Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.32 KB, 10 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THUỶ SẢN BẾN TRE
3.1. Đặc điểm tự nhiên xã hội tỉnh Bến tre
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bến Tre là tỉnh nằm ở cuối nguồn sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là
2.356 km
2
, được bao bọc bởi bốn nhánh sông chính là Hàm Luông, Cổ Chiên, Mỹ
Tho và Ba Lai. Hệ thống sông rạch chằng chịt với trên 6.000 km và tiếp giáp với
biển Đông với hơn 65 km bờ biển, trải dài từ Ba Tri, Bình Đại đến Thạnh Phú, ôm
lấy ba dãy cù lao Minh, Bảo và An Hóa. Theo phân bổ tự nhiên, bến Tre được chia
thành ba vùng sinh thái: vùng nước ngọt chiếm 37%, vùng nước lợ chiếm 27% và
vùng nước mặn chiếm 36%. Với đặc thù của vùng cù lao ven biển, nên hàng năm
Bến Tre
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng
vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chuối và những dải rừng ngập
mặn ở ven biển và cửa sông. Nhìn từ trên xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu
nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía
đông. Phia bắc giám tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam
giám tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ
Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài là 65 km. Những con sông lớn nối
từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa
Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Cùng hệ thống kênh
rạch chằng chịt, đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dãy cù lao là lợi thế
của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế
biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có
thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành
phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.
Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ
cũng có vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua


Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Cầu Rạch Miễu – công trình thế kỷ, là niềm
mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh – đang được gấp rút hoàn thành sẽ
gối đầu hai bên bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh.
Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hóa-Bảo-Minh
Trang 1
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
1
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế-văn hóa-xã hội của
Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.
3.1.2. Đặc điểm xã hội
Dân số tỉnh Bến Tre 1.369.358 người, trong đó nam chiếm 47% cơ cấu dân
số, nữ chiếm 53% cơ cấu dân số. Mật độ dân số của tỉnh Bến Tre thuộc loại cao
trong vùng. Các huyện có mật độ dân số cao như Châu Thành, Mỏ Cày, Chợ Lách
là vùng nước ngọt đất đai màu mỡ, trù phú.
Quan sát dân số theo độ tuổi lao động thì số dân có độ tuổi dưới 15 tuổi
chiếm 46,6% tổng số dân. Điều này chứng tỏ rằng dân số Bến Tre rất trẻ. Số người
trong độ tuổi lao động chiếm 53,2% số dân. Trong số này, lực lượng lao động trẻ
chiếm tỷ lệ gấp hơn 3 lần số lao động cao tuổi. Như vậy lực lượng lao động của
tỉnh rất dồi dào.
Chất lượng dân số Bến Tre vẫn còn thấp. Tỷ lệ số người có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ với số người trong độ tuổi lao động ở thị xã có 10,36% số lao
động, trong đó có trình độ Đại học và Cao đẳng chiếm tỷ lệ 3,23% trung học
chuyên nghiệp 4,7%. Đối với huyện chỉ có 2,54% số lao động trong tuổi có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ trong đó cao đẳng và đại học 0,61%.
Hiện nay tỉnh đang đề ra các chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân
lực dồi dào như:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị trường học, nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo.
- Khuyến khích đầu tư phát triển cao các ngành công nghiệp chế biến nông

thủy sản và du lịch để chuyển dịch cơ cấu lao động.
- Tăng cường đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật để cung ứng cho nhu cầu lao
động của cả ngành kinh tế và nhu cầu xuất khẩu lao động.
3.2. Giới thiệu khái quát công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre
3.2.1. Những thông tin chung về công ty
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu nghêu và cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính của
công ty là nghêu, cá tra và tôm sú đông lạnh. Thị trường xuất khẩu của công ty chủ
yếu là EU, Nhật,…
Trang 2
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
2
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được thành lập từ việc cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến
Tre theo Quyết định số 3423/QĐ-UB ngày 01/12/2003 của UBND tỉnh Bến Tre.
Ngày 24/12/2006, Công ty chính thức giao dịch cổ phiếu tại trung tâm Giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Tên giao dịch đầy đủ viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN BẾNT TRE.
Tên giao dịch đối ngoại: BENTRE AQUAPRODUCT IMPORT AND
EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt: AQUATEX BENTRE
Trụ sở chính của công ty:
Địa chỉ: ấp Tân thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Địện thoại: (84.75)860265 Fax: (84.75) 860346
Email: Website: www.aquatexbentre.com
Mã số thuế: 1300376365
Nơi mở tài khoản:
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL - Chi nhánh Bến Tre

Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Bến Tre
HSBC – TP.HCM
VIETCOMBANK – Chi nhánh TP.HCM.
Vốn điều lệ:
+ Khi thành lập: 25 tỷ đồng
+ Hiện tại: 63 tỷ đồng
+ Vốn điều lệ sau khi phát hành (dự kiến): 81 tỷ đồng
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp
Đông lạnh 22 được UBND Tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực
tiếp là Sở thủy sản. Trong quá trình hoạt động do yêu cầu sắp xếp tổ chức, công ty
lần lượt có các tên sau:
Từ năm 1977 đến 1988: Xí nghiệp Đông lạnh 22.
Từ 1988 đến 1992: Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản xuất khẩu Bến Tre (do
sáp nhập giữa Xí nghiệp Đông lạnh 22 và Công ty thủy sản Bến Tre).
Trang 3
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
3
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
Từ năm 1992 đến 2003: Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre
(AQUATEX BENTRE), được phép xuất nhập khẩu trực tiếp từ năm 1993.
Từ năm 1995, Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
GMP, SSOP, HACCP và được cấp code xuất khẩu vào EU: code DL 22.
Từ tháng 5/2002, Công ty được tổ chức DNV – Na-Uy cấp Giấy chứng nhận
phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 34234/QĐ-UB
thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuất khẩu Bến Tre.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre là hội viên của Hiệp hội
Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam – VASEP (từ năm 1999) và Phòng

thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI (từ năm 2004).
Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần.
Ngày 04/10/2005, để tạo điều kiện cho công ty được chủ động trong đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh, công ty bán toàn bộ phần vốn Nhà nước hiện có
(chiếm 51% vốn điều lệ) trên cơ sở các công văn số 1419/UBND-CN của UBND
tỉnh Bến Tre ngày 20/07/2005 về việc phát hành cổ phiếu tại Công ty cổ phần xuất
nhập khẩu thủy sản Bến Tre, công văn số 1922/UBND-CNTNMT của UBND tỉnh
Bến Tre ngày 12/09/2005 về việc phê duyệt phương án bán cổ phần Nhà nước tại
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.
Thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ thường niên ngày 17/03/2006 và Nghị quyết
ĐHCĐ bất thường ngày 22/05/2006, HĐQT công ty đã thực hiện việc bán 500.000
cổ phần và chia cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 10:1 để nâng vốn Điều lệ từ 25 tỷ đồng
lên 33 tỷ đồng từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, trong đó mỗi cổ
đông sở hữu được nhân thêm 01 cổ phần mới.
Ngày 06/12/2006 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được Ủy
Ban Chứng Khoán Nhà nước cấp Giấy phép niêm yết số 99/UBCK-GPNY.
Thực hiện Nghị quyết ĐHCĐ bất thường số 55/NQ.ABT ngày 28/02/2007
được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và Giấy chứng nhận chào
bán cổ phiếu số 90/UBCK- ĐKCK do Chủ tịch Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước
cấp ngày 03/05/2007, HĐQT Công ty đã thực hiện việc nâng vốn điều lệ từ 33 tỷ
đồng lên 63 tỷ đồng thông qua phát hành cho 3 đối tượng: chia cổ tức bằng cổ
Trang 4
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
4
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Aquatex Bentre
phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 20%, phát hành cho HĐQT và cán bộ chủ
chốt với giá phát hành bằng giá sổ sách tại thời điểm 31/12/2006, chào bán riêng lẻ
cho các nhà đầu tư lớn theo hình thức bảo lãnh phát hành.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5503-000010 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Tỉnh Bến Tre cấp ngày 25/12/2003, đăng ký thay đổi lần 3 ngày

04/07/2007.
Năm 2006, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre được trao giải
thưởng “2006 Business Excellence Awards” do Báo Thương mại, Thương mại
điện tử (E-TradeNews) phối hợp cùng với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế
Quốc tế và các cơ quan Thương vụ Việt Nam tại thị trường Tây Ban Nha và Italia
bình chọn.
Phạm vi và lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm:
+ Chế biến, xuất khẩu thủy sản.
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Nhập khẩu vật tư, hàng hóa
+ Thương mại, nhà hàng và dịch vụ
+ Kinh doanh các ngành nghề khác do ĐHCĐ quyết định và phù hợp với quy
định của pháp luật.
3.2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý và nhiệm vụ của các phòng ban
3.2.3.1. Sơ đồ tổ chức, quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm những bộ phận chính sau đây:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các
phòng ban.
Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến theo chức năng. Đứng
đầu là Đại Hội Đồng Cổ Đông điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện
nhiệm vụ cấp trên giao phó.
Bộ máy có cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với
nhau đã làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ.
Trang 5
GVHD: Th.S Phan Đình Khôi
5

×