông – lâm nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 1.169,5 ha đạt 104% so với cùng kỳ. Trong đó: Vụ
Đông Xuân với tổng diện tích gieo trồng 207,5ha đạt 103% so với cùng kỳ, vụ Hè Thu với tổng

diện tích gieo trồng là 962 ha đạt 108% so với cùng kỳ.
Biểu đồ 3.1: Tình hình gieo trồng qua hàng năm của xã Yang Reh

22


Nguồn: Báo cáo hàng năm UBND xã Yang Reh
 Về chăn nuôi và công tác thú y: trong những năm gần đây xã dã có nhiều biện
pháp chủ động ngăn ngừa các loại dịch bệnh như dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở
heo, bò hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất cho nhân dân. Trong chăn nuôi gia súc đã chú
trọng phát triển theo mô hình trang trại nhỏ và đã đạt được nhiều kết quả.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện tình hình chăn nuôi qua hàng năm xã Yang reh.

23


Nguồn:Báo cáo hàng năm UBND xã Yang Reh
 Về công tác lâm nghiệp: ủy ban nhân xã đã tập trung chỉ đạo, điều hành công tác
tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng, thường xuyên phổ biến rộng rãi trong nhân dân
công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Đồng thời phối hợp với vườn quốc gia
Chư Yang Sin mở các lớp tập huấn về trông rừng, hướng dẫn trồng rừng cho các hộ nông
dân tham gia trồng rừng. Kịp thời ngăn chặn các trường hợp vi phạm lâm luật và chủ
động phòng chống cháy rừng trong mùa khô.
 Về thương mại–dịch vụ: Tổng số hộ tiểu thương, dịch vụ tính đến 6 tháng đầu năm
2011 là 92 hộ, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu trên địa bàn là 7.978 tỷ đồng, tăng
bình quân hàng năm 20%.

3.2.1.2 Tình hình hộ điều tra
24



3.2.1.2.1 Cơ cấu các hộ nông dân điều tra tại xã Yang Reh.
Bảng 3.5: Cơ cấu các hộ điều tra tại xã Yang Reh
Thôn 2
Thôn 3
Buôn Yang Reh Buôn Cuăh B
Tổng
SL(hộ) %
SL(hộ) %
SL(hộ) %
SL(hộ) %
SL(hộ) %
Chỉ tiêu
Phân theo thu nhập
Khá
9
28,125
10 20,83
1
5
2
10
22 18,33
Trung
4
12
37,5
25 52,08
1

5
8
46 38,33
bình
0
Nghèo
11
34,375
13 27,09
18
90
10
50
52 43,34
Cận nghèo
Phân theo dân tộc
Kinh
87
94,57
143 98,62
1
0,65
2
4,88
233 54,06
Êđê
0
0
0
0

151 98,69
39 95,12
190 44,08
Khác
5,4
5
2
1,38
1
0,65
0
0
8
1,86
3

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
Số phiếu điều tra, phỏng vấn nông hộ là 120 phiếu, chia cho 4 thôn buôn. Căn cứ vào
các tiêu chuẩn đã nêu để phân loại hộ theo mức thu nhập và sau khi điều tra, tổng hợp, ta
có cơ cấu các nhóm hộ trong vùng nghiên cứu thể hiện qua bảng 3.5 như sau: số lượng hộ
trung bình và nghèo cao và chiếm một tỷ lệ cao ở các thôn, buôn. Mà đặc biệt ở 2 buôn
Yang Reh (chiếm 90%) và buôn Cuăh B (chiếm 43,34 %).
Mặt khác, các buôn là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ người đồng bào dân tộc
mà ở đây là người Ê đê nên cho ta thấy được đời sống của các hộ đồng bào ở đây. Còn ở
các thôn, nơi mà các hộ người Kinh tập trung sinh sống tuy có hộ nghèo nhưng không
phải chiếm đa số, mà phần đông các hộ ở đây thuộc hộ trung bình và khá – giàu.
3.2.1.2.2 Tình hình về nguồn lực sản xuất của hộ.
 Đặc điểm về nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp của các nông hộ.
Bảng 3.6 thể hiện cơ cấu dân số, lao động của các nông hộ được điều tra. Qua các số
liệu của bảng, ta có thể nhận xét:

Số nhân khẩu bình quân/hộ của hộ nghèo- cận nghèo và trung bình đều cao hơn toàn
xã (nghèo- cận nghèo có số khẩu bình quân/ hộ là 5,28, trung bình 5,24) chỉ có nhóm hộ
khá- giàu là thấp hơn 4,09. Đối với nhóm hộ nghèo, số khẩu bình quân/ hộ cao nhất 5,24
khẩu/ hộ, cao hơn toàn xã 0,37 khẩu, cao hơn so với nhóm hộ trung bình là 0,14 khẩu và
hơn hộ khá- giàu là 1,29 khẩu. Đây là một đặc điểm chung của hầu hết các hộ nghèo ở
25


×