Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

nghiên cứu về thực trạng của việc thực hiện BHNN tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.2 KB, 51 trang )

Lời mở đầu
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam thường xuyên phải hứng chịu những rủi ro
do thời tiết và khí hậu thất thường, thiên tai diễn biến bất ngờ. Trong hoàn cảnh
đó người nông dân thường xuyên đối mặt với nguycơ mất mùa. Đó chính là tiền
đề cho việc phát triển thị trường BHNN ở Việt Nam
Thế nhưng gần 20 năm sau khi thực hiện thí điểm, thị trường BHNN vẫn còn
bị bỏ ngỏ. Có rất nhiều khó khăn, rất nhiều ý kiến trái chiều từ các phía, nhưng
vẫn chưa có một giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường tiềm năng này.
Không tham gia bảo hiểm, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi trong sản xuất
nông nghiệp. Khi rủi ro xảy ra nhà nước vẫn phải trích ngân sách hỗ trợ cho
nông dân và doanh nghiệp thì bỏ sót một thị trường tiềm năng.
Kể từ khi Việt Nam tham gia vào WTO năm 2007, các thị trường của Việt
Nam đã tăng trưởng đáng kể. Trong quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam
tiến tới phát triển thị trường BHNN là bước đi hợp lý. Thị trường này sẽ tạo điều
kiện cho quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam. Các hộ nông dân được tiếp
cận đầy đủ với các dịch vụ tài chính bao gồm BHNN các nông hộ sẽ có được sự
đảm bảo cần thiết để gieo trồng các chủng loại giống cải tiến, đầu tư phân bón và
tiến hành các khoản đầu tư vốn cần thiết khác để gia tăng năng suất.
Vì vậy việc tìm ra những giải pháp để phát triển thị trường tiềm năng này là
vấn đề rất cần thiết hiện nay.


Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn - trên 74% tổng diện
tích đất của cả nước. Trên 70% dân số tập trung ở khu vực nông thôn. Thu nhập
bình quân khoảng 0,5 triệu đồng/tháng/nhân khẩu. Giá trị sản xuất nông nghiệp
chiếm trên 15% GDP. Vì vậy có thể nói Việt Nam là thị trường tiềm năng cho
phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp.
Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác, cho đến nay có rất ít diện tích cây
trồng và vật nuôi được bảo hiểm. Theo vụ bảo hiểm (bộ tài chính) tỷ trọng tham


gia BHNN ở Việt Nam rất thấp, chỉ khoảng 1% tổng diện tích cây trồng, 0.24%
số trâu-bò. 0.1% đàn lợn và 0.04% số gia cầm được bảo hiểm ((theo Vietnam.net
Bridge, ngày 16/11/2005).. Suốt cả quãng thời gian rất dài vừa qua, rất ít công ty
bảo hiểm triển khai nghiệp vụ BHNN. những sản phẩm về bảo hiểm cây lúa và
các lọai vật nuôi như bò, gà công nghiệp, tôm.. do kinh doanh thua lỗ nên đã tạm
ngưng.
Việt Nam là nước xảy ra nhiểu thiên tai. Bão lớn, lũ lụt, hạn hán, nước biển
dâng cao và những thiên tai khác gây nhiều khó khăn cho nhiều hộ gia đình, đặc
biệt là những hộ gia đình nông nghiệp.Thiệt hại do thiên tai là một trong những
tác nhân gây ra vòng lặp đói nghèo. Những hộ gia đình mới thoát nghèo rất dễ bị
tái nghèo nếu gặp phải thiên. Theo thống kê của hộ nông dân Việt Nam, tổng giá
trị thiệt hại trong sản xuất hàng năm ở nước ta rất lớn: 8,2% GDP năm 1994,
10,5% GDP năm 1997, 4,8% GDP năm 1999, và 4,57% GDP năm 2000. Trong
năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt


hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh như dịch cúm gia cầm,
dịch nở mồm long móng ở trâu bò, dịch lợn tai xanh, đợt rét lịch sử khiến hàng
vạn con trâu, bò bị chết, hàng trăm ngàn ha lúa màu hư hại. Nuôi tôm bị dịch
bệnh trong vài ngày người nông dân có thể trắng tay; cà phê bị nấm, sâu cũng
mất mùa…Vì vậy đây là lúc người nông dân quan tâm nhiều nhất đến BHNN.
Hơn bất cứ khi nào, hiện nay người nông dân ở nước ta - trên 70% dân số
ở Việt Nam đang cần một “bà đỡ” để có thể thoát nghèo, để người nông dân
không còn cảnh điêu đứng mỗi khi thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Vì vậy phát
triển BHNN hiện nay là một vấn đề mang tính cấp thiết.
2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Từ tính cấp thiết của đề tài chúng tôi quyết định nghiên cứu về bảo hiểm nông
nghiệp ở Việt Nam. Qua nghiên cứu về thực trạng BHNN ở Việt Nam, nguyên
nhân BHNN chưa phát triển. Từ đó chúng tồi đưa ra những giải pháp nhằm phát
triển loại hình BHNN ở Việt Nam

3. Các mục tiêu nghiên cứu
Nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu
sau:
Thứ nhất: Đưa ra nhận thức về vai trò của BHNN tại Việt Nam
Thứ hai: Nghiên cứu về thực trạng của việc thực hiện BHNN tại Việt Nam,
nguyên nhân của những tồn tại
Và cuối cùng là đưa ra các giải pháp nhằm phát triển loại hình BHNN ở Việt
Nam cho có hiệu quả.


4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi có đưa ra một số câu hỏi cần phải
giải quyết đó là:
BHNN là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với người nông dân nói riêng và
toàn xã hội nói chung? Thưc trạng thực hiện BHNN ở Việt Nam hiện nay như thế
nào? Có những nguyên nhân gì khiến BHNN ở Việt Nam hiện nay chưa phát
triển? Kinh nghiệm thực hiện của các nước trên thế giới thế nào? Giải pháp để
BHNN ở Việt Nam có thể phát triển được là gì?
5. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại nước Việt Nam
Về mặt thời gian: Chúng tôi nghiên cứu từ năm 1980 trở lại đây và đưa ra các
giải pháp, định hướng để phát triển BHNN trong những năm tiếp theo
Nội dung nghiên cứu gồm: Các lý luận về BHNN nói chung, thực trạng
BHNN tại Việt Nam, các giải pháp nhằm phát triển BHNN ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu về BHNN ở Việt Nam, về vai trò của nó, thực trạng hiện
nay từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển BHNN ở Viêt Nam. Đồng thời rút
kinh nghiệm từ những thất bại của các công ty đi trước và học hỏi kinh nghiệm từ
nước ngoài. Ý nghĩa cuối cùng là hiểu biết sâu hơn vè loại hình bảo hiểm có vai
trò rất lớn nhưng lại khá xa lạ đối với nhiều người và để mọi người quan tâm

nhiều hơn đến BHNN cho người nông dân.
7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu


Gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương II: Một số vấn đề lý luận về BHNN
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
BHNN ở Việt Nam
Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất để phát triển BHNN ở Việt
Nam

Chương II: Một số vấn đề lý luận về BHNN
1. Các khái niệm
- Khái niệm nông nghiệp:
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi đàn gia súc (nuôi trong nhà).
Công việc nông nghiệp được biết đến bởi những người nông dân, trong khi
đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiến phương pháp,
công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi. Nông nghiệp
là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là trong các


thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát triển và nông nghiệp chiếm tỉ trọng
cao trong nền kinh tế.
Nông nghiệp là tập hợp các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến
nông sản và công nghệ sau thu hoạch.
- Khái niệm bảo hiểm:
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên từng

góc độ nghiên cứu (xã hội, pháp lý, kinh tế, kĩ thuật nghiệp vụ...)


Định nghĩa 1: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số

ít
Định nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được
bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn
để cho mình hoặc để cho một người thứ 3 trong trường hợp xẩy ra rủi ro sẽ nhận
được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo
hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt
hại theo các phương pháp của thống kê


Định nghĩa 3: Bảo hiểm có thể định nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi
ro bằng cách kết hợp một số lượng đầy đủ các đơn vị đối tượng để biến tổn thất
cá thể thành tổn thất cộng đồng và có thể dự tính được


Có rất nhiều cách phân loại bảo hiểm:
o

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm có: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con

người, bảo hiểm trách nhiệm dân sự
o

Căn cứ vào mục đích họat động: Bảo hiểm có mục đích kinh doanh

(bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ,...), bảo hiểm không vì mục đích kinh doanh

(các quỹ dự trữ quốc gia, bảo hiểm xã hội,...)
o

Căn cứ vào phương thức hoạt động: Bảo hiểm thương mại, bảo

hiểm xã hội
o

Theo hình thức xây dựng quỹ bảo hiểm: gồm 3 loại

+-Quỹ dự trữ bảo hiểm không tập trung: Được thành lập trong các doanh
nghiệp, các đơn vị kinh tế tập thể, các hộ gia đình nhằm bù đắp những tổn thất do


rủi ro xảy ra trong từng đơn vị, từng gia đình. Nguồn hình thành của quỹ bảo
hiểm được trích từ thu nhập của các đơn vị, gia đình,…
+ Quỹ dự trữ bảo hiểm tập trung: Do Nhà nước xây dựng, quản lý và sử dụng.
Nguồn hình thành của quỹ này lấy từ nguồn vốn của NSNN.
+ Quỹ dự trữ bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm: Là hình thức dự trữ tập
trung bằng tiền do các tổ chức bảo hiểm đảm nhận các dịch vụ bảo hiểm. Nguồn
hình thành quỹ do các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm đóng góp.
Có hai loại hình công ty bảo hiểm là:
o

Công ty bảo hiểm Nhân Thọ

o

Công ty bảo hiểm Phi Nhân Thọ


- Khái niệm BHNN:
BHNN là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nông nghiệp, có đối tượng bảo hiểm
là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn,
bao gồm những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên
vật liệu nhà xưởng. Đồng thời, nó cũng là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có
đối tượng bảo hiểm giới hạn trong các rủi ro gắn liền với cây trồng và vật nuôi.
Trên thế giới hiện có ba dòng sản phẩm bảo hiểm trong nông nghiệp:
+ Một là dòng truyền thống, tính trên giá trị thu hoạch của từng cây trồng vật
nuôi, thiệt hại
bao nhiêu thì công ty bảo hiểm sẽ trả cho nông dân bấy nhiêu.
+ Thứ hai là dòng bảo hiểm theo chỉ số thời tiết : Dựa vào các chỉ số thời tiểt
như chỉ số lũ lụt, lượng mưa…
+ Dòng sản phẩm thứ ba là bảo hiểm theo chỉ số sản lượng:
Chẳng hạn một giống lúa thường cho năng suất 7 tấn/ha. Khi bất kỳ một thiên
tai, dịch bệnh, bão lũ, khô hạn, cháy... nào đó tác động vùng trồng giống lúa này
khiến sụt giảm sản lượng thu hoạch, thì phần chênh lệch giữa sản lượng lúa lý
thuyết và thu hoạch thực tế sẽ được bồi thường


2. Quá trình hình thành thị trường BHNN ở Việt Nam
BHNN đã được công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) triển khai thí
điểm vào năm 1982 tại hai huyện của Nam Định là Nam Ninh và Vụ Bản. Sau 2
năm triển khai thí điểm, do có chuyển đổi cơ chế từ kinh tế hợp tác xã san kinh tế
hộ nông dân nên BHNN tạm thời dừng lại.
Đến năm 1993, Bảo Việt lại tiếp tục triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại
16 tỉnh trên phạm vi cả nước và điển hình là tỉnh Hà Tĩnh – nơi chịu ảnh hưởng
của rủi ro thiên tai nhiều nhất. Ngoài bảo hiểm cây lúa, Bảo Việt còn triển khai
các dịch vụ BHNN khác như bảo hiểm chăn nuôi, bảo hiểm cây công nghiệp, bảo
hiểm cháy rừng…Mặc dù rất quyết tâm và coi đây là mặt trận hàng đầu, nhưng
doanh nghiệp bảo hiểm của nhà nước này đã phải ngừng triển khai bảo hiểm trên

cây lúa với lý do thua lỗ vào đầu năm 1999 sau 5 năm thực hiện.
7/2001 Công ty TNHH Bảo hiểm Nông nghiệp Gruopama Việt Nam
(Groupama Việt Nam) 100% vốn của Pháp được Bộ Tài chính cấp phép hoạt
động trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp khá mới mẻ ở Việt Nam với số vốn
đầu tư 5 triệu đô la Mỹ. Sau hai năm chuẩn bị với kinh nghiệm của một công ty
bảo hiểm nông nghiệp hàng đầu của Pháp, đến năm 2003, công ty này đã triển
khai được 5 sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi là bò (bò thịt, bò sữa), heo, gà, tôm
sú, tôm càng xanh ở Nam bộ. Sau 3 năm thực hiện rầm rộ không hiểu sao từ năm
2006 đến nay câu chuyện bảo hiểm nông nghiệp của Groupama Việt Nam không
còn được nhắc đến nữa.
Bảo Minh, ABIC - đang nghiên cứu đề án khả thi.
Theo Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định
hướng đến năm 2010” sẽ có 4 đơn vị là Bảo Việt, Bảo Minh, Groupama Việt
Nam và Công ty Bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp tham gia.
3. Đặc điểm của BHNN ở Việt Nam


BHNN ở Việt Nam tuy được hình thành từ rất sớm, từ những năm 80 của thế
kỷ trước nhưng đến nay sau nhiều lần thí điểm thì hiện tại BHNN ở
Việt Nam vẫn là con số không.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có 27 doanh nghiệp bảo hiểm, 1 doanh nghiệp
tái bảo hiểm. Tổng vốn điều lệ 10,021 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu 14,182 tỷ
đồng. Có 371 chi nhánh, công ty thành viên; khoảng 11.500 cán bộ làm bảo
hiểm; trên 38.000 đại lý bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 10.845
tỷ đồng, tuy nhiên, phí BHNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0,0154%).
Hiện nay các doanh nghiệp hầu như cung cấp rất ít các sản phẩm BHNN. Nếu
có thì chỉ có các loại hình bảo hiểm cho những khách hàng lớn như những chủ
trang trại, chủ đồn điền cao su hay những tàu cá lớn. Các cá thể sản xuất nhỏ,
những người với nguồn lực tài chính hạn hẹp thì hầu như không được tiếp cận.
Tại Việt Nam, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Việt Nam (Agribank) được coi là ngân hàng chủ chốt cho hàng triệu hộ nông dân
vay, song việc cho vay vốn không phân biệt những rủi ro mà người nông dân có
thể gặp phải.
Do đó, khi gặp thiên tai, thảm họa thì Agribank thường phải khoanh nợ, xóa
nợ cho những hộ nông dân bị thiệt hại quá nợ.
Thực tế thì Agribank đã hoạt động như một nhà bảo hiểm nông nghiệp, nhưng
chi phí chịu rủi ro lại lấy từ nguồn tiền của Chính phủ, thay vì do nông dân đóng.
Điều này đã không tạo ra động lực để các hộ dân ứng xử chủ động và có kế
hoạch đối với những rủi ro mà họ có thể gặp phải trong tương lai.
Tuy nhiên, với việc chuyển dần sang mô hình hoạt động của ngân hàng
thương mại thì Agribank đã bắt đầu giảm những khoản vay như vậy, và người
nông dân gánh chịu những chi phí rủi ro nhiều hơn.


Đây cũng là cơ hội để phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam, cho dù có
rất nhiều thách thức do quy mô sản xuất quá nhỏ, thiếu cơ sở dữ liệu đánh giá các
rủi ro, thiếu quy định pháp lý, kiến thức về bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân.
4. Các chính sách về BHNN ở Việt Nam
Trong những năm qua, nhà nước đã ban hành những quy định về bảo hiểm
nông nghiệp:
-

Điều 4, luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Nhà nước có chính sách ưu

đãi đối với các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh -tế xã hội,
đặc biệt là chương trình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp”.
-

Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu: “…


Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo mức sống tối thiểu cho cư dân nông
thôn”.
-

Chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020: “

Nghiên cứu xây dựng quỹ tự lực tài chính, quỹ bảo hiểm về thiên tai”.
-

NQ 26/NQ/TW ngày 05/08/2008 đề ra “thí điểm Bảo hiểm Nông nghiệp

đảm bảo mức sống tối thiểu cho dân cư nông thôn
-

Nghị quyết số 22-NQ/CP, ngày 23 tháng 9 năm 2008 của chính phủ về “

Ban hành chính sách bảo hiểm nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường”.
-

Nghị quyết số 24-NQ/CP, ngày 28 tháng 10 năm 2008 của chính phủ “ Đề

án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp”. Đề án này hiện đang được bộ tài chính cùng
các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng trình chính phủ.
5. Đối tượng của BHNN
- Đối tượng của BHNN bao gồm tài sản của nông dân (nhà cửa, đất đai…), tài
sản của các cơ sở sản xuất, chế biến thu mua nông sản, tính mạng, sức khỏe của
người nông dân đã được bảo hiểm bởi các sản phẩm bảo hiểm của các Doanh
nghiệp Bảo hiểm (DNBH). Duy nhất bảo hiểm sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi,



trồng trọt) còn gặp nhiều khó khăn chưa hấp dẫn các DNBH triển khai, vì vậy
cần

tập

trung

cho

bảo

hiểm

sản

xuất

nông

nghiệp

- Đặc điểm của đối tượng trong sản xuất nông nghiệp:
Thứ nhất đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, nên rất nhạy
cảm với thời tiết, sâu bệnh và dịch bệnh, chế độ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh)
chế độ khai thác, sử dụng (lấy sữa, lấy trứng, sức kéo...), chế độ bảo vệ (phòng
trừ dịch bệnh, ký sinh trùng, chuồng trại…)
Thứ hai, đối tượng trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng giống. Tuy nhiên, người nông dân chưa chủ động tuyển chọn được giống
chất lượng cao, mua trên thị trường thì các nhà cung cấp chưa có bảo hiểm chất
lượng sản phẩm cho nông dân.

Thứ ba là sản xuất nông nghiệp với bất kỳ một loại vật nuôi cây trồng nào
cũng đòi hỏi một quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp như: chọn giống, cung
cấp dinh dưỡng, yêu cầu về chuồng trại hoặc mật độ gieo trồng, thời vụ, chăm
sóc, sử dụng và bảo vệ.
Đặc điểm của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp
Người nông dân chưa chú trọng đến sản xuất hàng hóa vì vậy, sản phẩm làm
ra chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hầu hết nông dân vẫn sản xuất theo
phong trào (học tập làm theo người khác) hoặc sản xuất theo chủ nghĩa kinh
nghiệm.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng chưa chủ động được kết quả kinh doanh, đầu
ra không có hoặc không ổn định, được mùa thì rớt giá nên luôn có ý thức cắt
giảm

chi

phí

càng

nhiều

càng

tốt

trong

đó




bảo

hiểm.

Ngoài ra, thu nhập của nhiều hộ nông dân hiện nay đa phần là thấp, nhiều hộ gia
đình chưa đảm bảo điều kiện ăn no mặc ấm. Do vậy, dù bảo hiểm là cần thiết
nhưng không có tài chính để đóng bảo hiểm.


- Diện tích đất canh
tác
Nông dân khá

lớn
- Máy móc hiện đại

giả

- Tiếp cận tín dụng
tốt
- Diện tích đất canh

Tầng lớp
Lao

tác nhỏ
động

nghèo


Nghèo
niên

- Ít tài sản
- Tiếp cận tín dụng

kinh

hạn chế
- Không có đất hoặc
rất ít
- Rất ít tài sản


BHNN còn bị chi phối bởi sự khác biệt về mặt địa hình: nơi có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, địa hình chênh lệch cao thường ít xảy ra thiên tai, tai nạn nên nhu cầu
bảo hiểm thấp và ngược lại, chỉ có nơi thường gặp thiên tai, tai nạn thì rất cần có
bảo hiểm.
Cuối cùng là trong cùng một thôn xã, người nông dân có nhiều quan hệ dòng họ,
thông gia nên nếu có rủi ro đạo đức xảy ra trục lợi bảo hiểm thì rất khó có thể
phát hiện, phát giác.
III. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Trước khi nghiên cứu đề tài này nhóm chúng tôi đã được biết đến một số tài
liệu liên quan đến đề tài này. Chúng tôi xin đề cập đến một số công trình nghiên
cứu như sau:
1. Bộ cẩm nang gồm 4 tập về BHNN của công ty GlobalAgRisk có trụ sở tại
Lexington, Kentucky biên soạn trong gói tài trợ số 1080 – 1076 của tổ chức Ford
Foundation tại Việt Nam cho dự án “Phát triển BHNN theo chỉ số nhằm nâng cao
năng lực của thị trường Tài Chính nông thôn vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở

Việt Nam” việc xuất bản và phát hành bộ cẩm nang này do trung tâm Thông tin
Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AgroInfo) thuộc Viện chính sách và Chiến
lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (IPSARD), Hà Nội, Việt Nam đảm trách.
Đây được coi là cuốn sách nghiên cứu về BHNN đầu tiên ở Việt Nam được xuất
bản.
- Trong tập 1 có tên “ Những thách thức trong phát triển thị trường BHNN”
tác giả đã nêu nên những thất bại của BHNN tại Việt Nam và tập trung vào hai
điểm lớn cần phải xem xét nếu muốn phát triển thị trường BHNN thành công và


nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến hai điểm trên: Nhu cầu đối với BHNN và khả
năng cung ứng những sản phẩm BHNN phù hợp
- Tập 2 có tên “Vai trò của đánh giá rủi ro trong thiết lập định hướng ưu tiên
và chính sách bảo hiểm” gồm 2 nội dung chính đó là:
Một là: Nhấn mạnh tầm quan trọng về nhận thức về rủi ro và đánh giá rủi ro
trong khuôn khổ quản lý rủi ro nông nghiệp tổng thể và đưa ra những chiến lược
có tính khả thi giúp chính phủ giải quyết các rủi ro
Hai là: Mô tả thị trường phát triển BHNN Việt Nam cụ thể.
- Tập 3 có tên “Ứng dụng trong đánh giá rủi ro và phát triển sản phẩm ở Việt
Nam” đã đưa ra việc phát triển nguồn nhân lực cho những tổ chức và cá nhân
tham gia xây dựng thị trường bảo hiểm và tăng cường tư vấn pháp lý nhằm mục
đích xây dựng cơ chế chuyển giao một phần rủi ro sản xuất nghiêm trọng ra khỏi
ngành công nghiệp và ra khỏi biên giới quốc gia và thúc đẩy thị trường tài chính
nông thôn Việt Nam. Phát triển và thử nghiệm bảo hiểm thời tiết theo chỉ số đối
với rủi ro thiên tai tương quan.
- Tập 4 có tên “ Tầm nhìn chính sách trong phát triển BHNN ở Việt Nam” đã
tổng hợp những quan niệm, lý thuyết và công tác phát triển thị trường đề cập đến
trong tập I và II. Tập IV cũng trình bày một khung chính sách về BHNN kèm
theo chương trình hành động cụ thể dành cho các cá nhân và tôt chức có liên
quan ở Việt Nam.

IV. Những nghiên cứu có liên quan
Trong quá trình học tập tại trường đại học Thương Mại chúng em đã có cơ hội
được học các môn học như tài chính tiền tệ 1, Tài chính tiền tệ 2 và đã được tìm
hiểu nhiều về lý thuyết bảo hiểm. Và trong qúa trình làm đề tài thảo luận chúng
em đã được tìm hiểu về một số loại hình bảo hiểm hiện nay. Đặc biệt, chúng em
xuất thân từ nông thôn Việt Nam gắn bó với người nông dân từ khi lọt lòng
chúng em hiểu rõ tập quán canh tác, những nỗi khổ mà ngừơi nông dân phải gánh


chịu trong sản xuất. Và bây giờ bằng những hiểu biết hiện có chúng em đi sâu
nghiên cứu đề tài về giải pháp phát triển BHNN ở Việt Nam.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
TỪ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Phương pháp nghiên cứu ( của nhóm sinh viên đã làm đề tài này)
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu các tài liệu sách báo, tạp chí, mạng Internet và các công trình
nghiên cứu có liên quan
- Quan sát thực tế hoạt động của các tổ chức thực hiện bảo hiểm nông nghiệp ở
Việt Nam
- Gửi phiếu điều tra tới tập các hộ nông dân chăn nuôi gia súc gia cầm.
- Phỏng vấn các nhân viên và các thành viên trong tổ chức bảo hiểm nông
nghiệp, đổng thời phỏng vấn các tổ chức cá nhân đã tham gia bảo hiểm nông
nghiệp Việt Nam.
3.2 Tổng quan và tình hình ảnh hưởng các nhân tố môi trường tới hoạt
động bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam:
3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên ngoài tới hoạt động của bảo
hiểm nông nghiệpViệt Nam:
- Môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có tác động cực kì lớn đến nghành nông nghiệp của Việt

Nam. Nước ta là nước nhiệt đới , khí hậu gió mùa hàng năm phải chịu các đợt
thiên tai lớn. Những năm gần đây nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai
cho thấy Việt Nam rất dồi dào tiềm năng phát triển về nông nghiệp. là một nước
nông nghiệp với trên 70% hộ gia đình sống bằng nghề nông, sản xuất nông
nghiệp luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi mà VN được xác định là 1 trong 10 nước
gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới Diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam
chiếm tỷ trọng lớn - trên 74% tổng diện tích đất của cả nước. Trên 70% dân số
tập trung ở khu vực nông thôn. Hàng năm, thiên tai và dịch bệnh “cướp đi” của
Việt Nam 1,5% GDP,
(TTTM News) - Theo Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 18
giờ ngày 30-9, bão số 9 đã làm 74 người thiệt mạng (Thừa Thiên - Huế: 6, Đà
Nẵng: 3, Quảng Nam: 5, Quảng Ngãi: 22, Bình Định: 6, Phú Yên: 1, Kon Tum:
21, Lâm Đồng: 2, Đắk Nông: 2, Quảng Trị: 5. Quảng Bình: 1); 12 người mất


tích, 179 người bị thương; hơn 323.200 nhà bị sập, trôi, hư hỏng hoặc đang bị
ngập; 12.300 trạm y tế, trụ sở UBND xã, công trình công cộng bị hư hỏng,
ngập... Quảng Nam cócó khoảng 1.000 ha lúa hè thu đang trong giai đoạn chuẩn
bị thu hoạch ở các khu vực trũng thấp bị ngập, thiệt hại trên 80%; 3.000 ha cây
màu bị ngập úng, hư hỏng... Tại Gia Lai, hơn 2.000 ha lúa, hoa màu bị ngập úng;
gần 15.000 trụ tiêu cùng hàng chục hecta cao su bị gãy đổ, gần 700 nhà dân bị
tốc mái, 55 trụ sở xã và phòng học bị hư hỏng...
Năm 2008, thiên tai đã gây nên những tổn thất vô cùng lớn đối với toàn bộ
ngành nông nghiệp. Đợt rét đậm rét hại, hàng nghìn con trâu bò chết rét, hàng
nghìn hecta lúa hoa màu chết. Rồi bão, lụt, những trận mưa lịch sử ở miền Bắc
gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho ngành nông nghiệp, trong đó nông dân là
đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đến lúa gạo làm ra không tiêu thụ được,
người nông dân một số vùng đang điêu đứng... Dường như người nông dân Việt
Nam còn quá đơn độc trên thị trường Gạo xuất khẩu Việt Nam cũng trong tình
trạng tương tự lại không hề thấy bảo hộ, người nông dân một mình đương đầu

với tất cả. Người nuôi vịt ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội lặn xuống dòng nước đục
ngầu mò từng quả trứng, cánh đồng rau sắp đến ngày thu hoạch ở Mê Linh, Hà
Nội bị nhấn chìm trong nước, người nông dân Đông Anh cắt lúa mò dưới nước
để chạy đua với thiên tai...
Cơn bão số 9 đem theo mưa lớn và lũ lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề về người
và của tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực
nông nghiệp, mưa lũ đã nhấn chìm và làm hư hại 96.172 ha hoa màu, lúa và ngô;
17.663 con trâu bò bị chết
Với điều kiên thời tiết bât ổn đã gây cho nên nông nghiệp Việt Nam rất lớn.
Thường xuyên phải hứng chịu những trận thiên tai lớn, những rủi ro đến từ dịch
bệnh trên gia súc, cây trồng..., là những nguyên nhân chính khiến nông nghiệp
Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho hoạt động bảo hiểm nông nghiệp.
Trong năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã
gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh trên cây trồng vật
nuôi..., khiến đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.
Đương đầu với những khó khăn do thiên tai gây ra người nông dân không biêt
trông cậy vào đâu. Với nguồn vốn ít ỏi đầu tư vào cây trồng vật nuôi thì bị mất
trắng, không bão lũ thì bệnh dịch hoành hành. Trăm dâu đổ đầu tằm. Lúc đó
người dân nghĩ tới bảo hiểm nông nghiệp. V
Mặc dù với diện tích đất nông nghiệp rất lớn và số lực lượng lao động tham gia
trong khu vực nông nghiệp nhưng
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có 27 doanh nghiệp bảo hiểm, 1 doanh nghiệp tái
bảo hiểm. Tổng vốn điều lệ 10,021 tỷ đồng. Tổng vốn chủ sở hữu 14,182 tỷ
đồng. Có 371 chi nhánh, công ty thành viên; khoảng 11.500 cán bộ làm bảo


hiểm; trên 38.000 đại lý bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 10.845
tỷ đồng, tuy nhiên, phí BHNN chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0,0154%). Sau tác
động của thiên tai, dịch bệnh, của khủng hoảng tài chính thế giới khiến giá nông
sản bất ngờ sụt giảm mạnh và những hệ luỵ đã đổ lên vai người nông dân, bảo

hiểm nông nghiệp lại được nhắc đến như một giải pháp cứu cánh mặc dù ai cũng
nhận thấy, đây chính là lỗ hổng lớn của ngành bảo hiểm.
- Môi trường xã hội:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Bộ có kế hoạch nâng tỷ lệ sử

dụng giống tiến bộ khoa học kỹ thuật từ 30% hiện nay lên trên 80% diện tích
gieo trồng và đàn gia súc vào năm 2010.
Từ năm 2000 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học,
công nghệ về giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý là 141,5
tỷ đồng.
Với mức đầu tư này, trong 5 năm qua, chương trình giống cây trồng và vật nuôi
đã thu được nhiều kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học về giống.
Về giống cây trồng, chương trình đã chọn tạo, khảo nghiệm công nhận 45 giống
lúa với diện tích gieo trồng gần 2 triệu ha, năng suất tăng trên 10%; chọn tạo
được 1 giống ngô cao sản, công nhận 3 tổ hợp giống ngô lai năng suất cao, thời
gian sinh trưởng ngắn, thích nghi rộng; công nhận 4 giống rau mới; thu thập 36
chủng loại cây ăn quả của 613 dòng; hoàn thiện quy trình nhân giống điều ghép;
khảo nghiệm và công nhận được 67 dòng, giống cây lâm nghiệp...


Về giống vật nuôi, chương trình đã nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất công
thức lợn lai 3 máu cho năng suất thịt cao hơn từ 10-15% so với các công thức lai
khác; hoàn thiện công nghệ cấy truyền phôi tươi và phôi đông lạnh trong nhân
giống bò sữa; hoàn thiện quy trình vỗ béo bò thịt; hoàn thiện quy trình nuôi
dưỡng thích nghi một số giống gà chăn thả, gà lông màu nhập nội; chọn lọc được
2 dòng vịt siêu thịt.
Theo đánh giá của các nhà kinh tế, trong 5 năm trở lại đây, khoa học công
nghệ đã đóng góp khoảng 30% trong giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp.
Vì vậy, để tạo nên những vùng nông sản hàng hoá có thể đứng vững và cạnh
tranh được với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, điều tất

yếu là phải tiến đến sản xuất công nghệ cao, trước mắt là ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật (KHKT), đưa giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất
lượng cao vào sản xuất.
Thời gian qua, ý thức được vai trò của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đối với
phát triển sản xuất nông nghiệp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh đã
thường xuyên triển khai xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất, chăn
nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao như mô hình sản xuất lúa giống, sản xuất rau an
toàn, sản xuất nhãn sạch, kỹ thuật IPM, phương pháp thâm canh cá diêu hồng,
chăn nuôi lợn hướng nạc…
Chỉ tính riêng trong năm 2008, các ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh
đã triển khai tổ chức được trên 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học và kỹ
thuật tiến bộ cho trên 30 nghìn lượt nông dân trong tỉnh với các chuyên đề về sản
xuất nông nghiệp như chăn nuôi, thuỷ sản, trồng trọt. Đặc biệt với chức năng,
nhiệm vụ của mình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã triển khai thực hiện được
8 dự án và 1 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp… góp phần
tạo nên những phương pháp, các ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ mới trong
sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Các hoạt động khoa học và
công nghệ luôn hướng về cơ sở, tập trung vào ứng dụng, đi tắt đón đầu. Thông
qua việc nắm bắt nhu cầu thị trường tại chỗ và thị trường xuất khẩu, ngành khoa
học tỉnh đã tập trung vào giải quyết các vấn đề về giống cây trồng, vật nuôi; đưa
các giống, cây con có năng suất cao, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao vào
sản xuất như: rau an toàn, cây ăn quả đặc sản, hoa chất lượng cao, lợn hướng
nạc, thuỷ đặc sản. Mặt khác, ngành nghề nông thôn cũng được chú trọng với các
mô hình ngành nghề bảo quản, chế biến nông sản, bảo vệ môi trường chăn nuôi,
chuồng trại, môi trường sinh thái nông nghiệp bền vững… Thông qua những mô
hình, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại cây trồng, vật nuôi, phương pháp


thâm canh mới đã được bà con nông dân tiếp nhận và ứng dụng ngày một nhiều,
tạo những bước đột phá mới của nông nghiệp tỉnh nhà với những vùng nông sản

hàng hoá tập trung được hình thành và nhân rộng như rau an toàn ở thị trấn Như
Quỳnh (Văn Lâm), hoa chất lượng cao xã Trung Nghĩa (thị xã Hưng Yên), cam
Khoái Châu, quất cảnh Văn Giang…
Có thể nói, việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với nông dân ở tỉnh ta
trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần tích cực phát triển
sản xuất nông nghiệp đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 4%. Đặc biệt trong
chương trình an ninh lương thực, các giống lúa năng suất cao đã giúp người
nông dân thoát khỏi cảnh đói giáp hạt, các kiến thức về chăn nuôi được tiếp cận
qua chuyển giao kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng chữa bệnh cho gia súc, gia cầm,
vật nuôi giúp nông dân có thêm thu nhập, năng suất lúa bình quân toàn tỉnh tăng
từ 9,8 tấn năm 1997 lên 12,6 tấn năm 2008, giá trị sản xuất từ 28 triệu đồng/ha
lên trên 57 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá
trình chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật tiến bộ cho nông dân ở tỉnh ta
hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều mô hình, đề tài dự án thu được kết
quả chưa như mong muốn, nhiều vùng, khu vực còn tồn tại tập quán canh tác,
sản xuất, lạc hậu. Thêm vào đó, hình thức tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa
học - kỹ thuật ở một số đơn vị còn dàn trải, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối
tượng nông dân, nhất là nông dân các vùng sâu, vùng xa trung tâm. Đội ngũ cán
bộ khoa học - kỹ thuật trong tỉnh chưa đáp ứng đủ yêu cầu, mạng lưới khuyến
nông viên, cộng tác viên ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chế độ
chính sách, năng lực hạn chế, phương pháp trình bày chưa thật hấp dẫn, chủ yếu
truyền đạt thông tin, thiếu tính thực nghiệm. Ngoài ra hoạt động phối hợp giữa
các ngành, đoàn thể để triển khai công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao
khoa học kỹ thuật hiệu quả chưa cao, nhất là triển khai các dự án xây dựng mô
hình điểm, một số dự án, đề tài, mô hình không bền, hết thời gian triển khai, hết
tiền hỗ trợ của Nhà nước thì nông dân cũng quên luôn dự án, đề tài, cho dù dự
án, đề tài được đánh giá chất lượng và được hội đồng khoa học nghiệm thu với
kết quả cao.
sự phát triển khoa học kĩ thuật thúc đẩy cho nghành nông nghiệp phát triển.
Tăng năng suất , tránh được những rủi ro xảy ra. Do đó sẽ đảm bảo cho việc phát

triển bảo hiểm nông nghiệp được hiệu quả hơn.
- Môi trường chính trị pháp luật:
Bảo hiểm nông nghiệp được đánh giá là một nghiệp vụ rất khó khăn không chỉ
riêng ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới (thị phần rất nhỏ). Chính vì vậy,
chính phủ của nhiều quốc gia đã phải can thiệp vào bảo hiểm nông nghiệp để hỗ
trợ cho sản xuất nông nghiệp của họ. Qua thực tiễn triển khai thí điểm bảo hiểm


nông nghiệp ở Việt Nam, Bảo Việt đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không chỉ
riêng đối với doanh nghiệp bảo hiểm mà cả từ phía người dân.
Trước hết, về phía doanh nghiệp bảo hiểm thường phải nhận rủi ro trong sản
xuất nông nghiệp là rất lớn, nếu chỉ bảo hiểm theo hướng kinh doanh đơn thuần
thì không có doanh nghiệp bảo hiểm nào mặn mà với bảo hiểm nông nghiệp vì
kinh doanh không có hiệu quả, nguy cơ thua lỗ cao. Nếu có triển khai bảo hiểm
nông nghiệp thì cũng chọn rủi ro, chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận bảo hiểm
hoặc tiến hành một cách cầm chừng. Đối tượng bảo hiểm nông nghiệp rất phong
phú và trên diện rộng cho nên rất khó trong công tác quản lý rủi ro, dễ phát sinh
các rủi ro về đạo đức; đội ngũ thực hiện bảo hiểm nông nghiệp hiện rất thiếu
kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Về phía người dân lại chưa có thói quen, chưa có hiểu biết nhiều về bảo hiểm về
bảo hiểm nông nghiệp, công việc tuyên truyền giải thích của doanh nghiệp bảo
hiểm chưa đủ thời gian để người dân nhận thức và tham gia bảo hiểm; Khả năng
tài chính còn hạn hẹp, quy mô sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc, sản xuất
mang tính chất hàng hoá chưa cao nên còn đắn đo suy nghĩ khi bỏ tiền ra tham
gia bảo hiểm; Người dân chưa thực sự tin tưởng vào doanh nghiệp bảo hiểm,
chưa được nhà nước hỗ trợ để tham gia bảo hiểm.
Theo kiến nghị của Bảo Việt thì để thực thi một chính sách của nhà nước không
chỉ có sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm mà cần có sự tham gia, quan
tâm của các cấp các ngành và của toàn xã hội. Nhà nước nên gắn các chính sách
về bảo hiểm nông nghiệp với chính sách tài chính đối với nông nghiệp, nông

thôn để tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bảo
hiểm cũng như khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm.
Kinh nghiệm của một số nước triển khai thành công bảo hiểm nông nghiệp cho
thấy bảo hiểm nông nghiệp không chỉ là công việc riêng của doanh nghiệp bảo
hiểm hay cá nhân người nông dân mà có sự chung vai gánh vác của toàn xã hội
được cụ thể hoá bằng những chính sách của nhà nước về bảo hiểm nông nghiệp.
Ví như ở Philippine khi người dân vay vốn để sản xuất nông nghiệp thì bắt buộc
họ phải tham gia bảo hiểm nông nghiệp Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần phí bảo
hiểm và người cho vay cũng hỗ trợ một phần phí bảo hiểm cho người dân.


Ngoài việc hoạch định chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, Nhà nước cũng cần
phải có sự đầu tư nhất định đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ để thực thi việc
triển khai bảo hiểm nông nghiệp.
Bảo hiểm nông nghiệp mang tính đặc thù, nhất là đối với một nước có nhiều
thiên tai địch hoạ như nước ta, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính rất lớn. Trong
điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn như nước ta, nguồn ngân sách Nhà nước
còn eo hẹp vì vậy sự hỗ trợ từ NSNN là rất hạn chế. Tuy nhiên, hàng năm NSNN
cũng phải chi ra hàng ngàn tỷ đồng để cứu trợ các vùng bị thiên tai, Nhà nước
vẫn phải khoanh nợ, xoá nợ cho các hộ nông dân. Cách làm này mang tính bao
cấp và không có sự chủ động của người dân. Nếu như Nhà nước dùng một phần
từ nguồn cứu trợ trên để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm, hỗ trợ doanh
nghiệp triển khai bảo hiểm nông nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm nông
nghiệp thì cách làm này sẽ hiệu quả hơn nhiều. Thêm vào đó nếu như có sự tham
gia của các tổ chức ngân hàng, tín dụng nông thôn, các đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu nông sản, các cơ sở sản xuất có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp...
hỗ trợ cho công tác bảo hiểm nông nghiệp. Có như vậy, bảo hiểm nông nghiệp
mới có thể hình thành và phát triển bền vững đáp ứng được mong mỏi của người
dân. Thí điểm thực hiện bảo hiểm sản xuất nông nghiệp tại một số khu vực cho
một số loại sản phẩm nông thủy sản là một phần trong quyết định phê duyệt đề

án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng 2020”
của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải ký ngày 6-1.
Đây cũng là một phần trong mục tiêu hướng tới an ninh lương thực quốc gia của
Chính phủ ban hành cuối năm ngoái.
Đối tượng của bảo hiểm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, rủi ro trong bảo
hiểm nông nghiệp cũng rất là nhiều. Vì vậy, khi xây dựng một chính sách về bảo
hiểm nông nghiệp thì trước mắt nhà nước nên đưa ra cơ chế hỗ trợ để áp dụng
cho một số đối tượng và chọn một số rủi ro để bảo hiểm, hình thành dần thị
trường bảo hiểm nông nghiệp vốn được coi là đầy khó khăn và phức tạp này.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm
2003 đến năm 2010” Theo nhận định của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, từ


kinh nghiệm thực tế trong nước cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế
giới, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có thể thực hiện thành công nó trở thành một
chính sách của Nhà nước.
Để thực thi một chính sách của Nhà nước, không chỉ có sự tham gia của các
doanh nghiệp bảo hiểm mà cần có sự tham gia, quan tâm của các cấp các ngành
và của toàn xã hội. Nên gắn các chính sách về bảo hiểm nông nghiệp với chính
sách tài chính đối với nông nghiệp, nông thôn để tạo ra được môi trường pháp lý
thuận lợi thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm cũng như khuyến khích người dân
tham gia bảo hiểm.
Kinh nghiệm của một số nước triển khai thành công bảo hiểm nông nghiệp cho
th y: bảo hiểm nông nghiệp không chỉ là công việc riêng của doanh nghiệp bảo
hiểm hay cá nhân người nông dân mà có sự chung vai gánh vác của toàn xã hội,
được cụ thể hóa bằng những chính sách của Nhà nước về bảo hiểm nông nghiệp.
Ngoài việc hoạch định chính sách về bảo hiểm nông nghiệp, Nhà nước cũng cần
phải có sự đầu tư nhất định đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ để thực thi việc
triển khai bảo hiểm nông nghiệp.

Thứ hai, đối với một nước có nhiều thiên tai như nước ta, trong điều kiện kinh tế
còn nhiều khó khăn, nếu như Nhà nước dùng một phần từ nguồn ngân sách Nhà
nước để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai bảo
hiểm nông nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm nông nghiệp thì sẽ hiệu quả
hơn nhiều.
Thêm vào đó, nếu như các tổ chức ngân hàng, tín dụng nông thôn, các đơn vị
kinh doanh xuất nhập khẩu nông sản, các cơ sở sản xuất có nguồn nguyên liệu từ
nông nghiệp... cũng hỗ trợ cho công tác bảo hiểm nông nghiệp thì bảo hiểm nông
nghiệp mới hình thành và phát triển bền vững được, đáp ứng được mong mỏi của
người dân.
3.2.2 Ảnh hưởng của môi trương bên trong:
- Do người nông dân: , từ phía người nông dân: chưa có thói quen tham gia
bảo hiểm; thu nhập thấp; sản xuất manh mún, thiếu khoa học kỹ thuật; lựa
chọn rủi ro đối nghịch; trục lợi bảo hiểm diễn ra nhiều, khó kiểm soát. Đa
số nông dân có thu nhập thấp và rất dễ tổn thương nếu xẩy ra rủi ro. Rất
nhiều người, nhiều hộ gia đình đã trắng tay vì những thảm hoạ do thiên tai
gây ra. Để tiến tới nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đủ sức hội nhập
kinh tế thế giới, rất cần phải có các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.


- Bảo hiểm nông nghiệp phục vụ đối tượng khách hàng là người nông dân,
chiếm 70% dân số Việt nam. Tuy số lượng khách hàng đông đảo song
trình độ dân trí, nhất là hiểu biết về bảo hiểm, chưa cao. Khó khăn lớn mà
doanh nghiệp bảo hiểm gặp phải là thuyết phục khách hàng tham gia bảo
hiểm. Nếu phí bảo hiểm quá cao thì khách hàng không đủ khả năng tài
chính. Hoặc nếu năm thứ nhất không xảy ra tổn thất, không được bồi
thường thì đến năm thứ hai, khách hàng cũng sẽ không tiếp tục tham gia
bảo hiểm.
- cao, tác động mạnh mẽ của thời tiết, dịch bệnh…Đó là nguyên nhân tại
sao các cơ quan bảo hiểm chưa mặn mà với dịch vụ này nhất là nông

nghiệp ở đất nước chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh như VN có độ rủi ro cao,
trong khi người dân tham gia bảo hiểm một cách manh mún nên bản thân
họ cũng chưa được hưởng lợi nhiều từ các gói bảo hiểm, khiến phần lớn
nông dân chưa thực sự mặn mà. Sản xuất lúa chịu yếu tố rủi ro bởi thiên
tai; doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong đánh giá rủi ro, cũng
như chọn đối tượng tham gia bảo hiểm; đứng sau bảo hiểm nông nghiệp
phải có ngành tái bảo hiểm, nhưng thị trường nhận tái bảo hiểm nông
nghiệp ở Việt Nam gần như chưa có. Trong khi đó, chính sách và khung
pháp lý của Nhà nước về lĩnh vực này còn hạn chế, chưa cụ thể và rõ ràng,
chưa khuyến khích được cả người dân và công ty có dịch vụ bảo hiểm
tham gia mạnh mẽ. Bảo hiểm nông nghiệp (bảo hiểm vật nuôi, cây
trồng) là bảo hiểm những rủi ro khó xác định. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
rất "vất vả" khi chấp nhận và bồi thường bảo hiểm. Chẳng hạn, bảo hiểm
vật nuôi, doanh nghiệp bảo hiểm đeo vòng, đeo số vào những con vật
được bảo hiểm, khi xảy ra rủi ro -con vật chết - không chắc chắn đó chính
là con vật đã được bảo hiểmBảo Việt, với chức năng là doanh nghiệp bảo
hiểm nhà nước hàng đầu, đã dừng triển khai bảo hiểm nông nghiệp từ cuối
những năm 1980. Công ty bảo hiểm Groupama phải chịu thiệt thòi với tỷ
lệ bồi thường bảo hiểm nông nghiệp trên 100%. Công ty tái bảo hiểm quốc
gia Vinare nhận tái bảo hiểm nông nghiệp cũng gặp tổn thất nặng nề..
Hiện nay có thể nói bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là con số
không, trước đây từng có một số doanh nghiệp từng triển khai thử nhưng
đều thất bại. Agribank vẫn quyết tâm phát triển lĩnh vực này, vì vậy phải
đúc rút kinh nghiệm của những “anh cả” đi trước, những thất bại của họ
do nhiều nguyên nhân. Một, họ không có thị trường truyền thống trong
lĩnh vực nông nghiệp để đủ số đông người tham gia bảo hiểm. Hai, sản


phẩm của họ chỉ triển khai theo loại hình bảo hiểm truyền thống mang tính
đơn lẻ. Nếu tính trên từng loại hình rủi ro đơn lẻ, thì với nông dân sẽ có vô

vàn yếu tố rủi ro tác động, nên phí bảo hiểm sẽ rất cao, nông dân không
thể chịu đựng được. Cả nước có 13 triệu hộ nông dân, trong đó 10 triệu hộ
là khách hàng của Agribank; 2 triệu hộ thuộc diện cận nghèo là đối tượng
khách hàng của Ngân hàng Chính sách; 1 triệu hộ còn là khách hàng của
khoảng 100 tổ chức tài chính và các ngân hàng khác. Theo quy định, mỗi
hộ nông dân có thể được vay tối đa 30 triệu đồng bằng tín chấp, không có
thế chấp tài sản. Khi những nông dân này gặp rủi ro, thì Agribank (mà đây
cũng chính là vốn của Nhà nước) sẽ mất khoản tiền cho vay đó, không thể
thu hồi được. Tính trong vòng 20 năm qua, có khoảng 1,8-1,9% số hộ
nông dân vay vốn đã không có khả năng trả được nợ vay. Bởi vậy từ trước
tới nay, Agribank phải đưa khoản này vào chi phí trích lập dự phòng
những khoản nợ xấu, trích 1,8-1,9%, đánh vào lãi vay của nông dân.
- Câu chuyện Groupama

Tháng 7-2001, Groupama của Pháp được Bộ Tài chính cấp phép hoạt động
trong lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp khá mới mẻ ở Việt Nam với số vốn đầu
tư 5 triệu đô la Mỹ. Sau hai năm chuẩn bị với kinh nghiệm của một công ty
bảo hiểm nông nghiệp hàng đầu của Pháp, đến năm 2003, công ty này đã
triển khai được 5 sản phẩm bảo hiểm cho vật nuôi là bò (bò thịt, bò sữa), heo,
gà, tôm sú, tôm càng xanh ở Nam bộ.
Vị trí đặt quảng cáo
Thời gian đó, gần như trong các cuộc họp của Câu lạc bộ trang trại ở
TPHCM, lúc nào cũng có mặt người của Groupama Việt Nam để giới thiệu
sản phẩm bảo hiểm mới mẻ này. Lúc đầu, 15 hộ nông dân nuôi tôm sú diện
tích 30 héc ta mạnh dạn mua bảo hiểm mức phí bảo hiểm từ 0,9- 2 triệu
đồng/héc ta trong 6 tháng và mức đền bù tính theo tuần.
Cách tính bồi thường là 2 tuần đầu không tính bồi thường, tuần thứ ba trở đi
nếu thiệt hại hơn 80% thì bồi thường tối đa 42 triệu đồng/héc ta và cao dần
cho đến tuần cuối cùng của tháng thứ sáu là 190 triệu đồng/héc ta.
Công ty đã trả giá ngay trong lần ra mắt là thu phí bảo hiểm con tôm vụ



nghịch năm 2003 chỉ có 30 triệu đồng nhưng chi phí bồi thường cho 6 hộ
nông dân trong 15 hộ tham gia bảo hiểm đến 400 triệu đồng, bởi nuôi tôm
nghịch vụ rủi ro cao.
Sau đó công ty nâng mức phí bảo hiểm và mở rộng diện tích được bảo hiểm
cho nông dân nhiều tỉnh ĐBSCL vào vụ tôm chính năm 2003 lên hơn 120 héc
ta, thậm chí lúc đó công ty còn tuyên bố năm 2004, diện tích tôm có mua bảo
hiểm lên hơn 1.500 héc ta của 3.000 hộ nông dân. Sau đó công ty tuyên bố
mở rộng ra con bò sữa ở Củ Chi và một số nông sản khác.
Thế rồi không hiểu sao, tới năm 2006, câu chuyện bảo hiểm nông nghiệp của
Groupama Việt Nam im lặng kéo dài cho tới nay. Họ không còn xuất hiện
trong các hội nghị, hội thảo ngành nông nghiệp để giới thiệu về sản phẩm bảo
hiểm nông nghiệp. Hỏi nông dân nuôi bò sữa ở Củ Chi hay nuôi tôm ở Cần
Giờ thì “có nghe nói nhưng lâu nay không thấy họ (ý nói công ty bảo hiểm)
tới”.
Một số loại hình mang tính tự phát:
Cũng trong những năm đầu thập niên 2000, nông dân nuôi heo ở một số địa
phương phía Bắc, ở TPHCM đã tập hợp thành nhóm 30-50 hộ chăn nuôi, đóng
gói tiền chi phí tiêm phòng 30.000-40.000 đồng/con heo và thường một cán bộ
thú y đứng ra đảm nhiệm “quỹ tiêm phòng dịch bệnh”. Nếu gặp rủi ro, heo bị
bệnh chết thì quỹ sẽ bồi thường một phần thiệt hại.
Đây là một hình thức bảo hiểm nông nghiệp mang tính tự phát của nông dân ở
các vùng chăn nuôi phát triển và cho tới nay, nhiều nơi còn tồn tại, thậm chí phát
triển mạnh.
Tags: Điện Quang, Điện Bàn, kinh doanh tổng hợp, mua bảo hiểm, hợp tác
xã, Tỉnh Quảng Nam, Vụ Sản Xuất, nông dân, dịch bệnh, Con bò, chăn
nuôi, dịch vụ, gia súc, việc



×