Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm thức ăn để nuôi thuần dưỡng cá chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) tại khu vực Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.03 MB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------@&?-------

TRƯƠNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
THỬ NGHIỆM THỨC ĂN ĐỂ NUÔI THUẦN DƯỠNG
CÁ CHUỐI HOA (Channa maculata Lacépède, 1802)
TẠI KHU VỰC THANH HÓA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


2

NGHỆ AN - 2015


3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
-------@&?-------

TRƯƠNG THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ


THỬ NGHIỆM THỨC ĂN ĐỂ NUÔI THUẦN DƯỠNG
CÁ CHUỐI HOA (Channa maculata Lacépède, 1802)
TẠI KHU VỰC THANH HÓA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số :60.62.03.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN HỮU DỰC

NGHỆ AN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm
thức ăn để nuôi thuần dưỡng cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802)
tại khu vực Thanh Hóa”, chuyên ngành nuôi trồng thủy sản là của riêng tôi.
Luận văn đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các thông tin
có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã có được trong
luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được trích rõ nguồn gốc.

Vinh, tháng 10 năm 2015
Tác giả


Trương Thị Thu Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hữu Dực là
người đã định hướng, hướng dẫn trực tiếp và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn nhiệm vụ quỹ quy gen cấp nhà nước: "Khai thác và
phát triển nguồn gen cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede), cá Lóc đen
(Channa striata Bloch), cá Ngạnh (Cranoglanis sinensis Peters) ở Bắc Trung Bộ"
do ThS. Nguyễn Đình Vinh làm chủ nhiệm, Trường Đại học Vinh là cơ quan chủ
trì đã tạo điều kiện hỗ trợ vật liệu, cơ sở vật chất và kinh phí để thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô trong khoa Nông- Lâm- Ngư, Trường
Đại học Vinh đã động viên, tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm học
tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
trong quá trình nghiên cưú khóa luận mà còn là hành trang quý báu để tôi bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Gia đình, bạn bè, người thân đã động viên, giúp đỡ về tinh thần, vật chất
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi xin được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Xin chân thành cám ơn các kỹ thuật viên và Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh
viện hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn
thành tốt đề tài.
Do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô, các anh chị cùng bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2015

Học viên
Trương Thị Thu Trang
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


iii

BW
Ctv

GW
K
MBHC
Q
Qo
SL
SSS
STT
TB
TL
Wo

:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:

Khối lượng toàn thân cá
Cộng tác viên
Giai đoạn
Khối lượng tuyến sinh dục
Hệ số thành thục
Mùn bã hữu cơ
Độ béo Fulton
Độ béo Clark
Chiều dài chuẩn từ mút mõm đến gốc vây đuôi.
Sức sinh sản
Số thứ tự
Trung bình
Chiều dài toàn thân
Khối lượng cá bỏ nội quan


1
MỞ ĐẦU
Nguồn lợi cá nước ngọt của Thanh Hóa khá phong phú, phân bố tự nhiên
dọc theo các hệ thống sông suối. Các loài cá ở đây đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp sản lượng cá tự nhiên, thuần hóa để nuôi và tăng sự đa dạng sinh
học các loài thủy sinh. Có nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá Chiên,
cá Bỗng, cá Măng… nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá

Đục, cá Mương, cá Cháo; có những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi
truyền thống như cá Chép, cá Mè, cá Trôi; có những loài cá quí như cá Chình, cá
Chuối hoa, cá Ngạnh; có những loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bọ gậy như
cá Rô, cá Cờ, cá Sóc; có những loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá
Trê, Lươn; nhiều loại ăn thực vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá Mè, cá
Bỗng, cá Rầm xanh, có chuỗi thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao. Trong đó,
cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) là một trong những loài cá có
giá trị kinh tế. Cá Chuối hoa có thịt ngon được sử dụng trong nội địa và xuất
khẩu như là đặc sản. Cá có triển vọng là đối tượng nuôi xuất khẩu.
Cá Chuối hoa trong tự nhiên, chúng chủ yếu sống ở các sông ngòi, ao hồ,
đồng ruộng ngập nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh và có mặt ở hầu khắp các
thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng cả ở vùng nước lợ nơi có nồng độ muối thấp [3].
Trên thế giới chúng cũng phân bố ở nhiều quốc gia Nhật Bản, Nam Trung Quốc,
Đài Loan và Philipin.
Tuy nhiên, khoảng 10 - 15 năm gần đây sản lượng cá giảm sút nghiêm
trọng, số lượng cá trưởng thành ước tính giảm tới trên 80%. Nhiều vùng cá
Chuối hoa trở nên khan hiếm, có thể coi như không còn. Nguyên nhân chính là
nơi cư trú bị chia cắt, có biến đổi lớn thu hẹp trên 50%, bị đánh bắt quá mức nhất
là vào mùa sinh sản. Mặt khác, nhiều năm liên tiếp cá bị bệnh lở loét, lan truyền
nhanh thành dịch, làm chết hàng loạt. Từ năm 1996 loài cá này đã được đưa vào
danh sách các loài cần bảo vệ của ngành Thủy sản [3], và được ghi trong sách đỏ
Việt Nam với mức phân hạng nguy cấp: EN A1c,d [3]. Do vậy việc nghiên cứu
sự phân bố, các đặc điểm sinh học, tình hình khai thác, đánh giá các tác động bất


2
lợi và đề xuất các giải pháp bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, và đưa vào nuôi loài cá này
là hết sức cần thiết nhằm góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, duy trì và phát
triển nguồn lợi, bảo vệ quỹ gen, bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng lưu vực sông
thuộc khu vực Thanh Hóa nói riêng và Việt nam nói chung.

Xuất phát từ nhu cầu khoa học và thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa
Nông Lâm Ngư - Trường Đại học Vinh tôi chọn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm thức ăn để nuôi
thuần dưỡng Cá Chuối Hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) tại khu vực
Thanh Hóa”.
*Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu được một số đặc điểm sinh học và thử nghiệm thức ăn để nuôi
thuần dưỡng cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) tại khu vực
Thanh Hóa.


3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược đặc điểm của cá Chuối hoa
1.1.1. Vị trí phân loại
Ngành động vật có dây sống: Chordata
Lớp cá vây tia: Actinopterigii
Bộ cá Vược: Perciformes
Họ cá quả: Channidae
Giống: Channa
Loài cá Chuối hoa: Channa maculata Lacépède, 1802
Tên Tiếng Anh: Blotched snakehead
Tên đồng vật:
Channa maculata Uyeno & Arai in Masuda et all, 1984: 122 ref. 6442;
Kottelat 2001: 63, fig. 156, Freshwater fishes of Nothern Vietnam
Bostrychus maculatus Lacépède, 1802: 140-143, Hist. Nat. Poiss. III
Ophiocephalus maculatus Cuvier & Valenciennes, 1831: 437, Hist. Nat.
Poiss.VII; Mai Đình Yên, 1978: 285, hình 125, Cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc
Việt Nam.

Ophiocephalus lucius (non Cuvier & Valenciennes, 1831) Koller, 1927:
41, fig. 7, Ann. Nat. Mus. Wish, XLI, Pl. 1.
Tên Tiếng Việt: Cá Chuối hoa.

Hình 1.1. Cá Chuối hoa Channa maculata Lacépède, 1802


4
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Cá Chuối hoa (Channa macurata Lacépède, 1802) sống ở các sông ngòi,
ao hồ, đồng ruộng ngập nước, nơi có nhiều thực vật thủy sinh.
Trên thế giới
Loài cá này xuất hiện ở Nam Trung Quốc, Philippin, Đài Loan
Trong nước
Thường gặp ở các tỉnh phía Bắc cho tới Thanh Hoá (Nguyễn Thái Tự,
1983) [25]. Có mặt ở hầu khắp các thuỷ vực ở miền núi, đồng bằng và cả ở vùng
nước lợ nơi có nồng độ muối thấp. Có ở hầu hết ở vùng đồng bằng và trung lưu
cá sông lớn miền Bắc nước ta.
Tại Thanh Hóa cá Chuối hoa xuất hiện tại tất cả các thủy vực thuộc các
lưu vực của sông.

Hình 1.2. Bản đồ các điểm thu mẫu ở tỉnh Thanh Hóa
1.1.3. Đặc điểm môi trường sống
Cá Chuối hoa thường sống ở thủy vực tĩnh hoặc chảy yếu, có nhiều động
vật thủy sinh. Tính thích nghi với môi trường xung quanh rất mạnh, nhờ có cơ
quan hô hấp phụ nên nó có thể hô hấp được O 2 trong không khí. Ở vùng nước


5
hàm lượng O2 thấp cũng vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và

mang cá có độ ẩm nhất định vẫn có thể sống được thời gian khá dài [25].
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá thuộc loài cá dữ, vồ mồi, ăn cá con, ếch nhái, sâu bọ, động vật thủy
sinh. Thân dài 3 – 8 cm ăn côn trùng, cá con và tôm con; thân dài trên 8 cm ăn cá
con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg có thể ăn 100 g cá. Trong điều kiện nuôi cá
cũng ăn thức ăn chế biến. Mùa đông không bắt mồi [25].
Ở nhiệt độ 20 - 350C, sau 3 ngày trứng nở thành cá bột, khoảng 3 ngày sau
cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài.
Sau khi nở, luân trùng được xem là thức ăn đầu tiên tốt nhất của cá bột.
Giai đoạn kế tiếp cho ăn trứng nước (Moina), Daphnia hay trùng chỉ, ấu
trùng muỗi đỏ [25].
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá Chuối hoa sinh trưởng tương đối nhanh. Con lớn nhất đến 5 kg, nhìn
chung cá 1 tuổi có thể thân dài 19 – 39 cm, nặng 0,5 kg. Cá 2 tuổi thân dài 38,5
– 40 cm, nặng 1,2 - 1,5 kg. Cá 3 tuổi thân dài 45 – 59 cm, nặng 1,8 - 2,5 kg. Cá
4 tuổi có thể đạt 3,5 – 4 kg, lớn nhất có thể đạt tới 10 – 12 kg/con (con đực và
cái chênh lệch lớn); khi nhiệt độ trên 20 oC sinh trưởng nhanh, dưới 15 oC sinh
trưởng chậm [25].
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ
tháng 4 - 6 hàng năm. Đến mùa sinh sản cá thường sống từng đôi, làm tổ ở các
vùng gần bờ ao, đầm, hồ, ruộng nước, sông ngòi. Chúng thường dọn sạch các cây
cối thuỷ sinh tạo thành khoảng trống, mặt thoáng với độ rộng từ 0,4 - 0,6 m2 để
đẻ trứng vào đó. Trứng nổi trên mặt nước và dính lại với nhau thành đám. Cá đực
và cá cái quanh quẩn gần tổ để bảo vệ trứng và chăm sóc con cái đến khi cá con
tự kiếm ăn và tránh được kẻ thù.
Cá đẻ thành nhiều đợt trong mùa đẻ, mỗi đợt từ 5.000 - 30.000 trứng, tuỳ
theo kích thước của cá [25].



6
1.2. Một số đặc điểm về vùng nghiên cứu cá Chuối hoa
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và địa hình
Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, cách
Thủ đô Hà Nội 153 km về phía Bắc, về phía Nam cách Thành phố Vinh tỉnh
Nghệ An 138 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560 km. Thanh Hoá Nằm ở vị
trí từ 19,18o đến 20,40ovĩ độ Bắc; 104,22o đến 106,40o kinh độ Đông. Có ranh
giới như sau: Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La. Phía Nam giáp
tỉnh Nghệ An. Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn - CHDCND Lào. Phía Đông giáp
biển Đông.
Thanh Hoá có địa hình khá phức tạp, bị chia cắt nhiều và nghiêng theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam: Phía Tây Bắc có những đồi núi cao trên 1.000 m
đến 1.500 m, thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam; đồi núi chiếm
trên 3/4 diện tích tự nhiên của cả tỉnh. Địa hình Thanh Hoá có thể chia thành 3
vùng rõ rệt: Vùng núi và trung du, vùng đồng bằng và vùng ven biển với những
đặc trưng như sau:
- Vùng núi và Trung du có diện tích đất tự nhiên 839.037 ha, chiếm
75,44% diện tích toàn tỉnh, độ cao trung bình vùng núi từ 600 -700 m, độ dốc
trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200 m, độ dốc từ 15 -20o.
- Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 162.341 ha, chiếm 14,61%
diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, Sông Bạng, Sông Yên
và Sông Hoạt. Độ cao trung bình từ 5- 15 m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi
độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu
Long và đồng bằng Sông Hồng [22].
- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn
tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng. Chạy dọc theo bờ
biển là các cửa sông. Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi
tắm Sầm Sơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và
Hải Hoà (Tĩnh Gia)...; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi

trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển [22].


7
b. Khí hậu, thời tiết
Thanh Hoá nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: xuân,
hạ, thu, đông. Mùa hạ nóng, ẩm mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam
khô, nóng. Mùa đông lạnh và ít mưa.
Về chế độ nắng và bức xạ mặt trời, Thanh Hóa có tổng số giờ nắng bình
quân trong năm từ 1.600 - 1.800 giờ. Các tháng có số giờ nắng nhiều nhất trong
năm là từ tháng V đến tháng VIII đạt từ 237 - 288 giờ/tháng, các tháng XII và
tháng I có số giờ nắng thấp nhất từ 55- 59 giờ/tháng.Tổng bức xạ vào các tháng
mùa hè lên rất cao, đạt tới 500 - 600 cal/cm2/ngày từ tháng V đến tháng VII, đó là
thời kỳ ít mây và mặt trời ở gần thiên đỉnh. Tuy nhiên vào mùa đông xuân rất
nhiều mây, ít nắng và mặt trời xuống thấp cho nên bức xạ mặt trời giảm sút rõ
rệt, cực tiểu vào các tháng XII hoặc tháng I với mức độ 200 - 500 cal/cm 2/ngày.
Về chế độ nhiệt,Thanh Hoá có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình năm khoảng
230C- 240C, tổng nhiệt độ năm vào khoảng 8.500 0C- 8.7000C. Hàng năm có 4
tháng nhiệt độ trung bình thấp dưới 200C (từ tháng XII đến tháng III năm sau), có
8 tháng nhiệt độ trung bình cao hơn 20 0C (từ tháng IV đến tháng XI). Biên độ
ngày đêm từ 70C - 100C, biên độ năm từ 110C - 120C. Về độ ẩm,Độ ẩm không khí
biến đổi theo mùa nhưng sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa là không lớn. Độ ẩm
trung bình các tháng hàng năm khoảng 85%, phía Nam có độ ẩm cao hơn phía
Bắc, khu vực núi cao ẩm ướt hơn và có sương mù [22].
Lượng mưa ở Thanh Hóa là khá lớn, trung bình năm từ 1.456,6 - 1.762,6
mm, nhưng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và
từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) lượng mưa rất
ít, chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lượng mưa chỉ
đạt 4 – 5 mm/tháng. Ngược lại mùa mưa (từ tháng V đến tháng X) tập trung tới
80 - 85% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng VIII có 15 đến 19 ngày

mưa với lượng mưa lên tới 440 – 677 mm. Chế độ gió, Thanh Hoá nằm trong
vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ, hàng năm có ba mùa gió: Gió Bắc (còn gọi là
gió Bấc) do không khí lạnh từ Bắc cực qua lãnh thổ Trung Quốc thổi vào. Gió
Tây Nam, Từ vịnh Belgan qua lãnh thổ Thái Lan, Lào thổi vào, gió rất nóng nên


8
gọi là gió Lào hay gió phơn Tây Nam. Gió Đông Nam (còn gọi là gió nồm), thổi
từ biển vào đem theo không khí mát mẻ. Vào mùa hè, hướng gió thịnh hành là
hướng Đông và Đông Nam; các tháng mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng
Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình năm từ 1,3 - 2 m/s, tốc độ gió mạnh
nhất trong bão từ 30 -40 m/s, tốc độ gió trong gió mùa Đông Bắc mạnh trên dưới
20 m/s [22].
Bão và áp thấp nhiệt đới, Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ, là vùng
dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu. Các cơn bão ở Thanh Hoá
thường xuất hiện từ tháng VIII đến tháng X hàng năm. Tốc độ gió trung bình là
1,72 m/s, dao động từ 1,2 - 3,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất trong bão ghi nhận
được từ 30 - 40 m/s [22].
c. Sông, suối, hồ đập
Thanh Hóa là tỉnh có mạng lưới sông khá dầy, từ Bắc vào Nam có 264
khe suối chằng chịt thuộc 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã - Chu,
sông Yên và sông Bạng, với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là
39.756 km2, tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m 3. Sông suối ở
Thanh Hóa chảy qua nhiều địa hình phức tạp, mật độ lưới sông trung bình
khoảng 0,5 - 0,6 Km/Km2, có nhiều vùng có mật độ lưới sông rất cao như vùng
sông Âm, sông Mực tới 0,98 - 1,06 Km/Km2 [22].
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 1.760 công trình hồ, đập dâng, trạm
bơm do các Doanh nghiệp Nhà nước quản lý như: Công ty khai thác thuỷ nông
Sông Chu, Công ty Thuỷ nông Bắc sông Mã, Công ty Thuỷ nông Nam sông Mã
và chính quyền địa phương các cấp; có 525 hồ chứa, trong đó các hồ đập lớn

đang hoạt động như: Hồ thuỷ lợi, thuỷ điện Cửa Đạt; Hồ sông Mực; Hồ Cống
Khê; Các hồ đang thi công như: Hồ thuỷ điện Trung Sơn,… Chức năng chính
của hồ là tích nước, ngăn lũ, phát điện, cung cấp nguồn nước tưới và nuôi trồng
thuỷ sản [22].
Nguồn lợi cá nước ngọt của Thanh Hóa khá phong phú. Chỉ tính riêng lưu
vực hệ thống sông Mã, Dương Quang Ngọc (2007) [17] đã phát hiện 263 loài cá.
phân bố tự nhiên dọc theo các hệ thống sông suối, đồng thời rất đa dạng về sinh


9
thái học, có nhiều loài có kích thước lớn trên 30kg như cá Chiên, cá Bỗng, cá
Măng,…; nhiều loài tuy kích thước nhỏ nhưng mật độ lớn như cá Đục, cá
Mương, cá Cháo; có những loài được nhân dân tuyển chọn làm cá nuôi truyền
thống như cá Chép, cá Mè, cá Trôi; có những loài cá quí như cá Chình; có những
loài cá có ý nghĩa phòng dịch do ăn bò gậy như cá Rô, cá Cờ, cá Sóc; có nhiều
loài có thể làm cá cảnh và cá làm đồ dùng dạy học như cá Ép, cá Ngần; có những
loài cá có giá trị trên thị trường xuất khẩu như cá Trê, lươn; nhiều loại ăn thực
vật phù du hay thực vật thượng đẳng như cá Mè, cá Bỗng, cá Rầm xanh, có chuỗi
thức ăn ngắn nên hiệu suất sinh học cao.
Những năm gần đây, việc gia tăng các phương tiện khai thác, số lượng
người đánh bắt cá tăng và trình độ khai thác của nhân dân được nâng lên đã dẫn
đến nguồn lợi bị suy giảm trên hầu hết các vực nước tự nhiên, khai thác quá khả
năng khôi phục của các quần thể cá đã làm giảm sút sản lượng cá tự nhiên và là
nguyên nhân chính dẫn đến nguồi lợi cá tự nhiên đang dần bị cạn kiệt. Dưới áp
lực khai thác đó, một số loài cá đã bị tiêu diệt, nhiều loại cá khác trở nên khan
hiếm, khó bắt gặp và đang ở trong tình trạng báo động mức VU và EN
(Vulnerable và Endangred). Trong đó có loài cá Chuối hoa (Channa manulata
Lacépède,1802) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007)[3] với mức độ loài có
nguy cơ tuyệt chủng cao (EN) và nó cũng có tên trong danh mục loài thủy sản
quý hiếm cần được bảo vệ [4].

1.3. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa trong và ngoài nước
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa trên thế giới
Theo Nguyễn Văn Hảo và cs (2001), họ Channadae được biết với 2 giống
là Channa và Parachana với tổng số khoảng 29 loài trong đó chủ yếu là các loài
thuộc giống Channa phân bố ở Châu Á và có 3 loài thuộc giống Parachana phân
bố ở Châu Phi.
Kottelat (2001) khẳng định, ở Châu Á chỉ có một giống là Channa với số
loài đã được tìm thấy cho đến nay là 9 loài. Trong các tác giả nghiên cứu về
giống Channa ở các nước thuộc Đông Dương đã ghi nhận được 5 loài ở Lào:
Channa orientalis, C. lucius, C. marulius, C. micropeltes và C. striata, có 6 loài


10
ở CamPuChia: Channa orientalis, C. lucius, C. aff marulius, C. micropeltes, C.
striata và Channa melasoma [34].
Hiện nay, một trong những hạn chế lớn nhất đến sản xuất cá Chuối hoa
thương phẩm là sự hạn chế của nguồn giống. Chen (1976) đã mô tả được kỹ
thuật sản xuất nhân tạo loài Channa maculata ở Đài Loan [31].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cá Chuối hoa ở trong nước
Theo Mai Đình Yên và cs (1979), ở miền Nam Việt Nam có 4 loài thuộc
giống cá Lóc, bao gồm: Channa orientalis, C. lucius, C. micropeltes, C. striata
và 4 loài ở khu hệ cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Channa
orientalis, C. striata, C. maculata và C. asiatica (Mai Đình Yên, 1978) [27].
Nguyễn Văn Hảo (2005), đã mô tả cá Chuối hoa có một số đặc điểm như
sau: Cá có thân hình trụ tròn dài, đuôi dẹp bên. Đầu dài nhọn. Vảy hình tấm ở
đỉnh đầu tương đối bé. Mắt lớn ở hai bên đầu. Khe mang lớn. Rạch miệng xiên
kéo dài về phía sau quá viền sau của mắt. Miệng rất lớn. Trên hai hàm, xương lá
mía và xương khẩu cái đều có nhiều răng. Ở đầu có một vạch đen gẫy khúc chạy
từ dưới ổ mắt đến gốc vây ngực. Toàn thân phủ vảy lớn. [7].
Theo Mai Đình Yên (1983), khi cá trưởng thành, chúng ăn các loại sinh

vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cá con... Cá Chuối hoa (Channa macurata) là loài có
tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh, đặc biệt nơi có nhiều thức ăn, con cái có tốc
độ lớn nhanh hơn con đực. Mùa sinh sản từ tháng 4 - 6 hằng năm. Cá Chuối hoa
thường làm tổ đẻ trứng, bảo vệ trứng và con [29].
Cá thường đẻ vào sáng sớm sau những trận mưa rào một hai ngày, nơi yên
tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh. Ở nhiệt độ 20 - 350C, sau 3 ngày trứng nở thành
cá bột, khoảng 3 ngày sau cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn được thức ăn tự
nhiên bên ngoài.
Khoảng 10 - 15 năm gần đây sản lượng cá Chuối hoa giảm sút nghiêm
trọng, số lượng cá trưởng thành ước tính giảm tới trên 80%. Nhiều vùng Cá
Chuối hoa trở nên khan hiếm, có thể coi như không còn. Nguyên nhân chính là
nơi cư trú bị chia cắt, có biến đổi lớn, thu hẹp trên 50% do xây dựng các công
trình thủy lợi, thay đổi chế độ canh tác trên đồng ruộng như trồng các cây ngắn


11
ngày, tưới tiêu khoa học, phun thuốc trừ sâu, bị đánh bắt quá mức nhất là vào
mùa sinh sản. Mặt khác, nhiều năm liên tiếp cá bị bệnh lở loét, lan truyền nhanh
thành dịch, làm chết hàng loạt.
Vì vậy cá Chuối hoa (Channa maculata) đã được đưa vào danh sách các
loài cần bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996. Tuy nhiên chưa có quy chế
khai thác và bảo vệ loài cá này. Cần giảm cường độ khai thác Cá chuối hoa ở
vùng đồng bằng và ven biển. Giảm việc dùng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp,
chống ô nhiễm các vực nước. Cần nghiên cứu kỹ hơn loài cá này, tạo nguồn
giống cung cấp cho các vùng nuôi và phục hồi tái tạo nguồn lợi tự nhiên [29].


12
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu
* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cá Chuối hoa
- Tìm hiểu một số đặc điểm về hình thái của cá Chuối hoa
- Tìm hiểu một số đặc điểm về sinh trưởng của cá Chuối hoa
- Tìm hiểu một số đặc điểm về dinh dưỡng của cá Chuối hoa
- Xác định một số đặc điểm về sinh sản của cá Chuối hoa
+ Xác định tuổi, kích thước và khối lượng thành thục;
+ Xác định các đặc điểm sinh học của tế bào sinh dục;
+ Xác định độ béo của cá
+ Xác định hệ số thành thục và sức sinh sản;
+ Xác định mùa vụ sinh sản trong năm;
* Thử nghiệm thức ăn để nuôi thuần dưỡng cá Chuối hoa
- Xác định điều kiện môi trường thuần dưỡng cá.
- Xác định thức ăn thuần dưỡng cá.
- Xác đinh đặc điểm sinh trưởng của cá trong điều kiện thuần dưỡng.
2.2. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 19/01/2015 - 25/5/2015
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Địa điểm lấy mẫu: Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Cẩm Thủy - Thanh Hóa.
+ Địa điểm phân tích: Phòng thí nghiệm Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường
Đại học Vinh.
+ Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.


13

2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacépède, 1802) được thu gom tại khu
vực ven các sông lớn thuộc khu vực Thanh Hóa.

2.3.2. Vật liệu nghiên cứu
Bảng 2.1. Các dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
Dụng cụ thí nghiệm
- Bộ giải phẫu: dùi, kéo các loại, panh các loại, dao
- Khay cốc thủy tinh 100ml, 200ml, 500ml
- Cân, thước panme
- Đĩa Petri, lam kính, lamen, pipet.
- Bôcan đựng mẫu
- Kính hiển vi, máy ảnh
2.4. Phương pháp nghiên cứu

Hóa chất thí nghiệm
- Muối NaCl tinh khiết
- Nước cất
- Nước muối sinh lí 0,85%
- Cồn 900 và formalin
- Dung dịch Bouin

2.4.1. Sơ đồ khối nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản
của cá Chuối hoa (Channa macurata Lacépède, 1802) tại Thanh Hóa

Điều tra
hiện trường

Đặc điểm về
hình thái

Nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm


Đặc điểm về
sinh trưởng

Đặc điểm về
dinh dưỡng

Đặc điểm về
sinh sản

Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Hình 2.1. Sơ đồ khối nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng,
sinh học sinh sản


14
Chọn cá nuôi thuần dưỡng

CT1

CT2

CT3

- Theo dõi các yếu tố môi trường
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng
- Đánh giá tỉ lệ sống
Kết luận và kiến nghị
Hình 2.2. Sơ đồ khối nuôi thuần dưỡng cá Chuối hoa

2.4.2. Phương pháp thu thập vật mẫu
Tiến hành thu mẫu từ ngư dân khai thác hoặc bến cá, chợ cá ở các vùng
ven sông ở khu vực Thanh Hóa. Tiến hành thu mẫu theo tháng và các mẫu thu
sau khi thu được xác định khối lượng bằng cân điện tử, đo chiều dài cá bằng
thước đo có độ chính xác đến mm.
Tiến hành mổ cá ngay khi cá còn tươi để thu tuyến sinh dục. Cá được mổ
bụng theo hình vòng cung kéo dài từ hậu môn lên đến vây ngực. Sau đó lấy tuyến
sinh dục loại bỏ phần mỡ bám vào tuyến sinh dục và tất cả các phần khác rửa
sạch máu và cân tuyến sinh dục bằng cân điện tử. Tuyến sinh dục được cố định
bằng dung dịch Bouin, tuyến tiêu hóa và phần cơ thể còn lại được bảo quản trong
dung dịch formalin 10% hoặc cồn 700. Các mẫu này được tiến hành cắt lớp,
nhuộm tại Khoa giải phẫu bệnh - Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái:
Xác định các chỉ tiêu hình thái theo Pravdin (1961) [19]
Các chỉ tiêu hình thái thu thập và ký hiệu gồm:
- Các số đo: Chiều dài toàn thân (L); chiều dài chuẩn (Lo); dài đầu (T);
dài cuống đuôi (Lcd); chiều cao lớn nhất của thân (H); chiều cao cuống đuôi
(ccd); đường kính mắt (O); chiều dài mõm (Ot); khoảng cách giữa 2 ổ mắt (OO).
- Các chỉ tiêu số lượng: Số tia vây ngực (P); số tia vây lưng (D); số tia vây
bụng (V); số tia vây hậu môn (A); số vảy đường bên (L.l); số hàng vảy trên


15
đường bên tính tới khởi điểm vây lưng; số hàng vảy dưới đường bên tính tới khởi
điểm vây bụng; số lược mang ở cung mang 1 và số đốt sống.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng
- Hàng thàng tiến hành thu mẫu, cân khối lượng và đo chiều dài của cá
Chuối hoa bằng cân điện tử và thước panme.
- Xác định mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân theo
Laurence, 1951:

W = a.Lb
Trong đó:
W: Khối lượng cá (g)
L: Chiều dài cá (cm)
a: Là hằng số tăng trưởng ban đầu
b: Hệ số tăng trưởng
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng
- Hình dạng cấu tạo các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa (miệng, răng, lược
mang, thực quản, dạ dày, ruột, gan).
- Cấu trúc mô của vách thực quản, dạ dày, ruột của cá được nghiên cứu
theo phương pháp cố định mẫu trong parafin, nhuộm với Haematoxyline - Eosin
của Drury và Wallington (1967) [33].
- Thu mẫu cá trưởng thành vừa được đánh bắt, rồi cố định nhanh bằng
formalin 10% để giữ cho thức ăn trong dạ dày cá không bị tiêu hóa.
Tại phòng thí nghiệm giải phẫu lấy phần dạ dày, rửa trôi thức ăn vào trong
một ống nghiệm bằng nước cất, làm tiêu bản, rồi quan sát bằng mắt thường, hoặc
kính lúp để xác định loại thức ăn.
- Giải phẫu và quan sát thức ăn trong ruột, dạ dày cá, đo chiều dài ruột và
chia độ no theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của Lebedep (1954).
+ Bậc 0: Ruột và dạ dày không có thức ăn
+ Bậc 1: Ruột và dạ dày có một ít thức ăn
+ Bậc 2: Ruột và dạ dày có thức ăn ở mức bình thường
+ Bậc 3: Dạ dày và ruột chứa nhiều thức ăn, phình to, căng


16
+ Bậc 4: Dạ dày và ruột chứa đầy thức ăn, vách dạ dày phình to, dưới tác
dụng của áp suất khi mổ có thể vỡ ra.
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh sản
 Tuổi và kích thước thành thục lần đầu

- Xác định tuổi cá bằng cách đếm các vòng sinh trưởng biểu hiện trên vảy
theo hướng dẫn nghiên cứu của Pravdin, 1973 [19].
Lấy từ mỗi con cá 5 - 10 vảy ở hai bên sườn phía trên đường bên. Xử lý
sạch vảy bằng dung dịch NaOH 5 - 10%, dùng bàn chải mềm làm sạch chất nhờn
trên vảy. Dùng kính hiển vi quan sát.
+ Vòng tuổi của cá Chuối hoa trên vẩy đường bên
Việc xác định tuổi cá được nghiên cứu qua vẩy cá theo Pravdin (1961)
[19]: Vòng tuổi trên vẩy là các vòng sẫm màu hình thành vào thời kỳcá tăng
trưởng chậm, còn các vòng sáng hình thành vào thời kỳ cá tăng trưởng nhanh, và
các vòng tối rất hẹp so với vòng sáng.
+ Phân biệt vòng tuổi và vòng phụ: Khi quan sát vẩy cá thấy có sự xuất
hiện vòng phụ. Các vòng phụ này là những lớp xương kế tiếp vòng tuổi, độ rộng,
hẹp của những vòng này có biến đổi, tuy nhiên các vòng phụ này là những vòng
đứt quãng, không liên tục và không song song với mép của lát cắt như vòng tuổi.
Theo Pravdin (1961) thì vòng phụ hình thành do kết quả thay đổi đột ngột, ngẫu
nhiên, không mang tính chất chu kỳ của điều kiện môi trường như dinh dưỡng
kém hoặc do bệnh tật [19].
Ở một số cá cái đã tham gia sinh sản, từ vòng tuổi năm thứ ba trở đi
thường xuất hiện một vòng nhỏ kế cận với vòng tuổi.
- Xác định khối lượng và chiều dài cá bằng cân điện tử và thước panme có
độ chính xác cao.
- Xác định giới tính: mô tả đặc điểm hình thái.
- Giải phẫu quan sát tuyến sinh dục để xác định mức độ thành thục của
tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của O.F Xakun và N.A Butskaia [26]. (số mẫu
xử lý > 30 mẫu).


17
Từ kết quả số liệu thu được sẽ thiết lập được mối quan hệ giữa tuổi với
chiều dài và giữa tuổi với khối lượng. Kết hợp với việc phân tích tổ chức mô học

tuyến sinh dục để xác định được tuổi và kích thước thành thục.
 Xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục
- Định kỳ 1 lần/tháng thu mẫu tuyến sinh dục cá Chuối hoa trong các
tháng nghiên cứu.
- Phân tích tổ chức mô học tuyến sinh dục thông qua việc cắt lát tế bào
tuyến sinh dục và phân tích đồng thời giới tính, mức độ thành thục qua các tháng
nghiên cứu.
- Đồng thời phải dựa vào hình dạng bên ngoài để xác định giai đoạn phát
triển của buồng trứng và buồng tinh.
Dựa vào hình dạng bên ngoài của buồng trứng và buồng tinh được phân
chia làm 6 giai đoạn theo O.F. Xakun và N.A. Butskaia. [26].
+ Giai đoạn I: Những cá thể chưa chín muồi sinh dục. Tuyến sinh dục
chưa phát triển, nằm sát vào phía trong của vách cơ thể (theo hai bên hông và
dưới bóng hơi) và là những sợi dây dài, hẹp hoặc là những đường mà dùng mắt
thường không thể phân biệt đực cái.
+ Giai đoạn II: Những cá thể trưởng thành hoặc những sản phẩm sinh dục
phát triển sau khi đẻ trứng. Tuyến sinh dục bắt đầu phát triển và dày thêm ra tạo
trứng hoặc tinh sào.Hạt trứng nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Có thể
phân biệt được buồng trứng hay là tinh sào vì buồng trứng có mạch máu tương
đối lớn, chạy dọc và hướng về giữa thân, đập ngay vào mắt. Tuyến sinh dục còn
nhỏ và còn lâu mới chiếm hết xoang cơ thể.
+ Giai đoạn III: Tuyến sinh dục mặc dù còn lâu mới chín nhưng tương đối
phát triển. Buồng trứng được tăng lên nhiều về kích thước, chiếm 1/3 đến 1/2
khoang bụng và chứa đầy đủ những hạt trứng nhỏ, đục, hơi xám mà mắt thường
trông rõ. Nếu cắt buồng trứng và nạo nó bằng đầu kéo để lấy ra những hạt trứng
riêng, thì trứng khó tách ra khỏi những vách ngăn bên trong của buồng trứng và
luôn luôn kết thành từng chùm một vài hạt. Tinh sào có phần trước rộng hơn và
bị hẹp ở phần sau. Bề mặt của nó màu hồng, ở một số cá màu hơi đỏ vì có nhiều



18
mạch máu nhỏ. Khẽ ấn vào tinh sào, không thấy sẹ lỏng chảy ra. Khi cắt ngang
tinh sào, các mép của nó không tròn mà sắc cạnh. Cá ở giai đoạn này khá lâu,
nhiều loài cá từ mùa thu đến mùa xuân năm sau.
+ Giai đoạn IV: Các tuyến sinh dục hầu như đạt đến mức phát triển cao
nhất. Buồng trứng rất lớn và chiếm khoảng 2/3 khoang bụng. Hạt trứng lớn,
trong suốt và khi ấn có noãn bào chảy ra. Khi cắt buồng trứng và nạo bằng kéo,
trứng rời ra từng cái một. Tinh sào màu trắng chứa đầy sẹ, rất dễ chảy ra khi ta ấn
nhẹ vào bụng cá. Nếu cắt ngang tinh sào, các mép của nó tròn lại ngay và chỗ cắt
có dịch nhờn chảy ra. Giai đoạn này ở một số cá không lâu và nhanh chóng
chuyển sang giai đoạn sau.
+ Giai đoạn V: Trứng và sẹ chín đến nỗi mà khi ta ấn nhẹ tay một cái
xuống bụng cá, nó liền chảy ra ngay, không phải từng giọt mà từng tia. Nếu cầm
ngược cá lên và lắc nhẹ thì trứng và sẹ chảy tự do.
+ Giai đoạn VI: Các cá thể sau khi đẻ. Sản phẩm sinh dục được đẻ hết.
Xoang cơ thể rỗng. Buồng trứng và tinh hoàn rất nhỏ, nhão, sưng lên, có màu đỏ
sẫm. Thường thường trong buồng trứng còn lại một ít trứng nhỏ, Những trứng đó
chuyển biến và thoái hóa đi. Qua một vài ngày nó mọng lên và tuyến sinh dục
chuyển sang giai đoạn II-III.
- Phương pháp xác định sức sinh sản và kích thước trứng: Các mẫu trứng
sẽ tiến hành đếm để ước tính số lượng trứng trên cá thể. Áp dụng các công thức
để tính sức sinh sản tương đối và tuyệt đối. Mỗi một buồng trứng, lấy khoảng
200 trứng, đo đường kính trứng qua kính hiển vi để xác định kích thước trứng.
- Xác đinh mùa vụ sinh sản
Mùa vụ sinh sản được xác định dựa trên cơ sở chín muồi sinh dục và
những khảo sát trực tiếp trên sông
2.4.7 Phương pháp nuôi thuần dưỡng cá Chuối hoa
+) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Cá được nuôi thuần dưỡng trong giai trong ao với 3 công thức thức ăn,
mỗi công thức lặp lại 3 lần,trong đó:

- CT1: 100% cá tạp


19
- CT2: 50% cá tạp + 50% thức ăn công nghiệp
- CT3: 100% thức ăn công nghiệp
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Giai 1
CT1

Giai 2
CT2

Giai 3
CT3

Giai 4
CT3

Giai 5
CT1

Giai 6
CT2

Giai 7
CT1

Giai 8
CT3


Giai 9
CT2

+) Môi trường sống của cá.
- Cá được nuôi trong giai tại ao số 1 trại ngọt Hưng Nguyên.
- Số lượng giai: 9 cái, diện tích: 2x3x2m
- Điều kiện môi trường tại ao:
Độ mặn

< 6‰

Độ trong
DO
pH
Nhiệt độ

20 - 30
> 3mg/l
6,5 - 8
20 - 30

* Mật độ nuôi cá thuần dưỡng
- Cá nuôi thuần dưỡng với mật độ 3,3 con/m 3 (40 con/giai), cá nuôi trong
9 giai thí nghiệm, tổng đàn cá nuôi thuần dưỡng là 360 cá thể.
+) Chăm sóc và quản lý
- Thức ăn sử dụng nuôi thuần dưỡng là cá tạp, thức ăn công nghiệp có độ
đạm 45%.
- Cho ăn ngày 2 lần, sáng 7h và chiều 17h, khẩu phần 3-5% TLT.
- Cách cho ăn: bỏ thức ăn vào nhá cho ăn và thả xuống cho cá ăn.

- Hằng ngày kiểm tra sàn thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
- Chế độ thay nước: 4 ngày bơm nước một lần để đảm bảo độ sâu 130cm
mực nước và môi trường trong sạch cho cá phát triển.
2.4.8. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.8.1. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản
* Xác định hệ số thành thục:
K (%) =
Trong đó:


×