Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dự án Luật an toàn thực phẩm: Quản lý thức ăn đường phố - Phân cấp cho địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.77 KB, 3 trang )

Dự án Luật an toàn thực phẩm: Quản lý thức ăn đường phố - Phân cấp cho
địa phương
"Thực phẩm là sản phẩm hàng hóa đặc thù, có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và phát triển giống nòi nên cần thiết phải
quản lý chặt chẽ".
GS. Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường
(UBKHCN&MT) của Quốc hội, nhấn mạnh như thế khi thay mặt Ủy ban thường
vụ Quốc hội đọc thẩm tra dự án Luật An toàn thực phẩm.
Chưa có số liệu giám sát ngộ độc thực phẩm
UBKHCN&MT nhận xét: Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật
về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong giai đoạn
2004-2008 cho thấy việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều
kiện ATVSTP còn bất cập, việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện
ATVSTP trung bình cả nước chỉ đạt 11,6%. Nếu quy định cấp giấy chứng nhận
cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện ATVSTP như đã làm sẽ gây ách tắc, khó
khăn cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Do đó, UBKHCN&MT đề nghị
việc quản lý sản xuất kinh doanh thực phẩm nên theo tiêu chuẩn và quy chuẩn
chất lượng. Theo đó, thực phẩm thông thường như lương thực, đường, bánh
kẹo..., quản lý điều kiện sản xuất kinh doanh trên cơ sở tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật. Còn thịt, rau quả tươi sống, sữa, thủy sản..., ngoài việc tuân thủ tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các cơ sở sản xuất kinh doanh loại thực phẩm này
phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về ATVSTP cấp. Ngoài ra, để
quản lý hiệu quả, cần sớm ban hành các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về ATVSTP.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trong trình bày dự án Luật ATTP cho
biết, chưa có số liệu giám sát ngộ độc thực phẩm do chưa có hệ thống giám sát


đến cơ sở nên chưa có báo cáo đầy đủ. Còn theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), mỗi năm, ở VN, số người ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua
thực phẩm lên khoảng 8,2 triệu người. "Đến nay, ở VN, ngộ độc thực phẩm mãn


tính và mối liên quan giữa thực phẩm và các vấn đề sức khỏe, phát triển giống
nòi vẫn chưa có đủ khả năng để đánh giá" - Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho
biết.
Xuất phát từ thực tế này, dự án luật dành hẳn một mục quy định về điều kiện bảo
đảm an toàn đối với thức ăn đường phố. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, sản xuất
chế biến thủ công, quy mô gia đình nên các cơ sở chế biến thức ăn đường phố
khá phổ biến, phần lớn chưa bảo đảm ATVSTP. Về quản lý thức ăn đường phố,
bếp ăn tập thể, Ủy ban cho rằng dự thảo Luật cần có quy định theo nguyên tắc
phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương và giao Chính phủ quy định cụ thể
trách nhiệm của UBND các cấp trong việc ban hành quy định quản lý, thanh tra,
kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động SX-KD thức ăn đường phố. Trong
dự thảo Luật cần có mục hoặc điều quy định quản lý ATTP đối với bếp ăn tập
thể, trong đó quy định về cách thức chế biến, lưu mẫu, trách nhiệm của chủ cơ sở
sản xuất, bếp trưởng trong việc thực hiện quy định bảo đảm ATTP.
Loại hình kinh doanh thức ăn đường phố phụ thuộc và chịu tác động rất lớn của
tập quán ăn uống và điều kiện kinh tế từng địa phương. Số cơ sở sản xuất kinh
doanh thức ăn đường phố rất lớn trong khi lực lượng thanh tra, kiểm tra còn
thiếu. Vì vậy, cần có quy định theo nguyên tắc phân cấp mạnh cho chính quyền
địa phương quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với sản xuất, kinh
doanh thức ăn đường phố.


Quản lý thực phẩm biến đổi gen
Thực phẩm biến đổi gen mặc dù còn mới, đang gây tranh cãi trên thế giới nhưng
cũng cần sớm đưa vào dự luật. UBKHCN&MT nhận định quản lý thực phẩm
biến đổi gen là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Hiện chưa có kết luận khoa học về
tác hại của loại thực phẩm này, tuy vậy, thế giới hiện có 2 quan điểm về quản lý
thực phẩm biến đổi gen.
Các nước EU quản lý chặt chẽ, thực phẩm có tỉ lệ nguyên liệu biến đổi gen trên
0,9% đều phải ghi nhãn; một số nước như Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc thì tỉ lệ này

dao động từ 1%-5%. Riêng các nước Mỹ, Arhentina, Canada, Malaysia,
Philippines..., có quan điểm không ghi thực phẩm biến đổi gen trên nhãn.
Trước sự lựa chọn này, cơ quan thẩm tra nghiêng theo hướng thực phẩm biến đổi
gen phải ghi trên nhãn khi vượt giới hạn tỉ lệ quy định và giao Chính phủ quy
định cụ thể mức giới hạn tỉ lệ nguyên liệu biến đổi gen trong thực phẩm.

YHTH
Theo SK&ĐS



×