Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.3 KB, 20 trang )

Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG
HỢP NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
II. QUYỀN VA NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA CÁC BÊN
TRONG TRƯỜNG HỢP CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG.
1. Quyền và nghĩa vụ về nhân thân.
2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản.
3. Nghĩa vụ cấp dưỡng.
4. Quyền thừa kế tài sản chung.
III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN
THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ
CHỒNG.
1.Tình huống thứ nhất
a) Tình huống
b) Giải quyết tình huống
2. Tình huống thứ hai
a) Tình huống
b) Giải quyết tình huống
IV. MỞ RỘNG VỀ THỰC TIỄN HIỆN NAY CỦA VẤN ĐỀ NÀY.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
BÀI LÀM
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
Hôn nhân là cơ sở để hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Gia đình là một
trong những thể chế cơ bản cuẩ xã hội. Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển
trước hết là nhờ nhà nước thừa nhận hôn nhân của đôi nam nữ, đồng thời quy
định quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa họ. Nhà nước thừa nhận hôn nhân bằng sự


phê chuẩn dưới hình thức pháp lí đó là đăng kí kết hôn. Pháp luật Nhà nước ta
quy định khi kết hôn, nam nữa phải tuân theo nguyên tắc nhất định, trong đó có
nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, trên thức tế hiện nay, việc
áp dun gj và thực hiện nguyên tắc này còn nhiều hạn chế, sai phạm và bất cập.
Điển hình là tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết
hôn. Vậy, trong trường hợp này thì quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của các
bên sẽ được xác định như thế nào từ khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có
hiệu lực cho đến nay?
Để làm rõ vấn đề trên, em xin làm rõ thông qua một bài tập lớn học kì môn
Luật hôn nhân và gia đình.
Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô giáo bổ sung và đóng góp ý kiến.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG
HỢP NAM NỮ CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm người đang có vợ
có chồng chung sống như vợ chồng với người khác là nhằm chống ảnh hưởng
của xã hội tư sản trong hôn nhân. Chung sống như vợ chồng là hành vi của hai
bên nam nữ tuy không phải là vợ chồng nhưng đã ăn ở và coi nhau như vợ
chồng. Người đang có vợ hoặc người đang có chồng mà chung sống nhuwvowj
chồng với người khác sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người vơ hoặc
người chồng hợp pháp, đồng thời ảnh hưởng tới lối sống lành mạnh trong gia
đình mới xa hội chủ nghĩa.
Đối với trường hợp một người đang có vợ hoặc có chồng mà chung sống như
vợ chồng với người khác là trái với quy định của pháp luật: một người đang tồn
tại quan hệ hôn nhân với người khác thì không có quyền kết hôn hoặc hoặc
chung sống như vợ chồng với người khác. Nếu việc kết hôn vi phạm quy định
2
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
này thì có căn cứ để Toà án nhân dân xử huỷ việc kết hôn đó. Cơ sở pháp lí để
xác định một ngườ đang có vợ hoặc có chồng là dựa vào giấy chứng nhận kết

hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy chứng nhận kết hôn đó
phải đang có hiệu lực. Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng tuy
không có giấy chứng nhận kết hôn nhưng vấn được công nhận là hôn nhân thực
tế thì các bên nam nữ cũng được coi là người đang có vợ hoặc có chồng, do đó
nếu một trong hai bên lại đi kết hôn với người khác thì việc kết hôn của họ bị
coi là trái pháp luật. Toà án có quyền huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó khi có
yêu cầu.
Kể từ ngày Luật hôn nhân 2000 có hiệu lực, nhà nước ta chỉ công nhận nam nữ
là vợ chồng khi họ được các cơ quan đăng kí két hôn cấp giấy chứng nhận kết
hôn. Theo nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/10/1988 của hội đồng thẩm
phán toand án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm
1986 thì công nhận việc họ chung sống
Đó là hợp pháp. Như vậy, uan điểm của hai văn bản luật có khác nhau:
-Trường hợp nam nữ chung sống nhưu vợ chồng xác lập trước ngày 3/1/1987
mà chưađăng kí kết hôn thì được khuyến khích đăng kí kết hôn; trường hợp
có yêu cẩu li hôn thì Toà án thụ lí giải quyết việc li hôn.
-Nam nữ chung sống như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày 1/1/2001 mà có
đủ điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2000 thì có nghĩa vụ
đăng kí kết hôn trong thời hạn 2 năm kể từ ngày luật HN&GĐ 2000 có hiệu
lực cho đến ngày 1/1/2003. Kể từ ngày 1/1/2003 mà họ mới đăng kí kết hôn
thì quan hệ vợ chồng của họ được xác lập kể từ ngày đăng kí kết hôn. Nếu
sau đó họ yêu cầu li hôn thì Toà án giải quyết theo thủ tục chung về li hôn
(mục 2 điểm c Thông tư liên tichj01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
gày 3/1/2001)
-Nam và nữ chung sống như vợ chồng kể từ ngày 1/1/2001 trở đi (trừ hai
trường hợp trên) thì pháp luật không công nhận là vợ chồng.
II. QUYỀN VA NGHĨA VỤ NHÂN THÂN, TÀI SẢN CỦA CÁC BÊN
TRONG TRƯỜNG HỢP CHUNG SỐNG NHƯ VỢ CHỒNG
1.Quyền và nghĩa vụ về nhân thân .
Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng được pháp luật về hôn nhân và gia đình

quy định xuất phát từ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được
3
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
ghi nhận trong hiến pháp –đạo luật cơ bản của nhà nước ta.Với tư cách là công
dân ,vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó .Bên cạnh đó ,vợ chồng còn
có các quyền và nghĩa vụ với nhau ,với gia đình và xã hội.
Nghĩa vụ và quyền của vợ và chồng bao gồm nghĩa vụ và quyền về nhân
thân và nghĩ vụ và quyền về tài sản.Ta nhận thấy mục đích của việc thực hiện
những quyền và ngĩa vụ đó là nhằm bảo đảm thoả mãn những nhu cầu tình cảm
và vật chất trong đời sống vợ chồng ,bảo đảm lợi ích chung của gia đình và xã
hội.
Trong trường hợp là vợ chồng hợp pháp theo luật định ,tức là có đăng ký kết
hôn tại cơ quan có thẩm quyền,thì quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và
chồng là một nội dung quan trọng hơn bao giờ hết.Nghĩa vụ và quyền nhân thân
giữa vợ và chồng gắn liền với nhân thân của vợ chồng mà không thể chuyển
giao cho người khác.Chỉ có tư cách là vợ chồng của nhau thì họ mới có các
quyền và nghĩa vụ đó thôi.Nếu là vợ chồng hợp pháp thì giữa họ có mối quan
hệ về những lợi ích tinh thần tình cảm ,không mang nội dung kinh tế và cũng
không phụ thuộc vào yếu tố tài sản.Các nghĩa vụ và quyền đó bao gồm cả tình
yêu ,sự hoà thuận sự tôn trọng lẫn nhau,việc xự sự trong gia đình ,quan hệ đói
với cha mẹ,các con và những thành viên trong gia đình .Theo luật định thì
quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện ở mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng
,thể hiện quyền bình đẳng tự do dân chủ của vợ chồng.Song trường hợp đề bài
nêu ra thì là cặp nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết
hôn nên nghĩa vụ và quyền về nhân thân là hoàn toàn không có. Điều 11, Luật
Hôn nhân và Gia đình quy định: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung
sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.
Thực tế pháp lý và đời sống đã chứng minh, vợ chồng có đăng kí kết hôn thì
quyền lợi của đôi bên mới được đảm bảo như: Quyền về tài sản, được thương
yêu, được tôn trọng, chung thủy... đặc biệt là quyền lợi của con cái. Ngoài ra,

việc đăng ký kết hôn còn như một cam kết để vợ chồng cùng có trách nhiệm
xây dựng, giữ gìn gia đình và chung tay nuôi dạy con cái.
Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội quy định: Từ ngày
1/1/2001, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chông .
Tại khoản 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội hướng
dẫn về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc áp dụng quy
4
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
định tại khoản 1 Điều 11 của luật này được thực hiện như sau:
a. Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987, ngày
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì
được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì
được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia
đình năm 2000.
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 đến ngày
1/1/2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa
vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho
đến ngày 1/1/2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có
yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 1/1/2003 mà họ không đăng ký kết
hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
c) Kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b
khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật chấp nhận là vợ chồng…”.
Như vậy xét ở trường hợp ở đề bài nêu ra thì đều không thuộc điểm a và điểm b
khoản 3 nên họ sẽ không được công nhận là vợ chồng trên thực tế.
2.Quyền và nghĩa vụ về tài sản
Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm:quyền sở hữu tài
sản ,quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế. Quyền sở hữu tài sản của

vợ chồng (còn gọi là chế độ tài sản giữa vợ chồng) là một phạm trù thuộc quyền
sở hữu công dân được ghi nhận trong Hiến pháp (Điều 58 – Hiến pháp
1992).Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định vợ chồng có quyền sở hữu
đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất và vợ ,chồng có quyền sở hữu đối
với tài sản riêng.Theo điều 27 luật hôn nhân và gia đình quy định việc xác định
tài sản chung của vợ và chồng dựa theo nguồn gốc phát sinh tài sản nên trong
trường hợp đề bài nêu ra tuy nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không
đăng ký kết hôn nhưng giữa họ vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản.Sở
dĩ như vậy vì nam nữ tự nguyện chung sống như vợ chồng cũng có nghĩa là họ
cùng làm việc lao động sản xuất kiếm tiền và số tiền đó được mang về đóng góp
cho quỹ tài sản chung của 2 người.Số tiền đó được dùng đẻ chi trả cho các hoạt
động sinh hoạt ăn uông,mua sắm....Tài sản chung hợp nhất của họ còn được tích
góp từ các nguồn thu nhập khác của đôi nam nữ trong thời gian họ sống chung
5
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
với nhau,có thể là tiền lương ,tiền thưởng, tiền trợ cấp... Còn tài sản mà đôi
nam nữ có trước khi quyết định sống chung với nhau do được tặng cho thừa kế
thì vẫn là tài sản riêng của mỗi người.Mỗi bên nam và nữ có quyền nhập hoặc
không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung .Theo quy định tại điều 219 bộ
luật dân sự năm 2005 và điều 27 của luật hôn nhân và gia đình năm 2000tài sản
chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phân
chia.Trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết
hôn cũng vậy.Chỉ có khác ở điều đó là nếu như đối với vợ chồng hợp pháp thì
việc phân chia tài sản chỉ căn cứ vào nguồn gốc thời điểm phát sinh tài sản mà
không căn cứ vào mức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển
khối tài sản đó.Còn riêng đối với trường hợp của đôi nam nữ nói trên thì sự
phân chia tài sản lại là phân chia theo phàn theo mức đóng góp vào khối tài sản
chung của mỗi người,ai góp nhiều hưởng nhiều ai góp ít hưởng ít.Tuỳ theo sự
thoả thuận chung của hai bên nếu không tự thoả thuận được thì có quyền yêu
cầu toà án giải quyết.

3..Nghĩa vụ cấp dưỡng.
Căn cứ vào điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng thì ta thấy nghĩa vụ đó
chỉ phát sinh giữa những người có quan hệ hôn nhân ,huyết thống hoặc nuôi
dưỡng .Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn .Quan hệ đó
phải hợp pháp ,tức là phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn
,có đăng ký kết hôn.Chỉ có hôn nhân hợp pháp mới làm phát sinh ngĩa vụ cấp
dưỡng giữa vợ và chồng.Trong trường hợp đè bài nêu ra là đôi nam nữ sống
chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn thì theo luật không phải là
vợ chồng hợp pháp chính vì vậy giữa họ không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
đương nhiên.
4.Quyền thừa kế tài sản chung .
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005, hàng
thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết. Tuy nhiên, Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì
không được pháp luật công nhận là vợ chồng". Cụ thể hơn, Thông tư liên tịch
số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3-1-2001 của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp nhấn mạnh: "Kể từ sau
ngày 1-1-2003 nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn,
6
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 của
Quốc hội, họ không được công nhận là vợ chồng".
Liên quan đến hậu quả pháp lý của việc "không được pháp luật công nhận là vợ
chồng", khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Tài
sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở
hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu
không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng
góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".
Áp dụng trong trường hợp này ,đôi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không

đăng ký kết hôn thì khi một trong 2 người chết hoặc có một sự kiện pháp lý
phát sinh quyền thừa kế thì sẽ được xử lý như sau.Vì họ không được công nhân
là vợ chồng do đó khi có một người qua đời thì người còn lại không được được
coi là người thừa kế đương nhiên vì người đó không thuộc hàng thừa kế thứ
nhất để hưởng di sản do người chết đi để lại.Tuy nhiên nếu trong quá trình
chung sống ,nếu người còn lại có công sức đóng góp tạo dựng hoặc duy trì khối
tài sản chung với người còn lại thì ngoài việc lấy lại những tài sản riêng của
mình bạn còn được hưởng một phần di sản của người đã chết tương ứng với
công sức đóng góp của mình.Trong trường hợp trước khi sống chung với nhau
một trong 2 người đã có con thì trong trường hợp này nếu một bên không thoả
thuận được với con của người còn lại thì có thể yêu cầu toà án giải quyết đẻ bảo
vệ quyền lợi chính đáng của mình .
III. . MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NHÂN
THÂN, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG HỢP CÁC BÊN CHUNG SỐNG NHƯ VỢ
CHỒNG.
1. Tình huống thứ nhất
a) Tình huống
7
Giả Thị Tố Sương – MSSV 352113 Bài tập học kì môn Luật hôn nhân và gia đình
Chị Nguyễn Thu Xuân năm nay 26 tuổi, sống chung với người bạn trai bằng tuổi
là anh Đinh Văn Tuấn. Đã 6 năm nay chị Xuân có thuê nhà ở chung và sắm sửa
một số đồ đạc chung với anh Tuấn, hai người có góp tiền mua chung một miếng
đất ở Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh nhưng anh Tuấn đứng tên. Thời gian gần
đây, anh Tuấn ngang nhiên thuê nhà trọ khác để chung sống với người bạn gái
mới. Chị Xuân đánh ghen nhiều lần nhưng kết quả vẫn như cũ, chẳng có gì khá
hơn.
Vậy anh Tuấn sống chung như vợ chồng với chị Xuân rồi lại chung sống như vợ
chồng với người khác thì có vi phạm pháp luật gì hay không? Chị Xuân có thể
nộp đơn xin ly dị để đòi chia tài sản hay không? Nếu không được thì có cách nào
để chị Xuân lấy lại tài sản trong khối tài sản chung không? Nhất là miếng đất.

b) Giải quyết tình huống
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của
chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH
của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì: “Những trường
hợp quan hệ vợ chồng xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mà chưa đăng
ký kết hôn, thì được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận tiện cho đăng
ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế
về thời gian. Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01
năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy
định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì pháp luật
không công nhận họ là vợ chồng”.
Ở đây chị Xuân và anh Tuấn mình sống chung với nhau mới 6 năm thôi nên
chắc chắn không thể rơi vào trường hợp 2 bạn sống chung với nhau từ trước
ngày 03/1/1987, như vậy, hai bạn sống chung với nhau mà không đăng ký kết
hôn theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì sẽ không được pháp luật
công nhận là vợ chồng. Khi pháp luật không công nhận quan hệ vợ chồng của
hai người thì anh Tuấn sẽ không vi phạm pháp luật nếu anh ta sống chung như
vợ chồng với người phụ nữ khác.
Mặc dù hai người không được pháp luật công nhận là vợ chồng nhưng chị Xuân
8

×