Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY, CƠ CẤU VỐNCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE - ABT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NHÓM 02

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY, CƠ CẤU VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN BẾN TRE - ABT

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

An Giang, năm 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ 2: TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY, CƠ CẤU VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY, CƠ CẤU VỐN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN BẾN TRE - ABT
DANH SÁCH NHÓM 02
1. Trương Văn Nghiệm
2. Dương Nguyễn Đình Duy
3. Ôn Thanh Tuấn
4. Phạm Thị Diệu Hiền
5. Nguyễn Lê Quốc Thạnh
6. Trần Thị Thanh Hồng


7. Nguyễn Thế Khanh

– MS: AG.12.05.017
– MS: AG.12.05.002
– MS: AG.12.05.027
– MS: AG.12.05.007
– MS: AG.12.05.022
– MS: AG.12.05.010
– MS: AG.12.05.012

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ THỊ LANH

An Giang, năm 2013


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................................1
B.NỘI DUNG.............................................................................................................................................................3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

3

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty................................................................................................................8
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển.............................................................................................................8
2.1.3. Bộ máy tổ chức.....................................................................................................................................................12
2.1.4. Tầm nhìn chiến lược.............................................................................................................................................12
2.1.5. Kết quả hoạt động.................................................................................................................................................14

2.2. Phân tích tác động đòn bẩy lên thu nhập và rủi ro của công ty năm 2012............................................15

2.2.1. Cấu trúc vốn..........................................................................................................................................................16
2.2.2. Do lường rủi ro kinh doanh..................................................................................................................................17
2.2.4. Đo lường rủi ro tổng thể.......................................................................................................................................22

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN......................................................................................................................................24


Nhóm 02

1

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

A. MỞ ĐẦU
Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh
nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở
ngại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi
ích cho chủ sở hữu. Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro. Rủi ro có thể
mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặt tiêu cực thường được quan tâm hơn.
Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh do
không chắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động. Mối quan tâm của nhà quản
trị là ảnh hưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến
đổi) đối với mức độ rủi ro kinh doanh, về khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đến
mức đủ tiền thanh toán các định phí trong sản xuất. Mặt khác, đầu tư vào chi phí
cố định để gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay
đổi lợi nhuận (lỗ), khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy
hoạt động.
Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủi ro

mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố
định (nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn. Tác động của
chúng được gọi là đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một
lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào
điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó.
Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia
tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là
con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái
tốt lên gấp bội lần. Ngược lại, nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn bẩy cũng
khuếch đại cái xấu lên bội lần.
Công ty được phân tích đang trong giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh
doanh, đây là giai đoạn biểu hiện rõ ràng mức độ cao của rủi ro kinh doanh. Vì
Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

2

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

vậy rủi ro tài chính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt nhằm tránh tác động tổng
hợp cùng một lúc hai loại rủi ro lên tổng thể doanh nghiệp. Vấn đề đang quan
tâm và cần xác định hiện nay là phân tích đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính
ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng
ra sao, để công ty kiểm soát được rủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công
cụ tích cực để đạt được lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần mong muốn, đưa ra
những quyết định phù hợp liên quan nguồn vốn. Đó là lí do nhóm chúng tôi chọn
đề tài: “Phân tích tác động đòn bẩy, cơ cấu vốn của công ty cổ phần XNK


thủy sản Bến Tre - ABT”.

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

3

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Điểm hòa vốn
1.1.1. Khái niệm
Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Vì vậy, tại
điểm này hoạt động của doanh nghiệp không lời cũng không lỗ.
1.1.2. Cách tính điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn được xác định theo 3 chỉ tiêu:
+ Sản lượng hòa vốn (Q0):
F: Tổng định phí trong 1 kỳ
P: Đơn giá bán
v: Biến phí 1 đơn vị sản phẩm
+ Doanh thu hòa vốn (DT0)

Doanh thu trong trường hợp có nhiều loại sản phẩm

V c : Tổng biến phí trong 1 kỳ
+ Thời gian hòa vốn (T0)


Hoặc
1.1.3. Ý nghĩa, tác dụng của điểm hòa vốn
Điểm hòa vốn là ngưỡng tối thiểu doanh nghiệp cần phải đạt đến để tồn
tại.
Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

4

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

Điểm hòa vốn cho biết mức độ rủi ro của phương án kinh doanh.
Điểm hòa vốn càng lớn rủi ro càng cao và ngược lại.
Giúp doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh hiệu quả.
Giúp doanh nghiệp xác định chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ (vượt
qua điểm hòa vốn mới có lãi).
1.1.4. Hạn chế
Điểm hoà vốn không cho biết quy mô lãi ròng của cả đời dự án cũng như
hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. Mặt khác, việc phân tích trở nên phức tạp nếu
mở rộng sản xuất và sản xuất nhiều hàng hóa.

Hình 1.1: Đồ thị điểm hòa vốn
1.2. Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến doanh lợi của doanh nghiệp
1.2.1. Đòn cân định phí
Khái niệm: Đòn cân định phí (đòn bẩy vận hành hay đòn bẩy kinh
doanh) nói lên mức tác động của định phí đối với kết quả sản xuất kinh doanh.
Đòn cân định phí được xác định thông qua chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định

phí.
1.2.2. Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL)
Khái niệm: Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL của một doanh
nghiệp là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định.
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) đo lường phần trăm thay đổi trong
EBIT của một doanh nghiệp từ 1% thay đổi trong doanh thu. Độ nghiêng đòn
cân định phí được tính bằng các công thức sau:

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

5

DOLX =

± % EBIT
± % DSB

Q( p − v)
Q( p − v) − F
EBIT + F
DOLX =
EBIT
DOLX =

DOLX =


Q
Q − Q0

1.3. Tác động của đòn bẩy tài chính đến doanh lợi của doanh nghiệp
1.3.1. Cơ cấu tài chính
Khái niệm: Cơ cấu tài chính là tất cả các nguồn tài trợ cho toàn bộ
nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của
doanh nghiệp như: Nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), vay ngắn hạn, vay dài
hạn, phát hành trái phiếu… Nói cách khác, cơ cấu tài chính nói lên doanh
nghiệp đã sử dụng những nguồn tài trợ nào và tỷ trọng của từng nguồn là bao
nhiêu so với tổng nguồn vốn.

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn
Bố trí cơ cấu tài chính thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm
thấp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạch định chính sách cơ cấu
vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro:
Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

6

• Sử dụng nhiều nợ là gia tăng rủi ro.
• Tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao.
Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận.
1.3.2. Đòn cân nợ (DFL)

Khái niệm: Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) là tỷ lệ phần trăm giữa
tổng số nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định.
1.3.3. Độ nghiêng đòn cân nợ
Khái niệm: Độ nghiêng đòn cân nợ DFL là tỷ lệ thay đổi trong thu
nhập mỗi cổ phần (EPS) do sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động (EBIT).

DFL X =

DFL X =

± % EPS
± % EBIT

Q( p − v) − F
Q(p - v) - F - I -

DFL X =

EBIT
EBIT - I -

Dp

1- T

Dp
1- T

Trong khi doanh nghiệp có thể thay đổi DOL bằng cách tăng hay giảm
các chi phí hoạt động cố định, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi DFL bằng

cách tăng hay giảm các chi phí tài chính cố định. Số lượng chi phí tài chính cố
định do một doanh nghiệp gánh chịu tùy thuộc chủ yếu vào hỗn hợp giữa nợ
và cổ phần thường trong cấu trúc vốn của mình. Như vậy, doanh nghiệp có
tỷ lệ nợ và cổ phần ưu đãi tương đối lớn trong cấu trúc vốn sẽ có các chi phí
tài chính cố định tương đối lớn và một DFL cao.
1.3.4. Độ nghiêng của đòn bẩy tổng hợp (DTL)
Đòn bẩy tổng hợp
Khái niệm: Đòn cân nợ và đòn cân định phí đều cho thấy mức độ mạo
hiểm của doanh nghiệp. Đòn cân định phí làm tăng hoặc giảm EBIT mỗi khi
doanh thu thay đổi, còn đòn cân nợ làm ảnh hưởng đến mức lời hoặc lỗ của
chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

7

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

Đòn cân định phí tác động trước tiên lên EBIT của doanh nghiệp, sau
đó đòn cân nợ lại tiếp tục tác động lên mức lời của chủ sở hữu. Tác động này
tạo nên đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp.
Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp:
Khái niệm: Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp đo lường độ nhạy của EPS
khi doanh số bán thay đổi. Nó là phần trăm thay đổi trong EPS từ phần trăm
thay đổi trong doanh thu.

DTL X = DOLX . DFLX

± % EPS
DTL X =
± % DSB
DTL X =

Q( p − v)

Q( p − v) − F − I −

DTL X =

Dp
1− T

EBIT + F
D
EBIT − I − P
1−T

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY, CƠ CẤU
VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
THỦY SẢN BẾN TRE - ABT

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

8


GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của
Công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được thành lập từ việc cổ
phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến
Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre.
Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN BẾN TRE
Tên giao dịch đối ngoại: BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND
EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: AQUATEX BENTRE
Trụ sở chính của Công ty:
• Địa chỉ: Ấp 9, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
• Điện thoại: (84.75) 860 265 Fax: (84.75) 860 346
• Email: Website: www.aquatexbentre.com
Mã số thuế: 1300376365
Vốn điều lệ:
• Khi thành lập: 25.000.000.000 đồng
• Hiện tại:

đồng

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp
Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực
tiếp là Sở Thủy sản. Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu sắp xếp tổ chức,

Công ty lần lượt có các tên sau:
• Từ 1977 đến 1988: Xí nghiệp Đông lạnh 22.
• Từ 1988 đến 1992: Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre
(do sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty Thủy sản Bến Tre).
• Từ năm 1992 đến 2003: Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre
(AQUATEX BENTRE), được phép xuất nhập khẩu trực tiếp từ 1993.

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

9

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

• Từ 1995, công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
GMP, SSOP, HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: code DL 22.
• Từ tháng 5/2002, Công ty được tổ chức DNV – Na-Uy cấp Giấy chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
• Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 3423/QĐ-UB
thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội Chế
biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP (từ 1999) và Phòng Thương mại
và công nghiệp Việt Nam - VCCI (từ 2004).
• Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần.
• Ngày 04/10/2005, để tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong
đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, Công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước

hiện có (chiếm 51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của
UBND tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-CNTNMT của
UBND tỉnh Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổ phần
Nhà nước tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003, đăng ký thay đổi lần 2 ngày
22/05/2006.
Năm 2006, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải
thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại
Điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế
Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và
Italia bình chọn.
Từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay, AQUATEX BENTRE có tốc độ
tăng

trưởng trung bình doanh thu và lợi nhuận tương ứng là 43,12% và

149,81%. Năm 2005, doanh thu đạt 282,433 tỷ đồng (tăng 33,47% so với năm

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

10

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

2004), lợi nhuận sau thuế đạt 7,811 tỷ đồng (tăng 44,84%). 9 tháng đầu năm

2006, doanh thu đạt 248,361 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20,895 tỷ đồng.
Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Công ty bao gồm:
• Chế biến, xuất khẩu thủy sản
• Nuôi trồng thủy sản
• Nhập khẩu vật tư, hàng hóa
• Thương mại, nhà hàng và dịch vụ
• Kinh doanh các ngành nghề khác do đại hội cổ đông quyết định và phù
hợp với quy định của pháp luật.
2.1.2. Hoạt động kinh doanh
Chủng loại sản phẩm
Chủng loại và chất lượng sản phẩm Công ty hiện có các nhóm sản phẩm
chính như sau: Tôm sú nguyên liệu nuôi công nghiệp; sản phẩm nghêu đông
lạnh, sản phẩm cá tra đông lạnh và sản phẩm tôm sú đông lạnh.
Tôm sú nguyên liệu nuôi công nghiệp
Tôm sú nguyên liệu nuôi công nghiệp của Công ty được dùng làm nguyên
liệu đầu vào để chế biến xuất khẩu.
Các chỉ tiêu đánh giá: Kích cỡ bình quân 40 con/kg, chân đuôi nguyên vẹn, tôm
không ở thời kỳ thay vỏ hay mềm vỏ, không bị bệnh, không nhiễm dư lượng
kháng sinh, hóa chất bị cấm.
Sản phẩm nghêu đông lạnh
- Tên sản phẩm: Nghêu thịt luộc đông lạnh
- Tên nguyên liệu (Tên khoa học): Nghêu trắng (Meritrix lyrata); Nghêu lụa
(Paphia Undulata)
- Qui cách thành phẩm: Đông IQF 1 Lb, 1 kg, 10 kg/túi PE có mạ băng hoặc
theo yêu cầu khách hàng.
- Kích cỡ: 100/200, 200/300, 300/500, 500/700, 700/1000, 1000/up, cỡ tính
con/kg.
- Yêu cầu cần tuân thủ: Theo tiêu chuẩn khách hàng nhưng phải cao hơn hay
bằng 28 TCN 118-1998.
Sản phẩm cá tra đông lạnh


Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

11

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

- Tên sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh Block, IQF
- Tên nguyên liệu (Tên khoa học): Cá tra (Pangasius hypophthalmus)
- Màu cá được phân thành 3 màu: Trắng, hồng, vàng.
- Qui cách thành phẩm:
• Đông block: 10 lbs/hộp x 2/carton, 5 Kg/hộp x 2/carton
• Đông IWP: 2 kg/PE x 5/carton
• Đông IQF: 10 lbs/PE x 2/carton, 5lbs/PE x 2/carton
• Hoặc theo yêu cầu khách hàng.
- Kích cỡ: Cỡ cá được tính bằng trọng lượng miếng cá:
• Oz/miếng: 4/6; 6/8; 8/10; 10/up.
• Gram/miếng: 60/120, 120/170, 170/220, 220/Up
• Hoặc cỡ cá theo yêu cầu khách hàng.
- Các yêu cầu cần tuân thủ: Theo tiêu chuẩn khách hàng nhưng phải cao hơn
hay bằng 28 TCN 117: 1998
Sản phẩm tôm sú đông lạnh
- Tên sản phẩm: Tôm sú đông lạnh: block, semi-block, IQF
• Tôm nguyên con (HOSO)
• Tôm vỏ (HLSO)
• Tôm thịt (PD, PUD, PDTO)
- Nguyên liệu (Tên khoa học): Tôm sú (Penaeus monodon)

- Qui cách thành phẩm:
• Tôm PD, PUD, PDTO: block 1.8 kg hoặc 2 kg, theo yêu cầu khách hàng.
• Tôm HOSO, HLSO, PDTO: block, khối lượng theo yêu cầu khách hàng.
• Tôm HOSO, HLSO: semiblock, khối lượng theo yêu cầu khách hàng.
• Tôm HOSO, HLSO, PDTO, PD: IQF, khối lượng theo yêu cầu khách
hàng.
- Kích cỡ:
• Tôm HOSO: cỡ được tính bằng số thân tôm trên kg hoặc trên pound;
• Tôm HLSO, PTO, PD, PUD: cỡ được tính bằng số thân tôm trên pound.
- Các yêu cầu cần tuân thủ: Theo tiêu chuẩn khách hàng nhưng phải cao hơn
hay bằng TCVN 4380-1992; 4381-1992; 5386-1994.

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

12

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

2.1.3. Bộ máy tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Cty CP XNK Thủy sản Bến Tre

2.1.4. Tầm nhìn chiến lược
Mục tiêu chủ yếu của Công ty: Quản lý tốt, giữ vững đà tăng trưởng và
nâng cao hiệu quả mọi mặt hoạt động.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
- Công tác nuôi:
Hợp tác và chuyển giao công nghệ với trung tâm giống thủy sản An Giang

để cung cấp trong toàn hệ thống, đảm bảo kiểm soát cá nuôi khép kính từ khâu
con giống.
Tiết kiệm chi phí nuôi, lựa chọn nhà cung cấp thức ăn và thuốc thú y thủy
sản tốt nhất, giảm chi phí nuôi và nâng cao chất lượng cá nuôi là giải pháp cơ bản
để nâng cao cạnh tranh.
Tổ chức tốt vụ nuôi và tăng cường công tác quản lý tại các trại nuôi về vật
tư, nhân sự, điều hành và qui trình kỹ thuật.
- Chế biến sản xuất:
Đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu nghêu, duy trì vị thế đứng đầu xuất khẩu
mặt hàng này tại Việt Nam, thâm nhập sâu hơn vào thị trường, đặt biệt là tiếp cận
các tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế đã có cam kết ưu tiên sản phẩm đã có

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

13

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

chứng nhận MSC; thâm nhập phân khúc thị trường có ý thức thân thiện với môi
trường; chú trọng tiếp thị bán các sản phẩm tồn đọng trong sản xuất.
Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá tiếp thị tập trung vào đội ngũ quản lý
chất lượng, hệ thống truy xuất, vùng nguyên liệu có kiểm soát và đạt chứng nhận
quốc tế: cá Global Gap; nghiêu MSC, năng lực đáp ứng các đơn hàng dài hạn....
Đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ cao, giao hàng đúng hẹn, khả năng
truy xuất nhanh chóng, đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng để có thể đưa
thêm được giá trị đi kèm sản phẩm và dễ dàng thuyết phục khách hàng chấp nhận
giá chào bán cao hơn.

Tiếp tục giữ vững khách hàng, thị trường xuất khẩu truyền thống; thực
hiện đa dạng hóa thị trường thông qua đổi mới và tăng cường công tác bán hàng,
chú trọng thị trường mới còn nhiều tiềm năng như Trung Đông, Châu Phi, Châu
Mỹ.
- Đầu tư, xây dựng cơ bản:
Hoàn chỉnh các hạng mục xây dựng cơ bản tại Công ty và các trại nuôi
theo tiêu chuẩn Global Gap.
Đầu tư thêm băng chuyền luộc nghêu và máy nén cho phân xưởng, cải
tiến hệ thống điện tại phân xưởng để thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện.
Quan tâm đúng mức đến công tác vận hành, bảo trì thường xuyên nhà
xưởng và thiết bị, khắc phục và cải tiến các điểm không phù hợp, đáp ứng yêu
cầu nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Quản lý:
Tăng cường cán bộ, kiện toàn bộ máy các bộ phận trực thuộc, xây dựng
văn hóa cộng đồng và văn hóa doanh nghiệp, nâng cao ý thức rèn luyện, tu
dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ và nhân viên.
Nâng cao trình độ quản trị và chất lượng công tác chuyên môn, phát huy
tính tự chủ - tự chủ trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận trong toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhiệm vụ được giao.
Thực hành tiết kiệm, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động,
kiểm soát chặt chẽ tình hình công nợ và tồn kho nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu.

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh


14

Duy trì hệ thống chất lượng hoạt động hiệu quả, phát huy hệ thống ERP,
tăng cường các giải pháp quản trị và quản lý tiên tiến.
- Tài chính:
Theo dõi quản lý chặt chẽ chi phí, danh mục tài sản và cơ cấu tài chính;
tăng cường công tác kế toán tài chính và kế toán quản trị nhằm phục vụ có hiệu
quả công tác quản lý điều hành.
Công khai, minh bạch tình hình tài chính, hướng Công ty đến những
chuẩn mực quốc tế, tiên tiến, hiện đại tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Thực hiện các biện pháp sử dụng nguồn vốn tối ưu để nâng cao lợi nhuận.
2.1.5. Kết quả hoạt động
Kết thúc năm 2012, doanh thu thuần của Công ty xuất nhập khẩu thủy
sản Bến Tre đạt 671,155 tỷ đồng, giảm 5,41% so với doanh thu thuần năm
2011.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt 79,112 tỷ đồng, giảm 20,71% tỷ
đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí tăng cao, đặc biệt là chi
phí giá vốn hàng bán.
2.1.5.1. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của Công ty trong 02 năm qua như
sau

2.1.5.2. Kết quả kinh doanh năm 2012
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
1.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ

Mã số

1

Năm 2012

Năm 2011

636.358.668.040

662.822.051.719

2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
2.178.349.210
0
STT
CHỈ TIÊU
2012
2011
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
10
634.180.318.830 662.822.051.719
1
Lợi nhuận
sau thuế/ Doanh thu thuần
11.79%
14.06%
cung
cấp
dịch vụ
2 vốn

Lợihàng
nhuận
20.58% 500.891.865.561
25.43%
4. Giá
bánsau thuế/ Nguồn vốn chủ sở
11 hữu (ROE)
522.022.652.948
5. Lợi
gộp về
vàtài
cung
20
3 nhuận
Lợi nhuận
saubán
thuếhàng
/Tổng
sản (ROA)
cấp dịch vụ

112.157.665.882
15.33% 161.930.186.158
20.87%

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

33.245.990.353


43.733.696.390

7. Chi phí tài chính

22

23.685.122.392

64.600.172.010

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02
Trong đó: Chi phí lãi vay

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

15
23

4.017.743.458

6.970.898.077

8. Chi phí bán hàng

24


30.595.616.463

29.230.254.335

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

8.373.525.713

6.893.213.187

30

82.749.391.667

104.940.243.016

11. Thu nhập khác

31

3.728.896.021

3.047.761.518

12. Chi phí khác

32


403.781.209

1.186.680.270

13. Lợi nhuận khác

40

3.325.114.812

1.861.081.248

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50

86.074.506.479

106.801.324.264

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

6.961.632.589

7.018.481.477

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại


52
60

79.112.873.890

99.782.842.787

70

7.181

8.014

10.

17.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2.2. Phân tích tác động đòn bẩy lên thu nhập và rủi ro của công ty năm 2012
Dựa vào Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2012 của công ty, căn
cứ vào tính chất từng khoản mục chi phí, năm 2012 cấu trúc vốn của Công ty
không có nợ dài hạn, vốn vay của Công ty chủ yếu là ngắn hạn bổ sung vốn lưu
động để sản xuất kinh doanh. Do đó lãi vay trên báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh được xem như là một chi phí tài chính ngắn hạn nên không tính vào
khoản mục chi phí tài chính cố định và nhóm đã xử lý số liệu như sau:
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012 (được điều chỉnh)
Đơn vị tính: đồng
1.

2

CHỈ TIÊU
Doanh thu thuần
- Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Thu nhập khác
Chi phí hoạt động
- Định phí
Giá vốn hàng bán (Khấu khao)
Chi phí quản lý DN (Khấu hao
và chi phí phân bổ)
Chi phí khác (Khấu hao)
- Biến phí

F

V

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp

Năm 2012
671.155.205.204


Năm 2011
709.603.509.627

634.180.318.830

662.822.051.719

33.245.990.353
3.728.896.021
585.080.698.725
6.568.918.725
5.600.513.978

43.733.696.390
3.047.761.518
602.802.185.363
7.455.166.809
6.408.456.008

679.012.627

757.318.681

289.392.120
578.511.780.000

289.392.120
595.347.018.554



Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

16

Giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý DN
Chi phí bán hàng
Chi phí khác
Chi phí tài chính
3 Thu nhập trước thuế và lãi vay
4 Lãi vay (Chi phí tài chính cố định)
5 Thu nhập trước thuế
6 Thuế thu nhập doanh nghiệp
7 Thu nhập sau thuế
8 Trả cho cổ tức ưu đãi
9 Thu nhập trả cho cổ phần thường
10 Số cổ phần đang lưu hành
11 Thu nhập/1 cổ phần

EBIT
I
EBT
T
EAT
DP
Ne
EPS


516.422.138.970
7.694.513.086
30.595.616.463
114.389.089
23.685.122.392
86.074.506.479

494.483.409.553
6.135.894.506
29.230.254.335
897.288.150
64.600.172.010
106.801.324.264

86.074.506.479
6.961.632.589
79.112.873.890
0
79.112.873.890
11.016.259
7.181

106.801.324.264
7.018.481.477
99.782.842.787
0
99.782.842.787
12.451.657
8.014


2.2.1. Cấu trúc vốn
Theo báo cáo tài chính của Công ty năm 2012, cơ cấu nguồn vốn năm
2012 của Công ty như sau:
Bảng cấu trúc vốn năm 2012
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU

TỶ LỆ

A. Nợ dài hạn (D)
Vay và nợ dài hạn
Phải trả dài hạn khác

SỐ TIỀN

0,00%

B. Vốn chủ sở hữu (VSCH)
Vốn cổ phần thường
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ đầu tư phát triển& dự phòng tài
chính
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Tổng nguồn vốn

100,00
%


0
0
0
384.504.437.996
136.072.070.000
277.884.007.126
(98.658.469.081)
47.688.108.955
21.518.720.996
384.504.437.996

Trong năm 2012 Công ty chủ yếu sử dụng các khoản vay ngắn hạn ngân
hàng HSBC thời hạn 90 ngày phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn
hạn. Do đó xét về cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu
(100%)
Tỷ số nợ của công ty

= Nợ dài hạn / Tổng nguồn vốn

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

17

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

= 0%
Tỷ số tài trợ bằng VCSH = VCSH / Tổng nguồn vốn

= 100%
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, trong điều
kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay dài hạn.
Mặt khác mặt hàng thủy, hải sản của Việt Nam trong những năm qua gặp rất
nhiều khó khăn nhất là ở thị trường Mỹ và EU. Trong điều kiện đó Công ty đã
sử dụng hiệu quả vốn tự có của Công ty để đem lại lợi nhuận cao, cụ thể trong
năm 2012 công ty đã sử dụng vốn tự có mua sắm máy móc thiết bị đổi mới công
nghệ bằng nguồn vốn tự có là 4.718.975.538 đồng (thuyết minh BCTC trang
31). Tuy nhiên Công ty không sử dụng đòn cân nợ, nên đã bỏ mất cơ hội kinh
doanh trong khi công ty có thị trường ổn định so với các doanh nghiệp khác
trong ngành.
2.2.2. Do lường rủi ro kinh doanh
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
DOL 2012 =

EBIT + F
EBIT

=

86.074.506.479 + 6568.918.725
=
86.074.506.479

1,0
8

Trong năm 2012 Công ty có hệ số độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh là 1,08
có nghĩa là 1% biến động tăng lên hay giảm xuống của doanh thu sẽ tác động làm
cho EBIT tăng lên hay giảm xuống 1,08%.

Độ lớn DOL phản ánh độ nhạy của EBIT so với doanh thu. Trong năm
2012 công ty có DOL =1,08 cũng có nghĩa sự biến đổng của EBIT biến động
đồng biến nhưng rất ít khi doanh thu tăng lên hay giảm xuống.
Nhận xét: Qua hệ số DOL năm 2012 của Công ty cho thấy sự nỗ lực của
Công ty trong việc thực hiện mục tiêu là tăng trưởng doanh thu (điểm tựa) trong
khi đó qui mô đầu tư cho máy móc thiết bị, năng lực sản xuất còn hạn chế không
tạo được sức bật khi doanh thu tăng vượt qua doanh thu hòa vốn, điều này thể
hiện trong năm 2012 Công ty đã thanh lý máy móc thiết bị cũ, lạc hậu là:
3.126.373.770đ và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới tổng giá trị là:
4.718.975.538đ (Thuyết minh BCTC trang 31).

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

18

Tác động trên EPS khi doanh thu thay đổi
Để đánh giá sự tác động của đòn bẩy kinh doanh lên EPS khi doanh thu
thay đổi, nhóm đã xử lý số liệu với các các giả thuyết sau:
Các điều kiện khác không đổi trong đó:
-

Biến phí chiếm 86.2% trên tổng doanh thu cho các giả thuyết khi

doanh thu thay đổi.
-


Thuế suất thuế thu nhập bình quân 8%/năm (Tính bình quân giữa hoạt

động kinh doanh thủy sản và hoạt động khác) - nếu áp dụng T=25% sẽ tác động
lớn đến EPS.
Trong điều kiện khác không thay đổi khi đó xét hai tình huống sau:
-

TH1: doanh thu tăng 25,5%.

-

TH2: doanh thu giảm -25,5%.

Bảng tác động trên EPS khi doanh thu thay đổi
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU

Năm 2012

TH 1
DT tăng 25,5%
Số tiền

1

Doanh thu thuần

+,-%


TH 2
DT giảm -25,5%
Số tiền

+,-%

671.155

842.300

25,50%

500.000

-25,50%

- Biến phí (86,2%
DT)

P

578.512

726.063

25,51%

431.000

-25,50%


- Định phí

F

6.569

6.569

0,00%

6.569

0,00%

585.081

732.632

25,22%

437.569

-25,21%

86.075

109.668

27,41%


62.431

-27,47%

0

0

2

Chi phí hoạt động

3

Thu nhập trước thuế và
lãi vay

4

Lãi vay

5

Thu nhập trước thuế

EBT

86.075


109.668

27,41%

62.431

-27,47%

6

Thuế thu nhập doanh
nghiệp (8%)

T

6.962

8.773

26,03%

4.994

-28,26%

7

Thu nhập sau thuế

EAT


79.113

100.895

27,53%

57.437

-27,40%

8

Trả cho cổ tức ưu đãi

9

Thu nhập trả cho cổ
phần thường

79.113

100.895

27,53%

57.437

-27,40%


10

Số cổ phần đang lưu
hành

Ne

11.016.259

11.016.259

0,00%

11.016.259

0,00%

11

Thu nhập(ngàn)/1 cổ
phần

EPS

7.181

9.159

27,53%


5.214

-27,40%

EBIT
I

0

DP

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

19

Qua bảng phân tích cho ta thấy khi doanh thu thay đổi tăng hay giảm thì
EBIT và EPS cũng tăng hay giảm đi 1.08, cụ thể:
- TH1: Khi doanh thu tăng 25.5% thì EBIT tăng 27.41% và EPS tăng
27.53%.
- TH2: Khi doanh thu giảm -25.5% thì EBIT giảm - 27.47% và EPS giảm
- 27.40%.
Công ty có đòn bẩy kinh doanh gần bằng 1 do đó khi doanh thu tăng vượt
qua điểm doanh thu hòa vốn thì tỷ lệ tăng của EBIT và EPS tăng gần bằng tốc độ
tăng của doanh thu.
Vậy mức độ bẩy lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Công ty trong năm

2012 gần như không đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Đo lường rủi ro tài chính
Độ nghiêng đòn bẩy tài chính

DFL 2012

=

EBIT
EBIT – I – DP/(1-T)

=

90.092.249.937
90.092.249.937 - 0

=

1,0
0

Trong năm công ty có DFL = 1, có nghĩa là nếu EBIT tăng hoặc giảm 1%
thì thu nhập trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng hoặc giảm theo 1%, vì trong năm Công
ty không có sử dụng đòn cân nợ. Vậy đối với cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty
100% vốn chủ sở hữu thì Công ty không có rủi ro về tài chính và không bị tác
động bởi đòn bẩy tài chính.
Tác động của đòn bẩy tài chính lên thu nhập
Khi EBIT không thay đổi, tức là qui mô hiện tại và năng lực sản xuất
không thay đổi năm 2012 (Công ty không sử dụng đòn cân nợ). Do đó khi xét
trong điều kiện có đòn cân nợ thì sẽ có sự tác động của đòn bẩy tài chính lên thu

nhập.
Bảng tác động của đòn bẩy tài chính lên thu nhập khi EBIT không đổi
Đơn vị tính: triệu đồng
CHỈ TIÊU
1

ĐCN=0%

ĐCN=40%

ĐCN=80%

0

54.429

108.858

Cấu trúc vốn
Nợ (rd)

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

20


Vốn Cổ phần thường
Số CP thường

Tổng tài sản

136.072

81.643

27.214

13.607.02
7

8.164.324

2.721.441

136.072

136.072

136.072

86.075

86.075

86.075


0

6.967

13.934

2

Thu nhập trước thuế và lãi vay

EBIT

3

Lãi vay (rd=12,8%)

I

4

Thu nhập trước thuế

EBT

86.075

79.108

72.141


5

Thuế thu nhập doanh nghiệp
(10%)

T

8.607

7.911

7.214

6

Thu nhập sau thuế

EAT

77.467

71.197

64.927

7

Thu nhập(ngàn)/ 1 cổ phần

EPS


5.693

8.720

23.857

8

Tỷ suất sinh lời/ vốn CP

ROE

56,93%

87,20%

238,75%

(Ghi chú: số lượng CP thường tính trên mệnh giá 10.000đ với tổng giá trị
136.072 triệu đồng)
Bảng tác động của đòn bẩy tài chính lên thu nhập khi EBIT sụt giảm 25%
Đơn vị tính : triệu đồng
CHỈ TIÊU
1

ĐCN=0%

ĐCN=40% ĐCN=80%


Cấu trúc vốn
Nợ (rd)

0

54.429

108.858

Vốn Cổ phần thường

136.072

81.643

27.214

Số CP thường

13.607.02
7

8.164.324

2.721.441

Tổng tài sản

136.072


136.072

136.072

2

Thu nhập trước thuế và lãi vay

EBIT

64.556

64.556

64.556

3

Lãi vay (rd=12,8%)

I

0

6.967

13.934

4


Thu nhập trước thuế

EBT

64.556

57.589

50.622

5

Thuế thu nhập doanh nghiệp
(10%)

T

6.456

5.759

5.062

6

Thu nhập sau thuế

EAT

58.100


51.830

45.560

7

Thu nhập(ngàn)/ 1 cổ phần

EPS

4.270

6.348

16.741

8

Tỷ suất sinh lời/ vốn CP (ROE)

42,70%

63,48%

167,41%

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp



Nhóm 02

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

21

Bảng tác động của đòn bẩy tài chính lên thu nhập khi EBIT sụt giảm
89.76%
Đơn vị tính : triệu đống
1

CHỈ TIÊU
Cấu trúc vốn
Nợ (rd)
Vốn Cổ phần thường
Số CP thường

ĐCN=0%
0
136.072
13.607.027

54.429
81.643
8.164.324

108.858
27.214
2.721.441


136.072

136.072

136.072

EBIT
I
EBT

13.934
0
13.934

13.934
6.967
6.967

13.934
13.934
0

T
EAT
EPS

1.393
12.540
922
9,22%


697
6.270
768
7,68%

0
0
0
0,00%

Tổng tài sản
2
3
4
5
6
7
8

Thu nhập trước thuế và lãi vay
Lãi vay (rd=12,8%)
Thu nhập trước thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp
(10%)
Thu nhập sau thuế
Thu nhập(ngàn)/ 1 cổ phần
Tỷ suất sinh lời / vốn CP (ROE)

ĐCN=40% ĐCN=80%


Từ các tình huống EBIT không thay đổi đến EBIT sụt giảm -25% và
-89.76% ta có bảng tổng hợp các tỷ suất sinh lợi/ vốn cổ phần:

Đòn cân nợ

EBIT
không đổi
ROE

EBIT giảm -25%
ROE

+,-%

EBIT giảm
-89,76%
ROE

+,-%

ĐCN = 0%

56,93%

42,70%

-25,0% 9,22%

-83,81%


ĐCN = 40%

87,20%

63,48%

-27,2% 7,68%

-91,19%

ĐCN = 80%

238,57% 167,41%

-29,8% 0,00% -100,00%

Nhận xét:
- Nếu không sử dụng đòn cân nợ khi EBIT sụt giảm bao nhiêu % thì thu
nhập trên mỗi cổ phần giảm bấy nhiêu phần trăm, khi đó cấu trúc vốn 100 vốn
chủ sở hữu và không có sự tác động bởi đòn bẩy tài chính lên thu nhập và không
có rủi ro.
- Khi sử dụng đòn bẩy tài chính thì khi EBIT sụt giảm thì tốc độ giảm thu
nhập trên mỗi cổ phần nhanh hơn tốc độ giảm của EBIT. Ngược lại khi EBIT
tăng thì tốc độ tăng của thu nhập trên mỗi cổ phàn tăng nhanh hơn EBIT, Cụ thể:

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


Nhóm 02


22

GVHD: PGS.TS Lê Thị Lanh

+ Khi công ty sử dụng đòn cân nợ 40% khi EBIT sụt giảm -25% và
-89.76% thì tương ứng tốc độ giảm thu nhập trên mỗi cổ phần là -27.2% và
-91.19% nhanh hơn EBIT.
+ Tương tự khi công ty sử dụng đòn cân nợ 80% khi EBIT sụt giảm -25%
và -89.76% thì tương ứng tốc độ giảm thu nhập trên mỗi cổ phần là -29.8% và
-100% nhanh hơn EBIT.
Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng theo đà tăng của đòn bẩy tài chính
do tỷ lệ nợ tăng làm lãi vay tăng lên nhưng tác động này được bù trừ mạnh hơn
bởi việc giảm lượng cổ phiếu khi nợ vay được sử dụng thay cho vốn chủ sở hữu.
Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính có tác động tích cực đến EPS,
làm tăng EPS dự tính .Tuy nhiên, tỷ lệ nợ cao hơn cũng làm tăng rủi ro cho công
ty.
2.2.4. Đo lường rủi ro tổng thể
Nếu đòn bẩy kinh doanh khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và
lãi vay mỗi khi doanh thu thay đổi, và nếu đòn bẩy tài chính được thêm vào, thì
sự thay đổi của EBIT sẽ có ảnh hưởng khuếch đại đến doanh lợi trên vốn tự có.
Nếu doanh nghiệp có độ nghiêng lớn về đòn bẩy kinh doanh lẫn đòn bẩy tài
chính thì sự thay đổi của doanh thu cũng làm thay đổi rất lớn về thu nhập trên
vốn tự có.
Để đo lường rủi ro tổng hợp ta sử dụng công thức, độ nghiêng đòn cân
tổng hợp:
DTL = DOL x DFL
Ta tính độ nghiêng đòn cân tổng hợp của công ty năm 2012
DTL2012= DOL2012 x DFL2012= 1,08 x 1 = 1,08
Tương tự như đòn bẩy kinh doanh trong năm 2012, công ty không sử

dụng đòn bẩy tài chính do đó DTL=1,08. Từ đó cho thấy khi có sự thay đổi về
doanh thu sẽ không có sự thây đổi lớn về thu nhập trên vốn tự có.
NHẬN XÉT
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mức độ mà định phí được sử dụng trong
việc điều hành doanh nghiệp và phân tích hòa vốn. Đòn bẩy tài chính phản ánh

Tiểu luận học phần Quản trị tài chính Doanh nghiệp


×