Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA ASEAN ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.26 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN DUẨN

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA ASEAN ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đào Minh Hồng

Hà Nội - 2011


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..…5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 6
4. Lịch sử vấn đề và nguồn tư liệu ............................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
6. Những đóng góp của đề tài .................................................................... 11
7. Bố cục của đề tài ................................................................................... 12
Chương 1: ASEAN VÀ VIỆT NAM ......................................................... 13
1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – ASEAN ............................................. 13
1.1.1 Quan hệ Việt Nam – ASEAN thời kỳ 1967 – 1978 ............................. 13
1.1.2 Quan hệ Việt Nam - ASEAN thời kỳ 1979 – 1991 .............................. 18


1.1.3 Quan hệ Việt Nam – ASEAN thời kỳ 1992-1995 ................................ 23
1.2 Vai trò của ASEAN đối với Việt Nam ................................................. 31
1.2.1 Lĩnh vực hợp tác và phát triển kinh tế ................................................. 31
1.2.2 Lĩnh vực hợp tác và đảm bảo an ninh.................................................. 38
1.2.3 Lĩnh vực văn hoá-xã hội...................................................................... 43
Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
TP. HỒ CHÍ MINH VỚI ASEAN (QUA TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN)…..………46
2.1 Phân tích khảo sát ................................................................................ 46
2.1.1 Cơ sở của việc điều tra ........................................................................ 46
2.1.2 Đối tượng lựa chọn điều tra ................................................................ 47
1


2.2 Nhận thức chung về ASEAN ............................................................... 49
2.2.1 ASEAN trong mắt sinh viên KHXH&NV TP.HCM…………………. 49
2.2.2 Nhận thức về chính trị - an ninh .......................................................... 52
2.3 Trong lĩnh vực kinh tế ......................................................................... 56
2.3.1 Nhận thức về ảnh hưởng của kinh tế ASEAN đối với Việt Nam ......... 56
2.3.2 Vấn đề thương hiệu quốc gia của các nước thành viên ........................ 57
2.4 Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục ....................................................... 59
2.4.1 Sức hấp dẫn văn hóa của ASEAN ....................................................... 59
2.4.2 Hình ảnh của ASEAN ......................................................................... 62
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ…….
Error! Bookmark not defined.
3.1 Độ chênh lệch giữa nhận thức của người dân & giới học giả…..………….65
3.1.1 Nhận thức về chính trị………………………………………………………..65
3.1.2 Nhận thức về vấn đề kinh tế………………………………………………….66
3.1.3 Nhận thức về vấn đề văn hóa………………………………………………...67
3.2 Phân tích nguyên nhân……………………………………….……………....68

3.2.1 Nguyên nhân khách quan…………………………………………………….68
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………….…70
3.3 Những kiến nghị và đề xuất………………………………….…………..…..72
3.3.1 Khắc phục nguyên nhân khách quan………………………………………....72
3.3.2 Khắc phục nguyên nhân chủ quan…………………………………………...74

KẾT LUẬN ................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 80
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….82

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AEC

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

AEM

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN

AFTA

Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN


AFSA

Hiệp định khung về Khu vực tự do hóa mậu dịch ASEAN

AIA

Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN

AICO

Hiệp định khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN

AMM

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC

Ủy ban Thường trực ASEAN

ACFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Trung Quốc

ASC


Cộng đồng An ninh ASEAN

ASCC

Cộng đồng Xã hội Văn hóa ASEAN

CEPT

Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung

CAJ

Liên đoàn báo chí ASEAN

COC

Bộ quy tắc ứng sử Biển Đông

DOC

Tuyên bố về cách ứng sử của các bên ở Biển Đông

EAC

Cộng đồng Đông Á

IAI

Sáng kiến Liên kết ASEAN


JCM

Cuộc hợp tư vấn chung

SOM

Cuộc họp các quan chức cao cấp

SEOM

Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp

SEANWFZ Hiệp ước về một khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân
TAC

Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, hay hiệp ước Bali

3


CÁC MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

A/ DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore giai đoạn 2004-2007 ............ 32
Bảng 2: Quan hệ thương mại Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2004-2007 .............. 33
Bảng 3: Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Indonesia giai đoạn 20042007 (ĐVT: 1.000 USD) ........................................................................................ 34
Bảng 4:Thống kế xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản tháng 8/2008 ....... 37
Bảng 5: Hàng hóa do các quốc gia ASEAN sản xuất được sinh viên biết đến ........ 58
Bảng 6: Các nguồn thông tin về ASEAN ................................................................ 69


B/ DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cán cân Thương mại Việt Nam – Trung Quốc ...................................... 35
Biểu đồ 2: Tỉ lệ sinh viên khảo sát theo niên học ................................................... 49
Biểu đồ 3:Tỉ lệ chọn quốc gia đến du lịch của sinh viên ........................................ 59
Biểu đồ 4: Tầm quan trọng của các quốc gia trong ASEAN ................................... 63

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa khu vực hay khu vực hóa đã và đang trở thành một xu thế
phát triển tất yếu. Vì thế, các cộng đồng khu vực đang hình thành và phát
triển mạnh mẽ ở nhiều nơi trên thế giới như EU ở châu Âu, ASEAN ở Đông
Nam Á hay APEC, NAFTA…
Lợi ích của mỗi quốc gia khi tham gia vào một tổ chức khu vực là dễ
thấy và rất rõ ràng, nhất là lợi ích kinh tế và an ninh. Đây cũng chính là lý do
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995,
cộng đồng khu vực này hình thành từ năm 1967. Điều đáng lưu ý là tham gia
vào một tổ chức khu vực không chỉ là công việc của nhà nước và lãnh đạo các
cấp từ trung ương đến địa phương mà ở một góc độ nào đó còn cần có sự
tham gia của người dân. Nhận thức của người dân về vai trò của ASEAN đối
với Việt Nam tác động trực tiếp đến mức độ tham gia và ủng hộ của người
dân đối với ASEAN, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến mức độ tham gia
của Việt Nam vào ASEAN và đến sự phát triển của tổ chức này trong tương
lai. Vì thế, việc tìm hiểu nhận thức của người Việt Nam về vai trò của
ASEAN đối với Việt Nam là một đề tài nên làm và đáng được quan tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về vai trò của ASEAN đối với Việt Nam là tìm hiểu về vai trò

của một tổ chức khu vực đối với một quốc gia thành viên. Vì thế, khảo sát và
so sánh nhận thức của người dân với quan điểm và nhận thức của giới học giả
sẽ giúp chúng tôi đánh giá được vai trò của ASEAN đối với sự phát triển của
Việt Nam cùng những khác biệt trong nhận thức của giới học giả và người
dân về vấn đề này. Trên cơ sở đó, ít nhiều thấy được sự tác động của ASEAN
đến Việt Nam và nhìn nhận lại những lợi ích thực sự mà Việt Nam có được từ
việc tham gia vào ASEAN.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi chỉ tìm hiểu
quan điểm, nhận thức của giới học giả và của người dân Tp.Hồ Chí Minh
(giới hạn trong phạm vi sinh viên nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn).
Việc giới hạn như vậy cho phép chúng tôi trình bày tập trung hơn và từ đó có
thể tiến hành so sánh nhận thức và quan điểm của hai nhóm đối tượng này, rút
ra những kết luận xác đáng hơn.
- Giới học giả là những người chuyên nghiên cứu sâu về tổ chức ASEAN
và cũng là người nắm vững chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, đồng
thời các công trình nghiên cứu của họ cho thấy cách đánh giá nhìn nhận vai
trò của tổ chức này đối với Việt Nam ở cấp độ cao hơn.
- Sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là những người được
thụ hưởng những công trình nghiên cứu của các học giả thông qua các môn
học về ASEAN, cũng là những người có khả năng đọc, tiếp cận các phương
tiện truyền thông hiện đại như các báo mạng, internet, website, … Do đặc thù
của khối ngành này, sinh viên cũng có nhu cầu giao tiếp quốc tế cao, có hiểu
biết rộng về khu vực và vai trò của tổ chức ASEAN.
- Việc lựa chọn hai đối tượng trên cho phạm vi nghiên cứu giúp tác giả
bước đầu có những nhận định tổng quát như sau:
Thứ nhất: Không có độ chênh lệch rõ ràng về nhận thức giữa khối sinh

viên này và các học giả nghiên cứu.
Thứ hai: Khối sinh viên nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn đã
được trang bị đầy đủ và đạt chuẩn kiến thức tổi thiểu về ASEAN.
Thứ ba: Chính nguồn nhân lực tương lai này sẽ là cầu nối vững chắc cho
quan hệ Việt Nam – ASEAN.

6


4. Lịch sử vấn đề và nguồn tư liệu
Trên cơ sở khảo sát những tài liệu hiện có, chúng tôi nhận thấy đây là
một đề tài mới, chí ít là ở Việt Nam nên chưa có công trình nghiên cứu nào
giống hay gần giống với đề tài đã được xuất bản. Quan điểm và nhận thức của
các học giả trong và ngoài nước về vai trò của ASEAN đối với Việt Nam
được phổ biến trong các bài báo khoa học, sách hay các công trình nghiên cứu
về ASEAN và quan hệ Việt Nam – ASEAN nói chung hay về tiến trình gia
nhập của Việt Nam vào ASEAN….Đây chính là nguồn tài liệu để chúng tôi
tham khảo, triển khai thực hiện đề tài này.
Nguyễn Thu Mỹ, một trong số ít những nhà nghiên cứu Việt Nam
chuyên sâu về ASEAN, đã có nhiều công trình nghiên cứu và bài viết về
Đông Nam Á. Trong bài nghiên cứu “Cộng đồng an ninh ASEAN từ ý tưởng
đến hiện thực” sau khi phân tích mục đích, nguyên tắc và các giải pháp xây
dựng, bà đã đưa ra triển vọng của việc xây dựng cộng đồng an ninh (ASC).
Hay trong cuốn “Hợp tác ASEAN+3 quá trình phát triển, thành tựu và triển
vọng” [2008], tác giả Nguyễn Thu Mỹ đề cập và thảo luận tới khả năng hợp
tác rộng lớn hơn (khu vực Đông Á) với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đây chính là ý tưởng để tác giả bàn luận về mô hình hợp tác ASEAN+3 và
quá trình hình thành của nó, trước khi bàn luận tiếp về quá trình phát triển để
rồi đánh giá về thành tựu sau 10 năm phát triển cũng như sự tham gia của Việt
Nam với tiến trình hợp tác ASEAN+3.

Tác giả Vũ Dương Ninh (chủ biên) với cuốn sách “Việt Nam – ASEAN:
quan hệ đa phương và song phương” [2004] đề cập đến quan hệ của Việt
Nam và các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Nội dung cuốn
sách chủ yếu mang tính giới thiệu khái quát, ít phân tích và đánh giá. Tác giả
Trần Khánh với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cộng đồng an ninh
ASEAN (ASC): nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động” (Viện Nghiên cứu
7


Đông Nam Á là cơ quan chủ trì thực hiện được nghiệm thu ngày 6 tháng 10
năm 2008). Đây là đề tài nhánh thuộc Chương trình nghiên cứu cấp Bộ “Cộng
đồng ASEAN: cơ sở hình thành, triển vọng và phản ứng chính sách của các
nước trong khu vực”. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu những vấn đề và xu
hướng liên quan đến ASC kể từ khi ASEAN kí Tuyên bố Bali II (2003) đi đến
quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN nói chung, Cộng đồng An ninh nói
riêng cho đến 2015. Những điểm đáng chú ý nhất của đề tài là tác giả (1) làm
rõ được cơ sở hình thành, nhân tố tác động đến xây dựng Cộng đồng An ninh
ASEAN; (2) phân tích, đánh giá mục tiêu, nội dung cơ bản, phương thức thực
hiện và triển vọng của Cộng đồng An ninh ASEAN; và (3) đánh giá những
tác động của tiến trình xây dựng Cộng đồng An ninh ASEAN với sự tham gia
của Việt Nam.
Tác giả Hoàng Khắc Nam trong công trình “Hợp tác đa phương
ASEAN+3: vấn đề và triển vọng” [2008] xem xét sự hình thành của mô hình
hợp tác ASEAN+3 một cách khá bao quát. Tác giả trên cơ sở phân tích các
tiền đề cho sự hình thành tiến trình hợp tác ASEAN+3 cũng như quá trình
phát triển của nó để từ đó chỉ ra (1) những vấn đề, những khó khăn cho mô
hình hợp tác này và (2) đánh giá triển vọng của ASEAN+3 cũng như tác động
của nó đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Ngọc Dung với cuốn
sách “Sự hình thành chủ nghĩa khu vực của ASEAN” [2002] phân tích sự hình
thành ASEAN từ nhiều bình diện khác nhau, nhưng thực tế tác giả đề cập đến

các cơ sở hình thành ASEAN từ đó nhìn nhận đánh giá vai trò của tổ chức
này trên trường quốc tế trước khi đưa ra các nhận định về triển vọng cũng như
thách thức của nó. Ngoài ra, về mặt tư liệu tham khảo, chúng tôi còn tìm thấy
một số nghiên cứu của các tác giả khác như: Linh Lan, Hoàng Tuấn Anh…
Về phương pháp nghiên cứu, công trình “The EU through the eyes of
Asia: media, public and elite perceptions in China, Japan, Korea, Singapore
8


and Thailand” của nhóm tác giả Martin Holland, Peter Ryan, Alojzy
Z.Nowak and Natalia Chaban [2007] và “The EU through the eyes of Asia,
volume II: new cases, new findings” của cùng nhóm tác giả trên được thực
hiện trên cơ sở khảo sát nhận thức của người dân các nước châu Á về EU hay
nói khác là khảo sát về hình ảnh của EU trong mắt người dân châu Á bằng
cách lấy tư liệu cấp 1 thông qua ba phương pháp (1) khảo sát bằng bảng hỏi;
(2) phỏng vấn trức tiếp lãnh đạo các ban ngành; và (3) khảo sát EU qua các
tin tức báo chí và truyền hình. Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam
với sự tham gia của nhóm ba tác giả Phạm Quang Minh, Bùi Hải Đăng và
Trần Bách Hiếu. Đây là hai công trình quan trọng mà từ đó chúng tôi học hỏi
được nhiều về phương pháp nghiên cứu và khảo sát. Đây cũng chính là
phương pháp quan trọng nhất mà chúng tôi sử dụng để thực hiện nghiên cứu
này.
Tuy các nhà khoa học ít nhiều đã bàn về vai trò của ASEAN đối với sự
phát triển của Việt Nam trong một số lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu là
trong hợp tác và phát triển kinh tế mặc dù còn tản mạn với những đánh giá
không thật sự sâu sắc. Nhìn chung cho đến nay chúng tôi vẫn không tìm thấy
một khảo cứu thấu đáo nào về vai trò của ASEAN đối với sự phát triển của
Việt Nam bên cạnh không phải ít những bài viết, nghiên cứu về vài trò của
Việt Nam trong ASEAN. Đây chính là lý do, động lực để chúng tôi theo đuổi
mảng đề tài này.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu nêu ra ở phần trên, bên
cạnh những kỹ năng nghiên cứu truyền thống như tổng hợp và phân tích,
chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh là chủ yếu nhằm tìm ra
những tương đồng và khác biệt giữa nhận thức của người dân và nhận thức
của giới học giả về vai trò của ASEAN đối với Việt Nam. Để có thể khảo sát
9


được nhận thức của người dân, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu xã
hội học trong việc đưa ra các tiêu chí khảo sát, chọn đối tượng khảo sát và
thiết kế bảng hỏi.
Nghiên cứu về vai trò của ASEAN đối với Việt Nam rõ ràng khó có thể
nhìn nhận và đánh gia một cách toàn diện nếu không đứng từ một góc độ nhất
định; vì thế, chúng tôi còn sử dụng quan điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa
Marx, quan điểm của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do trong việc đánh
giá những lợi ích về an ninh, chính trị và kinh tế mà Việt Nam có được từ
ASEAN.
Để thực hiện đề tài, khi tiếp cận dưới góc độ lý thuyết, chúng tôi phân
chia đề tài thành các bộ phận theo ảnh hưởng của từng yếu tố riêng biệt như
chính trị, kinh tế và văn hóa. Mỗi một lĩnh vực là một tiêu chí đánh giá. Bước
tiếp theo là tiến hành thu thập và phân loại các tài liệu cần thiết theo từng thời
kỳ và từng lĩnh vực trên.
Khi tiếp cận trên góc độ thực tế, chúng tôi đã tiến hành lần lượt các
bước: thao tác hóa khái niệm, lập bảng hỏi, xác định đối tượng khảo sát, tiến
hành khảo sát thực tế bằng bảng hỏi và tiến hành phỏng vấn các đối tượng
này. Hai công đoạn khảo sát thực tế bằng bảng hỏi là thời gian khó khăn nhất
do người viết tiến hành đề tài trong lúc vẫn phải làm việc ở đơn vị chủ quản.
Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô khoa Quan hệ quốc tế
mà người viết có thể hoàn thành hai công đoạn này trong thời gian ngắn nhất.

Kết quả là người viết thu được 500 bảng hỏi theo phương pháp bán phỏng
vấn, phỏng vấn nhanh được 10 sinh viên phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Hạn chế lớn nhất của đề tài là chưa thể tiến hành chọn mẫu hợp lý để
kết quả thu được có thể đại diện cách đánh giá của toàn bộ người dân
TP.HCM do một số lý do khách quan như: (1) thời gian tiến hành đề tài khá

10


ngắn; (2) quá trình tiến hành khảo sát cũng gặp hạn chế cả về kinh phí lẫn
nhân lực nên người viết không thể tổ chức chọn mẫu ở quy mô lớn hơn, hợp
lý hơn.
6. Những đóng góp của đề tài
So sánh giữa nhận thức của một nhóm người với quan điểm của các
học giả về một vấn đề, mà cụ thể ở đây là về vai trò của ASEAN đối với Việt
Nam, tìm ra những tương đồng và cả những khác biệt đều mang lại những
đóng góp về cả khoa học lẫn thực tiễn. Về mặt khoa học, những kết luận của
đề tài này giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của
ASEAN đối với Việt Nam từ đó có thể nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của
một tổ chức khu vực đối với sự phát triển của quốc gia thành viên ở các khu
vực trên thế giới cũng như chính vai trò của ASEAN đối với các quốc gia
thành viên khác. Bên cạnh đó, đây chắc chắn là một hướng nghiên cứu mới.
Về mặt thực tiễn, khảo sát và nắm bắt được nhận thức của một nhóm
người về một vấn đề rõ ràng có ý nghĩa quan trọng trong việc nhìn nhận lại
những tác động của vấn đề đó đối với nhóm người này. Ở đây là vai trò của
ASEAN đối với Việt Nam, mà sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn
là nhóm đối tượng khảo sát. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài, về mặt
thực tiễn là nguồn tham khảo cho lãnh đạo các cấp trong việc thúc đẩy hơn
Việt Nam vào ASEAN cũng như việc đề ra những chiến lược và chính sách
đưa ASEAN đến gần hơn với người dân, từ đó tăng cường nhận thức về tầm

quan trọng của ASEAN đối với Việt Nam và những lợi ích mà ASEAN mang
lại.
Ngoài ra, sau khi hoàn tất và chỉnh sửa theo sự đóng góp của hội đồng,
đề tài chắc hẳn còn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho sinh viên, học

11


viên chuyên ngành QHQT và tất cả những ai quan tâm đến chủ nghĩa khu
vực, ASEAN và vai trò của ASEAN đối với Việt Nam.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương
Chương 1: Trình bày khái quát về quan hệ Việt Nam – ASEAN trong lịch sử
cũng như vai trò của Việt Nam trong ASEAN được tổng hợp từ những công
trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam (30 trang).
Chương 2: Trình bày và phân tích những kết quả có được từ khảo sát sinh
viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về nhận thức ASEAN (18 trang).
Chương 3: Tổng kết, so sánh kết quả khảo sát cùng với những đề xuất nhằm
nâng cao sự hiểu biết của sinh viên nhóm ngành xã hội trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn về ASEAN (9 trang).

12


Chương 1
ASEAN VÀ VIỆT NAM
1.1 Khái quát quan hệ Việt Nam – ASEAN
Trong lịch sử quan hệ quốc tế của Việt Nam, quan hệ giữa Việt Nam
với các quốc gia Đông Nam Á luôn giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Là
những nước cùng nằm trong một khu vực, có sự tương đồng về văn hoá, lịch

sử và những điều kiện tự nhiên, kinh tế, nếu quan hệ tốt đẹp, láng giềng hữu
nghị sẽ tạo thuận lợi cho quá trình phát triển của nhau và ngược lại. Trải qua
bao nhiêu thăng trầm trong quan hệ khu vực đó, cho tới nay, Việt Nam là một
thành viên tích cực, có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động quốc tế. Kể
từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm 1967, trải
qua hơn bốn thập kỷ quan hệ Việt Nam với các nước trong ASEAN cũng qua
thăng trầm lịch sử, có thể chia ra đại thể làm 2 thời kỳ chính: thời kỳ chiến
tranh lạnh và thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
1.1.1

Quan hệ Việt Nam – ASEAN thời kỳ 1967 – 1978

Mới được thành lập ở giai đoạn này ASEAN chưa có hoạt động gì đáng
kể về mặt chính trị cũng như kinh tế. Lúc này thế giới đang diễn ra chiến
tranh lạnh và tình trạng đối đầu giữa hai hệ thống xã hội. Các nước ASEAN
cũng bị tình hình trên tác động mạnh, và một số nước ở những mức độ khác
nhau có dính líu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
Vào cuối những năm 1960, đầu năm 1970, ở khu vực đã diễn ra một số
chuyển biến có ý nghĩa chiến lược, trong đó quan trọng nhất là sự thất bại đã
trở nên rõ ràng của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, được đánh dấu bằng
cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968) của Việt Nam. Sau sự kiện này, Mỹ
buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam ở Pari (10-5-1968) và chuyển
sang thực hiện Học thuyết Nixon (25-7-1969), chủ trương giảm bớt các cam
kết của Mỹ ở Châu Á, thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh, chuẩn bị rút dần
13


quân khỏi Việt Nam và Đông Nam Á. Ngày 28-9-1969, Mỹ và Thái Lan bắt
đầu thương lượng về việc Mỹ rút 48.000 quân khỏi Thái Lan.
Trong khi ảnh hưởng của Anh và Mỹ bị suy giảm ở khu vực, thì ảnh

hưởng của Liên Xô và Trung Quốc lại tăng lên. Trung Quốc thông qua lực
lượng được hỗ trợ ở các nước Đông Nam Á để gây áp lực với các chính
quyền ASEAN. Còn Liên Xô bắt đầu triển khai chiến lược châu Á của mình
để đối phó với khả năng liên kết Trung – Mỹ cũng như mở rộng ảnh hưởng ở
Đông Nam Á.
Việc rút các lực lượng của Anh, Mỹ khỏi khu vực Đông Nam Á, việc
ảnh hưởng Xô – Trung tăng lên và việc thắng thế của cách mạng Đông
Dương là những nhân tố tác động sâu sắc tới cục diện Đông Nam Á vào cuối
những năm 60 đầu 70, buộc các nước ASEAN phải tính toán lại chiến lược
của mình.
Một trong những biểu hiện đầu tiên của quá trình điều chỉnh chiến lược
này là việc Thủ tướng Malaysia đưa ra khái niệm trung lập hoá Đông Nam Á
vào tháng 2/1969. Các nước ASEAN, nhất là những nước thân Mỹ và có quân
ở Việt Nam đã không tán thành ngay khái niệm này. Nhưng dưới sức ép của
tình hình mới, tháng 11/1971 các nước ASEAN đã chấp nhận có sửa đổi khái
niệm trên và ngày 27/11/1971 họ đã tuyên bố về thành lập khu vực Hoà bình,
Tự do và Trung lập ở Đông Nam Á (gọi tắt là ZOPFAN). Tuyên bố này, về
hình thức tạo ra một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của các nước
ASEAN: từ chỗ theo đuôi Mỹ, nay muốn tách ra, đứng ngoài cuộc tranh giành
giữa các nước lớn. Về thực chất, đây là một phương cách để duy trì sự tồn tại
của các nước ASEAN trong tình hình mới, và cũng là để ngăn chặn sự phát
triển của cách mạng Đông Dương sang các nước đó bằng khẩu hiệu “cùng tồn
tại hoà bình”.

14


Trong quan hệ với Việt Nam, tuyên bố này cũng đánh dấu sự chấm dứt
việc các nước ASEAN ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Thực ra,
do tình thế thất bại của Mỹ - ngụy quyền Sài Gòn, các nước ASEAN đã phải

giảm thiểu sự dính líu của mình vào cuộc Chiến tranh Việt Nam. Tháng 10 1969, Philippines công bố kế hoạch rút một phần quân và tháng 12-1969 đã
rút hơn 1000 công dân vụ khỏi Việt Nam. Tháng 9-1970 Thái Lan cũng bắt
đầu rút 12.000 quân khỏi Việt Nam. Đến cuối năm 1970, Malaysia đã đình
chỉ việc đào tạo cảnh sát và cố vấn cho ngụy quyền Sài Gòn và đầu năm 1972
đã từ chối yêu cầu của ngụy quyền Sài Gòn đề nghị Malaysia lên án cuộc tấn
công của quân và dân Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Singapore tỏ thái độ
hữu nghị với Việt Nam Dân chủ cộng hoà bằng cách để cho Việt Nam đặt cơ
quan Tổng công ty xuất nhập khẩu vào tháng 7-1971.
Bên cạnh việc chấm dứt dính líu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, năm
1972, một số nước ASEAN như Philippines, Malaysia, Singapore đã bắt đầu
thăm dò khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam, cả về kinh tế, thương mại
và ngoại giao. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có tiến triển gì đáng
kể hơn.
Giai đoạn 1973-1978, tình hình khu vực có nhiều chuyển biến lớn, dẫn
đến sự đảo lộn mạnh mẽ trong cán cân lực lượng ở đây. Tháng 1-1973, Hiệp
định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết.
Tháng 8-1973, Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Đông
Dương. Xu thế hoà bình, trung lập ở khu vực phát triển mạnh, nổi bật là
phong trào đấu tranh của sinh viên, thanh niên trí thức Thái Lan chống đế
quốc đã đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài quân sự thân Mỹ Thanon vào
tháng 10-1973. Chính quyền mới ở Thái Lan đã yêu cầu Mỹ rút quân khỏi
Thái Lan … Những sự kiện trên đây đã buộc các nước ASEAN phải điều
chỉnh mạnh mẽ chính sách đối ngoại của mình.
15


Trên bình diện quốc tế, các nước ASEAN đã đẩy mạnh quan hệ với các
nước xã hội chủ nghĩa, nhất là với Trung Quốc và Liên Xô, thực hiện chính
sách cân bằng giữa các nước lớn. Ngày 22-6-1973, tại Liên hợp quốc,
Malaysia là nước ASEAN đầu tiên đã gặp Trung Quốc ở cấp Đại sứ để bàn về

vấn đề lập quan hệ ngoại giao. Đến tháng 5-1974, Malaysia và Trung Quốc
chính thức lập quan hệ ngoại giao. Ngày 20-12-1974, Thái Lan quyết định
bình thường hoá quan hệ thương mại với Trung Quốc và ngày 22-12-1974,
Thứ trưởng ngoại giao Thái Lan đi Trung Quốc bàn về việc lập quan hệ ngoại
giao giữa hai nước.
Trên bình diện khu vực, các nước ASEAN cũng có nhiều cử chỉ thân
thiện hơn, tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam. Tháng 3-1973,
Philippines và Thái Lan rút hết quân đội khỏi Nam Việt Nam, tháng 7-1974,
Thái Lan thoả thuận xong với Mỹ việc hạn chế Mỹ sử dụng các căn cứ quân
sự ở Thái Lan chống lại các nước Đông Dương. Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao các nước ASEAN họp ngày 15-2-1973, các nước ASEAN kêu gọi
chương trình viện trợ kinh tế cho các nước Đông Dương và thành lập Uỷ ban
phối hợp các nước ASEAN về việc tái thiết và khôi phục lại các nước Đông
Dương.
Về phía Việt Nam, từ sau khi ký Hiệp định Pari năm 1973, Việt Nam
bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song
phương với các nước thuộc tổ chức ASEAN. Tháng 3-1973, Việt Nam lập
quan hệ ngoại giao với Malaysia và tháng 8-1973 lập quan hệ ngoại giao với
Singapore. Trong năm 1974 và 1975 Việt Nam đã đón một số đoàn từ các
nước ASEAN như đoàn Tổ chức Á – Phi của Malaysia, đoàn 16 hạ nghị sĩ
Thái Lan. Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã xúc tiến đàm phán lập quan
hệ ngoại giao với Philippines và Singapore.

16


Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á lần
đầu tiên được thể hiện rõ ràng trong chính sách 4 điểm tháng 7-1976, trong đó
nêu lên những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển hữu nghị và hợp tác với
các nước Đông Nam Á như: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

của nhau, cùng tồn tại trong hòa bình không để lãnh thổ của mình cho nước
ngoài sử dụng, giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng phát triển
hợp tác khu vực.
Để tranh thủ sự ủng hộ cho chính sách trên, tháng 7-1976, Thứ trưởng
ngoại giao Việt Nam Phan Hiền đã lần lượt đi thăm Philippines, Singapore,
Indonesia, Malaysia và các nước ASEAN đều tuyên bố ủng hộ chính sách 4
điểm của Việt Nam. Trong thời gian này quan hệ ngoại giao Viêt Nam –
Malaysia đã được thiết lập và phía Malaysia đã hứa giúp Viêt Nam khôi phục
kinh tế theo khả năng của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực cao su. Tháng 8-1976,
Việt Nam và Thái Lan cũng thỏa thuận quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Như vậy, đến tháng 8-1976, Viêt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ
với tất cả các nước thành viên ASEAN. Trong các năm 1977 và 1978, quan
hệ song phương Viêt Nam với từng nước ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với
các chuyến thăm hữu nghị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thăm 5 nước
ASEAN (tháng 9 và tháng 10-1979) và của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Duy Trinh thăm 5 nước ASEAN (tháng 12-1977 và tháng 1-1978). Trong các
chuyến đi, giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã ký nhiều hiệp định về hợp
tác kinh tế thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, hàng không, hàng hải, đặc
biệt trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam và các
nước này đều đề ra thông cáo chung nêu lên các nguyên tắc chỉ đạo (quan hệ
chung sống hòa bình). Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều đoàn đại biểu của các
ngành triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể khác.

17


Việt Nam đã lần lượt lập Đại sứ quán tại Manila (11-1976), Kuala
Lumpur (7-1977), Bangkok (2-1978) và các nước Philippines, Malaysia, Thái
Lan cũng đã lập đại sứ quán tại Việt Nam vào các thời điểm tương ứng. Các
cuộc đàm phán với Indonesia về thềm lục địa chồng lấn ở cấp chuyên viên

cũng bắt đầu được xúc tiến.
Có thể nói trong thời kỳ này, quan hệ Việt Nam các nước ASEAN phát
triển tốt đẹp hơn so với trước đó. Việt Nam đã từng bước đặt nền móng cho
quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN.
Tuy nhiên ở giai đoạn này, Việt Nam vẫn chưa quan hệ với tổ chức
ASEAN. Ngày 18-4-1973, tại Hội nghị bất thường các Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN hợp tại Pattaya (Thái Lan), Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được
mời tham dự với tư cách quan sát viên, và năm 1974, Indonesia lại mời Việt
Nam tham gia hội nghị AMM lần thứ bảy ở Jakarta. Nhưng cả hai lần, phía
Việt Nam đều từ chối tham dự vì trong số các bên được mời có cả ngụy quyền
Sài Gòn.
1.1.2

Quan hệ Việt Nam – ASEAN thời kỳ 1979 – 1991

Giai đoạn 1979-1988, sau khi xuất hiện vấn đề Campuchia, quan hệ
giữa Việt Nam với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu, quan hệ song
phương của Việt Nam với từng nước ASEAN giảm xuống mức rất thấp.
Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa đấu tranh với ASEAN về vấn đề
Campuchia và triển khai đấu tranh ngoại giao, gắn việc giải quyết vấn đề
Campuchia với việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định ở Đông Nam Á,
thúc đẩy đối thoại đẩy lùi sự đối đầu, phân hóa liên minh chống Việt Nam.
Xuất phát từ chính sách trên, cùng với việc đưa ra các đề nghị giải
quyết vấn đề Campuchia, Việt Nam đã đưa ra nhiều đề nghị về hòa bình và
hợp tác Đông Nam Á. Tại 13 cuộc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước
18


Đông Dương (từ tháng 1-1980 đến tháng 8-1986), Việt Nam đã đưa ra một
loạt các đề nghị sau:

Tháng 1-1980, Việt Nam đề nghị ký hiệp định không xâm lược
giữa các nước Đông Nam Á và sẵn sàng thảo luận việc lập một “ khu vực
Đông Nam Á hòa bình, độc lập, tự do, trung lập, ổn định và phồn vinh” (thực
chất là chấp nhận ZOPFAN) với các nước ASEAN.
Tháng 1-1981, Việt Nam đề nghị họp hội nghị khu vực giữa hai
nhóm nước Đông Dương và ASEAN.
Tháng 9-1981, tại Liên Hiệp Quốc, Lào thay mặt ba nước Đông
Dương đưa ra 7 nguyên tắc chỉ đạo quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương
và ASEAN “Vì một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác”.
Tháng 7-1982, Việt Nam tuyên bố đơn phương rút một số quân
khỏi Campuchia, đồng thời đề nghị họp “Hội nghị quốc tế về Đông Nam Á”
với sự tham gia của hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN.
Tháng 3-1983, theo đề nghị của Việt Nam, Hội nghị cấp cao
không liên kết lần thứ bảy ở Niu Đêli đã ra nghị quyết kêu gọi tất cả các nước
Đông Nam Á tiến hành đối thoại để giải quyết mối bất đồng giữa hai nhóm
nước và lấy đề nghị của ASEAN về ZOPFAN làm cơ sở để thảo luận về việc
biến Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định.
Tháng 4-1985, Việt Nam khẳng định lại đề nghị triệu tập hội
nghị quốc tế bàn tất cả các vấn đề có liên quan đến hòa bình, ổn định ở Đông
Nam Á bao gồm các nước trong và ngoài khu vực liên quan trực tiếp hoặc đã
đóng góp vào hòa bình ổn định khu vực.
Tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, từ năm 1980 đến năm 1985, hàng
năm Việt Nam, Lào cùng với một số bạn bè nêu vấn đề “hòa bình, ổn định và

19


cùng hợp tác ở Đông Nam Á” nhằm thúc đẩy xu hướng đối thoại giữa Đông
Dương và ASEAN đổi lại vấn đề tình hình Campuchia do ASEAN đưa ra tại
diễn đàn này.

Tuy nhiên, tất cả đề nghị nêu trên về đối thoại hợp tác khu vực đều
không được ASEAN chấp nhận với lý do vấn đề Campuchia là nguyên nhân
chủ yếu gây mất ổn định khu vực; phải giải quyết vấn đề Campuchia trước rồi
mới giải quyết vấn đề hòa bình, hợp tác khu vực.
Giai đoạn này có thể nhận thấy có hai nhóm nước tách biệt phản ánh lợi
ích an ninh và quan niệm về mối đe dọa về an ninh khác nhau trong các nước
ASEAN. Một nhóm tỏ ra lo ngại về nguy cơ cơ bản và lâu dài là Trung Quốc
đối với khu vực, do vậy chủ trương đối thoại với Việt Nam nhằm tìm một giải
pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Nhóm nước còn lại chủ trương dựa vào
Trung Quốc gây sức ép toàn diện với Việt Nam.
Đầu năm 1984, tình hình bắt đầu có thay đổi. Mặc dù chịu sức ép song
chính quyền cách mạng Campuchia vẫn đứng vững tới mùa khô 1984-1985
còn đạt được thắng lợi lớn về quân sự. Trong khi đó Việt Nam vẫn đang thực
hiện việc rút quân từng phần (bắt đầu từ năm 1982). Còn trên bình diện quốc
tế, quan hệ Xô – Mỹ, Xô – Trung bắt đầu được cải thiện, gây nguy cơ các
nước lớn sẽ vượt lên trước ASEAN để giải quyết vấn đề Campuchia.
Trong bối cảnh đó, sự phân hóa giữa các nước ASEAN ngày càng rõ
nét hơn, Indonesia và Malaysia bắt đầu nêu ra sáng kiến thực hiện khu vực
phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á, coi đó là một phần quan trọng để thực
hiện ZOPFAN mà không chờ kết thúc vấn đề Campuchia.
Những chuyển biến quan trọng trong chính sách của ASEAN đối với
Việt Nam được đánh dấu bằng việc tại Hội nghị AMM, tháng 2-1985 các
nước ASEAN đã nhất trí cử Indonesia làm đại diện đối thoại với các nước
20


Đông Dương, khẳng định xu thế đối thoại giữa hai nhóm nước ở Đông Nam
Á.
Giai đoạn 1988-1991, quan hệ Việt Nam – ASEAN có những chuyển
biến tích cực. Trên cơ sở quyết định của hội nghị AMM, tháng 7-1987 đã diễn

ra cuộc gặp đối thoại đầu tiên giữa Việt Nam và Indonesia tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Cuộc gặp trên đã dẫn đến việc ra đời hội nghị không chính thức về
Campuchia.
Tại Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (năm 1986), đề ra một
đường lối đổi mới toàn diện, trong đó Việt Nam chủ trương thực thi chính
sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Thực hiện đường lối này,
Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia, trở ngại lớn nhất trong quan hệ hai
bên đang dần được gỡ bỏ, vấn đề Campuchia đi dần vào giải pháp hòa bình.
Trong tình hình đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song phương
với Việt Nam và hoan nghênh việc Việt Nam tham gia vào hợp tác khu vực.
Tháng 12-1987, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ba họp tại Manila, Tổng
thống Philippiness Aquino tuyên bố không coi Việt Nam là mối đe doạ đối
với Philippiness. Tiếp đó, tháng 2-1983, Bộ trưởng Ngoại giao Philippiness
tuyên bố “không chống việc Việt Nam gia nhập ASEAN ”. Còn Thủ tướng
Thái Lan Chatichai khi lên cầm quyền tháng 8 năm 1988 đã đưa ra chủ trương
biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường. Chính sách trên của Thái
Lan đã được Thủ tướng Malaysia tuyên bố ủng hộ (6-1989). Về phần mình,
Việt Nam cũng luôn bày tỏ lòng mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước ASEAN.
Sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và ASEAN có thêm những nhân tố
thúc đẩy mới bởi thái độ Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết
mọi tranh chấp về lãnh thổ với các nước láng giềng, cùng với việc Việt Nam

21


giữ đúng cam kết rút hết quân khỏi Campuchia trước thời hạn năm 1988, mặc
dù lúc đó chưa đạt được giải pháp về vấn đề Campuchia. Điều đó đã tạo dựng
được lòng tin vào thiện chí của Việt Nam trong chính sách tăng cường hợp tác
khu vực. Quan hệ Việt Nam – ASEAN được đẩy mạnh trong năm 1989 và

các năm tiếp theo. Sự kiện chính trị nổi bật và quan trọng nhất trong quan hệ
hai bên là việc Tổng thống Indonesia Suharto, nguyên thủ một thành viên
ASEAN đầu tiên thăm Việt Nam. Tiếp đó là các chuyến viếng thăm của Thủ
tướng Singapore và Thái Lan... Các quan chức và các học giả ASEAN cũng
bắt đầu thể hiện thiện chí và mong muốn có sự hội nhập của Việt Nam và các
nước Đông Dương khác vào khu vực Đông Nam Á. Tháng 1-1989, tại Hội
nghị bàn tròn các nhà báo châu Á- Thái Bình Dương ở Thành Phố Hồ Chí
Minh, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh tuyên bố:
“Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị
với các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực”. Cũng tại hội nghị
này, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố: “Việt Nam sẵn sàng
gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á”. Tại JIM-2 (2-1989), Việt Nam và
Lào tuyên bố sẵn sàng tham gia Hiệp ước Bali (1976) của ASEAN.
Qua việc giải quyết vấn đề Campuchia và nêu cao vấn đề hợp tác khu
vực, sự đoàn kết ASEAN và vai trò tổ chức ASEAN ngày càng được củng cố
tăng cường ở khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó những cố gắng của Việt
Nam, Lào, Indonesia, Malaysia và các quốc gia Đông Nam Á khác trong việc
tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề Campuchia, xây dựng Đông Nam
Á thành một khu vực hòa bình và ổn định cho thấy Việt Nam và các nước
ASEAN ngày càng ý thức được vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn
đề của khu vực. Những diễn biến mới trong tình hình quốc tế và khu vực cũng
đã tạo thêm điều kiện làm lợi để thúc đẩy xu hướng tích cực trên quan hệ Việt
Nam – ASEAN bắt đầu có những biến chuyển tích cực và việc Hiệp định Pari
22


về Campuchia được ký kết tháng10-1991 đã đánh dấu sự chấm dứt của “thời
kỳ Campuchia”, trong quan hệ Việt Nam – ASEAN mở ra một thời kỳ mới –
thời kỳ hợp tác hai bên.
1.1.3


Quan hệ Việt Nam – ASEAN thời kỳ 1992 – 1995

Cùng với việc kết thúc chiến tranh lạnh, ở Đông Nam Á, việc ký kết
Hiệp định hòa bình Pari về Campuchia (tháng 10-1991) đã đặt ra cho cả Việt
Nam lẫn các nước ASEAN nhiều cơ hội và thách thức mới.
Lần đầu tiên sau nhiều năm chiến tranh, xung đột, đối đầu, tất cả các
quốc gia và nhân dân khu vực đã có những cơ hội thực sự để phát triển nhằm
thiết lập một nền hòa bình bền vững và lâu dài cũng như vun đắp cho tình hữu
nghị và thịnh vượng chung ở khu vực, cơ hội để khởi xướng và tăng cường
phát triển sự hợp tác về tiến bộ chung, chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ
châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh những cơ hội nói trên, không ít thách thức cũng xuất hiện ở
khu vực mà cả Việt Nam và ASEAN đều phải đối phó. Sự tan rã của Liên Xô
đã làm mất đi thế giới hai cực trong quan hệ quốc tế đưa đến sự thay đổi trong
cán cân lực lượng trên thế giới và ở khu vực. Ở Đông Nam Á, cả Mỹ và Nga
đều bắt đầu giảm thiểu sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực. Việc này đã
tạo một khoảng trống quyền lực ở khu vực. Những cố gắng nhằm đẩy mạnh
vai trò cả về chính trị, kinh tế, quân sự, của một vài cường quốc châu Á đã
làm tăng mối lo ngại truyền thống về an ninh của các nước ASEAN và các
nước Đông Nam Á khác về một nguy cơ thực sự đối với khu vực. Hơn nữa,
sự rút lui của Mỹ đã làm mất đi chỗ dựa truyền thống về an ninh của các nước
ASEAN, trong khi vấn đề Campuchia chưa phải thật sự đã chấm dứt và bên
cạnh đó lại nảy sinh những nguy cơ tiềm tàng ở Biển Đông...

23


Đó là những thách thức rất lớn đối với ASEAN, buộc họ phải tính toán
nhằm tìm ra một cơ chế đảm bảo an ninh, gìn giữ hòa bình mỏng manh mới

giành được cho khu vực sau hiệp định Pari về Campuchia, bảo đảm sự phát
triển tiếp tục về kinh tế của các nước thành viên. Vì vậy, thách thức thứ hai
đối với các nước ASEAN trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh chính là vấn đề
phát triển kinh tế ở giai đoạn mới này, chạy đua kinh tế đã thay thế chạy đua
vũ trang và tập trung vào phát triển kinh tế đã trở thành một xu thế lớn, lôi
cuốn tất cả các nước phát triển. Trong khi đó, xu thế khu vực hóa đang phát
triển mạnh trên thế giới mà biểu hiện rõ nhất là việc ra đời một thị trường
thống nhất châu Âu gồm các nước Cộng đồng châu Âu và các nước Hiệp hội
mậu dịch châu Âu; khái niệm đồng Yên ở châu Á – Thái Bình Dương của
Nhật; sự hình thành khu vực tự do ở Bắc Mỹ (NAFTA). Trước tình hình đó,
vấn đề đặt ra đối với các nước ASEAN là làm sao đảm bảo được môi trường
quốc tế thuận lợi và giữ được các khu vực thị trường truyền thống, duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao của mình. Giải pháp của ASEAN cho vấn đề trên
gồm hai mặt: một mặt mở rộng quan hệ tích cực đấu tranh với các nước để
chống xu hướng bảo hộ mậu dịch; mặt khác tăng cường xây dựng sức mạnh
bản thân khu vực, thông qua đẩy mạnh hợp tác khu vực để vừa tạo thế với bên
ngoài và duy trì tốc độ phát triển kinh tế của mình. Trong khung cảnh đó, phát
triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, cũng như với các nước Đông
Dương khác trở thành một chính sách quan trọng của ASEAN.
Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên lợi ích lớn nhất lúc này là
duy trì hòa bình ổn định khu vực, tạo dựng một môi trường quốc tế và khu
vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Việt Nam tập trung sức lực vào phát
triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá, cải thiện đời sống nhân dân, đưa
đất nước đi lên theo kịp với nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu
vực và trên thế giới. Về kinh tế, thách thức lớn đối với Việt Nam để hội nhập
24


×