Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giải pháp hoàn thiệnchính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.53 KB, 64 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá là một biến số vĩ mô quan trọng của mọi nền kinh tế vì nó có
mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác như lạm phát, lãi suất và có tác
động to lớn đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ nước ngoài và giá
cả của một nước. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương của mọi quốc gia đều coi
trọng biến số này và sử dụng nó để định hướng thị trường. Việt Nam cũng
không phải một ngoại lệ. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng
sâu rộng, tỷ giá hối đoái đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng
như một trong những công cụ chủ yếu trong quá trình thực thi chính sách
tiền tệ, nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra cho từng
thời kỳ.
Chính sách tỷ giá của Việt Nam đã thay đổi khá rõ nét qua thời
gian. Thành quả đạt được từ những thay đổi, điều chỉnh đó là sự ổn định
tương đối của tỷ giá, góp phần quan trọng để thực hiện chủ trương
khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát lạm phát, gia tăng dự trữ ngoại tệ, cải
thiện cán cân thanh toán cũng như ổn định các các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
khác. Bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn những tồn tại và hạn
chế cần khắc phục. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế,
hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển như hiện nay, đòi hỏi chính
sách tỷ giá hối đoái càng cần phải linh hoạt và hiệu quả hơn. Đây cũng
là lý do em quyết định chọn đề tài chuyên đề là: “Giải pháp hoàn thiện
chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối
đoái và kinh nghiệm quốc tế về điều hành tỷ giá, Chuyên đề tập trung phân
tích những diễn biến cơ bản trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam qua
các giai đoạn và nêu lên những tác động của chính sách đến hoạt động của
thị trường xuất nhập khẩu qua từng giai đoạn nghiên cứu. Từ đó, Chuyên
đề cũng nêu ra những tác động tích cực đồng thời những mặt hạn chế cần
khắc phục của chính sách nhằm đưa ra được những giải pháp hoàn thiện


hơn chính sách tỷ giá, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là chính sách tỷ giá hối đoái
của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là những nội dung cơ bản trong
chính sách tỷ giá hối đoái, các công cụ, biện pháp thực thi chính sách và
tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn
từ năm 1989 đến nay.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của Chuyên đề chủ yếu là phương pháp
thống kê, phân tích, so sanh và tổng hợp nhằm đạt được mục tiêu nghiên
cứu.
5.

Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời mở đầu, kết luận, chuyên đề có kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Kinh nghiệm quốc tế về điều hành chính sách tỷ giá hối
đoái của một số nước.
Chương 2: Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của nó
đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện chính
sách tỷ giá hối đoái để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam cho đến năm 2020.

***
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng do kiến
thức còn hạn chế nên chuyên đề chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được những đóng góp quý báu
từ phía các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn chuyên đề của mình.
Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Ngô Thị Tuyết
Mai và Giảng viên Nguyễn Bích Ngọc, những người đã giúp đỡ em tận
tình trong suốt quá trình thực hiện đề cương đến khi hoàn tất chuyên đề.


CHƯƠNG 1
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
1.1. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC.

1.1.1. Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc.
Trung Quốc là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh và hàng đầu ở
Châu Á. Việt Nam và Trung Quốc đều là những nước kinh tế đang phát triển
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển
đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, những kinh nghiệm của
Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách sẽ là những bài học quý giá cho
Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung
Quốc trong những năm gần đây.
Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế
hoạch hóa tập trung, Chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động
ngoại hối. Thời kỳ này, Trung Quốc lựa chọn chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ
giá, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua

bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Cơ chế này đã làm cho các doanh nghiệp mất đi
quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà
nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái, khủng hoảng
kinh tế sâu sắc những năm 1970 - 1980. Nhận thức được sự yếu kém của cơ chế
này, Trung Quốc đã tiến hành cải tổ mà điểm xuất phát là vào năm 1979.
Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1993, nhiều chính sách kinh tế mới đã
được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Trung
Quốc chú trọng hơn đến phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất công
nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều
đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ Trung Quốc cũng
bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ. Để phù hợp
với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ
giá chính thức do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố, sử dụng để hạch


toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung Quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai
được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ.
Từ năm 1990, Trung Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ
giá thả nổi, bám sát diễn biến thị trường, theo hướng giảm giá trị của đồng nội tệ
cho phù hợp với sức mua thực tế. Cụ thể, năm 1980 tỷ giá đồng CNY (Nhân dân
Tệ) so với USD là 1,53 CNY/USD, thì đến năm 1990 là 5,22 CNY/USD (Bảng
1.1). Chính sách tỷ giá thời kỳ này đã giúp Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu,
giảm thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại tệ và
đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Bảng 1.1: Biến động tỷ giá danh nghĩa CNY/USD (đầu những năm 1990)

Chỉ tiêu


1990

1991

1992

Tỷ giá năm (CNY/USD)

5,222

5,434

5,732

5,800

Cán cân thương mại (triệu USD)

9.165

8.743

5.183

-10.654

Lạm phát ở Trung Quốc (%/năm)

3,06


3,54

6,34

14,58

5,4

4,4

4,4

2,4

Lạm phát ở Mỹ (%/năm)

1993

Nguồn:Tổng hợp theo số liệu của Ngân hàng thế giới
Có thể thấy, những năm đầu của thập kỷ 90, tỷ giá hối đoái danh nghĩa
được duy trì ổn định từ 5,2 – 5,8 CNY/USD. Thông qua các chỉ số về cán cân
thương mại, lạm phát của Trung Quốc và Mỹ, cho thấy việc duy trì tỷ giá theo
hướng ổn định bắt đầu có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu mở cửa kinh tế đối ngoại
và kế hoạch tăng xuất khẩu để phát triển kinh tế của Trung Quốc. Vì thế, tháng
4/1994, để tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Chính phủ nước này đã
chính thức công bố thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái “thả nổi có quản lý”:
Theo đó, tỷ giá đồng CNY được dao động trong một biên độ hẹp và Ngân hàng
Trung ương (NHTW) có thể điều chỉnh tỷ giá mục tiêu trên cơ sở các biện pháp
kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào ra của Chính phủ. Tỷ giá chính thức được đưa
lên ngang bằng với tỷ giá thị trường và có sự điều chỉnh mạnh từ 5,8 CNY/USD

xuống 8,7 CNY/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng Nhân dân tệ)
lên tới 50%. Điều này không những làm ổn định tiền tệ mà còn tạo được lòng tin
của nhân dân thông qua việc đưa nội tệ đến gần với giá trị thực của nó. Tháng
12/1996, CNY được chính thức chuyển đổi trong các giao dịch trên tài khoản


vãng lai sau khi được ấn định ở mức 8.27 CNY/USD (với biên độ dao động
0,125%). Chế độ giữ lại ngoại tệ cũng được bãi bỏ, thị trường ngoại hối liên
ngân hàng được thành lập. Những thay đổi trong chính sách tỷ giá bắt đầu từ
năm 1994 đã tác động rất mạnh và hầu như tức thời đến nền kinh tế Trung
Quốc.
Bảng 1.2: Tình hình kinh tế Trung Quốc (Giai đoạn 1994 – 1997)
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch XNK (tỷ USD)
Tốc độ tăng trưởng của XNK (%/năm)
Cán cân tài khoản vốn (triệu USD)
Lạm phát (%/năm)

1994

1995

1996

236,72

280,9

289,9 325,05


20,97

18,65

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

12,12

32.645 38.647 39.966 22.978
24,24

Tỷ giá hối đoái trung bình (CNY/USD)

6,41

1997

16,9

8,32

2,8

8,6187 8,3514 8,3142 8,2898
12,7

10,5

9,5


8,8

Nguồn:Tổng hợp theo số liệu của Ngân hàng thế giới
và Quỹ tiền tệ quốc tế
Hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là
những lĩnh vực hưởng tác động tích cực từ chính sách tỷ giá. Cán cân thương
mại từ chỗ thâm hụt 10.654 triệu USD năm 1993 chuyển sang thặng dư 5.400
triệu USD năm 1994. Xu hướng này luôn được giữ vững ngay cả sau khi Trung
Quốc gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) (2001). Trước những
thách thức đặt ra đối với nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc vẫn
tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay có xu hướng ngày càng
cao ở mức khó kiểm soát, trong khoảng 8-9%. Trước tình hình này, ngày
28/10/2004, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định tăng tỷ lệ lãi suất
huy động tiền gửi bằng đồng Nhân dân tệ kỳ hạn 1 năm từ 1,98% lên 2,25% và
tăng lãi suất cho vay từ 5,31% lên 5,58%. Biện pháp này phù hợp với xu thế
tăng lãi suất trên phạm vi toàn cầu trong năm 2004, đồng thời cũng là dấu hiệu
cho thấy nước này đang bắt đầu thực hiện cải cách chính sách tiền tệ. Việc tăng
lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhằm mục đích duy trì những
kết quả điều tiết vĩ mô mà họ đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, đồng thời
góp phần hạ nhiệt, tạo nên sự phát triển lành mạnh và bền vững của nền kinh tế.


Các luồng vốn khổng lồ chảy vào Trung Quốc đã gây áp lực tăng giá lên
đồng Nhân dân tệ. Để kiểm soát giá đồng Nhân dân tệ, NHTƯ phải mua vào
ngoại tệ, tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, dự trữ
ngoại hối của Trung Quốc vẫn tăng hơn 40% từ đầu năm lên đến 540 tỷ USD
tính đến cuối tháng 10/2004. Với con số này và tại thời điểm đó, Trung Quốc trở
thành nước có lượng dự trữ ngoại tệ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản (820
tỷ USD). Trên cơ sở xây dựng thị trường ngoại hối thống nhất, Chính phủ Trung

Quốc cũng từng bước nới lỏng biên độ giao dịch của đồng Nhân dân tệ so với
đồng USD, từ mức 3% tiến tới 4-5%.
Những biện pháp trên của Chính phủ Trung Quốc không những đã giúp
hạn chế sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, mà còn khiến đồng tiền này duy trì ở
mức giá thấp trong thời gian dài, khuyến khích xuất khẩu Trung Quốc. Tuy
nhiên, việc đồng Nhân dân tệ được định giá thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến
thâm hụt cán cân thương mại của các đối tác lớn có quan hệ với Trung Quốc
như: Mỹ, Nhật Bản, EU. Theo các nước G7, tỷ giá quá chặt giữa đồng Nhân dân
tệ và USD bị xem là nguyên nhân khiến hàng hóa của nước ngoài trở nên đắt đỏ
hơn ở Trung Quốc, và ngược lại, hàng hóa của Trung Quốc lại rẻ một cách
không công bằng ở nước ngoài. Mỹ, Nhật Bản và một số nền kinh tế gặp nhiều
khó khăn của Châu Âu đã đồng loạt kêu gọi Trung Quốc xem xét điều chỉnh tỷ
giá hối đoái linh hoạt hơn. Mặc dù vậy, do việc giảm giá đồng Nhân dân tệ là
vấn đề nhạy cảm cả về kinh tế và tâm lý trên thị trường tài chính, nên Chính phủ
Trung Quốc vẫn thực hiện các nỗ lực giữ vững mức giá hiện hành và không
chấp nhận yêu cầu nâng giá hay thả nổi đồng Nhân dân tệ trong tài khoản vốn.
Tuy nhiên, giữ vững mức tỷ giá dao động trong một khoảng cố định cũng
không phải là điều dễ thực hiện. Theo đánh giá, có những thời điểm NHTƯ
Trung Quốc phải bỏ Nhân dân tệ ra để mua tới 600 triệu USD mỗi ngày. Biện
pháp can thiệp này không thể duy trì liên tục kéo dài. Do vậy, Trung Quốc đã
thực hiện một số biện pháp để làm dịu sức ép đối với đồng Nhân dân tệ, cụ thể
là:
- Thí điểm từ 1/11/2003 cho phép 14 tỉnh, khu vực được đầu tư ra nước
ngoài nhiều hơn, mức trần từ 1 triệu USD lên tới 3 triệu USD.
- Thực hiện một số biện pháp phối hợp như: giảm bớt mức độ khuyến khích
xuất khẩu, xiết chặt hơn những quy định về việc cho nhà đầu tư bất động sản
vay tiền và hạn chế hạn ngạch đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào thị
trường trái phiếu cũng như các thị trường chứng khoán Trung Quốc.
- Tháng 10 năm 2004, Trung Quốc đã xác nhận sẽ tiến tới linh hoạt tỷ giá
đồng Nhân dân tệ. Mặc dù không đưa ra một lịch trình cụ thể nào nhưng Chính



phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm cải cách chính sách tiền tệ
như:
+ Tăng cường cải cách hệ thống các NHTM.
+ Giảm bớt sự quản lý không cần thiết đối với hạng mục tiền vốn.
+ Mở cửa hơn nữa thị trường vốn cho nước ngoài.
+ Đơn giản hóa những thủ tục không cần thiết trong việc đổi tiền.
+ Nới lỏng những hạn chế đối với tổ chức tiền tệ nước ngoài vào thị
trường Trung Quốc.
+ Xây dựng cơ sở cho thị trường vốn.
Như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rõ quan điểm kiên quyết cải
cách dần từng bước hệ thống tài chính tiền tệ, đảm bảo có hiệu quả và không bị
sai lệch về mặt chính sách, duy trì sự ổn định kinh tế xã hội trong quá trình cải
cách. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 đã góp phần
tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Trước năm 1994,
Trung Quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ
năm 2003 lại đây, cán cân thương mại luôn duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn
nhập khẩu, đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba
thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung Quốc đã thay thế Đức
trở thành nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng
GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện nay đứng đầu thế giới với
2.847,3 tỷ USD.
Nhìn một cách tổng quan, từ năm 1994 đến nay đã gần 20 năm, sau khi
điều chỉnh tỷ giá, Trung Quốc vẫn giữ được thị trường ngoại tệ ổn định, dựa trên
cơ sở cân đối được cung cầu ngoại tệ. Với chính sách quản lý chặt chẽ các
nguồn thu ngoại tệ sau khi điều chỉnh tỷ giá, đã góp phần tăng quyền sở hữu
ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại (NHTM), đó chính là chìa khóa thành
công giúp cho các ngân hàng có đủ ngoại tệ bán cho các tổ chức kinh tế và cá
nhân có nhu cầu.

Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua
đã thu được nhiều kết quả, không thể không kể đến những đóng góp quan trọng
của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng
Trung Quốc.
Có thể khẳng định, so với các nước, Trung Quốc đã rất thành công trong
quá trình điều hành cơ chế tỷ giá, đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền ổn
định và vững mạnh trong hệ thống tiền tệ quốc tế. Những kinh nghiệm thành


công cũng như những khó khăn khi thực thi chính sách tỷ giá của Trung Quốc sẽ
là những bài học quý giá cho các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt
Nam nghiên cứu và vận dụng.
1.1.2. Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Nhật Bản.
Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa
thập niên 1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và “tham gia vào bộ ba quyền
lực đứng đầu thế giới” (gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản). Yếu tố cơ bản tạo ra
sự thần kỳ đó chính là nhờ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu với trụ cột
quan trọng nhất là chính sách tỷ giá hối đoái “đồng Yên yếu”. Việc duy trì đồng
Yên yếu so với đồng USD kéo dài mấy thập niên đã giúp tăng sức cạnh tranh
cho hàng hóa Nhật so với hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc
Mỹ. Nhờ đó, trong suốt thập niên 1970 và nửa đầu thập niên 1980, Nhật Bản
đánh bại hầu như tất cả các địch thủ kinh tế ở bất cứ lĩnh vực nào mà các Công
ty Nhật Bản chọn làm chiến trường cạnh tranh.
Được mệnh danh là “những kẻ luôn luôn chiến thắng”, các ngành công
nghiệp và các công ty Nhật đã đẩy đối thủ phương Tây vào cuộc tháo chạy kéo
dài, kể cả ở những mặt trận vốn được coi là niềm tự hào của họ. Ô tô và hàng
điện tử gia dụng là những ví dụ điển hình cho chiến thắng kinh tế huy hoàng của
Nhật và là nỗi cay đắng của các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Tây Âu trong giai
đoạn này. Đặc biệt, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại
ngày càng nặng nề trong quan hệ buôn bán với Nhật.

Khi phân tích nguyên nhân sinh ra mối đe dọa từ phía Nhật Bản, các
chuyên gia và nhà hoạch định chính sách hàng đầu của các nền kinh tế phương
Tây nhận thấy vai trò đặc biệt to lớn của chính sách tỷ giá hối đoái mà Chính
phủ Nhật Bản áp dụng. Đó là chính sách có mục tiêu duy trì đồng Yên giá trị
thấp so với đồng USD, được Chính phủ Nhật Bản kiên trì áp dụng trong hơn 20
năm, biến nó thành động lực quan trọng bậc nhất, giúp nền kinh tế Nhật Bản
triển khai thành công mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu.
Thực tế Nhật Bản rất phù hợp với nguyên tắc lý thuyết về mối quan hệ
giữa tỷ giá hối đoái và thành tích xuất – nhập khẩu, được phản ánh trong một
nguyên lý kinh tế học đơn giản, thông thường nhưng rất hiệu quả: Một chế độ tỷ
giá, trong đó đồng nội tệ bị “đánh giá thấp” so với đồng ngoại tệ, sẽ có tác động
thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập khẩu, giúp nền kinh tế có thặng dư thương
mại. Ngược lại, đồng nội tệ được “đánh giá cao” trong quan hệ tỷ giá sẽ khuyến
khích nhập khẩu và cản trở xuất khẩu, trở thành một trong những nguyên nhân
chính gây thâm hụt thương mại.
Nhận thức được sức mạnh thực tiễn của nguyên lý đó trong trường hợp
Nhật Bản, các Chính phủ phương Tây đã sử dụng chính nó để “phản đòn”. Họ đi


tới kết luận cũng rất thông thường về mặt lý thuyết rằng việc thay đổi tỷ giá theo
hướng giảm giá đồng USD sẽ “triệt tiêu” động lực tăng trưởng xuất khẩu của
Nhật Bản, giúp các nền kinh tế phương Tây thoát khỏi tình trạng thâm hụt
trường kỳ trong quan hệ thương mại với Nhật.
Nhận định trên là cơ sở để 5 cường quốc tài chính là: Mỹ, Pháp, Anh,
Đức, Nhật gặp nhau ngày 22/9/1985 tại khách sạn New Yorker Plaza để tìm
kiếm một giải pháp nhằm chặn đứng xu hướng gia tăng thặng dư thương mại
theo cấp số nhân của Nhật và giảm thiểu mức độ tăng thâm hụt thương mại
tương ứng của các nước này. Giải pháp được chọn để đạt mục tiêu là phá giá
mạnh đồng USD, tăng giá các đồng tiền khác, trong đó đích ngắm chính là đồng
Yên. Tại cuộc gặp lịch sử Plaza, trước áp lực rất mạnh của Mỹ và các đối tác

Châu Âu, Nhật Bản buộc phải chấp nhận nâng giá đồng Yên. Sau đó tỷ giá
JPY/USD đã giảm từ 245 JPY/USD năm 1985 xuống còn 121 JPY/USD năm
1987.
Sự tăng giá của đồng Yên làm tác động mạnh vào lĩnh vực xuất khẩu, nền
kinh tế Nhật Bản khi đó lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nên việc tăng giá
đồng Yên đe dọa đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Vào thời điểm tháng
1/1986 và tháng 2/1987 Chính phủ Nhật đã sử dụng chính sách thả lỏng tiền tệ
để bù đắp vào giá trị tăng cao của đồng Yên. Trong thời gian này, Ngân hàng
Trung ương Nhật giảm lãi suất chiết khấu xuống một nửa từ 5% còn 2,5% gây
nên tình trạng bong bóng bất động sản và thị trường cổ phiếu bị căng phồng lớn
nhất trong lịch sử tài chính.
Trên thực tế, tác động của chính sách tăng giá đồng Yên có làm cho thâm
hụt xuất khẩu của Mỹ giảm đi phần nào nhờ tăng trưởng xuất khẩu từ Tây Âu
giảm xuống (vì các đồng tiền Tây Âu cũng bị lên giá mạnh) và xuất khẩu từ
Nhật Bản bị chững lại. Song chính nhờ thay đổi tương quan tỷ giá, nước Nhật,
các công ty Nhật và người Nhật trở nên giàu hơn, cũng đột ngột như sự lên giá
của đồng Yên. Thực chất của vấn đề là: việc tăng giá đồng Yên làm tài sản của
người Nhật và nước Nhật tăng tương ứng. Sau hơn hai thập niên liên tục tăng
trưởng với tốc độ cao, Nhật Bản đã kịp tích lũy một khối lượng tài sản tài chính
khổng lồ. Khối lượng tài sản đó đã được chuyển đổi từ đồng Yên sang đồng
USD và nhờ “đòn tỷ giá” đã nhân đôi chỉ sau hai năm.
Năm 1982, trong bảng xếp hạng Ngân hàng toàn cầu, hai ngân hàng lớn
nhất thế giới đều là của Mỹ - NY Citicorp và Bank of America. Còn các Ngân
hàng Nhật Bản xếp hạng cao nhất chỉ đứng thứ 8 và thứ 10. Tuy nhiên đến năm
1989, trật tự xếp hạng đã đảo ngược: cả 10 ngân hàng lớn nhất đều của Nhật
Bản. Trật tự cũng tương tự như vậy với các hãng kinh doanh chứng khoán: 4


hãng lớn nhất là của Nhật Bản: Nomura, Daiwa, Nikko và Yamaichi; sau đó mới
là các hãng Mỹ đã từng đứng đầu.

Như vậy từ một cường quốc xuất khẩu, chỉ sau một thời gian rất ngắn,
Nhật Bản đã trở thành một siêu cường tài chính và công nghiệp toàn cầu. Đằng
sau bước nhảy kỷ lục này là vai trò nổi bật của “cú đòn tỷ giá Plaza 1985”.
Trở thành cường quốc tài chính, nước Nhật có điều kiện để thay đổi mô
hình tăng trưởng. Từ chỗ chỉ dựa vào xuất khẩu hàng hóa, sau Hiệp ước Plaza,
mô hình tăng trưởng của Nhật Bản chuyển sang dựa mạnh hơn vào cầu trong
nước. Trong mô hình đó, xuất hiện một trụ cột tăng trưởng mới: đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài (FDI). Dòng FDI từ Nhật Bản đã tăng vọt kể từ năm 1986.
Chính sự bùng nổ dòng FDI này từ Nhật Bản đã giúp các nền kinh tế
ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia) có điều kiện và cơ hội
trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành “rồng” trong thập niên 1970 – 1980. Có nghĩa là
sự đột phá phát triển của nền kinh tế Nhật Bản đã gây hiệu ứng lan tỏa phát triển
đặc biệt mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á.
Về phần mình, nước Nhật cũng thu lợi lớn từ việc gia tăng mạnh đầu tư ra
nước ngoài. Thay vì xuất khẩu hàng hóa, giờ đây, nước Nhật còn là cường quốc
xuất khẩu vốn. Tiềm lực sản xuất và tiềm lực vốn to lớn bảo đảm cho Nhật Bản
đứng vững trên hai cột trụ quan trọng nhất của nền kinh tế hiện đại: xuất khẩu
và đầu tư. Trong cạnh tranh với Nhật Bản, thế giới đã rơi vào thế lưỡng nan: nếu
tỷ giá cao (đồng Yên bị đánh giá thấp), Nhật Bản tăng cường xuất khẩu hàng
hóa, đẩy thế giới lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại. Nếu tỷ giá thấp (đồng
Yên được đánh giá cao), các Công ty Nhật Bản sẽ đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài,
tổ chức sản xuất và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài tại chỗ để thu lợi.
Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản đã có một sự đột phá cực kỳ mạnh mẽ từ
một giải pháp – sự cố giống như là đơn nhất: tăng giá đồng tiền. Giá trị to lớn
của sự đột phá này không bị giới hạn lại một cách đơn giản ở thành tích thúc đẩy
tăng trưởng đầu tư ra nước ngoài thay cho thành tích tăng trưởng xuất khẩu mà
còn giúp nền kinh tế Nhật Bản thoát hiểm trước sự phản công quyết liệt của tất
cả các đối thủ cạnh tranh. Trên một tầm rộng hơn, thực tế cho thấy thông qua sự
thay đổi chính sách tỷ giá, nền kinh tế Nhật Bản đã thay đổi cả một mô hình
tăng trưởng.

Có thể nói, Nhật Bản được coi là tác giả phát minh ra “trò chơi” toàn cầu
mới: tiến hành toàn cầu hóa bằng cả hai chân: thương mại và đầu tư – một cách
nhịp nhàng. Đây thực sự là bài học quý báu với Việt Nam vì trước Nhật, chưa có
nước nào làm được điều đó một cách có ý thức và hiệu quả như vậy.


1.1.3. Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Argentina
Argentina duy trì chế độ cố định tỷ giá trong một thời gian dài (1990 –
2002). Trong thập niên 1990 với những cải cách kinh tế vĩ mô sâu rộng và cải
cách chính sách tiền tệ, Argentina đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá cao:
trung bình 4,6%/năm. Nhưng thực tế đây lại là một chính sách kinh tế sai lầm
khi bỏ qua những quy tắc của kinh tế thị trường, lấp đầy sự thâm hụt trong Ngân
sách do chi tiêu của Chính phủ bằng cách vay nợ nước ngoài, và sau đó
Argentina trở thành con nợ lớn nhất thế giới với số nợ khổng lồ: 132 tỷ USD đã
góp phần trực tiếp đưa Argentina đến khủng hoảng.
Kể từ năm 1991, Argentina đã dùng đồng đôla như một đồng tiền duy
nhất để xác định sức mua đối ngoại của đồng peso với 1 USD = 1 Peso và thực
tế cho thấy, lạm phát phi mã trong những năm 80 đã bị đẩy lùi và thay vào đó là
sự bùng nổ về phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, cùng với sự đồng loạt lên giá của đô la Mỹ và đồng Peso so
với đồng Euro, yên Nhật và đồng Real của Brazil thì xuất khẩu của Argentina đã
bị nhấn chìm với chế độ tỷ giá cố định.
Ngoài ra, lãi suất tiền gửi trong nước cao nên đã thu hút mạnh vốn đầu tư
nước ngoài, làm tăng nhanh chóng nợ quốc gia. Trong giai đoạn 1991 – 1997,
lãi suất tiền gửi bình quân là 17,7%/năm ở Argentina, trong khi ở Mỹ là
4,77%/năm. Sự chênh lệch lãi suất với một chế độ tỷ giá hối đoái cố định thực
sự là một cơ hội đầu tư vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tài chính. Chính
vì thế, từ năm 1991-1997, tính riêng đầu tư tài chính vào Argentina đã là 73,7 tỷ
USD. Bên cạnh đó, nợ nước ngoài của Argentina năm 1998 đã là 124,4 tỷ USD,
tăng lên 145,2 tỷ USD vào năm 2000. Thế nhưng, giải pháp dễ thấy nhất là phá

giá đồng nội tệ lại không hứa hẹn mang lại hiệu quả khi chưa đến 10% nợ của
Chính phủ được tính bằng đồng Peso. Chính vì thế, một khi đồng Peso bị phá
giá thì thiệt hại sẽ xảy đến không những đối với tài chính của Chính phủ mà còn
ảnh hưởng đến tài chính của những người đi vay thuộc khu vực kinh tế tư nhân.
Cũng vì lo sợ đồng tiền bị phá giá, nên chỉ trong tháng 11/2001, khoảng 19 tỷ
USD đã bị các nhà đầu tư và người dân rút khỏi ngân hàng, khiến dự trữ ngoại
tệ bị suy kiệt. Cho đến tháng 6/2001, việc tái tài trợ một khoản nợ thương mại trị
giá 29 tỷ USD thông qua việc hoán đổi (SWAP), lấy trái phiếu có thời gian đáo
hạn dài hơn, đã giúp làm giảm phần nào được sức ép lên Ngân sách Chính phủ.
Thế nhưng, bóng đen về một cuộc vỡ nợ thảm khốc vẫn đang bao phủ nền
kinh tế nước này. Do đó, ngày 15/6/2001, Bộ trưởng kinh tế Argentina, ông
Domingo Cavallo đã quyết định đưa ra một chính sách mới: đó là kế hoạch cải
cách cả gói bao gồm: chính sách trợ cấp đối với hàng xuất khẩu và thuế quan đối
với hàng nhập khẩu. Đồng nghĩa với việc, chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi từ


đây sẽ chính thức thay thế cho chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Khi đó, các nhà
xuất khẩu sẽ được phép chuyển đổi số tiền đôla thu được qua hoạt động xuất
khẩu hàng hóa sang đồng Peso với một tỷ giá trung bình của hai tỷ giá
Peso/Dollar và Peso/Euro. Có nghĩa là các nhà xuất khẩu sẽ kiếm thêm được
nhiều Peso hơn cho mỗi đô la thu được từ xuất khẩu. Ngược lại, nhà nhập khẩu
phải trả thêm Peso cho mỗi đô la hàng nhập khẩu. Có thể thấy, thực chất hành
động của ông Cavallo là những bước khởi đầu cho một kế hoạch thả nổi hoàn
toàn đồng Peso. Do đó, giá trái phiếu của Argentina đã giảm mạnh và lãi suất
trái phiếu lập tức nhảy lên cao hơn 10% so với mức lãi suất của trái phiếu kho
bạc Mỹ. Hầu như, việc trợ cấp xuất khẩu và tăng mức thuế quan hàng nhập khẩu
là những biện pháp không được Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Kho bạc Mỹ ủng hộ, cũng như việc họ không hài lòng về việc ông
Cavallo không áp dụng chính sách cắt giảm chi tiêu mặc dù nhiều người cho
rằng vào thời điểm này, về mặt chính trị, việc áp dụng chính sách này là không

thể. Tuy nhiên, các biện pháp trên cùng với việc cắt giảm thuế thu nhập, tăng
lương người lao động đã có những tác động tích cực với tình hình kinh tế trong
nước, giúp hỗ trợ xuất khẩu khi luồng vốn chảy vào trong nước ngày càng cạn
kiệt.
Argentina đã để lại bài học về sự nguy hiểm của việc cố duy trì một chính
sách tỷ giá cứng nhắc. Đây thực sự là điều mà cả thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng cần biết học hỏi và rút kinh nghiệm.
1.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Xuất phát từ thực tiễn chính sách tỷ giá của Trung Quốc, Nhật Bản và
Argentina có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong điều
hành tỷ giá hối đoái như sau:
1.2.1. Chính sách tỷ giá hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Chính sách tỷ giá cần phải hướng đến thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ
mô của đất nước, hướng tới phát triển kinh tế bền vững. Kinh nghiệm của Trung
Quốc cho thấy chính sách tỷ giá luôn cần gắn với chính sách quản lý ngoại hối
đảm bảo sử dụng các nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ổn định tỷ giá và
thực hiện cân đối cán cân thanh toán quốc tế qua mỗi thời kỳ.
Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phải đảm bảo hướng đến mục tiêu hỗ trợ
tốt nhất cho chính sách khuyến khích xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh
toán, tăng dự trữ ngoại tệ. Tỷ giá là trọng tâm đối với sự vận hành của nền kinh
tế thị trường mở cửa và có ảnh hưởng rộng khắp đến khả năng cạnh tranh với
bên ngoài, đến tình trạng cán cân thanh toán và mức dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Một sự thiếu hụt cán cân thanh toán do tỷ giá gây ra chắc chắn sẽ kéo theo sự
bất ổn về tiền tệ và làm giảm mạnh lượng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Thành công


lớn trong điều hành tỷ giá ở Trung Quốc là các biện pháp cải cách tỷ giá hối
đoái đã tạo được một cơ chế bảo vệ lợi ích cho các nhà xuất khẩu. Đối với
Trung Quốc, cải cách tỷ giá hối đoái là điều kiện tiên quyết để cải cách thương

mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Nếu không có cải cách
tỷ giá hối đoái thì cải cách thương mại sẽ không hiệu quả.
1.2.2. Nâng cao uy tín đồng nội tệ.
Việc ổn định và nâng cao uy tín đồng tiền quốc gia sẽ có tác dụng
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh. Như đã phân tích kinh nghiệm Trung Quốc, Nhật Bản, sự ổn định của
môi trường kinh tế vĩ mô cũng như uy tín của đồng tiền quốc gia trên thị trường
quốc tế sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm bỏ những khoản vốn lớn
vào các dự án của quốc gia đó. Bên cạnh đó, môi trường hối đoái ổn định sẽ
giúp quốc gia đó thu hút được các nguồn vốn xuất khẩu trên thế giới.
Việc tăng giá hoặc phá giá đồng nội tệ chỉ nên thực hiện khi các tiềm lực
bên trong của quốc gia đủ mạnh. Phá giá nội tệ nhằm duy trì cán cân thanh toán,
nhưng trước khi hành động cần cân nhắc lượng dự trữ ngoại tệ và tỷ lệ nợ nước
ngoài để tránh khả năng khủng hoảng có thể xảy ra. Hơn nữa, với những nước
khoa học kỹ thuật chưa phát triển, việc phá giá đồng nội tệ sẽ hạn chế thu hút
đầu tư nước ngoài, quốc gia khó thực hiện việc đổi mới công nghệ bởi chi phí
nhập khẩu sẽ gia tăng và khó cải thiện tình trạng nhập siêu. Sự phá giá vô căn cứ
đồng tiền quốc gia trong thời kỳ chuyển đổi kết hợp với chính sách tỷ giá thả nổi
có thể khiến đồng nội tệ bị mất giá nghiêm trọng, lạm phát gia tăng khó kiểm
soát, làm tháo chạy dòng vốn đầu tư nước ngoài, suy giảm tốc độ tăng trưởng.
Ngược lại, thực hiện tăng giá đồng nội tệ cũng cần đặt trong điều kiện tương
quan với cán cân thanh toán, vẫn bảo vệ lợi ích cho nhà xuất khẩu và khi khoa
học công nghệ đã phát triển đến một trình độ nhất định, sức cạnh tranh của hàng
hóa nội địa trên thị trường nước ngoài đã cao hơn.
1.2.3. Kết hợp hài hòa các chế độ tỷ giá hối đoái.
Kinh nghiệm từ Argentina cho thấy sự thất bại khi cố định tỷ giá trong
một thời gian quá dài. Một quốc gia không có phản ứng linh hoạt dễ bị tổn
thương bởi những biến động bên ngoài nên xảy ra khủng hoảng là điều chắc
chắn. Argentina đánh giá cao giá trị đồng nội tệ trong khi các tiềm lực bên trong
của quốc gia chưa đủ mạnh cũng như khả năng cạnh tranh của hàng hóa nội địa

so với hàng hóa nước ngoài còn kém, tỷ lệ nợ nước ngoài cao, dự trữ ngoại tệ
mỏng không có khả năng đối phó với khủng hoảng nợ.
Ngoài ra, vấn đề mà Argentina cũng như các nước đang phát triển gặp
phải là sự “không tương ứng” tiền tệ. Phần lớn các khoản nợ bị chi phối bởi một
đồng tiền, trong khi tài sản vay nợ của quốc gia lại bị chi phối bởi một đồng tiền


khác. Điều này làm cho các khoản vay sẽ phình lên đột ngột khi xảy ra khủng
hoảng và chế độ tỷ giá cố định sụp đổ.
Chính sách tỷ giá cũng cần phải gắn liền với thực tế đặc thù của mỗi nền
kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước nhằm đem lại hiệu
quả và lợi ích cao nhất cho quốc gia đó. Điều hành chế độ tỷ giá hối đoái là công
việc đòi hỏi phải hết sức linh hoạt và có những chiến thuật hợp lý. Các chế độ tỷ
giá hối đoái rất đa dạng và dựa trên ba chế độ tỷ giá hối đoái cơ bản: cố định, thả
nổi và thả nổi có quản lý. Trong thực tế điều hành, một quốc gia có thể thực thi
một chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong một vài năm, sau đó có thể thả nổi rồi
trở lại cố định hay bán thả nổi, tùy thuộc vào độ tự do hóa tài chính, tự do hóa
thương mại và tiềm lực kinh tế của mỗi nước.
Thành công của một chế độ tỷ giá ở nước này không đồng nghĩa với việc
sẽ thành công ở một nước khác. Một chế độ tỷ giá hối đoái có thể đem đến nhiều
thành tựu cho một nhóm nước nhưng lại mang đến những thất bại cho một số
nước khác. Vì vậy, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, năng lực vận
hành mà Chính phủ của mỗi nước có sự lựa chọn cơ chế điều hành khác nhau.
Ngoài ra, điều hành chế độ tỷ giá hối đoái phải đồng nhất với các biện
pháp can thiệp của Chính phủ, như việc dựa hẳn vào quy luật thị trường hay sử
dụng kết hợp các biện pháp hành chính khác. Nếu lạm dụng quá nhiều biện pháp
hành chính thì quy luật thị trường bị bóp méo và sẽ làm nảy sinh một chế độ đa
hối suất mà đặc trưng là một tỷ giá cố định hoặc bán thả nổi hợp pháp trên thị
trường chính thức và một tỷ giá thả nổi bất hợp pháp trên thị trường chợ đen.
Như vậy, với những bài học kinh nghiệm rút ra được, chúng ta cần phải

biết vận dụng linh hoạt vào chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam để có thể
đạt được những kết quả tốt nhất trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở nước
ta.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Khi lo ngại những biến động đột ngột của các yếu tố nội lực và ngoại lực
có thể tác động xấu đến nền kinh tế, Chính phủ mỗi quốc gia luôn có những can
thiệp giúp nền kinh tế phát triển đúng hướng. Ví như ở Việt Nam, khi sự biến
động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô, Cơ quan Chính
phủ của Việt Nam, thường là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ cố gắng làm dịu
bớt căng thẳng thông qua chính sách tỷ giá hối đoái.
Ở chương II, chúng ta sẽ được thấy rõ thực trạng chính sách tỷ giá hối
đoái của Việt Nam và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu qua các
thời kỳ.
2.1. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

2.1.1. Giai đoạn 1989 - 1997
2.1.1.1. Chính sách tỷ giá hối đoái
a) Giai đoạn 1989 – 1992
Nhìn lại giai đoạn trước năm 1989, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
đóng cửa và hướng nội. Đây là thời kỳ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này cũng mang nặng tính kế hoạch, tập trung,
được điều hành từ trên xuống (Phụ lục).
Quá trình đổi mới kinh tế chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ bắt đầu từ năm
1989. Chính phủ cam kết và thực thi chiến lược ổn định hóa nền kinh tế - tài

chính – tiền tệ, trong đó vấn đề tỷ giá được coi là khâu đột phá, có vai trò cực kỳ
quan trọng đối với quá trình cải cách, chuyển đổi cơ chế và mở cửa kinh tế.
Tháng 3/1989, Nhà nước bãi bỏ chế độ đa tỷ giá và hệ thống tỷ giá kết toán
nội bộ, tiến tới thực hiện thống nhất một mức tỷ giá duy nhất cho toàn bộ hoạt
động của nền kinh tế gọi là tỷ giá chính thức. Trong thời gian này, với phương
án “phá giá, thả nổi có quản lý, gắn với đồng USD”, tỷ giá được thả nổi, dẫn đến
tỷ giá VND/USD biến động mạnh theo xu hướng tăng liên tục với biên độ rất
lớn.


Bảng 2.1: Tỷ giá VND/USD bình quân hàng năm (Giai đoạn 1989-1992)
Chỉ tiêu

1989

1990

1991

1992

Tỷ giá chính thức (VND/USD)

4200

6650

12720

10720


Tỷ giá trên thị trường tự do

4575

7050

12550

10650

Chỉ số tăng tỷ giá chính thức (%)

158,3

191,3

84,3

Chỉ số tăng tỷ giá trên thị trường tự do (%)

154,1

187

84,8

Nguồn: Vụ quản lý ngoại hối - NHNN
Nhìn bảng 2.1 có thể thấy, từ cuối năm 1990 trở đi, tỷ giá VND/USD đã có
sự biến động mạnh mẽ mà đỉnh cao nhất là cuối năm 1991, có lúc tỷ giá chính

thức đã lên đến 14400. Diễn biến tỷ giá trong thời kỳ này không những cho thấy
khoảng cách giữa tỷ giá của Nhà nước với tỷ giá hình thành trên thị trường tự do
mà còn phần nào phản ánh xu hướng tăng nhanh của giá trị USD cả khu vực
Nhà nước lẫn khu vực tư nhân.
Trước tình trạng giá USD leo thang, VND bị rớt giá mạnh, giá cả hàng
nhập khẩu tăng nhanh, khiến thúc đẩy lạm phát thì từ năm 1992, Chính phủ đã
thay đổi chính sách quản lý ngoại tệ và đổi mới cơ chế điểu hành tỷ giá hối đoái
giữa VND và USD như sau:
- Thay thế biện pháp hành chính, bắt buộc các đơn vị kinh tế quốc doanh có
ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định bằng biện pháp kinh tế như
mở trung tâm giao dịch ngoại tệ (theo Quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16 tháng
8 năm 1991) để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, mua bán ngoại tệ
với nhau theo giá thoả thuận.
- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại
thương giữa ngân sách và các tổ chức tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Thay
vào đó, trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá chính thức.
- Chính phủ đã sử dụng những biện pháp để thắt chặt tiền tệ như khống chế
mức cung tiền, hạn chế tối đa việc cấp phát cho chi tiêu cho ngân sách nhà nước.
NHNN đã thành lập các trung tâm giao dịch ngoại tệ và việc điều hành tỷ giá
của NHNN được thông qua các trung tâm giao dịch ngoại tệ. NHNN không can
thiệp trực tiếp vào tỷ giá như trước đây nữa mà chỉ điều hành thông qua công cụ
gián tiếp là quỹ điều hành ngoại tệ. Khi cần thiết, quỹ này được dùng để mua


ngoại tệ hay bán ngoại tệ tại các phiên đấu giá. Trên cơ sở tỷ giá chính thức do
NHNN công bố, NHTM quy định tỷ giá ngoại tệ bán ra trong phạm vi biên độ
±1%; chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua ngoại tệ của các NHTM tối đa là
0,5%. Có thể nói, NHNN đã tiến hành điều chỉnh thành công trước “cơn sốt”
ngoại tệ 1991. Nội dung điều chỉnh bao gồm: (1) NHNN và NHTM đồng loạt

bán USD ra thị trường chính thức; (2) NHNN thông báo và bán vàng không hạn
chế để thu tiền nội tệ.
Bên cạnh đó, để giảm bớt chênh lệch tỷ giá nhằm tiến tới điều hành tỷ giá
dựa chủ yếu vào quan hệ cung cầu trên thị trường, Nhà nước đã thông qua chính
sách tỷ giá linh hoạt hơn – điều chỉnh tỷ giá chính thức theo tỷ giá trên thị
trường tự do sao cho mức chênh lệch nhỏ hơn 20%. Kết quả là mức chênh lệch
tỷ giá cho đến năm 1992 đã được thu hẹp.
Những điều chỉnh trong chính sách tỷ giá hối đoái của NHNN giai đoạn
này đã làm nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển ngoại thương của
Việt Nam, động lực phát triển ngoại thương dần được khôi phục, kinh tế Việt
Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đã bước sang một
trang mới.
b) Giai đoạn 1993 – 1997
Giai đoạn này đã chứng kiến nhiều nét đổi mới đáng lạc quan trong chính
sách tỷ giá của NHNN. Việc điều hành tỷ giá của NHNN không những đã sát
hơn với tình hình thực tế mà còn góp phần ổn định thị trường tiền tệ, tạo thuận
lợi cho phát triển kinh tế. NHNN thực hiện đồng thời nghiệp vụ thị trường mở
và công cụ lãi suất trong điều hành tỷ giá.
Khác với giai đoạn trước đó, chính sách tỷ giá thời kỳ này về tổng quan có
xu hướng thiên về cố định hơn là thả nổi, mặc dù có sự điều tiết của NHNN
nhằm vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa kiểm soát hợp lý nhập khẩu. Nói cách
khác, chính sách tỷ giá hối đoái này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện các mục
tiêu đã nêu, nhưng mới chủ yếu thiên về hướng nội, nổi bật là khuyến khích tích
luỹ giá trị dưới dạng nội tệ hơn là ngoại tệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo
điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ nước ngoài
đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước.
Mốc đánh dấu quan trọng cho sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng tại Việt Nam là Quyết định số 203/QĐ-NH3 về thành lập thị trường ngoại
tệ liên ngân hàng ngày 20/09/1994. Cùng ngày, thống đốc NHNN đã ra Quyết
định số 206/QĐ-NH7 về “Quy chế xác định, điều chỉnh và công bố tỷ giá hối

đoái của VND với ngoại tệ”. Theo đó các NHTM được điều chỉnh tỷ giá linh


hoạt hơn và NHNN chỉ thực hiện chức năng là người giao dịch cuối cùng trong
ngày. Sự can thiệp của NHNN cũng chỉ ở mức độ cần thiết, nhằm theo đuổi mục
tiêu chính sách tiền tệ cho từng thời kỳ. Tỷ giá hối đoái cũng được xác định một
cách khách quan hơn, phù hợp hơn với quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị
trường. Tỷ giá trên thị trường tự do tuy cao hơn tỷ giá chính thức nhưng vẫn
biến động tương đối gần sát với tỷ giá chính thức.
Bảng 2.2. Tỷ giá VND/USD bình quân (Giai đoạn 1993-1996)
Đơn vị: VND/USD
Năm

1993

1994

1995

1996

Tỷ giá chính thức

10642

10956

11020

11025


Tỷ giá trên thị trường tự do

10705

10978

11041

11010

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Đồ thị 2.1: Tỷ giá VND/USD bình quân (Giai đoạn 1993 – 1996)
Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Đến nửa cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước khu
vực Đông Nam Á khiến cho hầu hết các nước trong khu vực phải phá giá đồng
tiền (đồng Rupiah của Indonesia mất giá hơn 95%). Điều này dẫn đến sự lên giá
tương đối cao của VND so với các đồng tiền khác trong khu vực. Đồng thời
cũng do nhu cầu mua ngoại tệ của các ngân hàng trở nên cấp bách để thanh toán


L/C trả chậm, trả nợ nước ngoài và thị trường căng thẳng về ngoại tệ trong khi
cán cân vãng lai đã bội chi đến mức báo động, nhất là đồng tiền của một số nước
đã và đang phá giá mạnh. Để đối phó với tình hình này, NHNN đã ban hành
Quyết định số 45/QĐ-NH7 ngày 27/02/1997, mở rộng biên độ giao dịch lên
±5% từ ±1% trước đây. Việc mở rộng biên độ này đã giúp VND giảm giá 5%,
tuy nhiên sức ép giảm giá VND trong thời điểm này vẫn ở mức cao. Cũng trong
thời gian này, các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá hối đoái chính thức, tỷ giá
thị trường, chỉ số giá và sự biến động giá vàng cũng được công khai một cách

nhanh chóng và chính xác, nhờ vậy mà hạn chế được hiện tượng đầu cơ. Thêm
vào đó, đối với công tác quản lý ngoại tệ, Chính phủ đã giám sát chặt chẽ hơn
các luồng ngoại tệ vào và ra khỏi lãnh thổ, tăng cường các biện pháp quản lý
ngoại hối thông qua Quyết định số 396/TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày
4/8/1994.
Tuy nhiên, việc điều hành cố định tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn
1992 – 1997 còn quá sơ cứng và thụ động. Việc duy trì tỷ giá hối đoái danh
nghĩa gần như cố định trong điều kiện lạm phát còn cao so với Mỹ (nước có
đồng tiền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giỏ ngoại tệ để xác định tỷ giá của Việt
Nam) và các nước có quan hệ thương mại chủ yếu với Việt Nam, đồng thời
USD lại có xu hướng tăng giá từ năm 1995 đã làm cho VND ngày càng bị đánh
giá cao hơn so với thực tế. Điều này đã tạo ra và tích lũy những nhân tố gây mất
ổn định và kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2.1.1.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập
khẩu
a) Giai đoạn 1989 – 1992
Thời kỳ này được xem là giai đoạn phá giá mạnh VND, ngay lập tức tỷ
giá hối đoái đã thể hiện vai trò của nó trong hoạt động ngoại thương trên tất cả
các phương diện từ kim ngạch cho đến cơ cấu, thị trường xuất nhập khẩu. Một
nền kinh tế mở với nhịp tăng trưởng nhanh chóng trong đầu tư nước ngoài, kinh
tế tư nhân được cởi trói… đã tạo môi trường thuận lợi cho tỷ giá hối đoái phát
huy “sứ mệnh cao cả” của mình.


Bảng 2.3: Tỷ giá hối đoái và tình hình xuất nhập khẩu
(Giai đoạn 1989 – 1992)
Tỷ giá chính thức
(VND/USD)
Năm


Kim

Mức
tỷ giá

Xuất khẩu

% Tăng,

ngạch

giảm

(triệu

(đồng)

USD)

%

Nhập khẩu

Kim

Cán cân thương mại

%

tỷ giá


Tăng,

(đồng)

giảm

100

4100

100

-348,4

27,96

6500

158,54

Giá trị

Tăng,

(triệu

giảm

USD)


100

-1245,8

182,12 2752,4

107,27

Tăng,
giảm

100

(triệu
USD)
2565,8

(VND/USD)

Mức

%

ngạch

Tỷ giá thị trường

% Tăng,
giảm


1989

3900

100

1320

1990

6300

161,54

2404

1991

9767

155,03

2087,1

86,82

2338,4

84,96


-251,3

72,13

11975

184,23

1992

10720

109,75

2580,7

123,65 2540,7

108,65

40

-15,92

10550

88,1

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng Cục Thống kê

Từ bảng 2.3 có thể thấy giá trị danh nghĩa VND sụt giảm mạnh và liên
tiếp trong suốt giai đoạn 1989 – 1992. Từ mức tỷ giá 3900 VND/USD năm
1989, đồng nội tệ đã giảm xuống 10720 VND/USD năm 1992, như vậy, sau 3
năm, tỷ giá đã tăng gần 4 lần. Bên cạnh đó, tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh
khá sát với tỷ giá thị trường, hình thành theo quy luật cung cầu nên tác động của
tỷ giá đến hoạt động thương mại trở nên rõ nét và chính xác hơn. Giá đồng nội
tệ giảm xuống thực sự kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Năm 1989, nếu tỷ giá giảm 1 đồng, xuất khẩu lập tức tăng lên 0,97 đồng thì
bước sang năm 1990, sau khi giảm tỷ giá xuống trên 60% thì 1 đồng giảm của tỷ
giá lại khiến xuất khẩu tăng những 1,13 đồng, một mức tăng khá, thể hiện xuất
khẩu co giãn hoàn toàn với tỷ giá. Trong giai đoạn 1989 – 1992 yếu tố nổi bật
trong tác động của tỷ giá đến hoạt động nhập khẩu là mức giảm giá đồng nội tệ
càng lớn thì mức tăng nhập khẩu càng giảm. Đơn cử như năm 1989, mức giảm
giá 30%, trong đó 1 đồng giảm giá kéo theo mức tăng nhập khẩu 0,71 đồng thì
năm 1990, tỷ giá giảm đến 60% đã lập tức thu hẹp mức tăng nhập khẩu xuống
còn 0,66 đồng.
Đặc biệt vào năm 1992, sự kiện tỷ giá danh nghĩa giảm thấp hơn 7,04%
với tỷ giá thị trường cùng với quyết định bãi bỏ “tỷ giá nhóm hàng” đã khiến
ngoại thương Việt Nam xuất siêu liên tục trong 6 tháng đầu năm 1992. Kết thúc


năm 1992, cán cân thương mại thặng dư 40 triệu USD. Nguyên nhân xuất siêu
do tỷ giá vào năm 1992 là do thời điểm đó, giá thành sản xuất hàng Việt Nam
còn cao, chất lượng còn kém, hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa được chú
ý nên khi ấy, cạnh tranh về giá được xem là yếu tố duy nhất đưa ngoại thương
Việt Nam đạt được thành tích trên. Nếu đầu năm 1991, buôn lậu qua biên giới
Việt – Trung tăng mạnh do hàng hóa của Trung Quốc được duy trì ở mức giá
thấp hơn nhiều so với mức giá hàng hóa của Việt Nam thì cuối năm 1991, khi
đồng Nhân dân tệ bị tăng giá 50% đã làm cho giá hàng Trung Quốc bị đội cao,
gặp khó khăn trong tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Và thế là với chiến lược

thâm nhập thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư phát
triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều mặt hàng nhờ lợi thế về giá đã cạnh
tranh được với các mặt hàng của Trung Quốc như: bóng đèn, phích nước, đồ sứ
dân dụng, máy nổ…
Xét về tác động của tỷ giá lên cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giai đoạn
1989 – 1992, cùng với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nền kinh tế đã tích
lũy được một số vốn sử dụng trong việc đâu tư, mở rộng sản xuất. Sản xuất
lương thực trong nước đối với một số mặt hàng nhờ có vốn đã bắt đầu đủ đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Số lượng gạo nhập khẩu giảm, thay vào đó là
các mặt hàng thuộc danh mục tư liệu sản xuất, nguyên nhiên vật liệu. Cơ cấu
xuất khẩu cũng có sự thay đổi, danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng,
đa dạng hóa ở mức cao, tạo ra được gần 10 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất
khẩu trên 100 triệu USD. Bên cạnh đó, việc tỷ giá giảm mạnh kéo theo sự tăng
lên đáng kể trong đầu tư nước ngoài đặc biệt là đầu tư trực tiếp đã làm phong
phú hơn danh mục xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoạt động liên doanh, góp
vốn thông qua công nghệ, từ đó, Việt Nam bắt đầu nhập về những công nghệ
mới như: công nghệ dán da, công nghệ xử lý chất thải… những công nghệ từ
trước đến nay chưa từng có trong danh mục nhập khẩu. Từ đó đi đến việc sản
xuất ra những chủng loại hàng hóa hoàn toàn mới trong danh mục xuất khẩu.
Đơn cử như vào năm 1991, Xí nghiệp mì ăn liền Hà Nội liên doanh với Vifon
Sài Gòn đã nhập một dây chuyền sản xuất mì ăn liền phục vụ xuất khẩu trị giá
600 ngàn đô la Mỹ, đưa công suất tăng gấp 3 lần, không những đáp ứng đủ nhu
cầu trong nước mà còn xuất khẩu được 150.000 thùng.
Về thị trường xuất nhập khẩu, do tỷ giá hối đoái neo với đồng đô la được
xem là chuẩn mực nên khu vực thị trường xuất nhập khẩu cũng có xu thế chuyển
hướng sang những khu vực sử dụng đồng đôla trong thanh toán. Tỷ trọng xuất
nhập khẩu từ đồng Rúp giảm hẳn, chỉ còn khoảng 15% năm 1989 so với 85%
năm 1987. Thị trường Đông Âu không còn giữ vai trò chủ đạo, thay vào đó là sự



lên ngôi của thị trường Châu Á trong hợp tác thương mại với Việt Nam trên cả
lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
Có thể kết luận, trong giai đoạn 1989 – 1992, việc xóa bỏ tỷ giá kết toán
nội bộ, thống nhất tỷ giá, đưa tỷ giá chính thức tiến gần với tỷ giá thị trường là
một chủ trương đúng đắn. Chủ trương này đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động xuất nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân thương mại và nhất là tạo điều kiện
cho nền kinh tế Việt Nam trong phát triển kinh tế thông qua xuất khẩu.
b) Giai đoạn 1993 – 1997
Thành tích xuất siêu năm 1992 kéo dài không được bao lâu. Ngay trong
năm 1992, trong khi 6 tháng đầu năm xuất siêu do tỷ giá diễn biến có lợi cho
xuất khẩu thì 6 tháng cuối năm, nhập siêu liên tục diễn ra. Quan điểm nâng giá
nội tệ không dựa trên chỉ số giá cả đã làm cho tỷ giá ngày càng lệch xa khỏi trục
tỷ giá thực. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, khi
chiến lược xuất khẩu vừa được thực thi, điều này trở thành một rào cản đối với
hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn này.
Bảng 2.4: Xuất nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá
(Giai đoạn 1993 – 1999)
Tỷ giá chính thức
(VND/USD)
Năm

Mức

%

Xuất khẩu

Kim
ngạch


%

Kim
ngạch

Cán cân thương mại

%

Thâm hụt

Tăng,

(triệu

giảm

USD)

Xuất

Nhập

giảm

khẩu

khẩu

143,7


1,32

-1,44

2706,5

149,7

1,34

-1,40

136,6

3888,7

153,6

1,32

-1,35

11592,3

104

2407,3

126,2


1,26

-1,03

11499,6

99,2

2139,6

122,9

0,88

-0,85

102,109

200,7

101,7

1,14

-0,94

Tăng,

(đồng)


giảm

1993

10640

100

2985,2

100

3924

100

938,8

100

1994

10955

102,9

4054,3

135,8


5825,8

148,5

1771,5

1995

10970

100,1

5448,9

134,4

8155,4

140

1996

11100

101,2

7255,9

133,2


11143,6

1997

11175

100,7

9185

126,6

1998

12985

116,2

9360

101,9

1999

14004

USD)

giảm


Hệ số co giãn

% Tăng,

tỷ giá

(triệu

Tăng,

Nhập khẩu

(triệu
USD)

107,848 11541,4 123,306 11742,1


Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của WB, Tổng Cục Thống kê,
Vụ ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước
Từ bảng 2.4 có thể thấy, việc ấn định biên độ dao động tỷ giá +/-0,5% giai
đoạn 1993 – 1996 đã thực sự hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu. Nhập siêu tăng
gần gấp đôi trong năm 1993 – 1994. Đặc biệt năm 1996, khi tỷ giá danh nghĩa bị
ấn định so với tỷ giá thực ở mức cao nhất 28% thì nhập siêu đồng thời cũng đạt
mức kỷ lục: 3,8 tỷ USD. Những năm 90, có những ý kiến cho rằng tỷ giá không
hề ảnh hưởng gì đến hoạt động xuất nhập khẩu, rằng hoạt động này chỉ chịu sự
chi phối của các chiến lược phát triển ngoại thương, cách quản lý hạn ngạch,
cách áp đặt thuế suất và nhất là chất lượng sản phẩm. Song thực tế cho thấy khi
Bộ Công thương cùng các cơ quan chức năng đang ra sức củng cố, mở rộng thị

trường xuất khẩu, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu thì mức tăng kim ngạch xuất khẩu vẫn sụt giảm. Năm
1994, nếu mức tăng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36% ở mức giảm giá danh
nghĩa nội tệ 2,96% thì sang năm 1995, mức tăng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 34%
do tỷ giá giảm rất thấp: 0,14%. Việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á cùng với sự kiện Mỹ bãi bỏ cấm vận thương mại năm 1995 xem ra
cũng không phải là liều thuốc hiệu quả tuyệt đối như người ta mong đợi khi
nhập siêu liên tục gia tăng. Đồng thời làm cho cán cân thương mại thâm hụt
nghiêm trọng, từ 1 tỷ USD năm 1994, rồi lên 2 tỷ USD năm 1995 và gần 4 tỷ
USD năm 1996. Có thể kết luận, tình trạng nhập siêu ở Việt Nam không phải do
cầu hàng hóa nhập khẩu tăng lên mà do mức giá rẻ tương đối đã khiến hàng
ngoài ồ ạt thâm nhập thị trường Việt Nam. Và xu thế mở cửa nền kinh tế nhưng
coi nhẹ vai trò của tỷ giá đã vô tình biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ
béo bở của bạn hàng nước ngoài.
Đối với cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu, việc tỷ giá lên cao dường như
ưu ái cho các mặt hàng nhập khẩu hơn. Tỷ giá danh nghĩa được định cao hơn tỷ
giá thực khiến hàng nhập khẩu rẻ hơn tràn vào với đủ mẫu mã, chủng loại và
danh mục hàng nhập khẩu ngày càng dài ra. Trước tình hình hàng trong nước
cạnh tranh không nổi, năm 1994, Nhà nước buộc phải cấm nhập khẩu 17 mặt
hàng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Thời điểm này, hàng hóa nhập khẩu lợi
thế bao nhiêu thì hàng hóa xuất khẩu lại bất lợi bấy nhiêu. Trong 3 năm 1993 –
1995, nếu lấy năm 1992 làm mốc thì đồng Việt Nam đã lên giá 24% và giá hàng
xuất khẩu đã bị đẩy đắt lên 24% trên các thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, việc đồng Việt Nam tăng giá so với đồng đôla cũng đã phần nào
khiến đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác như: Nhân dân tệ, Yên
Nhật… Điều này cũng làm công tác mở rộng thị trường trở nên khó khăn. Tuy


nhiên, do công tác xúc tiến thương mại bắt đầu được tiến hành rầm rộ nên quy
mô thị trường vẫn được mở rộng.

2.1.2. Giai đoạn 1997 – 1999
2.1.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 – 1998 đã thay đổi toàn bộ quan điểm
điều hành tỷ giá của Việt Nam. Sau khi Thái Lan rồi đến lần lượt các quốc gia
khác lâm vào tình cảnh khủng hoảng, đồng USD lên giá mạnh so với tất cả các
đồng tiền trong khu vực Đông Nam Á, xét thấy việc cố định tỷ giá ở mức cao là
không thể được, năm 1997, chính sách tỷ giá được điều hành nhằm chống đỡ tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và khắc phục tình trạng
đánh giá cao VND thời gian trước đó.
Mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầy đủ
và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng
Chính phủ và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của việc ổn
định tỷ giá hối đoái danh nghĩa kéo dài nên đã có những biện pháp xử lý hợp lý,
ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với nền kinh tế. Vì vậy, ngày
13/10/1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch giữa tỷ giá chính
thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ +/-5% lên +/-10%.
Đây chính là hành động tạo điều kiện để tỷ giá thị trường thay đổi theo hướng
giảm giá VND. Ngay sau đó, tỷ giá thị trường đã tăng mạnh từ 11.000
VND/USD lên 11.800 VND/USD ngày 13/10/1997 và 12.520 VND/USD ngày
23/10/1997 (tăng 14%). Đây có thể xem như hành động bước đầu để thăm dò
phản ứng của thị trường và nền kinh tế để từ đó có những biện pháp xử lý phù
hợp hơn. Sau khi tỷ giá biến đổi thích ứng với sự điều chỉnh của NHNN thì
giảm nhẹ và chững lại ở mức 12.290 VND/USD ngày 28/10/1997 và lại tăng vọt
lên 14.000 VND/USD vào dịp cuối năm (13/12/1997). Sự tăng mạnh của tỷ giá
hối đoái vào thời điểm này có một phần tác động của nhân tố cầu ngoại tệ cuối
năm. Như vậy, động thái nới rộng biên độ giao dịch đã tác động làm tỷ giá thị
trường tăng mạnh.
Từ tháng 07/1997 – 02/1999, NHNN đã có khoảng 10 lần điều chỉnh biên
độ. Tỷ giá hối đoái luôn ở mức trần cho phép, và trong năm 1998, Chính phủ đã
hai lần phá giá đồng Việt Nam, một lần vào ngày 12/6/1998 từ mức 11.175

VND/USD lên 11.800 VND/USD, lần thứ hai vào ngày 07/08/1998 tỷ giá từ
mức 11.816 VND/USD lên 12.998 VND/USD và giảm biên độ dao động xuống
còn 7%. Sở dĩ có nhiều lần điều chỉnh biên độ và phá giá đồng Việt Nam trong
thời gian ngắn như vậy là do: Đây là giai đoạn nhạy cảm, cuộc khủng hoảng tài


chính tiền tệ Châu Á đang diễn ra, với lo ngại sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Vì
vậy, NHNN còn tỏ ra lúng túng trong việc điều hành tỷ giá.
Sau đợt điều chỉnh này, tỷ giá thị trường có lúc tăng vọt lên 15.000
VND/USD nhưng ngay sau đó lại ổn định ở quanh mức được khống chế 14.000
VND/USD là mức tỷ giá đã sát với mức tỷ giá thực tế trên thị trường. Như vậy,
có thể thấy chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thời gian này đã từng bước
được điều chỉnh theo cơ chế thị trường.
2.1.2.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập
khẩu
Cơ chế điều hành tỷ giá tỏ ra hoạt động có hiệu quả khi chỉ trong vòng 1
năm (1997 so với 1996) đồng Việt Nam đã giảm giá 16%, khoảng cách giữa tỷ
giá thực và tỷ giá danh nghĩa được thu hẹp, tác động tích cực đến ngoại thương
(Bảng 2.4). Rõ nét nhất là kim ngạch nhập khẩu bắt đầu tăng chậm, chỉ dừng ở
mức 4% đưa mức nhập siêu giảm từ 2,4 tỷ USD năm 1997 xuống còn 200 triệu
USD năm 1999.
Dù vậy, nếu đặt đồng Việt Nam trong tương quan với giá tiền tệ các quốc
gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng thì giá đồng Việt Nam vẫn ở
mức cao. Trung bình, tỷ lệ mất giá so với đôla của các đồng tiền thuộc khu vực
khủng hoảng là 30-40%, cao nhất là đồng Rupiah của Indonesia với độ mất giá
đến hơn 80%, ngay cả đồng đôla Singapore cũng bị sụt giá 16%, trong khi đó
đồng Việt Nam chỉ được giảm giá trung bình 8,25%... So với đồng bạt Thái Lan,
VND cũng bị định giá cao hơn ít nhất 15%. Điều này làm cho hàng hóa Việt
Nam khó có thể cạnh tranh về giá trên thị trường các quốc gia Đông Nam Á.
Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

không tăng mấy trong năm 1998, kéo theo tốc độ tăng xuất khẩu ở mức thấp
1,9%.
Cơ cấu thị trường nhập khẩu thời kỳ này không có biến động lớn, đáng
lưu tâm phải kể đến cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trước khủng hoảng, thị trường
ASEAN chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt
Nam. Sau khủng hoảng, tỷ trọng này chỉ còn khỏng 60%, thay vào đó là thị
trường Châu Âu với tỷ trọng tăng từ 15% năm 1996 lên trên 20% thời kỳ sau đó.
Sự thay đổi này do hai nguyên nhân chính: Một là, động lực cạnh tranh về giá
của hàng xuất khẩu Việt Nam bị triệt tiêu trên các thị trường Châu Á do đồng
Việt Nam tăng giá. Hai là, do suy thoái kinh tế, các quốc gia Châu Á buộc phải
bảo vệ lượng ngoại tệ ít ỏi bằng mọi biện pháp trong đó có biện pháp hạn chế
nhập khẩu. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến việc cánh cửa thị trường Châu


×