Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểmliên quan tới trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.12 KB, 14 trang )

Bài làm
A- Mở bài
Hành vi cố ý không cung cấp thông tin, cung cấp thông tin sai sự thật,
hoặc khai báo không trung thực các thông tin của người tham gia bảo hiểm
trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là một trong những
hành vi trục lợi bảo hiểm. Cả Doanh nghiệp bảo hiểm lẫn bên mua bảo hiểm
sẵn sàng đưa ra những thông tin không đúng sự thật để bảo vệ lợi ích của
mình. Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã quy định rõ trách nhiệm của các
bên trong việc cung cấp thông tin nhằm tránh tình trạng trục lợi. Bài tập lớn
học kỳ của em sẽ đi sâu tìm hiểu về trách nhiệm cung cấp thông tin của
người tham gia bảo hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm, phân tích một tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
liên quan tới trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm.

B- Nội dung
I. Một số vấn đề lý luận về vấn đề trách nhiệm cung cấp thông tin của người
tham gia bảo hiểm
1. Cơ sở hình thành
Có thể nhận thấy, vấn đề trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham
gia bảo hiểm được đặt ra trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối ( một trong
những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm).
Từ xưa đến nay, để mọi hoạt động kinh doanh trên thương trường được thực
hiện một cách có hiệu quả, các tổ chức, cá nhân (những chủ thể thực hiện
hoạt động sản xuất kinh doanh và những chủ thể sử dụng những hàng hóa,
dịch vụ có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh) đều phải thiết lập mối
quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau. Trong thực tế, các luật về hợp đồng của

1


tất cả các quốc gia trên thế giới đều diễn đạt tinh thần này, có nghĩa là bất kỳ


hành vi gian lận hay âm mưu lừa đảo đều bị coi là vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc trung thực và ngay thẳng chi phối rất nhiều các quy định điều
chỉnh quan hệ hợp đồng nói chung, đây là nguyên tắc mang tính quán triệt
áp dụng cho mọi quan hệ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế và dân sự. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào đặc trưng của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều
chỉnh của các ngành luật khác nhau mà pháp luật trong lĩnh vực đó cũng có
những quy định mang tính đặc thù. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm không bán sản phẩm hữu hình mà bán
sản phẩm vô hình, sản phẩm có thể hình thành hoặc không hình thành trong
tương lai. Tại thời điểm bán bảo hiểm, “sản phẩm” bảo hiểm là chưa có. Vì
vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo
hiểm, pháp luật kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc trung thực,
tuyệt đối và phải có những quy định phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh
doanh này. Để tuân thủ nguyên tắc trung thực tuyệt đối, người mua bảo hiểm
phải có trách nhiệm khai báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết về mọi yếu tố
liên quan đến đối tượng bảo hiểm. Nếu trong hợp đồng mua bán thông
thường, nguyên tắc thông báo trước (về hàng hóa được đem ra bán) luôn
luôn được áp dụng đối với bên bán, và hai bên mua, bán đều biết được (bằng
mắt thường) về đối tượng của quan hệ mua bán, thì trong hợp đồng bảo hiểm
cả bên mua và bên bán đều không thấy được bằng mắt thường sản phẩm mà
mình mua, bán tại thời điểm giao kết hợp đồng. Đặc biệt, trong quan hệ mua
bán này, chỉ có một bên (bên yêu cầu bảo hiểm - bên mua bảo hiểm) biết rõ
các đặc điểm có thể liên quan đến rủi ro đối với tài sản mà mình yêu cầu bảo
hiểm, còn bên kia (người bảo hiểm - doanh nghiệp bảo hiểm) thường không
biết được những điều đó. Doanh nghiệp bảo hiểm gần như phụ thuộc hoàn

2


toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức

độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm
hay không. Do hoạt động kinh doanh bảo hiểm có đặc điểm các chủ thể thực
hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải là những chủ thể có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ nhất định trong lĩnh vực bảo hiểm nên sự am hiểu
của họ trong lĩnh vực này tốt hơn bên mua bảo hiểm. Vì vậy, họ cũng phải
có nghĩa vụ cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến dịch vụ bảo
hiểm mà họ cung ứng.Để quán triệt đặc trưng này của bảo hiểm, pháp luật
bảo hiểm Việt Nam đã cụ thể hóa nguyên tắc này tại Điều 19 Luật Kinh
doanh bảo hiểm.
2. Ý nghĩa của việc cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm.
Cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ của người tham gia bảo
hiểm. Tính chính xác của những thông tin đưa ra là một trong những yếu tố
ảnh hưởng tới tính hiệu lực của hợp đồng.
Với doanh nghiệp bảo hiểm, việc cung cấp những thông tin chính xác
nhằm mang lại cho bên mua bảo hiểm cái nhìn toàn diện nhất về loại hình
bảo hiểm, quyền lợi của mình trước khi kí kết vào hợp đồng bảo hiểm. Cung
cấp thông tin chính xác, đầy đủ sẽ tạo dựng được lòng tin với khách hàng
trong việc thực hiện hợp đồng, tránh xẩy ra tình trạng khởi kiện do doanh
nghiệp bảo hiểm vì trục lợi cá nhân mà không cung cấp hoặc cung cấp sai
thông tin.
“Kê khai đầy đủ , trung thực mọi chi tiết có liên quan tới hợp đồng bảo
hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”1 là nghĩa vụ của bên mua
bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm là bên hiểu rõ nhất các đặc điểm liên quan tới
đối tượng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như phụ thuộc hoàn
1

Điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm

3



toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức
độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm
hay không và nếu chấp nhận thì cách thức tính phí bảo hiểm như thế nào.
Có thể nhận thấy, việc cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm đóng
vao trò rất lớn trong việc xác định loại hình bảo hiểm, hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm,…
II. Quy định của pháp luật về trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham
gia bảo hiểm trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng.
Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm , bên tham
gia bảo hiểm cũng như hậu quả pháp lý của việc không cung cấp hoặc cung
cấp thông tin sai sự thật được quy định tại Điều 19 Luật kinh doanh bảo
hiểm.
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm
Đây là trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm, thể hiện tính
chính xác, trung thực của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc cung cấp thông
tin đầy đủ về HĐBH cho khách hàng.Theo khoản 1 Điều 19 Luật kinh doanh
bảo hiểm quy định : “ Khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan tới hợp đồng bảo hiểm, giải
thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.”
Khi tư vấn, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giúp bên mua bảo hiểm lựa
chọn loại bảo hiểm phù hợp, đồng thời khi thực hiện giao kết hợp đồng phải
giải thích các điều kiện điều khoản cho họ. Bên doanh nghiệp bảo hiểm phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác về những thông tin mà mình đã đưa ra.
Như vậy, pháp luật đã quy định rất rõ, khi giao kết bảo hiểm, DNBH đưa
ra lời cam kết về điều kiện và phương thức bồi thường nên mọi thông tin
4


đưa ra để cam kết phải là trung thực, rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia

bảo hiểm lựa chọn trước khi đưa ra quyết định tham gia HĐBH. Bên cạnh
đó, khi bên mua cung cấp các thông tin liên quan tới việc bảo hiểm, các
doanh nghiệp bảo hiểm có trách nghiệm giữ bí mật các thông tin đó. V
2. Trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để doanh
nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, tính
phí bảo hiểm cho phù hợp với những thông tin nhận được. Các thông tin do
bên mua bảo hiểm cung cấp sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm
giữ bí mật.
Khoản 1 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “ … Bên mua bảo
hiểm có trách nhiệm cung cấp thông tin liên qua tới đối tượng bảo hiểm cho
doanh nghiệp bảo hiểm.”
Khoản 2, điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng quy định: Bên mua
bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngoài ra trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm còn được
quy định tại điểm c, khoản 2, điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Bên mua
bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro
hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá
trình thực hiện Hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghipeej bảo
hiểm”.
Việc tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ này là cơ sở cho doanh
nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm hay không và thuận
theo thỏa thuận của cụ thể về một số hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra những
thay đổi đến việc thực hiện hợp đồng đặc biệt là những yếu tố liên quan tới

5


thông tin trọng yếu đã cung cấp khi giao kết hợp đồng đến cả những thay đổi

làm gia tăng rủi ro thì bên mua bảo hiểm phải thông báo ngay cho doanh
nghiệp bảo hiểm.
3. Hậu quả pháp lý của việc không cung cấp hoặc cố ý cung cấp thông tin
sai sự thật của người tham gia bảo hiểm
Về mặt lý luận, một hành vi bị coi là lừa dối khi giao kết hợp đồng thông
thường được xác định dựa trên các tiêu chí sau: đưa ra thông tin sai lệch về
một sự việc; bản thân người đưa ra thông tin biết rõ rằng thông tin đó sai
lệch sự thật; với chủ ý làm cho người nghe tin vào thông tin đó; người nhận
thông tin đã tin tưởng vào thông tin đó nên giao kết hợp đồng và có thiệt hại
xảy ra. Nói cách khác, lừa dối là việc một bên có những thủ đoạn (che giấu
thông tin, cung cấp thông tin sai lệch) nhằm làm cho bên kia nhầm lẫn và vì
vậy đã giao kết hợp đồng. Bộ luật dân sự Pháp cũng quy định hành vi lừa
dối bao gồm hai yếu tố cấu thành: yếu tố ý đồ (lừa dối là một hành vi cố ý,
bên này chủ ý lừa dối bên kia) và yếu tố hiện thực (phải có thủ đoạn gian
dối- sự cố ý không cung cấp thông tin quan trọng mà nếu biết được thông tin
đó thì người kia đã không ký kết hợp đồng).
Như vậy, việc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo
hiểm nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được
bồi thường thực chất cũng là một hành vi lừa dối. Tuy nhiên, hợp đồng bảo
hiểm là một loại hợp đồng chuyên biệt nên hậu quả pháp lý của hành vi này
sẽ chịu sự điều chỉnh của luật riêng- Luật kinh doanh bảo hiểm (LKDBH),
trừ khi Luật riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung- Bộ luật
dân sự. Đối với hành vi lừa dối, Luật kinh doanh bảo hiểm có những quy
định sau:
Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo
hiểm thì sẽ áp dụng Điều 19 khoản 2: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền
6


đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến

thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm” Còn nếu là hành vi lừa dối
khác (ngoài hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua bảo
hiểm) thì áp dụng Điều 22: “hợp đồng bảo hiểm vô hiệu- hợp đồng không có
hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận”.
So với Bộ luật dân sự, LKDBH có điểm khác ở chỗ cùng là hành vi lừa
dối nhưng LKDBH lại quy định hai hậu quả pháp lý khác nhau (Bộ luật dân
sự chỉ quy định một hậu quả pháp lý là hợp đồng vô hiệu). Điểm khác biệt
này hoàn toàn có căn cứ, xuất phát từ bản chất của hợp đồng bảo hiểm là sự
thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên
mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (khoản 1 Điều 12 LKDBH 2000) và mục đích
bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bên bị lừa dối- doanh nghiệp bảo
hiểm vì những thông tin mà người mua bảo hiểm cung cấp có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro và ra quyết định
thiết lập hay không thiết lập hợp đồng bảo hiểm dựa trên những thông tin
đó- nguyên tắc “tin tưởng tuyệt đối” trong giao kết và thực hiện HĐBH.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là đối với hành vi “cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật...” để bảo vệ cho bên bị lừa dối thì không thể áp dụng hợp đồng vô hiệu
theo Điều 22 LKDBH. Bởi nếu áp dụng điều luật này, chúng ta sẽ “tiếp tay”
cho người mua bảo hiểm “thoải mái” cung cấp thông tin sai sự thật khi giao
kết hợp đồng để được nhận tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại vì trong
trường hợp xấu nhất hợp đồng đó sẽ bị tuyên là vô hiệu thì người mua bảo
hiểm cũng chẳng mất gì. Và như vậy, mục đích bảo vệ người bị lừa dối
7


không đạt được, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng (trung thực,
thiện chí, bình đẳng...) không được đảm bảo, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ

không thể hoạt động bình thường. Thực tế hiện chưa có văn bản hướng dẫn
việc áp dụng các điều luật trên khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm lúng
túng trong cách giải quyết, kết luận đúng đắn của các bản án phụ thuộc phần
lớn vào “sự linh động” và “công tâm” của các nhà “cầm cân nảy mực”.
Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự
thật nhằm giao kết hợp đồng thì bên mua bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm , ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn
phải bồi thường thiệt hại pháp sinh cho bên mua bảo hiểm .
III. Tình huống thực tế về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên qua đến trách
nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm.
Theo thống kê của các doanh nghiệp bảo hiểm, hiện tượng khách hàng có
hành vi lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng nhằm trục lợi bảo hiểm
đang diễn ra ngày càng phổ biến . Trong đó hiện tượng trục lợi bảo hiểm
thường diễn ra nhất là việc khách hàng kê khai không trung thực về tình
trạng sức khỏe của người được bảo hiểm trong Giấy yêu cầu bảo hiểm - một
phần của Hợp đồng bảo hiểm. Trong thực tiễn xét xử đã có không ít những
vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm liên quan đến việc người mua bảo hiểm cố
ý cung cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng nhưng lại được Tòa án
tuyên là hợp đồng vô hiệu, bị hủy bỏ và doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn
lại số phí bảo hiểm đã nộp cho người mua bảo hiểm ..Ví dụ như tình huống
được đưa ra sau đây:
1. Tình huống
Đây là vụ tranh chấp giữa công ty bảo hiểm P và bà Trần Thị C do Tòa
án nhân dân thị xã B xét xử. Nội dung vụ việc như sau:

8


Ngày 24/11/2002, trên cơ sở Giấy yêu cầu bảo hiểm cung cấp thông tin
về tình trạng sức khỏe của người được bảo hiểm, Công ty đã giao kết hợp

đồng bảo hiểm với bà C (người được bảo hiểm đồng thời là người mua bảo
hiểm). Ngày 16/12/2003, bà C đã bổ sung thông tin là “đã và đang điều trị
bệnh tim mạch từ năm 20 tuổi”. Theo thông báo này, Công ty đã tiến hành
kiểm tra sức khỏe của Bà và kết quả cho thấy bà bị bệnh tim - bệnh thuộc
trường hợp không chấp nhận bảo hiểm. Trên thực tế tại thời điểm giao kết
hợp đồng bà C đã cố ý không kê khai đúng tình trạng bệnh tật của mình qua
việc trả lời “không” đối với tất cả các câu hỏi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm,
trong khi sự thật khách quan là Bà đã và đang phải điều trị bệnh tim bẩm
sinh từ năm 20 tuổi (ghi nhận trong Hồ sơ bệnh án). Vì vậy công ty bảo
hiểm P đã đình chỉ thực hiện hợp đồng. Bà C không đồng ý và đã kiện ra tòa
án nhân dân thị xã B.
Tòa án nhân dân thị xã B đã nhận định bà C không vi phạm nghĩa vụ
cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của mình theo Điều 19 khoản 2
điểm a luật kinh doanh bảo hiểm để đình chỉ thực hiện hợp đồng và
tuyên: Hủy hợp đồng bảo hiểm, buộc Công ty hoàn trả cho bà C toàn bộ số
phí bảo hiểm đã nộp.2
2. Phân tích tình huống và nhận xét của cá nhân
Có thể thấy, Việc kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết liên quan tới hợp
đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
Vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giao kết và thực hiện
hợp đồng. Tình huống ở trên cho thấy:
- Việc bà C cố ý không kê khai đúng tình trạng bệnh tật của mình khi giao
kết hợp đồng là vi phạm điểm b khoản 2 Điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm.

2

/>
9



- Từ những chứng cứ được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án chứng minh bà C
đã và đang điều trị bẩm sinh từ năm 20 tuổi thì rõ ràng, hành vi cung cấp
thông tin sai sự thật về tình trạng bệnh tật của Bà hoàn toàn thỏa mãn các
dấu hiệu theo điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm và Công ty
có quyền đình chỉ việc thực hiện hợp đồng, không hoàn lại số phí bảo hiểm
đã nộp tính đến ngày đình chỉ cũng như không chịu trách nhiệm về những
rủi ro đã phát sinh. Hành động đình chỉ việc thực hiện hợp đồng của công ty
bảo hiểm P là hoàn toàn hợp lý.
- Qua những tìm hiểu về trách nhiệm cung cấp của các bên tham gia bảo
hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã phân tích ở
trên cho thấy: bản án mà tòa án nhân dân thị xã C đã tuyên là không chính
xác và không phù hợp với luật kinh doanh bảo hiểm. Ở đây, tòa án phải căn
cứ vào điểm a khoản 2 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm để ra phán quyết
chính xác.
Qua việc tìm hiểu về vấn đề này, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm giải
quyết tình trạng cố ý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện
nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên tham gia bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần chú trọng tới công tác
tuyển dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ ,quy trình kiểm tra, kiểm soát nội
bộ, các quy trình nghiệp vụ nhằm tránh tình trạng người cung cấp dịch vụ
bảo hiểm thiếu hiểu biết hoặc vì trục lợi mà đưa ra những thông tin sai sự
thật để bên mua bảo hiểm kí kết hợp đồng. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp
đồng , doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm
biết về hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu khi không cung cấp thông tin
đúng sự thật.
Thứ hai, về phía bên mua bảo hiểm, cần nhận thức cặn kẽ hơn trách
nhiệm cung cấp thông tin của mình. Thực tế đã có một bộ phận người mua
10



bảo hiểm không ý thức được trách nhiệm đạo đức và pháp lý của mình nên
đã cố tình kê khai không đúng sự thật nhằm thu lợi bất chính.
Thứ ba, để khắc phục tình trạng này, những nhà làm luật cần nhanh
chóng đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Điều 19 và Điều 22
Luật kinh doanh bảo hiểm để các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những
bản án phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; bảo vệ quyền, lợi
ích chính đáng của bên mua bảo hiểm cũng như của các doanh nghiệp bảo
hiểm; đảm bảo sự trung thực và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng vì lợi ích
chung của cộng đồng và góp phần tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho
các doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm
phải thống nhất và kiên định biện pháp xử lý khi khách hàng có hành vi nói
trên để tự bảo vệ mình và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang diễn ra
ngày càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi. Đồng thời, về phía các cơ quan
nhà nước có chức năng kiểm soát giao dịch bảo hiểm cũng cần đề ra những
biện pháp, chế tài đủ mạnh để răn đe khách hàng.

C. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham
gia bảo hiểm trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm là điều
kiện rất quan trọng để xá định tính hiệu lực của hợp đồng. Một khi các bên
không tuân thủ nguyên tắc này sẽ phải chịu hậu quả pháp lý nhất định. Với
bên mua bảo hiểm nếu không cung cấp các thông tin theo yêu cầu của doanh
nghiệp bảo hiểm hoặc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được bảo hiểm
thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo
hiểm. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu cố ý cung cấp thông tin sai sự thật
nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn

11



phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, và doanh nghiệp bảo hiểm
phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp
thông tin sai sự thật. Những quy định này phần nào đã làm hạn chế những
hành vi trục lợi bảo hiểm.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2010)
2. Bộ luật dân sự 2005
3. TS. Trần Vũ Hải, Các nội dung chưa hợp lý trong luật kinh doanh bảo
hiểm , tạp chí nghiên cứu lập pháp số 130/2008
4. />
newsid=256&lang=VN

MỤC LỤC

13


14



×