Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Một số kinh nghiệm gây hứng thú học tập cho học sinh đối với môn giáo dục công dân HỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.74 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú quốc, ngày 5 tháng 1 năm 2015
BÁO CÁO
KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC
Họ và tên: Hồ Thị Hồng
Chức danh: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Đông
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm gây hứng thú học tập cho học sinh đối với
môn Giáo dục Công dân.
PHẦN I: MỞ BÀI
1. Lý do chọn đề tài:
Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu .Có thể
khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên, đối với chương trình môn giáo dục công
dân ở trường THPT kiến thức khá khô khan, trừu tượng, đồng thời một bộ phận không
nhỏ học sinh hiện nay chỉ xem đây là môn phụ nên không mấy quan tâm đến môn học
này. Trong quá trình dạy học ở trường tôi nhận thấy rằng để thu hút sự chú ý của học
sinh đối với môn học này giáo viên cần có sự đầu tư cao về mặt giáo án khi lên lớp, áp
dụng những kỹ năng sáo tạo để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm đạt kết quả
cao trong giảng dạy. Đó là lý do cần thiết để tôi chọn đề tài này.
2. Thực trạng vấn đề:
Thực tế cho thấy đối với bộ môn giáo dục công dân thời gian dành cho bộ môn
này còn ít (1 tiết/tuần). Sách giáo khoa hiện nay nội dung chưa phong phú, đa số kiến
thức khô khan, trừu tượng và nếu giáo viên thiếu sự đầu tư thì giờ học sẽ nhàm chán,
học sinh không thích học bộ môn này. Điều này cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết
quả học tập cũng như sự phát triển nhân cách của các em. Trong những năm qua tôi
dạy ở trường THPT Dương Đông tôi nhận thấy nếu giáo viên cố gắng tìm tòi, học hỏi,
sử dụng những kỹ năng cũng như phương pháp mới nhằm giúp học sinh tiếp cận được
với kiến thức của môn học một cách linh hoạt thì có thể thấy kết quả của bộ môn được
nâng cao rõ rệt và phần nào cũng gây được sự hứng thú học tập đối với học sinh. Đối


với bản thân tôi đã sử dụng một số phương pháp mới như: Phương pháp thảo luận
nhóm, giải quyết vấn đề, sử dụng một số tranh ảnh, những tấm gương đạo đức, những
câu ca dao tục ngữ, những bài hát có liên quan đến nội dung của bài hay sử dụng giáo
án điện tử vào quá trình giảng dạy của bộ môn. Đặc biệt, sử dụng giáo án điện tử giúp
tôi có thể dễ dàng đưa những tranh ảnh, bài hát hay những đoạn phim mang tính chất
giáo dục học sinh và điều này càng làm tăng thêm hứng thú học tập của học sinh đối
với bộ môn này.
3. Phạm vi đề tài:
Sử dụng những kỹ năng này đối với một số bài học trong chương trình lớp 10 –
phần công dân với đạo đức.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Nội dung chính của vấn đề:
Trong chương trình giáo dục công dân ở trường THPT chủ yếu nội dung các bài
học đều là lý thuyết, một số bài cũng có những ví dụ chứng minh. Tuy nhiên, nội dung
bài học vẫn còn khô khan chưa sinh động, học sinh dễ nhàm chán nếu như giáo viên
chưa linh động sử dụng những phương pháp mới.

1


Để giúp học sinh hình dung ra những khái niệm dễ dàng, từ khái niệm các em
có thể hiểu và vận dụng vào trong cuộc sống. Biết phân biệt được đúng sai, hiểu được
trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội, đồng thời có thể rèn luyện cho các
em biết cách ứng xử và thể hiện các mối quan hệ xã hội.
Với đặc trưng của bộ môn giáo dục công dân như thế thì giáo viên có thể sử
dụng một số kỹ năng sau đây nhằm để nâng cao kết quả của bộ môn và tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh qua môn học Giáo dục công
dân muốn thực hiện được tốt, theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất. Thầy

là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề, đưa kiến thức và
tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động. Giờ học, học sinh phải
được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài học, giúp học sinh say mê với
môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm giao, có vướng mắc là các em hỏi
ngay mà không ngại.
Với sách giáo khoa, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở với mỗi
bài học để học sinh chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để học sinh
hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, việc làm nào nên làm- việc làm nào cần tránh… Tuy
nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn hạn chế, tranh ảnh minh họa ít, phần lớn
giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm việc, sưu tầm tư liệu có thể mất khá nhiều thời gian.
Từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Giáo
dục công dân cần chú ý các biện pháp sau:
3.1. Biện pháp đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, làm cho bài giảng
phong phú, sinh động, học sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu về bài học.
Những tư liệu này phải phong phú, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà
học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên theo dõi
những vấn đề của xã hội đặc biệt khi đọc các thông tin trên báo, mạng internet, truyền
hình… giáo viên phải lưu lại những vấn đề có thể phục vụ cho bài giảng.
3.2. Biện pháp nêu gương.
Mỗi khái niệm đạo đức, pháp luật mỗi chủ đề cần đưa gương tốt về người thật,
việc thật. Đồng thời cả gương xấu nếu có để học sinh tránh. Những tấm gương nêu ra
phải được học sinh biết, đặc biệt là những tấm gương ở lớp, ở trường, ở gia đình, ở địa
phương mình.
3.3. Biện pháp đưa ra các bài hát, câu ca dao tục ngữ có liên quan đến bài học:
Ở những khái niệm về đạo đức, tình yêu, hôn nhân, gia đình, lòng nhân
nghĩa….thì giáo viên nên đưa vào các câu ca dao tực ngữ hay những bài hát để tạo sự
hứng chú cho học sinh.
3.4. Sử dụng công nghệ thông tin vào bài giảng của bộ môn:
Đối với môn giáo dục công dân thì giáo viên nên dành nhiều thời gian nghiên
cứu để soạn giáo án điện tử nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Bởi vì

khi sử dụng giáo án diện tử giáo viên sẽ dễ dàng đưa những tư liệu trong cuộc sống
vào bài giảng, đặc biệt là những bài hát, hay những hình ảnh sinh động giúp cho bài
giảng càng thêm ấn tượng hơn.
4. Ứng dụng trong bài dạy cụ thể môn giáo dục công dân lớp 10.
Bài 13: công dân với cộng đồng:
Trong quá trình dạy bài này tôi sử dụng giáo án điện tử, điều này giúp tôi có thể
dễ dàng đưa những hình ảnh hay những tư liệu cần thiết giúp bài giảng trở nên sinh

2


động hơn. Ví dụ Trong khái niệm cộng đồng tôi đưa ra một số hình ảnh để làm rõ khái
niệm

Cộng đồng dân cư

Cộng đồng gia đình

Ngoài việc đưa hình ảnh tôi còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm. Đối với
khái niệm nhân nghĩa giáo viên phải tìm hiểu một số tấm gương tốt về đạo đức kể cho
học sinh nghe đồng thời còn minh họa một đoạn phim tư liệu nói về hành động hiến
máu nhân đạo, đoạn phim đã tạo án tượng sâu sắc đối với học sinh. Cuối bài tôi cũng
cố bài bằng một bài hát thể hiện bằng nhạc phim. Những hành động trong đoạn phim
có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức và trực tiếp giáo dục về trách nhiệm của
bản thân đối với cộng đồng.
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Đối với bài này đầu tiên tôi cho học sinh nghe một bài hát thể hiện lòng yêu
nước của con người như: Bài đất nước hay bài giải phóng quân, điều này giúp học sinh
hào hứng hơn trong quá trình học tập. Bước vào khái niệm lòng yêu nước tôi cho học
sinh nghe bài hát Quê hương, từ đó giúp các em hiểu được lòng yêu nước là gì.Yêu

cầu học sinh tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu nước. Phần thể hiện của
lòng yêu nước tiếp tục cho học sinh thảo luận nhóm, trong quá trình thảo luận học sinh
sẽ đứng lên trình bày ý kiến của bản thân, giáo viên chốt lại và có thể đưa ra một số
hình ảnh để minh họa cho nội dung của bài

Hình ảnh nói về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Hay trong phần nói về đức tính cần cù sáng tạo trong lao động tôi đã đưa những
tư liệu cuộc sống vào trong bài giảng của mình. Đó là những tư liệu nói về những
người Việt Nam cần cù sáng tạo như: Người nông dân đã sáng tạo ra chiếc máy bay,
hay chế tạo ra những chiếc tàu ngầm, đống thời đưa ra những hình ảnh để minh họa
cho nội dung của bài.
5. Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm:

3


Khi chưa thực hiện sáng kiến này kết quả học kỳ II năm học 2012-2013 một số
lớp tôi dạy có kết quả như sau:
Lớp
Giỏi
Khá
TB
Yếu
10A1 SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL

TL%
5
13.1
18
47.4
15
39.5
0
0
10A2 SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
2.5
15
37.5
17
42.5
7
17.5
Sau khi thực hiện những kỹ năng mà tôi vừa trình bày ở trên thì thấy được kết
quả ở học kỳ II năm học 2013-2014 như sau:
Lớp
Giỏi
Khá

TB
Yếu
10A1 SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
12
31.6
22
57.9
4
10.5
0
0
10A2 SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
4
10.8
20
54.1

11
29.7
2
5.4
Thông qua kết quả trên cho thấy khi giảng dạy nếu giáo viên áp dụng những kỹ
năng đó thì sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong bô môn giáo dục công dân.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong quá trình dạy bộ môn giáo dục công dân ở trường THPT Dương Đông tôi
nhận thấy rằng với số tiết quá ít và lượng kiến thức khô khan, trừu tượng như thế mà
giáo viên giảng dạy một cách thụ động thì chắc chắn rằng học sinh sẽ không hứng thú
học tập và kết quả đạt được là không cao. Vì vậy, trong thời gian qua tôi đã cố gắng
tìm tòi một số kỹ năng mới nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Thay cho
những phương pháp truyền thống thì nay tôi đã sử dụng những phương pháp mới. Một
số tranh ảnh cũng có thể làm sinh động lớp học, những bài hát, những câu ca dao tục
ngữ cũng có thể dễ dàng đi vào lòng người, hay những đoạn phim tư liệu trong cuộc
sống rất gần gủi với các em, những bài hát nhạc phim có thể minh họa cho nội dung
của bài cũng có thể làm có các em vô cùng thích thú. Với nội dung đề tài không lớn
tuy nhiên tôi cũng đã sử dụng nhiều kỹ năng sáng tạo và linh hoạt trong quá trình
giảng dạy của mình, công tác trong trường chưa bao lâu nhưng tôi đã tích lũy cho
mình được những kỹ năng cần thiết và tôi nghĩ rằng với những kỹ năng này nếu giáo
viên ứng dụng tốt sẽ đem lại kết quả cao cho bộ môn.
2. Kiến nghị:
Với đặc điểm của bộ môn như thế mà tài liệu tham khảo và đồ dùng dạy học lại
hầu như là không có nên tôi muốn kiến nghị với nhà trường cũng như là sở giáo dục
nên bổ sung thêm một số đồ dùng dạy học cho bộ môn. Ví dụ như những tranh ảnh,
những đĩa phim tư liệu cuộc sống, phim tài liệu…. và kể cả những tài liệu nghiên cứu
để giáo viên tham khảo.
Trong quá trình biên soạn, tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành sáng kiến
kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót,

rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô, để tôi được
hoàn thiện hơn trong những lần viết tiếp theo. Rất chân thành cám ơn !
NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỒ THỊ HỒNG
4


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÔNG
-----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP
CHO HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
GIÁO VIÊN: HỒ THỊ HỒNG
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 2014-2015

5



×