Dạy học tích hơp
Tiêt 24 bài 19
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ, VĂN HỌC VÀO GIẢNG DẠYTIẾT 24 BÀI 19 “NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM
LƯỢC (từ 1858 đến trước năm 1873)”
Giáo viên: Đặng Thị Loan
Tổ: Sử - Địa – GDCD
Trường THPT Thuận Thành số 2
I. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức
+ Học sinh trình bày được tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực
dân Pháp xâm lược, hiểu được ý đồ xâm lược của Pháp có từ lâu và việc nước ta
bị xâm lược là điều khó tránh khỏi.
+ Học sinh trình bày được quá trình xâm lược của Pháp và cuộc kháng chiến
chống Pháp xâm lược của nhân dân ta ở mặt trận Đà Nẵng 1858 và Gia
Định1859 – 1860.
2. Kỹ năng: +Rèn cho hoc sinh kỹ năng trình bày, giải thích, phân tích, đánh
giá, rút ra bài học lịch sử, lập bảng hệ thống kiến thức, sử dụng lược đồ trình
bày diễn biến các sự kiện, vẽ lược đồ Việt Nam, kĩ năng làm việc nhóm.
+Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những vấn đề
đặt ra trong bài học và thực tiễn.
3. Thái độ:
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc, tư tưởng cầu tiến, tinh
thần đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc.
+ Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến
nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
*Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, loa
- Tranh ảnh, video về nhà Nguyễn , lược đồ nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống Pháp xâm lược (1858 – 1885), lược đồ chiến trường Đà Nẵng, chiến
Đặng Thị Loan
Trường THPT Thuận Thành số 2
trường Gia Định, bảng hệ thống kiến thức về cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam chống Pháp xâm lược (1858-1860).
- Phiếu học tập nhỏ, phiếu học tập lớn
- Sách giáo khoa, giáo án, tư liệu tham khảo về kháng chiến ở Nam kì, văn thơ
yêu nước cuối thế kỉ XIX.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong tìm kiếm, khai thác tư liệu, tranh ảnh, bản
đồ, soạn bài giảng Power point
*Học sinh
- Tìm hiểu bài trước ở nhà, tập vẽ lược đồ Việt Nam xác định địa danh Huế, Đà
Nắng, Gia Định
- Sưu tầm thơ ca, hò vè, tư liêu theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Đây là bài đầu tiên của chương trình lịch sử Việt Nam lớp 11, giáo viên
không nhất thiết kiểm tra bài cũ vào đầu giờ mà có thể lồng ghép trong quá trình
dạy học, thay vào đó giáo viên có thể giới thiệu ngắn gọn nội dung cơ bản của
phần 3 lịch sử Việt Nam (1858-1918).
2. Giới thiệu bài mới
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước, lich sử
của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt. Chúng ta đã hai lần
chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh, chống Thanh. Giữa
thế kỉ XIX, nhân dân Việt Nam lại vùng lên với sức mạnh vô song để đánh đuổi
quân Pháp xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân
Việt Nam diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
3. Tiến trình dạy - học trên lớp
Để thuận tiện cho quá trình dạy và học, giáo viên đã kết cấu lại đề mục
trong sách giáo khoa. Bài 19, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua hai
mục lớn
I. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm
lược.
2
II. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ 1858 đến
trước năm 1873).
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và Gia Định (1858-1860)
2. Kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kì (1861 –
trước 1873)
Tiết 24 giáo viên tổ chức học sinh tìm hiểu mục I và mục 1 trong muc II.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ
bản học sinh
cần nắm
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ
I.Tình hình
XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Việt Nam đến
giữa thế kỉ
GV hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức đã học, đọc SGK,
XIX trước khi
theo dõi video về nhà Nguyễn, vận dụng kiến thức lịch sử, văn
thực
dân
học, địa lý để thấy được tình hình chính trị, kinh tế, quân sự,
Pháp
xâm
đối ngoại, xã hội nước ta giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân
lược.
Pháp xâm lược.
GV hỏi: Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược Việt Nam
là quốc gia như thế nào?
HS theo dõi SGK kết hợp kiến thức đã học ở lớp 10 trả lời
GV nhận xét, gợi học sinh nhớ lại chế độ phong kiến nhà
Nguyễn, cho học sinh theo dõi một đoạn video về nhà Nguyễn
nửa đầu thế kỉ XIX yêu cầu học sinh nêu những nét chính về
tình hình kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội nước ta giứ thế
kỉ XIX?
HS đọc SGK,vận dụng kiến thức văn học, địa lý… để trả lời
GV tích hợp môn ngữ văn, địa lý để phân tích về tình hình kinh
tế và đời sống khổ cực của nhân dân ta thời Nguyễn .
Đê Văn Giang (Khoái Châu –Hưng Yêu) 18 năm liền bị vỡ
biến cả vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ thành bãi đất
hoang. Nhân dân Phủ Khoái Châu lũ lượt kéo nhau đi ăn xin.
Bởi vậy dân gian có câu “Oai oái như Phủ Khoái xin cơm”.
3
Giữa thế kỉ
XIX Việt Nam
là quốc gia
phong
kiến
độc lập, có chủ
quyền
song
khủng hoảng,
suy thoái trầm
trọng.
GV yêu cầu HS đọc những câu ca dao, hò vè nói về tình cảnh -Kinh tế:
khổ cực của nhân dân ta thời Nguyễn?
+ Nông nghiệp
HS vận dụng kiến thức văn học và trên cơ sở tìm hiểu, sưu tầm sa sút, mất
trước ở nhà có thể trình bày được:
mùa đói kém
liên miên
- “Con ơi, mẹ bảo câu này
+
Công
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
thương nghiệp
đình đốn do
- “Từ ngày Tự Đức lên ngôi
nhà nước độc
Cơm chẳng đầy nồi trẻ khóc như di.”
quyền,
“bế
quan
toả
- “Binh tài hai việc đã xong
cảng”.
Lại còn lực dịch thổ công bây giờ…
- Quân sự : lạc
Một năm ba bận công trình
hậu
Hỏi rằng mọt sắt dân tình biết bao.”
- Đối ngoại:
GV có thể liên hệ thêm những câu như “Vạn niên là vạn niên sai lầm, nhất là
“cấm đạo”
nào – Thành xây xương lính, hào đào máu dân
“ …Cơm thì chẳng có
Rau cháo cũng không…
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cùng kiệt…”
( Trích bài vè cái thờiTự Đức)
GV cho HS quan sát trên máy chiếu hình ảnh súng thần công,
lính hoàng thành nhà Nguyễn yêu cầu rút ra nhận xét?
HS quan sát thấy được lính nhà Nguyễn “đầu dội nón dấu vai
4
- Xã hội: nhiều
cuộc
khởi
nghĩa chống
triều
đình
bùng nổ
mang kiếm dài”, đi chân đất, kẻ đứng người ngồi, rất uể oải,
bệ rạc và thiếu tính kỉ luật, so với phương Tây có “tàu thiếc,
tàu đồng”, “đạn nhỏ, đạn to” thì quân sự nhà Nguyễn lạc hậu
hơn nhiều.
GV trao đổi với HS giúp các em hiểu được chính sách đối
ngoại sai lầm, sự cố chấp, bảo thủ trong đường lối cai trị của
nhà Nguyễn khiến “Ba mươi tỉnh nhân dân đều oán – Tiếng
oan gào kêu dậy đất không lung”, hàng trăm cuộc khởi nghĩa
chống triều đình bùng nổ. Xã hội thời Nguyễn như “lên cơn
sốt trầm trọng”.
GV hỏi: Đặt Việt Nam trong bối cảnh thực dân phương Tây
ráo riết tìm kiếm thị trường, những nước lớn ở châu Á từ
Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và những nước xung quanh
chúng ta như Miến Điện, Mã Lai đều bị thực dân phương Tây
nhòm ngó em có suy nghĩ gì?
HS tích cực suy nghĩ, hiểu được Việt Nam cũng đứng trước
nguy cơ bị xâm lược.
GV hỏi: Tình trạng đất nước khủng hoảng, suy yếu ảnh hưởng
như thế nào đến cuộc kháng chiến của ta sau này?
HS suy nghĩ trả lời được nhà Nguyễn thiếu cả sức mạnh vật
chất và tinh thần trong cuộc đương đầu với thực dân phương
Tây xâm lược, vì vậy cuộc kháng chiến của ta sẽ gặp rất nhiều
Việt
Nam
khó khăn, từ đó hiểu một phần trách nhiệm của nhà Nguyễn.
đứng
trước
GV trình bày trong số các nước phương Tây, Pháp có ý dòm
nguy cơ bị
ngó nước ta từ lâu, đến thế kỉ XIX chúng ráo riết chuẩn bị xâm
xâm lược
lược và hưóng dẫn học sinh về nhà đọc thêm trong sách giáo
khoa.
GV dẫn dắt: Khi Pháp nổ súng xâm lược nhân dân ta đã kháng
chiến như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và Gia
II. Nhân dân
Định
Việt
Nam
GV hướng dẫn HS lập bảng hệ thống kiến thức về cuộc kháng kháng chiến
5
chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định theo mẫu:
Mặt trận
Pháp xâm lược
Kháng chiến của ta
Triều
đình
Kết quả - ý nghĩa
Nhân dân
chống Pháp
xâm lược (từ
1858
đến
trước 1873)
1.Kháng
chiến ở mặt
trận Đà Nẵng
và Gia Định
(1858-1860)
Đà Nẵng
1858
Gia Định
1859
GV hiển thị bảng mẫu trên màn chiếu và kẻ một bảng tương tự
trên bảng đen. HS kẻ bảng vào vở.
GV tích hợp môn địa lý hướng dẫn học sinh tìm hiểu cuộc
kháng chiến ở mặt trận Đà Nẵng.
GV dùng lược đồ yêu cầu HS xác định vị trí Đà Nẵng và giải
thích vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu
tiên?
HS vận dụng kiến thức địa lý để chỉ trên lược đồ vị trí Đà
Nẵng (vĩ tuyến 16), giải thích được Đà Nẵng là một cảng lớn,
nước sâu, tàu chiến Pháp dễ dàng hoạt động. Hơn nữa Đà
Nẵng lại nằm trên đường thiên lý Bắc – Nam, cách Huế
khoảng 100km về phía Bắc nên chiếm được Đà Nẵng, Pháp
có thể dùng nơi đây làm bàn đạp đánh lên Huế ép triều
Nguyễn nhanh chóng đầu hàng.
GV có thể bổ sung thêm lý do là Pháp đã xây dựng được cơ sở
giáo dân ở Đà Nãng, chúng hi vọng khi đánh Đà Nẵng lực
lượng giáo dân này sẽ nổi dậy ủng hộ chúng.
GV hỏi: Pháp đánh Đà Nẵng như thế nào?
HS quan sát lược đồ chiến trường Đà Nẵng kết hợp đọc SGK
trả lời được:
6
- Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận ở
Đà Nẵng
- Sáng 1/9/1858, Pháp nổ súng chiếm bán đảo Sơn trà, mở đầu
xâm lược Việt Nam
GV hướng dẫn HS trình bày vào bảng thống kê.
GV hỏi: Khi pháp đánh Đà Nẵng, ta kháng chiến như thế nào?
HS tìm hiểu trong SGK và trả lời.
GV nhận xét, bổ sung để HS có thể sửa chữa vào bảng thống
kê
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy mặt trận Đà Nẵng
- Quân dân ta anh dũng, sục sôi kháng chiến
GV sử dụng lược đồ chiến trường Đà Nẵng, ảnh Nguyễn Tri
Phương, tiếp tục tổ chức HS trao đổi về cuộc kháng chiến của
nhân dân ta ở Đà Nẵng.
GV hỏi: Kết quả - ý nghĩa của cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng?
HS suy nghĩ trả lời hoàn thiện nội dung bảng hệ thống kiến
thức về cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng:
Mặt trận
Pháp xâm lược
Kháng chiến của ta
Triều đình
Đà Nẵng
1858
31/8/1858, liên
quân Pháp –
TBNha dàn trận ở
Đà Nẵng
1/9/1859, Pháp nổ
súng chiếm bán
đảo Sơn Trà, mở
đầu xâm lược VN
Triều đình cử
Nguyễn Tri
Phương chỉ
huy mặt trận
Đà Nẵng
7
Kết quả - ý
nghĩa
Nhân dân
Quân dân
ta anh
dũng, sục
sôi kháng
chiến
Địch bị cầm
chân 5 tháng ở
Sơn Trà, bước
đầu thất bại
âm mưu “đánh
nhanh thắng
nhanh”.
Gia Định
Hoạt động 3: Nhóm
GV tổ chức HS tìm hiểu cuộc kháng chiến ở Gia Đinh trong 2
năm 1859 và 1860. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm và giao
nhiệm vụ
Nhóm 1: tìm hiểu nội dung Pháp xâm lược
Nhóm 2: tìm hiểu cuộc kháng chiến của triều đình
Nhóm 3: tìm hiểu kháng chiến của nhân dân
Nhóm 4: tìm hiểu kết quả - ý nghĩa của cuộc kháng chiến
ở Gia Định
GV phát cho các nhóm phiếu học tập nhỏ và 1 phiếu học tập
lớn, bút dạ
HS: thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức lịch sử, địa lý,
văn học tìm thông tin, ghi thông tin vào phiếu học tập nhỏ và
nhóm trưởng tổng hợp ý kiến các thành viên viết vào phiếu
học tập lớn, dùng nam châm gắn vào vị trí nhóm trên bảng hệ
thống kiến thức ở bảng đen.
GV tổ chức cho HS nhận xét, sửa chữa trực tiếp trên phiếu
học tập lớn đã dán trên bảng để hoàn thiện bảng thống kê:
Mặt trận
Pháp xâm lược
Kháng chiến của ta
Triều đình
Đà Nẵng
1858
-31/8/1858, liên
quân Pháp –
TBNha dàn trận ở
Đà Nẵng.
-1/9/1858, Pháp nổ
súng chiếm bán
-Triều đình cử
Nguyễn Tri
Phương chỉ huy
mặt trận Đà
Nẵng.
8
Kết quả - ý nghĩa
Nhân dân
Quân dân ta
anh dũng, sục
sôi kháng
chiến.
Địch bị cầm chân
5 tháng ở Sơn Trà,
bước đầu thất bại
âm mưu “đánh
nhanh thắng
nhanh”.
đảo Sơn Trà
Gia Định
1859
-2/1859, Pháp đến
Gia Định
-17/2/1859, Pháp
đánh thành Gia
Định
Pháp gặp khó khăn
chỉ còn 1000 tên ở
Gia Định
Quân triều đình
tan rã nhanh
chóng
Nhân dân chủ
dộng kháng
chiến, quấy
rối, tiêu diệt
địch.
Pháp thất bại hoàn
toàn âm mưu
“đánh nhanh thắng
nhanh”, phải
chuyển sang
“chinh phục từng
gói nhỏ”.
-Triều đình cử
Nguyễn Tri
Phương chỉ huy
mặt trận Gia Định
Nhân dân tiếp
tục tấn công
đồn Chợ Rẫy
Pháp sa lầy ở Gia
Định, “tiến thoái
lưỡng nan”.
-Trong triều đình
xuất hiện tư tưởng
chủ hoà.
GV tổ chức HS trao đổi, nắm vững kiến thức bằng các câu
hỏi do các nhóm đưa ra cho nhau hoặc do giáo viên đưa ra
cho các nhóm như:
Vì sao Pháp đánh vào Gia Định?
HS buộc phải tích hợp kiến thức địa lý để xác định trên lược
đồ vị trí của Gia Định và giải thích được:
- Gia Định là vựa lúa của nước ta, đánh vào Gia Định tức
đánh vào dạ dày của triều đình Huế, cắt đứt con đường tiếp
tế lương thực cho triều đình.
- Gia Định có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận tiện,
Pháp có thể từ Gia Định đánh sang Cam- pu- chia, làm chủ
lưu vực sông Mê kông.
- Gia Định xa Huế tránh sự tiếp viện của triều đình, xa
Trung Quốc tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
GV có thể bổ sung thêm: Lúc bấy giờ Anh đã chiếm được
Hương Cảng của Trung Quốc, Xin-ga-po của Mã lai, rất
muốn chiếm Sài Gòn để nối liền 3 cảng biển trên. Cho nên
Pháp cũng phải nhanh chân chiếm lấy Gia Định.
GV dùng lược đồ mô tả bước tiến quân của Pháp từ Vũng
9
Tàu đến thành Gia Định và sự kiện Pháp từ các tàu chiến đậu
ở giữa sông nã đại bác vào thành Gia Định ngày 17/2/1859.
GV tích hợp môn văn hỏi học sinh khung cảnh Pháp đánh
Gia Định được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu miêu tả trong
những câu thơ nào?
HS vận dụng kiến thức văn học để trả lời:
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim ráo rác bay”
( Trích “chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu)
GV đưa tư liệu về thành Gia Định.
Đại diện nhóm 2 trả lời
GV nhận xét, bổ sung: Quân triều đình ở Gia Định tuy đông
nhưng lười luyện tập, trễ nải võ bị nên chỉ chiến đấu vài giờ
đồng hồ tan rã gần hết. Trấn thủ thành Gia Định là Võ Duy
Ninh bỏ trốn, bỏ hàng trăm chiếc thuyền chiến trên sông Thị
Nghè rồi sau đó tự sát. Thành Gia Định rơi vào tay Pháp.
Ngược lại nhân dân lại chiến đấu rất dũng cảm.
GV tích hợp văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình chiểu để
minh hoạ, trình bày về tinh thần kháng chiến anh dũng của
nhân dân Gia Định.
Giáo viên hỏi tinh thần chiến đấu anh dũng đó của nhân dân
đưa tới kết quả - ý nghĩa gì?
HS nhận xét phần trình bày của nhóm 4
GV tích hợp môn văn phân tích thêm: nhân dân ngày đêm
bám sát, quấy rối, tiêu diệt địch làm cho bọn Pháp ăn không
ngon, ngủ không yên, dù chiếm được thành Gia Định nhưng
không dám ở trong thành phải rút quân xuống các tàu chiến
đậu ở giữa sông để khỏi bị phục kích. Chúng đã phá thành
10
Gia Định, đốt trụi mọi kho tàng, đốt cả kho thóc ở Gia Định
và làng mạc phố xá của nhân dân gây lên cảnh “Bến Nghé
của tiền tan bọt nước – Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu
mây” mà Nguyễn Đình Chiểu đã mô tả trong bài thơ “chạy
giặc”. Nhưng Pháp thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh
thắng nhanh”, phải thay đổi chiến thuật sang “chinh phục
từng gói nhỏ” hay chiên dịch “tằm ăn lá”.
Đối với cuộc kháng chiến ở mặt trận Gia Định năm 1860, GV
dùng lược đồ xác định rõ vị trí, mô tả Đại đồn Chí Hoà: xây
dựng ở phía Tây thành Gia Định, dài 3km, rộng 1km chia
làm 5 khu có thể phối hợp tác chiến với nhau. Tường được
xây dựng bằng đất sét và đá ong rất chắc chắn, mặt tường
gai góc chằng chịt, bên ngoài có hào sâu ngăn cách, nhiều
hầm chông cạm bẫy. Bên trong có 150 khẩu đại bác, vố số
vũ khí thông thường, có khoảng10000 – 12000 quân.
HS theo dõi và so sánh tương quan lực lượng quẩn triều đình
đông gấp 10 – 12 lần quân Pháp, lại có nhiều vũ khí, phòng
tuyến vững chắc. Rõ ràng ta có ưu thế hơn quân Pháp nhưng
triều đình lại áp dụng chiến thuật sai lầm là phòng ngự bị
động để cho quân Pháp nhởn nhơ ngay bên cạnh phòng tuyến
của ta, bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp. Từ đó học sinh đánh giá được
trách nhiệm nhà Nguyễn trong tổ chức kháng chiến: chiến đấu
bạc nhược, yếu ớt, áp dụng chiến thuật sai lầm.
GV tiếp tục yêu cầu học sinh so sánh tinh thần kháng chiến
của triều đình và nhân dân để thấy được sự đối lập. Trong khi
triều đình “thủ hiểm” thì nhân dân tấn công đồn Chợ Rẫy vị
trí quan trọng nhất trên hệ thống phòng tuyến của địch. Học
sinh hiểu được chính tinh thần kháng chiến anh dũng của
nhân dân làm Pháp sa lầy ở Gia Định, rơi vào thế “tiến thoái
lưỡng nan”.
4. Sơ kết bài học:
Giáo viên kết luận lại về nội dung chính của tiết học và tổ chức học sinh trò
chơi ô số, ô màu với những câu hỏi trắc nghiệm nhanh để củng cố bài và kiểm
tra mức độ nhận thức của học sinh.
11
5. Dặn dò, bài tập về nhà:
Học bài, sưu tầm văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX, vẽ lược đồ Việt Nam
xác định địa danh Đà Nẵng và Gia Định.
12