Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phương pháp học và ôn thi đại học môn toán hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.61 KB, 2 trang )

1. Phương pháp học môn toán
Kế hoạch học tập hợp lý :sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức và có kết quả học tập tốt nhất.
Sau khi nghe giảng, bạn cần thu xếp học bài trong thời gian sớm nhất có thể. Bạn cần đọc, tìm hiểu kỹ
sách giáo khoa, sau đó làm bài tập áp dụng. Khi đã hiểu rõ vấn đề mới làm phần bài tập nâng cao. Việc
thu xếp thời gian học bài sớm sau khi nghe giảng sẽ giúp tri nhớ bạn mau chóng tiếp thu bài, đỡ tốn nhiều
thời gian hơn là bỏ bẵng 1 thời gian sau đó bạn mới học lại. Như vậy bạn rất dễ quên, kiến thức được khôi
phục lại khó khăn hơn.
- Đối với môn học nào cũng vậy, không nên cố nhớ những điểu không hiểu, đặc biệt với môn Toán, bạn
càng phải tránh học lan man, "amatơ" như vậy bạn sẽ khó có thể vận dụng linh hoạt vào bài tập, câu hỏi
cụ thể được. Chỉ có thể hiểu rõ thì tự động sẽ nhớ dễ dàng.
- Tránh tình trạng "nước dến chân mới nhảy” thì bạn cần phải phân chia thời gian hợp lý cho môn Toán
nói riêng và các môn học nói chung.
Học kỹ từng bài: bạn phải bám sát nội dung sách giáo khoa. Trước hết, nắm chắc kiến thức cơ bản, chú
trọng đọc và học kỹ phần lý thuyết, sau đó mới làm bài tập từ dễ đến khó. Nên làm thuần thục các bài tập
trong sách giáo khoa rồi hãy đến phần bài tập nâng cao. Khi bạn đã làm bài tập một cách thành thạo vả
chủ động thì cũng có nghĩa bạn đã nắm chắc lý thuyết rồi. Khi làm các bài tập nâng cao hãy cố gắng suy
nghĩ, tìm ra cách giải, nếu đã cố gắng hết cách mà chưa giải được thì bạn mới nên xem sách giải tham
khảo, hoặc tìm hỏi thầy cô giáo, bạn bè...
- Đối với môn Toán việc làm bài tập rất quan trọng. Thậm chí có bạn luyện làm bài tập nhiều để nhớ lý
thuyết lâu. Sau mỗi bài, mỗi chương bạn nên tìm ra dạng bài cơ bản (làm nhiều bài tập tương tự nhau),
sau đấy là làm bài tập mang tính tổng hợp của toàn chương. Từ đó, phát hiện những thiếu sót, sai lầm mắc
phải để khắc phục kịp thời. Việc làm bài tập mang tính tổng hợp như vậy cũng là dịp bạn có thể huy động
các kiến thức liên quan để giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường
giống với đề thi.
- Chú ý kiến thức lớp 10 và lớp 11: Đây là phần kiến thức nền tảng về Hình học không gian, Lượng giác
và Đại số (phương trinh, bất phương trình và hệ phương trình) thưởng có trong các đề tuyển sinh ĐH mà
lớp 12 thì không dạy trực tiếp. Thực tế cho thấy rất đông thí sinh làm bài kém ở phần các câu hỏi ở nội
dung này, nếu không nắm vững chương trình lớp 10 và 11 thì cần phải có kế hoạch tự ôn tập một cách
đều dặn, bền bỉ từng tuần, từng tháng; không thể ôn cấp tập trong một thời gian ngắn.
- Gần đến ngày thi không nên học dồn học "nén", hiệu quả không cao, dễ dẫn đến căng thẳng, mất lập
trung. Nên giảm cường độ, chủ yếu đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chủ ý các lỗi thường vấp


phải, xem lại những công thức mà mình hay quên...
Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà
còn rất có hại cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao,
nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa
sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, chú
ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quê
2. Luyện giải đề thi môn toán:
- Bạn có thể sưu tập các đề thi Toán hai, ba năm gần đây để làm bài thi thử. Hoặc tim trên mạng một số
website có đăng tải các bài tập, tư liệu liên quan tới môn học này. Tham khảo tại đây:
/>- Đừng lao theo bài khó:
Lời khuyên của các chuyên gia cho rằng các bạn thí sinh không nên lao theo các bài toán quá khó, sẽ
mất rất nhiều thời gian trong khi đề thi có thể sẽ không ra tới. Thay vào đó, nên tập‘giải cẩn thận các dạng
đề cơ bản. Các bước làm bài cẩn thận sẽ giúp thi sinh đạt điểm cao trong kỳ thi. Mặt khác, cũng nên tập


trung luyện thêm các dạng đề có kiến thức tổng hợp, sau đó là nâng cao.
- Sau khi học qua hết các phần kiến thức thi việc cẩn làm là hệ thống hóa các kiến thức cơ bản thuộc
chương trinh lớp 12 theo dạng chủ đề. Đồng thời, ôn thêm kiến thức cũ đã học ở lớp 10 và 11 như:
phương trình lượng giác, phương trình, hệ phương trình, tổ hợp, xác suất.... Riêng kiến thức về bất đẳng
thức giá trị lớn nhất và nhỏ nhất sẽ là phần khó nhất nên nếu thí sinh muốn đạt điểm tuyệt đối thì mới cần
tập trung học.
- Tập giải đề như thi thật:
Sau khi hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề, học sinh nên chuyển qua làm thử các đề thi dạng tổng hợp.
Trước hết là những đề thi chính thức mà Bộ đã ra các năm trước, rồi đến các đề thi thử năm nay của các
trường thực sự có uy tín.
Bạn Võ Diệu Ánh Dương, thủ khoa khối B trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia Tp.HCM năm 2012 với
27,5 điểm, chia sẻ: “Khi luyện đề, cố gắng chỉ làm bài trong khoảng thời gian 2/3 so với thời gian thi từng
môn theo quy định. Đề thi cũng nên chọn ở nhiều dạng khác nhau và nên khó một chút để có nhiều kinh
nghiệm".
>> Phần tiếp theo: Hướng dẫn phân loại, giải nhanh , cách chia thời gian làm bài thi môn toán hiệu quả.

()



×