Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mô hình đọc hiểu đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.84 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
BÀI TẬP THỰC HÀNH ( phần kịch)
MÔN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN
GVHD: TS NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
SINH VIÊN : NGUYỄN NGỌC TỪ
MSSV: 1421402170126
Đề: Xây dựng mô hình câu hỏi cho một tác phẩm kịch đã học?

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích Vũ Như Tô)
- Nguyễn Huy Tưởng Ở một mảnh đất nào đó của văn học chúng ta sẽ cảm nhận được những lời nói, thấy
được những hành động, đạo cụ, diễn viên được khắc họa một cách cụ thê, ở đó không còn
là miêu tả tâm lí của những nhân vật mà chúng ta phải cảm nhận qua ngôn từ, sắc thái biểu
cảm của từng khuôn mặt của từng cử chỉ đó chính là kịch
Câu hỏi hồi tưởng : Những tác phẩm kịch nào chúng ta đã học ?
- Ông Giôc - đanh mặt lễ phục ( lớp 8)
- Tôi, chúng ta ( lớp 9 )
- Bắc Sơn ( lớp 9)
- Quan Âm Thị kính ( lớp 7)...
Vậy kịch là gì?
Kịch là một loại hình của nghệ thuật sân khấu mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều
hoạt động của diễn viên, đạo diễn, hóa trang, ánh sáng, âm thanh...
Khi nói đến kịch chúng ta nghĩ ngay đến mâu thuẫn đến xung đột kịch tính, có thắt nút
mở nút vậy hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu một vở kịch chính sử đó là Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài xem vở kịch này có mang những nét đặt trưng của thể loại kịch không?
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
Câu hỏi đọc hiểu:
Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa các em hãy nêu những hiểu biết của mình
về tác giả?
Câu hỏi gợi ý: Tác giả sinh ra và lớn lên ở đâu?


Sự nghiệp của ông gắn liền với những giai đoạn nào?
Khuynh hướng sáng tác của tác giả?
Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là một nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Ông sinh ra
trong một gia đình nhà nho khá giả có tinh thần yêu nước ở làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh


Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập tổ
chức Văn hoá cứu quốc và sáng tác văn học phục vụ cách mạng. Ông đặc biệt thành công
với đề tài lịch sử ở cả hai thể loại tiểu thuyết và kịch.
Tác phẩm chính : Vũ Như Tô (kịch, 1941), Bắc Sơn (kịch, 1946), Những người ở lại
(kịch, 1948), Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942), An Tư (tiểu thuyết, 1945), Sống mãi
với thủ đô (tiểu thuyết, 1961), Kí sự Cao - Lạng (kí, 1951)...
Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp
nổi bật ở thể loại tiểu thuýet và kịch
Huy Tưởng luôn khao khát viết nên những tác phẩm quy mô, hoành tráng về lịch sử bi
hùng của đan tộc; khao khát nói lên được những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con
người, cuộc sống và nghệ thuật. Điều đó phần nào được thể hiện qua vở kịch Vũ Như Tô.
2. Tác phẩm.
Câu hỏi đọc hiểu : Đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và tóm tắc vở kịch?
Nêu vị trí đoạn trích?
Bố cục : chia là 2 phần : từ đầu đến hết lớp VI
Tiếp theo cho đến hết
II. Đọc- hiểu tác phẩm:
(Yêu cầu giáo viên cần phân vai cho học sinh đọc vở kịch)
1. Nhân vật Vũ Như Tô .
Câu hỏi đọc hiểu:
Ở lớp I thái độ của Vũ Như Tô như thế nào?
Câu hỏi gợi ý: Hãy tìm những từ ngữ thể hiện thái độ của Vũ Như Tô ( câu hỏi đọc
hiểu)
Trả lời: Trong lớp I khi Đan Thiềm hớt hải chạy vào gặp Vũ Như Tô và nói cho Vũ

Như Tô về nguy hiểm đang đến thì Vũ Như Tô đưa ra hàng loạt câu hỏi thể hiện thái độ
ngạc nhiên qua những cụm từ " lạ chưa, nguy làm sao?" "làm sao phải trốn?" " sao thế? "
"Tôi làm gì nên tội? " ngoài ra qua lời nói còn thể hiện sự vô tư dửng dưng của Vũ Như
Tô " mà tôi làm gì nên tội, họ hiểu nhầm" " bà không nên lo cho tôi" " người quân tử
không bao giờ sợ chết" " tôi quyết ở đây" ngoài ra ông còn thể hiện thái độ cứng rắn của
người quân tử kiên định với suy nghĩ của mình đã quyết là sẽ làm.
Qua đó khi Đan thiềm cố khuyên nhủ van lơn ông bỏ trốn thì ông một mực khướt từ
không chịu đi và đương nhiên xem như mình không liên quan.
Qua đó ta thấy mâu thuẫn giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô dần hiện ra, một bên là
khuyên lơn còn một bên là khướt từ. Mâu thuẫn này được gọi là mâu thuẫn không đối
kháng
Câu hỏi định hướng:
Ở lớp 2 với những lời thoại của các nhân vật đầy mâu thuẫn vậy mâu thuẫn đó phát
triển như thế nào? Căn cứ vào đâu mà em nhận biết được mâu thuẫn đó (vào lời thoại và
lời dẫn).
Gợi ý: Câu nói của Nguyễn Vũ hé mở điều gi? ( câu hỏi đọc hiểu)


Sự biến càng rõ thì số phận của Vũ Như Tô càng như thế nào? ( câu hỏi đọc
hiểu)
Vũ Như Tô thì như thế nào? Đến lúc này nhưng Vũ Như Tô vẫn ra sao?( định
hướng)
Trả lời:
Ở lớp II thể hiện mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và giai cấp phong kiên ngày càng phát
triển.
Câu nói của Nguyễn Vũ: lật đật, xộc xệt, Thiên tử đâu? ta lo cho hoàng thượng lắm. Vì
Duy Sản là một đứa tiểu nhân > cái mầm móng của bạo loạn => thể hiện sự lo lắng của
Nguyễn Vũ đối đối với an nguy của hoàng thượng.
Vũ Như Tô : chúng tôi không rõ nghe như họ đang làm phản=> thái độ thờ ơ của Vũ Như
Tô đối với chuyện đang xảy ra.Những biến cố đang xảy ra càng lớn thì sự an nguy của Vũ

Như Tô càng bị đe dọa.
Khi Đan Thiềm rú lên ,bảo Vũ Như Tô trốn đi vô cùng lo lắng cho Vũ Như Tô thì Vũ Như
Tô vẫn chưa tỉnh ngộ vẫn chìm đắm trong mộng tưởng xây Cửu Trùng Đài nên không nghe
lời khuyên của Đan Thiềm. Đến lúc này trong chính con người Vũ Như Tô đã có mâu
thuẫn " tôi tự có cách khu xử"
Câu hỏi định hướng:
Lớp 3 là sự biến động của các nhân vật qua lời thoại và những yếu tố ngoại cảnh vậy sự
biến động đó thể hiện qua những chi tiết nào?
Câu hỏi gợi ý:
Khi nghe Lê Trung Mạo báo Nguyễn Vũ có thái độ ra sao? ( câu hỏi định hướng)
Bọn nội giám trong cung có thái độ như thế nào trước sự biến? Còn Vũ Như Tô thì sao?
(câu hỏi định hướng)
Trả lời:
- Ở lớp 3 chủ yếu nói đến vấn đề hậu quả của cuộc biến động qua lời thoại của Nguyễn
Vũ và Lê Trung Mạo.
Nguyễn Vũ
Lê Trung Mạo
Bẩm cụ lớn Trịnh Duy Sản giết chết
Thiên Tử đâu, Thiên Tử đâu ( khóc ngã
Thiên Tử, Hoàng Hậu nhảy vào lửa.
xuống sau đó tự tử)
=> Tâm trạng hốt hoảng lo lắng cho hoàng
Thượng bộc lộ tình cảm sâu sắc vs nhà
vua, là một trung thần.
=> Qua đó ta thấy được mâu thuẫn của nhân dân với tập đoàn phong kiến một lần nữa
được miêu tả qua lời kể của hai nhân vật trung gian.
1.Qua sự biến em thấy tập đoàn phong kiến như thế nào? ( câu hỏi khám phá)


Trả lời : Qua đó ta thấy được sự thờ ơ của tập đoàn phong kiến vô trách nhiệm , chỉ lo

xây dựng Cửu Trùng Đài để hưởng lạc mà quên đi trách nhiệm đối với nhân dân đất nước.
Câu hỏi khám phá :
Khi sự biến xảy ra thái độ của Đan Thiềm và Vũ Như Tô ra sao? Tác giả không để hai
nhân vật nói nhiều có dụng ý gì?
Trả lời:
Khi biến cố xảy ra, Đam Thiềm thì một mực khắng định còn Vũ Như Tô có thái độ ngờ
vực và không tin.
Tác giả không để hai nhân vật nói nhiều nhằm cho thấy được thái độ lạc lỏng, thờ ơ với
thời cuộc, họ là những con người đứng ngoài cuộc, không quan tâm đến biến động. Cái mà
họ cần đó là sáng tạo và thưởng thức cái đẹp.
Câu hỏi đọc hiểu
Qua lời thoại của Vũ Như Tô chứng tỏ ông đang rơi vào bi kịch gì?
Trả lời
"có lí nào họ giết tôi" bi kịch đầy căn thẳng không thể tìm được câu trả lời xây dựng
cửu trùng đài là đúng hay sai, có công hay có tội.
Tìm hiểu lớp 7,8,9
câu hỏi đọc hiểu:
Sau khi Đan Thiềm bị bắt, quân nổi loạn đã kết tội Vũ Như Tô, nhưng ông tỏ ra bình
thản điều đó thể hiện qua lời thoại nào?
" ta sẽ xây một Cửu Trùng Đài vĩ đại " hi vọng gặp An Hòa Vương để phân trần " Ta
không có tội, ta có tội gì. để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thưở, ta có
thù án gì với các ngươi." vẫn ảo tưởng chìm đắm trong mộng tưởng sáng tạo cái đẹp để tô
điểm cho non sông đất nước => đến đây bi kịch trong con người Vũ Như Tô càng thể hiện
mạnh mẽ, khát vọng nghệ thuật đam mê sáng tạo chính đáng của người nghệ sĩ muốn
khẳng định tài năng. Nhưng ông đã đặt nhầm chỗ xa rời thực tế là xây Cửu Trùng Đài trên
máu và nước mắt của nhân dân.
Câu hỏi Khám phá: Sự kiện gì đã khiến Vũ Như Tô rơi vào khủng hoảng? em có nhận
xét gì về lời thoại của Vũ Như Tô ở cuối đoạn trích?
Trả lời:
Khi nghe tin Cửu Trùng Đài bị phá hủy lúc này tâm trạng của Vũ Như Tô bị một cú sốc

lớn và được thể hiện qua:
Lời thoại ngắn nối tiếp nhau, sử dụng nhiều câu cảm thán và câu hỏi => tâm trạng đau
đớn xót xa vỡ mộng kinh hoàng ngửa mặt lên trời mà than : Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm!
Ôi Cửu Trùng Đài ! tiếng kêu dồn dập hòa vào nỗi đau bi tráng, rơi vào bế tắc tuyệt vọng
giữa cái khao khát lí tưởng và hiện thực.
Câu hỏi Khám phá:
Qua vở kịch hãy rút ra triết lí nhân sinh?


⇔ Nếu khát khao cái đẹp mà không nhìn nhận được cái hiện thực sống, nếu đam mê và
mù quán với cái đẹp mà quên đi cái đích sống của con người thì cuối cùng cũng đi đến bờ
diệt vong. Nghệ thuật phải gắn liền với cái thiện, với nhân dân.
Câu hỏi khám phá:
Thái độ của Nguyễn Huy Tưởng khi xây dựng hình tượng Vũ Như Tô?
Trả lời:
Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa thành công nhân vật Vũ Như Tô, ông đặt biệt khắc họa
qua cái nhìn của Đan Thiềm với một thái độ trân trọng cảm thông với những con người có
tài, khát khao sáng tạo cái đẹp . Nhưng không ca ngợi không đồng tình với cái lí tưởng
của Vũ Như Tô vì nó đi ngược lại với khát vọng lợi ích của nhân dân. Vũ Như Tô không
ý thức được cái đẹp một phần là do tài năng nghệ thuật một phần là bắt nguồn từ đời sống
nhân dân.
2..Nhân vật Đan Thiềm.
Câu hỏi đọc hiểu:
Đan Thiềm khuyên nhủ vũ Như Tô điều gì? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của cô?
Câu hỏi gợi ý:
Trong lớp I thái độ Đan Thiềm khi nói chuyện khuyên nhủ Vũ Như Tô như thế nào qua
lời nói? những từ ngữ nào thể hiện điều đó?
" Ông phải trốn đi, ông trốn đi" => tâm trạng lo lắng bảo Vũ Như Tô trốn vì vua ăn chơi
xa xỉ, không lo cho nhân dân đất nước, khiến cho dân chúng đói khổ lầm than án hận một
mặt bà trân trọng cái tài yêu cái đẹp và muốn bảo tồn cái đẹp.

Câu hỏi đọc hiểu:
Từ lời thoại của Đan Thiềm ta thấy được những xung đột nào?
Trả lời:
Qua lời thoại của Vũ Như Tô và Đan Thiềm ta thấy được xung đột giữa nhân dân với
tập đoàn phong kiến.
Câu hỏi định hướng:
Trước tình thế đang diễn ra ở lớp II Đan Thiềm đã thể hiện thái độ như thế nào đê
khuyên nhủ Vũ Như Tô?
Trả lời:
Đan Thiềm đã rú lên và lúc này thái độ bà càng gây gắt hơn với Vũ Như Tô: Bà rú lên
hối thúc Vũ Như Tô : " Trốn đi, mau lên , ông định chết ở đây sao? " qua đó ta thấy bà vô
cùng lo lắng cho Vũ Như Tô. Những vẫn không được bà đâm ra bất lực và đau khổ.
Câu hỏi đọc hiểu:
Đan Thiềm phản ứng như thế nào khi quân nổi loạn đòi giết Vũ Như Tô?
Trả lời:


Bà vội quỳ xuống " bao nhiêu lỗi tôi xin chịu, tha cho ông cả ông ấy là một người tài'
với một thái độ khẩn khoản tha thiết cầu xin bất chấp cả mạng sống để bảo vệ Vũ Như Tô.
Qua đó cho tháy được bà là một con người đam mê cái đẹp trọng cái tài , là con người sáng
suốt nhạy bén với thời cuộc. Và một lòng tha thiết với Vũ Như Tô " Ông cả ơi đài lớn đã
tan tành ông cả ơi! xin cùng ông vĩnh biệt" Chính câu nói ấy cũng cho thấy Đan Thiềm đã
rơi vào bi kịch, tâm trạng đau đớn tuyệt vọng vỡ mộng.
=> Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những con người tri kỉ một khao khát sáng tạo cái đẹp,
thưởng thức và bảo vệ cái đẹp.
Câu hỏi sáng tạo :
Nguyễn Huy Tưởng Đã khắc họa thành công nhân vật Đan Thiềm qua khía cạnh nào?
Trả lời
Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô là trung tâm vở kịch, Nguyễn Huy Tưởng khăc họa
nhân vật Vũ Như Tô với một sự tài hoa uyên bác, nhưng lại đặt cái tài của mình sai vị trí,

còn Đan Thiềm được tác giả khắc họa qua tâm hồn yêu cái đẹp, si mê và luôn khao khát
bảo tồn cái đẹp, bệnh của bà là bệnh yêu cái đẹp nhưng lại đặt sai thời cuộc, tâm lí lời nói
cử chỉ của bà còn được tác giả gắng liền với cái tài hoa, với cái đẹp của Vũ Như Tô. Và giá
như Đan Thiềm không yêu cái đẹp thì có lẽ Vũ Như Tô cũng không cảm nhận được mình
tài hoa như thế nào?
3.Tổng kết.
Câu hỏi tích lũy:
Các mâu thuẫn xuất hiện trong hồi V của vở kịch " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài"?
Trả lời :
Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch trong hồi V
a. Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sống
của thường dân
- Lê Tương Dực bị giết, gian thần Nguyễn Vũ chết trong một trò hề nhạt nhẽo, hoàng
hậu và đám cung nữ bị nhục mạ bắt bớ. Dân chúng reo hò, nhiếc móc, đốt phá
-> Uy quyền của của bạo chúa tan tành theo tro bụi Cửu Trùng Đài. Đây đúng là dân
nổi can qua, vua quan thất thế. tuy nhiên cuộc nổi dậy ấy không thể mang lại những gì tốt
đẹp cho họ bởi giang sơn sẽ lại rơi vào tay những kẻ cầm đầu (phe cánh Trịnh Duy Sản)
b. Mâu thuẫn giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ
đắm chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và thiết thực của người dân
- Nguyên nhân sâu xa của bi kịch: người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo vì
thế khi biết rằng có thể mượn tay của bạo chúa LêTương Dực mà thực hiện hoài bão thì
anh ta sẵn sàng bất chấp tất cả kể cả công sức và tiền bạc của nhân dân, bằng mồ hôi,
xương máu của những người thợ. Chính đầu đó đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với
lợi ích trực tiếp của nhân dân , Vũ Như Tô trở thành kẻ thù của dân!
- Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa tác giả Cửu Trùng Đài mà còn đốt phá
CTĐ và trừng phạt tác giả của nó. đỉnh điểm của xung đột. Nếu trong những hồi đầu nó chỉ
là mâu thuẫn tiềm ẩn , mờ nhật sau >< thứ nhất thì bây giờ nó hòa nhập làm một với ><


thứ nhất. Thậm chí người dân không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương

Dực mà chỉ chăm chăm truy diệt phanh thây Vũ Như Tô và người cung nữ “đồng bệnh”
với ông là Đan Thiềm.
Câu hỏi tích lũy:
Qua đoạn trích em có nhận xét gì về bi kịch của Vũ Như Tô?
Trả lời:
Bi kịch giữa khát vọng lý tưởng sáng tạo cái đẹp, và quyền lợi thực tế của nhân dân.
Đến lúc chết Vũ Như Tô vẫn không thể hiểu mình sai ở chỗ nào. Nhà văn cũng thể hiện
thái độ băn khoăn: Lẽ phải thuộc về ai?Vnt hay người giết Vũ Như Tô?
Câu hỏi nâng cao:
Bệnh của Đan Thiềm là gì? và bà với Vũ Như Tô khi chết có nhận ra được cái sai của
mình hay không?
Trả lời:
“Bệnh Đan Thiềm” là bệnh mê đắm người tài hoa là bệnh của kẻ “biệt nhỡn liên
tài”(Nguyễn Tuân). Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ bảo vệ cái Tài nhưng nàng
luôn tỉnh táo sáng suốt vì nàng hiểu người hiểu đời hơn, thức thời hơn, mềm mại và dễ
thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô. Hai lần khuyên nhủ Vũ Như Tô đều rất sáng suốt
nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực, lần hai thì không và bi kịch của Đan Thiềm gắn
với thất bại này, nàng đau xót và tiếc thay cho Vũ Như Tô.
Vũ Như Tô được đặt trong tình thế trăn trở tìm kiếm câu trả lời: xây Cửu Trùng Đài là
đúng hay sai? Có công hay có tội? Nhưng Vũ Như Tô không thể trả lời vì ông chỉ đứng
trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên
lập trường cái đẹp mà không đứng trên lập trường cái thiện. Hành động của ông không
hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô tranh tinh xảo
với hóa công giờ lại bướng bỉnh tranh phải-trái với số phận và với cuộc đời (Ta xây Cửu
Trùng Đài có phải đâu để hại nước?...)
Câu hỏi sáng tạo :
Theo em khi nào lý tưởng nghệ thuật hòa nhập với nhân dân?
Trả lời :
khi hoàn cảnh đất nước hoà bình, khi nhân dân có điều kiện thưởng thức cái đẹp. Khi
nhân dân có thái độ trân trọng cái đẹp và người vệ sỹ sáng tạo cái đẹp xuất phát từ cuộc

sống của nhân dân, phù hợp với lợi ích của nhân dân.
III. Ghi nhớ : (sgk)
.............................................................HẾT...................................................................



×