Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học thần kinh trẻ bị lạm dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.18 KB, 35 trang )

Mục lục

1

1


Chương 01: Quan điểm về lạm dụng trẻ em
1.1.

Quan điểm về lạm dụng

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về lạm dụng trẻ em.
Sau đây là một số quan điểm mà chúng tôi nhận thấy tương đối thích hợp.
Theo trang Childhelp.org: “Lạm dụng trẻ em là khi cha mẹ hoặc người chăm sóc, dù
là thông qua hành động hoặc không hành động, gây thương tích, tử vong, thiệt hại về tình
cảm hoặc có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng cho một đứa trẻ. Có nhiều hình thức ngược
đãi trẻ em, kể cả bỏ bê, bạo hành, bóc lột và lạm dụng cảm xúc.”
Theo Tham vấn về ngăn ngừa lạm dụng trẻ của Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Lạm
dụng trẻ hay ngược đãi trẻ bao gồm tất cả các dạng đối xử có tính chất bệnh lý về thể chất
và/ hoặc cảm xúc, lạm dụng tình dục, phớt lờ hoặc đối xử lơ là hoặc bóc lột trẻ vì thương
mại hay lý do khác, đưa đến nguy hại thực sự hay tiềm năng nguy hại đối với sức khoẻ của
trẻ, sự sống còn, sự phát triển hoặc phẩm giá của trẻ trong bối cảnh của một mối quan
hệ về trách nhiệm, tin cậy hoặc có quyền hành”.
Như vậy, ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất thì Lạm dụng trẻ em là tất cả những
hành vi (có đụng chạm hoặc không đụng chạm về mặt thể chất) do người khác gây ra, làm
ảnh hưởng, tổn thương về mặt thể chất hoặc tinh thần (hoặc cả 2) đối với trẻ, thậm chí có
thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khiến trẻ tử vong.
Có nhiều hình thức lạm dụng trẻ em. Có những kiểu lạm dụng để lại hậu quả có thể
kiểm chứng ngay tức thời nhưng cũng có những kiểu lạm dụng mà sau một thời gian mới
thấy hậu quả của nó. Một số hình thức lạm dụng tiêu biểu như sau: lạm dụng tinh thần, lạm


dụng thể chất, lạm dụng tình dục, bỏ rơi bỏ mặc trẻ (trẻ không được cung cấp các nhu cầu
cơ bản như ăn uống, chỗ ở; hoặc trẻ thiếu sự quan tâm giám sát), trẻ chứng kiến những hành
vi bạo lực trong gia đình, bóc lột trẻ em...
Ở Việt Nam hiện nay, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số
25/2004/QH11 ngày 15/06/2004 do Quốc Hội ban hành cũng đã nêu những hành vi bị
nghiêm cấm đối với trẻ em như sau:
“1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;
2

2


2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;
3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép
chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích
thích khác có hại cho sức khoẻ;
4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại
tình dục trẻ em;
5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo
lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ
em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;
6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em;
lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc
xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;
7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm
hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về
lao động;
8. Cản trở việc học tập của trẻ em;
9. Áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng
nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;”

1.2.

Khái niệm về trẻ em
Ở Việt Nam, có nhiều quy định khác nhau về khái niệm trẻ em.
Theo Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày

15/06/2004 do Quốc Hội ban hành quy định trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Theo Công ước của Liên hợp Quốc về Quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết lại
quy định “trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có
thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”

3

3


Theo Điều 18 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội
quy định “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười
tám tuổi là người chưa thành niên”.
1.3.

Giới hạn của đề tài

Để thu gọn phạm vi nghiên cứu, đề tài này được giới hạn ở hai vấn đề:
Thứ nhất, đề tài sẽ trình bày bốn hình thức lạm dụng trẻ em bao gồm: lạm dụng tinh
thần, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, bỏ mặc trẻ
Thứ hai, đề tài giới hạn trẻ em là những người chưa đủ 18 tuổi.

4


4


Chương 02: Các loại lạm dụng
2.1.

Lạm dụng thể chất

2.1.1. Quan điểm về lạm dụng thể chất đối với trẻ
Có nhiều cách hiểu khác nhau về lạm dụng thể chất ở các nước trên thế giới. Đơn
cử như việc đánh trẻ ở Mỹ được xem là lạm dụng thể chất nhưng ở Việt Nam thì lại có câu
“thương cho roi cho vọt” và hoàn toàn không xem đó là một hình thức lạm dụng. Hay đến
việc cho, ép buộc trẻ tham gia lao động thì ở mỗi quốc gia cũng có những cái nhìn khác
nhau.
Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin được giới hạn về quan điểm
lạm dụng về mặt thể chất như sau:Lạm dụng thể chất bao gồm các hành vi trực tiếp (như
đánh, đá, đốt, cắn, kéo tóc, bóp cổ, ném, xô đẩy hoặc bất kỳ hành động nào khiến cơ thể trẻ
bị thương tổn) hay gián tiếp (ép trẻ lao động sớm). Các mức độ thương tổn có thể từ nhẹ
(như vết bầm nhỏ do bị đánh) hoặc nặng (như chấn thương não, gãy tay...) mà mức độ cao
nhất là gây tử vong cho trẻ. Các hành vi này xuất phát từ bất kỳ người nào, kể cả cha mẹ
hay người thân trong gia đình trẻ.
Có một dạng lạm dụng thể chất hiếm gặp là hội chứng Munchausen by proxy
(MBps) hay còn gọi là hội chứng “lạm dụng y tế cho trẻ em ”, thường được phát hiện ở cha
mẹ trẻ hay người chăm sóc trẻ. Cha mẹ mắc hội chứng này có hành vi gây tổn thương cho
trẻ bằng cách bịa đặt ra bệnh cho trẻ hoặc tự cho thuốc để khiến trẻ bị bệnh.
2.1.2. Triệu chứng về mặt thể chất khi trẻ bị lạm dụng thể chất
Những trẻ bị lạm dụng thể chất sẽ có những vết tích từ nhẹ đến nặng trên cơ thể như:
Trầy xước, vết bầm tím, vết bỏng, vết cắt, gãy xương, bong gân, trật khớp, nội thương, tổn
thương não, những chấn thương suốt đời, trẻ tử vong, bệnh hoài không khỏi, triệu chứng
khác với bệnh... Những vết tích này thường có hình dạng đặc biệt, xuất hiện trên các bề mặt

khác nhau của cơ thể. Tần số xuất hiện vết thương hay xuất hiện bệnh diễn ra thường xuyên,
sau ngày nghỉ cuối tuần, hay nghỉ hè. Trẻ mặc áo dài tay trái mùa.
2.2.

5

Lạm dụng cảm xúc đối với trẻ em

5


Quan điểm về lạm dụng cảm xúc trẻ em
Lạm dụng tình với trẻ em là một trong những hình thức lạm dụng trẻ em phổ biến
nhất, nhưng đa phần nó lại bị “nhầm lẫn” với việc giáo dục con cái nên ít bị xã hội lên án
hơn những loại lạm dụng khác.
Có thể hiểu lạm dụng cảm xúc là những hành vi của cha mẹ, người thân, người chăm
sóc chính hay những người có vị trí, quyền hạn để ảnh hưởng đến trẻ; lợi dụng sự yếu đuối,
phụ thuộc của trẻ đối với mình mà thực hiện những hành vi bao gồm lời nói, hành động, cử
chỉ không làm tổn thương về mặt thể chất nhưng lại công kích thẳng vào cảm xúc của trẻ,
gây tổn thương về mặt tình cảm, tinh thần của trẻ. Họ mong muốn bằng hành vi đó có thể
khiến trẻ thực hiện theo mục đích, yêu cầu hay để thỏa mãn họ. Ví dụ như: la hét, dọa dẫm,
chỉ trích, coi thường, chế giễu, ám thị tiêu cực, hạ thấp phẩm giá, buộc tội vô lý, xúc phạm,
bỏ mặc trẻ, cô lập trẻ...
2.3.

Lạm dụng tình dục (Chila sexual abuse)

2.3.1. Quan điểm về lạm dụng tình dục với trẻ
Hiện nay, có nhiều quan điểm về lạm dụng tình dục trẻ em. Sau đây, chúng tôi xin
được giới thiệu hai quan điểm khá phổ biến:

Quan điểm thứ nhất: Lạm dụng tình dục trẻ em (còn gọi là ấu dâm), là quá trình
trong đó một người lợi dụng vị thế, sức mạnh của mình, hoặc dùng tiền bạc, vật chất, hoặc
lợi dụng sự ngây thơ, sự cả tin và sự tôn trọng của trẻ để dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ tham gia
vào hoạt động tình dục.

(Nguồn: />
%E1%BB%A5ng_t%C3%ACnh_d%E1%BB%A5c_tr%E1%BA%BB_em )
Quan điểm thứ hai: Lạm dụng tình dục (LDTD) là cụm từ trước đây dùng để chỉ
hành vi tình dục của người lớn với trẻ em hay vị thành niên (VTN), nhưng nay nó được hiểu
là mọi hành vi tình dục không được xã hội văn minh chấp nhận vì phi đạo đức, vi phạm
thuần phong mỹ tục của cộng đồng, vi phạm sự tự do của con người. LDTD bao gồm mọi
hình thái ép buộc tình dục (kể cả hiếp dâm) bằng những tác động tâm lý (đe dọa, dùng
quyền uy), thể chất (dùng sức mạnh) hay kinh tế (cho tiền hay hứa hẹn, lừa gạt) để thỏa mãn
ý muốn tình dục. Nạn nhân bị LDTD từ lúc nhỏ tuổi dù theo cách "tế nhị" vẫn có thể gây rối
loạn bản sắc giới tính và những hành vi tình dục bất thường sau này.
(Nguồn: />6

6


Tuy nhiên, ở những quốc gia khác nhau, những nền văn hóa khác nhau thì người ta
cũng có những nhận thức rất khác nhau về vấn đề này. Ví dụ như trường hợp người thân
trong gia đình sờ vào bộ phận sinh dục của trẻ. Ở Mỹ, hành vi này được xếp vào một trong
những hành vi lạm dụng tình dục và được pháp luật can thiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đây
đơn giản chỉ được xem là sự cưng nựng, yêu thương của gia đình người thân dành cho đứa
trẻ.
Do đó, để thống nhất trong cách hiểu, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin
được trình bày một cách tổng quát nhất khái niệm lạm dụng tình dục đối với trẻ em là
những hành vi tình dục có đụng chạm hoặc không đụng chạm đến cơ thể trẻ, khiến cơ thể
hoặc tâm lý trẻ (hoặc cả hai) bị khó chịu, tổn thương. Bao gồm cả những hành vi mà người

gây ra không cố ý hoặc không nhận thức đó là hành vi lạm dụng tình dục.
Và tiếp theo đây, chúng tôi xin được trình bày phần những hình thức lạm dụng tình
dục đối với trẻ em để làm rõ hơn về vấn đề này.
2.3.2. Các hình thức lạm dụng tình dục trẻ em
2.3.2.1.

Các hành vi không đụng chạm đến cơ thể trẻ

Bao gồm các hành vi như nói hoặc nhìn trẻ với những từ ngữ, ánh nhìn có tính gợi
dục khiến trẻ bối rối, khó chịu; nhìn trộm, chụp hình khi trẻ không mặc quần áo (khi trẻ
tắm, thay quần áo); cho trẻ xem tranh ảnh, sách báo, phim khiêu dâm…; phô bày bộ phận
sinh dục của mình để trẻ nhìn thấy.
2.3.2.1. Các hành vi có đụng chạm

Bao gồm các hành vi như ôm hôn quá mức khiến trẻ khó chịu; đụng chạm cơ thể trẻ
đặc biệt là đụng chạm ngực hay bộ phận sinh dục; bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của
mình; dụ dỗ, cho trẻ chơi các trò chơi kích dục; quan hệ tình dục với trẻ qua miệng, hậu
môn; mại dâm trẻ em.
2.3.3 Triệu chứng về mặt thể chất của trẻ bị lạm dụng tình dục
Những triệu chứng về mặt thể chất là những bằng chứng dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị
lạm dụng tình dục, là căn cứ để đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa để xét nghiệm
chẩn đoán.
7

7


Những triệu chứng rõ ràng nhất là sưng, bầm tím, đau ở cơ quan sinh dục hay miệng;
chảy máu ở bộ phận sinh dục; ngứa bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; đau rát khi đi tiểu, đi
lại khó khăn và các dấu hiệu bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục; đau bụng hoài không có

lý do. Một số triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, tiểu dầm, ỉa đùn, chán ăn
hoặc ăn uống vô độ không kiểm soát được.
2.4 Bỏ mặc, đối xử phớt lờ trẻ

Bỏ mặc trẻ là khi cha mẹ hoặc người trông nom không chăm sóc, yêu thương, hỗ trợ
những nhu cầu cơ bản cần thiết cho sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của trẻ. Đây là dạng
lạm dụng trẻ phổ biến nhất.
Bỏ mặc trẻ gồm có:
_ Bỏ mặc về thể chất của trẻ và thiếu sự trông nom trẻ
_ Bỏ mặc cảm xúc của trẻ
_ Bỏ mặc chăm sóc y tế cho trẻ
_ Bỏ mặc việc giáo dục trẻ
Một đứa trẻ bị bỏ mặc, đối xử lơ là thông thường cũng sẽ dẫn đến việc chịu những
loại lạm dụng khác.
2.4.1 Bỏ mặc về thể chất của trẻ
Trẻ em cần được chăm sóc và trông nom đầy đủ để được mạnh khỏe và an toàn.
Người chăm sóc trẻ cần phải cung cấp đầy đủ những nhu cầu cơ bản về thức ăn, nước uống,
quần áo và nơi ở cho trẻ. Một đứa trẻ luôn cần một môi trường sống an toàn, lành mạnh và
sự trông nom tử tế của người lớn.
Những hành vi sau được xem là bỏ mặc về thể chất của trẻ:
_ Rời bỏ một đứa trẻ hoặc từ chối nuôi dưỡng đứa trẻ mà lẽ ra phải có trách nhiệm
_ Thường xuyên giao trẻ cho người khác nuôi dưỡng trong từ vài ngày đến vài tuần
_ Không làm tròn việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống tốt cho sức khỏe
_ Không làm tròn việc cung cấp đầy đủ quần áo cho trẻ mặc
_ Không làm tròn việc bảo đảm vệ sinh cá nhân cho trẻ
_ Không trông nom trẻ tử tế
_ Giao trẻ cho người trông nom không thích hợp
_ Bỏ mặc, lơ là trẻ khi trẻ ở trong những môi trường hoặc tình huống không an toàn, có hại
cho sức khỏe
2.4.2 Bỏ mặc cảm xúc của trẻ

Trẻ em cần được quan tâm, chú ý để chúng cảm nhận được yêu thương, được lắng
nghe. Nếu một đứa trẻ có những biểu hiện về vấn đề tâm lý thì cần phải được chữa trị.
Những hành vi sau được xem là bỏ mặc cảm xúc của trẻ:
_ Phớt lờ nhu cầu cần được chú ý, được quan tâm, và được lắng nghe của trẻ
_ Cách ly trẻ khỏi bạn bè và những người thân yêu của trẻ
2.4.3 Bỏ mặc chăm sóc y tế cho trẻ
8

8


Khi trẻ bị thương hoặc bị bệnh, người trông nom cần phải để trẻ được điều trị đúng
và kịp thời. Ngoài ra, người trông nom cũng cần chăm sóc phòng ngừa để đảm bảo trẻ được
an toàn, mạnh khỏe.
Những ví dụ về việc bỏ mặc chăm sóc y tế cho trẻ:
_ Không đưa trẻ đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa phù hợp khi trẻ bị bệnh nặng hoặc
bị thương
_ Không thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ
_ Không làm theo đúng các hướng dẫn y tế dành cho trẻ
2.4.4 Bỏ mặc việc giáo dục trẻ
Cha mẹ và trường học chia sẻ trách nhiệm để đảm bảo trẻ em có cơ hội học tập.
Những hành vi được xem là bỏ mặc việc giáo dục trẻ:
_ Cho phép trẻ nghỉ học thường xuyên và quá nhiều
_ Không đăng ký nhập học cho trẻ
_ Ngăn không trẻ tiếp cận những dịch vụ giáo dục đặc biệt cần thiết
Một số dấu hiệu có thể có ở trẻ bị bỏ mặc, phớt lờ (Triệu chứng)
Những đứa trẻ bị bỏ mặc thường có biểu hiện cần sự giúp đỡ:
_ Quần áo trẻ mặc quá rộng hoặc quá chật, rách rưới, dơ bẩn hoặc không phù hợp đối với
một số mùa khắc nghiệt trong năm.
_ Không khóc hoặc phản ứng lại với sự hiện diện hoặc vắng mặt của cha mẹ từ những năm

đầu đời
_ Đạt tới những cột mốc phát triển khá chậm như là học nói, mà không phải do nguyên nhân
về y học
_ Trẻ thường bị đói, phải tự tìm kiếm thức ăn, dự trữ thức ăn, cơ thể trẻ có dấu hiệu của suy
dinh dưỡng
_ Cân nặng và chiều cao của trẻ thấp quá nhiều so với mức tiêu chuẩn theo tuổi của trẻ
_ Trẻ thường xuyên trông có vẻ mệt mỏi, buồn ngủ, lơ đãng
_ Trẻ gặp vấn đề về vệ sinh cá nhân cơ thể
_ Trẻ kể về việc phải chăm sóc em nhỏ khi người lớn không có ở nhà
_ Trẻ có vấn đề về y tế, răng miệng không được chữa trị
_ Trẻ thường xuyên trốn học, thường xuyên không hoàn tất bài về nhà, hoặc chuyển trường
nhiều lần
_ Sự gắn kết và mối quan hệ với cha mẹ khá tệ
_ Thiếu các kĩ năng xã hội và có rất ít bạn
_ Trẻ nói về đề tài bỏ trốn khỏi nhà
Trong thực tế, những nghiên cứu và báo cáo đã chỉ ra rằng khi những nhóm người
trưởng thành được hỏi để nhìn lại quá khứ tuổi thơ, việc bị bỏ mặc, đối xử lơ là xảy ra trong
cả những gia đình giàu và gia đình nghèo.

9

9


Chương 03: Triệu chứng trên cơ thể khi trẻ bị lạm dụng
3.1.

Triệu chứng về mặt tâm lý đối với các hình thức lạm dụng thể chất, lạm
dụng cảm xúc, lạm dụng tình dục, bỏ mặc


Theo các chuyên gia tâm lý, khi trẻ bị lạm dụng (kể cả về mặt thể chất, tình cảm hay
tình dục), thì tùy vào từng trẻ (hoàn cảnh, tuổi tác, sức “đề kháng thích nghi – resiliency”
của trẻ) và cũng tùy mức độ lạm dụng mà ở trẻ sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau,
biểu hiện mạnh mẽ ngay tức thì hoặc âm ỉ kéo dài theo thời gian, thậm chí ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm thần cả cuộc đời về sau của trẻ.
Những ảnh hưởng ban đầu (ảnh hưởng ngắn hạn) thường xuất hiện trong khoảng 2
năm đầu tiên. Những triệu chứng có thể ở mức độ nhẹ như buồn bã, lo âu, căng thẳng... đến
những mức độ tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt.
Những triệu chứng thường gặp đối với trẻ dưới 3 tuổi tuổi là trẻ chậm lớn, chậm phát
triển; khóc la quá nhiều. Riêng trẻ ở tuổi này bị lạm dục tình dục thì sẽ có các vấn đề về
đường ruột; thường xuyên nôn mửa.
Đối với những trẻ lớn hơn (từ 3 đến dưới 18 tuổi), ta có thể thấy những triệu chứng
như:
Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (Post – traumatic Stress Disorder, viết tắt là
PTSD) với những biểu hiện như:
-

Trẻ là gặp ác mộng khi ngủ, bị thức giấc giữa đêm với tâm trạng hoảng sợ, la hét, khóc thét,
mất ngủ. Riêng đối với một số trẻ bị lạm dụng tình dục có thể có hiệu ứng người ngủ
(sleeper effects), tức là ngay sau khi bị lạm dụng tình dục, trẻ không biểu hiện cảm xúc hay
rối loạn gì. Nhiều năm sau đó, những triệu chứng tâm lý mới bộc phát một cách trầm trọng.
Đây là cách mà trẻ sử dụng để phủ nhận cảm xúc thật của mình như là một cơ chế phòng vệ.

-

Trở nên nhút nhát: Trẻ bị lạm dụng thường có xu hướng trở nên nhút nhát, sợ mọi người
xung quanh, không thích chỗ đông người, thích ở một mình. Trừ trường hợp trẻ vốn đã có
tính nhút nhát. Sự biến đổi nhân cách theo chiều hướng thu mình lại là triệu chứng cho thấy
một sự tổn thương tâm lý rõ ràng nhất ở trẻ.


10

10


-

Sự sợ hãi xuất phát từ việc sợ phải đối mặt với những kích thích gợi lại sự kiện như sợ hãi
đối với cha mẹ hoặc người gây ra tổn thương. Riêng đối với trẻ bị lạm dụng tình dục, có thể
thấy triệu chứng rõ ràng ở việc sợ nơi vắng vẻ, sợ những cử chỉ âu yếm gần gũi, không chịu
cởi quần áo, sợ hãi một cách không lý do khi được thăm khám cơ thể, sợ bóng tối, quá sợ
một con “quái vật” nào đó...

-

Có những vấn đề về trí nhớ, gồm cả khó nhớ những phần của biến cố đau thương.

-

Cảm giác tội lỗi.
Rối loạn trầm cảm: Biểu hiện bằng những triệu chứng như buồn bã, thiếu tự tin, thu
mình, hoài nghi về bản thân hay tự đánh giá thấp mình, khóc không rõ lý do, tuyệt vọng, có
ý định tự tử hoặc hành vi tự hủy hoại khác (tự làm đau mình).
Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD): trẻ có xu hướng thực hiện những hành vi lặp đi
lặp lại như rửa tay, làm sạch thái quá trong cách lau chùi, vệ sinh cá nhân.
Sự thoái lùi và cắm chốt về một giai đoạn ở tuổi ấu thơ (ví dụ mút tay, đái dầm, ị
đùn…) thường xảy ra với trẻ từ 3 đến 9 tuổi.
Rối loạn cư xử (Conduct disorder): cảm xúc trẻ không ổn định, thường có các hành
vi xung đột (như hành hạ thú vật; gây hấn với người như bạn bè, thầy cô, gia đình...); trẻ trở
nên ngang tàng, bất cần, bỏ học và thậm chí là phạm pháp.

Ăn uống thất thường hoặc bị rối loạn ăn uống (eating disorder)
Khó khăn trong học tập: Triệu chứng thất bại học đường, có kết quả học giảm, mất
tập trung chú ý, mất động cơ học, mất hoạt động vui chơi, sáng tạo...
Nghiêm trọng hơn, về lâu dài, trẻ có thể bị tâm thần phân liệt, rối loạn xác định phân
ly (Dissociative Indentity Disorder - DID)...
Và riêng với những trẻ bị lạm dụng tình dục sẽ có những hành vi tình dục không phù
hợp với lứa tuổi như:

11

11


-

Các biểu hiện/hành vi tình dục khi chơi đồ chơi: Trẻ có những biểu hiện hành vi tình dục
chơi đồ chơi hay các vật dụng hằng ngày. Hoặc thậm chí trẻ tìm cách thực hiện hành vi tình
dục với đứa trẻ khác.

-

Trẻ thường xuyên hỏi những câu hỏi về chuyện người lớn, về các vi tình dục không phù hợp
với lứa tuổi. Trẻ bỗng hiểu rõ bộ phận sinh dục, các hoạt động tình dục cũng như các từ ngữ
liên quan.

-

Đặt tên mới cho phần kín.

-


Trẻ thể hiện trên tranh vẽ những hành vi tình dục hoặc cơ quan sinh dục

-

Lệch lạc về tình dục: Hiểu biết hoặc có quan tâm không đúng mực về giới và tình dục; thủ
dâm, mại dâm; trẻ có thái độ quyến rũ người lớn; trẻ thích vuốt ve thái quá vài vùng của cơ
thể hoặc ngược lại là tránh né sự vuốt ve của những người lớn quen biế; có xu hướng quan
hệ bừa bãi với nhiều người hoặc lại đi xâm hại tình dục người khác.

-

Loạn dục phô bày cơ thể, nhất là phô bày cơ quan sinh dục
Ngoài ra, ta có thể nhận biết có kẻ đang có ý đồ hoặc đã lạm dụng tình dục với trẻ
qua việc tìm hiểu những người bạn bí mật (thường lớn tuổi hơn trẻ) mà trẻ không dám đem
ra giới thiệu với bố mẹ có thể là người đáng nghi vấn. Kiểm tra nếu trẻ có quà hay tiền mà
không rõ nguồn gốc.
Hậu quả tiêu cực mà trẻ bị xâm hại tình dục phải gánh chịu có thể ảnh hưởng nhiều
năm về sau hoặc kéo dài đến suốt cuộc đời của trẻ với những tổn thương đôi khi không thể
nào chữa lành được.
3.2.

Dấu hiệu để nhận biết cha mẹ hoặc người chăm sóc lạm dụng đối với trẻ

-

Có lịch sử bạo lực hoặc lạm dụng.

-


Không thể hoặc không giải thích những chấn thương của đứa trẻ. Nếu có giải thích thì cũng
giải thích một cách qua loa, hời hợt, không có ý nghĩa.

-

Có thái độ, suy nghĩ tiêu cực về trẻ như cho rằng trẻ không đáng tin, trẻ nói dối, trẻ hay gây
rối...
12

12


-

Trì hoãn hoặc không chăm sóc cho trẻ khi trẻ có những tổn thương.

-

Lo lắng thái quá về những hành vi của con.

13

13


Chương04: Cơ chế bệnh sinh
4.1.

Ở trẻ bị bỏ mặc, đối xử lơ là


Trẻ bị bỏ mặc có thể phải trải qua những ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn kéo dài suốt cả
cuộc đời.
Những đứa trẻ không nhận được tình yêu thương và chăm sóc của cha mẹ có thể sẽ cảm
thấy khó khăn để duy trì tốt các mối quan hệ với người khác trong suốt cả cuộc đời, ngay cả
với chính con cái của chúng, bởi vì sự hằn sâu dấu ấn về mối tương quan gắn kết tệ hại với
cha mẹ hoặc người trông nom từ tuổi thơ.
Về mặt thể lý, Một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, tế bào thần kinh trở nên yếu đi hoặc bị hủy
hoại và điều này có thể chậm phát triển chức năng của não bộ.
Nếu một đứa trẻ có mối mối liên kết tệ hại với cha mẹ thì điều đó có thể gây ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển vùng cảm xúc và vùng ngôn ngữ của não bộ.
Những năm đầu đời của một đứa trẻ có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của não bộ.
Đó là lý do tại sao việc bỏ mặc trẻ gây ra hủy hoại nghiêm trọng trong tiến trình phát triển
bình thường của trẻ. Những trải nghiệm của trẻ có thể làm thay đổi quá trình tư duy và phản
ứng của hệ thần kinh.

Một so sánh gây sốc khi thực hiện scan não từ hai trẻ em ba tuổi cho thấy những bằng
chứng mới về tác động đáng kể tình yêu của một người mẹ có thể phát triển não bộ của trẻ.
14

14


Những hình ảnh đáng sợ cho thấy não trái, thuộc về một bình thường 3 tuổi, lớn hơn đáng
kể và chứa ít điểm và tối vùng "mờ" hơn não phải, thuộc về một em bé 3 tuổi đã phải chịu
cực bỏ bê.
Thần kinh học nói rằng những hình ảnh mới nhất cung cấp thêm bằng chứng cho thấy cách
mà trẻ em được chăm sóc trong những năm đầu đời là rất quan trọng không chỉ đối với sự
phát triển cảm xúc của trẻ, mà còn trong việc xác định kích thước của bộ não của họ.
Những hình ảnh có thể chỉ ra rằng những đứa trẻ với não phải có thể đã bị một tai nạn
nghiêm trọng hoặc bị bệnh, các bác sĩ thần kinh nói rằng sự thật là những đứa trẻ với bộ não

teo lại đã bị bỏ quên và ngược đãi bởi người mẹ của mình, và những đứa trẻ bộ não lớn hơn
và nhiều hơn nữa phát triển đầy đủ đã được nêu ra trong một tình thương, nhà hỗ trợ và
được chăm sóc bởi mẹ của nó, theo tờ The Sunday Telegraph.
Họ cho rằng các trẻ em trên trái với những bộ não lớn hơn sẽ được thông minh hơn và sẽ có
nhiều khả năng phát triển xã hội như chia sẻ, và kết nối với những người khác so với những
đứa trẻ ở bên phải.Hơn nữa, những đứa trẻ với bộ não teo lại là có nhiều khả năng để phát
sinh các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến tinh thần và thể chất.
Giáo sư Allan Schore từ Đại học California, Los Angeles (UCLA) cho biết, trong hai năm
đầu tiên, trẻ sơ sinh dựa vào một liên kết mạnh mẽ với các bà mẹ để đảm bảo có một sự
phát triển não bộ khỏe mạnh."Sự phát triển của các mạch máu não phụ thuộc vào thời kỳ
này," ông nói thêm rằng vì 80% các tế bào não phát triển trong hai năm đầu tiên của cuộc
đời, các vấn đề phát triển trong giai đoạn naỳ có thể ảnh hưởng đến phần đời còn lại.”
Tuy nhiên, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các chu kỳ có thể bị phá vỡ nếu có sự can
thiệp sớm và gia đình được hỗ trợ.
Các nghiên cứu mới nhất hỗ trợ nghiên cứu công bố hồi đầu năm nay cho thấy rằng trẻ được
đưa lên bởi các bà mẹ cung cấp cho tình yêu và tình cảm sớm trong cuộc sống thông minh
hơn và có công suất lớn hơn để tìm hiểu.
4.2.

Ở trẻ bị lạm dụng cảm xúc

Lạm dụng cảm xúc thường bị xem nhẹ hơn các dạng lạm dụng khác bởi nó không gây ra
những hệ quả về thể chất ngay tức thì. Nhưng trải qua thời gian, lạm dụng cảm xúc có thể
gây ra những ảnh hưởng dài hạn nghiệm trọng lên sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, thể
chất ở trẻ.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng có sự kết nối giữa việc trẻ bị lạm dụng cảm xúc trong những
năm đầu đời và những vấn đề về ăn uống và ngôn ngữ trong sự phát triển của trẻ.
Lạm dụng cảm xúc có thể làm tăng nguy cơ về những vấn đề sức khoẻ tâm thần, các chứng
rối loạn ăn uống, hoặc có thể dẫn đến tự tổn thương bản thân ở trẻ.
15


15


Những thanh thiếu niên bị lạm dụng cảm xúc trong một khoảng thời gian dài có nhiều khả
nặng xuất hiện hành vi tự tổn thương bản thân và mắc chứng trầm cảm hơn so với những
đứa trẻ bình thường.
Lạm dụng cảm xúc có thể gây hạn chế đến sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ, gồm có khả
năng cảm nhận, bày tỏ các dạng cảm xúc một cách phù hợp và khả năng kiểm soát cảm xúc
ở trẻ. Trẻ lớn lên ở nơi mà chúng luôn luôn bị mắng mỏ và xem thường có thể gặp phải
những vấn đề về sự tự tin và cơn giận.

Trẻ em bị ngược đãi có sự thay đổi vỏ não. Ở người lớn mà đã từng bị ngược đãi như trẻ
em, một vùng não có liên quan trong việc điều tiết cảm xúc và xung đột. Ở đây, có sự kết
nối với ít hơn với các khu vực khác so với trường hợp ở người trẻ tuổi mà đã không bị
ngược đãi.
Trẻ bị lạm dụng cảm xúc khi lớn lên sẽ có rất ít hài lòng với cuộc sống và có nguy cơ rất
cao mắc chứng trầm cảm và những vấn đề sức khỏe khác so với trẻ trải qua các dạng lạm
dụng khác.
16

16


Lạm dụng cảm xúc có thể gây ra sự thay đổi trong cách cư xử của một đứa trẻ. Trẻ có thể
không quan tâm chúng hành xử ra sao và điều gì xảy ra với chúng, đó là hành vi bốc đồng
tiêu cực. Trẻ có thể cố ý làm cho mọi người không thích chúng như là một hành vi tự cô lập
mình. Thêm vào đó trẻ bị lạm dụng cảm xúc có thể phát triển nguy cơ của những hành vi
trộm cắp, bắt nạt, bỏ trốn.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc bị lạm dụng cảm xúc và mắc những

rối loạn kém chú ý.


Thành tích học tập và IQ

Kết quả học tập đã được quan sát thấy ở những trẻ từng bị bỏ rơi (Kendall-Tackett và
Eckenrode, 1996) hoặc bị lạm dụng cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ bị ngược
đãi có IQ thấp hơn ở trẻ em không bị ngược đãi. Và điều này đã được kiểm nghiệm nhất
quán trong các tài liệu và đã được báo cáo trong thể chất (Carrey et al, 1995;.. Prasad et al,
2005; Nolin và Ethier, 2007) và trẻ em bị lạm dụng tình dục (Carrey et al., 1995).


Chú ý

Thiếu hụt sự chú ý của thính giác và thị giác đã được quan sát thấy ở những trẻ đã chịu bỏ
rơi và lạm dụng thể chất (Nolin và Ethier, 2007), ngược đãi không xác định (Beers và De
Bellis, 2002) và thể chế (Pollak et al., 2010).
4.3.

Ở trẻ bị lạm dụng nghiêm trọng

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí năm 1998 của tiến sĩ Martin Teicher - Giáo sư bệnh
học tâm thần ở Harvard, có đề cập phần vỏ não trái của nhóm trẻ từng bị lạm dụng nghiêm
trọng kém phát triển.
Một vài kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh được lạm dụng gây hủy hoại cấu trúc
quan trọng của não như vỏ não và hồi hải mã, những phần đóng vai trò vô cùng quan trọng
cho hoạt động học tập ở trẻ.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Douglas Bremner (Đại học Yale) và tiến sĩ Murray Stein (Đại
học California) đã chỉ ra rằng ở các nạn nhân bị lạm dụng, hồi hải mã trái nhỏ hơn so với
người bình thường.

Việc giảm thể tích vùng hồi hải mã có thể giải thích tại sao các vấn đề rối loạn tâm thần sau
17

17


này, như trầm cảm, nghiện ma tuý, và các vấn đề sức khoẻ tâm thần khác. Các nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng : "Những kết quả này có thể giải thích cho lý do tại sao lạm dụng thời
thơ ấu đã xác định nguy cơ gia tăng tình trạng lạm dụng thuốc hoặc rối loạn tâm thần,"Martin Teicher, của Đại học Harvard. "
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) để quét não của 193 cá nhân
từ 18 đến 25 tuổi, những người đã trải qua nhiều vòng kiểm tra để có đủ điều kiện. Sau đó
họ phân tích các kích thước của khu vực trong hồi hải mã và so sánh kết quả với tiền sử
bệnh của bệnh nhân. Họ thấy rằng những người đã bị lạm dụng, bỏ bê hoặc ngược đãi là trẻ
em, khối lượng não ở vùng hồi hải mã đã giảm 6% so với những đứa trẻ đã không bị lạm
dụng.
Những người này cũng có phần phần não trung gian giảm, vì vậy việc chuyển tiếp các tín
hiệu từ vùng đồi thị đến các vùng khác của não, bao gồm hệ thống dopamine.
Trong các thí nghiệm trên động vật (bao gồm cả động vật linh trưởng không phải con
người),hồi hải mã này có thể co lại vì phơi nhiễm cao với sự căng thẳng của hormone
cortisol trong hai giai đoạn phát triển: ở độ tuổi từ 3 và 5 và giữa lứa tuổi 11 và 13, các nhà
nghiên cứu cho biết. Các hormone stress gây ngừng sự tăng trưởng của tế bào thần kinh
trong vùng hồi hải mã, dẫn đến làm giảm khối lượng trong não người trưởng thành.

18

18


Ở nghiên cứu về sự phát triển khác biệt của hồi hải mã ở trẻ bị lạm dụng, được tiến hành bởi
Michael Meaney (Douglas Mental Health University Institute, Montreal), kết quả cho thấy

những trẻ bị lạm dụng có ít biểu hiện của gene NR3C – loại gene mã hóa cho tế bào tiếp
nhận glucocorticoid (glucocorticoid receptors) trong khi đây là một yếu tố quan trọng trong
cơ chế đương đầu với stress của cơ thể. Do đó adrenaline và cortisol hoạt động mạnh gây
ảnh hưởng đến sự phát triển của não nói chung và của hồi hải mã nói riêng. Những đứa trẻ
bị lạm dụng khi lớn lên có thể bị căng thẳng ở mức cao, gặp khó khăn với việc điều khiển
cảm xúc tức giận và dễ dẫn đến những hành vi tự làm tổn thương bản thân, tự tử hoặc bị
trầm cảm.
Những trường hợp bị lạm dụng trong thời gian dài cũng làm hư hại hạch nhân, khiến hạch
nhân phát những tín hiệu báo động nguy hiểm ngay cả khi không hề có mối đe dọa nào. Khi
sự phát triển cấu trúc não bộ bị tác động tiêu cực cũng sẽ kéo theo sự thay đổi của các chất
dẫn truyền thần kinh. Trẻ bị căng thẳng quá mức ở những năm đầu đời sẽ gây ra biến đổi
xáo trộn trong các quá trình tiết cortisol và sản sinh chất dẫn truyền thần kinh như
epinephrine, dopamine and serotonin, có tác động tiêu cực đến tâm trạng và hành vi của trẻ.

Chương05: Các biện pháp can thiệp
5.1.
-

Tự bảo vệ bằng cách giáo dục trẻ
Thường xuyên trò chuyện và xây dựng niềm tin với trẻ:
Trò chuyện với trẻ là cách tốt nhất hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ, qua đó
ta có thể phát hiện kịp thời những khó khăn mà trẻ đang trải qua, từ đó dựa vào
các dấu hiệu để nhận biết trẻ có đang bị lạm dụng hay không. Nếu có dấu hiệu,
chúng ta cần xác định loại lạm dụng và từ đó tìm ra hành động can thiệp phù hợp
càng sớm càng tốt.

19

19



Trò chuyện với trẻ giúp trẻ tạo thói quen chia sẽ với người lớn, ví dụ như ba mẹ,
thầy cô hay những người thân xung quanh trẻ. Đây cũng là cách giúp trẻ xây
dựng niềm tin và cởi mở thể hiện những điều khó nói mà trẻ đang trải qua. Hãy là
một người bạn thân luôn biết lắng nghe để có thể tiếp nhận những thông tin quý
giá từ những cuộc trò chuyện thông thường nhất, từ đó giúp cũng cố niềm tin và
giúp trẻ hiểu rằng vấn đề lạm dụng mà trẻ đang trải qua sẽ được giải quyết với sự
giúp đỡ của người lớn.
-

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ: Dù trẻ đã từng hoặc chưa từng bị lạm dụng thì người
lớn nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách dặn dò trẻ những nguy cơ mà trẻ có thể
gặp phải từ đó xây dựng tâm lý đối đầu với hoàn cảnh. Đối với những trẻ em
đang bị lạm dụng, cần cho trẻ biết rằng việc đang xảy ra không phải do lỗi của trẻ
và rằng trẻ không làm sai điều gì. Cách tốt nhất nên làm cho trẻ hiểu rằng chúng
ta sẽ cùng trẻ vượt qua khó khăn và đấu tranh kết thúc hành vi sai trai của kẻ lạm
dụng.

-

Dạy trẻ cách phản ứng:
Bên cạnh việc tạo niềm tin và chuẩn bị tâm lý cho trẻ để can thiệp khi trẻ bị lạm
dụng như là một cách tự bảo vệ mình, cha mẹ cần dạy cho trẻ cách phản ứng bất
cứ khi nào trẻ nghĩ mình bị lạm dụng. Ví dụ như:


Dạy cho trẻ biết những bộ phận kín đáo trên cơ thể mà không ai được chạm
vào, nếu có thì đó có thể là hành vi xấu chứ không phải thể hiện tình thương
với trẻ. Dạy trẻ cách phản đối và chia sẽ lại với người thân khác của trẻ khi có
ai đó muốn tiếp xúc với vùng nhạy cảm của trẻ.




Dạy cho trẻ cách phản ứng quyết liệt như gào khóc, kêu cứu trong trường hợp
khẩn cấp đối với lạm dụng tình dục để chạy thoát càng sớm càng tốt.



Dạy trẻ không thỏa hiệp giúp kẻ lạm dụng giữ bí mật và báo ngay cho người
lớn biết danh tính cũng như tình trạng của mình.

5.2 Cách hành xử của cha mẹ khi con trẻ bị lạm dụng:
-

Hành động kịp thời: Ngăn chặn hành vi lạm dụng là việc làm ưu tiên nhất giúp
trẻ tách rời kẻ lạm dụng mình. Báo ngay với cá nhân, tổ chức có chức trách và
chuyên môn (như: cơ quan quản lý giáo dục, trung tâm bảo trợ trẻ em; cán bộ tâm
lý, nhân viên công tác xã hội…) để trợ giúp trẻ và xử lý kẻ xâm hại, lạm dụng

20

20


tình dục trẻ thay vì tự can thiệp có thể tạo động lực cho kẻ xấu có thêm hành
động chống trả.
-

Giữ bí mật và tạo không gian an toàn cho trẻ:
Giữ bí mật cho trẻ là cách tốt nhất để tạo cho trẻ cảm giác an toàn và tạo niềm tin

cho trẻ. Người lớn không nên chia sẽ chuyện nhạy cảm cho những người không
liên quan. Bên cạnh đó, ta nên cho trẻ ở lại những nơi trẻ mong muốn và an toàn
cho trẻ. Nếu kẻ lạm dụng là người nhà thì không nên để trẻ ở lại nơi đó để tránh
sự sợ hãi ở trẻ tiếp diễn. Tạo điều kiện cho những người thân trẻ cảm thấy tin
tưởng và yêu thương ở lại với trẻ để tạo không gian và cảm giác an toàn tuyệt đối.

-

Hỗ trợ tâm lý nhằm giúp trẻ vượt qua khó khăn:
Trò chuyện và lắng nghe trẻ là cách thể hiện tình yêu thương của người lớn dành
cho con em của mình. Đây là cách giúp trẻ nhẹ nhàng vượt qua được cảm giác sợ
hãi và tội lỗi đã xảy ra với trẻ. Đồng thời hành động này giúp cho trẻ hiểu rằng
chuyện bị lạm dụng không phải lỗi của trẻ và giúp trẻ vượt qua để hòa nhập trở
lại vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Trong trường hợp chúng ta thấy tình trạng của trẻ vượt quá khả năng của mình thì
nên cho trẻ được can thiệp bởi các chuyên gia tâm lý xã hội để kịp thời can thiệp
và tránh sự việc nghiêm trọng xảy ra.
Nếu trẻ trong độ tuổi vị thành niên và có khả năng mang thai, người lớn cần trao
đổi với trẻ về nguy cơ mang thai và có thể tư vấn cho trẻ sử dụng biện pháp tránh
thai khẩn cấp nếu trẻ lo lắng đến điều không mong muốn xảy ra.

5.3 Các liệu pháp chữa trị tâm lý
-5.3.1.

EMDR

EMDR- phương pháp mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái nhận thức - là một
mô hình tâm lý liệu pháp tổng thể làm đẩy nhanh việc điều trị một lượng lớn các
chứng bệnh liên quan tới các sự kiện gây rối loạn. Phương pháp này được phát
triển bởi nhà tâm lý học người Mỹ Francine Shapiro vào những năm 80 và đã

được chứng minh hiệu quả đối với thân chủ bị sang chấn tâm lý.

21

Nguyên lý:
21


EMDR: Giải cảm ứng và thiết lập (lập trình) lại bằng các chuyển động nhãn cầu,
nói đơn giản là thực hiện việc đảo mắt theo yêu cầu/ sự hướng dẫn của nhà trị
liệu. Phương pháp yêu cầu thân chủ tập trung vào ký ức của sự kiện gây ra sang
chấn sau đó thực hiển đảo mắt liên tục (ngược hoặc thuận chiều kim đồng hồ)
theo ngón tay của nhà trị liệu chỉ dẫn. Sau mỗi “pha” chuyển động mắt (khoảng
30 giây), thân chủ được yêu cầu tường thuật lại bất cứ điều gì hiển thị trong trí
não mình, bao gồm hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác. Sau đó, thân chủ sẽ
tập trung vào điều mới thể hiện này ở “pha” chuyển động mắt tiếp theo. Quy trình
sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi thân chủ không còn cảm thấy khó chịu và phản
ứng một cách tích cực hơn.


Khi nào:
Sau chấn thương, sang chấn
Phương pháp không được chỉ định đối với trường hợp bị sốc nặng, nhưng được
chỉ định đối với những sang chấn nhẹ hơn, như là những kinh nghiệm đau buồn,
để lại những ký tức mang tính chịu đựng.



Với ai:
Phương pháp này có thể áp dụng đối với cả người lớn và trẻ em, đặc biệt với trẻ

em chỉ với vài buổi chữa trị



Tại sao:
Các hình ảnh, các âm thanh và các cảm xúc có liên quan tới sự kiện gây sang
chấn tâm lý được lưu giữ ở trong não và có thể được kích hoạt trở lại để gợi nhớ
lại sang chấn. Các chuyển động nhãn cầu giúp giải phóng các thông tin gây sang
chấn này



Như thế nào:
EMDR giúp phân tách cảm xúc và ký ức. Bằng chuyển động của nhãn cầu, thân
chủ rơi vào trạng thái “sống lại” ký ức và cảm xúc của sự kiện gây ra sang chấn,
nhận diện được những dữ kiện của ký ức và mức độ cảm xúc tương ứng của
mình, từ đó, tách rời được cảm xúc tiêu cực ra khỏi ký ức.

22

22




Khả năng phục hồi sau khi áp dụng phương pháp:
Trẻ em có khả năng phục hồi tốt hơn khi được chữa trị theo EMDR vì trẻ em
thích ứng với thay đổi nhanh hơn người lớn vàcó thể, ở lứa tuổi của trẻ em, thời
gian sang chấn chiếm lĩnh trí não của trẻ cũng không lâu dài như ở người lớn.
Đặc biệt là với các em bé nhỏ tuồi, chưa biết nói hoặc chưa nói rõ, EMDR giống

như là một trò chơi giữa trẻ và nhà trị liệu, khiến cho trẻ dễ dàng mở lòng hơn.
5.3.2



CBT

CBT là liệu pháp trị liệu nhận thức – hành vi trong đó nhà trị liệu dùng các kỹ thuật
khác nhau tác động lên các ý nghĩ và hành vi với mục đích làm thay đổi các nhận
thức của thân chủ nhằm thay đổi cảm xúc và hành vi của người đó theo chiều hướng
tích

cực.

Nguyên lý:
Tập trung vào tác dụng điều trị qua thực chất của sự nhận thức. Một khi có sự
thay đổi theo chiều hướng nhận thức tích cực thì chắc chắn rằng hành vi sẽ thay
đổi.


Khi nào:
Sau chấn thương, sang chấn



Với ai:
Trị liệu nhận thức – hành vi (CBT) là một cách điều trị hiệu quả với cả cá nhân
hoặc nhóm. Với trẻ em, tuổi một đứa trẻ có thể tham gia CBT nên tùy thuộc vào
thời gian trẻ đạt tới thời điểm thao tác cụ thể của sự phát triển nhận thức (khoảng
trong tầm 7- 12 tuổi), Stallard (2002).




Tại sao:
Quy trình trị liệu nhận thức hành vi dựa trên quan điểm cho rằng: nhận thức –
cảm xúc – hành vi có liên quan với nhau. Có 3 nguyên tắc cơ bản trong trị liệu
nhận thức hành vi là:
– Nhận thức (suy nghĩ) của con người có ảnh hưởng đến hành vi và cảm xúc của
người đó.
– Nhận thức (những ý nghĩ bất hợp lý) có thể nhận ra và thay đổi được.
– Việc thay đổi những ý nghĩ vô lý bằng những ý nghĩ đúng đắn phù hợp khiến
hành vi cảm xúc cũng có thể được thay đổi.

23

23




Như thế nào:
Liệu pháp hành vi có thể được thực hiện thông qua các kỹ thuật giải cãm ứng hệ
thống, thư giãn và tập thở. Cả hai phương pháp này được sủ dụng cùng lúc để hổ
trợ lẫn nhau. Với giải cảm ứng hệ thống được áp dụng kềm với kỹ thuật nhận
thức, khi thân chủ tưởng tượng một tình huống hay một sự việc mà bản thân đã
trải nghiệm gây lo sợ, cùng với kỹ thuật thư giãn sẽ giúp thân chủ đối phó với
phản ứng sợ và cuối cùng loại bỏ được lo âu, học cách cải thiện phản ứng.




Khả năng phục hồi sau khi áp dụng phương pháp:
CBT có thể áp dụng với trong việc trị liệu cho trẻ bằng việc sử dụng các kích
thích thị giác như các quả bóng tư duy, từ điển cảm xúc, bảng theo dõi cảm xúc,
cũng như tổ chức các trò chơi, búp bê và kể chuyện, dễ cuốn hút trẻ tham gia.
Đồng thời, kỹ thuật thư giãn cũng giúp làm biến đổi nhanh các phản ứng cơ thể
do đó các triệu chứng cơ thể giảm nhanh nhất.
5.3.3.Child art therapy
Liệu pháp nghệ thuật là cách tiếp cận tâm lý học dựa trên tư tưởng cho rằng tiến
trình sáng tạo có giá trị hàn gắn và là một dạng thức truyền đạt không lời của các
ý nghĩ và cảm xúc.



Nguyên lý:
Thông qua sáng tạo nghệ thuật, trẻ em sẽ tự bộc lộ bản thân trong quá trình sáng
tác, kể cả những vấn đề sâu kín.



Khi nào:
Khi trẻ có những biển hiện rối loạn như sợ hãi, từ chối giao tiếp; hoặc khi trẻ
đang trong quá trình hồi phục khỏi những sang chấn



Với ai:
Liệu pháp nghệ thuật không đòi hỏi nhà trị liệu phải trực tiếp trò chuyện với trẻ
mà thông qua đối tượng thứ ba là những yếu tố có liên quan đến nghệ thuật như
hình ảnh, màu sắc, âm nhạc, điệu nhảy, v.v




24

Tại sao:

24


Stress sau sang chấn thường để lại những tổn thương ở vùng Broca là vùng liên
quan đến ngôn ngữ. Liệu pháp nghệ thuật khiến trẻ có thể bày tỏ những ký ức và
cảm xúc không bằng lời nói mà bằng những phương tiện khác như vẽ, hội họa.


Như thế nào:
Bằng việc tham gia vào liệu pháp nghệ thuật, trẻ có thể khắc họa một cách hình
tượng hóa chân dung chính người đã lạm dụng mình và/ hoặc thể hiện thông qua
tác phẩm những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, giận dữ. Từ đó, nhà trị liệu
có thể hiểu và giúp đỡ trẻ. Đồng thời, quá trình thể hiện cảm xúc thông qua nghệ
thuật cũng giúp trẻ giải tỏa được những dồn nén chất chứa trong long.



Khả năng phục hồi sau khi áp dụng phương pháp:
Bản thân nghệ thuật và sáng tạo đã mang ý nghĩa thay đổi, nơi con người có thể
phá hủy thế giới cũ, xây dựng thế giới mới. Do đó, không chỉ về mặt hình thức có
thể lôi cuốn trẻ em tham gia (hội họa, âm nhạc), liệu pháp nghệ thuật còn giúp
các em tìm được sự bình yên và đón nhận sự thay đổi tốt đẹp hơn.

5.4 Rape culture và đổ lỗi cho nạn nhân – cách giải quyết

Thuật ngữ Rape culture – “Văn hóa hiếp dâm” chỉ nền văn hóa mà nơi đó cưỡng
hiếp và quấy rối tình dục là phổ biến. Văn hóa hiếp dâm thường đi kèm với việc
đổ lỗi cho nạn nhân. Kẻ quấy rối tình dục thường dùng lý do là lỗi của nạn nhân
đã khơi gợi ham muốn tình dục (do cách ăn mặt, hành vi) để tự biện hộ cho mình.
Ở một số nền văn hóa còn tồn tại quan niệm đàn ông quan hệ tình dục với trẻ em
để mang lại may mắn. Tình trạng kinh tế khó khăn, đói nghèo ở một số quốc gia,
vùng miền cũng có thể đẩy trẻ em vào nguy cơ cao bị lạm dụng nhằm trao đổi lại
vật chất cho gia đình mình.
Không chỉ kẻ quấy rối đổ lỗi cho nạn nhân, dư luận xã hội (tâm lý đám đông)
cũng thường đứng về phía kẻ quấy rối mà đổ lỗi cho nạn nhân bởi sự sợ hãi và
trốn tránh khỏi cảm giác yếu nhược. Chúng ta luôn muốn tin rằng người ác sẽ bị
trả giá còn người tốt sẽ được tưởng thưởng nên khi thấy người tốt gặp bất hạnh, ta
có xu hướng đổ lỗi và tách mình ra, làm cho mình khác biệt với hoàn cảnh của
nạn nhân để có thể bảo vệ được cái thế giới hoàn hảo mà mình tin tưởng.
Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm vì cách hành xử này không giúp thế giới
tốt đẹp hơn, ngược lại, còn giảm đi sự thấu cảm giữa người với người. Thay vào
25

25


×