Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tư vấn ôn thi tốt nghiệp và đại học môn Hóa năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.23 KB, 2 trang )

* Em năm nay thi đại học khối A. Hiện tại em học được môn Lý, hai môn còn lại chỉ ở mức trung bình
khá, xin hỏi cách hệ thống kiến thức cho môn Hóa và Toán? Em đã tự học lý thuyết nhưng cứ học trước
quên sau. (Cao Đinh Nhật MInh, 18 tuổi, caodinhnhatminh1995@...)
- Cô Trần Thị Phương Thảo: Chào em, cô là giáo viên dạy môn Hóa.
Môn Hóa thi đại học chia làm 3 phần chính: đại cương (cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng oxi
hóa khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, điện li, axit bazơ, pH, muối...); vô cơ (các phi kim: halogen,
oxi, lưu huỳnh, nitơ, photpho, cacbon, silic, phân bón hóa học, các kim loại: kim loại kiềm, kiềm thổ,
nhôm, crom, sắt, đồng...) ; hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol, phenol, anđehit, xeton, axit
cacboxylic, este, chất béo, cacbohiđrat, amin, aminoaxit, peptit, protein, polime...). Ngoài ra còn một số
bài như: nhận biết các chất vô cơ, chuẩn độ, hóa học với đời sống, kinh tế, môi trường...
Từ 3 phần chính, em nên đi chi tiết từng phần nhỏ. Ví dụ: 1. Phi kim tác dụng với: kim loại, hợp chất, tính
axit của các phi kim tác dụng với; kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối ...
2. Kim loại tác dụng với: phi kim, nước, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối, các chất oxi hóa
mạnh ...
3. Hiđrocacbon: cách gọi tên, đồng phân, phản ứng thế, cộng, tách, đốt cháy...
4. Hợp chất hữu cơ có nhóm chức: cách viết đồng phân, những phản ứng đặc trưng cho từng nhóm chức
như ancol với Na, phenol với NaOH, anđehit tráng gương, axit cacboxylic phản ứng với: kim loại; bazơ;
muối; ancol tạo este, thủy phân este, glucozơ tráng gương, glucozơ tạo phức xanh lam, glucozơ lên men
rượu, amin với axit, tính lưỡng tính của aminoaxit, thủy phân peptit, gọi tên polime thuộc loại chất dẻo,
tơ, cao su, keo dán ...
5. Các công thức cần nhớ: nồng độ, mol, khối lượng riêng, thể tích, pH, K cân bằng...
6. Các phương pháp giải toán nhanh: về bảo toàn: khối lượng, mol nguyên tố, điện tích, mol electron ...;
đặt M trung bình cho hỗn hợp; quy đổi hỗn hợp về các nguyên tố ...
Về vấn đề học trước quên sau, em đừng lo lắng nhiều, đối với môn Hóa em nên làm các đề tham
khảo như: đề ôn tập, đề thi thử của các trường, đề thi đại học cao đẳng của Bộ giáo dục các năm trước ...
Chúng ta chỉ nắm vững kiến thức khi chúng ta thực hành, vì vậy em phải làm bài và cố gắng giải thích
được các câu lí thuyết tại sao đúng, tại sao sai lúc đó em sẽ nhớ tốt hơn.
* Năm nay em thi khối A. Toán, Lý em học rất tốt nhưng môn Hóa thì không ổn lắm. Ngán nhất là học lý
thuyết môn Hóa, mong thầy cô tư vấn cho em. (Nguyễn Hà, 18t tuổi, hanguyen@...)
- Cô Trần Thị Phương Thảo: Lý thuyết môn Hóa thi đại học cao đẳng gồm 3 năm học: 10, 11, 12. Để
nhớ tốt em cần hệ thống lại theo ý của chính em, em có thể vẽ sơ đồ, ghi ý chính, soạn theo từng chủ đề


câu hỏi. Em nên học lý thuyết song song với việc giải các đề ôn tập, từ những vấn đề em gặp khó khăn
trong giải đề ôn tập em sẽ xem kĩ lại lý thuyết và nhớ lâu hơn. Chúc em học và thi tốt.
* Có cách nào nhớ hết các công thức môn hóa một cách hệ thống không, xin thầy cô tư vấn. (Nguyễn
Minh Mẫn, 18t tuổi, )
- Cô Trần Thị Phương Thảo: Em có thể tham khảo các công thức ở các sách tham khảo, một số
website trên mạng internet (em vào trang google gõ cụm từ "công thức hóa học"). Để nhớ các công thức,
em cần làm nhiều bài tập, áp dụng nhiều sẽ nhớ nhiều. Chúc em học và thi tốt!
* Xin hỏi môn Hóa nên tập trung vào lý thuyết hay làm bài tập? (Nguyen Thi Diem Trang, 20 tuổi,
nguyenthidiemtrang309@...)
- Cô Trần Thị Phương Thảo: Em nên học lý thuyết trước vì khi nắm vững các phương trình, hiện tượng


xảy ra, em sẽ hiểu nội dung bài tập. Thực tế nếu em chỉ học lý thuyết suông rồi mới làm bài tập thì kết
quả cũng không cao vì đối với thi trắc nghiệm sẽ có nhiều đáp án gây nhiễu kiến thức em được học.
Hay nhất là em nên học lý thuyết song song với việc giải đề ôn tập, có gì thắc mắc về lý thuyết em xem
lại kĩ hơn và em sẽ nhớ lâu hơn phần kiến thức này. Chúc em học và thi tốt!
Cô Trần Thị Phương Thảo, giáo viên môn hóa Trường THPT Gia Định, TP.HCM



×