Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quy trình sản xuất giấy bao bì từ bột giấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 14 trang )

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CỨNG
BAO BÌ TỪ BỘT GIẤY

1


QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY CỨNG BAO BÌ
(CÔNG TY TNHH MTV GIẤY LEE&MAN VIỆT NAM)
Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp có diện tích 26.400 m2 nằm trong
Cụm công nghiệp Phú Hữu A, xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Công ty sản xuất giấy cứng bao bì với công suất 420.000 tấn/năm .
Sản phẩm giấy cứng bao gồm 3 lớp (lớp mặt, lớp giữa và lớp lưng). Trong khâu chuẩn
bị bột cho máy xeo, nguyên liệu sử dụng ở đây gồm AOCC và UKP. Sau quá trình xử
lý 3 loại bột cho 3 lớp bột của tờ giấy gồm bột cho lớp mặt, bột cho lớp giữa và bột
cho lớp lưng.
Sản phẩm đạt chỉ tiêu kỹ thuật của giấy carton hộp bao bì như sau:
Bảng 1. Chỉ tiêu kỹ thuật của giấy carton hộp bao bì
Tên chỉ tiêu
Định lượng

Khổ rộng ≤ 1600 mm
Khổ rộng > 1600 mm
Độ khít ≥
Loại ≤ 220g/m2
Loại > 220g/m2
Chỉ số chịu axít
Loại <160g/m2
Loại (160- <200)g/m2
Loại (200- <250)g/m2
Loại (250- <300)g/m2
Loại ≥ 300g/m2


Chỉ số nén vòng
Loại <160g/m2
chiều ngang
Loại (160- <200)g/m2
Loại (200- <250)g/m2
Loại (250- <300)g/m2
Loại ≥ 300g/m2
Chỉ số nén vòng
Loại ≤ 220g/m2
chiều dọc ≥
Loại > 220g/m2
Độ chống gấp chiều ngang
Tính hút nước (thuận/nghịch) ≥
Hàm lượng nước khi giao hàng

Đơn vị
g/m2
g/m2
g/m2
g/m2
g/m2
g/m2
%
%
g/cm3
g/cm3
kPa.m2/g
kPa.m2/g
kPa.m2/g
kPa.m2/g

kPa.m2/g
N.m/g
N.m/g
N.m/g
N.m/g
N.m/g
N.m/g
N.m/g
Lần
g/m2
%

Quy định
Sản phẩm
Sản phẩm
loại ưu
loại I
125±6,0
250±11,0
160±7,0
280±11,0
80±9,0
300±12,0
200±10,0
320±12,0
220±10,0
340±13,0
360±14,0
6,0
7,5

7,0
8,5
0,70
0,68
0,72
0,70
3,4
3,2
3,3
3,1
3.2
3
3.1
2,9
3.0
2,8
8.6
8,0
9.0
9,0
9.2
9,2
10.6
10,0
11.2
10,5
21.4
19,6
17.4
16,4

100
60
35,0/40,0
40,0/50,0
8,0±2,0
8,0±2,0

1. Quy trình công nghệ sản xuất
Sơ đồ quy trình sản xuất giấy được trình bày trong hình sau:

2


Bột giấy
Nước
Bột
sunfat
chưa tẩy trắng

Băng tải
Máy nghiền

Bột giấy
Nước bổ sung
Giấy vụn

Băng tải
Máy nghiền

Giấy tái

sử dụng

Máy tẩy H.D

Máy tẩy H.D

Tái sử
dụng
nước
sạch

Chest
Bồn

Máy
tinh
chế

Screens and fractionator
Lọc đĩa
Phân tán nóng

Bồn pha trộn
Sunfat nhôm
Tác nhân ổn định
Thuốc nhuộm
Tác nhân ổn định
Tẩy

Bột


Máy trộn
Screen
Head box

Hồ tinh bột (với tác
nhân tẩy trắng)
Tác nhân sủi bọt

Tạo khuôn

Tác nhân sủi bọt
Thuốc tẩy

Nén
Làm khô

Hồ tinh bột

Ép khuôn
Làm khô
Cán láng/Cuộn tròn
In, đóng kiện và lưu kho
3


Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp

Chất xếp nguyên liệu
Nguyên liệu (giấy loại) được chuyển đến bằng container chuyên dụng, sau khi

đi qua cân điện tử để xác định khối lượng, đến khu bốc dỡ container, rồi được xếp
thành đống bằng xe nâng thành từng nhóm. Thời gian xếp đống bảo quản là 90 ngày,
với độ cao khoảng 4 m. Giữa các đống giấy có giãn cách và hành lang phòng chống
cháy. Giấy loại được đưa vào công đoạn chuẩn bị bột bằng xe nâng và xe chạy trên
đường ray.
Bột Kraft không tẩy (UKP) được vận chuyển bằng container, sau khi qua cân
được chuyển thẳng vào kho UKP. UKP được xếp đống cao 4m và thời gian lưu kho là
15 ngày.
Thiết bị : 6 xe nâng loại 6 tấn; 01 cân điện từ 50 tấn

Chuẩn bị bột cho máy xeo
Chuẩn bị bột cho máy xeo gồm 02 dây chuyền. Một dây chuyền xử lý giấy
loại (AOCC) thành bột xeo (bột sợi dài tốt nhất dùng làm lớp mặt, loại sợi dài kém
hơn dùng làm lớp lưng và loại sợi ngắn dùng làm giấy lớp giữa của tờ giấy) và dây
chuyền thứ hai chuẩn bị bột (nguyên thủy) Kraft chưa tẩy trắng thành bột xeo giấy
làm lớp mặt tờ giấy.
Ở dây chuyền thứ nhất, sau khi AOCC được đánh tơi, lọc nồng độ cao, sàng,
lọc nồng độ trung bình, từ thiết bị phân tách sợi lần 1, dòng bột được chia thành xơ
sợi ngắn và sơ sợi dài. Xơ sợi ngắn tiếp tục được xử lý dùng để làm lớp giữa tờ giấy.
Xơ sợi dài tiếp tục được phân tách ở thiết bị phân tách lần hai để lại phân thành 02
loại xơ sợi. Loại dài hơn được gia công tiếp và rồi lại phân thành 02 nhóm sơ sợi sau
khi phân tách nóng. Nhóm sợi tốt nhất được chuyển sang dây chuyền chuẩn bị sợi từ
bột nguyên để làm lớp mặt tờ giấy. Nhóm sợi kém hơn được xử lý rồi cuối cùng với
loại sợi ngắn hơn sau lần phân tách thứ hai ở công đoạn nghiền để làm lớp lưng tờ
giấy. Xơ sợi ngắn được tách ra ở thiết bị phân tách thứ hai được gia công để làm lớp
lưng tờ giấy.
a) Chuẩn bị bột xeo từ AOCC
Dây chuyền sản xuất bột AOCC sử dụng quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến trên
thế giới, do Kadan Black Clawson (KBC) một công ty Hoa Kỳ, chuyên sản xuất dây
chuyền thiết bị xử lý OCC thành bột cho máy xeo giấy.

Quy trình công nghệ như sau:
Đầu tiên AOCC được băng chuyền kiểu tấm xích chuyển tải vào máy nghiền
thủy lực để đánh tơi các thành các sợi bột phân tách (nên còn gọi là thiết bị phân tách
sợi). Nghiền thủy lực có dạng hình trụ đứng, tại tâm ở đáy có cánh khuấy có tác dụng
đánh tơi AOCC thành dạng bột giấy.
4


Thiết bị nghiền thủy lực ở đây là loại thủy lực nồng độ thấp thích hợp với
AOCC. Nồng độ bột cho vào hoạt động tối ưu 4-4,5%. Lượng nạp liệu đặc biệt cao
nhờ dòng xoáy nước tối ưu được tạo bởi thiết kế hoàn hảo của cánh khuấy và thành
bể. Máy được thiết kế đặc biệt theo kiểu D hoặc sigma, nâng cao đáng kể hiệu quả
nghiền vụn đồng thời giảm thiểu tiêu hao năng lượng và tiêu hao nước.
Thiết bị lọc thô nồng độ cao (High Density Cleaner-HD Clearner) là thiết bị
lọc hình côn có đường kính phần hình trụ tương đối lớn. Thiết bị được thiết kế để lọc
những mảnh tạp chất thô (như những mẩu kim loại, thủy tinh, nhựa… có kích thước
lớn) mà chúng mới bị máy nghiền thủy lực làm vỡ ra và vẫn còn lẫn trong dòng bột
tái sinh. Nồng độ bột trong thiết bị này khoảng 3-4,5% (so với nồng độ bột trong
thiết bị lọc côn ở khau lọc sạn cát là < 1%) vì vậy nó được gọi là thiết bị lọc nồng độ
cao.
Sau khi qua thiết bị lọc thô nồng độ cao, bột tái sinh qua thiết bị sàng để loại
bỏ khỏi dòng bột những đám bột chưa bị đánh tan hết sau quá trình nghiền thủy lực.
Ở đây dùng sàng áp lực 4 giai đoạn nên thu hồi gần triệt để lượng bột tốt còn lẫn
trong dòng bột thải. Nồng độ bột là 2-4,5%.
Sau đó dòng bột đi tới thiết bị lọc nồng độ trung bình để loại bỏ những tạp
chất kích thước nhỏ. Nồng độ bột ở thiết bị khoảng từ 2-4%, qua thiết bị này, một lần
nữa các tạp chất bị loại bỏ khỏi dòng bột (nhựa, keo, cát…)
Tiếp theo dòng bột được đưa vào thiết bị phân tích riêng xơ sợi dài và xơ sợi
ngắn. Trong sản xuất giấy làm hòm hộp các tông từ OCC, để tận dụng hiệu quả xơ
sợi cần tách riêng bột sợi dài (dùng làm lớp mặt, vì nó làm tăng độ bền cơ lý và tính

mỹ quan của giấy) và bột sợi ngắn (dùng làm lớp giữa) từ dòng bột tái sinh. Thiết bị
này có cấu tạo giống như sàng áp lực dạng lỗ, nhưng lỗ sàng ở đây thường nhỏ
khoảng 1,4 mm, nồng độ bột khoảng 3,5-4%.
Đầu tiên dòng bột được đưa vào thiết bị phân tách sợi lần thứ nhất. Dòng bột
được chia làm 02 nhánh:
• Ở nhánh thứ nhất: dòng bột chứa xơ sợi ngắn tiếp tục qua thiết bị lọc nồng độ
thấp 3 giai đoạn để loại bỏ những tạp chất nhẹ (mảnh vụn nhựa, sáp nến, băng
keo, chất kết dính…). Nồng độ dòng bột vào < 1% (0,4% là tối ưu). Đến đây
có thể nói bột không còn tạp chất làm ảnh hưởng tới chất lượng giấy sản xuất
ra.
Tiếp theo dòng bột được tách nước ở thiết bị cô đặc dạng đĩa chan không hiệu
quả cao. Ở đây nồng độ của dòng bột ra được nâng lên đến 25-30%. Ngoài tác
dụng cô đặc bột, thiết bị cô đặc còn có tác dụng rửa bột vì dòng bột được làm
sạch khỏi dung dịch bẩn có trong dòng bột ban đầu. Chân không được ống tụt
nước tạo ra. Dòng bột được bơm vào hộp nhập liệu qua vùng cấp liệu. Dòng
5


bột chảy tràn qua vùng chảy tràn (ngược chiều đĩa quay), mức dòng bột được
điều chỉnh thông qua tốc độ quay của đĩa.
Sau khi qua tất cả các khâu sàng, lọc thô và tinh… thì trong dòng bột vẫn còn
sót lại một số những hạt mực in có kích thước mắt thường có thể không nhìn
thấy. Mục đích của quá trình phân tán là làm giảm kích thước của những hạt
tạp chất này xuống tới mức mà mắt thường không còn có thể thấy được nữa
(<40µm) và phân tán đều chúng trong bột hoặc rửa trôi chúng đi, kết quả là
không để lại vết tích của những hạt tạp chất trên sản phẩm giấy làm từ bột tái
sinh.
Sau khi được cô đặc, bột được làm nóng lên đến nhiệt độ khoảng 85-150 OC
bằng cách xông hơi áp lực cao để làm mềm các hạt tạp chất để quá trình làm
giảm kích thước của chúng dễ dàng hơn. Để làm giảm kích thước của các hạt

tạp chất này xuống tới mức mà mắt thường không thể nhìn thấy được bằng
cách dùng đĩa nghiền có kết cấu răng đặc biệt. Các hạt tạp chất sẽ giảm kích
thước khi được trộn và trà sát mạnh giữa các răng của rotor và stator trong
thiét bị.
Sau đó bột được đưa vào bể chứa và được dùng làm lớp giữa của tờ giấy.
• Ở nhánh thứ hai: dòng bôt xơ sợi dài được phân tách ra sẽ tiếp tục được phân
tách lần thứ 2, phân tách sơ sợi dài làm 02 loại (loại sơ xợi dài thứ nhất – xơ
sợi tốt và loại sơ xợi dài thứ hai – xơ sợi kém hơn) được xử lý riêng biệt để
lăng hiệu suất bột và giảm năng lượng.
- Loại xơ sợi dài thứ nhất quy trình xử lý tiếp theo tương tự như đối với
dòng bột xơ sợi ngắn, điểm khác biệt là có thêm công đoạn lọc nghịch
dòng tách laoị tạp chất nhẹ trước khi cô đặc bột để lọc triệt tạp chất. ra
khỏi thiết bị phân tách nóng, phần tốt nhất của dòng bột này được đưa vào
hòa trộn với dòng bột được chuẩn bị từ bột nguyên thủy (UHK) để dùng
làm bột cho sản xuất lớp mặt tờ giấy, phần kém hơn được hòa nhập vào
dòng bột từ dòng loại sơ xợi dài thứ hai xử lý tiếp và dùng làm bột cho lớp
lưng tờ giấy.
- Dòng bột xơ sợi dài thứ hai cũng được xử lý qua các bước như đối với
dòng bột xơ sợi ngắn, nhưng ở công đoạn lọc nồng độ thấp sử dụng thiết bị
lọc 4 giai đoạn (thay vì ba giai đoạn) và có thêm công đoạn sàng tính ba
giai đoạn kiểu sàng gợn sóng tiên tiến với lỗ sàng có kích thước 0,2 mm để
loại bỏ những xơ sợi ngắn sót lại trước khi cô đặc bột.
- Sau khi phân tán nóng, dòng bột xơ sợi đài thứ nhất còn lại (phần tốt đã
được đưa vào hòa trộn với dòng bột được chuẩn bị từ bột nguyên thủy) và

6


dòng bột xơ sợi dài thứ 2 được hòa nhập làm một và được đưa vào máy
nghiền hai đĩa quay. Nồng độ bột trong máy nghiền khoảng 3,5 – 5%.

Sau khi đã lọc sạch tạp chất trước khi sử dụng để xeo giấy, bột được nghiền để
phát triển tới mức tốt nhất tính chất tạo thành tờ giấy của bột. Nghiền đĩa thích hợp
cho việc chổi hóa xơ sợi. Quá trình chà xát trong máy nghiền làm bề mặt xơ sợi bị xơ
ra, diện tích bề mặt xơ sợi tăng, tăng khả năng tạo liên kết do đó làm tăng độ bền cơ
lý của giấy.
Sau khi nghiền kỹ, bột được dùng để làm lớp lưng tờ giấy.
b) Chuẩn bị bột xeo từ UKP
Thiết bị của dây chuyền này do công ty Andritz sản xuất tại Úc và trung Quốc.
Dây chuyền chuẩn bị bột xeo từ nguyên liệu UKP đơn giản hơn dây chuyền chuẩn bị
bột xeo từ nguyên liệu OCC vì bột UKP đã được lọc, nghiền kỹ trong quá trình sản
xuất, tức là khá sạch. Tuy nhiên cũng cần phải tiếp tục xử lý lại đảm bảo an toàn cho
sản xuất và phù hợp với yêu cầu.
UKP được băng truyền kiểu tấm xích cân đong rồi chuyển tải đến máy nghiền
bột thủy lực để đánh tơi ở nồng độ 4%. Sau đó dòng bột được đưa vào thiết bị lọc thô
nồng độ cao để lọc những mảnh tạp chất thô (các loại rác nhựa, thủy tinh, kim loại…
sạn cát lẫn vào trong quá trình vận chuyển, bảo quản…). Sau đó bột được đưa vào bể
chứa. Ở đây tiếp nhận thêm bột sợi dài được phân tách từ dây chuyền sản xuất OCC
đủ tiêu chuẩn làm bột lớp mặt tờ giấy. Dòng bột tiếp tục được đưa vào máy nghiền
đĩa đôi để chổi hóa xơ sợi rồi vào bể chứa bột cho máy xeo.
Bột từ 02 loại nguyên liệu AOCC và UKP sau khi xử lý được chứa trong các bể dung
dịch bột lớp mặt, lớp giữa và lớp đáy.

Xeo giấy
Máy xeo giấy do Metso Paper sản xuất. Máy xeo có 03 lưới dài, chiều rộng cắt
của máy là 7,25 m, tốc độ 1.150 m/min.
Bột xeo được các dây chuyền trong công đoạn chuẩn bị bột được chứa trong
các bể bột xeo lớp mặt, bột xeo lớp lưng và bột xeo lớp giữa cho tờ giấy.
Từ bể chứa riêng biệt ở công đoạn chuẩn bị bột, từng loại bột xe được đưa vào
bể chứa đầu của máy xeo là bể chứa lớn có khuấy liên tục dùng để chứa bột sau khi
đã phối trộn. Tại bể chứa đầu máy này, các chất phụ gia được bổ sung và phối trộn

với bột giấy để tăng cường thêm những tính chất cần thiết cho tờ giấy.
Công dụng của bể chứa đầu của máy xeo là duy trì một lượng bột nhất định đã
được chuẩn bị sẵn cho máy xeo hoạt động liên tục trong các trường hợp công đoạn
nghiền vì lý do nào đó phải ngừng lại một thời gian ngắn. Nếu không có bể này khi
có sự cố ở khâu nghiền mà phải dừng máy xeo thì sẽ tiêu hao một lượng sản phẩm

7


lớn trong quá trình dùng máy và khởi động máy trở lại cho đến khi chưa đạt sự ổn
định chất lượng giấy. Thường thì nồng độ trong bể chứa đầu máy khoảng 3-4%.
Hòm điều tiết (Stuff Box) là hòm chứa bột, kích thước nhỏ, nằm ở trung gian
giữa bể chứa đầu máy và bơm quạt. Công dụng của hòm là duy trì dòng chảy ổn định
của dòng bột từ bể chứa đầu máy sang bơm quạt. Dòng bột trong hòm điều tiết lúc ra
có nồng độ 3-4% sẽ được hòa loãng bằng nước trắng (nước thu hồi từ bộ phận lưới
của máy xeo) tới nồng độ 0,6% trước khi vào bơm quạt ssể sang thiết bị tinh lọc và
sàng chọn lọc trước khi lên máy xeo.
Bơm quạt (Fan Pump): là một bơm công suất lớn dùng để bơm dòng bột đã
hòa loãng ở nồng độ thấp thích hợp khi vào các thiết bị tinh lọc bột và sàng chọn lọc
trước khi lên máy xeo.
Hệ thống tinh lọc bột gồm rất nhiều đơn vị lọc ly tâm hình côn, đường kính
nhỏ. Mục đích là để tinh lọc tạp chất nhẹ lẫn trong dòng bột. Hệ thống ở đây gồm 03
nấc. Nấc đầu gồm nhiều đơn vị lọc nhất rồi đến nấc thứ 2, ít nhất là nấc thứ 3. Dòng
bột thải của nấc lọc trên sẽ là dòng vào của nấc lọc sau. Mục đích của lọc nhiều nấc
là để thu hồi triệt để lượng bột tốt có lẫn trong dòng bột thải. Sau khi qua hệ thống
tinh lọc thì dòng bột sẽ được đưa vào khoang chứa có chân không để khử bọt trong
dòng bột.
Khoang chứa có chân không để chứa bột sau tinh lọc. Mục đích duy trì áp
suất chân không trong khoang để phá vỡ những bọt khí trong dòng bột. Nguyên tắc
là trên bề mặt dung dịch bột có áp suất chân không, điều này làm cho các bọt khí có

trong lòng dung dịch bột sẽ nổi lên trên và bị vỡ ra, những chất khí hòa tan trong bột
cũng thoát lên trên, kết quả là hạn chế được sự tạo bọt dòng bột. Nếu dòng bột có khí
thì vết bọt khí sẽ để lại trên tờ giấy khi xeo giấy, cản trở sự thoát nước trên lưới xeo
và bọt khí còn làm tăng sự kết tụ của xơ sợi bột làm cho chúng phân tán không đều
khi hình thành tờ giấy.
Hệ thống sàng tinh trước khi xeo: Sau khi qua khoang có chân không, dòng
bột sẽ được đưa vào hệ thống sàng tinh nhằm mục đích loại bỏ lần cuối những tạp
chất có kích thước lớn hơn so với những sơ xợi và hạt của những chất phụ gia hợp
cách giúp cho quá trình hình thành tờ giấy được đều hơn. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của thiết bị sàng dùng trong hệ thống sàng tinh tương tự như sàng áp lực dùng
trong khâu xử lý bột sau nấu đó là sang khe. Nồng độ bột khi vào sàng là 2-5%.
Sau khi được tinh lọc và sàng tinh thì dòng bột được hòa loãng tới nồng độ
khoảng 0,5% rồi bơm vào thùng đầu của máy xeo để xeo giấy.
Công đoạn tạo thành tờ giấy trên lưới máy xeo được thực hiện ở phần đầu máy
xeo, khi bột được phân bố đều trong thùng đầu và được phun lên lưới xeo để hình
thành lớp bề mặt, lớp giữa và lớp đáy tờ giấy. Trong công đoạn này, dòng bột loãng
8


được phun lên mặt lưới, một phần nước từ dòng bột được thoát đi qua lưới và tờ giấy
được hình thành.
Công đoạn thoát nước được thực hiện trên bộ phận lưới, là quá trình thoát
nước tự nhiên do tác dụng của trọng lực và thoát nước cưỡng bức do tác dụng của
hòm hút chân không được lắp đặt trên bộ phận lưới, nhằm làm khô dần tấm giấy ướt
mới được hình thành.
Công đoạn ép được thực hiện tại bộ phân ép là công đoạn dùng trọng lực ép
cơ học để vắt nước trong tấm giấy càng nhiều càng tốt, giúp cho công đoạn sấy sau
đó đỡ tốn hơi để sấy. Sau khi qua bộ phận lưới, tấm bột có độ khô khoảng 18-22%,
nó được tiếp tục đưa sang bộ phận ép của máy xeo . Sau khi qua bộ phận ép, độ khô
của tờ giấy đạt 40-50%.

Ở bộ phận lưới, nước trắng được thu hồi. Nước trắng là nước thoát ra từ tấm
bột ướt thu hồi được phần dưới của bộ phận lưới trên máy xeo. Nước trắng có chứa
xơ sợi mịn và những chất phụ gia có trong thành phần bột giấy. Nồng độ của những
chất này giảm dần từ phần đầu đến phần cuối của bộ phận lưới, Nồng độ bột mịn
trong nước trắng thoát ra ở phần đầu của bộ phận lưới khoảng 0,01-0,02% (so với
nồng độ bột khi phun lên lưới là 0,5-1%). Nước trắng thu hồi được sử dụng lại trong
hệ thống máy xeo để tiết kiệm nước và tận dụng những thành phần có trong nước
trắng để xeo giấy.
- Nước trắng có nồng độ sợi cao là nước thu hồi được ở phần đầu bộ phận lưới,
nước này sẽ được đưa về bể chứa riêng nằm ở dưới lưới. Nước này sẽ được sử
dụng để làm pha loãng dòng bột trước khi vào thùng đầu.
- Nước trắng có nồng độ bột thấp hơn thu hồi được từ các hòm hút chân không
áp lực cao ở phần sau của bộ phận lưới. Nước này được đưa về bể riêng và
dùng làm nước hòa loãng trong các khâu nghiền hoặc rửa bột, rửa lưới, rửa
chăn. Phần nước dư thừa từ bể này sẽ được đưa qua thiết bị thu hồi bột.
Từ bộ phận ép tấm bột được đưa vào bộ phận sấy sơ bộ, rồi ép gia keo bề mặt.
máy xeo dùng ở đây có bộ phận gia keo bề mặt ngay trên máy xeo. Bộ phận này nằm
ở giữa bộ phận sấy của máy xeo. Nó gồm 2 lô đặt ép sát vào nhau, bên dưới mỗi lô
có máng chứa chất gia keo bề mặt tấm giấy.
Tiếp theo tấm giấy được đưa vào bộ phận sấy của máy xeo.
Công đoạn sấy được thực hiện trong bộ phận sấy của máy xeo là công đoạn
làm bay hơi gần như toàn bộ lượng nước còn lại trong tờ giấy nhờ giấy áp sát vào bề
mặt lô sấy bên trong có hơi nóng.
Nước trong tấm giấy gồm nước trê bề mặt xơ sợi, lành thành phần chính còn
gọi là nước tự do, dễ bay hơi trong quá trình sấy và lượng nước nằm trong các khe
nhỏ bên trong hoặc giữa các xơ sợi kế sát nhau, gọi là nước liên kết khó bay hơi.
9


Do quá trình sấy có nhiều giai đoạn với tốc độ sấy và nhiệt độ sấy khác nhau

nên các lô trong bộ phận sấy được phân bổ thành từng nhóm gọi là tổ sấy. Mỗi tổ sấy
có một nhiệt độ sấy trên các lô, cùng chung nhau 1 chăn sấy. Phân bố như vậy thuận
tiện cho việc phân bố hơi vào các lô sấy và điều khiển dễ dàng nhiệt độ theo các tổ
sấy. Tổ sấy đầu tiên có nhiệt độ thấp vì tổ này tương ứng với quá trình tăng dần nhiệt
độ của tấm giấy ẩm (một lượng nước tự do bay hơi, tốc độ bay hơi chậm), tổ sấy
giữa thường có nhiệt độ sấy cao nhất tương ứng với giai đoạn tốc độ sấy không đổi
(lượng nước tự do bay hơi hết), tổ sấy thứ 3 có nhiệt độ sấy giảm hơn so với tổ thứ
hai để tránh làm dòn giấy do đây là giai đoạn tương ứng với quá giảm tốc độ bay hơi
(do lượng nước liên kết bay hơi chậm), phần cuối cùng của bộ phận sấy là lô làm
lạnh vì lúc này giấy đã đạt đến độ khô không đổi (trong tấm giấy chỉ còn lại lượng
nước liên kết sâu trong các xơ sợi, không bay hơi được nữa và độ khô của giấy
không tăng thêm được nữa. Trong lô làm lạnh ta đưa nước lạnh tuần hoàn liên tục.
Nhiệm vụ của lô này là làm giảm nhiệt độ của tấm giấy, làm cho nó trở nên mềm mại
trước khi đi sang bộ phận cán láng để tấm giấy dễ cán láng hơn.
Môi tổ sấy có bộ phận cung cấp hơi riêng bao gồm cả hơi mới (áp lực cao) và
hơi thu hồi (áp lực thấp). Lượng hơi thu hồi đi ra từ mỗi tổ sấy sẽ được được tách
khỏi nước ngưng rồi qua máy nén khí đến áp suất cao, sau đó mới được kết hợp với
hơi mới rồi đưa vào lô sấy.
Cách phân bố hơi này tận dụng được lượng hơi thu hồi, dễ dàng điều khiển áp
suất hơi trong từng tổ sấy theo yêu cầu của khúc tuyến sấy do các tổ sấy được độc
lập với nhau về phân bố hơi.
Cán láng: Tiếp đến, tấm giấy đi tiếp vào bộ phận cán láng để làm cho bề mặt
tấm giấy được nhẵn hơn, bóng hơn và chặt hơn độ xốp giảm đi).
Bộ phận cuộn là bột phận cuối cùng của máy xeo, nó bao gồm một lõi kim
loại đường kính nhỏ đặt nằm song song và tì lên một lô kim loại rỗng đường kính lớn
quay liên tục-gọi là lô cuộn. Tấm giấy được luồn qua khe ép giữa lõi và lô cuộn rồi
cuốn vào lõi. Khi lõi tì lên lô lớn và quay theo lô lớn thì tấm giấy sẽ tự động cuộn
liên tục cho đến khí đường kính cuộn giấy đạt kích thước. Cuộn giấy được cẩu ra
ngoai và lõi mới được thay vào.
Cuộn giấy tiếp tục được cuộn lại ở ngoài máy xeo, cân trọng lượng, bao gói,

in ấn, in nhãn rồi chuyển vào kho thành phẩm.
Xử lý giấy hỏng, thừa:
Giấy đứt (rách) là toàn bộ phần giấy sản xuất hỏng trên toàn bộ máy xeo từ
khâu ướt đến khâu khô. Lượng giấy này được thu hồi và xử lý ở hệ thống xử lý giấy
đứt. Máy nghiền thủy lực được dùng để xử lý giấy hỏng ướt (giấy hỏng từ khâu lưới

10


tới khâu ép). Thiết bị chà xát bột ở nồng độ cao (Deflaker) được dùng để xử lý giấy
hỏng khô (giấy hỏng từ khâu sấy tới khâu cuộn).
Điều khiển tự động:
Phương án điều khiển này chủ yếu là cơ cấu mạng lưới điều khiển quản lý. Tại
phân xưởng giấy được lắp đặt hệ thống điều khiển máy tính (DCS) và hệ thống điều
khiển máy tính kiểm soát định lượng hàm lượng nước trong giấy (QCS), còn ở các
bộ phận phối ghép khác thì thực hiện điều khiển giám sát khác bằng các hệ thống
điều khiển tự động. Mạng lưới điều khiển sẽ kết nối với các hệ thống vào nhau.
Thông qua mạng lưới điều khiển, nhân viên quản lý có thể nắm bắt kịp thời tình hình
sản xuất tại các phân xưởng, ngược lại các phân xưởng cũng có thể thu thập các
nguồn thông tin có liên quan để vận dụng vào bố trí điển hình sản xuất.
2. Danh mục máy móc, thiết bị
Bảng 1. Danh mục máy móc thiết bị
TT

Danh mục thiết bị

1

Dây chuyền xử lý giấy loại và
tấm bột

Hệ thống chuyền tải

2

Máy nghiền bột gõ UKP (thủy lực)

A

3
4
5
6

Máy nghiền bột giấy loại AOCC
(thủy lực)
Máy cuộn tời
Máy cắt dây
Máy đánh mảnh sót lại (thủy lực)
Máy lọc thô nồng độ (NĐ) cao
Máy sàng bốn giai đoạn
Máy sàng áp lực
Máy lọc NĐ trung bình
Thiết bị phân tách sợi
Máy lọc NĐ thấp, loại bỏ tạp chất
nhẹ
Máy lọc nồng độ thấp nghịch dòng
Máy sàng tinh 3 giai đoạn
Thiết bị cô đặc dạng đĩa
Thiết bị phân tán nhiệt
Máy nghiền đĩa

Bơm quạt
Thiết bị lọc tinh bột xeo

Đơn vị

Số
lượng

Chiếc
Chiếc

1
1

Chiếc

1

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

1
1
1
3

Chiếc

Chiếc
Chiếc
Chiếc

1
2
2

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

1

10
20
3
1
3
3
4
1

Xuất xứ

Singapo

Andritz (Trung
Quốc)
Kadant Black
Clawson (KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
Andritz (TQ)
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
TQ
Thụy điển
(KBC) Mỹ
11


B

Khoang chứa có chân không
Máy sàng tinh trước khi xeo
Cánh khuấy
Hệ thống xử lý tinh bột

Máy ép bánh bã thải
Hộp số
Van
Máy định vị van
Hệ thống phân phối điện
Máy biến áp truyền tải
Mô tơ
Tủ điện điều khiển mô tơ
Cẩu trục
Xe nâng
Phân xưởng làm giấy
Thùng đầu
Máy tạo hình dạng lưới
Hệ thống tách nước
Máy cán ép
Máy sấy khô
Chụp khí
Máy cán
Máy cuộn giấy
Máy ép gia keo
Hệ thống bôi trơn
Hệ thống chưng hơi và nước làm
nguội
Máy rà quét chất lượng
Nguyên tố đo lường bằng phóng
xạ
Hệ thống điều khiển phân tán
(DCS/QCS)
Hệ thống chuyển động
Máy chân không

Máy nén khí
Máy sấy khô bằng không khí
Hệ thống tuần hoàn gió nóng

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Chiếc
Bộ
Bộ
Chiếc

Chiếc
Bộ
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Bộ

20
1
12
30
1
1
16
500
1
500
200
300
1
20

Andritz (TQ)
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ

(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
TQ
(KBC) Mỹ
(KBC) Mỹ
TQ
TQ

3
3
3
3

Mestro (Phần Lan)
Mestro (Phần Lan)
Mestro (Phần Lan)
Mestro (Phần Lan)

7
1
1
1
1

TQ
TQ
Mestro (Phần Lan)
Ý
Mestro (Phần Lan)

Mestro (Phần Lan)

1
1
2
2
1
1
8
3
1
1

TQ
ABB (Thụy điển)
ABB (Thụy điển)
ABB (Thụy điển)
Đức
Hàn Quốc
TQ
Mestro (Phần Lan)
Mestro (Phần Lan)
12


C

Quạt gió
Cẩu trục
Bộ phận hoàn thiện

Máy cuộn lại
Hệ thống vận chuyển cuộn giấy
Máy nịt đai
Hệ thống phun rửa lưới khô
Hệ thống giám sát tờ giấy

Chiếc
Chiếc

10
2

TQ
TQ

Chiếc
Bộ
Chiếc
Chiếc
Chiếc

1
1
1
1
1

Mestro (Phần Lan)
TQ
Mestro (Phần Lan)

TQ
Mestro (Phần Lan)

3. Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu
Nguyên vật liệu để sản xuất giấy là bột (nguyên thủy) chưa tẩy trắng được làm
từ gỗ cứng theo phương pháp Kraft (vì vậy có tên là bột Kraft, tên tiếng anh là
Unbleached Kraft Pulp –UKP) và từ giấy hòm hộp các tông xũ đã qua sử dụng (OCC
– Old Corugated Cartonboard) theo tiêu chuẩn Mỹ nên có tên tiếng anh viết tắt là
AOCC. Công đoạn chuẩn bị bột cho máy xeo có năng lượng 344.000 tấn bột từ AOCC
và 77.100 tấn từ UKP.
Bảng 2. Định mức nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất mỗi tấn giấy hộp bao bì
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Nguyên liệu
Bột sử dụng

Bột UKP
Bột giấy loại AOCC
Sunfat nhôm
Polyacrylomamine
Catalure
Thuốc nhuộm màu vàng
nhạt
Thuốc nhuộm màu vàng
nâu
Thuốc nhuộm màu vàng
đen
Bột oxi hóa
Nhựa thông (colophan)
Đệm len
Lưới khô
Lưới sợi tổng hợp
Nước
Điện
Hơi

ĐVT
kg
kg
kg
kg
kg
kg
kg

Định mức

1.227,03
183,75
1.042,28
20
14,2
7,63

Ghi chú
Tính theo khối lượng
đã hong khô bằng gió
50%
Hóa chất mạnh khô
Hóa chất mạnh ướt

0,17
kg
0,06
kg
kg
kg
kg
m2
m2
3
m /ngày
KWh/ngà
y
kg

0,025

10
10
0,1
0,02
0,02
79.130
7
2.000

0,5 Mpa
13


b. Nhu cầu nước
Nhu cầu nước cho nhà máy giấy cứng bao bì cao cấp là 79.130 m3/ngày đêm.
c. Nhu cầu năng lượng
Điện:
Nhu cầu công suất dùng điện của tất cả các thiết bị trong nhà máy sản xuất giấy
cứng vào khoảng 744.000 KWh/ngày. Tính toán phụ tải hữu hiệu vào khoảng 547.650
KWh/ngày. Mức điện tiêu hao hàng năm vào khoảng 447.247.500 KWh.
Hơi:
Phụ tải nhiệt và yêu cầu cấp nhiêỵ cho toàn nhà máy sản xuất giấy cứng:
TT

Bộ phận sử dụng hơi

Thông số sử dụng Lượng hơi sử Lượng nước tuần
hơi
dụng (tấn/h)
hoàn (tấn/h)

Áp lực Nhiệt độ
Hơi sử dụng cho công nghệ
0,7
200
76
60
Lượng không khí nóng
0,4
160
3
Thất thoát nhiệt trên mạng
0,7
200
4
đường ống

Khí nén:
Lượng khí sử dụng cho khâu công nghệ và đồng hồ của công trình là 75
m3/phút, áp lực khí nén là 0,7 Mpa, trong đó lượng khí nén sử dụng cho đồng hồ và bộ
phận công nghệ khoảng 50 m3/phút. Yêu cầu chất lượng khí nén là không có dầu, khô,
sạch, tức là hàm lượng bụi < 1 mg/m 3 và hàm lượng dầu < 1 mg/m 3, áp lực điểm hóa
mù là < -20OC. Vì vậy cần lắp 4 máy nén khí kiểu cần ren với lượng xả khí là 28,75
m3/phút (trong đó có một chiếc máy dự phòng) và 2 chiếc máy sấy không tái sinh
nhiệt. Cá máy nén khí được đặt trong phân xưởng làm giấy.

14




×