Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Học tập bí kíp luyện thi đại học của thủ khoa ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.52 KB, 2 trang )

Bắt đầu ôn luyện, mình chia quá trình ôn tập thành hai giai đoạn. Đầu tiên là ôn tập kiến thức với mục
tiêu chủ yếu là đọc kỹ sách giáo khoa và ôn theo từng chương, từng phần học.

Nguyễn Trường Thịnh - thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011 - Ảnh
nhân vật cung cấp
Ôn xong chương nào phải nắm vững kiến thức chương đó, sau đó bước sang giai đoạn giải đề thi thử.
Giai đoạn này là điều kiện để thực hành khả năng vận dụng, xử lý các kiến thức ôn luyện và chuẩn bị trực
tiếp cho kỳ thi ĐH.
Đối với bất kỳ môn nào, việc đọc kỹ SGK và làm nhiều bài tập là điều kiện đầu tiên giúp bạn có thể làm
bài tốt. Theo kinh nghiệm của mình, nên đọc kỹ SGK ít nhất một lần, một trong quá trình học và một
trong lần tổng ôn luyện trước khi đi thi, đặc biệt đối với các môn thi trắc nghiệm, vì các câu hỏi trắc
nghiệm lý thuyết cho trong đề thường bám sát SGK.
Việc đọc kỹ SGK sẽ giúp chúng ta nhớ được kiến thức làm nền tảng cho việc giải bài tập. Còn việc giải
nhiều bài tập sẽ có tác dụng củng cố kiến thức đã học, đồng thời giúp bạn nắm được nhiều dạng bài để có
phản xạ tốt khi gặp lại nó, cũng như sẽ làm nền tảng cho các bài tập khác có nội dung tương tự. Hai quá
trình này song song và bổ trợ cho nhau.
Khi tập giải đề thi thử, bạn nên giải nghiêm túc và có giới hạn thời gian rõ ràng. Với đề toán là đề thi tự
luận, khi giải nên trình bày chi tiết ra giấy, tự chấm điểm và xem mình còn sai sót những gì so với đáp án,
hãy rút kinh nghiệm từ những sai sót đó, xác định rõ nguyên nhân (tính toán nhầm, suy nghĩ thiếu chiều
sâu, hoặc là chưa có ý tưởng…) để tìm phương án giải quyết, học tập những cách giải hay từ đáp án, thầy
cô và bạn bè.
Đối với đề trắc nghiệm thường không có đáp án chi tiết, bạn hãy dựa vào đáp án A, B, C, D rồi suy nghĩ
tiếp lời giải nào phù hợp nhất cho đáp án đó, có thể thảo luận với nhau hoặc hỏi thầy cô, điều này sẽ giúp
bạn nâng cao khả năng suy nghĩ cũng như tích lũy nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề.


Và khi giải xong một đề đừng vội chuyển sang đề khác, hãy tự củng cố lại rằng mình đã học tập được
những gì qua việc giải đề đó, và hãy dừng lại ở những câu mà mình mất khá nhiều thời gian suy nghĩ, tìm
xem vấn đề nằm ở đâu và nên thử tối ưu hóa cách giải, thử tìm một cách ngắn hơn nếu có thể.
Nếu chúng ta đã khá suôn sẻ trong quá trình giải đề thi với thời gian giống như thi thật, hãy thử ép thời
gian hẹp dần, và xem kết quả như thế nào, bạn sẽ thấy tốc độ xử lý của mình nhanh lên rất nhiều, và


khoảng thời gian dư ra do bị ép đó hãy dành cho việc giải những câu khó, cũng như các vấn đề xuất hiện
trong khi thi. Việc tập luyện nhiều sẽ giúp bạn có được sự phán đoán đúng đắn và nhanh chóng khi gặp
một đề bài nào đó, giúp bạn dễ dàng đi đúng hướng khi xử lý bài tập.
Khi ôn luyện cũng như giải đề thi thử, chúng ta đừng quá phụ thuộc vào các thầy cô hướng dẫn mà hãy
chủ động đi tìm nguồn tài liệu tham khảo và nguồn đề thi đề giải. Có thể tìm thấy nhiều tài liệu trong sách
cũng như các trang web ôn luyện trên Internet.
Tìm các đề thi như thế nào? Theo kinh nghiệm của bản thân mình thì nên tìm những đề thi thử
trong những năm gần đây, khoảng 2 năm trở lại là vừa, để phù hợp với xu hướng ra đề thi mới của Bộ
GD-ĐT. Và hãy thử trải nghiệm với các đề thi thử của các trường chuyên, trường lớn trong nước, sẽ học
hỏi được rất nhiều.
Cuối cùng, hãy đặt mục tiêu và lên kế hoạch rõ ràng cũng là một khâu quan trọng giúp định hình rõ tiến
trình ôn tập của mình. Hãy sắp đặt kế hoạch từ việc ôn tập cũng như giải đề thi, việc này sẽ giúp cho việc
học ôn trở nên hiệu quả hơn.
Nguyễn Trường Thịnh (thủ khoa Trường ĐH Khoa học tự nhiên ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2011)



×