Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Melamine TRONG THỰC PHẨM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÁNG LO NGẠI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.61 KB, 15 trang )

MELAMINE TRONG THỰC PHẨM:
MỘT VẤN ÐỀ ÐÁNG LO NGẠI Ở VIỆT NAM
Nguyễn Minh Quang
17 tháng 10 năm 2008

PHẦN MỞ ÐẦU

Melamine,

có công thức hóa học là
C3H6N6, là một hợp chất hữu cơ gồm có
carbon, hydrogen, và nitrogen do Justus
von Liebig, một khoa học gia người Ðức,
tổng hợp vào năm 1834, trong đó khối
lượng (mass) nitrogen chiếm 66 % [1].
Nhưng mãi đến cuối thập niên 1930,
melamine mới được sử dụng rộng rãi để
chế tạo nhựa (plastic).
Ngoài ra,
melamine còn được dùng để chế tạo
thuốc rửa (cleaning product), formica,
keo dán, vải, chất chống cháy (fire
retardants), và bê tông có sức chịu cao.

Phân tử melamine (Ảnh: Wikipedia)

Khi kết hợp với formaldehyde, melamine
trở thành một vật liệu có thể đúc dễ
dàng ở nhiệt độ cao và hầu như không
bể khi nguội lại ở nhiệt độ thông thường;
do đó, nó được chọn để làm chén dĩa cho


một số chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ
trong Ðệ nhị Thế chiến. Sau chiến tranh,

loại chén dĩa Melmac làm bằng melamine
dưới các nhãn hiệu như Flair, Fortiflex,
và Color-Flyte được nhà vẽ kiểu Russel
Wright và các công ty như Branchell tung
ra thị trường và nhanh chóng có mặt
trong hầu hết gia đình ở Hoa Kỳ trong
thập niên 1950. Vì Melmac dễ bị trầy và
ố, nên đến thập niên 1970, chúng không
còn được ưa chuộng nữa. Nhưng trong
thập vừa qua, Melmac lại trở nên phổ
biến vì các nhà sưu tập và con buôn
khôn khéo bày bán các sản phẩm của
Wright và Branchell trên eBay và các nhà
vẽ kiểu lại sử dụng chúng để chế tạo các
vật dụng trong nhà [2].

Một sản phẩm Melmac Color-Flyte của Branchell
được rao bán trên eBay

Việc sử dụng melamine trong thực phẩm
được biết đến lần đầu tiên vào năm 1958
qua Bằng sáng chế Hoa Kỳ (U.S. Patent)
số 2819968 cấp cho Robert W. Colby và
Robert J. Messler Jr. [3].
Colby và
Messler có sáng kiến dùng melamine để



tăng lượng đạm (protein) trong thực
phẩm cho trâu bò, nhưng vì thủy phân
quá chậm nên không được áp dụng rộng
rãi [4] trong kỹ nghệ thực phẩm ở Hoa
Kỳ. Chính vì thế melamine ít được chú ý
cho đến tháng 3 năm 2007, khi nó được
khám phá trong nguyên liệu làm thức ăn
cho chó mèo do các nhà sản xuất ở
Trung Hoa cung cấp cho các công ty ở
Hoa Kỳ, Canada, và nhiều nơi khác trên
thế giới [5].

chóng áp dụng biện pháp cấm nhập cảng
tất cả sữa và sản phẩm có sữa do Trung
Hoa sản xuất [9]. Các quốc gia khác
như Nam Dương, Ðài Loan, Nhật Bản,
Tân Gia Ba, và Mã Lai thì cấm nhập cảng
sản phẩm có sữa bị nhiễm melamine
[10].

Phóng viên Giản Quang Châu (Ảnh: Forex.com)

Bột melamine (Ảnh: Yongxing Chemical)

Nhưng phải đợi đến ngày 11 tháng 9
năm 2008, melamine mới thật sự gây
chấn động trên khắp thế giới sau khi
Công ty Sanlu xác nhận rằng sữa có
chứa melamine do họ sản xuất là nguyên

nhân gây bệnh sạn thận cho trẻ con
được mô tả trong bài báo của phóng viên
Giản Quang Châu đăng trên tờ Ðông
Phương Buổi Sáng ở Thượng Hải (Trung
Hoa) [6]. Cơ quan Quản trị Thực và
Dược Phẩm Hoa Kỳ (U.S. Food and Drug
Administration (FDA)) lập tức báo động
với cộng đồng người Á Châu và các siêu
thị của các sắc dân thiểu số trên toàn
quốc rằng sữa cho trẻ sơ sinh (infant
formula) do Trung Hoa sản xuất có thể bị
nhiễm melamine [7] và khuyến cáo
người dân không nên cho trẻ con uống
sữa do Trung Hoa sản xuất mà chỉ nên
dùng sữa sản xuất ở trong nước [8].
Sau đó, có ít nhất 25 quốc gia trên thế
giới, trong đó có Ðại Hàn, đã nhanh

Mặc dù sữa và sản phẩm có sữa do
Trung Hoa sản xuất được bày bán khắp
nơi, giới chức có thẩm quyền về y tế và
an toàn thực phẩm ở Việt Nam dường
như rất “bình tỉnh” trước hàng loạt tin
tức dồn dập về ảnh hưởng tai hại của
sữa bị nhiễm melamine ở Trung Hoa
được trích đăng trên báo chí trong nước.
Vì không biết sữa và sản phẩm có sữa
được bày bán có an toàn hay không, giới
tiêu thụ trong nước rất hoang mang và lo
sợ. Họ không có cách nào khác ngoài

phản ứng tự nhiên để bảo vệ sức khỏe
của họ và gia đình họ: ngưng tiêu thụ
sữa và sản phẩm có sữa. Ðể biện hộ cho
“tính ưu việt của chế độ ta,” một số “nhà
khoa học chân chính của tổ quốc” đã cáo
buộc giới tiêu thụ là “phản ứng quá đà”
và “cực đoan với thực phẩm nhiễm
melamine” [11] vì “... các thông tin một
chiều về tính độc hại của melamine và
khiếm khuyết của cơ chế quản lý đã
chiếm gần hết nội dung và thời lượng
của các bài báo” và “ “giới truyền thông
và giới trí thức, nhất là những người xuất
2


hiện dưới danh nghĩa khoa học (hay
ngụy khoa học) đóng một vai trò không
nhỏ trong việc sản xuất ra nỗi ám ảnh
cho công chúng” [12].
Có lẽ còn quá sớm để kết luận rằng phản
ứng của giới tiêu thụ Việt Nam (ngưng
tiêu thụ sữa và sản phẩm có sữa) là quá
đà và cực đoan khi được biết sữa có chứa
melamine do Trung Hoa sản xuất gây
bệnh sạn thận cho trẻ con. Nhưng mối
lo ngại và lo sợ của giới tiêu thụ ở Việt
Nam dường như rất chính đáng qua
những tin tức và dữ kiện được trình bày
dưới đây.

ẢNH HƯỞNG CỦA MELAMINE
ÐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Mặc dù melamine được biết là có liên kết
với bệnh sạn thận ở trẻ con dưới 3 tuổi
qua các dữ kiện thu thập ở Trung Hoa,
ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con
người vẫn chưa được biết rõ ràng và vẫn
còn trong vòng nghiên cứu. Theo FDA
[13], các kết quả nghiên cứu trên thú vật
gần đây cho thấy ảnh hưởng của
melamine tùy thuộc vào mức tiếp xúc
(level of exposure), sự hiện diện của
chất
tương
đương
với
melamine
(melamine analogue), và mức bài tiết
(rate of elimination) của từng chủng loại.
Kết quả sơ khởi cho thấy sạn (crystals),
do melamine kết hợp với cyanuric acid
hoặc các chất khác được hình thành
trong thận, là nguyên nhân làm chó và
mèo chết vì chứng bại thận cấp tính
(acute renal failure).
Ngoài cyanuric
acid, ammeline và ammelide cũng là
chất tương đương với
melamine.
Cyanuric acid và ammeline là sản phẩm

thủy phân (hydrolysis product) của
melamine, còn ammelide là sản phẩm
thủy phân của ammeline [1].

ấn định mức tiêu thụ cho phép hàng
ngày (tolerable daily intake (TDI)) cho
melamine và các chất tương đương của
nó là 0,63 mg/ngày cho mỗi kg sức nặng
của cơ thể (0,63 mg/kg bw/d). TDI được
định nghĩa là số lượng ước tính tối đa của
một tác nhân mà một người có thể tiêu
thụ hàng ngày trong suốt cuộc đời mà
không bị ảnh hưởng đáng kể của tác
nhân đó [14]. Trị số TDI nầy được ấn
định bằng cách dùng trị số thấp nhất của
lượng melamine không gây ảnh hưởng
nghiêm trọng (no-observed-adverseeffect levels (NOAELs)) trong các kết quả
thử nghiệm trên thú vật là 63 mg/kg
bw/d chia cho hệ số an toàn là 100 [13].

Trẻ con bị sạn thận ở Cam Túc (Trung Hoa)
(Ảnh: Reuters)

Trong vụ sữa bột cho trẻ con bị nhiễm
melamine, vì kết quả nghiên cứu cho
thấy ảnh hưởng gia tăng khi tiếp xúc với
hỗn hợp của melamine và cyanuric acid,
FDA đã gia tăng hệ số an toàn lên 1.000
để cho việc ấn định TDI được chắc chắn.
Do đó, TDI cho melamine và các chất

tương đương của nó trong thực phẩm
hoặc nguyên liệu chế biến thực phẩm là
0,063 mg/ngày cho mỗi kg sức nặng của
cơ thể (0,063 mg/kg bw/d). Nếu một
người trung bình cân nặng 60 kg và mỗi
ngày tiêu thụ khoảng 1,5 kg thực phẩm,
Trong vụ thức ăn chó mèo bị nhiễm theo FDA, thì melamine và các chất
melamine vào năm 2007, nhằm mục tương đương của nó không có ảnh hưởng
đích bảo vệ sức khỏe của người dân, FDA đến sức khỏe công cộng nếu nồng độ của
3


chúng trong thực phẩm thấp hơn 2,5 xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu vực
ppm (parts per million (phần triệu)) khác” [15]. Thái độ thụ động của chánh
[13].
quyền Việt Nam có lẻ là lý do quan trọng
nhất khiến giới tiêu thụ trong nước
Nhưng FDA không thể ấn định TDI cho hoang mang và hoài nghi với tất cả sữa
melamine và các chất tương đương của và sản phẩm có sữa được bày bán trên
nó trong sữa cho trẻ sơ sinh (infant thị trường.
formula) vì trẻ lệ thuộc hoàn toàn vào
sữa, việc tiếp xúc kéo dài nhiều tháng, “Khi vụ bê bối sữa độc bùng nổ ở Trung
hệ thống bài tiết của trẻ sơ sinh chưa Quốc, người có trách nhiệm ở Bộ Y tế
phát triển đây đủ; và quan trọng hơn vẫn trả lời tỉnh bơ trên báo chí rằng ‘sữa
hết, chưa đủ kiến thức khoa học về tính melamine chưa phải là vấn đề của Việt
độc hại của melamine và các chất tương Nam’; ‘chưa có sản phẩm sữa Trung
đương của nó đối với trẻ sơ sinh [13]. Quốc nào nhập khẩu chính thức vào Việt
Ðiều nầy có nghĩa là melamine và các Nam’. Trong khi đó, YiLi, một trong 22
chất tương đương của nó không được nhà sản xuất có sản phẩm melamine đã
phép hiện diện ở bất cứ nồng độ nào được công nhận tiêu chuẩn chất lượng từ

trong sữa cho trẻ sơ sinh.
tháng 3-2008 chính tại Bộ Y tế! Sản
phẩm YiLi tại Việt Nam cũng có
PHẢN ỨNG CỦA VIỆT NAM
melamine, chưa kể có tới 11 loại sữa
xuất xứ Trung quốc khác cũng đã công
bố tiêu chuẩn chất lượng, nhưng Bộ Y tế
không nhớ bới mãi mới... tìm thấy hồ
sơ!!!
Câu hỏi đặt ra là những loại sữa nhập về
từ Trung Quốc được cấp phép sao vẫn có
độc chất? Và những loại sữa trôi nổi
không nhãn mác sao vẫn cứ lọt qua biên
giới và ngang nhiên bày bán tại thị
trường Việt Nam?
Cho dù căn cứ trên những qui định nào
thì trách nhiệm thuộc các cơ quan công
quyền là Cục ATVSTP [An toàn Vệ sinh
Trong khi nhiều quốc gia trong vùng và Thực phẩm], Hải quan và Quản lí thị
trên thế giới nhanh chóng đưa ra nhiều trường là trách nhiệm không thể chối bỏ.
biện pháp rõ ràng và dứt khoát để đối
phó thì Việt Nam có vẻ thụ động, nếu Bên cạnh đó, vai trò của hội bảo vệ
không muốn nói là “tránh né.” Dường người tiêu dùng ở đâu trong vụ việc này,
như Việt Nam không muốn “đụng chạm” khi mà hầu như chưa thấy họ lên tiếng?
vì Bộ trưởng Y tế Trung Hoa Cao Cường
vừa thông báo với Tổ chức Y tế Thế giới Trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện
(WHO) và một số nước và khu vực hữu nay, các biện pháp đủ mạnh và khả thi
quan rằng loại sữa Sanlu bị nhiễm để can thiệp vào tình hình hầu như chưa
melamine “toàn bộ tiêu thụ ở nội địa được đưa ra và triển khai. Cục ATVSTP
Trung Quốc, trừ một khối lượng ít bán ở không nhớ là đã cấp phép cho những loại

lãnh thổ Đài Loan Trung Quốc, còn chưa sữa nào từ Trung Quốc nhập vào Việt
Sữa Yili bị nhiễm melamine ở Việt Nam
(Ảnh: Vietnamnet)

4


Nam. Cơ quan xét nghiệm loại sữa nào
nhiễm độc thì kêu quá tải không đủ sức
công bố nhanh để hướng dẫn người tiêu
dung. Và việc công bố công khai như Bộ
Y tế đã hứa cũng hết sức nhỏ giọt.
Thiếu một người cầm cân nảy mực đảm
bảo chỉ ra đích danh "ông lớn" sản xuất
sữa nào của Việt Nam an toàn, bản năng
phòng vệ của cộng đồng còn một lựa
chọn duy nhất: nhịn sữa, tốt nhất là với
tất cả các loại sữa, và sản phẩm từ sữa,
bởi không ai biết phế phẩm từ sữa của
các công ty nào không dùng sữa Trung
Quốc.” [16]

Một cửa hàng sữa ở Hà Nội (Ảnh: Lao Ðộng)

Khi sữa bị nhiễm melamine được phát
hiện trên thị trường, thay vì đưa ra
những biện pháp đối phó và hướng dẫn
rõ ràng để bảo vệ giới tiêu thụ (cả quyền
lợi lẫn sức khỏe), chánh quyền Việt Nam
lại cố gắng bào chữa vì “… sản phẩm

được bán ra thị trường có nhiễm
melamine có thể do sự gian lận ở một
khâu nào đó” [17]. Hơn thế nữa, chánh
quyền Việt Nam còn cáo buộc giới truyền
thông trong nước đã gây hoang mang
cho giới tiêu thụ làm phương hại đến sức
khỏe của trẻ em [sic] và ảnh hưởng tiêu
cực đến việc phát triển kinh tế. “… Việc
tuyên truyền một chiều, cung cấp không
đầy đủ thông tin hoặc cường điệu hoá
vấn đề ... như một số phương tiện truyền
thông đã tiến hành trong thời gian qua
đã dẫn đến hiện tượng tại một số địa

phương người tiêu dùng hoang mang,
tẩy chay sử dụng các sản phẩm sữa nói
chung, trong đó có sản phẩm sữa được
sản xuất tại Việt Nam hoặc sữa được
nhập khẩu không phải xuất xứ từ Trung
Quốc, mặc dù các sản phẩm này đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho
người sử dụng.
Điều này ảnh hưởng
đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của
người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em, đồng
thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa của
các doanh nghiệp trong nước và hoạt
động thương mại hai chiều giữa Việt Nam
và các nước.” [18]

Chủ trương “phát triển kinh tế bằng mọi
giá” của Việt Nam, kể cả sức khỏe của
người dân, dường như luôn được đặt lên
hàng đầu. Trong hội nghị sơ kết công
tác kiểm soát tình hình nhiễm melamine
trong sữa và các sản phẩm sữa tại Việt
Nam, Bộ Y tế đã đề nghị dùng sữa có
nhiễm melamine nhập cảng từ Trung
Hoa để làm thức ăn gia súc! “Về phương
án Bộ Y tế đang cân nhắc là chuyển đổi
mục đích sử dụng những sản phẩm này
đã không được sự đồng thuận của đại
diện một số đại biểu. Ông Nguyễn Xuân
Dương, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi
(Bộ NN-PTNN [Nông nghiệp-Phát triển
Nông thôn]), nêu quan điểm: ‘Melamine
không có vai trò dinh dưỡng trong chăn
nuôi động vật. Do đó, chúng tôi kiến nghị
không sử dụng dưới mọi hình thức trong
chăn nuôi’. Ông Dương cho rằng với
khoảng 700 tấn sản phẩm nhiễm
melamine nếu được tái sử dụng sẽ phải
rất thận trọng, bởi việc quản lý nguồn
sữa này đi về đâu, được sử dụng ra sao
sẽ rất phức tạp!” [19]
KHẢ NĂNG VÀ BIỆN PHÁP ÐỐI PHÓ
CỦA CƠ QUAN CHUYÊN MÔN VIỆT NAM
Việc sử dụng melamine trong thực phẩm
quả thật là “bất ngờ,” nhưng sự bất ngờ
đó không thể được xem như là một lý do

5


chính đáng để biện minh cho sự yếu kém
của các cơ quan chuyên môn Việt Nam.
Sự yếu kém được báo chí trong nước
phanh phui, không phải vì thiếu khả
năng và phương tiện chuyên môn, mà là
vì “quản lý” có quá nhiều vấn đề; cho
nên, các biện pháp đối phó của các cơ
quan nầy thường chậm chạp, bất nhất,
thiếu minh bạch, nặng phần trình diễn và
không có sức thuyết phục khiến giới tiêu
thụ càng hoang mang thêm.

Hiện nay, nhìn vào công tác kiểm nghiệm
sữa của ngành y tế thì thấy rõ, một là
không có tính hệ thống, thậm chí cho
phép cả các cơ sở bán sữa được gửi mẫu
đi kiểm nghiệm ở nước ngoài, ‘ mạnh ai,
nấy kiểm nghiệm’ khiến cho kết quả trở
nên bất khả tín. Thực tế đã có cùng một
mẫu sữa mà hai cơ quan kiểm nghiệm
cho ra hai kết quả khác nhau.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đi “kiểm”
sữa ở siêu thị Big C Hà Nội. (Ảnh: Tiền Phong)

Mới đây, hẳn là nhận ra vấn đề trong
công tác an toàn vệ sinh thực phẩm mà

lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ thực hiện
một cuộc “đại phẫu” đối với Cục An toàn
Vệ sinh Thực phẩm vì qua vụ nhập khẩu
sữa và nhiều vụ khác, cục này đã không
còn ‘an toàn’ nữa. Cuộc ‘đại phẫu’ này là
quá muộn màng nhưng không biết tính
triệt để của nó tới đâu trong khi an toàn
thực phẩm cũng vô cùng cần thiết,
không thua an ninh quốc phòng!” [20]

“Cuối tháng 9, trong khi một công ty tại
TP.HCM đã nhập khẩu 18 tấn sữa hiệu
Yili - một trong những mặt hàng sữa bị
Trung Quốc cấm lưu hành - có giấy phép
do một Cục phó Cục Vệ sinh An toàn
Thực phẩm thuộc Bộ Y tế cấp và đã tung
ra bán. Nhưng đáng ngạc nhiên là trong
lúc phía xuất khẩu của Trung Quốc yêu
cầu công ty nhập khẩu của Việt Nam cho
ngưng ngay và thu hồi thương hiệu sữa
Yili đã bán thì một Cục phó khác của Cục
Vệ sinh An toàn Thực phẩm lại tuyên bố
chưa có mặt hàng sữa Yili nhập vào Việt
Nam!
Cùng một cơ quan nhưng quản lý rất
thiếu đồng bộ và có thể nói là mập mờ
như thế đã làm cho lòng tin của người
dân rất hoang mang trong khi họ cần
được thông báo một cách chính xác và cụ
thể để tránh rước những loại sữa gieo tai

họa về sau.



Hai là bất cập trong việc điều phối
phương tiện và nhân sự mà theo công bố
thì rất thiếu và yếu. Lẽ ra, từ lâu nếu
việc kiểm nghiệm sữa được quan tâm và
chuẩn bị đúng mức thì ngay sau khi có
những thông tin xấu là cơ quan chức
năng đã sẵn sàng vào cuộc kịp thời, khoa
học và có hệ thống như một cơ quan an
ninh mạng kịp thời phát hiện và xử lý
virus! Thật khó lòng nói khác là công tác
bảo vệ an toàn cho người tiêu dùng trong
mặt hàng sữa đã bị lơ là, thậm chí là bỏ
ngỏ.

Mặc dù giới tiêu thụ, giới kinh doanh, và
các nhà sản xuất trong nước nóng lòng
trông đợi các quy định rõ ràng về nồng
độ an toàn của melamine trong sữa và
sản phẩm có sữa và sự an toàn của sữa
và các sản phẩm có sữa được bày bán
trên thị trường, cơ quan có thẩm quyền
là Bộ Y tế vẫn chỉ khẳng định một cách
chung chung và mơ hồ rằng “melamine
từ trước cho đến nay chưa bao giờ được
công nhận là một chất có trong thực
phẩm” và rằng “không phải tất cả các

6


loại sữa lưu hành ở Việt Nam đều bị
nhiễm melamine” [21]. Dường như Việt
Nam chưa muốn ấn định mức độ an toàn
của melamine trong thực phẩm trong lúc
nầy vì Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang
từng cho biết rằng “… không cần một
nghiên cứu lâm sàng nào, tổng hợp quy
định của các quốc gia trong khu vực và
của WHO, đầu tuần tới (ngày 8/10) Bộ Y
tế sẽ dự kiến ban hành giới hạn an toàn
của melamine cho phép trong thực
phẩm” [22], nhưng đến ngày 7 tháng 10,
cũng chính Thứ trưởng Y tế Cao Minh
Quang lại tuyên bố rằng “… VN không
thể áp dụng một cách cơ học quy định
của các nước. Nếu VN ban hành quy
định này cũng sẽ căn cứ vào các nghiên
cứu trên động vật thí nghiệm, nhưng
không phải thời điểm này” [23].

Thứ trưởng Y tế Việt Nam Cao Minh Quang
(Ảnh: Tuổi Trẻ)

“THÔNG TIN KHOA HỌC” Ở VIỆT NAM
Sau khi Bộ Y tế ra công văn số
6696/BYT-ATTP ngày 27 tháng 9 năm
2008 cáo buộc “… việc tuyên truyền một

chiều, cung cấp không đầy đủ thông tin
hoặc cường điệu hóa vấn đề… như một
số phương tiện truyền thông đã tiến
hành trong thời gian qua” [18], báo chí
trong nước bắt đầu đăng tải nhiều “thông
tin khoa học” từ nhiều “nhà khoa học”
trong lẫn ngoài nước, có lẻ để “tuyên
truyền nhiều chiều và cung cấp thông tin
đầy đủ” về ảnh hưởng của chất
melamine. Nhưng theo dữ kiện gần đây

nhất, những thông tin khoa học nầy có
vẻ lỗi thời, thiếu chính xác (nếu không
muốn nói là sai lạc) hoặc thiếu tính khoa
học. Nhiều khi, chúng chứa đầy cảm
tính và nhằm mục đích phục vụ cho mục
tiêu chánh trị.
Trước tiên, Phó giáo sư Tiến sĩ (PGS TS)
Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục
ATVSTP, cho biết “Theo quy định của Cơ
quan An toàn thực phẩm châu Âu
[European
Food
Safety
Authority
(EFSA)], ngưỡng an toàn đối với
melamine ăn vào hằng ngày [mức tiêu
thụ cho phép hằng ngày (TDI)] là 0,5 mg
trên 1 kg thể trọng, trong khi Cơ quan
Quản lý thực phẩm và dược Hoa Kỳ

(FDA) quy định là 0,63 mg/kg/ngày”
[24]. Nhưng các trị số TDI nầy đã lỗi
thời vì chúng được ấn định trong vụ
nhiễm độc thực phẩm cho chó mèo vào
năm 2007. EFSA chưa cập nhật trị số
TDI cho melamine, còn FDA thì đã điều
chỉnh trị số TDI mới cho melamine là
0,063 mg/kg/ngày, như đã trình bày ở
trên.
Bác sĩ (BS) Thiện Chí cho biết, “Theo
mức của Châu Âu, một người lớn nặng
60 kg có thể chấp nhận được tới 30.000
mcg
[micrograms]
hay
30
mg
melamine/ngày và trẻ sơ sinh 4 kg chấp
nhận được mức 2.000 mcg hay 2 mg
melamine/ngày... Tính từ ngày 18-92008, năng lực ứng phó của một số nước
với nạn ‘sữa bẩn’ đã được thể hiện qua
việc ban hành tiêu chuẩn giới hạn
melamine trong thực phẩm. Ngày 23-9,
Hồng Công (Trung Quốc) ban hành giới
hạn (Limit) đối với thực phẩm các loại là
2,5 mg/kg sản phẩm hay 2,5 ppm (ppm
là phần triệu của ki-lô gam) và 1 ppm
đối với sữa uống và tất cả các sản phẩm
sữa, thực phẩm các loại cho trẻ em dưới
36 tháng tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ

cho con bú. Ngày 27-9, châu Âu ra giới
hạn trong 1 ki-lô-gam sản phẩm đối với
các sản phẩm sữa xuất xứ từ Trung Quốc
7


(bao gồm cả thức ăn cho trẻ sơ sinh) là
2,5 ppm hay 2.500 ppb. Ðến ngày 29-9,
Niu Di-lân là nước thứ ba đưa ra giới hạn
này: đối với sữa cho trẻ nhỏ là 1 ppm và
thực phẩm các loại là 2,5 ppm... Trong
748 sản phẩm sữa và thức ăn cho trẻ ăn
dặm đã được công bố tại Cục ATVSTP từ
trước tới ngày 23-9-2008, không có sản
phẩm xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy
trẻ em Việt Nam có thể yên tâm sử dụng
lại các sản phẩm sữa” [12].

“thông tin” nầy có nhiều sai sót rất sơ
đẳng, mơ hồ, mang nhiều cảm tính và
dường như nhắm vào mục tiêu chánh trị
chứ không phải khoa học.

“Các chuyên gia về an toàn thực phẩm
trên thế giới nhất trí rằng liều lượng
melamine dung nạp hàng ngày mà cơ
thể con người có thể chịu được (tiếng
Anh là tolerable daily intake hay TDI) là
0,5 mg/kg cân nặng. Ở Mĩ, Cục quản lí
thực phẩm và dược phẩm (FDA) đề nghị

Những “thông tin khoa học” do BS Thiện TDI 0,63 mg/kg cân nặng. Cần nói thêm
Chí đưa ra dường như không trung thực, rằng ‘kg cân nặng’ ở đây chính là trọng
thiếu chính xác, và gây ngộ nhận rằng lượng của một cá nhân.
trẻ sơ sinh có thể uống sữa nhiễm
melamine! Trị số 500 mcg/kg/ngày mà Dựa vào TDI 0,5 mg/kg cân nặng, một
EFSA ấn định chỉ áp dụng cho thực phẩm người 50 kg có thể dung nạp 30 mg
nhập cảng từ Trung Hoa mà thôi, còn melamine mỗi ngày. Nếu một em bé cân
sữa và sản phẩm có sữa do Trung Hoa nặng 5kg, thì liều lượng TDI cho
sản xuất thì bị cấm nhập cảng hoàn toàn melamine là 2,5 mg/ngày. Liều lượng
[25]; do đó, trị số nầy không thể được này tương đương với 750 ml sữa bị
dùng để tính mức melamine cho phép nhiễm 3,3 mg/lít (hay 3,3 ppm). Ăn hay
cho trẻ sơ sinh. Mặc dù Hong Kong và uống cao hơn liều lượng này có thể xem
New Zealand ấn định mức melamine cho là ở mức độ đáng quan tâm...
phép là 1 ppm, nhưng thật ra, các quốc
gia nầy không cho phép melamine hiện Cần nói thêm rằng sữa của công ti Sanlu
diện trong sữa cho trẻ sơ sinh và các sản đang bị điều tra hiện nay có nồng độ
phẩm có sữa vì đây là nồng độ thấp nhất melamine lên đến 2500 mg/kg sữa bột,
mà các phương pháp thử nghiệm có thể tương đương với 350 ppm.
tìm thấy hiện nay (current lowest
detection limit) [26]. “Thông tin” do Cục Những tiêu chuẩn an toàn trên đây vẫn
ATVSTP công bố ngày 23-9 có thể đúng, còn nhiều bất định, bởi vì chúng ta chưa
nhưng ngày hôm trước, Bộ Y tế đã được có các dữ liệu ở con người, nhất là trẻ
báo cáo cho biết rằng 1.494 thùng sữa em.
Ngoài ra, mối tương tác giữa
Yili có nhiễm melamine do Trung Hoa sản melamine và axít cyanuric vẫn chưa được
xuất đã được Công ty Kim Ấn nhập cảng biết chính xác ra sao. Một điều rất quan
trong tháng 8-2008! [27]
Trong số trọng cần lưu ý là phơi nhiễm melamine
“thông tin khoa học” của BS Thiện Chí, (hay các chất tương tự) có khi hoàn toàn
có một “thông tin” sơ đẳng cần được lưu do ‘lây truyền’ (từ bao bì hay sản phẩm

ý, đó là “ppm,” chữ viết tắt của parts per khác) chứ không phải do pha trộn trong
million trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là sữa, tuy nhiên nguồn melamine này rất
“phần triệu” chứ không phải là “phần thấp...
triệu của ki-lô gam!”
Cho đến nay, chưa thấy sản phẩm nào
“Thông tin khoa học nhiều chiều và đầy qua xét nghiệm ở nước ta có nồng độ
đủ nhất” có lẻ là những “thông tin” do TS melamine quá cao. Gần đây có thông tin
Nguyễn Văn Tuấn đưa ra. Nhưng những cho biết một số sữa đang có mặt trên thị
8


trường ở Việt Nam (một số có thể xuất
phát từ Trung Quốc) có nồng độ
melamine cao nhất là 6 mg/kg (hay 6
ppm). Do đó, có thể nói sữa ở Việt Nam
có lượng melamine rất thấp và an toàn.
Tuy nhiên, theo nguyên lí phòng ngừa,
đáng lẽ lượng melamine không nên có
trong sữa, nhất là sữa cho trẻ em.

Một số sữa có chứa melamine ở nồng độ cao (AQSIQ)

sản phẩm có sữa, nhất là sữa cho trẻ
em, thì tuyệt đối không được phép có
melamine.
Tính khoa học và trung thực của những
“thông tin” do TS Tuấn đưa ra rất đáng
nghi ngờ qua các dữ kiện và con số tính
toán. Một người có kiến thức trung bình
không thể hiểu được bằng

cách nào mà “một người
nặng 50 kg có thể dung
nạp 30 mg [xin lặp lại, 30
mg] melamine mỗi ngày”
nếu TDI cho melamine là
0,5 mg/kg/ngày! Ngoại trừ
TS Tuấn, có lẽ không ai có
thể khẳng định rằng nồng
độ 2.500 mg/kg “tương
đương” với 350 ppm!?
Hơn nữa, nồng độ 2.500
mg/kg mà TS Tuấn cho là cao nhất đã lỗi
thời và trở nên “quá thấp” so với nồng độ
6.196,61 mg/kg do Tổng cục Giám sát
Phẩm chất, Thanh tra và Phòng dịch
Trung Hoa (General Administration of
Quality Supervision, Inspection, and
Quarantine (AQSIQ)) công bố vào ngày
30 tháng 9 năm 2008. Nguy hiểm hơn,
có những loại sữa bán cho các nhà sản
xuất thực phẩm (bao 25 kg) có nồng độ
melamine lên đến 5.577,29 mg/kg [29].

Tuy nhiên, thông tin về hàng hóa và thực
phẩm bị nhiễm melamine liên tiếp xuất
hiện trên hệ thống truyền thông Việt
Nam. Người viết bài này có cảm tưởng
giới truyền thông Việt Nam có xu hướng
quan tâm đến melamine nhiều hơn các
nước

trong
vùng
như
Singapore,
Malaysia, Hong Kong, Thái Lan, những
nơi melamine cũng được tìm thấy trong
một số sữa, bánh, kẹo, và nhiều hàng
hóa khác.” [28]
Trong một “thông tin khoa học” khác, TS
Tuấn cho biết “Vấn đề, do đó, không phải
Trước hết, cần phải minh xác rằng các là thực phẩm hay sữa có hay không có
chuyên gia về an toàn thực phẩm trên hàm chứa melamine (hay hóa chất
thế giới chưa hề “nhất trí” về trị số TDI khác); mà là liều lượng an toàn là bao
“chung chung” 0,5 mg/kg/ngày cho nhiêu. Theo các chuyên gia ở New
melamine, và cũng chưa hề ”nhất trí” Zealand và Âu châu thì nồng độ
rằng “một em bé nặng 5 kg có thể uống melamine an toàn trong sữa và thực
750 ml sữa có 3,3 ppm melamine mỗi phẩm là 5 ppm (5 phần triệu). Nồng độ
ngày” như “thông tin” của TS Tuấn. Như này được đưa ra với tinh thần bảo thủ
đã trình bày ở trên, trị số TDI 0,5 (tức thấp hơn 100 lần cho phép). Cần
mg/kg/ngày hay 500 mcg/kg/ngày là do nói thêm rằng 5 ppm có nghĩa tương
EFSA ấn định cho thực phẩm nhập cảng đương với 1 giọt mực trong một bồn 52
từ Trung Hoa và được một số quốc gia lít nước. Cho đến nay, chưa có sữa nào
trên thế giới áp dụng; còn đối với sữa và từ Việt Nam được xét nghiệm hàm chứa
9


nồng độ đó” [12]. “Thông tin” nầy hoàn phải điều chỉnh TDI cho melamine từ
toàn không đúng sự thật!
0,63 mg/kg/ngày xuống còn 0,063
mg/kg/ngày. Có một điều quan trọng

Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm New cần lưu ý về “một điều quan trọng cần
Zealand (New Zealand Food Safety lưu ý là phơi nhiễm melamine (hay các
Authority (NZFSA)), “mức 5 ppm mà chất tượng tự) có khi hoàn toàn do ‘lây
NZFSA loan báo hôm Thứ sáu vẫn còn là truyền’ (từ bao bì hay sản phẩm khác)
mức khởi động (trigger) để điều tra chứ không phải do pha trộn trong sữa,
nguyên liệu dùng chế tạo thực phẩm. tuy nhiên nguồn melamine này rất thấp,”
Ðối với sữa cho trẻ sơ sinh, mức an toàn vì nếu nguồn melamine ‘lây truyền’ rất
vẫn giữ ở mức phát hiện tối thiểu của các thấp thì TS Tuấn “quan trọng hóa" vấn
thử nghiệm hiện nay là 1 ppm. Ðối với đề để làm gì?
thực phẩm thành phẩm không phải là
sữa cho trẻ sơ sinh, mức nầy là 2,5 ppm” Có lẽ “nóng lòng” vì giới truyền thông
[26]. Mức 5 ppm được ấn định dựa trên “phản ứng quá đà,” TS Tuấn đã dùng
TDI chứ không phải trên “mức cho “thông tin lỗi thời và không rõ nguồn
phép.” Theo định nghĩa, nếu giọt mực có gốc” (6 mg/kg hay 6 ppm) để kết luận
thể tích là 50 mcl (microliter), thì 1 giọt rằng “chưa thấy sản phẩm nào qua xét
mực trong bồn nước 50 lít (tức nghiệm ở nước ta có nồng độ melamine
50.000.000 mcl) tương đương với 1 quá cao” và rằng “sữa ở Việt Nam có
ppm; do đó, 5 ppm phải tương đương với lượng melamine rất thấp và an toàn.”
5 giọt mực trong bồn nước 50 lít! Năm Kết luận nầy chẳng những không phù
ngày trước khi TS Tuấn đưa ra “thông tin hợp với “thông tin” của chính ông (chưa
khoa học” nầy, Cục ATVSTP đã công bố quá 5 ppm) mà còn trái với kết quả kiểm
kết quả kiểm tra và thử nghiệm sữa và tra và thử nghiệm sữa và sản phẩm của
sản phẩm có sữa ở Việt Nam. Hai trong Cục ATVSTP như đã trình bày ở trên.
18 sản phẩm nhiễm melamine là sữa Dường như TS Tuấn đã dùng quá nhiều
tăng chiều cao Golden Food cho trẻ từ 1 cảm tính và “cảm tình (sic)”, thay cho
tuổi trở lên và sữa bột Advanced những phân tích khoa học và khách
Distribution. Nguồn gốc của hai loại sữa quan, để “lên án” giới truyền thông Việt
nầy thì không rõ, nhưng chúng có nồng Nam là có xu hướng quan tâm đến
độ melamine lên đến 707,19 và 207,76 melamine nhiều hơn các nước trong vùng
mg/kg [30].

như Singapore, Malaysia, Hong Kong, và
Thái Lan. Ðúng, giới truyền thông Việt
TS Tuấn đưa ra những “nghi vấn” như Nam có lẽ đã quan tâm “quá đà,” nhưng
tiêu chuẩn an toàn còn bất định, chưa có sức khỏe của người dân chứ không phải
dữ liệu ở con người nhất là trẻ em, mối melamine mới chính là mối quan tâm của
tương tác giữa melamine và cyanuric họ. Nếu những người có trách nhiệm ở
acid vẫn chưa biết chính xác, và Việt Nam cũng có những phản ứng
melamine có thể do “lây truyền” chứ nhanh chóng, minh bạch, và đưa ra
không phải do pha trộn trong sữa như những biện pháp có hiệu quả để đối phó
những “bằng chứng khoa học” để “hạ với vấn đề như ở các quốc gia bạn, chắc
nhiệt” và “trấn an” giới tiêu thụ rằng sữa TS Tuấn đã không phải bận tâm!
nhiễm melamine vẫn… an toàn cho trẻ
em! Nhưng trong lãnh vực y tế môi Có một “thông tin khoa học cực kỳ quan
trường (environmental health), những trọng” nhưng không được giới truyền
“nghi vấn” là những nguy cơ có thể gây thông trong nước quan tâm. Ðó là khả
thảm họa, và đó là lý do khiến cho FDA năng xác định nồng độ của melamine ở
10


thể lỏng và thể rắn của các cơ quan
chuyên môn ở Việt Nam. Ðược hỏi về
tình trạng cùng một sản phẩm nhưng có
hai kết quả xét nghiệm trái ngược nhau,
TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng
Viện Dinh dưỡng quốc gia thuộc Bộ Y tế
cho biết: “Tất cả các kết quả kiểm
nghiệm về melamine của Viện Dinh
dưỡng do Thanh tra Bộ Y tế công bố đều
chính xác… Viện Dinh dưỡng có đầy đủ
điều kiện về trang thiết bị cũng như nhân

lực để xác định hàm lượng melamine
trong sản phẩm sữa và chế biến từ sữa
phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế… Hiện
nay ngưỡng phát hiện melamine tại labo
kiểm nghiệm của Viện Dinh dưỡng là trên
30 mcg/kg” [31]. Tuyên bố của TS Lâm
rất đáng nghi ngờ, vì theo lời ông Jean
Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt
Nam, thì “WHO đã hỗ trợ 2 cán bộ Việt
Nam sang Singapore học tập, nghiên cứu
xét nghiệm melamine” [32]. Cái ngưỡng
phát hiện melamine “trên 30 mcg/kg” thì
rất mơ hồ và càng nghi ngờ hơn, vì nhiều
quốc gia tiền tiến hơn như New Zealand
và Hong Kong vẫn chỉ phát hiện được
melamine ở nồng độ bằng hoặc cao hơn
1 ppm tức 1.000 mcg/kg.
Ngay cả
phương pháp phân tích mới vừa được
FDA công bố cũng cao hơn rất nhiều.
Giới
hạn
định
lượng
(limit
of
quantification (LOQ)) của melamine là 25
mcg/kg cho thực phẩm và sữa cho trẻ sơ
sinh ở dạng nước và 200 mcg/kg cho sữa
cho trẻ sơ sinh ở dạng bột. Còn LOQ của

cyanuric acid là 50 mcg/kg cho thực
phẩm và sữa cho trẻ sơ sinh ở dạng nước
và 200 mcg/kg cho sữa cho trẻ sơ sinh ở
dạng bột [33].
THỰC PHẨM NÀO KHÁC
CÓ THỂ NHIỄM MELAMINE?
Ngoài sữa và sản phẩm sữa, melamine
còn được phát hiện trong nhiều sản
phẩm khác do Trung Hoa sản xuất thí dụ
như bánh, kẹo, và thức uống. Melamine
cũng được tìm thấy trong sữa đặc có

đường ở Thái Lan [34], thức ăn gia cầm
ở Ðại Hàn [35], bột trứng ở Nhật Bản
[36], và gần đây nhất, được xem như là
thủ phạm đã giết khoảng 1.500 con chó
được nuôi để lấy lông ở Laoning, Trung
Hoa vì melamine được tìm thấy trong
thức ăn với nồng độ lên đến 500 ppm
[37]. Các khoa học gia lo ngại melamine
có thể đã đi sâu vào dây chuyền thực
phẩm ở Trung Hoa. Malaysia đã thử
nghiệm 57 loại trái cây và rau cải nhưng
chúng không bị nhiễm melamine [38].
Trong thời gian sắp tới, Hong Kong cũng
sẽ thử nghiệm thịt, rau cải, và thực
phẩm chế biến vì lo ngại ô nhiễm môi
trường và an toàn thực phẩm [39].
Ở Việt Nam, ngoài các sản phẩm nhập
cảng từ Trung Hoa, melamine cũng có

thể đã có mặt trong thực phẩm được chế
biến ở trong nước. Mới đây, hơn 8,5 tấn
kẹo do các nhà sản xuất bánh kẹo Phúc
Thành Khang, Thanh Xuân, và Phong Lan
ở Hà Nội sản xuất bị tịch thu vì các cơ sở
nầy đã sử dụng bột CaCO3, được gọi là
bột đá, để làm nguyên liệu. Thứ trưởng
Y tế Cao Minh Quang cho biết loại bột
CaCO3 nầy được sử dụng làm chất phụ
gia trong việc sản xuất thực phẩm,
nhưng chưa được đưa vào danh mục quy
định của Bộ Y tế [40]. Theo kết quả xét
nghiệm của Viện Dinh dưỡng quốc gia thì
“bột đá” nầy có thành phần chính là
CaCO3 [41], nhưng không ai biết thành
phần còn lại có chứa melamine hay
không vì không xét nghiệm melamine và
không thể phân biệt bột đá và bột
melamine bằng mắt thường.
Vì phương pháp phân tích dùng để xác
định chất đạm trong thực phẩm hiện nay
không thể phân biệt được nitrogen trong
melamine, nó được dùng để ngụy tạo
chất đạm, nhất là những thực phẩm giàu
chất đạm như sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài
sữa và sản phẩm có sữa như kẹo, bánh,
mứt, và thức uống, một số thực phẩm
khác cũng có thể “được” các nhà sản
11



xuất vô lương tâm trộn melamine để đạt
danh hiệu “sản phẩm giàu chất đạm” qua
kết quả thử nghiệm của các cơ quan
kiểm tra thực phẩm. Bột nhi đồng cho
trẻ con, bột dưỡng sinh cho người cao
niên, nước mắm, và nước tương là những
thực phẩm tiêu biểu đáng chú ý.
Vì melamine đã được tìm thấy trong thực
phẩm cho thú vật và gia cầm ở các quốc
gia khác nên Việt Nam có lẻ cũng không
phải là một ngoại lệ. Mặc dù chưa có dữ
kiện, nhưng melamine cũng có thể tồn
đọng trong các loại thịt (bò, heo, gà,
vịt,...) và thủy sản (cá, tôm) được nuôi
bằng thức ăn gia súc và gia cầm bị
nhiễm melamine.
Nguy cơ nầy chắc
chắn cao hơn đối với các sản phẩm chế
biến từ thịt và thủy sản như khô và
mắm, nếu melamine được dùng như
“chất phụ gia.”
THAY LỜI KẾT
Nếu “911” 2001 gây chấn động thế giới
qua việc sụp đổ của Trung tâm Thương
mại Thế giới (World Trade Center) ở New
York, thì “911” 2008 cũng làm thế giới
chấn động không kém khi Giản Quang
Châu, một phóng viên của báo Ðông
Phương Buổi Sáng ở Thượng Hải, khám

phá ra rằng sữa cho trẻ sơ sinh sản xuất
ở Trung Hoa có chứa chất melamine
chính là thủ phạm gây ra bệnh sạn thận
cho trẻ con ở Cam Túc và nhiều nơi khác
ở Trung Hoa.
Mặc dù đã biết nguyên liệu làm thực
phẩm cho chó mèo do Trung Hoa sản
xuất có chứa melamine vào năm 2007,
cả thế giới đều sững sốt và bất ngờ; vì
đây là lần đầu tiên, kể từ khi được tổng
hợp vào năm 1834, melamine được dùng
trong kỹ nghệ thực phẩm cho con người.
Các quốc gia có thực phẩm nhập cảng từ
Trung Hoa đã phản ứng nhanh chóng để
bảo vệ sức khỏe của người dân qua
những biện pháp như ngưng nhập cảng

thực phẩm Trung Hoa tình nghi có
melamine, thông báo các loại thực phẩm
nhập cảng từ Trung Hoa tình nghi có
chứa melamine, khuyến cáo giới tiêu thụ
ngưng dùng thực phẩm do Trung Hoa
sản xuất hoặc tình nghi có nhiễm
melamine, ấn định mức an toàn của
melamine trong thực phẩm, kiểm soát an
toàn thực phẩm qua thử nghiệm, và sau
cùng, tiêu hủy hoàn toàn những thực
phẩm có mức melamine vượt quá mức
an toàn cho phép.
Việt Nam là nước láng giềng và cũng là

một thị trường tiêu thụ hàng hóa (hàng
chánh thức và hàng lậu) quan trọng của
Trung Hoa, kể cả thực phẩm. Nhưng
những cơ quan có trách nhiệm ở Việt
Nam đã không thể đưa ra chánh sách rõ
ràng và biện pháp hữu hiệu; tương tự
như các quốc gia bạn như Singapore,
Nam Dương, Malaysia, và Thái Lan; để
đối phó với tình trạng thực phẩm bị
nhiễm melamine ở trong nước. Mặc dù
sữa và sản phẩm có sữa do Trung Hoa
sản xuất được bày bán khắp nơi, giới
chức y tế và an toàn thực phẩm ở Việt
Nam tỏ ra rất “bình tỉnh” trước hàng loạt
tin tức dồn dập về ảnh hưởng tai hại của
sữa bị nhiễm melamine ở Trung Hoa
được trích đăng trên báo chí trong nước.
Vì không biết sữa và sản phẩm có sữa
được bày bán có an toàn hay không, giới
tiêu thụ trong nước rất hoang mang và lo
sợ. Họ không có cách nào khác ngoài
phản ứng tự nhiên để bảo vệ sức khỏe
của họ và gia đình họ: ngưng tiêu thụ
sữa và sản phẩm có sữa.
Thay vì đưa ra những biện pháp đối phó
hữu hiệu và hướng dẫn rõ ràng để trấn
an và bảo vệ giới tiêu thụ (cả quyền lợi
lẫn sức khỏe) và tái tạo niềm tin của
người dân, giới chức có trách nhiệm tại
Việt Nam lại cố gắng bào chữa, cáo buộc

giới truyền thông trong nước đã tuyên
truyền một chiều và cung cấp không đầy
đủ thông tin hoặc cường điệu hoá vấn đề
12


khiến cho giới tiêu thụ hoang mang làm
phương hại đến sức khỏe của trẻ em
(sic) và ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát
triển kinh tế, và phản tuyên truyền bằng
những “thông tin khoa học” của các
“khoa học gia nhà nước” ở trong lẫn
ngoài nước. Những thông tin khoa học
nầy, chẵng những không “thuyết phục”
được giới tiêu thụ, mà ngược lại làm họ
thêm hoang mang và càng mất niềm tin
ở chánh quyền vì chúng lỗi thời, không
đúng sự thật, thiếu tính khoa học, chứa
đầy cảm tính và nhằm mục đích phục vụ
cho mục tiêu chánh trị hơn là khoa học.
Mặc dù chưa thấy có tác hại nghiêm
trọng ở Việt Nam, melamine trong thực
phẩm vẫn còn là mối lo ngại to lớn và
chính đáng cho sức khỏe của người dân,
nhất là sức khỏe của trẻ con và trẻ sơ
sinh. Mối lo ngại nầy sẽ tiếp tục “ám
ảnh” giới tiêu thụ (“quá đà” hơn là “mắc
bệnh”) cho đến khi họ được “bảo đảm”
rằng thực phẩm họ mua cho họ và gia
đình thì an toàn vì melamine, nếu có,

cũng ở dưới mức cho phép. Dĩ nhiên, các
cơ quan chuyên môn nói riêng và chánh
quyền nói chung có trách nhiệm bảo đảm
cho họ.
Tuy muộn màng, nhưng có còn hơn
không! Các cơ quan chuyên môn và
chánh quyền Việt Nam nên dẹp “tự ái”
để học hỏi theo những biện pháp đối phó
của các quốc gia trong vùng. Những
biện pháp nầy gồm có (1) xác định mức

an toàn cho phép cho melamine trong
thực phẩm dựa theo TDI thấp nhất trên
thế giới (TDI của FDA là 0,063
mg/kg/ngày cho thực phẩm và 0,0
mcg/kg/ngày cho sữa), (2) ấn định tiêu
chuẩn phân tích melamine (phương pháp
và giới hạn định lượng), (3) cung cấp đầy
đủ trang thiết bị và huấn luyện nhân sự
cho các phòng thí nghiệm để có khả
năng phân tích melamine theo tiêu
chuẩn, (4) tiêu hủy toàn bộ sữa và thực
phẩm có nồng độ melamine vượt quá
mức an toàn cho phép, (5) kiểm tra nồng
độ melamine trong tất cả thực phẩm có
nguy cơ nhiễm melamine như bột nhi
đồng, bột dinh dưỡng, nước mắm, nước
tương, khô, mắm, thịt, cá, tôm..., (6)
kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảng các
loại sữa và thực phẩm có nguy cơ nhiễm

melamine, và (7) kiểm soát chặt chẽ việc
nhập cảng, tồn trữ, lưu hành, và sử dụng
melamine và các chất tương đương của
nó.
Ðối với thực phẩm không phải là sữa,
Việt Nam có thể ấn định mức an toàn
cho phép của melamine là 4,0 mg/kg
dựa theo cách tính của FDA, vì người Việt
Nam trung bình không tiêu thụ quá 1 kg
thực phẩm mỗi ngày. Ðối với sữa, Việt
Nam có thể ấn định mức an toàn cho
phép 25 mcg/kg cho melamine và 50
mcg/kg cho cyanuric acid nếu phương
pháp phân tích mới nhất của FDA được
áp dụng (vì đó là giới hạn định lượng
thấp nhất của chúng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]

Wikipedia, the Free Encyclopedia. [3]
Accessed on October 8, 2008.
Melamine.
/>[4]
mine
Pickert, Kate.
September 17,
2008.

“Melamine.”
Time.
/>article

Colby, R.W. and Robert J. Messler
Jr.
1958.
Ruminant
Feed
Compositions. U.S. Patent No.
2819968.
Newton, G.L. and P.R. Utley.
1978. “Melamine as a Dietary
Nitrogen for Ruminants.” Journal
of Animal Science.
Vol. 47, p.
1338-44.
13


[5]

[6]

[7]

[8]

[9]


[10]

[11]

[12]

[13]

U.S.
Food
and
Drugs
Administration (FDA).
Accessed
on October 9, 2008. “Pet Food
Recall/Contaminated
Feed,
Frequently Asked Questions, Pet
Food Recall, Pet Care, and
Regulation
of
Pet
Food.”
/>dRecallFAQ.htm#PetFood
Nguyễn Thành Tuệ - Thanh Trúc.
29 tháng 9 năm 2008. “Con đường
của
Sanlu.”
Tuổi
Trẻ.


Weise, Elizabeth. September 11,
2008. “FDA warns baby formula
could be contaminated.”
USA
Today.
FDA News. September 12, 2008.
“FDA Issues Health Information
Advisory on Infant Formula.”
/>Reuters.
September 27, 2008.
“China milk banned in Asia, Africa,
Europe
Union.”
/>NDTV Correspondent. September
23, 2008. “11 countries stop milk
imports
from
China.”
/>e/ndtv
Bác sĩ THIỆN CHÍ. 5 tháng 10
năm 2008. “Không cực đoan với
thực phẩm nhiễm melamine.”
Nhân
Dân.
/>TS. Nguyễn Văn Tuấn. 11 tháng
10 năm 2008. “Câu chuyện
melamine và văn hóa sợ hãi.”
Vietnamnet.


Food and Drug Administration.
October 3, 2008. “Interim Safety
and Risk Assessment of Melamine
and its Analogues in Food for
Humans.”
/>ttopics/

[14]

[15]

[16]

[17]

[18]

[19]

[20]

[21]

[22]

International
Programme
on
Chemical Safety. 2004. IPCS Risk
Assessment Terminology. World

Health Organization.
Geneva,
Switzerland.
V.A. (Theo THX, ChinaNews). 14
tháng 9 năm 2008. “Diễn biến mới
về vụ sữa nhiễm độc ở Trung
Quốc: Hơn 30.000 trẻ em bị ảnh
hưởng xấu.” Sài Gòn Giải Phóng.

BS. Hòa Minh Tân. 30 tháng 9
năm 2008. “Sữa nhiễm độc: Dấu
hỏi về Trách nhiệm và Lương tri.”
Vietnamnet.

Thái Hà. 24 tháng 9 năm 2008.
“42 tấn sữa TQ không rõ chất
lượng đã bán hết!” Tiền Phong.

Thứ trưởng Cao Minh Quang. 27
tháng 9 năm 2008. “Công văn số
6696/BYT-ATTP V/v Ðẩy mạnh
thông tin tuyên về các sản phẩm
sữa.” Bộ Y tế Cộng hòa Xã hội
Chủ
nghĩa
Việt
Nam.

Ngọc Dung.
18 tháng 10 năm

2008. “Sữa nhiễm melamine, Loay
hoay việc sử dụng hay tiêu hủy?”
Người
Lao
Ðộng.

Cao Thoại Châu. 14 tháng 10 năm
2008.
“Thị trường sữa trong
nước: Yếu kém người ‘gác cổng’.”
Vietnamnet.

Bộ Y tế. 8 tháng 10 năm 2008.
Tuyên bố chung của Bộ Y tế Việt
Nam, WHO và FAO về sữa nhiễm
Melamine.”

Hương Cát.
4 tháng 10 năm
2008. “DN ‘cãi’ sở y tế vì chưa có
‘chuẩn’
melamine
an
toàn.”
Vietnamnet.


14



[23]

[24]

[25]

[26]

[27]

[28]

[29]

[30]

[31]

Lan Anh. 8 tháng 10 năm 2008.
“Sữa có melamine: tiêu hủy hay
không tiêu hủy?”
Tuổi Trẻ.

PGS.TS Nguyễn Công Khẩn (cục
trưởng Cục An toàn vệ thực
phẩm). 29 tháng 9 năm 2008.
“Bài học quá đắt!”
Tuổi Trẻ.

EFSA.

“Statement of EFSA on
risks for public health due to the
presences of melamine in infant
milk and other milk products in
China (Question No. EFSA-Q2008-695) Issued on September
24, 2008.”
The EFSA Journal
(2008)
807,
1-10.

New
Zealand
Food
Safety
Authority.
29 September 2008.
“NZFSA
refines
melamine
response
approach.”

Ngọc Phương. 23 tháng 9 năm
2008. “Cục ATVSTP cấp phép nhập
sữa Yili rồi mà... không nhớ!” Lao
Ðộng.
TS. Nguyễn Văn Tuấn. 6 tháng 10
năm
2008.

“Nói
thêm
về
melamine: Ðộc hại và đạo đức.”
Vietnamnet.
/>General Administration of Quality
Supervision,
Inspection
and
Quarantine (AQSIQ). September
30, 2008. “AQSIQ publishes milk
powder and other formula test
results.”

Theo Thu Phương TTXVN. 6 tháng
10 năm 2008. “Thêm 3 sản phẩm
sữa nhiễm Melamine.”
Tiền
Phong.
Lệ Hà tổng hợp. 7 tháng 10 năm
2008. “Kết quả xét nghiệm của Bộ
Y tế đều chuẩn xác.” Vietnamnet.


[32]

[33]

[34]


[35]

[36]

[37]

[38]

[39]

[40]

[41]

Quang Duy.
8 tháng 10 năm
2008. “’Cơn bão’ melamine cơ bản
đã được kiểm soát.” Lao Ðộng.

Smoker, Michael and Alexander J.
Krynitsky. October 2008. “Interim
Method for Determination of
Melamine
and
Cyanuric
Acid
Residues in Foods using LSMS/MS: Version 1”
Laboratory
Information Bulletin LIB No. 4422.
U.S.

FDA.

Reuters.
October 15, 2008.
“Melamine
found
in
Thai
condensed
milk.”
The
International
Herald
Tribune.

B.T.L. 16 tháng 10 năm 2008.
“Hàn Quốc: Phát hiện melamine
trong thức ăn gia cầm.” Người
Lao Ðộng.
B.T.Ng. 17 tháng 10 năm 2008.
“Nhật phát hiện melamine trong
bột trứng nhập từ Trung Quốc.”
Người
Lao
Ðộng.

Gillian Wong. October 21, 2008.
“Chemical that killed infants in
China now blamed in deaths of
1,500 dogs.” Associated Press.

Ng Cheng Yee. October 15, 2008.
“57 fruits, vegies test negative for
melamine.”
The
Star.

Tan Ee Lyn. October 21, 2008.
“Hong
Kong
to
test
meat,
vegetables
for
melamine.”
Reuters.
Thái Hà. 17 tháng 9 năm 2008.
“Tiêu hủy toàn bộ số kẹo pha ‘bột
đá’.”
Tiền
Phong.

Ng.H. 10 tháng 9 năm 2008. “Phổ
biến tình trạng trộn bột đá vào
kẹo.”
Lao
Ðộng.


15




×