Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.69 KB, 3 trang )
H ọ c Nhóm
Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên –
các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về
nhiều mặt. Theo cách này, học viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận,
trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác.
Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải
cung cấp nền tảng cho học viên. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú
học viên bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của
học viên, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học viên đạt đến mức độ tư
duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để
đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực.
Các phương pháp học nhóm:
Để khuyến khích học nhóm, giáo viên có thể chọn một trong số những
phương pháp sau đây:
Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm 4
hoặc 5 để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau 20
phút thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả
nhóm cho cả lớp.
Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm 4 hoặc 5 học viên cùng làm
một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong một thời gian nhất định. Trong
lần thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải
trình bày kết quả cho cả lớp.
Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào
đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét
và đánh giá bài trình bày của nhóm kia.
“Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những
câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí
các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một
buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.
Thảo luận có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là những phương
pháp giảng dạy hiệu quả khác nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học viên và