Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh rối loạn phân ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.15 KB, 27 trang )

Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

r

DANH SÁCH NHÓM 6_VB2K03

1. Phùng Quang Sâm

MSSV: 1466160070
2. Trương Thị Bích Ngọc
MSSV: 1466160047
3. Nguyễn Trần Phong
MSSV: 1466160060
4. Trần Thị Ngọc Nguyên
MSSV: 1466160049
5. Nguyễn Trần Ngọc Thiện MSSV: 1466160083
6. Nguyễn Đức Nhật
MSSV: 1466160051
7. Trần Thanh Thảo
MSSV: 1466160080
8. Nguyễn Quỳnh Phương
MSSV: 1466160063
9. Bùi Thanh Hà
MSSV: 1466160017
10. Đỗ Thị Hà
MSSV: 1266160014 (VB2 K01)

1

1



Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

r

Lời Mở Đầu
Từ thời xa xưa, đã có một số người có những biểu hiện lạ như ngồi chơi và nói
chuyện một mình hay buổi tối đến nơi nào đó làm việc gì đó nhưng sáng dậy lại
không biết mình đã làm những gì và đi đâu, hay những trạng thái ngồi lên đồng,….
Đó là những biểu hiện của rối loạn phân ly. Theo người cổ xưa triệu chứng này
được gọi là Hysteria, nhưng ngày nay đã đổi tên lại là Dissociative disorder. Theo
phân loại, rối loạn phân ly ngày nay được xếp vào hai hệ thống: DSM (Hiệp hội
tâm thần học Hoa Kỳ) và ICD (hệ thống phân loại bệnh quốc tế).
Theo ICD -10 thì đặc điểm chung của rối loạn phân ly (hoặc chuyển dạng) là sự
mất toàn bộ hay phần nào của trí nhớ, ý thức và tình cách của con người ảnh hưởng
trực tiếp đến cảm giác và vận động của người đó.
Còn theo DSM – IV –TR đặc trưng quan trọng của các rối loạn phân ly là sự phá
vỡ các chức năng của tâm lý của con người bao gồm những tri giác, cảm giác, nhận
thức, cảm xúc, …. Rối loạn này có thể xảy cấp tính hay mãn tính.
Và cập nhật mới nhất hiện nay là DSM –V, các rối loạn phân ly bao gồm:
- Rối loạn nhận thức bản thân phân ly (disociative identity disorder)
- Quên phân ly (disociative emnesia)
- Giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại (depersionalization/derealization
disorder)
- Các rối loạn đặc trưng khác (other specified disociative disorder)
- Các rối loạn phân ly không đặc trưng khác (unspecified dissociative
disorder)

2


2


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

HỆ THỐNG KÝ HIỆU
r VIẾT TẮT
-

RLPL: rối loạn phân ly
DID: rối loạn đa nhân cách (disociative identity disorder)
- SCTL: sang chấn tâm lý.
PTSD: rối loạn stress sau sang chấn tâm lý (Post Traumatic Stress Disorder)
DSM: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Hướng dẫn chẩn
đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì

3

3


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

BỐ CỤC TIỂU rLUẬN
Phần một: thông qua việc tham khảo các tài liệu nghiên cứu có liên quan,
chúng tôi sẽ tổng hợp lại những kiến thức cơ bản nhất về rối loạn phân ly. Đặc
biệt là lịch sử hình thành và phát triển thuật ngữ “Dissociative disorder”, từ đó
làm rõ quan điểm cũng như nguyên nhân của RLPL theo một số trường phái
khác nhau trong giới tâm lý học; theo ICD 10 và theo DSM qua cá thời kỳ.
Trong các phần tiếp theo, chúng tôi sử dụng DSM V để làm nền tảng phân tích

các vấn đề có liên quan đến RLPL.
Từ nền kiến thức đó, chúng tôi tiến hành tìm hiểu: nguyên nhân, cơ chế bệnh
sinh, triệu chứng chuẩn đoán, trị liệu, tình hình tại Việt Nam…của 3 trong 5
dạng RLPL, đó là: Rối loạn định dạng nhân cách (Dissociative Identity
Disorder); Quên phân ly (Dissociative Amnesia) và Giải thể nhân cách/Tri giác
sai thật tại (Depersonalization/Derealization Disorder). Tất cả các vấn đề này
sẽ được trình bày trong phần hai.
Sau khi tìm hiểu 3 (trong 5) dạng RLPL, ở phần ba chúng tôi tìm ra những nét
chung nhất về nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn này. Từ đó đưa ra
những kiến nghị cần thiết nhằm hạn chế và phòng ngừa, ở mức có thể, mầm
móng hình thành và phát triển của RLPL.
Phần kết luận chúng tôi trình bày ở mục cuối cùng.

4

4


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

PHẦN MỘT: TÌM HIỂUr KHÁI QUÁT
1. Khái niệm

Rối loạn phân ly thuộc về tâm lý, thường xảy ra do những cú sốc quá lớn về tâm
lý và những chấn thương thần kinh của con người, trong đó cơ chế tâm lý là chủ yếu.
Đặc điểm cơ bản của rối loạn phân ly là sự ngưng trệ những chức năng tổng thể
của nhận thức, trí nhớ, nhận dạng hoặc tri giác về xung quanh. Sự rối loạn này có thể
đột ngột hoặc từ từ, thoáng qua hoặc mãn tính.
2. Quá trình phát triển của thuật ngữ Rối loạn phân ly.


Trong phần này, dựa trên công trình nghiên cứu của TS Vũ Thy Cầm trong luận
án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân
rối loạn phân ly vận động và cảm giác”, chúng tôi tổng hợp lại lịch sử hình thành và
phát triển của thuật ngữ Rối loạn phân ly (RLPL) để có sự hiểu biết sâu rộng hơn,
toàn diện hơn về rối loạn này.
Hiện tượng rối loạn phân ly đã được nhìn nhận từ rất sớm, có từ thời Hyppocrate.
Platon là người đầu tiên giải thích nguyên nhân triệu chứng này là do sự dịch chuyển
tử cung của người phụ nữ. Nên triệu chứng này được gọi là “Hysteria” có nguồn gốc
từ từ “Hystera” theo tiếng Hy Lạp là Tử cung.
Theo khoa học chứng minh được tử cung không di chuyển được, nhưng quan điểm
của Ông vẫn tồn tại cho đến thế kỷ XVII, Charles Lepois không hoàn toàn phủ nhận
quan điểm của Platon, nhưng theo Ông Hysteria không hẵn chỉ xảy ra ở phụ nữ mà
còn ở nam giới nên nguyên nhân chính không phải ở tử cung mà là ở não của con
người, não có vấn đề nên gây Hysteria.
Năm 1681, Thomas Syndeham đã tách hoàn toàn Hysteria ra khỏi vấn đề liên quan
đến tử cung, mà là do những rối loạn về tâm lý con người, Ông thiên về cảm xúc con
người, những vấn đề ảnh hưởng đến buồn vui. Đến 1859 Briquet đã khẳng định lại lần
nữa những cảm xúc vận động, động kinh co giật là những triệu chứng chính của
Hysteria.
Vào thế kỷ XIX, Chacot đã đưa ra một quan điểm mới, cho rằng Hysteria là do
những tổn thương thần kinh khu trú, người mắc chứng này dễ bị ám thị và tự ám thị
cho chính mình. Cùng quan điểm với Chacot, Sigmund Freud cũng cho những rối
loạn này do tổn thương tâm lý gây ra. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm về các
rối loạn Hysteria. Theo thuyết phân tâm cổ điển, Ông cho rằng chuyển di là một quá
trình vô thức, xảy ra như một cơ chế giảm âu lo, khi có sự xung đột với bản năng. Khi
con người trở nên bất lực trước một vấn đề gì đó nhu cầu phản kháng của bản năng
được nâng cao, để tự bảo vệ chính mình. Hiện tượng phân ly sẽ xảy ra, người bị triệu
chứng đó sẽ tự phân ly chính mình, biến mình thành một người khác mạnh mẽ, nhanh
nhẹn và thông minh hơn để bảo vệ chính mình hoặc giảm đi căng thẳng, thường người
họ hoá thân thành là người quen thân với mình nhằm để giảm âu lo kết quả đem lại sự

thoả mãn cho bản thân.
Còn theo thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của Paplop thì triệu chứng của
Hysteria là do sự rối loạn của hoạt thần kinh cấp cao, các hệ thống tín hiệu không cân
5

5


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

bằng, hệ thống tín hiệu thứ 1 về bản năng và tình cảm
r lấn áp hệ thống tín hiệu thứ 2 lý
trí và bản lĩnh, nên họ sẽ có những hành động khó kiểm soát được, nó thiên về mặt vô
thức nhiều hơn. Những người mắc những rối loạn này thường là những người có nhân
cách yếu, nghệ sĩ vì họ thường không dùng lí trí để giải quyết vấn đề mà dùng tình
cảm là chính.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Pierre Janet phát triển thuyết phân ly. Ông
cho rằng nhận thức của con người có vấn đề, ông nhỏ vấn đề để quan sát những hành
động biểu hiện ra bên ngoài như nhìn, nghe, nói, hành vi, biểu cảm,… và những sự
thay đổi thất thường ý thức, trí nhớ, tính cách
Theo quan điểm về rối loạn phân ly hiện nay thì theo 2 hệ thống đó là DSM (Hiệp hội
tâm thân học Hoa Kỳ) và ICD (hệ thống phân loại bệnh quốc tế). Theo ICD -10 thì rối
loạn phân ly xảy ra cấp tính nghĩa là sau cơn chấn thương thì sau vài tuấn hay vài
tháng thì xảy ra hiện tượng rối loạn phân ly nó bao gồm chuyển dạng và phân ly. Còn
đối với DSM –IV thì cho rằng rối loạn phân ly là mãn tính, sau cơn chấn thương thì
có thể chưa có biểu hiện gì nhưng trong thời gian dài như mấy năm sau cho khi cả 5
-7 năm sự rối loạn phân ly mới xảy ra. Theo DSM -IV –TR không cho rối loạn
chuyển dạng thuộc rối loạn phân ly
Với từng giai đoạn phát triển y học có khác nhau về tên gọi khác nhau nhưng rối
loạn phân ly là do rối loạn chức năng vận động và cảm giác không giải thích được,

các rối loạn này gần với stress, nó thuộc về tâm lý hơn là thần kinh.
Theo cập nhật mới nhất của bảng DSM – V (2013) thì rối loạn phân ly là sự gián
đoạn hay giảm chức năng hoạt động của tâm lý con người như tri giác, trí nhớ, tình
cảm, cảm xúc…
3. Một số giả thuyết bệnh sinh của RLPL
a. Theo thuyết phân tâm cổ điển
Phân ly là trạng thái tâm lý khi những suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc hay kí
ức bị tách ra thành những phần khác nhau của tinh thần; là so sự ảnh hưởng
của cơ chế phòng vệ nhằm chống lại những lo hãi, những xung đột bản
năng bị dồn nén bên trong dẫn đến sự rút lui về mặt tâm lý của cá nhân
trước những sự kiện ngập tràn tổn thương.
b. Theo thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của Pavlop
Như đã trình bày ở phần trên, RLPL phát sinh ở những người có hệ thống
tính hiệu thứ hai bị suy yếu trong khi hệ thống tín hiệu thứ nhất cũng như
phần dưới võ não chiếm ưu thế.
c. Theo thuyết tập nhiễm của Wolpe
“Wolpe cho rằng các RLPL phát sinh theo cơ chế cảm ứng và bắt chước
trong quá trình tiếp xúc xã hội, đó là các hành vi học hỏi được trong suốt
quá trình trải nghiệm. Khi các hành vi này xuất hiện hoặc nặng lên thì bệnh
nhân đạt được điều mình muốn và ngược lại” [1]
Như đã trình bày, theo DSM –V các rối loạn phân ly bao gồm:
- Rối loạn nhận thức bản thân phân ly (disociative identity disorder)
- Quên phân ly (disociative emnesia)
6

6


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)


-

Giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại (depersionalization/derealization
r
disorder)
Các rối loạn đặc trưng khác (other specified disociative disorder)
Các rối loạn phân ly không đặc trưng khác (unspecified dissociative
disorder)

Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi xin hạn chế trình bày 3 dạng: Rối loạn
nhận thức bản thân phân ly, quên phân ly, giải thể nhân cách/tri giác sai thật tại. Ở mỗi
dạng, chúng tôi sẽ điểm qua các nội dung chính như: định nghĩa, chuẩn đoán, triệu
chứng, cơ chế bệnh sinh, tình trạng ở Việt Nam và kiến nghị

7

7


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

PHẦN HAI: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM,
CƠ CHẾ BỆNH
r
SINH, TRIỆU CHỨNG, CHUẨN ĐOÁN…CỦA 3 DẠNG
RLPL: RỐI LOẠN NHẬN THỨC BẢN THÂN PHÂN LY;
QUÊN PHÂN LY; GIẢI THỂ NHÂN CÁCH/TRI GIÁC
SAI THẬT TẠI
I. RỐI LOẠN NHẬN THỨC BẢN THÂN PHÂN LY


1. Định nghĩa

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV-TR)
của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kì (American Psychiatric Association), Rối loạn nhận
thức bản thân phân ly (DID) “sự tồn tại hai hoặc nhiều hơn những bản thể (identities)
hoặc tính cách (personality), trong đó mỗi bản thể hoặc tính cách có lối nhận thức, liên
hệ, và suy nghĩ về môi trường hoặc bản thân riêng rẽ liên tục kiểm soát hành vi”.
Rối loạn nhận biết bản thân phân ly hay còn gọi là rối loạn đa nhân cách. Sau đây sẽ
sử dụng cụm từ “rối loạn đa nhân cách” hay “DID”.
Rối loạn đa nhân cách không phải rối loạn nhân cách như nhiều người nhầm lẫn, mà
nó nằm trong tổ hợp các bệnh có liên quan đến chấn thương tâm lý như: Hậu Chấn
Thương Tâm Lý Rối Loạn Căng Thẳng (PTSD), Rối Loạn Căng Thẳng Cấp Tính
(ASD)… DID, PTSD và ASD có cùng một triệu chứng đó là sự tách rời nhận thức.
Nhưng PTSD là những người gặp chấn thương tâm lý quá nặng và sau đó đôi khi họ bị
tách rời ra khỏi hiện thực họ đang sống, trải nghiệm cảm giác sống lại trong ký ức
đáng sợ làm tổn thương tâm lý họ, còn rối loạn đa nhân cách cũng là sự tách rời ra
khỏi hiện thực nhưng người bị DID sẽ không nhớ gì và cũng không biết được là mình
đã làm gì trong khoảng thời gian bị tách rời nhận thức ấy. Đa số sẽ cho rằng mình đang
ngủ nhưng thực chất không phải, hoặc họ sẽ có khoảng trống trong kí ức không thể
nhìn thấy.
Sự tách rời nhận thức là sự gián đoạn trong cảm giác chủ quan về đặc tính cá nhân và
trung gian. Biểu hiện này đi kèm với những thay đổi các chức năng tâm thần bao gồm:
8

8


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

cảm xúc, hành vi, sự tỉnh táo, trí nhớ, tri giác, nhậrn thức và hoặc các chức năng tâm

thần vận động.
2. Triệu chứng
a. Tiêu chuẩn chuẩn đoán
DID thường khó chẩn đoán vì có triệu chứng gần giống với các hội chứng tâm lý khác.
 Theo như DSM-IV-TR, một người được chẩn đoán với triệu chứng DID khi mang
những đặc điểm sau:
- Có 2 hoặc nhiều hơn trạng thái của các nhân cách liên tục thay nhau chi phối con
người ngoài vòng kiểm soát.
- Các nhân cách hoàn toàn riêng biệt, tương đối ổn định về nhận thức, quan hệ gia
đình, xã hội, khả năng miêu tả thế giới xung quanh.
- Khi bị một nhân cách chi phối, người đó quên các thông tin quan trọng liên quan
đến các nhân cách tiềm ẩn khác, không phải là chứng quên thông thường.
- Triệu chứng không phải là ảnh hưởng tạm thời từ việc sử dụng thuốc hoặc hoá
chất.
 Theo DSM-V
- Tách rời nhận thức thể hiện bằng hai hay nhiều hơn các trạng thái nhân cách.
Trạng thái này trong một số nền văn hóa được mô tả là bị nhập, ma làm.
Các dấu hiệu và triệu chứng này có thể được chính bệnh nhân mô tả hay được mô
tả bởi những người chứng kiến.
- Sự xuất hiện và tái diễn cảm giác có khoảng trống trong việc nhớ lại những sự
việc hàng ngày, những thông tin cá nhân quan trọng và, hoặc quên những thông
tin liên quan đến sang chấn tâm lý. Quên này không được lý giải bằng quên
thông thường.
- Các triệu chứng này gây khó chịu cho bệnh nhân và làm giảm sút nghiêm trọng
đến hoạt động nghề nghiệp, xã hội và các chức năng quan trọng khác.
- Các rối loạn này không phải là một phần của hoạt động tín ngưỡng.
Lưu ý: Ở trẻ em các triệu chứng này không xuất phát từ sự tưởng tượng hay chơi cùng
bạn chơi.
 Các triệu chứng không phải có nguyên nhân từ những bệnh thực thể, liên quan đến
các chất gây nghiện hoặc từ những trạng thái bệnh lý khác (ví dụ như động kinh)

 Một trong những đặc điểm chính là người với DID mất khả năng nhớ lại một số
thông tin quan trọng về mình, những sự kiện lớn mà không thể giải thích được bằng từ
“quên” bình thường. Có những khoảng trống trong ký ức mà người đó không tài nào
nhớ nổi. Có những chuyện quan trọng đã xảy ra trong quá khứ nhưng người họ không
hề có một chút ý thức gì về nó cả. Người với DID không hề có một cảm giác hay ý
thức gì về những nhân cách còn lại của mình. Sự rối loạn này phải không xuất phát từ
9

9


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

-

thuốc, chất kích thích hay bất kỳ tình huống y khoa rnào để được coi là rối loạn đa nhân
cách.
2.2 Đặc điểm chẩn đoán
Một trong những triệu chứng của DID là có từ 2 trạng thái nhân cách trở lên. Tuy
nhiên mức độ biểu hiện của các trạng thái nhân cách tùy thuộc vào động lực tâm lý,
mức độ sang chấn, động lực và mâu thuẫn nội tại. Sự tách rời nhận thức xảy ra khi áp
lực tâm lý trở nên nặng nề và/hoặc kéo dài hơn.

-

Trong những trường hợp người với DID có biểu hiện rõ ràng (hoang tưởng bị nhập) thì
chúng ta dễ quan sát sự thay đổi trạng thái nhân cách hơn. Tuy nhiên với những trường
hợp không rõ ràng thì sẽ khó quan sát trạng thái nhân cách trong một thời gian dài. Chỉ
một số ít bệnh nhân trong nhóm này có thể quan sát được sự thay đổi trạng thái nhân
cách. Nếu thay đổi trạng thái nhân cách không rõ ràng thì có thể dựa vào 2 nhóm triệu

chứng:

-

1) Sự thay đổi hay gián đoạn đột ngột về về cảm giác tự thân và trung gian.
2) Tái diễn quên phân ly.
Người với DID khi tách rời nhận thức sẽ thay đổi hầu hết các chức năng tâm thần. Họ
có thể mô tả rằng họ đột nhiên không phải là mình mà họ quan sát hành vi, lời nói,
cảm xúc của chính mình mà không có khả năng dừng lại.

-

Bệnh nhân có thể có ảo thanh thường là nghe tiếng của trẻ con, tiếng khóc, tiếng của
siêu nhiên nhưng thường gặp là tiếng nói của linh hồn.

-

10

Cũng có thể có ảo thanh phức tạp đi kèm với tư duy độc lập mà bệnh nhân không kiểm
soát được.
Người với DID có thể có những cơn xung động lời nói, hành vi, cảm xúc… những
xung động này nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Các cơn xung động này thường được
mô tả như là “rối loạn trương lực cái tôi và bối rối” (ego-dystonic and puzzling). Tất
cả những gì thuộc về con người họ như thói quen ăn uống, trang phục, cử chỉ… đột
nhiên thay đổi sau đó lại trở lại bình thường. Người với DID thường mô tả là cơ thể
của họ trở nên khác thường về mọi mặt (giống trẻ con, giới tính khác…).
- Thay đổi trong cảm nhận cái tôi thường đi kèm với thay đổi cảm giác, thái độ,
hành vi, cảm xúc, thậm chí là cơ thể không thuộc về mình hoặc không phải do mình
kiểm soát.

- Mặc dù tách rời nhận thức là chủ quan của người với DID tuy nhiên có thể được
quan sát và mô tả lại bởi người thân và những người xung quanh hoặc là bác sĩ.
10


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

Triệu chứng quên xảy ra trên người với DID thường
theo 3 cách:
r
1) Có khoảng trống trong trí nhớ xa về những sự kiện cá nhân (ví dụ: sự việc xảy
ra trong thời thơ ấu, nơi học phổ thông…)
2) Nhầm lẫn trong trí nhớ phụ thuộc (dependable memory) (ví dụ: những kỹ năng
hàng ngày như lái xe, công việc, sử dụng máy tính…)
3) Biết có những vật mình đã mua hoặc công việc mình đã làm nhưng không nhớ
đã làm như thế nào hoặc mua lúc nào.
- Cơn bỏ đi phân ly cũng thường gặp trong DID. Thường là họ mô tả lại là tự nhiên
thấy mình ở một vị trí nào đó rất xa nhưng không biết đã đến đó như thế nào.
- Quên trong DID không giới hạn trong các sang chấn tâm lý. Thường gặp là bệnh
nhân không thể nhớ những gì xảy ra hàng ngày. Có thể bệnh nhân không nhớ tên của
vợ /chồng, con cái, không nhớ những điều đã nói hay những việc đã làm.
- Hoang tưởng bị nhập trong DID thường biểu hiện qua hành vi và dáng điệu bề
ngoài là một linh hồn (spirit), nhân vật siêu nhiên, hay một người bên ngoài điều
khiển. Người với DID hoạt động và nói năng giống như một người hoàn toàn khác. Ví
dụ: Người với DID có thể biểu hiện mình là một hồn ma của một người con gái đã
chết vì tự tử đã nhiều năm. Người với DID nói và hoạt động như cô gái đang sống.
Những người có triệu chứng DID có thể có một host (nhân cách chủ) và một hoặc
nhiều alters (nhân cách thay thế). Host có thể không phải là nhân cách trước khi một
người bị rối loạn, nhưng là nhân cách chiếm lĩnh hành vi của người đó tại thời điểm
hiện tại. Host đồng thời là nhân cách tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần vì nhận

thức được sự rối loạn của bản thân hoặc do nghe theo sự hướng dẫn của người thân.
Khi một người ở trạng thái Alter (nhân cách thay thế), Host có thể xuất hiện, nắm
quyền điều khiển, đưa người bị rối loạn trở lại trạng thái thông thường. Khi một nhân
cách đang chi phối hành vi – có thể là Host hoặc Alter, những nhân cách còn lại không
xuất hiện. Tuỳ theo sự biến đổi môi trường hoặc các biện pháp điều trị, các nhân cách
khác có thể trỗi dậy và chiếm lĩnh nhân cách đang nắm vị trí kiểm soát hiện tại.
Switch, sự chuyển đổi giữa các nhân cách, có thể xảy ra trong vài giây, vài tiếng hoặc
vài ngày, có lúc qua một giấc ngủ, xuyên giới tính, độ tuổi và quốc tịch. Những người
với DID có thể nhận biết một loạt những ngôn ngữ, giọng điệu, cách ăn mặc và cử chỉ
hoàn toàn khác nhau. Họ có thể có nét chữ khác nhau và thậm chí đổi cả tay thuận. Bí
ẩn hơn, có những người khi đổi nhân cách có thể thay đổi những đặc điểm sinh lý như
nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, sức chịu đau, thị giác và thậm chí xuất hiện những
căn bệnh chưa hề mắc phải trước đó như dị ứng hay hen phế quản.
2.3 Những yếu tố kết hợp củng cố chẩn đoán
Các rối loạn đi kèm thường gặp là trầm cảm, lo âu, tự gây tổn thương cơ thể, co giật,
và một số triệu chứng khác. Người với DID thường giấu hoặc cũng có thể không nhận
-

-

11

11


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

thức hết các triệu chứng. Có thể người với DID có
r hồi tưởng, các tác dụng phụ của
thuốc.

2.4 Chẩn đoán phân biệt
- Trầm cảm điển hình
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
- PTSD
- Các rối loạn loạn thần
- Các trạng thái do chất gây nghiện, thuốc và tình trạng bệnh lí khác gây ra.
- Các rối loạn nhân cách
- Rối loạn chuyển dạng
- Co giật khác
- Rối loạn giả bệnh (factitiuos disorder) và giả bệnh (malingerer).
2.5 Các rối loạn kèm theo (comorbidity)
- Trầm cảm
- PTSD
- Các rối loạn liên quan đến stress
- Các rối loạn nhân cách
- Các rối loạn có triệu chứng cơ thể
- Rối loạn bản năng ăn uống
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức.
- Rối loạn giấc ngủ…
3. Nguyên nhân bệnh sinh
Hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào tìm ra và chứng minh được nguyên nhân gây ra
rối loạn đa nhân cách. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng có giả thuyết rằng, con người
ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình nhiều “mầm nhân cách” khác nhau, giống như
mang nhiều hạt giống. Hạt giống nào phù hợp với cơ thể, điều kiện sống và giáo dục thì
sẽ phát triển trở thành nhân cách của con người. Khi đó các nhân cách khác kém hoặc
không phát triển. Tuy có quá trình “chọn lọc tự nhiên” như vậy nhưng những “mầm nhân
cách” kia không bị mất đi hoàn toàn mà nấp ở đâu đó trong tiềm thức. Dưới một tác nhân
nào đó, các nhân cách còn lại kia trỗi dậy, kiểm soát con người.
Lúc trước các nhà khoa học cho rằng chấn thương tâm lý gây ra rối loạn đa nhân
cách. Thế nhưng những nghiên cứu mới đây về những hệ quả lâu dài của bạo hành trẻ

em, người ta tìm rất ít bằng chứng về việc trẻ em bị bạo hành lớn lên sẽ bị rối loạn đa
nhân cách. Vì những trường hợp về DID được nhiên cứu theo từng trường hợp riêng biệt,
thế nên không thể tạo ra được kết luận dành chung cho tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, những
ca này đa phần là dựa vào trí nhớ của người bệnh mà trí nhớ thì có thể lựa chọn, hoặc tái
tạo lại bởi người bệnh cho phù hợp với những gì bác sĩ đoán. Vậy nên nhiều ý kiến cho
12

12


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

rằng chứng rối loạn đa nhân cách là không có thật, nór là sản phẩm tưởng tượng của các
bệnh nhân và các bác sĩ.
Năm 1957, thế giới biết đến nhiều hơn về chứng rối loạn đa nhân cách nhờ bộ phim
“Ba bộ mặt của Eve”. Sau đó tỷ lệ người bị chứng rối loạn đa nhân cách tăng vọt trong
hai thập niên tiếp theo, trong khi chỉ có khoảng 200 trường hợp được ghi lại trên toàn thế
giới trong các nghiên cứu từ trước cho tới năm 1980. Có một trường hợp bệnh nhân nghe
y tá nói rằng bác sĩ nghi ngờ bà ta có thể bị chứng rối loạn đa nhân cách, thế là bà thay
đổi triệu chứng của mình sao cho giống với triệu chứng của những người bị chứng rối
loạn đa nhân cách. Thậm chí, bà còn tự tạo ra một nhân cách khác và đặt tên cho nó.
Nhưng bà không trải nghiệm sự đứt đoạn trong ký ức. Trí nhớ của bà vẫn hoàn chỉnh và
không hề có dấu hiệu bất thường nào.
Vì những lý do trên mà chứng rối loạn đa nhân cách vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi.
Nhiều chuyên gia cho rằng DID không có thật khi có rất ít bằng chứng về nguyên nhân
gây ra. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng chấn thương tâm lý dù ít dù nhiều vẫn
có ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách người với DID.

13


13


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

4. Các biện pháp can thiệp

r

Hiện nay chưa có thuốc điều trị DID vì người ta không tìm thấy những bằng chứng
dấu hiệu liên quan đến sinh lý. Mục tiêu chính của việc chữa trị là kết nối và thống
nhất các nhân cách lại với nhau thông qua thôi miên và phân tâm học. Một ca chữa trị
DID thường kéo dài khoảng 4 năm và đã có những kết quả nhất định. Một số trường
hợp được chữa trị khỏi hoặc giảm bớt được rắc rối trong quản lý các nhân cách của
mình.
5. Tình hình DID trên thế giới và Việt Nam
 Trên thế giới
Theo nghiên cứu, tỷ lệ người có triệu chứng DID tại Mỹ khoảng 1% dân số và khoảng
20% trong số đó thực hiện điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ người thực sự bị rối loạn đa nhân
cách là rất hiếm. Vậy nên nhiều nhà nghiên cứu mới tranh luận rằng chứng rối loạn đa
nhân cách không thật sự tồn lại mà nó giống như là sự nhập vai (role enactment). Lý
do là tỷ lệ người bị chứng rối loạn đa nhân cách giảm mạnh khoảng giữa những năm
1990 (sau khi một bộ phim về DID là Sybil ra đời một khoảng thời gian). Và chứng rối
loạn đa nhân cách chỉ được chẩn đoán ở Mỹ và Canada, còn những nước khác trên thế
giới thì rất hiếm. Điển hình là chỉ có 1 trường hợp ở Anh được ghi nhận trong 25 năm
trở lại đây.
Khoảng 70 % bệnh nhân DID ngoại trú có ít nhất một lần tự sát. Nhưng thường gặp
hơn là hành vi tự gây tổn thương cho cơ thể.
Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có nhiều tài liệu cho thấy đã từng có người bị chứng rối loạn đa

nhân cách.

14

14


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

QUÊN PHÂN LY

II.

r

1. Định nghĩa

Quên phân ly là mất khả
quan trọng thông thường do
thảm họa tự nhiên mà người
ảnh hưởng đến trí nhớ. Bệnh
nhớ bằng lời nói. Chứng
hoàn toàn mà một thời gian
toàn vì vẫn còn lưu trữ tốt
2. Triệu chứng, chẩn

năng nhớ lại các thông tin
san chấn tâm lý hoặc các
đó gặp phải gây ra làm
nhân không thể diễn tả trí

quên này không kéo dài
sẽ được hồi phục hoàn
trong trí não.
đoán.

Các biểu hiện của quên phân ly:
+ Mất trí nhớ đột ngột do tổn thương tâm lý nào đó gây ra. Ví dụ bệnh nhân trong gia
đình có người thân tự sát..
+ Bệnh nhân thường không nhận thấy hoặc có thể ý thức một phần được sự mất trí
nhớ này và thông thường nó được nhớ lại hoàn toàn đây là điểm khác biệt so với
quên thông thường do ngộ độc hay tổn thương vùng lưu trữ (vùng hãi
mã:hippocampus do tổn thương vùng lưu trữ nhớ và dẫn đến quên những việc mới
“quên thuận chiều”, và vùng đồi thị do mất chức năng lục tìm thông tin nhớ, quên
những việc cũ “quên ngược chiều”).
+ Quên phân ly khu trú (localized amnesia) và chọn lọc: tức là quên những sự việc
liên quan đến sang chấn tâm lý. Quên khoảng thời gian nào đó và sự việc quan trọng
trong cuộc đời, thời gian quên có thể kéo dài từ vài ngày đến vài năm.
Ví dụ: một người thấy bạn mình bị tai nạn xe nghiêm trọng, do hoảng sợ nên ngất xỉu,
sau khi tỉnh lại, người đó quên mất tại sao mình lại ngất xỉu, chuyện gì đã xảy ra, đột
ngột không thể nhớ những chi tiết về sự việc người bạn của mình bị tai nạn. Những sau
một thời gian, khi người này lấy lại bình tĩnh, suy nghĩ và nhớ lại chi tiết về vụ tai nạn thì
nhớ lại tình huống tai nạn xảy ra và nguyên nhân bạn mình bị tai nạn.
+ Quên toàn thể (generalized amnesia): quên toàn bộ những gì trong quá khứ thường
là ít gặp. Thường gặp hơn là quên những thông tin cá nhân quan trọng. Cũng có thể
quên thuộc về hiểu biết ví dụ như quên đèn đỏ là phải dừng lại. Hay cũng có thể quên
những kỹ năng sở trường.
+ Quên toàn thể thường có khởi đầu cấp tính, gây bối rối, mất định hướng và những
lúc bỏ đi không mục đích. Những người bị quên phân ly toàn thể thường là nạn nhân
của chiến tranh, thảm họa, lạm dụng tình dục. Những cá nhân trải qua những stress
nghiêm trọng hay những xung đột nội tâm nặng nề.

Một số bệnh nhân quên phân ly có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn khí sắc ngoài ra còn có
các dấu hiệu khác như mất khả năng tình dục, giảm khả năng lao động, hạn chế quan hệ
với mọi người, hay cáu gắt, có nguy cơ tự sát và rất dễ bị ám thị.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-V (300.12)

15

15


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

-

-

-

Rối loạn quên phân ly thường liên quan đến san
r chấn tâm lý gây căng thẳng và
mất khả năng nhớ lại những thông tin cá nhân quan trọng, xuất hiện sau strees và
mức độ rộng rãi hơn quên thông thường.
Không phải là rối loạn phân ly xác định, quên phân ly, bỏ nhà phân ly, rối loạn sau
san chấn tâm lý, rối loạn cơ thể hóa, và không do tác động sinh lý trực tiếp của
một chất nào đó (VD: lạm dụng ma túy, lạm dụng thuốc), hoặc do bệnh lý thần
kinh hoặc bệnh lý nội khoa (VD: rối loạn quên do chấn thương đầu).
Triệu chứng là nguyên nhân ảnh hưởng đến các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội và
các mối quan hệ khác.

Chẩn đoán phân biệt.

- Đối với chứng quên thông thường và chứng quên không bệnh lý: quên phân ly
do bị tổn thương tâm lý mà hình thành, nó phức tạp và khác hẳn so với quên thông
thường hoặc quên những việc xảy ra trong thời thơ ấu, quên do dùng biện pháp
thôi miên…
- Với sa sút tâm thần, sảng, rối loạn quên thực thể: ở các bệnh nhân này, mất trí
nhớ về những thông tin cá nhân gắn chặt với suy giảm nhận thức, ngôn ngữ, chú ý,
hành vi. Mất trí nhớ về nhận dạng cá nhân thường không gặp nếu không có bằng
chứng rối loạn rõ rệt ở các lĩnh vực nhận thức. Nguyên nhân của các rối loạn quên
thực thể gồm có: loạn thần Korsakoff, tai biến mạch máu não, chứng quên sau
phẩu thuật, chứng quên sau nhiễm trùng, quên do thiếu oxi, quên toàn bộ thoáng
qua, Trị liệu choáng điện (ECT) cũng có thể gây quên tạm thời rõ rệt, cũng như rối
loạn trí nhớ dai dẳng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, mất trí nhớ về những
kinh nghiệm lại không liên quan đến kinh nghiệm sang chấn, hoặc có tính tràn
ngập, và dường như liên quan nhiều kinh nghiệm cá nhân khác, và thường xuất
hiện nhất trước và trong quá trình điều trị bằng ECT.
- Với chứng quên sau sang chấn: sau những sang chấn tổn thương não, thường
thấy ở những trường hợp có tiền sử bị tổn thương cơ thể rõ rệt, có một giai đoạn
mất ý thức hoặc quên, hoặc cả hai, có bằng chứng khách quan trên lâm sàng tình
trạng tổn thương não.
- Với bệnh lý động kinh: trong hầu hết các trường hợp động kinh, biểu hiện lâm
sàng khác biệt đáng kể với chứng quên phân ly, với cơn giật rõ rệt và có di chứng.
Bệnh nhân có cơn co giật giả động kinh có thể cũng có triệu chứng phân ly, như:
quên, tiền căn có tổn thương tâm lý. Hiếm hơn, có bệnh nhân có cơn co giật cục
bộ phức tạp tái diễn xuất hiện hành vi kì dị, có vấn đề trí nhớ, cáu kỉnh, hoặc bạo
lực, dẫn đến tình trạng khó khăn trong chẩn đoán phân biệt. Ở những trường hợp
này, chỉ có thể chẩn đoán chính xác bằng theo dõi EEG từ xa, hoặc di động.
- Với chứng quên do sử dụng chất: có nhiều chất có thể gây ra chứng quên.

16


16


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

Với chứng quên toàn bộ thoáng qua: có thể rnhầm lẫn với chứng quên phân ly,
đặc biệt vì có những sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống có thể có trước đó.
Trong quên toàn bộ thoáng qua, có tình trạng khởi phát đột ngột tình trạng quên
toàn bộ quá khứ và quên khả năng học tập; còn gọi là quên ngược chiều, vẫn bảo
tồn trí nhớ về nhận dạng cá nhân, khởi phát tình trạng lo âu do mất trí nhớ, thường
dai dẳng, coo1 hành vi vẫn bình thường, không có bất thường thần kinh nặng nề ở
hầu hết các trường hợp, hồi phục nhanh chóng chức năng nhận thức cơ bản, quên
ngược chiều ngắn dai dẳng. Bệnh nhân thường lớn hơn 50 tuổi và có yếu tố nguy
cơ bệnh lý mạch máu não, mặc dù động kinh và chứng đau đầu migrain có thể là
nguyên nhân ở một số trường hợp.
- Với rối loạn phân ly khác: bệnh nhân bị rối loạn nhận dạng phân ly có biểu hiện
giai đoạn quên cấp tính, hoặc giai đoạn bỏ nhà. Ở những bệnh nhân này có đặc
điểm là có quá nhiều triệu chứng, chỉ một số trường hợp trong số này có chứng
quên phân ly. Các triệu chứng có thể kể: thoáng mất trí nhớ tái diễn, bỏ nhà đi,
tình trạng chiếm hữu không thể giải thích được, sự thay đổi bất thường về kỷ năng,
thói quen và kiên thức.
- Với rối loạn stress cấp, rối loạn sau sang chấn tâm lý (PTSD) và rối loạn cơ thể
hóa:
- Giả bệnh và rối loạn giả bệnh
- Tiến triển và tiên lượng: hiện nay vẫn còn chưa biết rõ tiến triển của chứng quên
phân ly. Quên phân ly cấp tính thường hồi phục dần nếu được đưa ra an toàn thoát
khỏi tình trạng sang chấn hoặc tình trạng tràn ngập. Ở những trường hợp nặng,
một số bệnh nhân sẽ có tình trạng mãn tính của chứng quên toàn thể, tiếp diễn
hoặc quên cục bộ nặng nề, dẫn đến tình trạng mất năng lực và cần sự chăm sóc sát
sao của xã hội. Có thể xuất hiện những giai đoạn quên trong tương lai.

3. Điều trị: trị liệu nhận thức, thôi miên, trị liệu cơ thể, trị liệu nhóm.
- Trị liệu nhận thức: có lợi ích chuyên biệt với những bệnh nhân có rối loạn sang
chấn. Việc nhận ra những lệch lạc chuyên biệt về nhận thức do sang chấn có thể
giúp tìm hiểu trí nhớ về kinh nghiệm bản thân từ những bệnh nhân khác đã trãi
qua chứng quên. Khi bệnh nhân trở nên có khả năng sửa chữa lại những lệch lạc
nhận thức, đặc biệt là ý nghĩa của sang chấn trước đó, việc gợi nhớ một cách chi
tiết hơn về sự kiện gây sang chấn có thể xuất hiện trở lại.
- Thôi miên: giúp ngăn chặn, sửa chữa và xác định mức độ của triệu chứng, giúp
thuận lợi hơn cho việc gợi nhớ lại có kiểm soát những trí nhớ đã bị tách rời, giúp
nâng đỡ và làm cho cái tôi vững mạnh hơn, và cuối cùng là thúc đẩy sự chấp nhận
và hợp nhất những thành phần (trí nhớ) bị phân tách. Bên cạnh đó, bệnh nhân có
thể học cách tự thôi miên để áp dụng kỹ thuật ngăn chặn và kỹ thuật thư giản mỗi
ngày. Sử dụng thành công kỹ thuật ngăn chặn có hay không có hổ trợ thôi miên
-

17

17


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

-

-

cũng giúp bệnh nhân làm tăng khả năng phán đoán
của bản thân nhằm điều khiển
r
có hiệu quả sự thay đổi giữa triệu chứng xâm lấn và chứng quên.

Trị liệu cơ thể: không một cách trị liệu hóa dược được biết nào điều trị tốt quên
phân ly hơn cách phỏng vấn có hổ trợ của hóa dược. Có nhiều loại thuốc được sử
dụng nhằm mục đích này, như: sodium amobarbital, thiopental, benzodiazepine,,
amphetamines. Phỏng vấn có hổ trợ của hóa dược như diazepam, amobarbital
đường tĩnh mạch thường được dùng lần đầu tiên khi có chứng quên cấp tính và có
phản ứng đảo nghịch, tại các bệnh viện đa khoa hoặc khoa tâm thần. Chiến lược
này thường hữu ích cho những trường hợp quên phân ly mãn tính kháng trị khi BN
không đáp ứng với những cách can thiệp khác.
Trị liệu nhóm: trị liệu nhóm có giới hạn thời gian và nhiều đợt đã cho thấy có ích
với những cựu chiến binh chiến tranh bị PTSD và những trẻ em đã từng bị ngược
đãi. Trong những phiên trị liệu nhóm, bệnh nhân có thể hồi phục trí nhớ về những
gì đã quên. Những can thiệp nâng đỡ từ những thành viên của nhóm hoặc từ nhà
trị liệu hoặc từ cả hai, có thể làm thuận lợi cho việc hợp nhất lại và điều chỉnh
những yếu tố (trí nhớ) bị phân tách.

4/ Tỷ lệ mắc bệnh
Gặp ở nữ nhiều hơn nam; tỷ lệ nữ/ nam là 2/1 đến 10/1.

18

18


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

III. GIẢI THỂ NHÂN CÁCH/TRI GIÁC SAI THỰC TẠI

r

1. Định nghĩa


Giải thể nhân cách (Depersonlization) và tri giác sai thực tại (Derealization) có mối
liên hệ mật thiết với nhau, đều đề cập đến những trải nghệm không có thật, bị tách rời
(experiences of unreality, detachment). Tuy nhiên, nếu như giải thể nhân cách đề cập
đến những trải nghiệm không thật nơi chính mình thì tri giác sai thực tại lại đề cập
đến những trải nghiệm không thật đối với môi trường xung quanh.
Trước đây, depersonlization là tên gọi chung cho những cảm giác không thực tế và
bao gồm derealization như là một trạng thái có liên quan (associated feature). Nhưng
bảng DSM V ra đời đã gắn thêm Depersonlization vào sau Depersonlization để hình
thành tên Depersonlization/Derealization disorder.
- Giải thể nhân cách: là những trải nghiệm dai dẳng hay tái diễn đặc trưng bởi
sự thay đổi nhận thức nơi bản thân, bệnh nhân cảm thấy thờ ơ, xa lạ với mính
mình. Người bị rối loạn giải thể nhân cách cảm thấy mình không có thật, bị
tách rời hay đứng bên ngoài để quan sát cơ thể của chính mình. Họ cũng có thể
cảm giác mình giống như một con robot, không có cảm xúc hay cảm xúc sai
lệch…
- Tri giác sai thực tại: tương tự như giải thể nhân cách nhưng liên quan đến môi
trường xung quanh. Người bị rối loạn tri giác sai thực tại cảm giác mọi sự vật
như không có thật, không có sức sống, các tri giác về sự vật hiện tượng có thể
bị “bóp méo, biến dạng”.
Tri giác sai thực tại thường, nhưng không phải lúc nào cũng đi kèm với giải thể
nhân cách.
2. Tiêu chuẩn chuẩn đoán theo DSM V
A. Sự hiện diện của những trải nghiệm dai dẳng hay tái diễn của giải thể nhân
cách, tri giác sai thực tại hoặc cả hai:
- Giải thể nhân cách: những trải nghiệm không thật, cảm giác bị tách rời hoặc
như đang đứng bên ngoài cơ thể để quan sát những ý nghĩ, cảm xúc, xung
động, cơ thể hay hành động của mình (ví dụ như: cảm giác cơ thể không có
thật, cảm giác “tê cóng” cảm xúc/cơ thể).
- Tri giác sai thực tại: những trải nghệm không thật hoặc bị tách khỏi môi trường

xung quanh (ví dụ như: cảm giác sự vật và con người xung quanh: không có
19

19


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

thật, mọi thứ như một giấc mơ, như bị bao phủ
r trong màn sương mù, không có
sức sống hay bị “méo mó”).
B. Trong lúc trải qua tình trạng giải thể nhân cách hay tri giác sai thật tại, các
kiểm tra vể mặt thực tế vẫn còn nguyên vẹn.
C. Rối loạn này gây đau khổ đáng kể hoặc làm suy giảm các chức năng xã hội,
nghề nghiệp hay những chức năng quan trọng khác.
D. Rối loạn này không phải do tác động sinh lý trực tiếp của chất nào (như chất
gây nghiện, dược phẩm) hoặc tình trạng bệnh lý khác (như động kinh).
E. Rối loạn này không được giải thích tốt hơn bởi những rối loạn tâm thần khác,
chẳng hạn như: tâm thần phân liệt, rối loạn hoảng sợ, rối loạn stress cấp tính,
trầm cảm điển hình, rối loạn stress sau sang chấn hoặc các rối loạn phân ly
khác.
3. Đặc điểm chuẩn đoán theo DSM V
- Giai đoạn giải thể nhân cách được đặc trưng bởi cảm giác không có thật hoặc bị
tách khỏi hoặc không quen thuộc với chính mình hay một phần cơ thể của mình
(“Tôi không là ai cả”, “Tôi không còn là chính mình”).
+ Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác chủ quan về việc bị tách một mặt nào đó
ra khỏi mình, bao gồm cả cảm xúc, tư duy…
o “Tôi biết rằng tôi có cảm giác nhưng tôi không nhận ra chúng”.
o “Tôi không làm chủ được ý nghĩ của mình”; “Đầu tôi chứa đầy cotton”
+ Bệnh nhân có cảm giác mình giống như một người máy, mất đi sự kiểm soát

lời nói và hành động.
+ Giải thể nhân cách cũng có thể được biểu hiện bởi cảm giác chủ quan về sự
chia cắt các phần của cơ thể (Cảm giác như một cái xác kông có linh hồn, cơ
thể bị tách rời, không có tim….)
+ Những triệu chứng chung của giải thể nhân cách thường là: cảm giác dị
thường về cơ thể (anomalous body experiences) như thấy mình không có thật
hay những sự thay đổi nhận thức; cảm giác “tê cóng” cảm xúc và thể chất…
- Giai đoạn tri giác sai thực tại được đặc trưng bởi cảm giác không thật hoặc bị
tách khỏi, hoặc cảm giác xa lạ với con người, sự vật hiện tượng hay tất cả môi
trường sống xung quanh.
+ Bệnh nhân cảm giác như thể đang sống trong một giấc mơ nơi mà tất cả
quang cảnh bị bao phủ bởi một màn sương mơ, hay cảm giác có một màn chắn
mỏng ngăn cách người bệnh với môi trường xung quanh; Sự vật xung quanh
dường như nhân tạo, không có sự sống, không màu sắc.
+ Tri giác sai thực tại thường đi kèm với sự biến dạng về hình ảnh chủ quan
như xuất hiện các vết mờ, sự vật có vẻ sắc nhọn hơn, to hay nhỏ hơn mức bình
thường, khoảng cách giữa các vật thể có thể thay đổi: xa ra hay gần lại…
+ Ngoài ra, sự biến đổi về thính giác cũng có thể xảy ra nơi người bệnh, họ có
thể cảm nhận âm thanh to lên, nhỏ xuống hay tắt hẳn.

20

20


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

4. Nguyên nhân
a. Theo trường phái phân tâm học


r

Giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại là một phản ứng cảm xúc nhằm phòng vệ
bản ngã chống lại những lo hãi. Cách giải thích này nhấn mạnh vai trò của sự
tràn ngập những trải nghiệm đau khổ hoặc của xung động có tính đối nghịch khi
có biến cố kích hoạt.
b. Sang chấn tâm lý
Theo Ths. Bs Trần Trung Nghĩa, ĐH Y Dược TPHCM, có khoảng ½ đến 1/3
bệnh nhân giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại có tiền sử sang chấn nặng. Một
số nghiên cứu cho thấy có khoảng 60% trong số những người bị tai nạn trải qua
tình trạng giải thể nhân cách thoáng qua hoặc ngay sau đó. Ngoài ra nghiên cứu ở
các khóa huấn luyện quân sự phát hiện thấy triệu chứng giải thể nhân cách/tri
giác sai thực tại thường xuất hiện khi học viên bị căng thẳng và mệt mỏi, trở về
bình thường khi đã quen với môi trường huấn luyện.[2]
Theo DSM V, các rối loạn này liên quan mật thiết đến những thương tổn trong
các mối quan hệ thời thơ ấu, đặc biệt là việc bị lạm dụng và ngược đãi tình cảm.
Những căng thẳng khác có liên quan như: chứng kiến bạo lực gia đình, cha mẹ bị
tâm thần, chứng kiến cái chết bất ngờ của những người thân yêu. Ngoài ra, bị lạm
dụng tình dục là tiền đề ít phổ biến nhưng có thể gặp phải.
c. Giả thuyết thần kinh
Theo DSM V, các triệu chứng có thể được gây ra bởi các chất như
tetrahydrocannabinol, các chất gây ảo giác, ketamine, MDMA
(dioxymethamphetamine 3,4-methylene; "thuốc lắc") và salvia.
Cũng theo Ths. Bs Trần Trung Nghĩa, có mối liên hệ giữa giải thể nhân cách/tri
giác sai thực tại với chứng đau đầu migraine, cần sa, “…tình trạng đáp ứng
thường tốt với thuốc SSIRs (thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonine) và tình
trạng tăng triệu chứng giải thể nhân cách khi làm suy kiệt L-tryptophan, một tiền
chất seronine, những điều này nhấn mạnh mối liên hệ đến hệ serotoninergic”.
5. Điều trị
- Điều trị giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại phụ thuộc rất lớn đến các phương

pháp tiếp cận lý thuyết của các bác sĩ/nhà trị liệu. Bởi vì các chức năng của não bộ
liên quan nhất định đến giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại, nhiều bác sĩ cho rằng
các loại thuốc chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật
(anticonvulsants), thuốc điều hòa khí sắc, thuốc an thần kinh mạnh điển hình hoặc
không điển hình… là hữu ích. Những loại thuốc này thay đổi cách não bộ phản ứng
lại với các kích thích cảm xúc.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phối hợp với việc trị liệu tâm lý để mang lại hiệu
quả tốt nhất.
+ Như đã trình bày ở mục trên, các nhà trị liệu theo trường phái phân tâm tiếp
cận giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại xem chúng như cơ chế phòng vệ
chống lại những lo hãi, những xung đột của bãn ngã, đặc biệt là do ảnh hưởng
21

21


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

của những chất liệu trong vô thức được hìnhr thành từ thời thơ ấu. Từ cách tiếp
cận này, giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại được trị liệu bằng cách khám
phá và “khắc phục” những tình huống “bất lợi” ở thời ấu thơ. Kỹ thuật hay sử
dụng: thôi miên…
+ Ngoài ra, giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại còn có thể được trị liệu theo
trường phái nhận thức-hành vi.
+ Nhiều nhà trị liệu còn tiếp cận và củng cố các kỹ năng đối phó (coping skills)
cho bệnh nhân: điều chỉnh cảm xúc, thích nghi với cuộc sống sau sang chấn, kế
hoạch quản lý căng thẳng, kỹ thuật làm sao lãng, kỹ năng giao tiếp…Các biện
pháp hỗ trợ như thư giản (thiền, yoga…), tập thể dục có thể mang lại lợi ích
cho bệnh nhân.
6. Tỉ lệ


Theo DSM V, giải thể nhân cách/tri giác sai thực tại có thể thoáng qua, có thể kéo
dài hàng giờ đến hàng ngày và rất thường gặp trong cuộc sống. Tỉ lệ xuất hiện 1
lần trong 12 tháng là chưa được xác định. Người ta ước tính khoảng ½ số phụ nữ
có ít nhất 1 lần có giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại trong 12 tháng. Tại Mỹ
tỉ lệ loại rối loạn này thay đổi từ 0.8-2.8% và tỉ lệ giới tính là 1/1.
Tại Việt Nam, vẫn chưa có nhiều tài liệu nói về tỉ lệ này.

22

22


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

PHẦN 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI
TRƯỜNG SỐNG
r
ĐẾN RỐI LOẠN PHÂN LY VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả của công trình nghiên cứu của TS Vũ Thy Cầm trong luận án “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng và một số đặc điểm nhân cách của bệnh nhân rối loạn phân ly vận
động và cảm giác” cho thấy môi trường sống, đặc biệt là môi trường gia đình có tác
động rất mạnh mẽ lên sự khởi phát và duy trì tình trạng rối loạn phân ly. Cụ thể:
+ Dựa trên mẫu nghiên cứu những người có RLPL vận động, cảm giác, tác giả đã chỉ
ra có 26,08% số gia đình hay mâu thuẫn bất hòa; 7,81% số bệnh nhân có bố mẹ ly dị
hoặc ly thân, đây là con số đáng kể so với tỷ lệ bất hòa trong dân số. Và từ đó, tác giả
đưa ra kết luận “Sự bất hòa, bạo lực trong gia đình hay chia ly là những điều kiện
sống dễ phát triển nhân cách phân ly và có thể đó cũng là những SCTL khởi phát
RLPL vận động và cảm giác” [1]
+ Hơn thế nữa, thông qua số liệu nghiên cứu, tác giả còn đưa ra kết luận mà theo

chúng tôi là rất có giá trị thiết thực. TS cho rằng sự cưng chìu thái quá hay sự ngược
đãi từ phía cha mẹ cũng như tiền sử gia đình có người mắc chứng RLPL có ảnh hưởng
lớn đến sự hình thành RLPL. Nghiên cứu cho thấy:
 Có 68,7% bệnh nhân RLPL từ nhỏ đã được chiều chuộng, bao bọc quá mức. Đó
là điều kiện để người bệnh hình thành các nét tính cách: ỷ lại, không tự phấn đấu
vươn lên, thích nghi kém với những biến cố trong cuộc sống… Đây cũng là những
yếu tố khơi mầm cho RLPL.
 Có 31,3 % bệnh nhân từ nhỏ đã không nhận được sự quan tâm từ gia đình,
thường xuyên bị bắt nạt, ngược đãi và trải qua thời thơ ấu khó khăn: cha mẹ ly
hồn, gia đình bất hóa... Kết quả này phù hợp với quan điểm của trường phái phân
tâm học.
 Có 18 bệnh nhân, chiếm 15,65%, trong gia đình từng có thành viên có triệu
chứng RLPL vận động cảm giác. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số
nước trên thế giới:
“Nghiên cứu của Krishnakuma và cộng sự (2006) có đến 23,3% số bệnh nhân
RLPL xuất hiện triệu chứng sau khi được chứng kiến triệu chứng bệnh lý của
người thân trong gia đình (liệt nửa người, co giật động kinh...) bản thân xuất
hiện triệu chứng giống như vậy; Nghiên cứu của Ani và cộng sự (2013) ở trẻ em
rối loạn chuyển di ở Anh và Ireland cũng cho thấy 6/186 bệnh nhân có tiền sử
gia đình có rối loạn chuyển di và các trẻ em có triệu chứng giả co giật cũng tìm
thấy trong tiền sử gia đình bị động kinh với một tỷ lệ đáng kể (60%)”[1]
Ngoài ra, trong nhóm nghiên cứu, tác giả đã phát hiện sự ảnh hưởng của cơ chế
ám thị lên RLPL: người chăm sóc (là chị em bạn dâu với bệnh nhân) bị co giật liên hồi
sau khi chứng kiến những cơn co giật từ phía người bệnh. Điều này giải thích nguyên
nhân của sự ảnh hưởng tiền sử gia đình của một số người bị RLPL có thành viên mắc
phải các triệu chứng tương tự như triệu chứng RLPL.
Từ đó, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Do môi trường sống, đặc biệt là gia đình, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến RLPL nên
mỗi người chúng ta, những bậc phụ huynh; ông bà, cần có cách giáo dục trẻ khoa học,
23


23


Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

tránh sự nuông chiều thái quá cũng như hạn chế tối đar những xung đột và bạo hành trong
cuộc sống gia đình. Cần tạo cái nôi lành mạnh, làm điểm tựa vững chắc an toàn cho trẻ tự
tin, tự lập bước vào đời. Có như thế, trẻ mới trẻ mới tự xây dựng được những hệ thống
giá trị cho riêng mình và có thể thích nghi, vượt qua những biến cố, những sang chấn tâm
lý, nếu có, trong con đường đời.
- Ngoài ra, rối loạn phân ly rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, bệnh lý biểu hiện
đa dạng, phức tạp, luôn biến đổi nên rất khó chẩn đoán, điều này đòi hỏi các Bác sĩ cần
phải trang bị thêm cho mình những kiến thức về Y học và Tâm lý học để có thể đưa ra sự
chuẩn đoán hay hướng dẫn bệnh nhân để điều trị đúng. Đặc biệt là ở Việt Nam ngày nay,
người dân chưa được biết đến rối loạn phân ly này nhiều, họ thường cho những triệu
chứng này thuộc về tâm linh nhiều hơn (mê tín), nên sự hỗ trợ của các Bác sĩ vào giai
đoạn này rất quan trọng.
- Bản thân là những người học chuyên ngành tâm lý, mỗi chúng ta cần có thái độ
học hành nghiêm túc nhằm tự trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn sâu rộng
để trước hết là giúp bản thân, kế đó là giúp gia đình, những người lân cận có những hiểu
biết về tâm lý cũng như nguyên nhân, triệu chứng của những rối loạn thường gặp bởi
phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh. Đồng thời, giỏi chuyên môn là điều kiền cần để
chúng ta hổ trợ thân chủ vượt qua những vấn đề tâm lý trong quá trình trị liệu.

24

24



Rối loạn phân ly (Nhóm 6_VB2 K03)

Kết Luận

r

Tỷ lệ tâm thần ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Mặt trái của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế…là sự tha hóa về mặt đạo đức: hiếp dâm, bạo
lực, ngược đãi, buôn bán trẻ em…; cũng như những căng thẳng, áp lực trong công việc,
cuộc sống, những xung đột trong gia đình…những yếu tố này là mầm móng gây nên các
rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn phân ly.
Có hai tiêu chuẩn chuẩn đoán RLPL hay được cá nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần sử dụng là
ICD 10 và DSM V. Theo DSM V, RLPL gồm có:
- Rối loạn nhận thức bản thân phân ly (disociative identity disorder)
- Quên phân ly (disociative emnesia)
- Giải thể nhân cách và tri giác sai thực tại (depersionalization/derealization
disorder)
- Các rối loạn đặc trưng khác (other specified disociative disorder)
- Các rối loạn phân ly không đặc trưng khác (unspecified dissociative
disorder)
Mỗi dạng rối loạn có cơ chế bệnh sinh, tiêu chuẩn chuẩn đoán và cách điều trị đặc trưng
khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố về môi trường sống có liên quan mật thiết đến sự
khởi phát và duy trì RLPL, chính vì thế ta cần tạo một môi trường sống lành mạnh, tập
cho mình có một tâm lý lành mạnh để thích nghi và vượt qua những biến cố trong cuộc
sống thường ngày.

25

25



×