Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phát hiện đậu Hà Lan giả ở Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.43 KB, 12 trang )

/>
Phát hiện đậu Hà Lan giả ở Trung Quốc
02/04/2010 0:31
Truyền thông Trung Quốc hôm 31.3 đưa tin nhà chức trách tỉnh Hồ Nam vừa
phát hiện hai cơ sở sản xuất đậu Hà Lan giả, chứa chất độc hại cho sức khỏe.
Loại đậu giả này bị phát hiện lần đầu tiên vào ngày 17.3 tại thành phố Trường
Sa, Hồ Nam, theo tờ China Daily. Cơ quan chức năng sau đó đã lần ra nguồn
gốc của sản phẩm này tại thành phố Hành Dương cùng tỉnh.
Ngày 24.3, các thanh tra ập vào hai cơ sở ở Hành Dương và bắt quả tang các
công nhân đang chế biến loại đậu này. Đậu Hà Lan khô được đổ vào các bình
nước lớn có pha phẩm màu xanh và sodium metabisulfite, một chất phụ gia có
chức năng tẩy trắng và bảo quản. Sau một thời gian, hạt đậu trông tươi mây
mẩy và có màu xanh bắt mắt. Trong sản xuất thực phẩm, cả hai loại hóa chất
trên đều bị cấm vì phẩm màu xanh có thể gây ung thư, còn sodium metabisulfite
ức chế khả năng thu nạp canxi của cơ thể.
China Daily trích báo cáo của cơ quan an toàn thực phẩm Hồ Nam cho hay:
"Loại đậu này có màu xanh bất thường và nặng mùi. Sau 20 phút luộc bằng
nước sôi đậu không chín nhưng nước nấu có màu xanh đậm".
Một số chuyên gia nói loại đậu này đã xuất hiện ít nhất 3 năm nay và từng bị
phát hiện ở tỉnh Quảng Đông.
Lê Loan


/>
Đậu xanh Trung Quốc cũng bị làm giả
02/04/2010 11:00 AM
Mới đây, cục vệ sinh an toàn tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc phát hiện một số cơ
sở sản xuất “đậu xanh giả” độc hại, khiến danh sách các vụ bê bối thực
phẩm tại nước này ngày một dài thêm.

Ảnh minh họa.


Thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết đậu xanh và các loại ngũ cốc khác
được làm giả nhiều nhất là ở thành phố Hành Dương, thành phố lớn thứ 2 ở tỉnh
Hồ Nam. Vụ việc được phát hiện khi các thanh tra tiến hành kiểm tra dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu đậu xanh và đậu hà lan tại các nhà máy chế
biến ở địa phương.
“Một trong những mẫu đậu hà lan mà chúng tôi kiểm tra có màu sắc không tự
nhiên, nó có mùi rất lạ và khi nấu thì nó không mềm mà lại ra nước màu xanh.”
Một thanh tra cho biết.
Một cuộc điều tra được tiến hành với sự tham gia của các chuyên gia thực phẩm
và truyền hình địa phương. Tại những nhà máy sản xuất, các nhân viên điều tra
cải trang thành công nhân và đã ghi hình được quá trình sản xuất đậu giả.


Đầu tiên những bao đậu tuyết và đậu nành khô được bỏ vào ngâm trong những
thùng nước lớn có màu xanh nhạt. Được biết hỗn hợp nước này có chứa màu
và metabisulfite natri, một phụ gia có công dụng như chất tẩy và chất bảo quản.
Sau khi được vớt ra, để ráo, những hạt đậu mốc meo trở nên căng tròn, tươi
ngon và trông chẳng khác gì “đậu xanh thật”.
Chủ một cơ sở sản xuất tiết lộ rằng cách làm này là siêu lợi nhuận vì cứ 1 kg
đậu tuyết sau khi chế biến sẽ cho ra hơn 3 kg đậu xanh giả, còn 1kg đậu nành
có thể cho ra đến 3.5kg. Cứ mỗi kg đậu giả sẽ đem về ít nhất là 3 nhân dân tệ
(khoảng 8.500 đồng). Mỗi ngày một cơ sở chế biến theo cách này bán ra thị
trường vài tạ đến một tấn “sản phẩm” và thu về hàng ngàn tệ.
Các thanh tra cho biết đây không còn là một chuyện mới mẻ nữa, nó đã được
phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005 tại Quảng Đông và Hồ Nam. Họ cũng đã
báo cáo lên chính quyền nhưng không được để ý và vụ việc vẫn tồn tại đến tận
bây giờ. Đem thắc mắc này đến cảnh sát thì nhận được câu trả lời rằng họ chưa
thể làm gì khi không có báo cáo về người chết vì sử dụng các loại “đậu giả” này.
“Tuy các chuyên gia nói cũng rằng nó chỉ nguy hiểm khi sử dụng trong một thời
gian dài. Nhưng làm sao có thể không lo ngại khi mà mỗi ngày người dân vẫn

đang bị đầu độc bởi hàng tấn đậu giả này ?!” Một cán bộ vệ sinh thực phẩm tỏ ra
bức xúc trước tình trạng này.
Theo Zing
/>Thứ Sáu, 21/01/2011, 13:55 (GMT+7)

Cảnh báo gạo làm từ… nhựa
TTO - Ngày 20-1, Tuần báo Hong Kong cho biết có một loại gạo
giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được
bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn
Tây.


Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám
ảnh cho người tiêu dùng - Ảnh: Green Peace

Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông
Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo.
Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính
thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu
dùng.
“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã
được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.
Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa”
tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có
khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình
thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây
An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi
tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.

Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan
tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở
Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái


là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang
Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.
PHAN ANH
/>Thứ Bảy, 22/01/2011, 07:43 (GMT+7)

Gạo giả ở Trung Quốc
* Không có gạo Trung Quốc tại TP.HCM
TT - Cơn “dư chấn” rượu giả, sữa giả, đậu giả, trứng giả... chưa
lắng dịu thì thị trường Trung Quốc phải đối mặt với nạn làm gạo
giả có độc tính cao.
Báo The Korea Times dẫn nguồn từ tuần báo Hong Kong cho biết
gạo giả được làm từ khoai tây hoặc khoai lang xay nhuyễn, tạo hình
thành hạt gạo rồi sau đó đem trộn với nhựa cao su tổng hợp để định
hình và tạo độ trắng cho hạt gạo. Loại gạo này đang xuất hiện ở
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
Báo trên dẫn lời một quan chức giấu tên thuộc Hội Liên hiệp các nhà
hàng ở Trung Quốc cho biết: “Nếu ăn ba chén cơm nấu từ gạo trên
sẽ tương đương với ăn một túi nhựa vinyl”. Nhựa vinyl là loại nhựa
dùng trong ngành công nghiệp sản xuất áo mưa, đĩa hát và bìa
cứng... Thông tin về gạo “nhựa” đã được báo chí Hàn Quốc,
Singapore và Hong Kong đưa những ngày qua, tuy nhiên chưa có
phản hồi từ phía cơ quan chức năng Trung Quốc.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh ngành gạo VN, rất khó xảy ra
chuyện gạo Trung Quốc xuất sang VN. Theo ông Huỳnh Công Thành
- tổng giám đốc Công ty Lương thực TP.HCM, tại thị trường miền

Nam nguồn cung gạo chủ yếu từ các tỉnh miền Tây. Từ trước đến
nay dòng chảy gạo miền Nam ra Bắc khá phổ biến, gần như không
có chiều ngược lại. Giá gạo thị trường trong nước đang giảm do vào
mùa nên cơ hội cho gạo Trung Quốc tại thị trường VN là không có.


MỸ LOAN - DUY PHÚC - N.BÌNH

Kinh hãi lợn siêu nạc ở Trung Quốc
Thể thao & Văn hóa - Thứ Ba, 25/1/2011
Một loại phụ gia độc hại, có tác dụng đẩy nhanh hoạt động đốt mỡ, tạo nạc và khiến thịt
tươi lâu hơn đã xuất hiện trong ngành chăn nuôi lợn ở nhiều vùng của Trung Quốc, khiến
thực khách nhiều phen phải nhập viện vì những cơn đau bụng hoặc tim đập loạn nhịp.
Clenbuterol, được biết tới ở Trung Quốc với tên “bột thịt nạc”, là một loại phụ gia nguy
hiểm đã bị cấm sử dụng. Nhưng hãng tin AP cho biết bằng nhiều cách khác nhau, chất
độc vẫn tiếp tục xuất hiện trong thịt lợn ở nhiều vùng của nước này.
“Bột thần” tạo lợn siêu nạc
Clenbuterol là hóa chất hoàn toàn được tổng hợp có tác dụng giãn phế quản, kích thích
thần kinh giao cảm, vì vậy được dùng làm thuốc điều trị hen suyễn, điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mãn tính.
Nó cũng có tính năng kích thích đốt mỡ và tạo cơ nên còn được các vận động viên thể
dục thể hình cũng như những người béo sử dụng để giảm cân.
Nhưng mặt trái của việc dùng thuốc quá liều là gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn
và trong một số trường hợp có thể gây chết người.

Việc sử dụng “bột thịt nạc” được cho là xuất hiện tại nhiều trang trại lợn ở
nông thôn Trung Quốc


Nhận thức được tác động nguy hại của clenbuterol, Trung Quốc đã cấm sử dụng chất này

từ những năm 1990. Nhưng có những người nông dân vô lương tâm hám lợi vẫn bí mật
trộn chất này vào thức ăn của lợn.
Việc thêm clenbuterol vào thức ăn khiến lợn lớn nhanh hơn bình thường. Thuốc cũng
khiến con lợn giảm tối đa lượng mỡ hình thành trong cơ thể, chỉ để lại một lớp rất mỏng.
Ngoài ra, miếng thịt lợn sau khi được pha ra có màu hồng tươi ngon. Màu sắc này giữ
được rất lâu so với thịt không nhiễm hóa chất.
Wen Peng, biên tập viên The Pig Site, trang tin tổng hợp về ngành công nghiệp thịt lợn
toàn cầu, nói rằng chính cái màu hồng tươi đó đã khiến nhiều nhà cung cấp thực phẩm ở
Trung Quốc đôi khi còn đòi nông dân bán cho họ thịt lợn nhiễm clenbuterol.
“Đây là một vấn đề không hề nhỏ ở Trung Quốc” - Pan Chenjun, một nhà phân tích cao
cấp làm việc tại ngân hàng Rabobank ở Bắc Kinh, người chuyên theo dõi hoạt động kinh
doanh thực phẩm tại Trung Quốc đánh giá - "Lợn nhiễm bột thịt nạc không được thông
báo thường xuyên nên đôi khi người ta nghĩ vấn đề không lớn. Nhưng thực sự chuyện
này có quy mô rất rộng”.
Ngộ độc người tiêu dùng
Pan nói rằng hoạt động giám sát thực phẩm rất chặt chẽ ở các thành phố lớn như Bắc
Kinh và Thượng Hải khiến tình trạng nhiễm độc thực phẩm quy mô lớn ở vùng đô thị khó
xảy ra. Nhưng ở vùng nông thôn, chuyện lại khác hẳn.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều người sống ở các thị trấn, thị tứ có thể đã tiếp xúc nhiều (với
clenbuterol) nếu họ ăn thực phẩm đường phố” - Pan nói - "Đối với các trang trại lợn quy
mô lớn, sẽ khó có chuyện lợn nhiễm clenbuterol vì họ không muốn chịu thiệt hại lớn do
bị bắt quả tang khi dùng phụ gia bị cấm."
"Nhưng vẫn còn rất nhiều trang trại lợn nhỏ khác và họ có một thị trường rất rộng lớn.
Đó là chưa kể tới các lò sát sinh, họ sẽ chọn lựa các nhà cung cấp có sử dụng clenbuterol
bởi thịt trông sẽ tươi hơn và nhiều nạc hơn”.


Thực phẩm không an toàn đang là vấn đề gây đau đầu cho giới
lãnh đạo Trung Quốc
Sau khi đi vào cơ thể lợn, thuốc sẽ tập trung nhiều ở các cơ quan nội tạng như gan, thận,

phổi và khiến người ăn những nội tạng này mắc bệnh.
AP cho biết tình trạng ngộ độc clenbuterol dường như xuất hiện nhiều ở phía Nam Trung
Quốc, nơi người dân thích ăn nội tạng lợn. Đơn cử như tháng 2/2009, 70 người ở thành
phố Quảng Châu đã phải nhập viện vì đau dạ dày và tiêu chảy do ăn phải nội tạng lợn
nhiễm clenbuterol bán ở một khu chợ địa phương.
Ngay cả phần thịt của loại lợn siêu nạc này cũng không an toàn. Hồi tháng 9/2006, 336
cư dân thành phố Thượng Hải đã bị ngộ độc do ăn phải thịt lợn chứa clenbuterol. Phần
lớn số thịt có nguồn gốc từ tỉnh Chiết Giang, nơi việc nuôi lợn bằng clenbuterol diễn ra
khá phổ biến.
Tệ hơn, clenbuterol đã được dùng để chăn nuôi nhiều loại động vật khác nhau, không chỉ
là những con lợn. Năm ngoái, 13 người ở thành phố Thâm Quyến đã phải nhập viện vì ăn
thịt rắn nhiễm clenbuterol. Báo chí địa phương nói rằng những con rắn đã được người ta
cho ăn ếch nhiễm clenbuterol để tăng trưởng nhanh hơn.
Kêu gọi kiểm soát “bột thịt nạc”
Hiện tình trạng nguồn thịt lợn ở Trung Quốc nhiễm độc chất này tới đâu vẫn là một dấu
hỏi lớn. Chính phủ Trung Quốc không thông báo có bao nhiêu trường hợp thịt lợn nhiễm
clenbuterol đã được phát hiện, cũng như các trường hợp bị ốm vì nhiễm thuốc sau mỗi
năm.


Nhưng theo đánh giá của giới quan, ít nhất ở vùng nông thôn Trung Quốc, tình trạng sử
dụng thuốc này đang diễn ra tràn lan.
Wen nói rằng dù Trung Quốc có các quy định nghiêm khắc chống việc sử dụng “bột thịt
nạc”, nhưng việc thực thi các quy định đó lại rất lỏng lẻo và người vi phạm thường được
trả tự do sau khi nộp một khoản tiền phạt.
Vì thế việc ngăn chặn tình trạng sử dụng clenbuterol trở nên khó khăn. Ngay cả giới chức
chính phủ cũng tỏ ra bất bình với tình trạng thịt nhiễm độc chất kéo dài không thể kiểm
soát.
Trong một báo cáo gửi tới Quốc hội Trung Quốc vào ngày 25/8/2009, Wang Yunlong,
lãnh đạo ủy ban về các vấn đề nông nghiệp và nông thôn của Quốc hội, đã nói rằng nỗ

lực ngăn chặn việc sử dụng “bột thịt nạc” đã không đạt hiệu quả ở nhiều khu vực.
Ông kêu gọi việc thực hiện “một nỗ lực tập trung trên toàn quốc nhằm kiểm soát tình
hình”.
Trong bối cảnh người dân Trung Quốc đã bắt đầu lo ngại về thực phẩm độc hại, các trang
trại cam kết nuôi trồng thực phẩm sạch đã bắt đầu xuất hiện, nhưng chủ yếu nằm quanh
Bắc Kinh và một số khu vực đô thị phát triển khác. Little Donkey là một ví dụ.
Trang trại này được lập nên hồi năm 2008 và không dùng hóa chất hoặc kháng sinh để
nuôi lợn. Khi lợn ốm, nó được điều trị bệnh bằng Đông dược và môi trường sống được
diệt khuẩn bằng nước tỏi.
Tuy nhiên đổi lại cho sự sạch sẽ ấy là thịt lợn ở đây có giá đắt gấp 3 lần giá thịt bán ở các
siêu thị và qua đó cũng nằm ngoài tầm với của nhiều người tiêu dùng thông thường.
Tường Linh


Cảnh báo thịt lợn Trung Quốc nhiễm độc
Clenbuterol
Thứ Ba, 25/1/2011

Cảnh báo thịt lợn Trung Quốc nhiễm độc Clenbuterol
Clenbuterol hay người dân Trung Quốc đơn giản gọi là "bột thịt nạc" đã bị cấm sử dụng.
Tuy nhiên vì lợi nhuận, nhiều người vẫn trộn chất này vào trong thức ăn gia súc để sớm
đưa thịt đi bán.
Clenbuterol giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ, có thể uống để giảm cân hoặc
như một chất doping trong giới vận động viên. Tuy nhiên, nếu quá liều có thể gây bệnh,
thậm chí tử vong. Chất này thường lưu lại nhiều ở các nội tạng như gan, phổi.
Theo AP, hiện chưa có con số thống kê chính xác số lượng thịt Trung Quốc bị nhiễm độc
chất này. Tuy nhiên theo giới quan sát, ít nhất là ở vùng nông thôn, chất này đang được
sử dụng tràn lan.
Pan Chenjun, chuyên gia phân tích cao cấp về kinh doanh thực phẩm tại Trung Quốc thừa
nhận đây thực sự là một vấn đề lớn tại quốc gia này.

"Khá ít thông tin về chuyện này được công bố công khai nên nhiều người nghĩ nó không
quan trọng. Tôi nghĩ rất nhiều người sống ở thành phố có thể đã tiếp xúc nhiều với chất
này nếu họ ăn thức ăn đường phố", Pan nói.
Việc trộn chất này vào thức ăn chăn nuôi lợn giúp tạo thịt nạc hơn, lượng mỡ của cơ thể
chỉ còn là một lớp rất mỏng. Điều này cũng tạo cho thịt có vẻ ngoài tươi hơn trong một
thời gian dài.
Để đối phó với những mối quan ngại về chất lượng, nhiều người dân đã chọn cách không
ăn thịt lợn. Pan cho biết cô chủ yếu ăn rau và khi ăn thịt thì cô thường tránh thịt lợn mà
mua thịt bò hoặc bê.
Trước đó tháng 2/2009, 70 người tại Quảng Châu đã phải nhập viện với những triệu
chứng đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn phải nội tạng lợn nhiễm độc. Năm ngoái tại
Thâm Quyến, 13 người cũng đã nhập viện vì ăn phải thịt rắn bị nhiễm độc Clenbuterol.


Phương Trang

Hiểm họa từ thịt heo siêu nạc Trung Quốc
TTO - Thích thú với miếng thịt dày nạc và lớp mỡ mỏng dính,
người dân Trung Quốc không ngờ sẽ phải vào viện do đau
bụng, cao huyết áp, tim đập nhanh… chỉ vì nhiễm chất
clenbuterol mà nông dân dùng để trộn vào thức ăn gia súc
nhằm tạo ra vật nuôi siêu nạc, mau lớn.
>>

Xem bản tin tiếng Anh

Những miếng thịt dày nạc ở Trung Quốc có thể nhiễm clenbuterol
- Ảnh minh họa: ifood

AP ngày 25-1 cho hay tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia

súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động.
Chất clenbuterol vốn hay xuất hiện trong thịt lợn để giảm lượng mỡ,
tăng lượng nạc giờ đây còn xuất hiện trong các đĩa thịt rắn dày nạc ở
miền nam Trung Quốc hay đĩa thịt bò không gây mỡ ở vùng Tân
Cương xa xôi.


Chất clenbuterol tồn dư nhiều ở gan và
phổi. Trung Quốc đã ghi nhận nhiều
trường hợp nhiễm độc clenbuterol:
Clenbuterol có tác dụng đẩy
nhanh quá trình đốt cháy mỡ,
tăng cường phát triển cơ bắp
nhưng dùng quá liều sẽ khiến
cơ thể mang bệnh và có thể dẫn
đến tử vong. Từng có một vận
động viên đua xe đạp phản ứng
dương tính với chất này nhưng
anh ta cho rằng đã ăn phải thịt
bò nhiễm độc.

Tháng 2-2009, 70 người nhập viện ở
Quảng Châu vì bị đau bụng, tiêu chảy
sau khi ăn nội tạng lợn bán ở chợ địa
phương.
Năm 2009, 13 người ở Thâm Quyến
nhập viện vì ăn phải thịt rắn nhiễm
clenbuterol.

Hóa chất trên bị chính phủ

Trung Quốc cấm sử dụng Năm 2006, hơn 300 người ở Thượng
Hải vì bệnh vì chế phẩm thịt lợn.
nhưng nhiều cộng đồng
nông thôn vẫn cho vào thức Truyền thông Trung Quốc cho biết rắn
ăn gia súc để kiếm
còn được nuôi bằng ếch ăn thức ăn
lời. Hiện chưa thống kê
trộn clenbuterol để mau lớn.
được chính xác lượng thịt
nhiễm clenbuterol nhưng các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng
nông thôn nước này, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan.
“Đây là vấn đề lớn ở Trung Quốc”, Pan Chenjun - một nhà phân tích
cấp cao trong ngành thực phẩm ở Bắc Kinh, nhận xét. “Thông tin về
vấn đề này không được cung cấp nhiều nên người dân vẫn nghĩ
không có vấn đề gì xảy ra. Tôi cho rằng nhiều người dân thành thị
hay ăn thức ăn đường phố rất dễ nhiễm clenbuterol".
Wen Peng - biên tập của một tạp chí chăn nuôi, cho hay vẻ ngoài
hấp dẫn của thịt lợn nuôi bằng clenbuterol đã khiến một số nhà cung
cấp thịt Trung Quốc đặt hàng thịt loại này từ những trang trại lợn.
“Các trại lớn ít dùng clenbuterol vì bị kiểm tra gắt gao nhưng các trại
nhỏ mới là thị trường lớn của clenbuterol”, ông Wen nói.
PHAN ANH



×