Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lớp Tâm Lý Học Văn Bằng 2 - K03

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 07
ĐỀ TÀI:
LẠM DỤNG VÀ NGHIỆN CHẤT
GÂY NGHIỆN

MÔN: TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
GVHD: PHAN THIỆU XUÂN GIANG


DANH SÁCH NHÓM 07
1.

Nguyễn Trường Hải

1466160019

2.

Hoàng Thị Thu Trâm

1466160090

3.

Phạm Hà Thảo Nguyên

1466160048



4.

Ngụy Thị Gái

1466160014

5.

Nguyễn Thị Quỳnh Như

1466160053

6.

Nguyễn Thị Tuyết Mai

1466160043

7.

Trần Hải Yến

1466160112

8.

Võ Thiên Kim

1466160032


9.

Lương Thanh Phong

1466160112

10.

Phạm Thị Thu Thảo

1466160112

11.

Lý Thị Thanh Trúc

1466160113

12.

Huỳnh Thanh Tùng

1466160104


MỤC LỤC
A.

VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 4


B.

NỘI DUNG ............................................................................................................ 4

I.

NGHIỆN ............................................................................................................. 4

1

Nghiện là gì? ........................................................................................................... 4

2

Các chất gây nghiện ................................................................................................ 4
2.1

Chất gây nghiện là gì? ................................................................................... 4

2.2

Cơ chế gây nghiện ......................................................................................... 5

2.3

Phân loại chất gây nghiện. ............................................................................. 7

2.4


Một số chất gây nghiện thường gặp. .............................................................. 8

2.4.1

Nhóm chất an thần……………………………………………………….8

2.4.1.1 Rượu .................................................................................................... 8
2.4.1.2 Thuốc ngủ. ........................................................................................... 9
2.4.1.3 Heroin ................................................................................................ 12
2.4.1.4 Cần sa................................................................................................. 16
2.4.2

Nhóm thuốc gây kích thích………………………………………………………………….20

2.4.2.1 Caffeine .............................................................................................. 20
2.4.2.2 Nicotine .............................................................................................. 22
2.4.2.3 Amphetamin và các dẫn xuất của nó ( Ma túy đá)............................... 24
2.4.2.4 Cocain ................................................................................................ 26
2.4.3 Nhóm thuốc gây ảo giác……………………………………………………29
2.4.3.1 Ecstasy ............................................................................................... 29
2.4.3.2 Nấm Psilocybin - Nấm thần ................................................................ 34
2.4.3.3 Katamine ............................................................................................ 36
II.

LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN ............................................................... 39

1

Lạm dụng chất gây nghiện là gì? ........................................................................... 39


2

Tình trạng lạm dụng chất gây nghiện hiện nay....................................................... 40

3

Nguyên nhân lạm dụng chất gây nghiện ................................................................ 41

4

Hậu quả lạm dụng chất gây nghiện ........................................................................ 42

5

Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự lạm dụng chất gây nghiện ............................ 45

C.

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 46

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

A.

VẤN ĐỀ


Xã hội ngày càng phát triển, con người ngoài nhu cầu “ ăn no mặc ấm “ thì ngày nay nhu
cầu đó đã vượt bậc thành “ ăn ngon mặc đẹp ”. Sự phát triển đó đã đem lại rất nhiều mặt
có lợi cho đời sống con người chúng ta cả về tinh thần lẫn vật chất.
Bên cạch đó chúng ta không khỏi lo lắng cho tình trạng phát triển quá mức và ngày càng
thoái hóa của một số vấn đề nhứt nhói trong xã hội mà nhóm 7 muốn nói đến là “ LẠM
DỤNG VÀ NGHIỆN CHẤT GÂY NGHIỆN “

B.
I.

NGHIỆN

1

Nghiện là gì?

NỘI DUNG

Nghiện là hiện tượng đam mê một thứ gì đó vượt quá mức bình thường khó thoát khỏi,
vứt bỏ khi đã dính vào nó, nó làm cho con người mất cả phương hướng, cân bằng và lý trí,
phải lệ thuộc vào nó, nó thôi thúc người nghiện phải luôn tìm đến nó vì nếu thiếu nó thì
con người ta sẽ không còn tập trung hoặc ý thức được hành động của bản thân mình.

2

Các chất gây nghiện

2.1


Chất gây nghiện là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về chất gây nghiện (CGN) theo WHO, NIH, Luật phòng chống
ma túy của Việt Nam, ngành Y tế.
Trong y tế thì chất gây nghiện được hiểu như là một hóa chất được sử dụng trong điều
trị, chữa bệnh, ngăn ngừa, hoặc sử dụng để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.
Chất gây nghiện có thể được bác sĩ kê toa trong những trường hợp như ung thư, bệnh
nhân bị rối loạn giấc ngủ, bị trầm cảm, bị rối loạn lo âu…
Theo Tổ Chức Y tế thế giới (WHO) thì: “chất gây nghiện là những hóa chất mà sau khi
hấp thu sẽ làm thay đổi chức năng thực thể và tâm lý của người sử dụng”

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 4


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Theo WHO, CGN được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các chất được sử dụng hợp pháp
như thuốc dùng trong điều trị, rượu, thuốc lá, cafein và cả những chất không hợp pháp
như ma túy và ma túy tổng hợp
Chất gây nghiện khi hấp thu vào cơ thể một liều đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của
cơ thể, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng, suy nghĩ, nhận thức.
Tâm trạng: Thấy phấn khích hơn, thấy hạnh phúc và mãn nguyện về bản thân hơn, thấy
mình anh hùng hơn…
Nhận thức: Người nghiện nhận thức về thế giới xung quanh khác đi. Ví dụ: khi không
“phê thuốc” thì con người ý thức rất rõ về hiểm nguy, về những rủi ro trong cuộc sống
hàng ngày như dùng chung kim tiêm dễ bị lây nhiễm HIV, nhưng khi “phê thuốc” hoặc
“đói thuốc” thì người nghiện không còn nhận thức việc dùng chung kim tiêm là nguy
hiểm, họ chỉ muốn thỏa mãn ngay lúc đó mà thôi.

Hành vi: Những người phụ thuộc CGN cũng sẽ có những hành vi thể hiện rõ ra bên
ngoài. Tùy theo từng loại chất gây nghiện và cchs tác động của nó mà có những hành vi
khác nhau. Ví dụ: Những người nghiện rượu thường đi xiên vẹo, nói líu lưỡi, hoặc có
hành vi bạo lực. Người nghiện ma túy có thể rất sợ tắm…
Theo Luật phòng, chống ma túy 23/2000/QH: Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc
ức chế thần kinh dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Theo từ điển Hán Việt thì có nghĩa là “làm mê mẩn”, trước đây thường để chỉ các chất
có nguồn gốc từ cây thuốc phiện có công dụng giảm đau, an thần. Nhưng ngày nay, ma
túy được dùng để chỉ chung tất cả các hợp chất tự nhiên hay tổng hợp, có khả năng gây
nghiện.

2.2

Cơ chế gây nghiện

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 5


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Các chất gây nghiện chủ yếu tác động lên 1 hệ thống trên não có tên hệ Viền. Hệ viền chịu
trách nhiệm về khoái cảm, cảm giác vui vẻ, sung sướng. Khi ăn, khi làm tình, thậm chí ở
phụ nữ đi shoping, hệ viền bị kích thích liền tiết ra một chất có tên là Dopamin, là một
chất dẫn truyền thần kinh, truyền tín hiệu đến các tế bào khác, làm tăng tiết dopamin. Khi
thực hiện những hành vi mang lại khoái cảm tự nhiên trên, dưới vỏ não sản xuất ra
Dopamine, chất dẫn truyền thần kinh hóa học, điều hòa vận động, cảm xúc, nhận thức, và
mang lại cảm giác thích thú. Lúc này dopamine, chất dẫn truyền thần kinh hóa học, được
giải phóng, đi qua khe synapse. Tại đây, dopamine được gắn vào các thụ cảm thể

(receptor) tương ứng ở khe synapse, khiến chúng ta cảm thấy vui sướng, thích thú. Khi sử
dụng ma túy, chất ma túy tác động trực tiếp hay gián tiếp lên các tế bào thần kinh, gây
tăng giải phóng Dopamine lên nhiều lần, tạo nên cảm giác hưng phấn, tỉnh táo, khoan
khoái, làm giảm đau, hết mệt mỏi một cách nhân tạo. Nếu sử dụng ma túy lặp lại nhiều lần
sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện, gây rối loạn sản xuất Dopamine của não. Não bộ đáp
ứng với sự có mặt dư thừa giả tạo Dopamine bằng cách giảm sản xuất Dopamine và cuối
cùng là hoàn toàn ngừng sản xuất Dopamine, làm cho cơ thể hoàn toàn phụ thuộc vào chất
ma túy, vì vậy, cơ thể luôn luôn thôi thúc người nghiện tìm và sử dụng ma túy. (Theo Cơ
chế tác động của ma túy lên não, Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ về lạm dụng ma túy
NIDA)

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 6


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

2.3

Phân loại chất gây nghiện.

Tùy theo từng mục đích sử dụng của chất gây nghiện, tùy theo từng nền văn hóa khác
nhau, tùy theo hệ thống pháp luật ở các nước khác nhau mà chất gây nghiện được phân
loại theo từng trường hợp.
Trong khuôn khổ bài báo cáo, chúng tôi chọn phân loại chất gây nghiện theo tác đụng chủ
yếu của chúng trên hệ thần kinh trung ương.
Theo cách phân loại này, chất gây nghiện được phân loại làm 3 nhóm chính, đó là:
Nhóm an thần, ức chế hệ TK trung ương. Tác động chủ yếu khi sử dụng là gây buồn ngủ,
làm thần kinh êm dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…

Nhóm kích thích, kích thích hệ thần kinh trung ương: làm tăng sinh lực, phấn khích, nói
nhiều hơn, tăng hoạt động của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp.
Nhóm gây ảo giác: làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm
giác thấy những sự việc không có thật (ảo thính, ảo thị). Nó làm thay đổi cảm nhận của
người sử dụng về hiện tại, về môi trường xung quanh họ.

AN THẦN

KÍCH THÍCH

Rượu

Các

chất

GÂY ẢO GIÁC
nhóm LSD, nấm thần,

Amphetamine
Cácthuốc nhóm Benzodiazepine

Nicotine

Mescaline

Các chất dạng thuốc phiện

Cocain


PCP, Ketamine

Thuốc ngủ nhóm Barbituric

caffein

Cần sa liều cao

Cần sa

amyl hoặc butyl nitrite

PCP: phencyclidine hay còn gọi là “bụi thiên thần”, là một loại ma túy
Amyl hoặc butyl nitrite: Lúc đầu dùng để điều trị đau thắt ngực

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 7


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Không có cách phân loại nào là hoàn chỉnh. Ví dụ thuốc gây nghiện được kê đơn và sử
dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì là hợp pháp, nhưng nếu sử dụng đúng thuốc gây
nghiện đó nhưng không được bác sĩ kê đơn, không theo đúng liều lượng thì lại là lạm
dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc bất hợp pháp. Cần sa được sử dụng bất hợp pháp ở Việt
Nam nhưng lại là hợp pháp ở Hà Lan. Hay một số các chất gây nghiện có nhiều loại tác
động lên hệ thần kinh trung ương nên rất khó liệt kê chính xác nó vào nhóm nào hoàn
toàn. Ví dụ sử dụng cần sa liều thấp có tác dụng an thần, êm dịu nhưng sử dung liều cao
lại có tác dụng gây ảo giác; hay thuốc lắc (ecstasy hay MDMA) có cả tác dụng kích thích

và gây ảo giác. Vì vậy việc phân loại chất gây nghiện chỉ là tương đối.

2.4

Một số chất gây nghiện thường gặp.

2.4.1 Nhóm chất an thần
2.4.1.1 Rượu
a Rượu là gì?

“Rượu là thức uống nghèo chất dinh dưỡng. Về y học, rượu là kẻ thù của sức khỏe.
Nhiều trường hợp, rượu không khiến người ta chết ngay, mà nó phá hủy cơ thể một
cách ngấm ngầm…” (Lương y Vũ Quốc Trung)
Rượu là hợp chất hữu cơ do lên men tinh bột và đường bằng một loại men, được
dùng từ xa xưa trong các nghi lễ tôn giáo. Hyppocrate, Ông tổ ngành Y đã biết dùng
rượu như là thuốc mê cho người bệnh cần phẫu thuật; cũng chính ông phát hiện bệnh
loạn thần do gây ra uống rượu nhiều năm. Tại nhiều quốc gia, Rượu được dùng trong
ngoại giao. Rượu còn có lợi cho sức khỏe: giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa,
có lợi cho tim mạch (rượu vang) nếu biết dùng điều độ và đúng cách.
b Cơ chế gây nghiện

Có thể chia ra 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế tâm lý
 Cơ chế thần kinh:
Các tế bào thần kinh thuộc hệ viền khi đã quen với nồng độ rượu nhất định
trong huyết thanh, nếu nồng độ này giảm đi thì các tế bào này không chịu hoạt

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 8



Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

động nữa khiến người nghiện rượu trở nên đờ đẫn, tứ chi run rẩy. Và nhu cầu
về nồng độ rượu trong máu ngày càng tăng lên do sự dung nạp.
Chứng nghiện rượu cũng liên quan đến sự lệ thuộc thuốc thông qua việc tích tụ
adenosin, kích thích adenosin A2.
Với cơ chế này, việc cai rượu là không dễ vì sự lệ thuộc có nguồn gốc thực thể.
 Cơ chế Tâm lý:
Do stress, hoặc quen với cảnh chiều nào cũng ngồi cùng bạn bè, trong trạng
thái lâng lâng, nhìn đời đẹp hơn, thấy mình có ý nghĩa hơn, giống anh hùng khi
có men rượu hơn….
Với vấn đề tâm lý, người nghiện rượu quyết tâm thì việc cai nghiện dễ dàng
hơn nghiện rượu do cơ chế thần kinh.
c Tác hại

Khi mới dùng, rượu có tác dụng kích thích tinh thần. Nhưng nếu tiếp tục, rượu trở
thành chất làm dịu thần kinh, ảnh hưởng tới sự suy nghĩ, cảm xúc và xét đoán.
Nếu tiếp tục uống rượu và dần trở nên lệ thuộc, rượu gây tổn thương não bộ và các
cơ quan khác như gây viêm gan, xơ cứng gan, viêm loét bao tử, viêm tụy, cao huyết
áp, suy nhược tim, giảm mật độ xương, viêm dây thần kinh ngoại vi, tăng nguy cơ
ung thư cuống họng, thực quản, gan…
Nghiện rượu khi mang thai sẽ dẫn đến khuyết tật cho thai nhi.
Ngoài ra, nghiện rượu còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong xã hội, làm xáo trộn
gia đình, kém khả năng làm việc, học hành, gây tai nạn giao thông….
2.4.1.2 Thuốc ngủ.

Giấc ngủ: Giấc ngủ không phải là sự ngưng nghỉ hoạt động hoàn toàn mà là một
dạng đặc biệt của hoạt động cơ thể giúp cơ thể phục hồi năng lượng đã tiêu hao khi
thức. Thời lượng trung bình của giấc ngủ là 8 tiếng nhưng không nhất thiết luôn luôn

như vậy. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức
giấc vào ban ngày.
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 9


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Thuốc ngủ: Là những dược phẩm ở liều trị liệu có tác dụng an thần và gây ngủ, ở
liều cao hơn gây mê và ở liều độc gây hôn mê.
Gồm nhóm Barbituric, nhóm Benzodiazepine, nhóm Nonbenzodiazepine, nhóm
thuốc kháng histamin
Tuy nhiên, do nhóm Barbituric có nhiều độc tính cấp như co thắt thanh quản, ức chế
cơ quan vận mạch, cơ quan hô hấp, suy thận cấp…nên ngày nay ít được dùng.
a Nhóm Benzodiazepine

 Cấu trúc hóa học:
Benzodiazepine gồm nhân benzene và 1 vòng 7 cạnh trong đó có 2 nguyên tử N
mà 1 nối với carbone bên cạnh bằng dấu nối đôi. Khác biệt giữa các thuốc trong
nhóm chỉ khác ở các chuỗi gắn vào nhân này mà thôi.

Nhóm thuốc này gây khởi phát tác dụng nhanh, kéo dài giấc ngủ vừa phải, thời
gian tồn tại trong cơ thể không quá dài, không gây mệt lúc thức dậy.
Những thuốc hay dùng như: flurazepam, quazepam, diazepam. (seduxen,
lexomil…)
Các benzodiazepin thường được dùng để trị các triệu chứng có liên quan đến rối
loạn lo lắng cấp tính, lo lắng liên quan đến trầm cảm, mất ngủ cấp tính không do
tình trạng bệnh lý thứ phát như ngừng thở, kích động, và lo lắng xảy ra do lão suy;
và dùng trị các triệu chứng liên quan đến cai nghiện rượu cấp tính. Các chất

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 10


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

benzodiazepin cũng được dùng để hỗ trợ để giảm các vấn đề cơ xương (co cứng,
tính co cứng hoặc cứng hàm (bệnh uốn ván)) và các rối loạn co giật (bao gồm tình
trạng động kinh và các cơn co giật do sốt), để giảm lo âu trước khi phẫu thuật, và
để an thần, gây mê nhẹ, mất trí nhớ, và an dịu thần kinh trong các chǎm sóc tǎng
cường (ví dụ midazolam).
 Cơ chế:
BZD tác động lên hệ thần kinh trung ương phụ thuộc liều, bắt đầu từ an thần, gây
ngủ, gây mê rồi hôn mê
Trên vùng vỏ não, đồi thị và hệ viền có các receptor của BZD. Khi BZD gắn vào
các receptor này sẽ xảy ra các phản ứng mở các kênh dẫn truyền ( Kênh Cl-) qua
các chất trung gian (GABA: Gamma Aminobutyric Acid)
GABA được xem như là cái thắng xe, làm chậm lại các chất dẫn truyền thần kinh
khác như nor-Adrenaline, dopamin, serotonin…
Dung nạp thuốc và lệ thuộc thuốc chỉ sau 4 tuần sử dụng. Có hội chứng cai thuốc
nặng nếu ngưng thuốc đột ngột (kích động, suy nhược, đau cơ, co giật …) Vì thế
giảm liều thuốc từ từ. Các độc tính của BZD gia tăng ở người già, bệnh gan, khi
dùng chung với Cimetidin, Alcol và các thuốc ức chế thần kinh khác. Không được
dùng quá 3 tuần (tốt nhất 1 phải ngưng tuần), để tránh dung nạp và lệ thuộc
thuốc.
b Nhóm Non-bezodiazepin

Hiện nay có nhóm có tên NHÓM THUỐC Z (Z-HYNOTICS). Gọi như thế vì tên
thuốc bắt đầu bằng chữ Z như: zolpidem (Ambien, Stilnox) , zaleplon (Sonata),

zopiclone (Imovane), Eszopiclone (đồng phân của zopiclone, Lunesta), có đặc điểm:
Thời gian bán thải ngắn: 1-2 giờ
Không ức chế giấc ngủ REM
Ít tiềm năng gây nghiện.
Chỉ để trị mất ngủ, ít có tác dụng khác như dãn cơ, chống co giật, giải lo âu như
BZD.
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 11


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Zolpidem có thể gây tác dụng có hại là miên hành (đi trong khi ngủ), Zaleplon gây
ảo giác, còn Eszopiclone gây rối loạn vị giác.
 Cơ chế
Giống như BZD, nhóm thuốc Z tăng cường GABA, nhưng gắn chọn lọc vào thụ
thể tinh tế hơn gọi là thụ thể alpha của GABA, vì vậy an thần tốt hơn và ít tác
dụng phụ hơn so với BZD. Từ khi thuốc Z đầu tiên dược công nhận dùng trong
điều trị mất ngủ vào năm 1993 (zolpidem, thuốc này đã có dạng phóng thích thuốc
kéo dài vào năm 2005) mà các thuốc BZD thông dụng trước đây nay dùng giảm
đi.
Tuy thuốc Z ít gây lệ thuộc và mất ngủ hồi phát (tức đã quen dùng mà ngưng sẽ bị
mất ngủ nặng hơn) so với BZD nhưng vẫn được phân vào nhóm thuốc GÂY
NGHIỆN giống như BZD.
2.4.1.3 Heroin
a Heroin là gì?

Heroin là một loại chất gây nghiện bán tổng hợp được chiết xuất từ nhựa quả cây
thuốc phiện (có tên hóa học là Diacetylmorphine và còn có tên gọi khác là hàng

trắng, bạch phiến). Một số loại chất gây nghiện khác trong nhóm chất dạng thuốc
phiện này bao gồm thuốc phiện, morphine và codein.

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 12


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Heroin thường ở dạng bột, có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào độ tinh khiết. Heroin
có màu trắng thường có độ tinh khiết cao hơn so với màu nâu, hoặc màu trắng ngà,
có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương
[Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của TS.Bùi Thị Xuân Mai].
b Cơ chế gây nghiện

Heroin thường được sử dụng theo đường tiêm chích, hút hoặc hít. Heroin hấp thu
vào máu và nhanh chóng tác động lên não của người sử dụng.
c Tác động:

Tác động của heroin đối với người sử dụng phụ thuộc vào:
- Tình trạng sức khỏe
- Tình trạng tâm lý
- Trải nghiệm sử dụng heroin trước đây
- Có sử dụng cùng với ma túy khác hay không
- Sử dụng một mình hay với người khác
- Sử dụng ở nhà hay tại các bữa tiệc
- Độ tinh khiết của thuốc
- Chiều cao cân nặng của người sử dụng.
Tác động tức thì:

Tác động tức thì của heroin có thể kéo dài vài giờ đồng hồ và có thể làm cho
người sử dụng:


Cảm thấy sảng khoái



Sung sướng



Không còn đau đớn thực thể



Giảm ho

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 13


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện



Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn




Đồng tử co nhỏ



Thở nông



Buồn ngủ



Tác động dài hạn của heroin:

Người sử dụng heroin lâu dài thường gặp phải các vấn đề sau:


Sốc thuốc (do liều dùng quá cao – sử dụng heroin càng lâu, nguy cơ bị sốc

thuốc càng cao)


Táo bón trường diễn



Tổn thương tĩnh mạch do tiêm chích cùng một ví trí trong thời gian dài




Chán ăn, hoặc ốm yếu do ăn uống thiếu chất, dinh dưỡng kém



Rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh (đối với phụ nữ)



Áp xe da (sưng, mưng mủ)



Giảm khả năng thụ thai (ở nữ)



Rối loạn cương dương (ở nam)



Viêm phổi và các bệnh lý khác



Uốn ván (một loại nhiễm trùng thông qua các vị trí tiêm chích trên cơ thể)



Tình trạng nghiện/lệ thuộc vào heroin

[Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của TS.Bùi Thị Xuân Mai]

d Hậu quả

Heroin trôi nổi trên thị trường thường được pha trộn với các tạp chất khác, vì vậy
khó có thể xác định được lượng heroin thực sự. Điều này có thể dẫn đến tai nạn sốc
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 14


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

thuốc không chủ ý. Dùng chung, dùng lại, hay dùng bơm kim tiêm không tiệt trùng
để tiêm chích heroin có thể dẫn tới nhiễm HIV, viêm gan B, C, nhiễm khuẩn máu và
áp xe da,… [Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của TS.Bùi Thị Xuân
Mai].
e Cai heroin

Việc từ bỏ hoặc giảm liều sử dụng heroin đối với những người lệ thuộc vào heroin là
vô cùng khó khăn do phải trải qua hội chứng cai heroin. Các dấu hiệu và triệu chứng
xảy ra chỉ vài giờ sau khi ngừng sử dụng như: Bồn chồn, ngáp, chảy nước mũi, chảy
nước mắt, vã mồ hôi, tiêu chảy, mạch tăng, huyết áp tăng, nổi da gà, đau bụng, chuột
rút, giãn đồng tử, thèm nhớ heroin,... [Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội
của TS.Bùi Thị Xuân Mai].
Phương pháp cai nghiện heroin được sử dụng rộng rãi hiện nay là sử dụng
methadone để điều trị cho người nghiện heroin. Phương pháp này có ưu điểm là có
tác dụng dung nạp chéo với các chất dạng thuốc phiện do đó người bệnh không xuất
hiện hội chứng cai và thèm chất ma túy. Thời gian bán hủy kéo dài 24-36 giờ. Chỉ
cần dùng 1 liều duy nhất trong ngày nên nồng độ ổn định. Hiệu quả cao với đường

uống, tránh người bệnh phải tiêm chích và tránh hiệu quả sốc thuốc do tiêm chích.
Dung nạp chậm nên tránh được khuynh hướng tăng liều. Cai Methadone dễ hơn cai
heroin (giảm liều từ từ cho phù hợp với sự thích nghi của người bệnh) [Theo GS
Robert Heimer, - y giáo sư về y tế công cộng và dược lý học của trường Đại học
Yale, Hoa Kỳ].
f Sốc thuốc

Sốc thuốc (ngộ độc) là tình trạng xảy ra khi liều lượng thuốc sử dụng vượt quá khả
năng dung nạp của cơ thể. Sốc thuốc khi dùng heroin rất phổ biến và có thể xảy ra
với bất kỳ ai. Thậm chí đối với một số người như người mới sử dụng hoặc người mới
quay lại sử dụng, chỉ một liều dùng nhỏ cũng có thể bị sốc thuốc. Sốc thuốc thậm chí
có thể xảy ra với người mới chỉ bỏ được heroin một thời gian ngắn.
Người sốc thuốc có thể bị xảy ra một số hiện tượng như: Thở chậm và nông, da lạnh,
nhiệt độ cơ thể thấp, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, tiếng khò khè từ cổ họng do chất
nôn hoặc nước bọt, móng tay và chân, môi tím tái do thiếu ô xy,..
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 15


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Sốc thuốc nặng có biểu hiện bất tỉnh, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Sốc heroin có thể
dẫn đến hôn mê và thậm chí gây tử vong [Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã
Hội của TS.Bùi Thị Xuân Mai].
2.4.1.4 Cần sa
a Cần sa là gì?

Cần sa (tên latin là Cannabis Sativa) là loại ma túy được chế từ hoa và lá khô của cây
cần sa (còn được gọi là gai dầu, lanh mèo, gai mèo, đại ma, “cỏ”, bồ đà, tài mà,

…cây cần sa cao từ 2-3 mét, mọc thẳng, nhiều cành lá. Quả hình tròn, nhọn có màu
xám trơ). Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các
cành nhỏ. Cần sa thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút
bằng ống điếu. Một số người còn trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh
qui để ăn. Cần sa cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng thuốc lá, dầu cần sa có thể
dùng để uống.
Hoạt chất chính trong cần sa là THC (delta-9-tetrahydrocannabinol) là yếu tố làm
cho người sử dụng “phê”, nghĩa là làm biến đổi tâm trạng của người sử dụng, khiến
họ có cảm giác khác biệt. Một số thành phần của cây chứa hàm lượng THC cao hơn.
Người sử dụng cần sa trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc cần sa.
Cần sa tồn tại dưới các dạng sau: Lá hoặc hoa hoặc nụ khô, chứa 1%-15% THC,
được nghiền nát hoặc thái nhỏ phơi khô, vê thành điếu. Nhựa khô chiết xuất, đôi khi
trộn với hoa khô và ép thành khối nhỏ, chứa khoảng 10%-20% THC.
Cần sa hấp thụ và chuyển hóa nhanh khi hút: 50% được hấp thụ, thời gian để đạt tác
động mạnh nhất mất 10-30 phút, kéo dài 2-4 giờ. Cần sa hấp thụ và chuyển hóa
chậm hơn khi nuốt (qua đường ăn): 3%-6% được hấp thụ, thời gian để đạt cao điểm
mất 2-3 giờ, kéo dài đến 8 giờ [Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của
TS.Bùi Thị Xuân Mai].

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 16


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

 Cần sa có 3 dạng chính: Marijuana, Hash hay Hashish và Dầu Hashish.
Marijuana: là lá và hoa khô của cây cần sa (Cannabis). Marijuana mạnh nhất
nằm ở đầu hoa gọi là "heads". Màu sắc có thể từ xám xanh đến xanh nâu, hình
dạng mịn như cỏ khô hay thô giống như trà. Marijuana thường được vấn thành

điếu để hút gọi là "joints" hoặc hút bằng ống điếu gọi là "bong". Marijuana còn
được dùng để nêm canh hoặc trộn với bánh. Trong ba dạng cần
sa, Marijuanachứa ít chất THC nhất và kém tác dụng nhất.
Hashish hay Hash: là nhựa của cần sa. Nhựa cần sa phơi khô và ép lại thành
cục, bán theo từng miếng có màu sắc từ nâu lợt đến đen. "Hash" thường được
trộn với thuốc lá để hút, nhưng cũng có thể bỏ vào đồ ăn để ăn. Hash mạnh hơn
marijuana.
Dầu Hashish (Hashish oil): là chất dầu đặc được chế biến từ Hash, là sản
phẩm cần sa mạnh nhất. Màu sắc từ nâu vàng đến đen. Dầu Hashish thường
được bôi trên đầu điếu thuốc hay trên giấy điếu thuốc lá để hút [Theo Giáo
trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của TS.Bùi Thị Xuân Mai].
b Tác động của cần sa: Tác động của cần sa đối với người sử dụng phụ thuộc

vào:
 Liều dùng
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 17


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

 Độ mạnh và tinh chất THC trong cần sa
 Đường sử dụng (hút, hút tẩu, ăn)
 Chiều cao, cân nặng của người sử dụng
 Tâm trạng khi sử dụng
 Trải nghiệm sử dụng cần sa trước đây
 Chỉ sử dụng riêng cần sa hay sử dụng đồng thời với các loại CGN khác
 Sử dụng một mình hay với người khác, tại nhà hay tại nơi tiệc tùng
 Tác động tức thì :



Với liều dùng nhỏ, ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5 giờ

đồng hồ và người sử dụng có thể:


Cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái một cách lạ thường



Có những hành động khác thường



Giữ thăng bằng kém



Cười nói nhiều hơn



Khó tập trung



Tăng cảm giác đói




Nhịp tim nhanh hơn



Mắt ngầu đỏ



Tăng khả năng thị giác, thính giác và khứu giác, mất khả năng hiểu đúng về

sự việc xảy ra xung quanh. Những cảm giác này thường làm cho người sử dụng cảm thấy
mọi thứ xung quanh đều chậm chạp.


Khi dùng liều cao: Liều dùng cao sẽ làm cho người sử dụng:

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 18


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện



Lẫn lộn




Bồn chồn



Phấn chấn



Nghe hoặc nhìn thấy những sự việc không thực (ảo giác)



Lo lắng, sợ hãi



Cảm thấy xa rời hoặc tách biệt khỏi thực tại



Cần sa còn có thể gây nên các vấn đề:



Khó nhớ các sự việc



Suy nghĩ không mạch lạc




Khó phối hợp các động tác, giữ thăng bằng



Ảnh hưởng tới khả năng lái xe hay vận hành máy móc



Những biểu hiện này thường mất đi khi tác dụng của cần sa không còn nữa

c Hậu quả lâu dài

Nếu sử dụng cần sa thường xuyên và trong một thời gian dài, người sử dụng sẽ
gặp phải những vấn đề sức khỏe sau:


Tăng nguy cơ mắc viêm phế quản, ung thư phổi và các bệnh lý khác về

đường hô hấp


Giảm động cơ làm việc



Giảm khả năng tập trung trí nhớ và khả năng học hỏi những điều mới




Giảm ham muốn tình dục



Giảm lượng tinh trùng (ở nam giới)



Rối loạn kinh nguyệt (ở nữ giới)

 Một số người còn gặp phải các ảnh hưởng về tâm lý, đặc biệt những người có
tiền sử [Theo Giáo trình Chất Gây Nghiện và Xã Hội của TS.Bùi Thị Xuân Mai]
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 19


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện
2.4.2 Nhóm thuốc gây kích thích
2.4.2.1 Caffeine
a Caffeine là gì?

Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines (là chất gây nghiện không thuộc
danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam). Tác dụng chính của Caffeine là kích thích hệ
thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, khiến cho người sử dụng tỉnh táo nhất là
khi con người mỏi mệt hoặc uể oải.
Caffeine được tìm thấy nhiều nhất trong lá và hạt cà phê, cũng có trong lá trà, ca cao
và hạt cây cô-la. Nó cũng được dùng như một nguyên liệu trong thuốc cảm, thuốc
giảm đau,..và được nhiều người sử dụng để chống đau đầu hay uể oải.

Chúng ta thường nghĩ hạt cà phê chứa nhiều chất Caffeine nhất, nhưng thực tế, lá trà
chiếm tới tới 5% Caffeine, trong khi hạt cà phê chỉ chứa có 1,2%.
Nồng độ Caffeine trong một tách cà phê hay tách trà
Hạt cà phê được chia làm hai loại: Robusta, đây là loại chứa nhiều Caffeine hơn, và
loại còn lại là Arabica. Thông thường, một tách cà phê phin khoảng 150ml mà chúng
ta uống chứa từ 100 đến 150ml Caffeine, con số này đối với cà phê hòa tan là từ 60
đến 100mg (tùy loại). Một tách espresso khoảng 150ml chứa trên dưới 90mg.
Một tách trà khoảng 150ml có thể chứa từ 30 đến 100mg chất Caffeine. Tuy nhiên,
tùy vào cách chúng ta pha và nguyên liệu trà chúng ta sử dụng (như việc thêm
đường, sữa hay dùng lá trà nguyên hoặc trà túi), nồng độ Caffeine sẽ thay đổi [Theo
Leanne Cooper, huggies.com].
Caffeine trong socola
Một thanh socola 200g chứa khoảng 550mg hợp chất tương tự như Caffeine. 30g
socola có thể chứa từ 20 đến 60mg Caffeine. Vì vậy, chúng ta không nên cho trẻ con
ăn quá nhiều socola [Theo Leanne Cooper, huggies.com].
Caffeine trong thức uống có ga

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 20


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Ngày nay có rất nhiều người “nghiện” thức uống có ga, đây cũng là loại thức uống
có chứa Caffeine.
Một lon cocacola chứa khoảng 40mg Caffeine, và một lon nước tăng lực 250ml chứa
từ 80 đến 100mg, ngang bằng một tách espresso.
Khả năng cơ thể của chúng ta hấp thụ chất Caffeine phụ thuộc phần lớn vào chức
năng gan và khả năng hấp thụ chất. Nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ có thể loại

bỏ chất Caffeine trong cơ thể mình nhanh hơn nam giới do nồng độ của các nội tiết
tố trong cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai hay đang uống
thuốc tránh thai, quá trình này sẽ chậm hơn nhiều.
Caffeine có thể hấp thụ vào cơ thể chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Sau đó, cơ thể mất từ 3,5 6 giờ để làm giảm nồng độ Caffeine xuống một nửa.
Mỗi một loại trà hay cà phê sẽ có một nồng độ Caffeine khác nhau, tùy thuộc vào
màu sắc, giống cây [Theo Leanne Cooper, huggies.com].
b Cơ chế gây nghiện

Caffeine gây ra sự hưng phấn và kéo dài thời gian tỉnh táo bằng cách ngăn cản hoạt
động bình thường của Adenosine và Phosphodiesterase.
Adenosine được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Khi nồng độ đủ cao, nó
sẽ gắn với Receptor (thụ thể) làm cho hệ thần kinh phát ra tín hiệu nghỉ ngơi dẫn đến
sự mệt mỏi và buồn ngủ. Do có cấu trúc phân tử gần giống nhau, Caffeine cạnh tranh
với Adenosine trong việc liên kết với Receptor đặc hiệu. Điều này làm hệ thần kinh
sẽ chỉ đạo cho cơ thể tiếp tục làm việc thay vì phát ra tín hiệu nghỉ ngơi.
Caffeine cũng ngăn chặn Phosphodiesterase không cho phân giải chất truyền tin thứ
cấp cAMP, do đó tín hiệu hưng phấn do Adrenaline tạo ra được khuếch đại rồi duy
trì dài hơn bình thường. Điều này làm các tế bào trong cơ tăng hiệu quả đáp ứng với
Adrenaline (duy trì sự hưng phấn của não bộ, làm chúng ta thấy tỉnh táo vào buổi
sáng hoặc mất ngủ vào buổi tối).
c Lợi ích

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 21


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Caffeine là một chất chống oxi hóa nên caffeine có khả năng ngăn ngừa các bệnh về

tim và ung thư. Cà phê cũng chứa chất chuyển hóa trung gian, một dạng chất có tác
dụng oxi hóa.
Hỗ trợ các trẻ sinh non bị khó thở. Chỉ cần một lượng nhỏ caffeine tiêm vào tĩnh
mạch có thể kích thích não bộ của trẻ sơ sinh để điều khiển phổi nở ra.
Những người làm ca đêm hoặc những người bị mệt mỏi có thể dùng caffeine vì tính
chất kích thích có lợi của nó.
d Biểu hiện - tác hại - hệ quả

Nếu đã quen dùng Caffeine mà ngưng tức thì, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức
đầu, buồn ngủ,... Nếu chúng ta ngưng từ từ thì không có các biểu hiện này. Liều
lượng trung bình của Caffeine là 200mg (tùy theo từng người). Nếu dùng một lượng
Caffeine quá nhiều (còn gọi là bị nghiện Caffeine) có thể gây ra chứng rối loạn
hoảng loạn, lo âu, rối loạn lưỡng cực và bị tâm thần phân liệt. Nếu một lượng
Caffeine trên 1000mg thì trong người thấy mất ngủ, bất an, tim đập nhanh, thở hổn
hển, buồn tiểu, ù tai, xót ruột. Nặng hơn thì có thể tử vong khi dùng trên 10 gram
(80-100 ly) Caffeine.
Mới đây nhất đã có một ca tử vong vì uống quá nhiều Caffeine là một thanh niên
người Nhật. Nạn nhân ở độ tuổi khoảng 20, làm việc tại một trạm xăng phục vụ 24
giờ từ nửa đêm đến sáng. Nạn nhân được phát hiện bất tỉnh tại nhà và được đến bệnh
viên cấp cứu nhưng không thể cứu chữa. Trước đó, nạn nhân có biểu hiện nôn ói và
ngất nhiều lần, biểu hiện của ngộ độc Caffeine. Ngoài ra, cũng đã có hơn 10 ca tử
vong do ngộ độc Caffeine được báo cáo tại Mỹ [Theo tờ Japan Time]
2.4.2.2 Nicotine
a Nicotine là gì?

Nicotine là chất gây nghiện mạnh có trong thuốc lá, là gốc rễ của sự nghiện thuốc và
là tác nhân gây ra những triệu chứng mà người đang cai thuốc phải trải qua, như: cáu
gắt, bồn chồn, nóng nảy, lo âu, trầm cảm, mất ngủ, bối rối, thèm ăn và thèm hút
thuốc một cách khó cưỡng lại được.


Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 22


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

b Cơ chế gây nghiện

Khi nicotine gắn kết thụ thể nicotine trên các tế bào thần kinh tại “trung tâm thưởng”
ở hệ viền não bộ, các hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh bao gồm dopamine,
serotonine, noradrenaline được phóng thích. Chúng gây ra nhiều tác động tâm thần
kinh như là cảm giác sảng khóai, tâm trạng vui vẻ, tăng chú ý, tăng họat động nhận
thức và trí nhớ ngắn hạn.
Não bộ nhanh chóng nhận ra rằng có thể dùng thuốc lá để kích thích bài tiết
dopamine và như vậy khởi động quá trình hút thuốc lá kéo dài nhiều năm tháng.
Hiệu ứng tâm thần kinh của nicotine gây ra nhiều khi mạnh đến nỗi người nghiện
thuốc lá không tài nào quyết định ngưng hút thuốc lá được và họ sẵn sàng chấp nhận
các tác hại của thuốc lá để đổi lấy các hiệu ứng tâm thần kinh đó.
c Tác hại

Tác hại của hút thuốc lá đã được khoa học minh chứng. Thuốc lá làm gia tăng nguy
cơ ung thư phổi, bàng quang, tuyến tiền liệt, miệng, thực quản, và một số bệnh ung
thư khác. Trong đó có bệnh bạch cầu:
Làm suy giảm khả năng sinh sản
Tăng nguy cơ loãng xương
Làm giảm trí nhớ và năng lực trí tuệ
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 23



Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

Làm giảm nồng độ acid folic trong máu
Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm và mất trí, làm tăng nguy cơ
suy giảm khả năng tình dục ở nam giới, làm yếu chức năng của khứu giác và vị giác.
Đối với phụ nữ có thai có thể dẫn đến việc sinh con bị thiếu tháng và có trọng lượng
cơ thể thấp, gia tăng nguy cơ trầm cảm ở tuổi thanh niên, tăng nguy cơ mắc bệnh
tim, tiểu đường, đột quị và cao huyết áp.
Nếu bà mẹ hút thuốc trong thời gian mang thai thì sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì và
tiểu đường ở con cái khi chúng lớn lên. Qua thời gian, người hút thuốc sẽ trở nên lệ
thuộc vào nicotine cả về sinh lý lẫn tâm lý. Nếu con người còn kéo dài thời gian hút
thuốc thì cơ thể của họ càng ngày càng lệ thuộc mạnh vào nicotine.
Theo các chuyên gia, để có thể bỏ thuốc thành công và không tái nghiện về sau,
người hút thuốc cần nhận thức rõ những ảnh hưởng của cả hai yếu tố đó để chế ngự
chúng.
2.4.2.3 Amphetamin và các dẫn xuất của nó ( Ma túy đá)

Amphetamin lần đầu tiên tổng hợp ở Đức năm 1887. Nhưng trước đó, chất kích
thích có nguồn gốc thực vật Ephedra (Ma huang) đã được sử dụng trong y học cổ
truyền Trung Hoa hơn 5000 năm để điều trị bệnh hen suyễn và cảm lạnh thông
thường.
Đến những năm 1920 thì amphetamin được sử dụng trên lâm sàng điều trị hen phế
quản. Nhưng đến năm 1932, Dextroamphetamin và methamphetamin nhanh chóng bị
lạm dụng do những cảm giác hưng phấn tột đỉnh do nó mang lại.
Trong khuôn khổ bài báo cáo thì chúng ta chỉ nói về Methamphetamin (sau đây gọi
tắt là METH) là chất bị lạm dụng nhiều nhất.
METH vừa tan được trong nước, vừa tan được trong Lipid nên nó dễ dàng xuyên qua
hàng rào máu não. Nó được sử dụng dạng hít, tiêm, nuốt.

METH cũng gián tiếp ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh, làm cho chất
dẫn truyền thần kinh tồn tại lâu hơn tại khe synap (Scott và CS, 2007).

Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 24


Đề tài: Lạm dụng và nghiện chất gây nghiện

METH kích thích mạnh hệ thống thần kinh trung ương, một cách trực tiếp lên các
thụ thể catecholamine ở màng sau synap.
a Cơ chế gây nghiện

Tính chất gây nghiện của meth là do sự phóng thích nhanh gần như ngay lập tức chất
dopamine tại não. Dopamine là một chất trung gian hóa học tạo ra các cảm giác sảng
khoái. Newsweek, tháng 8 năm 2005, đã mô tả METH hấp dẫn người sử dụng "với
cuộc chạy đua đầy sức mạnh tự tin, tăng sự thức tỉnh, và khoái cảm kéo dài nhiều
giờ”. Nghiên cứu cho thấy lượng dopamine được phóng thích do sử dụng METH
nhiều gấp 3 lần so với cocaine và gấp 4 lần so với morphine.
METH tác động lên não bằng cách tăng nồng độ các catecholamine (ephinephrine,
norepinephrine, dopamine) và serotonin. Sự gia tăng này thông qua 3 cơ chế:
Giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh
Ngăn chặn sự tái hấp thu dopamin của các tế bào giải phóng ra nó.
Chậm chuyển hóa.
METH làm cho quá trình bơm chất dẫn truyền thần kinh ra khỏi trục tế bào mạnh
hơn quá trình tái hấp thu dopamin và dự trữ tại các túi tiếp hợp, làm ngừng hoạt động
của dopamin tại các điểm tiếp nhận.
Hiệu ứng cấp của METH là tình trạng quá dư thừa catecholamin và serotonin, làm
cho não bị khích thích và người sử dụng nó thấy sảng khoái cao độ, tăng sự tỉnh táo,

tăng tập trung chú ý, tăng khí sắc, giảm thèm ăn.
Chỉ trong vài ngày tiếp xúc với METH, thay đổi sinh hóa tại não bắt đầu xuất hiện
(ví dụ: giảm chất dẫn truyền thần kinh dopamine và gia tăng các dấu hiệu tiêu hủy hệ
dopaminergic ở đầu cuối sợi trục). Sử dụng METH lâu dài làm phá vỡ trầm trọng
tính toàn vẹn của hệ thần kinh trung ương, tế bào thần kinh và hệ thống dẫn truyền
thần kinh do sự phá hủy dopamin ở cuối sợi trục.
Những người dùng METH liên tục sẽ có tình trạng cạn kiệt dopamin, và không thể
đạt được khoái cảm nữa nếu không tăng liều, và như vậy người đó trở nên lệ thuộc
vào METH nếu muốn tiếp tục cảm nhận được khoái cảm, tập trung và tỉnh táo.
Lớp Tâm Lý Học - Nhóm 7 - VB2 - K03

Trang 25


×