Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã tứ quận huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.81 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




TRẦN THỊ TUYẾT MAI

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2011-2015


Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN THỊ TUYẾT MAI


Đề tài:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TỨ QUẬN
HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên nghành : Phát triển nông thôn
Khoa : Kinh tế và PTNT
Khóa học : 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Đặng Thị Bích Huệ


Thái Nguyên – 2015

i
LỜI CAM ĐOAN

Đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang”, chuyên nghành Phát triển nông thôn là công trình nghiên cứu
của riêng tôi đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông
tin có sẵn được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong
đề tài này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một công trình
nghiên cứu khoa học nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc
thực hiện đề tài này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đề tài

này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Tác giả đề tài


Trần Thị Tuyết Mai







ii
LỜI CẢM ƠN

Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với đề tài: “Đánh giá vai trò
của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã
Tứ Quân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.
Khóa luận được hình thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá
nhân, cơ quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Đặng Thị Bích Huệ, giảng
viên khoa Kinh tế và PTNT, người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình
tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các

thầy cô giáo trong khoa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Tứ Quận, các ban
ngành cùng nhân nhân trong xã đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2015
Sinh viên


Trần Thị Tuyết Mai


iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Phân biệt giữa giới và giới tính 5
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của xã Tứ Quận năm 2014 27
Bảng 4.2. Tình hình sản xuất một số giống cây trồng chính trên địa bàn
xã Tứ Quận năm 2012 - 2014 28
Bảng 4.3. Số lượng gia súc gia cầm của xã Tứ Quận 29
.Bảng 4.4. Tình hình nuôi trồng thủy sản của xã năm 2012 - 2014 30
Bảng 4.5. Dân số, lao động xã Tứ Quận năm 2012 - 2014 30
Bảng 4.6. Thông tin chung về các hộ điều tra 34
Bảng 4.7. Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt 36
Bảng 4.8. Đối tượng thực hiện chính trong hoạt động chăn nuôi 38
Bảng 4.9. Sự phân công lao động trong các hoạt động khác 39
Bảng 4.10. Đối tượng thực hiện chính trong vai trò tái sản xuất 40
Bảng 4.11. Đối tượng thực hiện chính trong vai trò cộng đồng 41
Bảng 4.12. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận các nguồn lực 42
Bảng 4.13. Quản lý vốn vay 43
Bảng 4.14. Quyền ra quyết định trong các hoạt động khác 43


iv
DANH MỤC VIẾT TẮT

BQ
CC
DV
Bình Quân
Cơ cấu
Dịch vụ
ĐVT
ĐH
Đơn vị tính
Đại học
GAD
GDP

NN
NK
NN & PTNT
Gender and Development (Giới và phát triển)
Gross Domestic Products (Tổng sản phẩm quốc nội)
Lao động
Nông nghiệp
Nhân khẩu
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
SL
Số lượng
UBND
THCS

THPT
TM
Ủy ban nhân dân
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thương mại
WAD
Women and Development (Phụ nữ và phát triển)
WID
Women in Development (Phụ nữ trong phát triển)

v
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4
2.1.2.Vai trò giới và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới 7
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
ta về giải phóng phụ nữ 11
2.1.4. Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia dình ở một số quốc
gia đình thế giới 14
2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam 15
2.2.3. Phụ nữ trong tiếp cận một số vấn đề gia đình ở nông thôn Việt Nam 15
2.2.4. Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 17
2.2.5. Vai trò của phụ nữ trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn . 18
2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát
triển kinh tế hộ gia đình 19
2.2.7. Bình đẳng giới trong nông nghiệp, nông thôn 20

vi
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 22
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
3.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
3.3. Nội dung nghiên cứu 23
3.4. Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 23
3.4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 24
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn thôn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 34

4.2.1. Một số thông tin cơ bản của các hộ điều tra 34
4.2.2. Phụ nữ và vai trò sản xuất 36
4.2.3. Phụ nữ và vai trò tái sản xuất 40
4.2.4. Phụ nữ và vai trò cộng đồng 41
4.2.5. Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận, kiểm soát thông tin, nguồn lực và
quyền ra quyết định trong hộ 42
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển
kinh tế hộ gia đình 44

vii
4.3.1. Những yếu tố khách quan 44
4.3.2. Những yếu tố thuộc về bản thân phụ nữ 45
4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trên địa bàn xã Tứ Quận 46
4.4.1. Giải pháp chung 46
4.4.2. Giải pháp cụ thể 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Đề nghị 51
5.2.1. Đối với Đảng và nhà nước 51
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 52
5.2.3. Đối với bản thân người phụ nữ nông thôn 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53





1
PHẦN 1

MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với hơn 65% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu làm nông
nghiệp, việc phát triển kinh tế hộ bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Nhờ
đôi bàn tay cần mẫn làm việc cùng với kinh nghiệm sản xuất lâu năm, nông
nghiệp nước ta đã đạt được một số thành quả to lớn, trong đó không thể
phủ nhận công lao của những người phụ nữ nông thôn. Họ không chỉ là
những người mẹ tần tảo sớm khuya, người vợ yêu thương chồng con hết
mực mà còn là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
Từ trong cuộc sống tới làm việc và phát triển đất nước vai trò của
người phụ nữ luôn được đề cao. Trong lịch sử nước nhà nổi bật hình ảnh của
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Chị Võ Thị Sáu, các mẹ Việt Nam anh hùng… Đã
trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước giặc ngoại
xâm. Ngày nay, phụ nữ Việt không chỉ kế thừa và phát huy truyền thống yêu
nước, họ còn khẳng định tầm quan trọng của mình trong gia đình các, tổ chức
xã hội, trong việc tham gia chương trình nông thôn mới, đặc biệt là trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Họ vừa chăm lo công việc
nhà ,vừa chăm sóc con cái, vừa phải tham gia các hoạt động kinh tế để tăng
thu nhập, sự có mặt của họ ảnh hưởng tới hạnh phúc của mỗi gia đình.Tuy
nhiên, phụ nữ sống ở nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi, thua kém mặc dù họ
tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất, song vai trò của họ vẫn chưa
được nhìn nhận đúng đắn. Phụ nữ có tác động tới sự phát triển mọi mặt của
địa phương. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề việc làm, thu nhập,
bình đẳng giới, cơ hội thể hiện năng lực bản thân, địa vị của phụ nữ nông thôn
vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc giúp đỡ và tạo điều kiện để họ phát huy
vai trò của mình cần phải được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm
chú ý hơn nữa.

2

Tứ Quận là một xã thuộc huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang địa hình
phần lớn là đồi núi thấp, giàu khoáng sản, với nghề nông là chủ yếu. Toàn xã
có khoảng 48,3% lao động là phụ nữ, phụ nữ tham gia vào mọi khâu trong sản
xuất trong các hoạt động từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và các hoạt động
kinh doanh buôn bán khác, mỗi công việc dù đơn giản hay phức tạp từ việc lo
toan cuộc sống gia đình đến chăm sóc con cái và quản lí chi tiêu, việc đồng
áng đều có đôi tay của người phụ nữ. Do vậy, đánh giá thực trạng và nâng cao
vai trò của phụ nữ trong sản xuất và phát triển kinh tế, đề xuất các giải pháp
giúp chính quyền xã thực hiện các chính sách liên quan tới nữ giới và tăng thu
nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là vấn đề cấp thiết
của xã hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn trên và nhận thức sâu sắc về việc nâng
cao năng lực cho phụ nữ nông thôn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá
vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa
bàn xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia
đình tại xã Tứ Quận. Qua đó đề ra giải pháp nhằm phát huy vai trò và nâng
cao năng lực cho phụ nữ nông thôn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống,
phát triển kinh tế xã hội của xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quát về địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá và phân tích được thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn
trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong gia
đình và sản xuất, qua đó nâng cao năng lực cho phụ nữ xã Tứ Quận.


3
1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp sinh viên nâng cao năng lực,
rèn luyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
Cung cấp tài liệu tham khảo cho nhà trường, khoa và cho các em sinh
viên khóa sau.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp mọi người nhìn nhận đúng hơn
về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ đó
nâng cao nhận thức của chính phụ nữ và người dân về vai trò của phụ nữ, góp
phần phát huy vai trò của nữ giới trong việc phát triển kinh tế của chính gia
đình mình. Đồng thời làm cơ sở cho chính quyền địa phương xây dựng
phương hướng, chính sách phát huy năng lực cho phụ nữ để hoàn thành kế
hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của xã.






4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm phụ nữ, giới, giới tính
* Khái niệm phụ nữ:
- Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay
toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc
điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ
thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường.

- Nữ giới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống,
cơ bản và đặc trưng của loài người. [12]
- Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả các nữ giới đã trưởng thành, hoặc
được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là
trung lập, hoặc thể hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử
dụng. Nó đề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là
không xấu, đến những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ
những nữ giới này. [12]
- Phụ nữ xét về mặt sinh học thuộc giống cái (phân biệt đối lập với giống
đực) xét về mặt khoa học tự nhiên, nếu ở góc độ khoa học xã hội thì liên quan
đến nam giới và nữ giới. [12]
* Khái niệm về giới:
- Giới là sự khác biệt giữa nam và nữ về góc độ xã hội, các đặc điểm
khác nhau do xã hội quyết định, các mối quan hệ giữ nam và nữ do xã hội lập
nên. Các vai trò của giới được xác định bởi các đặc tính xã hội, văn hóa và
kinh tế, được nhận thức bởi các thành viên trong xã hội đó. Do đó vai trò của
giới có sự biến động và thay đổi qua thời gian và không gian. [12]
- Giới là các mối quan hệ và tương quan về vai trò, trách nhiệm, quyền
lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, các

5
kiểu phân chia các nguồn lợi ích, khả năng tiếp cận tới nguộn lực. Giới được
quy định bởi các đặc điểm và điều kiện kinh tế, văn hóa và xã hội của từng xã
hội và địa phương, từng dân tộc và quốc gia.
Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa
nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho
phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới
rất đa dạng và có thể thay đổi được. [1]
Giới chỉ các vai trò, hành vi, các hoạt động và các thuộc tính do quan
niệm xã hội hình thành nên được coi là chẩn mực của nam giới và nữ giới.

Giới chỉ các quan niệm, mong đợi và các chuẩn mực được công nhận rộng rãi
liên quan đến phụ nữ và đàn ông. Chúng bao gồm cả những quan niệm về
những đặc điểm và khả năng “điển hình” cho nữ giới và nam giới cũng như
các mong đợi được chấp nhận rộng rãi về việc phụ nữ và đàn ông nên ứng xử
như thế nào trong nhiều tình huống khác nhau. [2]
* Khái niệm về giới tính
- Giới tính là những sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa phụ nữ và
nam giới. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan tới quá trình tái sản xuất nòi
giống. Vai trò sinh học đó là đồng nhất, phổ biến và không thay đổi. [2]
* Phân biệt giữa giới và giới tính
Bảng 2.1. Phân biệt giữa giới và giới tính
Tiêu chí
Giới
Giới tính
Đặc trưng cơ bản
Xã hội
Sinh học
Nguồn hình thành
Do dạy và học mà có
Bẩm sinh
Bản chất
Đa dạng
Đồng nhất
Tính thay đổi
Có thể thay đổi
Ví dụ: Phụ nữ có thể trở
thành Tổng Thống, nam
giới có thể trở thành đầu
bếp,…
Không thể thay đổi

Ví dụ: Phụ nữ mang
thai và sinh con, nam
giới có yết hầu ở
cổ,…


6
2.1.1.2. Khái niệm gia đình, hộ, hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và
quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng
buộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ, có tính hợp pháp được nhà
nước thừa nhận và bảo vệ. [13]
* Khái niệm hộ
Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung
và cùng có chung một ngân quỹ. [6]
Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng
và các hoạt động khác. [6]
* Khái niệm kinh tế hộ gia đình
Hộ gia đình được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung
huyết tộc, quan hệ hôn nhân và có chung một cơ sở kinh tế. Các thành viên
cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh
khác do pháp luật quy định là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó. [6]
Kinh tế hộ nông dân là “các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ
đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ
thống kinh tế rộng hơn về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần
thị trường hoạt động với một tốc độ không hoàn chỉnh. [8]
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất
xã hội trong đó có các nguồn lực như: như đất đai, lao động, tiền vốn, và tư

liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ,
ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và
đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều
kiện phát triển. [6]

7
2.1.1.3. Khái niệm phát triển kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh
tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo
rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn.
* Phát triển kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình tập chung chủ yếu ở khu vực sản xuất nông nghiệp
và chiếm tới 2/3 lực lượng lao động toàn xã hội. Vì vậy, chính sách phát triển
kinh tế hộ gia đình của Đảng và Nhà nước ta thực chất là việc thực hiện phát
triển kinh tế một cách hợp lí các hình thức sản xuất và kinh doanh trong
nông nghiệp. Đây là loại hình kinh tế phổ biến nhất ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. [8]
Nước ta bước vào nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động
theo cơ chế thị trường dựa trên nền tảng gần 75% dân số đang sinh sống ở
nông thôn là điểm xuất phát để tạo cơ sở vật chất cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Bởi vậy kinh tế hộ gia đình có ý nghĩa rất quan trọng. Phát
triển kinh tế hộ gia đình là một phần tất yếu để tạo nền tảng phát triển kinh tế
đất nước.
2.1.2.Vai trò giới và những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
2.1.2.1. Vai trò giới
Vai trò giới là những công việc và những hoạt động cụ thể mà phụ nữ
và nam giới thực tế đang làm. Thông thường đây cũng là công việc mà xã hội
trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn ông hay đàn bà. [2]
* Vai trò sản xuất

Vai trò sản xuất bao gồm những công việc do cả nam giới và nữ giới
làm để tạo ra thu nhập hoặc lấy công (tiền công hoặc bằng hiện vật). Đối với

8
phụ nữ trong nông nghiệp, vai trò đó bao gồm công việc của những người
nông dân độc lập.
Vai trò sản xuất của giới trong nông nghiệp và nông thôn liên quan đến
việc sản xuất kinh doanh (sản xuất sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu, dùng
công nghệ nào), ai điều hành, ai quyết định điều gì, quyết định như thế
nào khi xảy ra rủi ro hay có cơ hội trong quá trình quản lí thành quả sản
xuất kinh doanh.
* Vai trò tái sản xuất
Đây là vai trò của cả nam và nữ trong việc tái sinh, duy trì nòi giống,
tái sản xuất sức lao động, bao gồm trách nhiệm mang thai, sinh đẻ và nuôi
con, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình, làm việc nhà và nội trợ. Vai
trò này vừa tái sản xuất sinh học vừa chăm lo và duy trì lực lượng lao động
sau này. Các công việc tái sản xuất có khuynh hướng, dường như là công việc
dành riêng cho phụ nữ.
* Vai trò cộng đồng
Vai trò cộng đồng bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giới thực
hiện ở cấp cộng đồng nhằn duy trì các nguồn lực khan hiếm của cộng đồng,
thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng, quản lí sự thay đổi và làm cho
cộng đồng phát triển.
Vai trò cộng đồng chia làm hai loại:
+ Vai trò tham gia cộng đồng: Thể hiện vai trò của cả nam và nữ trong
các hoạt động cộng đồng.
+ Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Nam và nữ có vai trò khác nhau trong
các hoạt động lãnh đạo quản lí cộng đồng. Lãnh đạo cộng đồng là lãnh đạo
các tổ chức của cộng đồng được chia thành hai nhóm: Nhóm thuộc hệ thống
quản lí nhà nước (Chủ tịch UBND từ tỉnh trở xuống trưởng thôn, trưởng xóm)

và được ngân sách nhà nước chi trả; Nhóm thuộc xã hội dân sự (các Hiệp hội,

9
các tổ chức tự nguyện của cộng đồng và được kinh phí tự tạo của các tổ chức
đó chi trả. Dù ở nhóm nào thì phần lớn việc lãnh đạo cộng đồng đều được trả
tiền trực tiếp và gián tiếp bằng tiền công hoặc tăng thêm. Một số ít các vai trò
lãnh đạo do nữ giới đảm nhiệm.
2.1.2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
* Quan điểm truyền thống
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á với nhiều năm dưới
ách thống trị của chế độ phong kiến, bị ảnh hưởng rất lớn của tư tưởng
Nho giáo nên còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, kể cả những phong
tục cổ hủ và lạc hậu.
Ở nông thôn, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại, hạn chế
tính năng động sáng tạo, ảnh hưởng đến sự phát triển của phụ nữ và cản trở sự
đóng góp của họ vào sự phát triển gia đình và xã hội. Người phụ nữ phải tuân
theo những luật lệ phong kiến, không có quyền quyết định những công việc
quan trọng của gia đình, ít có cơ hội phát huy tiềm năng và tham gia các hoạt
động xã hội. Nam giới thường làm các công việc có điạ vị xã hội cao và có cơ
hội thăng tiến lớn. Ngược lại, phụ nữ thường phải làm công việc nội trợ, chăm
sóc con cái, lệ thuộc vào chồng. Do quan niệm này mà người phụ nữ đã chịu
không ít thiêt thòi và mất đi cơ hội thể hiện bản thân. [5]
* Yếu tố về sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Do đặc điểm sinh lí tự nhiên,
phụ nữ thường có sức khỏe kém hơn nam giới. Do vậy mà phụ nữ thường đại
diện cho phái yếu, phái đẹp. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như điều kiện dinh dưỡng, môi trường và thời gian lao động, đặc thù của
giới nữ Sức khỏe của phụ nữ thường yếu hơn nam giới nên khả năng lao
động của họ bị hạn chế nên ảnh hưởng tới thu nhập và phát triển kinh tế hộ
gia đình. [8]


10
* Hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kĩ thuật
Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ học
vấn của phụ nữ nhìn chung đều thấp hơn nam giới. Kết quả của điều tra dân
số kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 của Tổng cục Thống kê thì tỉ lệ biết chữ
của nữ giới là 92,2% (từ 15 tuổi trở lên). Tỷ lệ học sinh nữ Tiểu học là 49,5%,
THCS là 48,5%, THPT: 52,6%, ở bậc ĐH là 48,5% năm học 2008 – 2009.
Phụ nữ bị hạn chế về trình độ học vấn, chuyên môn, nên khả năng tiếp thu và áp
dụng khoa học kĩ thuật còn gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả sản xuất, do
đó đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ bị bó hẹp lại. [8]
* Hạn chế trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực sản xuất
Mặc dù đã có những tiến bộ về cải thiện địa vị xã hội cho phụ nữ, song
vẫn tồn tại một thực tế giữa phụ nữ và nam giới còn chênh lệch trong việc
kiểm soát các nguồn lực chủ yếu như đất đai, nguồn vốn,… giữa vợ và chồng
trong gia đình. Nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực cho phụ nữ không
chỉ tạo điều kiện phát triển mà còn là cơ hội để phát huy năng lực cho bản
thân phụ nữ trong gia đình, công việc và ngoài xã hội. [8]
* Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ
Ngoài thời gian làm việc để tạo ra thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn
bận rộn với công việc nội trợ, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Do đó họ có ít
thậm chí là không có thời gian tiếp cận các nguồn thông tin mới, đọc sách,
xem ti vi, truy cập internet, Chính vì vậy, phụ nữ thường thiếu hụt thông tin
làm cho khả năng tiếp cận kĩ thuật vào sản xuất bị hạn chế. [8]
* Những yếu tố chủ quan
Đây là những yếu tố thuộc về chính bản thân phụ nữ, đó là ý thức của
chính họ về vai trò của bản thân mình trong gia đình và xã hội. Do quan niệm
thời phong kiến ăn sâu vào tiềm thức, phụ nữ cho rằng thiên chức của mình là
chăm sóc chồng con, là người nội trợ khéo léo. Vì thế mà họ tự trói buộc


11
mình vào các công việc gia đình, để rồi họ tự đánh mất vai trò và vị trí của
mình trong gia đình và xã hội. [8]
2.1.3. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
Đảng ta về giải phóng phụ nữ
2.1.3.1. Quan điểm của Chủ Nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ
Phụ nữ là một nửa dân số không thể thiếu được trong đời sống xã hội,
là một bộ phận cấu thành quan trọng có ý nghĩa quyết định việc tái sản xuất
lực lượng sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển xã hội bền vững.
Theo học thuyết Mác - Lênin: Trong lịch sử nhân loại, không có một phong
trào to lớn nào của những người áp bức mà lại không có phụ nữ lao động
tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những
người bị áp bức, chính vì vậy họ chưa bao giờ và không bao giờ đứng ngoài
các cuộc đấu tranh giải phóng. Lênin nhìn rõ thực trạng bất bình đẳng mà phụ
nữ phải gánh chịu đó là sự bất bình đẳng trong gia đình, bởi ngay trong điều
kiện hoàn toàn bình đẳng mà phụ nữ vẫn bị trói buộc, vì toàn bộ công việc gia
đình đều trút lên vai phụ nữ .Vì vậy giải phóng phụ nữ phải là việc của chính
bản thân phụ nữ lao động cũng với nỗ lực của Đảng và Nhà nước. [14]
2.1.3.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta về giải phóng phụ nữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những người đầu tiên hiểu và đặc
biệt quan tâm đến tiềm năng, vị thế và vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp
cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. Có thể khái
quát thành những luận điểm sau:
+Thứ nhất: Giải phóng phụ nữ là một mục tiêu tất yếu của cách
mạng vô sản.Trong trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đi dến
kết luận chế độ thực dân là chế độ ăn cướp, hiếp dâm và giết người. Chế độ
thực dân đối xử một cách hết sức bỉ ổi đối với người bản xứ nói chung và
người phụ nữ An Nam nói riêng. Do đó, mục tiêu của cách mạng vô sản phải

12

bao hàm giải phóng phụ nữ, Bác viết: “Nói giải phóng phụ nữ là nói phân nửa
xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài
người”. Bác khẳng định, quá trình thực hiện cách mạng xã hội chính là quá
trình thực sự giải phóng phụ nữ. [3]
+Thứ hai: Giải phóng phụ nữ bản thân nó cũng là một cuộc cách
mạng. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội, nhưng dưới chế độ thực dân
phong kiến phụ nữ là đối tượng bị bóc lột, đè nén nặng nề nhất. Vì vậy theo Hồ
Chí Minh giải phóng phụ nữ bản thân nó cũng là một cuộc cách mạng, nó gắn liền
với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đó là cuộc cách
mạng để xóa bỏ mọi định kiến hẹp hòi, mọi hủ tục, tàn dư của tư tưởng con người
coi thường phụ nữ do chế độ cũ để lại. [3]
+Thứ ba: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nƣớc
và của toàn thể xã hội. Theo Bác giải phóng phụ nữ không chỉ là trách
nhiệm của Đảng và chính quyền mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Người chủ trương giáo dục tất cả cán bộ, Đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân
có nhận thức đúng đắn về vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội, xóa
bỏ ý kiến trọng nam khinh nữ. [3]
+Thứ tƣ: Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của bản thân phụ nữ.
Sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của xã hội là
những điều kiện hết sức quan trọng, song điều quyết định cuối cùng cho công
cuộc giải phóng phụ nữ lại chính là chị em. Sự tự thân vận động, sự nỗ lực
vươn lên trong học tập và công tác của chính chị em mới có thể đưa đến sự
thành công của công cuộc giải phóng phụ nữ. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc
nhở chị em phải có ý thức tự giải phóng, Người viết: “Về phần mình chị em
không nên ngồi chờ Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình, mà
mình phải tự cường tự đấu tranh”. [3]

13
+Thứ năm: Xây dựng hội phụ nữ ngày càng vững mạnh. Vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, học tập kinh nghiệm của nước Nga xã hội

chủ nghĩa và kinh nghiệm của Đảng cộng sản các nước khác, ngay từ những
năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã xác định các Đảng cộng sản cần phải
xây dựng tổ chức riêng của phụ nữ và thường xuyên chăm lo xây dựng tổ
chức đó vững mạnh để tập hợp, vận dụng phụ nữ hoạt động cách mạng, giải
phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ và đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ. Thực
tiễn đã chứng minh rằng, Hội phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị- xã
hội sớm được thành lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam và đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình cách mạng nước ta. [3]
2.1.4. Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ
* Quan điểm “Phụ nữ trong phát triển” (WID)
Quan điểm này ra đời vào những năm đầu của thập kỉ 70 của thế kỉ 20
tại Washington. Đặt trọng tâm phát triển vào phụ nữ. WID chú trọng đến vai
trò sản xuất của phụ nữ, đưa phụ nữ vào hòa nhập nền kinh tế đất nước, taọ cơ
hội cho phụ nữ phát huy tiềm năng. Cách tiếp cận WID đòi hỏi công bằng xã
hôi và quyền lợi đồng thời nâng cao vai trò và địa vị cho phụ nữ. [8]
* Quan điểm“Phụ nữ và phát triển”(WAD)
WAD ra đời vào nửa năm sau những năm 70, đã khắc phục được nhược
điểm của WID. Thừa nhận phụ nữ là chủ thể quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế, là bộ phận cốt yếu của quá trình phát triển. Song WID và WAD
vẫn coi phụ nữ là chủ thể riêng, đôí tượng riêng biệt, không đề cập tới quan hệ
giới và vai trò của giới. [8]
* Quan điểm “Giới và phát triển” (GAD)
GAD ra đời vào những năm 1980 đã khắc phục nhược điểm của hai quan
điểm trên. Tập trung vào mối quan hệ giới, quan tâm đến sự phát triển bền vững,
chú trọng việc cân bằng giới trong các chương trình phát triển nhằm đáp ứng

14
được nhu cầu của cả nam và nữ. Quan điểm này sẽ cung cấp cơ sở lí luận cho
việc xem xét vai trò của phụ nữ trong mối tương quan với vai trò của nam giới
trong phát triển cộng đồng xã hội ở mọi lĩnh vực khác nhau. [8]

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia dình ở một số quốc
gia đình thế giới
Phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ phụ nữ tham gia
hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi rất cao. Ở Bangladesh có 67,3% phụ nữ
nông thôn tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ này cao gấp 2 lần phụ nữ thành
thị. Theo nhóm tuổi tỉ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi từ
30 - 49 tuổi, tiếp đó là nhóm từ 25 - 29 tuổi và 50 - 54 tuổi. Ở Trung Quốc,
nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất từ 20 - 29 tuổi
tiếp đó là nhóm 30 - 39 tuổi và giảm dần theo nhóm tuổi cao hơn. Giống như
ở Bangladesh ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở nhóm từ 60 - 64 vẫn còn
32,53% tham gia lực lượng lao động. [8]
Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở
các nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay
có 31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ
thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì có ít điều kiện học hành nên những
người phụ nữ này không có điều kiện tiếp cận với các kiến thức chuyên môn
về trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến. Những kiến thức họ có
được chủ yếu do họ tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ những kinh nghiệm của
bản thân. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm truyền đạt theo phương
thức này thường ít khi thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của họ.
Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu
hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ
có trình độ chuyên môn thấp. Một nguyên nhân khác không kém phần quan

15
trọng đó là những định kiến xã hội không coi trọng phụ tồn tại ở nhiều nước
đang phát triển. Do vậy ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kĩ năng tốt thì
những công nghệ họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng. [8]
2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam

Phụ nữ chiếm 1/2 dân số, chiếm 50% lực lương lao động, đóng vai trò
then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất. [8]
Ở vùng nông thôn họ là những người vừa tham gia các hoạt động sản
xuất kinh doanh vừa thực hiện hầu hết các khâu trong quá trình trồng cấy,
chăn nuôi, vừa phải làm công việc nhà, nội trợ, chăm sóc con cái, Do
phải làm cùng lúc nhiều công việc khác nhau nên họ có rất ít thời gian giải
trí, nghỉ ngơi. [8]
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia
đình và địa phương. Trong nông nghiệp phụ nữ tham gia trồng trọt, chăn nuôi,
chế biến và bán sản phẩm nhiều hơn nam giới. Phụ nữ có nhiều đóng góp cho
việc gìn giữ hạnh phúc và đảm bảo thu nhập ổn định cho gia đình. Đặc biệt
trong những năm gần đây, phụ nữ đươc quan tâm nhiều hơn vì thế mà đời
sống vật chất tinh thần được tăng cao. [8]
2.2.3. Phụ nữ trong tiếp cận một số vấn đề gia đình ở nông thôn Việt Nam
Chủ hộ gia đình thường là nam giới
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong
những thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng vào chủ hộ - thường là
nam giới, do vậy, nam giới ở nông thôn trên thực tế đã thụ hưởng được nhiều
thành quả của việc trao quyền trong quá trình cải cách kinh tế hơn hẳn phụ
nữ. Một kết quả của quá trình này là hầu hết là các chủ trang trại nông nghiệp
và lâm nghiệp đều là nam giới. [17]

16
Đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong toàn ngành còn
rất ít
Hiện nay, có quá ít cán bộ chủ chốt là nữ trong toàn ngành NN &
PTNT. Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND xã; 4,9%
lãnh đạo UBND huyện và 6,4% lãnh đạo UBND tỉnh. Nhìn tổng thể, tiếng nói
của phụ nữ trong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng

công việc và trách nhiệm mà họ gánh vác. [17]
Bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu
Trong thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia
đình cũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới
chiếm đại đa số. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế
chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc
thừa kế đất khi người chồng qua đời. Phần lớn phụ nữ khó đáp ứng được đầy
đủ các điều kiện vay vốn tín dụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và
không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. [17]
Phụ nữ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn
Ở các vùng nông thôn thời gian lao động tạo thu nhập của phụ nữ và
nam giới là xấp xỉ như nhau. Tuy nhiên, phụ nữ dành thời gian nhiều gần gấp
đôi nam giới cho các công việc nhà không được trả công. Do vậy, phụ nữ
nông thôn ở tất cả các lứa tuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiều hơn nam
giới. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếu thời
gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng cũng
như các cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo. [17]
Nhận thức giới của cán bộ ngành còn hạn chế
Năng lực hoạt động vì bình đẳng giới của các đơn vị chỉ giới hạn ở một số
ít thành viên. Do vậy, nhiều cơ hội để hòa nhập giới vào kế hoạch hàng năm, 5
năm, 10 năm cũng như trong quá trình cải cách hành chính của Bộ NN & PTNN

×