Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của hà nội và của thành phố hồ chí minh và giải pháp cho các siêu thị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 102 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
NHỮNG KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA TIÊU
DÙNG CỦA HÀ NỘI VÀ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM




Họ và tên sinh viên : Trần Vĩnh Ngọc
Lớp : Pháp 2- K42F
Giáo viên hướng dẫn: TS. Phạm Thu Hương









Hà Nội, tháng 11/ 2007
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
MỤC LỤC
Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu…………………………………………………………1
Chương I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu
thị 3
I. Khái quát về văn hóa tiêu dùng…………… 3
1. Khái niệm văn hóa 3
2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng 4
II. Khái quát về siêu thị 15
1. Khái niệm chung về siêu thị 15
2. Phân loại siêu thị 16
3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện
đại 18
III. Tầm quan trọng của văn hóa tiêu dùng trong chiến lược phát triển
siêu
thị 20
1. Ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng tới chiến lược phát triển siêu
thị 21
2. Một số siêu thị nước ngoài tiêu biểu phát triển phù hợp với sự biến đổi
văn hóa tiêu

dùng 24

Chương II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của
TP.Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt
Nam…………………………………………………………………………29
I. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh 29
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
1. Điều kiện tự nhiên, bối cảnh chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa, công
nghệ tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh hiện
nay 29
2. Đặc điểm văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí Minh 32
3. So sánh văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của TP.Hồ Chí
Minh 37

II. Thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay 43
1. Tình hình hoạt động của siêu thị Việt Nam hiện nay 44
2. Đánh giá hoạt động của siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu
dùng ……….……………………………………………………………….53
III. Siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài với văn hóa tiêu dùng Việt Nam 58

Chương III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp
với văn hóa tiêu dùng 60
I. Dự báo xu hướng văn hóa tiêu dùng trong tương
lai 60
1. Dự báo những biến đổi tác động tới văn hóa tiêu dùng trong tương
lai 60
2. Xu hướng văn hóa tiêu dùng trong thời gian tới……………………… 62
3. Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển siêu thị Việt Nam trước

xu hướng văn hóa tiêu dùng mới 64
II. Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam phù hợp với văn hóa tiêu
dùng 68
1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 68
2. Các giải pháp từ phía người kinh doanh siêu thị ở Hà Nội và ở
TP.HCM 73
Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F

Kết luận………………………………………………………… 87
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………………89





Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1. Sơ đồ
Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow 6
Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 8
Sơ đồ 3: Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại 19

2. Bảng biểu
Bảng 1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị hiện hành 17

Bảng 2: Phân loại siêu thị tới năm 2005 theo tiêu chuẩn phân loại trong
Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại 44



Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
1

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những bước đi đầu tiên đầy khó khăn cách đây hơn 10 năm cho đến
nay, siêu thị Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước
nhà, song song với đó là sự hình thành lối sống văn minh, hiện đại mới ở các
đô thị Việt Nam. Tuy nhiên, so với các siêu thị có yếu tố nước ngoài thì các
siêu thị nội địa đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chỉ mới đáp ứng được
một phần rất ít trong tổng cầu tiêu dùng trong nước, nhường phần lớn thị phần
cho các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ hay các cửa hàng bán lẻ nhỏ và
các tập đoàn kinh doanh siêu thị ở nước ngoài. Trước áp lực cạnh tranh đến từ
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các siêu thị Việt Nam nói riêng và ngành
kinh doanh bán lẻ của Việt Nam nói chung có rất nhiều cơ hội nhưng cũng
gặp không ít thách thức. Ý thức được điều này, các siêu thị Việt Nam đã có
những nỗ lực không ngừng để vươn lên ngang tầm với các tập đoàn bán lẻ
quốc tế như liên kết thành tập đoàn, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đầu
tư… Nhưng không lâu nữa chúng ta sẽ mở cửa hoàn toàn cho các nhà phân
phối nước ngoài vào Việt Nam (01/01/2009), liệu rằng chỉ trong một thời gian
ngắn chúng ta có chuẩn bị được đầy đủ tiềm lực cho cuộc cạnh tranh khốc liệt
này không? Phải chăng các doanh nghiệp bán lẻ đang đầu tư theo hướng ngắn
hạn và không có chiều sâu, nhắm vào các đối thủ cạnh tranh mà quên mất

người quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp chính là khách hàng?
Dường như các siêu thị Việt Nam vẫn đang an tâm với lợi thế am hiểu thị
trường địa phương hơn các tập đoàn bán lẻ quốc tế, nhưng với thời gian lợi
thế này sẽ mất đi một khi các tập đoàn này chú trọng đầu tư nghiên cứu người
tiêu dùng nội địa.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
2
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về văn hóa tiêu dùng nhưng chưa mang
tính hệ thống và chưa đủ cơ sở cho các doanh nghiệp bán lẻ nước nhà trong
hoạch định chiến lược. Vấn đề đặt ra đối với các nhà kinh doanh siêu thị nội
địa là chọn hướng đi nào cho sự phát triển lâu dài của mình với năng lực hạn
chế trong một thời gian giới hạn.
Với việc chọn đề tài “Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng tại Hà
Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt
Nam”, tác giả muốn đề xuất một hướng đi mang tính chiến lược cho các siêu
thị Việt Nam là tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt
Nam. Tác giả chọn phạm vi tìm hiểu văn hóa tiêu dùng là Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh vì đây là hai trung tâm kinh tế- chính trị - văn hóa lớn nhất
cả nước và 70% siêu thị Việt Nam tập trung tại hai thành phố lớn này.
Bài khóa luận được chia thành 3 chương:
Chƣơng I: Giới thiệu chung về văn hóa tiêu dùng và siêu thị
Chƣơng II: Đặc điểm văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố
Hồ Chí Minh và thực trạng hoạt động của siêu thị Việt Nam
Chƣơng III: Các giải pháp phát triển siêu thị Việt Nam hiện nay phù
hợp với văn hóa tiêu dùng
Qua 3 chương đó, tác giả mong muốn đưa ra một cái nhìn khái quát về
văn hóa tiêu dùng tại Hà Nội và tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nhận diện
những vấn đề đặt ra với siêu thị Việt Nam trong tiến trình gia nhập nền kinh

tế thế giới.
Trước khi đi vào nội dung chính của bài khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành trước hêt tới cô giáo hướng dẫn của tôi Tiến sĩ Phạm Thu Hương
đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp,
sau là gia đình và các bạn tôi đã có những đóng góp để tôi hoàn thành bài
khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
3
Trần Vĩnh Ngọc


CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VĂN HOÁ
TIÊU DÙNG VÀ SIÊU THỊ
I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ TIÊU DÙNG
1. Khái niệm văn hoá
1.1. Định nghĩa văn hóa
Hiện có khoảng trên bốn trăm định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa là
một cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này. Có thể tiếp cận văn hóa từ khái
niệm cụ thể nhất đến khái niệm khái quát nhất, từ cách hiểu theo nghĩa hẹp
nhất đến cách hiểu theo nghĩa rộng nhất.
Ở châu Âu, từ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh là Cultus, là trồng trọt,
nuôi dưỡng… Từ đó mà trong tiếng Anh và tiếng Pháp có culture, tiếng Đức
có kultur, tiếng Nga có kultura đều chỉ sự giáo dục và đào tạo con người.
Trong tiếng Việt, từ văn hoá có cội nguồn từ chữ Hán: văn là vẻ đẹp, là giá
trị; văn hoá là trở thành đẹp, thành có giá trị.
Trong cuộc sống hiện đại, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để
chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa

chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),
của một lĩnh vực (văn hóa kinh doanh)… Trong khi theo nghĩa rộng thì văn
hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra.
Như vậy, văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao hàm nhiều ý nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên nếu xét đến mối quan hệ giữa văn hóa với con người thì có
thể định nghĩa văn hóa một cách khái quát nhất như sau: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
4
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội” [10].
Các yếu tố cấu thành văn hóa
Từ định nghĩa văn hóa, có thể thấy cấu trúc (thành phần) văn hóa bao
gồm chủ thể văn hóa và khách thể văn hóa.
 Chủ thể văn hóa: là những người sáng tạo ra văn hóa và những người
thụ hưởng các giá trị văn hóa.
 Khách thể văn hóa: là các sản phẩm văn hóa do con người sáng tạo
ra. Các sản phẩm này có thể là dạng vật chất như cái ăn, mặc, ở… nhưng cũng
có thể là hình thái tinh thần như tư tưởng, ngôn ngữ… Dù dưới hình thức nào
thì khi nghiên cứu khách thể văn hóa cũng không thể tách rời giá trị vật chất
và giá trị tinh thần vốn luôn song song tồn tại trong các sản phẩm văn hóa đó.
2. Khái niệm văn hóa tiêu dùng
2.1. Khái niệm văn hóa tiêu dùng
Cho đến nay hầu như chưa có định nghĩa khái quát nào về văn hóa tiêu
dùng. Để có được cái nhìn đúng hướng và rõ ràng về văn hóa tiêu dùng chúng
ta cần xuất phát từ định nghĩa văn hóa và cần hiểu được mối quan hệ giữa văn
hóa và văn hóa tiêu dùng.
Các yếu tố cơ bản nhất trong định nghĩa văn hóa là chủ thể văn hóa và

khách thể văn hóa. Do vậy văn hóa tiêu dùng cũng bao gồm các giá trị vật
chất và giá trị tinh thần tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng do con người
sáng tạo ra để phục vụ cho hoạt động tiêu dùng.
Khi khái niệm văn hóa được giới hạn trong từng lĩnh vực, chúng ta có
văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng… Như vậy văn hóa
tiêu dùng chính là văn hóa trong hoạt động tiêu dùng.
Từ những lý luận cơ bản trên chúng ta có thể rút ra cách hiểu đơn giản
nhất văn hóa tiêu dùng là tất cả những gì liên quan đến tiêu dùng, bao gồm
các sản phẩm tiêu dùng và phong cách, tập quán tiêu dùng làm cho quan
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
5
điểm tiêu dùng của các cá nhân, các cộng đồng, các dân tộc có những nét
khác biệt nhau.
Nghiên cứu văn hóa tiêu dùng tức là nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, thói
quen tiêu dùng, khả năng thanh toán của người tiêu dùng đối với các sản
phẩm tiêu dùng. Trước đó cần phải tìm hiểu về sự khác biệt môi trường sống
có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Nghiên cứu văn hóa
tiêu dùng là một khâu quan trọng trong nghiên cứu thị trường, giúp các nhà
kinh doanh tung ra các sản phẩm phù hợp với sở thích và bản sắc của từng
dân tộc, từng nền văn hóa nhằm thu được lợi nhuận cao và kinh doanh bền
vững.
2.2. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng
Các yếu tố cấu thành nên văn hóa tiêu dùng, bao gồm chủ thể tiêu dùng
(người tiêu dùng và người sáng tạo ra sản phẩm tiêu dùng) và khách thể tiêu
dùng (các sản phẩm tiêu dùng).
2.2.1. Chủ thể tiêu dùng
Tiêu dùng là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, do vậy
khi nghiên cứu chủ thể tiêu dùng cần đi sâu tìm hiểu người tiêu dùng với vai

trò là chủ thể tiêu dùng cũng như nhu cầu và quá trình thông qua quyết định
mua hàng của họ.
 Người tiêu dùng: là những người mua sắm hàng hóa, dịch vụ phục
vụ cho tiêu dùng của cá nhân, gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh
hoạt. Tập hợp những người tiêu dùng tạo nên thị trường người tiêu dùng với
những đặc trưng cơ bản sau:
+ Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ văn
hóa và sở thích tạo nên tính đa dạng trong nhu cầu của họ trong việc mua sắm
và sử dụng hàng hóa.
+ Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
6
+ Thị trường người tiêu dùng bao gồm người mua sắm nhằm mục đích
tiêu dùng cá nhân. Hành vi mua hàng của họ mang đậm dấu ấn cá nhân của
mỗi người, qua đó phần nào thể hiện văn hóa tiêu dùng của người đó. Do đó
nhu cầu cá nhân luôn có nhịp độ thay đổi nhanh chóng hơn mọi nhu cầu khác.
Trong xã hội hiện đại người tiêu dùng ngày càng đóng vai trò quan trọng
thậm chí quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Đối với một dân
tộc, quốc gia, người tiêu dùng là nhân tố tạo ra và thay đổi văn hóa tiêu dùng
của dân tộc, quốc gia đó. Một khi đã tham gia vào sân chơi chung WTO,
chúng ta cần quan tâm nhiều hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng
Việt Nam nếu không muốn những người nước ngoài chiếm thị phần lớn trong
thị trường người tiêu dùng Việt Nam.
 Nhu cầu tiêu dùng: đây là khái niệm căn bản trong hoạt động tiêu
dùng. Nhu cầu là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thỏa mãn cơ bản
nào đó [1,13]. Nhu cầu không giống nhau ở mỗi người và ở mỗi thời điểm
khác nhau. Để lý giải điều này, chúng ta có thể tham khảo tháp nhu cầu đưa ra
bởi Abraham Maslow (1954). Theo đó, nhu cầu của con người được sắp xếp

theo trật tự hình tháp từ dưới lên, từ nhu cầu cơ bản nhất đến nhu cầu ít cơ
bản nhất.
Thứ tự quan trọng của chúng là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu
cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu tự khẳng định mình.
Sơ đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Nhng khỏc bit trong vn hoỏ tiờu dựng ca H Ni v TP.HCM v gii phỏp cho cỏc
siờu th Vit Nam
Trn Vnh Ngc Lp Phỏp 2- K42F
7

Ngun: Qun tr Marketing, Philip Kotler (2003), trang 211

+ Nhu cu sinh lý: nhu cu v n, mc, , tỡnh dc
+ Nhu cu an ton: nhu cu c bo v, an tõm trc nguy him
+ Nhu cu xó hi: nhu cu c giao lu tỡnh cm vi xó hi.
+ Nhu cu c quý trng: mun c tụn trng, cụng nhn v nng
lc.
+ Nhu cu t khng nh mỡnh: nhu cu th hin bn thõn qua hnh ng
Theo Maslow, con ngi luụn c gng tha món nhu cu quan trng
nht trc tiờn. õy l nhng nhu cu thiu ht vỡ nu thiu cỏc nhu cu ny
con ngi s u tranh cú c nú. Khi nhu cu ú ó c tha món ri
con ngi s hng ti tha món nhu cu quan trng tip theo v c th nhu
cu ca con ngi cng ngy cng phỏt trin v ũi hi cao hn bi nhng
nhu cu bc cao luụn khú t n hn v phi tha món nhu cu c bn
mi cú th hng ti nhu cu bc cao ny. Quỏ trỡnh tiờu dựng theo ú cng
din ra liờn tc bi mt nhu cu c tha món s to ra mt chui nhng nhu
cu khỏc. Nh vy, nhng nhu cu c bn úng vai trũ nh ngun nh hng
v nhng nhu cu cao hn l nhng nc thang trong hot ng tiờu dựng ca
mt cỏ nhõn. Vic bit c mt cỏ nhõn ang cú nhu cu no trong thỏp nhu
Sinh lý

An toàn
Giao tiếp xã hội
Đ-ợc tôn trọng
Tự khẳng
định

Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
8
cầu sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc xác định các biện pháp nhằm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Có thể thấy nhu cầu tồn tại như một phần cơ bản thuộc bản chất con
người trước khi các doanh nghiệp làm nên sản phẩm. Doanh nghiệp không tạo
ra nhu cầu mà là tác động đến nhu cầu bằng cách làm ra sản phẩm thích hợp
nhất với người tiêu dùng mục tiêu. Luôn tồn tại những nhu cầu chưa được
thỏa mãn, thậm chí chưa được gọi tên, do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
luôn có thị phần nếu biết cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng Việt
Nam.
 Quá trình thông qua quyết định mua hàng: đây là quá trình nhu cầu
của con người được thể hiện ra thành mong muốn, yêu cầu cụ thể đối với sản
phẩm hay nói cách khác thể hiện ở hành vi tiêu dùng của con người. Đó chính
là quá trình đấu tranh giữa mong muốn đạt đến nhu cầu cao hơn của con
người với những tác nhân của môi trường làm cho nhu cầu đó có xu hướng
xuống bậc thấp hơn. Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là nghiên cứu ảnh
hưởng của các tác nhân này. Theo Philip Kotler các tác nhân đuợc chia thành
4 nhóm: các yếu tố văn hóa, các yếu tố xã hội, các yếu tố cá nhân và các yếu
tố tâm lý. Các yếu tố này ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, nhiệm vụ
của họ là nghiên cứu và theo dõi chúng để hiểu biết về hành vi người tiêu
dùng. Có thể thấy tác động của các yếu tố đến ý thức người mua qua mô hình

Sơ đồ 2: Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời tiêu dùng

Văn hóa

Nền văn hóa
Xã hội
Nhóm tham khảo
Cá nhân
Tuổi và đường đời
Tâm lý
Nhánh văn
hóa

Gia đình
Nghề nghiệp
Động cơ
Người
mua
Hoàn cảnh KT
Nhận thức
Lối sống
Hiểu biết
Tầng lớp
XH
Vai trò và địa vị
Cá tính và tự ý thức
Niềm tin, thái độ




Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
9
Nguồn: Quản trị Marketing, Philip Kotler (2003), trang 198
- Các yếu tố văn hóa: bao gồm nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp
xã hội của một con người.
+ Nền văn hóa: Nền văn hóa là nguồn gốc cơ bản nhất của những hành
vi của một người. Những giá trị văn hóa đi sâu vào tâm thức của một con
người. Khi tiêu dùng, mọi sở thích, mong muốn, cách thức lựa chọn của một
người đều phản ánh rõ nét những giá trị văn hóa mà người đó đã và đang chịu
ảnh hưởng.
+ Nhánh văn hóa: Mỗi nền văn hóa đều có những nhánh văn hóa nhỏ
hơn tạo nên những đặc điểm đặc thù hơn, bao gồm các dân tộc, tôn giáo, các
nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Những yếu tố này luôn có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự quan tâm, cách đánh giá về giá trị hàng hóa, dịch vụ của mỗi người.
+ Tầng lớp xã hội: Sự tồn tại các tầng lớp xã hội là vấn đề tất yếu trong
hầu hết mọi xã hội. Các tầng lớp xã hội (đẳng cấp xã hội) có một số đặc điểm.
Thứ nhất là sự hình thành tầng lớp xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố
duy nhất là của cải mà là sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những
định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. Thứ hai là các tầng lớp xã
hội là những bộ phận tương đối đồng nhất và bền vững trong xã hội, được xếp
theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm
và hành vi. Thứ ba là địa vị xã hội của con người được xem là cao hay thấp
tùy theo tầng lớp xã hội của họ, địa vị này có thể thay đổi trong cuộc đời họ.
- Các yếu tố xã hội: Hành vi người tiêu dùng cũng chịu ảnh hưởng của
các yếu tố xã hội như nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị xã hội.
+ Nhóm tham khảo: Nhóm tham khảo của một người bao gồm những
nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của người
đó [2,202]. Đây là nhóm mà một cá nhân xem như một sự tham khảo khi hình

thành thái độ và quan điểm của mình. Nhóm tham khảo thứ nhất là nhóm sơ
cấp, gồm gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… có ảnh hưởng trực tiếp
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
10
đến thái độ, hành vi của các thành viên. Nhóm thứ hai là nhóm thứ cấp như
các nhóm tôn giáo, nghề nghiệp, công đoàn… ít đòi hỏi các thành viên giao
tiếp thường xuyên hơn. Ngoài ra con người cũng chịu ảnh hưởng của những
nhóm mà họ không là thành viên như nhóm ngưỡng mộ và nhóm tẩy chay.
Các nhóm tham khảo tác động đến hành vi một cá nhân theo ba cấp độ
khác nhau tùy theo sản phẩm và nhãn hiệu. Có thể chia các nhóm thành hai
nhóm theo cách phân loại như trên hoặc thành ba nhóm tùy vào cấp độ ảnh
hưởng của nhóm đó: nhóm một là nhóm gây ảnh hưởng đến hành vi và phong
cách mới của cá nhân, nhóm hai tác động đến thái độ và quan niệm của cá
nhân về bản thân mình, nhóm ba gồm những cá nhân tạo ra những ảnh hưởng
có tính chất áp lực buộc thành viên phải tuân theo và có thể tác động đến cách
lựa chọn sản phẩm của người đó [2,202].
+ Gia đình: Gia đình là yếu tố có ảnh hưởng mạnh thậm chí quan trọng
nhất tới hành vi tiêu dùng một cá nhân bởi hai lý do: một là giáo dục từ gia
đình tạo thành những chuẩn mực cơ bản nhất đối với một người; hai là gia
đình là chủ thể tiêu dùng quyết định số lượng, cơ cấu hàng hóa trên thị
trường.
Có thể phân biệt hai gia đình trong đời sống người mua. Gia đình định
hướng gồm bố mẹ của người đó, những người định hướng cho một cá nhân
đối với tôn giáo, chính trị, kinh tế, tình yêu… Ảnh hưởng trực tiếp hơn đến
hành vi mua sắm hàng ngày là gia đình riêng của người đó, tức là vợ chồng và
con cái. Ảnh hưởng của các thành viên lẫn nhau không đơn thuần là mối quan
hệ một chiều như trong gia đình định hướng mà đa chiều hơn rất nhiều do vai
trò và vị trí của chồng, vợ rất khác nhau trong mỗi gia đình. Tùy thuộc vào

loại sản phẩm, vai trò họ nắm giữ trong gia đình, trình độ hiểu biết và kinh
nghiệm về hàng hóa khác nhau mà cách mua sắm của các gia đình khác biệt
nhau.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
11
+ Vai trò và địa vị: Mỗi người có thể tham gia vào rất nhiều nhóm trong
xã hội. Vị trí của họ trong mỗi nhóm được xác định căn cứ vào vai trò và địa
vị của họ trong nhóm. Với gia đình một cá nhân có thể giữ vai trò là một
người con, người chồng, người bố. Ở công ty anh ta lại có thể là giám đốc
nhân sự. Cá nhân thể hiện vai trò của họ thông qua các hoạt động gây ảnh
hưởng tới những người xung quanh.
Mỗi vai trò đều gắn với một địa vị, phản ánh sự kính trọng của xã hội
đối với cá nhân đó. Cá nhân gây ảnh hưởng càng lớn tới những người xung
quanh địa vị của cá nhân đó càng cao trong nhóm. Do đó người ta thường lựa
chọn những sản phẩm thể hiện được vai trò và địa vị của mình trong xã hội.
Các doanh nghiệp cần tạo cho sản phẩm của mình khả năng thể hiện địa vị xã
hội của người sử dụng chúng song cũng cần lưu ý rằng biểu tượng địa vị thay
đổi theo các tầng lớp xã hội và theo vùng địa lý.
- Các yếu tố cá nhân: Các đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng khá mạnh
đến quyết định của người mua, nhất là tuổi tác và đường đời, nghề nghiệp,
hoàn cảnh kinh tế, lối sống và cá tính và tự ý thức của người đó.
+ Tuổi tác và đường đời: Có thể thấy tuổi tác làm thay đổi tâm sinh lý
mỗi người đồng thời làm thay đổi cách thức mua sắm của người đó. Đường
đời (chu kỳ sống của gia đình) cũng có quan hệ chặt chẽ với tiêu dùng. Sản
phẩm phục vụ cho sinh hoạt của một người độc thân không giống những gì
dành cho một gia đình trẻ, càng khác xa với một gia đình có con cái đã tự lập.
Sự khác biệt này có bởi nhu cầu, khả năng tài chính, nhận thức của mỗi người
gắn chặt với độ tuổi, chu kỳ sống và khác nhau ở mỗi độ tuổi và đường đời.

Các doanh nghiệp khi chọn tuổi tác và đường đời làm tiêu chí phân khúc thị
trường cần lưu ý đến những đặc trưng tâm sinh lý ở mỗi giai đoạn, đặc biệt ở
những thời điểm mang tính bước ngoặt từ độ tuổi này sang độ tuổi khác, có
tác động lớn tới sự lựa chọn hàng hóa , thậm chí nhiều loại hàng hóa trước
đó bị tẩy chay giờ lại được ưa chuộng.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
12
+ Nghề nghiệp: Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến loại sản phẩm
được chọn. Doanh nghiệp cần cố gắng nhận biết khách hàng theo nhóm nghề
nghiệp khác nhau và quan tâm thích đáng đến sự khác biệt nhu cầu của các
nhóm. Thậm chí doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa việc sản xuất những
sản phẩm cho một nhóm nghề nghiệp nào đó.
+ Hoàn cảnh kinh tế: Khả năng mua sắm thực tế của một người phụ
thuộc vào hai yếu tố: khả năng tài chính của họ và hệ thống giá cả hàng hóa,
dịch vụ. Vì vậy hoàn cảnh kinh tế bao gồm: thu nhập, phần tiết kiệm, nợ và
khả năng vay mượn, quan điểm về chi tiêu- tích lũy… có ảnh hưởng rất lớn
đến cách thức tiêu dùng của mỗi người. Các nhà kinh tế học nhận thấy sự
nhạy cảm về cầu của các loại hàng hóa khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào thu
nhập thực tế – thu nhập danh nghĩa tính theo chỉ số giá tiêu dùng - của họ.
Điều này đòi hỏi các công ty phải thường xuyên theo dõi những biến động
hoàn cảnh kinh tế của các cá nhân và những biến động giá cả, lãi suất, lạm
phát để điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
+ Lối sống: Lối sống của một người thể hiện qua hành động, sự quan
tâm và quan điểm của người đó về môi trường xung quanh. Những người có
cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội, cùng nghề nghiệp và
hoàn cảnh gia đình có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống
phác họa một cách đầy đủ và sinh động nhất chân dung một con người. Sự lựa
chọn hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng thể hiện lối sống của họ. Các nhà

kinh doanh cần tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các
nhóm theo cùng lối sống.
+ Cá tính và tự ý thức: Đây là yếu tố về những đặc tính tâm lý nổi bật
của mỗi người tạo ra thế ứng xử có tính ổn định và nhất quán đối với môi
trường xung quanh như tính tự tin, tính thận trọng, tính năng động, tính cởi
mở…Cá tính và ý thức về bản thân có mối quan hệ chặt chẽ với thói quen bộc
lộ trong hành vi mua sắm.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
13
- Các yếu tố tâm lý: Các yếu tố tâm lý gồm các yếu tố động cơ, nhận
thức, niềm tin, thái độ.
+ Động cơ: là nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành
động [2,210]. Cơ sở hình thành động cơ chính là nhu cầu.
+ Nhận thức: động cơ thúc đẩy con người hành động, song hành động
con người diễn ra phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của họ về môi trường xung
quanh. Đó là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải
thích thông tin đầu vào để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung
quanh [2,212].
+ Sự hiểu biết: Khi con người hành động họ cũng đồng thời lĩnh hội
được tri thức; tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt
nguồn từ kinh nghiệm [2,213]. Đó là kết quả của sự tương tác giữa động cơ,
tác nhân kích thích (hàng hóa cụ thể), những gợi ý, sự đáp lại và củng cố
(phản ứng người mua khi sử dụng hàng hóa so với những mong đợi của họ về
hàng hóa đó). Vậy doanh nghiệp có thể tạo ra nhu cầu với sản phẩm bằng
cách gắn liền nó với những tác nhân kích thích mạnh mẽ, những gợi ý tốt và
đảm bảo sự củng cố tích cực.
+ Niềm tin và thái độ: Thông qua hoạt động và tri thức, người ta có được
niềm tin và thái độ. Những yếu tố này lại có ảnh hưởng đến hành vi mua sắm

của con người. Niềm tin là một ý nghĩ khẳng định của con người về một sự
việc nào đó [2,214]. Thái độ là sự đánh giá những tình cảm và là những xu
hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể nào đó. Niềm tin
và thái độ dẫn con người đến quyết định thích hay không thích một đối tượng
nào đó, đến với nó hay xa rời nó. Những yếu tố này rất khó thay đổi, đòi hỏi
nhận thức lâu dài vì nó dẫn dắt họ hành động theo một thói quen khá bền
vững mà người ta có thể tiết kiệm được công sức và sự suy nghĩ khi hành
động.
2.2.2. Khách thể tiêu dùng
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
14
Khách thể tiêu dùng chính là các sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt hàng
ngày của người tiêu dùng, bao gồm các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Sản
phẩm tiêu dùng được chia thành các nhóm sau: ăn uống, làm đẹp, nhà ở, dụng
cụ gia đình, đi lại, học tập, chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa tiêu dùng rất phức tạp và đa dạng,
bao gồm những yếu tố cơ bản là: môi trường tự nhiên, môi trường nhân khẩu
học, môi trường kinh tế, môi trường chính trị – luật pháp và môi trường công
nghệ.
2.3.1. Môi trường tự nhiên: Mỗi quốc gia có vị trí địa lý khác nhau, từ
đó dẫn đến những khác biệt về tự nhiên như khí hậu, địa hình tài nguyên; nhu
cầu và tập quán tiêu dùng của các quốc gia, dân tộc do vậy là khác nhau.
2.3.2. Môi trường nhân khẩu học
Môi trường nhân khẩu học bao gồm các yếu tố sau:
 Quy mô dân số: cho phép chúng ta xác định được dung lượng thị
trường, độ tuổi trung bình, kết cấu dân số già hay trẻ và tầm vóc, kích cỡ của
người tiêu dùng ở một quốc gia.

 Quy mô gia đình: ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sản phẩm dùng cho
một gia đình. Quy mô gia đình là khác nhau ở mỗi quốc gia do ảnh hưởng của
truyền thống văn hóa.
 Vấn đề về chủng tộc: các quốc gia có thể là quốc gia đa chủng tộc
như Hoa Kỳ hay một chủng tộc như Việt Nam, do vậy mà nhu cầu của người
tiêu dùng sẽ phong phú hay đa dạng khác nhau.
2.3.3. Môi trường kinh tế
Cơ cấu kinh tế của một nước quyết định rất lớn đến nhu cầu về tiêu dùng
của người dân. Trên thế giới có bốn loại hình cơ cấu kinh tế:
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
15
 Nhóm các nước nông nghiệp kém phát triển: đây là các nước có nền
kinh tế tự nhiên, tuyệt đại bộ phận dân cư làm nghề sản xuất nông nghiệp đơn
giản và tiêu dùng hầu hết các nông sản họ làm ra, phần thừa mới mang đi đổi
lấy hàng đơn giản. Có thể nhận thấy đây là một thị trường khá màu mỡ cho
kinh doanh những loại hàng hóa thiếu mà chất lượng đòi hỏi không cao.
 Nhóm các nước xuất khẩu nguyên liệu thô: là những nước giàu tài
nguyên thiên nhiên nhưng lại nghèo về nhiều mặt. Thu nhập của họ chủ yếu là
nhờ vào xuất khẩu những nguyên liệu thô và nhập khẩu hàng hóa để tiêu
dùng. Đây cũng là thị trường mục tiêu cần chú ý với các sản phẩm trong nước
không tự sản xuất được như hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị…
 Nhóm các nước đang phát triển: ở những nước này, quá trình công
nghiệp hóa đã tạo ra một tầng lớp trung và thượng lưu. Họ có nhu cầu với các
hàng hóa từ các nước phát triển, chỉ có thể đáp ứng bằng hàng hóa nhập khẩu.
 Nhóm các nước công nghiệp phát triển: đây là thị trường tiêu thụ
giàu có cho mọi chủng loại hàng hóa từ sản phẩm truyền thống mang đậm
tính văn hóa như đồ gốm sứ, mỹ nghệ hay những sản phẩm công nghệ cao.
Trong phạm vi một quốc gia cần quan tâm tới các chỉ tiêu như tổng sản

phẩm quốc dân GNP, tổng sản phẩm quốc nội GDP, thu nhập bình quân trên
đầu người, chỉ số xếp hạng kinh tế của một quốc gia, kim ngạch và cơ cấu
xuất nhập khẩu…để có quyết định kinh doanh phù hợp.
2.3.4. Môi trường chính trị – luật pháp
Môi trường chính trị có ảnh hưởng một phần đến tâm lý tiêu dùng. Tình
hình chính trị ổn định thì người dân sẽ tăng chi tiêu và giảm tiết kiệm, và
ngược lại chính trị bất ổn buộc người dân giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm và mua
các sản phẩm tự vệ, bảo hiểm nhiều hơn.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
16
Môi trường chính trị còn bao gồm cả môi trường luật pháp. Một hệ
thống pháp luật hoàn thiện, chặt chẽ và có lợi cho người dân là một yếu tố
góp phần làm tăng đầu tư, sản xuất cũng như tiêu dùng.
2.3.5. Môi trường công nghệ
Công nghệ đang phát triển mạnh mẽ góp phần làm vòng đời sản phẩm
ngắn lại. Các sản phẩm công nghệ cao lại thường bị lỗi thời nhanh chóng. Do
vậy nhu cầu và quan điểm tiêu dùng của con người trong môi trường công
nghệ cao, đặc biệt với các quốc gia có nền công nghệ phát triển luôn thay đổi.
Hoạt động kinh doanh phải thay đổi theo để thích ứng với sự thay đổi đó. Quá
trình chuyển giao công nghệ từ những nước phát triển sang các nước kém
phát triển cũng sẽ tạo ra sự thay đổi về tiêu dùng tại các nước này.
II. KHÁI QUÁT VỀ SIÊU THỊ
1. Khái niệm chung về siêu thị
Siêu thị
Siêu thị là từ dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài : “supermarket” (tiếng
Anh) hay “supermarché” (tiếng Pháp), trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và
“market” là chợ. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị tùy
theo từng quốc gia, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa sau:

Nước Mỹ coi siêu thị là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi
phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm
bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các
chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa” [4,40].
Còn ở Pháp, “siêu thị là cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có
diện tích từ 400 đến 2500 m
2
chủ yếu bán hàng thực phẩm và đồ gia dụng”
[13,20].
Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia định nghĩa về siêu thị như sau:
“Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ thường được xây dựng trên diện tích lớn, gần
khu dân cư để tiện lợi cho khách hàng và đảm bảo doanh thu. Hàng hóa ở
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
17
đây rất đa dạng và được chọn lọc kĩ hơn so với trong chợ hay cửa hàng tạp
phẩm. Quy mô của siêu thị lớn hơn các cửa hàng tạp phẩm (hoặc chợ) và
tương đối nhỏ hơn các trung tâm thương mại”[45]
Từ tháng 6/2004 Bộ Thương Mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương)
đưa ra định nghĩa chính thức về siêu thị như sau: “Siêu thị là loại cửa hàng
hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng
hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện
tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, có
phương thức tự phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua
sắm hàng hóa của khách hàng”[12]
1.2. Chuỗi siêu thị
Đây là khái niệm mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam, dùng để chỉ tập
hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau
nhưng cùng áp dụng một phương thức kinh doanh thống nhất từ diện mặt

hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hóa,
biển hiệu và hình thức bên ngoài [13,21].
1.3. Hệ thống siêu thị
Hệ thống siêu thị là mạng lưới tất cả cửa hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng
phương pháp bán hàng tự phục vụ các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của người
dân, bao gồm siêu thị nhỏ, siêu thị và đại siêu thị [13,21].
Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối, hiện nay
khái niệm siêu thị, chuỗi siêu thị hay hệ thống siêu thị cũng đều muốn nói đến
các dạng cửa hàng bán lẻ áp dụng phương thức bán hàng hiện đại.
Tiêu chí phân biệt siêu thị với các loại hình kinh doanh thương mại
khác là: phương thức tự phục vụ, diện tích mặt bằng, số lượng mặt hàng tối
thiểu và đặc điểm hàng hóa bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến.
2. Phân loại siêu thị
Phân loại siêu thị theo quy mô
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
18
Việc phân loại siêu thị theo quy mô được hầu hết các nước trên thế giới
áp dụng và họ dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định là diện tích mặt bằng
và tập hợp hàng hóa của siêu thị. Từ đây có thể phân chia siêu thị ra các loại
[13,22]:
- Siêu thị nhỏ (minimart): là cửa hàng bán lẻ nhỏ, chủ yếu bán hàng thực
phẩm theo phương thức tự phục vụ, hợp nhất, thường nằm giữa các khu dân
cư đô thị (ở Pháp quy định diện tích bán hàng là từ 120 đến dưới 400 m
2
).
- Siêu thị (supermarket): khái niệm đã nêu ở mục 1.1.
- Đại siêu thị (hypermarket): là các cửa hàng thương mại bán lẻ khối
lượng lớn tại một địa điểm, dựa trên nguyên tắc bán hàng tự phục vụ và quy

mô lớn hơn rất nhiều so với siêu thị, thường nằm ở ngoại ô thành phố có bãi
đỗ xe rộng.
Căn cứ vào quy mô còn liên quan đến tiêu chí khác là vị trí đặt siêu thị.
Theo đó siêu thị nhỏ và siêu thị thường được đặt trong khu cân cư đô thị thì
đại siêu thị lại thường được đặt ở vùng ngoại vi thành phố.
Ở Việt Nam, trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ
Thương mại, siêu thị được phân chia theo 3 cấp như sau:
Bảng 1: Phân hạng siêu thị theo Quy chế siêu thị hiện hành
Hạng
Loại hình
Tiêu chuẩn tối thiểu về
Diện tích kinh doanh (m
2
)
Số lượng tên hàng
Hạng I
Siêu thị kinh doanh tổng
hợp
5.000
20.000
Siêu thị chuyên doanh
1.000
2.000
Hạng II
Siêu thị kinh doanh tổng
hợp
2.000
10.000
Siêu thị chuyên doanh
500

1.000
Hạng III
Siêu thị kinh doanh tổng
hợp
500
4000
Siêu thị chuyên doanh
250
500
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
19
Nguồn: Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam,
Bộ Thương mại, chủ biên Nguyễn Thị Nhiễu (2006), trang 93.
Phân loại siêu thị theo hàng hóa kinh doanh
Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị theo truyền thống là hàng thực
phẩm. Tuy nhiên, nhu cầu con người ngày càng đa dạng nên siêu thị ngày nay
phục vụ cho tiêu dùng phổ biến của người dân từ thực phẩm đến quần áo, đồ
gia dụng…dù thực phẩm vẫn là mặt hàng kinh doanh quan trọng nhất của các
siêu thị. Như vậy có thể chia thành [13,26]:
- Siêu thị tổng hợp: là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho nhiều loại
khách hàng, ở đó người tiêu dùng có thể mua hầu như tất cả mọi loại hàng
hóa phục vụ cho sinh hoạt của mình.
- Siêu thị chuyên doanh: là các cửa hàng chuyên doanh áp dụng phương
thức bán hàng tự chọn như các cửa hàng chuyên bán quần áo, giày dép, đồ nội
thất, vật liệu xây dựng… Siêu thị chuyên doanh cung cấp tập hợp hàng hóa
hẹp nhưng sâu.
Phân loại theo tính chất thật ảo của siêu thị
Những ứng dụng của công nghệ, đặc biệt là của Internet vào kinh doanh

đã tạo ra một loại hình siêu thị mới là siêu thị kinh doanh trên mạng – siêu thị
điện tử, siêu thị ảo. Theo tiêu chí thật ảo siêu thị được chia thành:
- Siêu thị truyền thống: là các siêu thị có mặt bằng cửa hàng, quầy
hàng, hàng hóa… thực sự, người mua hàng muốn mua hàng phải đi đến các
cửa hàng, tiếp xúc và chọn lựa hàng hóa thực sự.
- Siêu thị điện tử: là siêu thị được thiết lập trên một website, không có
quầy hàng thực sự mà tất cả đều là ảo. Khách hàng chỉ cần nối mạng, truy cập
vào một website siêu thị điện tử là có thể xem hàng hóa và các thông tin liên
quan, so sánh, lựa chọn và quyết định mua, tất cả quá trình mua hàng chỉ là
những thao tác đơn giản trên máy tính.
3. Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F
20
Vị trí của siêu thị
Trong hệ thống phân phối hiện đại, siêu thị được xếp ở vị trí cao hơn các
cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện lợi và thấp hơn so với đại siêu thị, cửa
hàng đại hạ giá, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại nếu xét về quy mô
và phương thức kinh doanh.
Có thể thấy vị trí siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại qua sơ đồ:
Sơ đồ 3: Siêu thị trong hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại












Nguồn: Siêu thị, phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam,
Bộ Thương mại, chủ biên Nguyễn Thị Nhiễu (2006), trang 23.
Tuy nhiên hệ thống siêu thị thường được dùng để chỉ tất cả các cửa hàng
bán lẻ hiện đại áp dụng phương thức kinh doanh tự phục vụ. Nếu hiểu theo
cách này thì có thể nói siêu thị chiếm vị trí quan trọng nhất trong ngành bán
lẻ. Không chỉ các nước phát triển nơi siêu thị chiếm thị phần lớn trong các
loại hình kinh doanh, ngay ở các nước đang phát triển doanh thu từ siêu thị
cũng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức bán lẻ toàn xã hội. Ví
dụ như Thái Lan 54% hay Việt Nam là 15,1% (theo điều tra của báo Sài Gòn
tiếp thị năm 2006) và có xu hướng tăng lên mỗi năm.
Ngƣời sản xuất
Đại lý, môi giới
Ngƣời bán
buôn
Người bán buôn
Ngƣời bán lẻ
CH
tiện lợi
Siêu
thị
Đại
siêu
thị
CH
bách
hóa
CH đại

hạ giá
CH BH
thông
thường
TT
thương
mại
CH
chuyên
doanh
Ngƣời tiêu dùng

×