KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục
đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng đặt vào một vật, có cùng cường độ, có phương nằm trên một
đường thẳng, ngược chiều.
Câu 2: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng
người sang trái, chứng tỏ xe:
A. đột ngột giảm vận tốc.
B. đột ngột tăng vận tốc.
C. đột ngột rẽ sang trái.
D. Đột ngột rẽ sang phải.
Sự khác nhau giữa trục bánh xe bò ngày xưa và trục
bánh xe đạp, trục bánh xe ôtô ngày nay?
Bánh xe bò không có ổ Bánh xe đạp, bánh xe ô
bi
tô có ổ bi
Hãy cho biết khi bóp
Vành
xe
phanh thìbánh
vành bánh
trượt
trên động
mặt má
xe chuyển
thế
Bánh
xe không
lăn
nào trên
mặt má
phanh
mà
trượt
trên xuất
mặt
phanh?
Vậy
lúc này
đường.
hiện
lực xe
makhông
sát
Khi bánh
Vậy
lúc
này
xuất
trượt
giữa
vành
quay thì chuyển
hiện
lực
ma
sát
bánh
xe
và
má
động thế nào trên
trượt
giữa
xe
phanh,
làmbánh
bánh
mặt đường?
và mặt
đường,
làm
xe
chuyển
động
xe chuyển
chậm
rồi dừngđộng
lại.
chậm rồi dừng lại.
? Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
- Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật chuyển
động trượt trên bề mặt một vật khác, nó có tác
dụng cản trở chuyển động trượt của vật.
Fms
? Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào?
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật chuyển
động lăn trên bề mặt một vật khác và cản lại
chuyển động ấy.
Xe cút kít
Xe rùa
Xe cút kít của ông Bầm được trưng bày tại Bảo
tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
* Đáp ứng yêu cầu của Chiến dịch Điện Biên
Phủ, với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để chiến thắng”, hàng nghìn nông dân Việt Nam
từ các làng quê nô nức lên đường tham gia chiến
dịch, hăng hái đi dân công vận chuyển lương
thực, thực phẩm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ,
trong số đó có ông Trịnh Đình Bầm.
Ông Bầm quê ở xóm Phú, xã Định Liên (Yên
Định, Thanh Hóa). Nhà nghèo không có phương
tiện đi lại, vận chuyển lương thực, nhưng với
tinh thần hết lòng cho tiền tuyến, để có phương
tiện vận chuyển hữu ích, tiện dụng, lại đạt hiệu
quả cao, ông Bầm đã tự tay đóng xe cút kít. Xe
có chiều dài 206cm, càng xe làm bằng gỗ, có hai
chân chống bằng tre. Bánh xe có đường kính
có một mảnh được sơn son thếp vàng có những
đường hoa văn đỏ, vàng xen lẫn rất đẹp. Chiếc xe
cút kít của ông Bầm có thể chở được gần 300kg. Với
chiếc xe này, ông Trịnh Đình Bầm đã chở lương
thực trên đoạn đường từ kho lương Sánh - Lược đi
lên phố Cống - Trạm Luồng, huyện Ngọc Lặc, tỉnh
Thanh Hóa. Đây là khâu trung chuyển lương thực ở
hậu phương. Lương thực được nhân dân đóng góp
vào kho lương chung của xã, sau đó đưa đến kho
lương của tỉnh. Từ kho lương của tỉnh, lương thực
được vận chuyển tiếp cho Chiến dịch Điện Biên
Phủ. Suốt thời gian vận chuyển, không quản ngại
khó khăn, đường xa, dốc cao, vực sâu, suốt 4 tháng,
cứ 3 ngày 1 chuyến, với quãng đường hơn 20km,
ông Bầm đã vận chuyển được gần 12.000kg lương
thực phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. Với thành
tích trên, ông được Hội đồng Cung cấp Liên khu 4
tặng bằng khen, được tuyên dương toàn tỉnh Thanh
Hóa.
Hiện nay, chiếc xe cút kít của ông Trịnh Đình Bầm
được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ, góp phần giới thiệu đến đông đảo du
khách gần xa biết thêm về tinh thần, nghị lực của
người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Nhiều đoàn khách đến tham
quan rất khâm phục khi nghe giới thiệu về chiếc xe
cút kít này. Một người khách nước ngoài còn viết lại
I. Khi nào có lực ma sát?
d. Lực ma sát nghỉ.
1. Khi nào có lực ma sát?
- Thí nghiệm: Móc lực kế vào một vật nặng đặt
trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương
nằm ngang ( Hình 6.2). Đọc số chỉ của lực kế khi
vật nặng còn chưa chuyển động.
- Lực ma sát xuất hiện khi vật này
chuyển động trên bề mặt vật khác và
cản trở lại chuyển động.
2. Phân loại lực ma sát.
a. Lực ma sát trượt.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một
vật trượt trên bề mặt của vật khác và
cản trở lại chuyển động.
b. Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát sinh ra khi một vật lăn
trên bề mặt của vật khác và cản trở
lại chuyển động.
c. So sánh cường độ của lực ma sát
trượt và lực ma sát lăn.
- Lực ma sát trượt có cường độ lớn
hơn lực ma sát lăn.
Fk
Fmsn
I. Khi nào có lực ma sát?
d. Lực ma sát nghỉ.
1. Khi nào có lực ma sát?
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật
bị tác dụng của lực khác.
- Lực ma sát xuất hiện khi vật này
chuyển động trên bề mặt vật khác và
cản lại chuyển động.
2. Phân loại lực ma sát.
a. Lực ma sát trượt.
- Lực ma sát trượt sinh ra khi một
vật trượt trên bề mặt của vật khác và
cản trở chuyển động của vật .
b. Lực ma sát lăn.
- Lực ma sát sinh ra khi một vật lăn
trên bề mặt của vật khác và cản trở
chuyển động của vật.
c. So sánh cường độ của lực ma sát
trượt và lực ma sát lăn.
- Lực ma sát trượt có cường độ lớn
hơn lực ma sát lăn.
- Về mặt độ lớn.
Fk
Fmsn= Fk
Fmsn
C6. Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm
lực ma sát trong các trường hợp sau:
Xích xe đạp
Tác hại: Lực ma sát trượt
làm mòn xích, đĩa, nóng
vật, đạp xe thấy nặng
Biện pháp:Tra dầu mỡ
thường xuyên
Ổ bi
Tác hại: Fms xuất hiện ở
ổ bi và trục khi bị rỉ,
làm mòn bi, trục, cản
trở chuyển động, nóng
vật.
Biện pháp: Gắn ổ bi
mới, tra dầu mỡ vào ổ
bi, ổ trục.
Tác hại: Lực ma sát trượt
cản trở chuyển động của
thùng, làm mòn thùng,
làm nóng thùng.
Biện pháp: Thay ma sát
trượt bằng ma sát lăn
Thành Tây Giai hay thành Nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long
huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa
Để xây dựng thành Tây Giai thànhNhà Hồ người ta đã vận chuyển những tảng đá nặng
hàng chục tấn từ nơi khái thác đến nơi xây thành bằng cách đẩy chúng trên những con lăn
để giảm thiểu tác hại của lực ma sát.
C7. Hãy quan sát các trường hợp sau, nếu không có lực ma sát thì sẽ xảy ra hiện
tượng gì? Hãy tìm cách tăng lực ma sát trong những trường hợp này.
Ích lợi: Làm phấn bám
được lên bảng và đầu
phấn không trượt nên ta
có thể viết được, giúp con
người cầm được các vật và
đi lại được.
Cách làm tăng: Tăng độ
nhám bề mặt tiếp xúc
Ích lợi: Làm vít và ốc giữ
chặt vào nhau.
làm nóng chỗ tiếp xúc để
đốt diêm.
Cách làm tăng: Tạo ren
cho ốc và vít, làm nhám bề
mặt vỏ diêm
Ích lợi: Làm ô tô đứng và
di chuyển được ở trên
đường một cách an toàn.
Cách làm tăng: Tạo rãnh
cho lốp xe, làm phanh cho
xe.
Tai nạn thảm khốc ở Sa Pa khiến 14 người chết và hơn 30
người bị thương do xe khách mất phanh .
Xe khách do mất phanh đã đâm vào vách núi
làm 5 người chết và hơn 20 người bị thương tai
xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa vào ngày 7 tháng 6 năm 2013
C9. Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa
quan trọng đến sự phát triển của khoa hoc và công nghệ?
Trả lời
- Ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát do thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
của các viên bi.
- Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm lực cản lên các vật chuyển động làm cho máy
móc hoạt động dể dàng, hiệu quả cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các ngành như động lực học, cơ khí, chế tạo máy…
- Công sức để di chuyển một vật giảm đáng kể khi con người khám phá ra một
hình thức bôi trơn khá đơn giản là dùng bùn và nước.
- Việc phát minh ra bánh xe thay vì chuyển động trượt nay ít mất công sức hơn
với chuyển động lăn tròn.
- Máy móc đầu tiên sử dụng ổ trượt bằng gỗ thấm dầu và trục quay bằng thép.
Dần dần khi mà nghành công nghiệp sản xuất và ngành kim loại phát triển, thì ổ
trượt được thay bằng bạc với các phần tử lăn ở giữa hai vòng thép. Điều này đã
làm giảm ma sát và tăng tuổi thọ của bạc.
- Năm 1907, Sven Winquist đã thiết kế ra vòng bi cầu tự lựa 2 dãy. Khi còn làm
kỹ sư của nhà máy dệt lớn, ông trở nên quan tâm đến vòng bi và nhận ra tầm
quan trọng của việc cải tiến thiết kế sau này.
Các thiết kế của ông có khác đáng kể so với các thiết kế trước đó ở tính tự lựa .
Các rãnh cho mỗi hàng bi cầu chỉ có trong vòng trong vòng bi trong khi vòng
ngoài chỉ có một rãnh hình cầu thông thường cho cả hai hàng bi.
Trong quá trình quay của bi và vòng trong (ca trong) theo trục (trục gắn vòng bi
đó), vẫn có thể có một lượng nhỏ dịch chuyển góc của trục so với vòng ngoài (áo
bi hay ca ngoài)
- Và ngày nay hầu như mọi chuyển động quay đều có thiết kế lắp ổ bi.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Hệ thống lại kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy.
- Làm bài tập trong sách bài tập.