Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.69 KB, 17 trang )

Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa
phương tại các cơ quan hành chính nhà nước,
đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng

Nguyễn Văn Ngọc

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn ThS ngành: Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20
Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Vui
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Nghiên cứu những vấn đề chung quản lý sử dụng ngân sách nhà nước. Thực
trạng quản lý và sử dụng Ngân sách địa phương tại Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua. Tăng cường các biện pháp quản lý và sử dụng
kinh phí ngân sách địa phương tại các CQHC, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng.

Keywords: Tài chính ngân hàng; Ngân sách; Kinh phí; Cơ quan hành chính


Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý hành chính Nhà nước (HCNN) và hoạt động sự nghiệp có vị trị quan trọng đặc
biệt trong nền kinh tế quốc dân. Thời gian qua, các cơ quan HCNN và đơn vị sự nghiệp
(ĐVSN) công lập ở trung ương và địa phương đã có nhiều đóng góp cho sự ổn định và phát
triển kinh tế xã hội của đất nước. Chương trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ
quan HCNN và ĐVSN công là một trong những chương trình hành động trọng điểm từ 2011
đến 2015, xác định: phân bổ ngân sách cho cơ quan HCNN theo kết quả đầu ra và chất lượng
hoạt động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ khoán chi trong cơ quan


HCNN; xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với các tổ chức thực hiện chức năng dịch vụ công
và ĐVSN, tạo tính chủ động của các tổ chức này, giảm dần chi từ ngân sách nhà nước (NSNN)
tiến tới thực hiện chế độ tự quản tài chính.
Trong những năm qua, Lâm Đồng đã đạt được những chuyển biến tích cực trong
phương thức quản lý chi tiêu, được Chính phủ đánh giá cao về phương thức thực hiện khoán
chi và cho nhân rộng ra toàn quốc. Là địa phương vừa cải tiến mạnh mẽ, vừa kết hợp duy trì
quy trình cũ. Chính vì vậy tuy có nhiều thành công nhưng Lâm Đồng cũng còn hạn chế trong
khâu tổ chức lập, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; chi tiêu ngân sách còn
sai chế độ, lãng phí trong lĩnh vực sử dụng trụ sở làm việc như xây vượt định mức tiêu chuẩn
cho phép; sử dụng trụ sở sai mục đích như cho thuê các hoạt động dịch vụ kinh doanh, còn lãng
phí mua sắm ô tô vượt mức quy định, sử dụng sai mục đích; ý thức trách nhiệm của người đứng
đầu trong các cơ quan hành chính (CQHC), ĐVSN sử dụng kinh phí ngân sách chưa cao. Chính
vì vậy vấn đề: “Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phƣơng tại các cơ quan hành
chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng” là đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số tác giả đã có những nghiên cứu về vấn đề này làm luận văn thạc sĩ và các bài
đăng trên tạp chí như sau:
- Trần Hồng Hà (2006); Quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp có thu tại tỉnh Bình
Thuận; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy luận văn nay chưa nêu rõ được vấn đề quản lý tài
chính của các đơn vị nhà nước, đơn vị sự nghiệp mà chỉ nhấn mạnh về quản lý tài chính các
đơn vị sự nghiệp có thu.
- Lê Văn Hoạt (2006), Quy trình lập dự toán NSNN ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và vai trò của kiểm toán Nhà nước; Tạp chi kiểm toán số 04.
- Nguyễn Sinh Hùng (2005), Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài
chính công; Tạp chí Cộng sản, số 3.
- Đặng Văn Thanh (2005), Khoán chi hành chính- kết quả bước đầu và những vấn đề
đặt ra; Tạp chí quản lý Nhà nước, số 8.
- Sử Đình Thành (2004), Luận bàn về phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra; Tạp
chí kinh tế số 170.

- Sử Đình Thành (2005), Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra
trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam; Tạp chí phát triển kinh tế, số 172.
- Nguyễn Thái Hà (2007), Quản lý chi NSNN Việt Nam trong hội nhập kinh tế toàn cầu;
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn này nói về quản lý chi NSNN trong hội nhập kinh tế toàn cầu nhưng chưa nêu
được một cách cụ thể về kết quả đạt được khi đất nước chúng ta hội nhập toàn cầu, ví dụ cụ thể
một tỉnh nào đó.
- Lê Ngọc Khánh (2006); Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN ở tinh Bà Rịa Vũng Tàu;
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua tìm hiểu luận văn này nói lên sự hoàn thiện về phân cấp quản lý nhưng chưa nêu rõ
hiệu quả sử dụng kinh phí sau khi đã phân cấp.
- Lương Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của
NSNN qua KBNN; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua luận văn này tôi thấy nhấn mạnh về công tác kiểm soát chi NSNN qua kho bạc đối
với chi thường xuyên nhưng không nói đến việc kiểm soát chi những khoản chi lớn qua kho
bạc như chi xây dựng cơ bản, sắm trang thiệt bị, xe
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: đề tài luận văn trình bày một cách rõ nét cơ sở lý luận về ngân sách nhà
nước (NSNN), CQHC Nhà nước và ĐVSN trong nền kinh tế thị trường; phân tích và đánh giá
tình hình quản lý và sử dụng NS địa phương ở tỉnh Lâm Đồng (TLĐ). Trên cơ sở đó, kiến nghị
chính quyền Tỉnh trong thẩm quyền của mình, cần thay đổi một số cơ chế hiện hành về quản lý
chi tiêu NS; các vấn đề vượt thẩm quyền, cần tiếp tục kiến nghị các Bộ, Ngành và Chính Phủ
sửa đổi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu quy trình quản lý chi tiêu ngân sách địa phương;
việc sử dụng kinh phí ngân sách của các cơ quan HCNN, ĐVSN trên địa bàn Lâm Đồng. Lâm
Đồng bao gồm các cơ quan, Sở, ban ngành và đơn vị trực thuộc sử dụng kinh phí ngân sách
tỉnh; các cơ quan và đơn vị thuộc khối TP, huyện, ngân sách xã.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp duy vật biến chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp
khảo sát điều tra thực tế kết hợp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê kinh tế, phương
pháp logic biện chứng. Nguồn số liệu sơ cấp qua việc trực tiếp thu thập từ các đơn vị, một số
nguồn thứ cấp từ các báo cáo quyết toán Ngân sách trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lâm
Đồng, Bộ Tài chính.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách (NS) bằng hình thức khoán chi đã đạt
được một số mặt nhất định, tuy nhiên tỉnh Lâm Đồng cũng còn một số mặt cần tiếp tục đổi mới.
Đề tài kiến nghị các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm đổi mới các mặt sau:
- Đổi mới trong khâu tổ chức lập dự toán, phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán
ngân sách.
- Chống lãng phí trong việc chi tiêu thường xuyên và xây dựng, sử dụng trụ sở làm việc
bao gồm xây mới vượt định mức tiêu chuẩn cho phép; sử dụng trụ sở không đúng mục đích như
cho thuê các hoạt động dịch vụ kinh doanh; chống lãng phí mua sắm ô tô vượt mức do chính
phủ quy định, sử dụng sai mục đích.
- Cần chấn chỉnh kỷ luật tài chính, tăng cường ý thức trách nhiệm của người đứng đầu
trong cơ quan HCNN, ĐVSN sử dụng kinh phí ngân sách.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung quản lý sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương 2. Thực trạng quản lý và sử dụng Ngân sách địa phương tại Cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua.
Chương 3. Tăng cường các biện pháp quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các
CQHC, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.




CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC

1.1. Bản chất, vai trò NSNN
1.1.1. Khái niệm, bản chất Ngân sách nhà nƣớc
Theo khái niệm chung thì NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
Theo Luật NSNN Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.2. Vai trò của Ngân sách nhà nƣớc
1.1.2.1. Công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chỉ tiêu của
nhà nƣớc
1.1.2.2. Công cụ điều tiết vĩ mô nền KT-XH của nhà nƣớc: kinh tế, xã hội, thị
trường.
- Hệ thống Ngân sách nhà nƣớc
- Những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nƣớc
1.2. Nội dung quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ở Việt Nam




1.2.2. Vai trò của các cấp ngân sách ở Việt Nam: Trong hệ thống NSNN, NS trung
ương là khâu trung tâm và giữ vai trò chủ đạo.
1.3. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc
1.3.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc: là một chỉnh thể thống nhất, được
Ngân sách
Nhà nước
Ngân sách
Trung ương
Ngân sách

địa phương
Ngân sách
tỉnh
Ngân sách
huyện

Ngân sách

tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước được thực hiện
thông qua các cơ quan nhà nước đã được pháp luật trao cho những nhiệm vụ, quyền hạn .
1.3.2. Những đặc điểm cơ bản của cơ quan hành chính nhà nƣớc: Hoạt động mang
tính quyền lực nhà nước, trên nguyên tắc tập trung dân chủ; đều có một thẩm quyền nhất định,
thẩm quyền này do pháp luật quy định; được quyền đơn phương ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính và văn bản đó có hiệu lực bắt buộc đối với các đối tượng có liên quan.
1.3.3. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc
Sơ đồ 1.2: Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc Việt Nam







1.3.3.1. Chính Phủ và các cơ quan HCNN ở trung ƣơng: Là một thiết chế chính trị
nắm quyền hành pháp, theo nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước có sự phân công, phân
cấp rành mạch giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ: là cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương; được tổ chức theo chế độ thủ trưởng một
người, đứng đầu là các Bộ trưởng hay Chủ nhiệm ủy ban.
1.3.3.2. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng đƣợc chia thành ba cấp:

cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã.
1.3.4. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập: là một bộ phận cấu thành cơ cấu tổ chức
của các cơ quan HCNN, do cơ quan HCNN có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có
tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức theo quy định của pháp luật.
1.4. Nguyên tắc chung về quản lý sử dụng kinh phí NS đối với cơ quan hành
Chính Phủ
Các bộ, cơ quan
trực thuộc Chính phủ

Ủy ban nhân
dân tỉnh
Tổng cục,
CQ thuộc bộ
Đơn vị
sự nghiệp
Các Sở
ban, ngành
UBND
Huyện
UBND


Đơn vị
sự nghiệp

Đơn vị
sự nghiệp

Đơn vị
sự nghiệp


chính, đơn vị sự nghiệp công lập: phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát,
thanh toán; hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ NS, cấp NS và mục lục NSNN; chi sai
phải thu hồi.
Kết luận chƣơng 1
Cơ quan HCNN được cấu tạo gồm một hệ thống và định chế theo thứ bậc chặt chẽ và
thông suốt từ trung ương đến các địa phương mà trong đó, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận
chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp mỗi cơ quan, mỗi
công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được trao. Cơ quan HCNN là công cụ của công
quyền, hoạt động điều hành đất nước theo những quy tắc quy phạm pháp luật. Hoạt động của
cơ quan HCNN và các ĐVSN công lập phần lớn cung cấp các dịch vụ phục vụ lợi ích công và
lợi ích công dân.

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TẠI CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TỈNH LÂM ĐỒNG
2.1. Quản lý và sử dụng NS địa phƣơng tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở
Lâm Đồng từ năm 2002 đến nay: Quản lý và sử dụng NS trong thời kỳ này thể hiện qua công
tác lập, phê duyệt dự toán, chấp hành dự toán và Quyết toán chi NS.
2.1.1. Lập và phê duyệt dự toán: Lập dự toán là giai đoạn đầu tiên của đơn vị sử dụng
kinh phí NS.
2.1.2. Chấp hành dự toán: Phân bổ kinh phí theo hình thức hạn mức, tức là mức kinh
phí cao nhất được phép sử đụng trong kỳ tháng hoặc quý.
2.1.3. Quyết toán chi Ngân sách: Cuối niên độ NS, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí
NSNN phải lập quyết toán gửi về CQTC hoặc cơ quan chủ quản để được kiểm tra và phê
duyệt.
2.2. Quản lý và sử dụng NS địa phƣơng tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở
tỉnh Lâm Đồng sau khi có luật Ngân sách
2.2.1. Công tác lập và giao dự toán
- Đơn vị sử dụng kinh phí NS căn cứ vào tình hình chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ năm

trước; dự tính nhiệm vụ năm sau để lập dự toán chi gửi cơ quan chủ quản hoặc CQTC đồng
cấp.
- CQTC căn cứ vào số liệu kiểm rà soát đối chiếu đi đến thống nhất số liệu về dự toán
chi trước khi tổng hợp trình UBND tổ chức báo cáo để HĐND tỉnh thảo luận và quyết định dự
toán NS năm.
- Sau khi được HĐND chấp thuận dự toán NS năm, UBND tỉnh thực hiện phê duyệt và
giao dự toán chi. KBNN là cơ quan quản lý và cấp phát quỹ NS. Cơ sở để KBNN tiếp nhận và
nhập dự toán NS cho CQHC, ĐVSN là quyết định giao dự toán NS năm của cấp có thẩm
quyền.

Bảng 2.1: Dự toán chi ngân sách địa phƣơng Đơn vị tính:
Tại tỉnh Lâm Đồng (2008 -2011) triệu đồng

CHI TIÊU
2008
2009
2010
2011

CHI CÂN
ĐỐI NS
2.314.67
1
2.999.65
0
3.603.95
9
4.148.03
9
1

Chi TX
1.332.93
6
1.687.71
0
1.911.13
6
2.308.32
2
2
Chi ĐT - PT
842.202
1.089.34
1
1.446.82
3
1.464.53
2
3
Chi trả nợ
gốc, lãi HĐ
ĐT
0
0
0
0
4
Chi bổ sung
quỹ dự trữ
TC

1.300
1.300
1.300
1.300
5
Chi chuyển
nguồn
0
0
0
0
6
Dự phòng
NS
43.920
66.450
70.780
114.700
7
Chi chƣơng
trình mục
tiêu
58.810
86.240
100.845
83.460
8
BS chênh
lệch tăng
lƣơng

35.503
68.609
73.075
175.725
Nguồn Sở tài chính tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 1: Dự toán chi NS địa phƣơng tại tỉnh Lâm Đồng
(2008-2011)

2.2.2. Cấp phát, thanh toán và sử dụng NS
2.2.2.1. Cấp phát, thanh toán kinh phí chi tiêu TX
2.2.2.2. Cấp phát thanh toán chi đầu tƣ XDCB
2.2.2.3. Chấp hành chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu NS
2.2.2.4. Kế toán chỉ tiêu ngân sách
Cùng một nghiệp vụ xuất quỹ NS để thực hiện chi tiêu nhưng có đến 3 cơ quan cùng
thực hiện hạch toán kế toán: Kho Bạc nhà nước, đơn vị sử dụng kinh phí NS, cơ quan tài chính.
2.2.3. Quyết toán chi ngân sách: Quyết toán NS là khâu cuối cùng trong một chu trình
NS nhằm tổng kết, đánh giá việc chấp hành NS của cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NS.
Bảng 2.2: Quyết toán chi ngân sách địa phƣơng Đơn vị
tính:Tại tỉnh Lâm Đồng (2008 -2011) triệu đồng

CHI TIÊU
2008
2009
2010
2011

CHI CĐ NS
2.709.687
3.360.010
4.231.251

5.073.737
1
Chi TX
1.581.797
1.932.354
2.264.134
2.748.338
2
Chi ĐT PT
968.945
1.240.094
1.668.528
1.882.584
3
Chi trả nợ gốc, lãi HĐ ĐT
0
0
0
0
4
Chi BS quỹ dự trữ TC
1.500
1.552
1.688
1.922
5
Chi chuyển nguồn
0
0
0

0
6
Dự phòngSN
49.800
72.555
79.887
135.990
7
Chi chƣơng trình MT
65.100
97.250
128.822
102.455
8
BS CL tăng lƣơng
42.545
88.760
88.192
202.448
Nguồn: Sở tài chính tỉnh Lâm Đồng
Biểu đồ 2: Quyết toán chi NS địa phƣơng tại tỉnh Lâm Đồng
(2008-2011



2.2.4. Quản lý và sử dụng kinh phí NS đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính NS tỉnh Lâm Đồng: khi được khoán kinh phí các đơn vị được giao quyền chủ động sắp
xếp lại tổ chức bộ máy trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ.
2.2.4.1. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính đối với các CQHC Nhà nước

Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP (theo báo cáo
số 639 /BC-STC ngày 5/4/2012 của Sở tài chính Lâm Đồng):
- Số lượng cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ đạt tỷ lệ 100% đối với cơ quan
nhà nước cấp tỉnh, đạt 99% đối với cơ quan nhà nước cấp huyện và 90% đối với cấp xã.
- Số lượng cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ thực hiện tiết kiệm được biên chế:
54% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, 7% cơ quan nhà nước cấp huyện và 56% đối với cấp xã.
- Số lượng cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ thực hiện tiết kiệm được kinh phí
tự chủ: 39% cơ quan nhà nước cấp tỉnh; 38% cơ quan nhà nước cấp huyện và 43% đối với cấp

xã.
- Số kinh phí tiết kiệm được so số kinh phí tự chủ được giao bình quân 3,17% đối với
cơ quan nhà nước cấp tỉnh; 4,24% đối với cơ quan nhà nước cấp huyện và 1,5% đối với cấp
xã.
- Đã thực hiện được tăng thu nhập cho cán bộ công chức qua các năm tuy nhiên số tăng
không cao, không ổn định và phần lớn những cơ quan thực hiện được tiết kiệm và tăng thu
nhập cho cán bộ công chức là những cơ quan có nguồn thu từ phí, lệ phí.
Những vƣớng mắc, tồn tại: Đối với những khoản chi chưa có chế độ, định mức chi
nhưng thực tế có phát sinh phục vụ cho công tác chuyên môn; Đối với một số khoản chi cần
mở rộng đối tượng do thực sự cần thiết phục vụ công tác chuyên môn của cơ quan (như khoản
thanh toán cước điện thoại di động, điện thoại công vụ tại nhà riêng).
2.2.4.2. Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập
Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (theo báo cáo số
639 /BC-STC ngày 5/4/2012 của Sở tài chính Lâm Đồng):
a) Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ đạt tỷ lệ 98% đối với cấp
tỉnh; đạt 98,8% đối với cấp huyện.
b) Số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ thực hiện tiết kiệm được
kinh phí hoạt động thường xuyên tăng dần theo từng năm.
Giải pháp thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ: Hàng năm, thông qua hội nghị cán bộ,
công chức, viên chức, cán bộ, viên chức và người lao động tham gia xây dựng kế hoạch hoạt

động chuyên môn, công khai, minh bạch dự toán và quyết toán thu chi ngân sách của đơn vị.
Triển khai và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
Những vƣớng mắc, tồn tại:
- Việc tính khấu hao đối với tài sản sản cố định vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
vừa thực hiện dịch vụ gặp nhiều khó khăn.
- Việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật một số lĩnh vực
chưa có hoặc chưa cụ thể nên ảnh hưởng đến việc ban hành các tiêu chí đánh giá.
- Chưa có sự thống nhất giữa cơ quan tài chính và cơ quan thuế khí tính các khoản chi
trích lập nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định vào chi phí hợp lý nhằm
xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ.

2.2.5. Quản lý chi đối với NS cấp xã, phƣờng
Được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền. UBND xã vừa ký lệnh chi tiền đề xuất quỹ NS
của mình, vừa là người thụ hưởng NS.
2.3. Đánh giá chung
Biểu đồ 3: Tình hình thực hiện chỉ NS địa phƣơng tại
tỉnh Lâm Đồng (2008 - 2011)

Biểu đồ 4: Tình hình thực hiện chi thƣờng xuyên NSNN
tại tỉnh Lâm Đồng (2008-2011)





2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Chính quyền địa phương và CQTC đã nỗ lực chủ động trong công tác điều hành quản
lý chi tiêu NS. Сhi tiêu NS đã có những tiến bộ trong việc chấp hành dự toán, chế độ, vai trò
.0
1000000.0

2000000.0
3000000.0
4000000.0
5000000.0
6000000.0
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Dư toán
Quyết toán

.0
500000.0
1000000.0
1500000.0
2000000.0
2500000.0
3000000.0
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm

2011
Chi thường xuyên
Chi thường
xuyên
giám sát của HĐND được phát huy.
- Quy chế công khai dự toán chi tiêu NS ngay trước 31/12 hàng năm được thực hiện
ngày một tốt hơn, tạo sự minh bạch, công bằng, khắc phục tình trạng chi không theo kế hoạch.
- Với vai trò thực hiện kiểm soát chi, KBNN đã kiểm soát việc chi tiêu NSNN theo dự
toán được giao; kiểm soát chi tiêu theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do nhà nước quy đinh.
KBNN cũng là nơi kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt trong các quan hệ thanh toán đã
hạn chế tiêu cực và tiết kiệm chi tiêu NS.
- Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị chủ động
trong việc sử dụng biên chế và kinh phí một cách hợp lý. Cơ chế này thúc đẩy việc sắp xếp, tổ
chức bộ máy tinh gọn, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng lao động, kinh phí
quản lý.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Về chất lượng dự toán chưa đạt yêu cầu, vấn đề chính trong chi theo dự toán là công tác
hướng dẫn xây đựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phải được dự
lường một cách đầy đủ, chặt chẽ. Đây là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, thế nhưng tình trạng
làm theo kiểu cũ, nặng tính hình thức vẫn còn xảy ra.
Tình trạng sử dụng NSNN tại các cơ quan, đơn vị sai mục đích, chi sai chế độ, chi vượt
dự toán còn xảy rạ tại địa phương, gây thất thoát, lãng phí lớn đối với NSNN.
Công tác kiểm toán thời gian qua ở tỉnh Lâm Đồng chỉ mới chú trọng khâu kết quả thực
hiện, tức hậu kiểm. Khi phát hiện những sai phạm, cơ quan kiểm toán thường sử dụng luật khác
để xử lý.
Kết luận chƣơng 2
Chi tiêu NS gắn liền với chức năng quản lý của Nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, nhiều cơ quan đơn vị. Hiệu quả quản lý chi tiêu NS được đặt ra
trong bối cảnh là nguồn lực tài chính của mỗi quốc gia. Tuy cũng còn một số hạn chế nhất định
nhung với sự không ngừng đổi mới chắc chắn tỉnh sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức quản lý

có hiệu quả, tiết kiệm, công khai phù hợp với xu thế quản lý tiên tiến phục vụ cho phát triển
nền KT- XH.

CHƢƠNG 3
TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ NGÂN
SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TẠI CÁC CQHC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
3.1. Mục tiêu, định hƣớng
Mục tiêu chính là đổi mới cơ chế quản lý tài chính và ngân sách, phát huy tính chủ
động, sáng tạo và trách nhiệm của chính quyền tỉnh Lâm Đồng trong việc điều hành tài chính
và ngân sách.
Cải tiến quy trình và phương thức xuất quỹ ngân sách, tiến tới đa dạng hoá các hình
thức thanh toán không dùng tiền mặt để mở rộng phạm vi và đối tượng thanh toán trực tiếp.
Phân định vai trò và trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình quản lý điều hành
NSNN như CQTC, KBNN, cơ quan chủ quản.
Hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nước bằng Hệ thống quản lý thông tin
tích hợp, kế toán dồn tích do KBNN thực hiện, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá
đúng thực trạng tài khóa tại các thời điểm cần thiết.
3.2. Những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NS tại các CQHC,
ĐVSN ở tỉnh Lâm Đồng
3.2.1. Đổi mới việc lập, phân bổ dự toán chi ngân sách
3.2.2. Hƣớng tới lập dự toán ngân sách trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra
- Ý nghĩa của cơ chế này là nâng cao tính hiệu quả của chi tiêu bằng việc yêu cầu các
cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động và đo lường
công việc thực hiện giữa đầu ra với đầu vào và đầu ra với kết quả; Đưa ra tầm nhìn trung hạn
để cho các sở ngành, các địa phương lập kế hoạch trước và xác định những chương trình có thể
được duy trì. Ngân sách trung hạn được lập trong giai đoạn 3-5 năm; từng năm một, DTNS
được đưa vào, và do vậy đảm bảo tính liên tục của của ngân sách trung hạn.
- Tóm lại: Lập DTNS trung hạn, quản lý ngân sách theo đầu ra là cơ chế rất mới đối với
tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước. Sản phẩm đầu ra trong các CQHC rất định tính khó đo

lường; tâm lý không quen với cách làm mới cũng cần cải thiện nhiều và cần có thời gian.
3.2.3. Cải tiến hình thức cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách: Triển khai
nghiệp vụ quản lý quỹ ngân sách gắn với chế độ, chính sách và cơ chế kiểm tra, giám sát việc
sử dụng công quỹ thông qua nghiệp vụ, biện pháp tài chính.
3.2.3.1. Đối với hình thức cấp phát, thanh toán bằng lệnh chi tiền: Chi cho các
doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội …phải bảo đảm các điều kiện cấp phát NSNN theo
chế độ quy định.
3.2.3.2. Đối với hình thức cấp phát, thanh toán theo dự toán từ KBNN: gồm các
khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị sau: Các CQHC nhà
nước; các ĐVSN; các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên; các Tổng công ty nhà
nước được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật.
3.2.4. Cải tiến nội dung, phƣơng thức lập và phê duyệt quyết toán chỉ ngân sách
3.2.5. Cải tiến công tác giám sát chi tiêu ngân sách
3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả các hình thức giám sát chi tiêu ngân sách
3.2.5.2. Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán ngân sách
3.2.6. Phân định trách nhiệm, quyền bạn của từng cơ quan trong chu trình Ngân
sách
3.2.6.1. Trách nhiệm, quyền hạn của thủ trƣởng đơn vị sử dụng ngân sách
3.2.6.2. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan chủ quản, đơn vị dự toán cấp trên
3.2.6.3. Trách nhiệm, quyền bạn của KBNN
3.2.6.4. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống kế toán nhà nƣớc: Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống
kế toán này là phải xây dựng hệ thống kế toán Nhà nước dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin duy
nhất, đầy đủ và áp dụng thống nhất cho tất cả các cơ quan, đơn vị công quyền và công lập từ
trung ương đến địa phương.
3.2.8. Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với CQHC, đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế
tự chủ: Là bước đột phá làm thay đổi hẳn tư duy cũ, giao kinh phí theo biên chế. Các cơ quan,
đơn vị đã sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế hoặc chủ động huy động các nguồn lực
như nhân lực, vốn và cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch

vụ, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp.
3.2.9. Đổi mới phƣơng thức quản ]ý chi NS cấp xã
3.2.10. Thực trạng
3.2.10.1. Sửa đổi cơ chế đối với các CQHC thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định
130/CP: Mục đích của cơ chế này là chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.
3.2.10.2. Sửa đổi cơ chế đối với các ĐVSN công lập thực hiện chế độ tự chủ theo
Nghị định 43/CP: Cần có kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế
toán. Chỉ những người được đào tạo chuyên môn chuyên ngành, có chứng chỉ hành nghề mới
bố trí làm công tác tài chính kế toán.
Kết luận chƣơng 3
Ngân sách tỉnh Lâm Đồng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT-XH trên địa
bàn và vai trò đầu tàu kinh tế khu vực Tây nguyên. Trong những năm qua, tỉnh đã chú trọng
đẩy mạnh CCHC trên cả 4 mặt: thể chế thủ tục hành chính; tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức và cải cách tài chính công. Trong đó đã đề ra trong tâm trong tời gian tới,
nhằm xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, trong sạch vững mạnh, ngày càng phù hợp
yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cácnh tài chính công
được tiếp tục mở rộng, từng bước đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong quản lý tài
sản công, khai thác nguồn thu, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, văn hoá-xã
hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng.
KẾT LUẬN
Những năm qua, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện cải cách tài chính công trên cơ sở
phân biệt rõ cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; thực hiện đổi
mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xoá bỏ chế độ cấp kinh phí theo số
lượng biên chế, thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt
động, hướng tới kiểm soát đầu ra; ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp.
Đề tài nghiên cứu đã phản ánh trung thực những diễn biến trong quá trình xiết chặt dần
kỷ luật, kỷ cương quản lý chi ngân sách của chính quyền địa phương, các sở ngành chức năng
và cơ quan, đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách. Đồng thời nêu lên những mặt hạn chế khiếm
khuyết; đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý ngân sách

trong thời gian tới chủ yếu khắc phục những hạn chế của cơ chế hiện hành. Ngoài ra đề tài
cũng đề cập đến vấn đề: lập dự toán ngân sách trung hạn và kiểm soát ngân sách đầu ra, với
mong muốn chính quyền địa phương quan tâm xem xét và có hướng nghiên cứu thực hiện để
công cuộc đổi mới của tỉnh Lâm Đồng đạt được nhiều thành công./.

References
1. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Học viện tài chính, Nxb Tài
chính, Hà Nội.
2. Nguyễn Sinh Hùng (2005), “Quản lý và sử dụng NSNN trong tiến trình cải cách tài chính
công”, Tạp chí Cộng sản, (3).
3. Lê Văn Hoạt (2006), “Quy trình lập dự toán Ngân sách Nhà nước ở các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và vai trò của Kiểm toán nhà nước”, Tạp chí Kiểm toán, (4).
4. Dương Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp,
Nxb Tài chính, Hà Nội
5. Hồ Xuân Phương (2005), “Phát huy vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc phục vụ công
tác giám sát ngân sách của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”, Tạp chí Kiểm toán, (2).
6. Đặng Văn Thanh (2005), “Khoán chỉ hành chính - kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra”,
Tạp chí Quản lý nhà nước, (8).
7. Sử Đình Thành (2004), “Luận bàn về phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra”, Tạp chí
Phát triển kinh tế, (170)
8. Trần Đình Ty (2003), Quản lý tài chỉnh công, NxbLao động, Hà Nội.
9. Phạm Văn Vận (2004), Giáo trình kinh tế công cộn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Mai Vinh (2005), “Vai trò của kiểm toán nhà nước trong quá trình thẩm định dự toán ngân
sách nhà nước”, Tạp chí Kiểm toán, (6)

×