Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn địa lý năm 2012 đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.94 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn: ĐỊA LÍ

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)

(Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí ViệtNam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đặc điểm tự nhiên của miền
Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
2. Nêu các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả nguồn lao động ở
nước ta hiện nay.
Câu II. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP theo giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của
nước ta năm 1995 và 2008 .
(Đơn vị: tỉ đồng)
Thành phần kinh tế
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1995
228 892

2008


1 485 038

91 977

527 732

122 487

683 654

14 428

273 652

1. Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1995 và 2008.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1995 và
2008.
Câu III. (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí ViệtNamvà kiến thức đã học:
1. Hãy trình bày sự phân bố các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp của vùng này.
3. Tại sao phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long?


II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Phân tích các thế mạnh tự nhiên trong việc phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Trình bày hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng.

------ Hết -----Giám thị không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:.................................................
Chữ kí của giám thị 1:..........................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI

Số báo danh:.....................................................
Chữ kí của giám thị 2:......................................
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn: ĐỊA LÍ

ĐỀ CHÍNH THỨC
(Gồm có 03 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
A. Hướng dẫn chung
1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn
chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 điểm (nếu lẻ 0,25 điểm làm tròn thành 0,5 điểm, nếu lẻ
0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
B. Đáp án và thang điểm
Câu

Đáp án

Điểm

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I

1. Trình bày đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:


(3,0 đ)

- Giới hạn: Là vùng đồi núi phía tả ngạn sông Hồng và vùng ĐB sông
Hồng
- Địa chất - địa hình: Địa chất có quan hệ với vùng HoaNam(Trung
Quốc), tương đối ổn định. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, có hướng

0,25
0,25


chủ yếu là vòng cung, vùng đồng bằng sông Hồng thấp dần và mở rộng
ra phía biển.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm có một mùa đông lạnh sâu sắc.

0,25

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa
(d/c)

0,25

- Khoáng sản: phong phú, đa dạng (d/c)

0,25

- Sinh vật: phong phú, chủ yếu là thành phần nhiệt đới, á nhiệt đới (d/c)

0,25


2. Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí và có hiệu quả nguồn lao
động ở nước ta hiện nay:
- Phân bố lại dân cư và lao động.

0,25

- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức
khỏe sinh sản.

0,25

- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý phát triển các
ngành dịch vụ.

0,25

- Tăng cường hợp tác liên kết quốc tế, mở rộng sản xuất hàng xuất
khẩu.

0,25

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

0,25

- Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng nguồn lao động.

0,25


Câu II

1.Tính cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 1995 và 2008.

( 2,0 đ)

* Xử lí số liệu:

0,5
Thành 1995 2008
phần
kinh tế
Tổng
số

100

100

Kinh tế 40,2 35,5
nhà
nước
Kinh tế 53,5 46,0
ngoài
nhà
nước
Kinh tế
có vốn


6,3


đầu tư
18,5
nước
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo thành phầnngoài
kinh tế nước ta
năm 1995 và 2008.
* Nhận xét:
- Thời kì 1995 – 2008, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế nước
có sự chuyển dịch rõ rệt:

0,25

+ Tỉ trọng kinh tế nhà nước giảm (4,7%), nhưng vẫn giữ vai trò chủ
đạo.

0,25

+ Tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước cũng giảm (7,5%), nhưng vẫn chiếm
tỉ trọng khá lớn.

0,25

+ Tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy chiếm tỉ trọng nhỏ
nhưng tăng nhanh (12,2%)

0,25


* Giải thích:
- Do tác động của chính sách đổi mới phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, theo cơ chế thị trường.

0,25

- Chính sách kinh tế mở, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

0,25

Câu III 1. Hãy trình bày sự phân bố các loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long.
(3,0 đ)

- Đất phù sa: phân bố chủ yếu ở ven hai sông Tiền và sông Hậu

0,25

- Đất phèn: chiếm diện tích lớn, phân bố rộng khắp Đồng bằng sông
Cửu Long

0,25

- Đất mặn: phân bố ở vùng ven biển và phía TâyNamcủa Đồng bằng.

0,25

2. Kể tên các sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp của vùng.
- Trồng trọt: Cây lúa, cây ăn quả, thực phẩm, mía, dừa...

0,25


- Chăn nuôi: Lợn, bò, gia cầm...

0,25

3. Phải sử dụng hợp lí và bảo vệ tự nhiên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vì:
- Đồng bằng có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
- Là vùng trọng điểm số 1 của cả nước về sản xuất lương thực thực
phẩm, giải quyết nhu cầu lương thực cho cả nước và cho xuất khẩu.

0,25
0,25


- Vùng có nhiều tiềm năng về tự nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật
phong phú (d/c), thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thuỷ sản.

0,5

- Tuy nhiên, vùng cũng có nhiều khó khăn về tự nhiên: diện tích đất
nhiễm phèn, mặn quá lớn (d/c), mùa khô sâu sắc, kéo dài...

0,5

- Thực trạng tài nguyên của vùng chưa được khai thác hợp lí, đang bị
phá huỷ nghiêm trọng, nhất là rừng ngập mặn.

0,25


II. PHẦN RIÊNG – TỰ CHỌN (2,0 điểm)
Câu IV.a Phân tích các thế mạnh tự nhiên trong việc phát triển công nghiệp ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ:
(2,0 đ)
* Tài nguyên khoáng sản: là vùng giàu TNKS bậc nhất nước ta, nhiều loại có trữ lượng lớn.
- Khoáng sản năng lượng: than đá, than mỡ...( d/c phân bố)

0,25

- Khoáng sản kim loại: sắt, thiếc, bô xit, man gan, kẽm, chì, đồng,
vàng…(d/c phân bố).

0,25

- Khoáng sản phi kim loại: apatit...(d/c phân bố)

0,25

- Vật liệu xây dựng: đá vội, đất sét... (d/c phân bố)

0,25

* Tiềm năng thủy điện:
- Trữ năng thủy điện lớn: hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm 37%
cả nước...

0,25

- Nhiều nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng (d/c), tạo động
lực phát triển cho vùng.


0,25

* Các tài nguyên thiên nhiên khác:
- Tài nguyên nông nghiệp: khí hậu, đất đai, nguồn nước,… thuận lợi
cho việc phát triển các cây công nghiệp và cây đặc sản (d/c), cung cấp
nguồn nguyên liệu phong phú cho CN chế biến nông sản.

0,25

- Tài nguyên biển, rừng thuận lợi cho việc phát triển thuỷ sản, lâm
nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm, thuỷ sản...

0,25

Câu IV.b Trình bày hiện trạng và phương hướng sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông
Hồng.
(2,0 đ)
* Hiện trạng:
- Đồng bằng sông Hồng là vùng có mức độ tập trung dân số cao nhất
nước, nên có sức ép rất lớn đến việc sử dụng đất (d/c)

0,25

- Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên của vùng.

0,25


- Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chưa đến 0,04 ha, là mức

thấp nhất cả nước, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông
Cửu Long.

0,25

- Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất hạn chế.

0,25

- Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đã được thâm canh ở mức
cao.

0,25

* Phương hướng sử dụng đất:
- Chuyển đổi cơ cấu vụ mùa thích hợp, đẩy mạnh phát triển vụ đông
thành vụ sản xuất chính.

0,25

- Mở rộng diện tích cây ăn quả.

0,25

- Đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt và nước lợ).

0,25




×