TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Đề tài : Đạo đức kinh doanh
Giảng viên : T.S Lê Văn Thái
Sinh viên : Đinh Văn Thắng
Lớp : Anh 8 K46C KDQT
STT : 32
Ngày sinh : 18/5/1988
HÀ NỘI, THÁNG 12 - 2009
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ trước tới nay, đạo đức kinh doanh có vai trò rất lớn đối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp luôn gắn liền với đạo đức,
mức độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp gắn với mức độ tăng đạo đức. Nếu
không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh và không có ý thức xây
dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất khó
đi tới con đường thành công cao nhất. Sự tồn vong của doanh nghiệp không
chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn
chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Theo một số quan
điểm giữa đạo đức kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn tồn tại
theo tỉ lệ nghịch. Sự cân bằng giữa việc đảm bảo tính đạo đức và lợi nhuận
là vấn đề rất quan trọng mà mỗi nhà lãnh đạo cùng doanh nghiệp cần giải
quyết . Môn học tâm lý đạo đức kinh doanh đã giúp chúng em có cái nhìn rõ
hơn về tâm lý học con người để có những ứng dụng cụ thể trong công việc
tương lai. Với tiểu luận của mình, em mong được nêu ra những ý kiến của
mình về vấn đề này. Nếu có gì chưa chính xác, em rất mong được thầy chỉ
bảo.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đinh Văn Thắng
2
I. CÁC YẾU TỐ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.Quan điểm đạo đức kinh doanh
“Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt
số phận”. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư
cách ấy tác động trực tiếp đến thành bại của tổ chức! Bản thân doanh nghiệp
là một thành phần của xã hội mang tính tổ chức cộng đồng, được tồn tại, vận
hành, phát triển bởi chính các thành viên trong cộng đồng đó. Như vậy,
muốn đáp ứng một cách hiệu quả lý do tồn tại của mình - nghĩa là sản sinh
lợi nhuận cần thiết cho việc tái tạo mở rộng doanh nghiệp -thì doanh nghiệp
phải đặt mình ở vị trí là một thành viên của cộng đồng, chứ không phải chỉ
là một tác nhân kinh tế. Nói đơn giản thì doanh nghiệp muốn đạt đến mức
tối đa mục tiêu của nó là “vị lợi” thì chí ít phải biết thế nào là “vị nhân”!
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh
doanh cũng có những đặc trưng riêng của nó. Chẳng hạn, tính thực dụng, coi
trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh
doanh, thì đối với người khác đôi khi lại là những biểu hiện không tốt. Khi
đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và
chuẩn mực về:
• Tính trung thực: Trung thực với bản thân, với khách hàng. Không
dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ
tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. trung thực trong
chấp hành luật pháp của nhà nước....
• Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng
3
tiềm năng phát triển của nhân viên... Đối với khách hàng: tôn trọng
nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh,
tôn trọng lợi ích của đối thủ.
• Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh
nghiệp với lợi ích của xã hội. Tích cực góp phần giải quyết những vấn
đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Đạo đức kinh doanh chính là đaọ đức nghề nghiệp của những người hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh không
chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà nó là cả một quá trình, gắn liền với sự
phát triển của cả doanh nghiệp.
2.Thái độ đạo đức kinh doanh
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận đó phải là từ hoạt
động hợp pháp, nếu làm ăn phi pháp thì bị pháp luật trừng trị và không
thể lâu bền. Các tiêu chuẩn khác không mâu thuẫn với mục tiêu lợi
nhuận. Giữ được chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng
và nhà nước tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giữ được mối
làm ăn, bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội
có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa.
Thái độ đạo đức kinh doanh thể hiện ở thái độ của nhà kinh doanh với
pháp luật, với khách hàng, với người lao động và với đối thủ cạnh tranh.
Một nhà kinh doanh thì yêu cầu đầu tiên đặt ra là phải tuân thủ luật pháp
do nhà nước đặt ra. Điều này thể hiện ở việc kinh doanh các mặt hàng
theo quy định của pháp luật, không buôn bán những mặt hàng mà pháp
luật cấm ví dụ như ma túy, vũ khí…Ngoài ra thì việc tuân thủ luật pháp
4
còn thể hiện ở nghĩa vụ đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Các hành vi
trốn thuế, gian lận thì được coi như là vi phạm pháp luật và cũng là hành
vi vi phạm đạo đức kinh doanh.
Thái độ kinh doanh trong quan hệ với khách hàng đó là sự giữ chữ tín,
trung thực và tôn trọng lợi ích của khách hàng. Đối với một nhà kinh
doanh thì chữ tín là vô cùng quan trọng. Điều này được thể hiện ở những
thương hiệu hàng đầu thế giới. Nếu không có chữ tín, không đảm bảo
rằng các mặt hàng của họ luôn tuân theo quy cách, phẩm chất thì không
thể xây dựng được niềm tin của khách hàng ở những thương hiệu mạnh
như vậy. Ngoài ra thì chữ tín còn thể hiện ở việc giao hàng đúng thời
hạn, cũng như các cam kết khác đối với khách hàng.
Đối với người lao động thì đạo đức kinh doanh bộc lộ ở thái độ tôn
trọng và chăm lo cho lợi ích chính đáng của người lao động. Mỗi người
đều có lòng tự trọng và danh dự của họ. Do đó cho dù người lao động chỉ
là những người đi làm thuê, thậm chí trình độ văn hóa của họ chưa cao
thì họ vẫn đòi hỏi ở nhà kinh doanh sự tôn trọng với danh dự, nhân phẩm
của họ. Mặt khác người lao động cần được hưởng những lợi ích chính
đáng như được đóng bảo hiểm, được khám sức khỏe định kì, được nghỉ
ngơi và có những chế độ đãi ngộ hợp lí khác.
Trên thương trường luôn xảy ra sự cạnh tranh giữa các nhà kinh
doanh với nhau. Một nhà kinh doanh cần có thái độ tôn trọng đối thủ,
cạnh tranh lành mạnh. Tuyệt đối tránh các hành vi xấu,không lành mạnh
trong kinh doanh. Nhà kinh doanh cần hướng tới sự cạnh tranh về trí tuệ,
tài năng và uy tín của chính mình.
3. Động cơ đạo đức kinh doanh
5
Nhà kinh doanh nào khi bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình cũng
đều có đông cơ kinh doanh riêng của mình. Kinh doanh có thể để kiếm được
nhiều tiền, để làm giàu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Động cơ kinh doanh
luôn gắn liền với mục tiêu kinh doanh. Và mục tiêu kinh doanh luôn là mối
quan tâm hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào. Song, không phải doanh nhân
nào cũng xác định chính xác và đặt ra mục tiêu khả thi cho doanh nghiệp.
Mục tiêu đặt ra cần phải linh hoạt theo tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp và những biến động của thị trường. Trong các thời kỳ các mục tiêu
kinh doanh có thể giống nhau hoặc khác nhau Các doanh nghiệp đặt ra mục
tiêu kinh doanh theo thời kỳ và những thành quả cần đạt được. Doanh
nghiệp sẽ phải trả lời những câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ đạt được cái gì từ việc
kinh doanh của mình về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm?
4. Hành vi đạo đức kinh doanh
Hành vi đạo đức kinh doanh là toàn bộ các hoạt động có mục đích
của các
nhà kinh doanh với mọi sự việc xảy ra trong quá trình kinh doanh của họ.
Với mỗi quyết định của nhà kinh doanh thì bao hàm trong đó là các quyết
định về hành vi, cách phản ứng của họ trước môi trường. Trong hành vi thì
có hành vi tốt, hành vi xấu. Một nhà kinh doanh tốt là nhà kinh doanh có
những hành vi đúng mực, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khách
hàng, tới đối tác, đối thủ cạnh tranh…
Trong thực tế có rất nhiều nhà kinh doanh đã vi phạm những chuẩn
mực về hành vi như việc gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường tự nhiên,
ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho
6