Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

bài thi vận dụng kiến thức liên môn của hs THCS-bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.54 KB, 12 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo yên định
TRờNG trung học cơ sở định hng

a ch: nh Hng- Yờn nh- Thanh Húa.
in thoi: 0949159385
Email:

CUC THI
VN DNG KIN THC LIấN MễN GII
QUYT CC TèNH HUNG TRONG THC TIN.
TấN TèNH HUNG:
BO V MễI TRNG XUNG QUANH EM.

Thụng tin v thớ sinh:
1.H v tờn: Trnh Th Hũa
2.Ngy sinh: 07.12.2002
1. Tờn tỡnh hung:

Lp:8B

Bo v mụi trng xung quanh em.


Một hôm, trên đường đi học về, đi trên con đường thơm mùi hương lúa non, mát
mẻ. Bỗng một mùi hôi thối ở đâu bay ra khiến con người như muốn tắc thở, nhìn
xung quanh, em thấy một hố rác ở ngay dìa đường, nào là nhựa phế thải, xác các
con vật chết, võ thuốc trừ sâu… làm ô nhiễm cả một đoạn đường và quãng mương.
Em mong rằng chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp kịp thời để môi
trường ở địa phương em trở nên trong lành hơn.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Tất cả người dân địa phương cùng hiểu rõ về tác hại của ô nhiễm môi trường.


- Giúp học sinh hiểu rõ, sâu hơn về kiến thức các môn: Sinh học, hóa học, vật lí, mĩ
thuật, địa lí, giáo dục công dân…, tăng kĩ năng vận dụng các kiến thức từ sách vỡ
và thực tế cuộc sống.
- Tuyên truyền rộng lớn thông qua nhà trường và xã hội rèn luyện kỉ năng sống,
nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về cộng đồng và góp phần thiết thực
giảm thiểu tác hại của ô nhiềm môi trường làm cho môi trường ngày càng xanh,
sạch, đẹp.
3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giảo quyết tình huống.
a. Tiến hành nghiên cứu em sử dụng những phương pháp sau:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu qua sách, báo đài,
mạng…
- Thống kê.
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với thực tế
cuộc sống.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các mặt tác hại, bày tỏ quan điểm về vấn đề.
b. Giải pháp.
- Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống.
+ Môn giáo dục công dân:Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, giáo dục ý
thức về bảo vệ môi trường.
+ Sinh: Biết được ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với môi trường sinh học,
đối với sức khỏe của con người.
+ Hóa: Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc trừ sâu…
+ Mĩ thuật, âm nhạc: Tổ chức cho học sinh vẽ tranh, tổ chức các cuộc thi hát về đề
tài bảo vệ môi trường sẽ góp phần tuyên truyền, lên án, phê phán kêu gọi mọi
người có ý thức về bảo vệ môi trường.
+ Công nghệ: Ý thức, thói quen làm việc theo qui trình giữ vệ sinh nơi thực hành
góp phần bảo vệ môi trường xung quanh.
+ Toán: Đưa ra các số liệu tính toán về mức độ sử dụng thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ,… trong nông nghiệp.
+ Số liệu về mật độ dân số,số dân trên địa bàn xã. Sử dụng các phương pháp thống

kê…
+ Lịch sử: Học sinh ý thức bảo vệ môi trường ở các danh lam thắng cảnh, di tích lịc
sử.


+ Ngữ văn: Nắm các kĩ viết văn cần thiết về viết văn, kể chuyện, thuyết minh, nghị
luận để viết bài. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt
chẽ.
+Tin học: Tìm hiểu thông tin.
c. Nội dung nghiên cứu ô nhiễm môi trường.
* Tìm hiểu chung về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Khái niệm về môi trường có rất nhiều quan điểm khác nhau, sau đây em xin trình
bày một số quan điểm khác nhau về môi trường.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29-11-2005 qui định: “ Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời sống, sản cuất, sự vật, phát triển của con người và sinh vật”
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước
ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…
Môi trường theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp
liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người.
Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè…Tóm lại
môi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Môi trường bao gồm: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân
tạo.
Trong tuyên ngôn của UNESCO 1981 môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con
người sinh sống và bằng lao động của mình, đã khai thác tài nguyên thiên nhiên
hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người”,
Trong sinh học môi trường như là tổ hợp của các yếu tố khí hậu, sinh thái học,xã

hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của
chúng.Vì thể môi trường bao gồm tất cả mọi thứ mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
sự trao đổi chất hay các hành vi của cơ thể sống hay các loài, bao gồm ánh sáng,
không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác.
Trong kiến trúc, khoa học lao động và bảo hộ lao động thì môi trường là toàn bộ
các yếu tố trong phòng.
Hiện nay bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là
vấn đề của toàn nhân loại bởi môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm. Vậy ô nhiễm
môi trường là gì?
Theo tổ chức y tế thế giới: “ Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các
chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức
khỏe của con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường”
Theo khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005: “ Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn của
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Theo luật bảo vệ môi trường của Việt Nam:


“ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến có khả năng gây hại đến sức khỏe của con người,
đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng khí , lỏng, rắn chứa hóa
chất hoặc tác nhân vật lí, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng
độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt dến mức có khả năng tác động xấu đến con
người, sinh vật hoặc vật liệu.
Một số hình ảnh về ô nhiễm môi trường.


Ô nhiễm khói bụi từ các nhà máy.


Võ, chai thuốc trừ sâu.

Nông dân phun thuốc trừ sâu.


* Tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
Hiện nay ở địa phương em đang trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới vì vậy
chính quyền địa phương có nhiều chính sách xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp
vì hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm do các chất thải từ chăn nuôi, ô nhiễm từ
sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm từ chất thải trong sinh hoạt, rác thải y tế…
- Ô nhiễm từ chất thải trong chăn nuôi.
Hầu hết các căn hộ chăn nuôi tự phát theo hộ gia đình, quy mô nhỏ, có khi muôi
gia súc thả rông, làm chuồng trại tạm bợ không đạt tiêu chuẩn, Các chất thải từ
chuồng trại không được xử lí, chất thải này vừa gây ô nhiễm nguồn nước, tạo cơ
hội cho các dịch bệnh phát triển lại vừa gây ra mùi khó chịu làm ô nhiễm không
khí.
- Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.
Do kinh nghiệm sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón của bà
con ta còn hạn chế, tùy tiện nên xảy ra tình trạng dư lượng thuốc và phần tồn đọng
trong môi trường và trên sản phẩm nông nghiệp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức
khoe cộng đồng, các chai lọ, bao bì thuốc vứt ngổn ngang ra môi trường làm tăng
thêm ô nhiễm môi trường, nếu không có biện pháp hạn chế ngăn chặn thì làm rất
nguy hiểm.
- Ô nhiễm từ chất thải trong sinh hoạt.
Do ý thức vứt rác đúng nơi quy định của bà con còn hạn chế vì vậy đi đâu củng
thấy rác làm mất vệ sinh và cảnh quan thôn xóm, nhất là những ngày mùa bà con

phơi rơm, rác khắp các con đường thôn xóm, sau khi phơi xong bà con không quét
dọn đường làng rất bụi, bẩn. Đặc biệt vào những ngày mưa, rơm rác không được


thu gom rất mất vệ sinh. Đây chính là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng.
*Tác hại của ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường có tác hại rất lớn đến môi trường và sức khỏe của con người.
Vậy vì sao ô hiễm môi trường lại có tác hại? Nguyên nhân chủ yếu là do con người
thải các chất độc hại: Túi bóng, võ thuốc trừ sâu… là ngững chất thải cực kì nguy
hiểm đối với sức khỏe và môi trường sống của con người.
- Tác hại đối với môi trường.
Làm cho môi trường bị ô nhiễm những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác
thải, rác bẩn đổ ra từ các khu trung cư xả ra, không khí ngột ngạt…
- Tác hại đối với con người.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Ô nhiềm
nước làm cho người dân mắc các bệnh cấp tính và mạn tính: Viêm màng kết, tiêu
chảy, ung thư… do dùng nước bẩn trong sinh hoạt, sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống con người có thể mắc bệnh ung thư. Hợp chất hữu cơ , thuốc trừ sâu, thuốc
diệt côn trùng gây ngộ độc, viêm gan, nôn mữa. Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư.
Không khí bị ô nhiễm củng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con
người. Ví dụ: Sulfut đioxit(SO2): Là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh,
hít phải khí SO2 ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản.
Ozon(O3): là chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có mùi
hăng( có trong ti vi, mày po tocopy…) ở nồng độ cao O3 làm giảm chức năng phổi
gây tức ngực, ho, khó thở. Ô nhiễm môi trường còn có nguy cơ gây rối loạn tim
còn có thể gây đau tim. Hít phải quá nhiều chất độc có thể làm tăng nguy cơ ung
thư, nguy cơ bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến mắt, ho, sổ mũi…
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
+ Do tốc độ công ngiệp hóa và đô thị hóa.

+Sự gia tăng dân số gây áp lực nặng nề đối với tài nguyên nước.
+ Lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh,
mương bị ô nhiễm.
+ Sự thiếu ý thức của người dân.
-Tình hình nhận thức của người dân địa phương.
Qua tìm hiểu mọi người dân phần lớn đều có hiểu biết về tầm quan trọng của
môi trường trong cuộc sống của mình và đồng ý với việc bảo vệ môi trường bằng
cách không vứt rác bừa bãi, không xả nguồn nước bẩn ra môi trường… và có
những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh
môi trường của người khác. Xu hướng chung là đều đồng ý với việc sẽ nhắc nhở
hoặc tự nhặt rác cho vào bì đựng rác…
Chúng em tiến hành điều tra về ý thức bảo vệ môi trường của học sinh và người
dân kết quả thu được như sau:
Tìm hiểu các chương trình bảo vệ môi trường qua 300 học sinh thcs Định Hưng.
+ Số học sinh có ý thức bảo vệ môi trường: 250 hs
+Số học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường: 50 hs.


Theo thống kê khảo sát 100 hộ gia đình về ý thức bảo vệ môi trường cho thấy.
+ Thường xuyên: 80 hộ gia đình.
+ Thỉnh thoảng: 15 hộ gia đình.
+ Hiếm khi: 5 hộ gia đình.
+ Không bao giờ: 0 hộ gia đình.
4. Giải pháp giải quyết tình huống.
Để giải quyết tình huống trên cần có nhiều biện pháp sâu rộng, toàn diện. Em xin
được đề nghị một số giải pháp sau.
a.Xã hội.

Thông qua các cơ quan truyền thông tăng cường giáo dục, tuyên truyền, nâng
cao nhận thức cho mọi người hiểu được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với môi

trường và sức khỏe của con người củng như sinh vật.
- Xây dựng mô hình chuồng trại khép kín: chuồng trại thoáng, phân được xử lí sử
dụng làm phân bón cho ngành nông nghiệp đặc biệt là tuyên truyền vận động bà
con xây dựng bình bi-ô-ga vừa kinh tế vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Đưa vấn đề ô nhiễm môi trường vào các buổi họp của mọi tầng lớp thuộc các
ngành nghề khác nhau trong các cuộc họp ở tổ đoàn kết, ở địa phương theo từng tổ
đoàn thể.
- Vận động toàn dân hãy biết bảo vệ môi trường: Vứt rác đúng nơi quy định.
- Nêu cao khẩu hiệu về nội dung giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường, giữ
cho môi trường xanh, sạch, đẹp.


- Đặt thêm nhiều thùng rác ở nơi công cộng, đường sá đến tận các vùng nông thôn.
- Có hình thức cảnh cáo, xử phạt đối với với những gia đình vi phạm quy định bảo
vệ môi trường ở địa phương. Thưởng cho người dân phát hiện hành vi vi phạm.
b. Nhà trường.
- Đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong hoạt động thi tìm hiểu nhận thức thường
xuyên để nâng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh.
- Tổ chức nhiều cuộc vận động với khẩu hiệu: “ Bảo vệ môi trường” cho học sinh
lớp 6,7,8,9, làm tuyên truyền nhỏ tuổi đến các trường cấp 1 để các bạn nhỏ đều biết
tác hại của việc bảo vệ môi trường.
- Phát động cuộc thi vẽ tranh, thi hát, tìm hiểu về bảo vệ môi trường.
- Cho học sinh thu gom rác thải. Học sinh tích cực tham gia các buổi lao động ở
trường, đường, thôn xóm ( đoạn đường em chăm).

Học sinh vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường.
c. Gia đình.
- Hạn chế xả rác thải không đúng nơi quy định mỗi hộ gia đình thu gom rác thải bỏ
vào bì một tuần một lần đem rác đúng nơi quy định để đội ngũ thu gom rác thải thu
gom đổ đúng nơi quy định.

- Phân loại rác thải.
- Mỗi địa phương cần xây dựng một hố rác.


5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên toàn thế giới.
Theo dõi trên các kênh thông tin khác nhau, ở các nước phát triển trên các thành
phố lớn và ngay cả các khu phố nhỏ ý thức về vấn đề rác thải luôn được người dân
xem trọng. Họ bị phạt những số tiền rất lớn nếu chẳng may vứt rác không đúng nơi
quy định. Còn ở nước ta và đặc biệt là trên địa bàn xã Định Hưng nơi chúng em
sinh sống thì sao? Thực trạng của vấn đề rác thải và cách giải pháp đối với vấn đề
này như thế nào? Trước tiên, chúng em thành lập nhóm nghiên cứu và tiến hành
các nghiên cứu về mặt lí thuyết.
- Sư dụng những tư liệu tham khảo.
+ Sách giáo khoa cấp THCS các môn học: Toán, văn, sinh, vật lí, âm nhạc, giáo
dục công dân…
+ Luật bảo vệ môi trường 2005.
+ Nguồn tài liệu sách, báo… về bảo vệ môi trường.
- Cách thức thực hiện:
+ Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền tại trường, lớp, địa phương.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin:
+ Phương pháp trực quan: Chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền.
+ Phương pháp hợp tác: Cùng nhau đoàn kết, hợp tác, chia sẻ thực hiện.
-Tiến trình thực hiện.


Từ tình huống ô nhiễm môi trường ở địa phương, từ yêu cầu của cuộc thi vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong thực tiễn, em xin mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp để giải quyết tình huống sau:
Biện pháp thứ 1:Điều tra thông tin về nhận thức của mọi người về tác hại của ô

nhiễm môi trường.
Biện pháp thứ 2. Vận động lớp( về tuyên truyền tới gia đình về tác hại của ô nhiễm
môi trường). Bản thân thực hiện và vận động các bạn tích cực bảo vệ môi trường.
Biện pháp thứ 3. Vận động lớp, trường sáng tác thơ, văn, vẽ tranh cổ động tuyên
truyền cho mọi người tác hại của ô nhiễm môi trường.
Biện pháp thứ 4. Tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường, lớp( vệ sinh
chuyên đầu giờ, trực tuần…), địa phương “ Đoạn đường em chăm”, phân loại các
loại rác thải.
Biện pháp thứ 5. Tiến hành chương trình hoạt động ngoại khóa thứ 2 đầu tuần về
bảo vệ môi trường bằng hình thức: Đòng kịch, xử lí tình huống…
Biện pháp thứ 6. Tuyên truyền cho các em học sinh tiểu học biết và cùng thực hiện
hành động bảo vệ môi trường.
6. Ý nghĩa.
Từ tình huống trên mỗi người dân chúng ta đang sống trên đất nước Việt Nam
hãy có ý thức hơn góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần hạn
chế ô nhiễm môi trường vì hoạt động bảo vệ môi trường là giúp bảo vệ sức khỏe,
tính mạng của con người, ngăn chặn và hạn chế được những sự cố môi trường, thúc
đẩy mọi hoạt động xã hội phát triển, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển… Cho
nên mỗi người chúng ta hãy cùng nhau chung tay tham gia hoạt động bảo vệ môi
trường bằng những việc làm cụ thể. Chúng ta hãy cùng nhau làm cho thế giới sạch
hơn để bảo vệ sự sống cho chúng ta, sự phát triển bền vững của đất nước và sự
sống còn của toàn nhân loại. “Hãy cứu lấy trái đất” là khẩu hiệu chung của toàn
nhân loại hiện nay…!
Qua tình huông giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống trong thực tiễn của
bản thân từ lớp học vào cuộc sống để phục vụ đời sống hằng ngày củng như rèn
luyện kĩ năng “ học đi đôi với hành” nâng cao chất lượng học tập, tạo ý thức tốt cho
mọi người, bảo vệ nguồn nước củng như bảo vệ môi trường, bảo vệ con người khỏi
các dịch bệnh do ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy chung tay bảo vệ môi trương
vì một môi trường xanh, sạch, đep.



Người thực hiện.
Trịnh Thị Hòa.



×