Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nguyen tac cap nuoc ve sinh nong thon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 37 trang )

THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM. CÁC
NGUYÊN TẮC KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG
CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH NÔNG THÔN


1.
1.1.

THỰC TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN Ở VIỆT
NAM
Hiện trạng cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp, 71% dân số đang sống ở khu vực nông thôn và
miền núi với khoảng 20% số hộ ở mức nghèo đói. Những năm gần đây, các hoạt động nông
nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt nông thôn đã làm xuất hiện nhiều vấn đề
môi trường có tính chất đan xen lẫn nhau và ở nhiều nơi, nhiều chỗ đã và đang trở thành, bức
xúc.
Tài nguyên - môi trường nông thôn đang đứng trước những khó khăn, thách thức lớn,
đó là tài nguyên đất bị thoái hóa, sa mạc, hoang mạc hóa ngày càng tăng; chất lượng và trữ
lượng rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh và các nguồn nước suy giảm mạnh;
môi trường biển, không khí và nước phục vụ sinh hoạt ở nhiều khu dân cư bị ô nhiễm nghiêm
trọng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của các chất thải y tế, làng nghề, khu chế xuất
ngày càng tăng dẫn đến đa dạng sinh học và sức khỏe của con người bị đe dọa, nhiều bệnh
dịch lớn ở người, gia súc và gia cầm liên tiếp xảy ra; các thảm họa do thiên tai và những diễn
biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng lên...
Hoạt động bảo vệ nguồn nước và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Đặc biệt, nhận thức và ý thức bảo vệ nguồn NS&VSMT NN trong nông dân còn
rất thấp; vẫn còn 25% người dân ở nông thôn chưa có nước hợp vệ sinh; 50 - 60% hộ nông
dân chưa có hố xí, nhà tắm hoặc chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; 80 – 90% làng nghề chưa
quan tâm đến việc xử lý nước thải và rác thải. Nhiều nơi người dân vẫn phải sử dụng nước


ao, hồ, kênh rạch, giếng đào đã bị ô nhiễm nặng cho sinh hoạt hàng ngày, làm ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khỏe cộng đồng dân cư; nguồn kinh phí trong nước và quốc tế tập trung cho
chương trình NS – VSMTNT tuy nhiều nhưng dàn trải và hiệu quả thấp; tập quán và thói
quen của nhiều vùng nông thôn vẫn làm cầu tiêu trên sông nước; việc chăn nuôi gia súc, gia
cầm thả rông hoặc nuôi dưới gầm nhà sàn vẫn tồn tại ở một số nơi; việc buông lỏng quản lý
để người dân sử dụng bừa bãi các hóa chất BVTV, chất kích thích tăng trưởng, thuốc thú y,
chất bảo quản nông sản độc hại ngày càng tăng; các chất thải từ bệnh viện, cơ sở sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, bãi rác, chất thải trong chăn nuôi, rác thải trong sinh hoạt chưa
được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đã đổ trực tiếp ra sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, ruộng
và ven đường giao thông ngày càng nghiêm trọng...
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân
gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán...Các bệnh này gây suy dinh dưỡng,
thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển gây tử vong nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp
bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém. Có thể thấy, ô nhiễm môi trường nước ở
nông thôn là do các nguyên nhân cơ bản sau:
- Tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực
vật một cách tràn lan và không có kiểm soát đã theo các quá trình rửa trôi đi vào nguồn nước.
Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1
ha gieo trồng, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha,
Nhật 430kg/ha, Hàn Quốc - 467kg/ha, Trung Quốc - 390 kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này
lại gây sức ép đến MT nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật
nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng
phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các
cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

2



bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và
môi trường đất.
Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng
tươi vào canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi
trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột;
thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; Tồn dư
lâu dài trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa
là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để
gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà
máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 - 40% sản lượng
nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì vậy, lượng thuốc
BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ
môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ
lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc
BVTV cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ thiếu ôxi trong máu,
suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.
Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có
thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn
mà còn cả ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn.
Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp
nhiều khó khăn. Hàng năm khoảng 10% khối lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu
ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo và vẫn lưu hành trên thị
trường. Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn
mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc
BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành
trên cả nước. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004),
trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm

hữu cơ khó phân huỷ. Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có
nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia
súc.
Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do
- Chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân không được thu gom xử lí
hợp vệ sinh đã được đổ thải gần các nguồn nước mang chất độc hại vào nước và gây ô nhiễm
nguồn nước, chuy. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông
đúc nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với
tổng số 472 làng nghề các loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Nội, Thái Bình và Bắc
Ninh,... Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công
nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường
nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân
làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình
cho thấy, đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD
đều vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần.
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

3


Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó,
lượng bụi và các khí CO; CO2; SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng
nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Thái - Hà Nội);
vôi (Xuân Quan - Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò;
250 tấn bùn; 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi, SO2; CO2, CO; NOx, và nhiều loại chất thải
nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới
hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh và Hưng Yên…
Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả

nghiên cứu của Đề tài KC.08.06 cho thấy, một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì thuộc xã
Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy, hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm;
hàm lượng Pb2+ từ 147,06 - 661,2 ppm . Hàm lượng các kim loại nặng trong nước cũng rất
cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra
0,4 - 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom
được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ
nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu là tập trung để phân huỷ tự
nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.
Thời gian gần đây, vùng nông thôn Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ nguồn
rác, nước và khí thải xả ra từ các khu công nghiệp trên cả nước. Chính nguồn rác, nước và khí
thải này cũng đang phá hủy nghiêm trọng sự trong lành của môi trường nông thôn Việt Nam.
Chúng ta đang phải chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của ô nhiễm môi trường tới
không chỉ cảnh quan nông thôn Việt Nam mà còn đối với sức khỏe của chính những người
dân. Ô nhiễm đổ lên những cánh đồng, những dòng sông quê còn bệnh tật đang đổ lên đầu
những người dân nông thôn.
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn vẫn đang tiếp tục bị suy thoái trầm trọng, làm
biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Các loại hình thoái hoá đất chủ
đạo ở nước ta là: Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; suy thoái vật lý (mất cấu trúc, đất bị
chặt, bí, thấm nước kém); suy thoái hoá học (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá); mất chất dinh
dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị chua; xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+,
Al3+ và Mn2+; hoang mạc hoá; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc hóa học, khu công nghiệp và
làng nghề; suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ.
Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông
quê kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn
nước ngầm cung cấp cho người dân nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ
thực vật và vô vàn loại chất độc hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra vào
lòng đất. Ở những dòng sông, những ao hồ ở các vùng quê, những loài vật thủy sinh như tôm,
cua, cá, ốc ếch và thậm chí ngay một loài sống dai như đỉa thì đến bây giờ, chỉ còn thấy lại
trong kí ức của những người già ở các vùng thôn quê.

Nhiều vùng nông thôn nổi cộm lên những làng ung thư, làng bệnh tật. Những thứ
bệnh “nan y” vốn dĩ chỉ có những người lười vận động, phải chịu nhiều chất độc hại mà
thường chỉ ở các thành phố mới mắc phải thì nay trút xuống vai những người nông dân nhọc
nhằn, nghèo khó. Không hiếm những người nông dân phải bán cả gia sản để về thành phố
chữa chạy và cũng không ít những người khác phải ngậm ngùi chờ chết vì không có tiền để
chống lại những căn bệnh tử thần.

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

4


Ô nhiễm môi trường ở nông thôn, những hiểm họa từ ô nhiễm môi trường mà những
người nông dân đang phải gánh chịu không giảm đi, mà càng ngày càng tăng lên với mức độ
nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
1.2. Chiến lược Quốc gia và Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn
Chiến lược quốc gia NS&VSMTNT tới năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt tại
Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/8/2000. Công cụ chính để triển khai Chiến lược là
Chương trình MTQG NS&VSMTNT.
Chương trình MTQG Giai đoạn I (1999-2005) đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết
định số 237/QĐ-TTg ngày 3/12/1998.
Chương trình MTQG Giai đoạn II (2006-2010) đã được Thủ tướng phê duyệt tại
Quyết định số 277/QĐ-TTg ngày 11/12/2006.
Theo Chương trình NTP, các mục tiêu sau đây sẽ đạt được vào năm 2010:
-

Cấp nước: 85% người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50% sử
dụng nước đạt Tiêu chuẩn 09/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 11/3/2005 với 60

lít/người/ngày.

-

Vệ sinh môi trường: 70% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 70% hộ gia
đình nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh.

-

Công trình công cộng: Tất cả các trường tiểu học, mẫu giáo, nhà trẻ, trạm xá và trụ sở
UBND xã được tiếp cận nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; Từng bước giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề chế biến thực phẩm.

Theo Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn (NCERWASS), Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2010, sẽ có hơn 50 triệu người dân
nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 85%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có
công trình nhà tiêu hợp vệ sinh có nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra.
Các phương thức tiếp cận chủ đạo trong Chương trình mục tiêu Quốc gia để thực hiện
Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn:
- Phát huy nội lực, dựa vào nhu cầu, người sử dụng quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tài chính của mình, tự tổ chức thực hiện; Nhà
nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách để phát triển thị
trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn theo định hướng của Nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Vận động
mọi thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư trong đầu tư vốn, thi công xây lắp, sản xuất thiết
bị phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và quản lý vận hành. Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư
xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhất là công trình cấp
nước tập trung.
- Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào việc ra quyết định trong tất cả các giai đoạn thực
hiện, đặc biệt là tham gia vào các ban quản lý cấp nước và vệ sinh ở địa phương.

- Tập trung ưu tiên cho người nghèo, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, nhóm đối tượng không
có khả năng đóng góp 50% tổng kinh phí đầu tư xây dựng công trình như đã được xác định
trong Chiến lược Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Đẩy mạnh hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và thúc đẩy thay đổi hành vi vệ
sinh phải được thực hiện trước khi bắt đầu triển khai xây dựng công trình; sự tham gia tích
5
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng


cực của cộng đồng, trọng tâm là phụ nữ, trẻ em và các dân tộc thiểu số sẽ được thúc đẩy
thông qua các hoạt động truyền thông được thiết kế để nâng cao nhận thức và khuyến khích
thay đổi hành vi. Thông tin - Giáo dục - Truyền thông sẽ tập trung vào việc huy động mọi
người thực hành các hành vi vệ sinh tốt, giữ gìn môi trường trong sạch, chi trả xây dựng hoặc
nâng cấp các công trình cấp nước, nhà tiêu hợp vệ sinh với sự hỗ trợ về kỹ thuật của Nhà
nước.
- Nhà nước tạo điều kiện để các hộ gia đình, các tổ chức có nhu cầu được vay vốn xây dựng
hoặc nâng cấp các công trình cấp nước sạch và vệ sinh; đồng thời ưu tiên trợ cấp một phần
cho vùng nghèo, hộ nghèo, hộ rất nghèo, các gia đình chính sách có khó khăn về đời sống,
các trường hợp đặc biệt khác cần được quan tâm.
- Chương trình thực hiện trên phạm vi toàn bộ các vùng nông thôn Việt Nam. Trong đó ưu
tiên cho những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, vùng cạn
kiệt nguồn nước, vùng kinh tế khó khăn, các vùng có tỷ lệ dân cư được cấp nước sạch và vệ
sinh thấp, vùng phát triển mạnh làng nghề.

2. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
2.1.

Các vấn đề chung


2.1.1. Cơ sở để lựa chọn mô hình cấp nước nông thôn
Việc lựa chọn mô hình cấp nước nông thôn nói chung phụ thuộc các yếu tố sau:
- Đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn, trữ lượng, chất lượng nước nguồn của từng
vùng và điều kiện địa chất thuỷ văn (chiều sâu phân bố, cấu tạo địa tầng chứa nước, tính chất
thuỷ lực...)
- Yêu cầu về số lượng, chất lượng nước tiêu thụ.
- Sự phân bố, mật độ dân cư, quy hoạch nông thôn của từng vùng.
- Mức thu nhập, mức sống của từng hộ, nhóm gia đình cộng đồng.
- Phong tục, tập quán địa phương.
- Khả năng hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, của địa phương hoặc sự tài trợ từ các tổ chức
quốc tế, các tổ chức trong khu vực.
2.1.2. Công suất cấp nước và quy mô hệ thống cấp nước:
Thông số về công suất cấp nước và quy mô hệ thống là thông số cơ bản nhất để tiến
hành thiết kế và lập các phương án xây dựng công trình. Cơ sở xác định công suất của hệ
thống là dựa trên cơ sở nhu cầu dùng nước. Những yếu tố khác quyết định đối với công suất
của hệ thống là:
1) Giai đoạn thiết kế, hay còn gọi là năm mục tiêu mà hệ thống phải đáp ứng.
2) Dân số cần đảm bảo cấp nước tại cuối thời hạn thiết kế,
3) Nhu cầu của các cơ quan, công trình công cộng, xí nghiệp, thương mại, sản xuất chế
biến nông nghiệp...
4) Mức độ phục vụ như: vòi công cộng phục vụ nhóm hộ, vòi đặt tại sân chung hay đấu
nước vào từng hộ gia đình...
Những công trình phân tán nhỏ cho các hộ, nhóm hộ gia đình ... hầu như qui mô công
suất đã xác định (theo số người dùng nước trong hộ), trị số này thường rất nhỏ so với các
6
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng


công trình cấp nước đơn vị, quá trình chọn lựa và xây dựng hầu như không cần quan tâm đến

thông số này.
- Tiêu chuẩn dùng nước: tiêu chuẩn dùng nước cho ăn uống sinh hoạt đối với các điểm dân
cư nông thôn chủ yếu vẫn dựa vào tiêu chuẩn ngành: Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công
trình - Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 33-2006 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt
Tiêu chuẩn cấp nước tính theo đầu người
(ngày trung bình trong năm) l/người.ngày

Đối tượng dùng nước
Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát,

300 - 400

khu công nghiệp lớn.
Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công

200 - 270

nghiệp nhỏ
Thị trấn, trung tâm công - nông nghiệp, công

80 - 150

- ngư nghiệp, điểm dân cư nông thôn
Nông thôn

40 - 60

- Nhu cầu dùng nước trung bình Qngày-tb:
Qngày-tb =


∑q N
i

trong đó:

i

1000

qi – Tiêu chuẩn dùng nước
Ni – Số dân tính toán
- Nhu cầu dùng nước trong ngày lớn nhất: Lưu lượng nước tính toán trong ngày dùng nước
nhiều nhất cũng được tính theo công thức:
qngày max=Kngày-max×Qngày-tb ,
với hệ số không điều hòa:

Kngày max=1,2 – 1,4.

- Lưu lượng giờ tính toán được xác định theo công thức:
qgiở max=Kgiờ-max×

Qngµy −tb
24

- Hệ số không điều hoà giờ trong trường hợp này cần xác định theo biểu thức:
Kgiờ-max=αmax×βmax
αmax=1,4 –1,5
βmax- Xác định theo số dân (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2. Bảng xác định hệ số βmax

Số dân
(1000 người)

0,1

0,15

0,20

0,30

0,50

0,75

1

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

2
7


bmax

4,5

4,0


3,5

3,0

2,5

2,2

2,0

1,8

bmin

0,01

0,01

0,02

0,03

0,05

0,07

0,10

0,15


Số dân
(1000 người)

4

6

10

20

50

100

300

≥ 1000

bmax

1,6

1,4

1,3

1,2

1,15


1,1

1,05

1,0

bmin

0,20

0,25

0,40

0,50

0,60

0,70

0,85

1,0

Bảng 2.3. Thành phần các công trình chính trong xử lí nước và điều kiện áp dụng
Điều kiện sử dụng
Thành phần các công trình
chủ yếu
Xử lý nước có dùng phèn:

1- Lọc một đợt
a. Lọc áp lực
b. Lọc hở
2- Lắng đứng - lọc nhanh
3. Lắng ngang - lọc nhanh
4. Lọc hai đợt. Đợt I lọc tiếp xúc;
đợt II lọc nhanh
5. Lắng trong có lớp cặn lơ lửng Lọc nhanh
6. Lắng hai bậc, lọc nhanh
7. Lọc tiếp xúc
8. Lắng ngang hoặc lắng trong có
lớp cặn lơ lửng để làm sạch một
phần
9. Lọc hạt lớn để làm sạch một phần
10. Lắng lớp mỏng – Lọc nhanh
Xử lý nước không dùng phèn:
11. Lọc chậm.
12. Lọc sơ bộ - Lọc chậm
13. Lọc hạt lớn để làm sạch một
phần
Xử lý nước có sắt:
14. Phun mưa - Lọc một đợt
15. Làm thoáng tự nhiên - Lắng tiếp
xúc - Lọc nhanh
16. Làm thoáng cưỡng bức (quạt

Chất lượng nước nguồn

Công suất của trạm
(m3/ngày)


Chất lơ lửng
(mg/l)

Độ màu
(độ)

đến 30
đến 30
đến 1.500
đến 1.500
đến 300

đến 50
đến 50
≤ 120
≤ 120
≤ 120

đến 3.000
đến 5.000
đến 5.000
> 30.000
bất kỳ

50 đến 1.500

≤ 120

bất kỳ


>1.500
đến 100
đến 1.500

≤ 120
≤ 120
≤ 120

bất kỳ
bất kỳ
bất kỳ

đến 80
đến 1000

≤ 120
≤ 120

bất kỳ
bất kỳ

đến 50
đến 1000
đến 150

≤ 120
≤ 120
≤ 120


bất kỳ
bất kỳ
bất kỳ

Fe < 5 mg/l;
pH ≥ 7;
H2S < 0,2 mg/l
Fe < 10 mg/;l
pH ≥ 6,8;
H2S < 0,2 mg/l
Như điểm 15

≤ 120

bất kỳ

≤ 120

bất kỳ

≤ 120

bất kỳ

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

8



gió) – Lọc nhanh
17. Máy nén khí - Lọc áp lực
18. Làm thoáng tự nhiên hoặc cưỡng
bức - Pha hoá chất - Lắng - Lọc
nhanh

Như điểm 14
pH < 6,8;
Độ kiềm thấp;
Sắt ở dạng keo;
dạng hữu cơ ;
Hàm lượng Fe lớn

≤ 120
≤ 120

< 3.000
Bất kỳ

Ghi chú:
1) Trong cột “chất lơ lửng” là tổng lượng cặn tối đa kể cả do pha chất phản ứng vào nước và
do quá trình thuỷ phân phèn tạo ra.
2) Khi chọn thành phần các công trình trong dây truyền công nghệ cần xét đến số liệu theo
dõi nhiều năm và sự thay đổi chất lượng nước nguồn trong năm và khoảng thời gian có
hàm lượng cặn và độ mầu cao nhất.
3) Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng chỉ áp dụng khi nước đưa vào công trình có lưu lượng
điều hoà hoặc thay đổi dần dần trong phạm vi không quá ±15% trong 1 giờ, và nhiệt độ
nước đưa vào thay đổi không quá ±1°C trong 1 giờ.
4) Khi xử lý nước rất đục, để làm sạch sơ bộ có thể dùng bể lắng ngang, hồ lắng tự nhiên
hay các công trình khác.

5) Tại các công trình thu nước và làm sạch nước cần phải đặt lưới với cỡ mắt lưói 5 - 7mm
để loại trừ rác nổi lơ lửng trong dòng nước. Khi lượng phù du sinh vật trong nước vượt
quá 1000 con/ml thì ngoài lưới phẳng hoặc lưới quay tại công trình thu nước nên bố trí
thêm thiết bị lọc tinh (microphin).
Bảng 2.4. Phương pháp xử lí và hóa chất sử dụng
Chỉ tiêu chất lượng nước
Nước có độ đục lớn
Nước có độ màu cao, có
nhiều chất hữu cơ và phù
du sinh vật
Độ kiềm thấp làm khó
khăn cho việc keo tụ. có
mùi và vị.
Nước có nhiều muối cứng
Hàm lượng muối cao hơn
tiêu chuẩn.
Có hyđrô sunfua (H2S)
Nhiều ôxi hoà tan
Nước không ổn định, chỉ
số bão hoà thấp (ăn mòn)

Phương pháp xử lý hoá học

Hoá chất sử dụng

Đánh phèn, xử lý bằng chất phụ Phèn nhôm, phèn sắt, chất trợ
trợ keo tụ.
keo tụ (Polyacrylamit, axit
silic hoạt tính..)
Clo hoá sơ bộ, đánh phèn, xử lý Clo, phèn, chất trợ keo tụ,

nằng chất trợ keo tụ, ozon hoá, ozôn; Vôi, xôđa
kiềm hoá.
Các bon hoá, clo hoá sơ bộ, Clo Than hoạt tính, Clo lỏng, Kali
hoá trước kèm theo amoniac Permanganat, Amôn, Ozon;
hoá; Xử lý bằng Kali Vôi, xôđa, phèn
Permanganat
Khử cácbonic; Làm mềm bằng Sắt Clorua, sắt sulphat, muối
vôi - xôđa; trao đổi ion.
ăn; Axit sunfuric
Trao đổi ion, điện phân, Chưng Axit sunfuric; Xôđa, xút, vôi
cất, lọc
A xít hoá; Làm thoáng; clo hoá;
Đánh phèn
Liên kết ôxi bằng các chất khử
Sunfat hoặc natri thiosunfat;
Khí sunfurơ; Hyđrazin.
Permanganat Kali, Ozôn hoá; Vôi, xôđa; phốt phát natri
kiềm hoá, phốt phát hoá

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

9


Nước không ổn định, có Axit hoá, phốt phát hoá
Axít sunphuric, phốt phát
chỉ số bão hoà cao
natri
Nước có vi trùng

Clo hoá
Clo, Javen, ozon, …
Ozôn hoá
Nước có nhiều sắt
Làm thoáng, clo hoá, kiềm hoá, Clo, vôi, xôđa, phèn, Kali
đánh phèn, xử lý bằng Kali Permanganat
Permanganat, lọc Kation
2.2.

Các giải pháp cấp nước nông thôn ở các vùng sinh thái khác nhau
2.2.1. Vùng đồng bằng
2.2.1.1.

Đặc điểm chung:

Vùng nông thôn đồng bằng có địa hình bằng phẳng, không có núi đồi và biển. Khu
vực này có đặc điểm chung: dân cư sống tập trung, phần lớn là các làng xã thuần nông, dễ bị
ngập úng vào mùa mưa, nguồn nước phong phú, tuy nhiên vệ sinh môi trường đã có nhiều
vấn đề bức xúc nên thường hiếm nguồn nước sạch mà ngày càng bị ô nhiễm bởi các loại chất
khác nhau từ chất thải sinh hoạt và các hoạt động phát triển.
Nhiều khu vực nông thôn đồng bằng, nước ngầm (nhất là nước ngầm mạch nông) bị ô
nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh, chất hữu cơ, nito amon, ...
Một số khu vực có những chất ô nhiễm đặc thù như ô nhiễm Asen trong nước ngầm
khu vực Hà Nam, hàm lượng Flour cao và nước nhiễm phèn nặng ở một số tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long...
Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc trừ sâu, kể cả các thuốc trừ sâu bị cấm sử dụng, đang
là một vấn đề ngày càng bức xúc ở vùng nông thôn đồng bằng.
2.2.1.2.

Các mô hình cấp nước cho nông thôn đồng bằng (xem Hình 2.1)


Các mô hình công trình cấp nước cho các vùng nông thôn đồng bằng và phạm vi áp dụng
được tóm tắt ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Các mô hình cấp nước nông thôn vùng đồng bằng
Nguồn
nước
Nước
mưa

Nước
ngầm
mạch
nông

Nước
ngầm
mạch
sâu

Tên gọi
Bể chứa nước
mưa 1m3 – 15m3
Giếng khơi
φ0,6 - φ5m
Giếng làng
φ5-φ15m
Giếng khoan nhỏ
φ49mm
Giếng khoan nhỏ
φ49mm

Giếng khoan lớn

Phương tiện khai thác,
vận chuyển và sử dụng
Các hộ gia đình thu hứng, dự
trữ, sử dụng tại chỗ
Múc, bơm tay, bơm điện, cấp
cho hộ/nhóm hộ gia đình
Gánh về nhà sử dụng, múc
hoặc bơm tay. Khi có thể,
dùng bơm điện cấp cho các
hộ gia đình
Bơm tay, bơm điện nhỏ
Bơm tay, bơm điện nhỏ
Bơm điện, cấp nước tập trung

Biện pháp xử lý
Xả nước đầu cơn
mưa, lọc cát chậm
Có bể lọc tại các hộ
gia đình
Có lọc chậm phụ trợ
Khử sắt + tách các
chất bẩn khác
Khử sắt + tách chất
bẩn khác
Xử lý khử sắt đầy
đủ

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,

Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

Loại
mô hình
1
2
2
3
3
4
10


Xử lý nước từ ao,
hồ, kênh, mương
Nước
mặt

Cấp nước từ
kênh, mương,
sông, hồ, đập
nước

Sử dụng tại chỗ cho các gia
đình, cụm gia đình

Lọc chậm, giếng
thấm, bình lọc gốm
Xử lý bằng lọc
Cấp nước tập trung cho xã,

chậm hay sơ lắng,
thị trấn thông qua hệ thống xử sau đó lọc chậm,
lý bơm và mạng lưới vận
hoặc keo tụ + lắng +
chuyển phân phối
lọc nhanh + khử
trùng

5

5

- Lưu ý: tất cả các mô hình đều cần có khâu khử trùng sau khi làm trong nước mới đạt yêu
cầu cấp nước cho ăn uống.
Mô hình 1
Nước mưa

-Chứa:
+Lu chứa
+Bể xây gạch 1-3m3 (gia
đình) và 10-20m3 (cơ quan)

-Thu hứng:
+Cây cau, dừa, mít...
+Mái ngói, bê tông, tôn...

Sử dụng

Mô hình 2
Nước ngầm


-Giếng khơi
-Giếng tia ngang thu nước

Sử dụng

Mô hình 3
Nước ngầm

-Khử sắt bằng
lọc cát chậm

Giếng khoan sâu
đường kính nhỏ

Sử dụng

Mô hình 4
Nước ngầm

Giếng khoan sâu
đường kính lớn

-Khử sắt, khử trùng
đầy đủ tại Trạm xử lí

Sử dụng

Mô hình 5
Nước mặt


Hồ thu,
sơ lắng

Keo tụ, Lắng,
Lọc (các loại)

Khử
trùng

Sử dụng

Hình 2.1. Các mô hình cấp nước nông thôn vùng đồng bằng
2.2.1.3.

Các bộ phận chính của hệ thống cấp nước

- Công trình thu nước: Là công trình thu nhận – lấy nước từ các nguồn nước thiên nhiên.
Nguồn nước có thể là nguồn nước ngầm, nước mặt hoặc nước mưa.

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

11


- Công trình xử lý nước: Là công trình làm sạch – làm cho chất lượng nước từ các nguồn tự
nhiên đạt tiêu chuẩn sử dụng.
- Công trình truyền dẫn, điều hoà và phân phối nước: Là các công trình, thiết bị đưa nước từ
công trình thu tới công trình xử lý, dẫn và điều hoà nước đã xử lý tới nơi dùng qua mạng

lưới đường ống phân phối nước, các thiết bị dùng nước.
- Nhiều trường hợp công trình thu, công trình xử lý, chứa nước kết hợp chung (bể nước mưa,
giếng khơi, giếng thấm...).
2.2.1.4.

Các công trình cấp nước cho các hộ và nhóm gia đình

Thể loại công trình này chủ yếu gồm:
- Cấp nước từ nguồn nước mưa: Các gia đình nông dân tổ chức thu hứng nước khi
mưa và chứa nước mưa trong các bể chứa, lu, chum, vại... để sử dụng cho các nhu cầu của
cuộc sống. Loại công trình này thường được gọi theo thói quen là: Bể chứa nước mưa.
- Cấp nước từ nguồn nước mặt: Nước cho các nhu cầu sinh hoạt thường sử dụng trực
tiếp hoặc lấy từ sông, hồ, ao, đầm... đưa về nhà chứa và được xử lý bằng phương pháp lắng
(có đánh phèn hoặc lắng tự nhiên không có phèn...).
- Cấp nước từ nguồn nước ngầm: Để có nước người ta đào các giếng khơi thu nước
ngầm mạch nông, giếng khơi thu nước mặt ven bờ sông, ao, hồ và giếng làng cộng đồng “đầu
làng” hoặc bên cạnh miếu, đền, chùa, nhà thờ... Loại công trình này thường được gọi theo
thói quen là: Giếng khơi (giếng thơi hoặc giếng đào), giếng làng...
- Hiện nay một loại hình công trình cấp nước mới được đưa vào và phát triển rất
mạnh ở các vùng nông thôn Việt Nam, đó là: giếng khoan đường kính nhỏ lắp bơm tay, bơm
điện công suất nhỏ... Các giếng khơi cũng đã được cải tiến để lắp các loại bơm khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất được các loại bơm điện có công suất 2-5m3/h.
Tóm lại, các công trình cấp nước phân tán – cấp nước cho các hộ và nhóm hộ gia
đình vùng nông thôn đồng bằng chủ yếu phổ biến trong giai đoạn hiện nay là:
o

Các loại bể, lu chứa nước mưa...

o


Giếng khoan đường kính nhỏ lắp bơm tay, bơm điện...

o

Giếng khơi đào mới và cải tạo có lắp bơm tay, bơm điện...

o

Công trình cấp nước từ các giếng làng.

o

Các bể lọc chậm nhỏ xử lý nước mặt.

Kinh nghiệm cho thấy chỉ có các giếng ở các hộ gia đình loặc công cộng bên cạnh
đền, chùa, nhà thờ có xây thành bảo vệ... nơi chất lượng nước nguồn và bảo quản tốt thì chất
lượng nước tương đối sạch, hợp vệ sinh.
2.2.1.5.

Các công trình cấp nước tập trung

Những giải pháp cấp nước phân tán hiện là giải pháp chủ lực áp dụng cho các hộ gia
đình hoặc các nhóm hộ gia đình (khoảng từ vài chục người).
Đối với các thị trấn, thị tứ, các khu dân cư tập trung đông người với mật độ cao...khi
có điều kiện xây dựng hệ thống cấp nước tập trung là giải pháp hiệu quả cao về kỹ thuật và
kinh tế. Có 2 dạng cấp nước tập trung đã được áp dụng và chứng tỏ được sự phù hợp với
nông thôn hiện nay:
- Hệ thống bơm dẫn nước.
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng


12


- Hệ thống cấp nước tự chảy.
Trong đó vùng nông thôn đồng bằng thường chỉ gặp loại hệ thống dẫn nước dùng
bơm.
Đây là các hệ thống cấp nước tập trung có nguồn nước là các giếng khoan lớn hoặc
sông, hồ, suối. Về công trình không có sự khác biệt với hệ thống cấp nước tự chảy, nước có
thể phải xử lý hoặc không. Sau đó thay vì tự chảy là dùng bơm đẩy vào hệ thống đường ống
dẫn tới các điểm dùng nước tập trung.
Hệ thống có các trạm bơm cấp 1 (đưa nước từ nguồn đến khu xử lý) và trạm bơm cấp
2 (đưa nước đã xử lý đến các nơi dùng).
Loại hình cấp nước tập trung, cùng với quá trình phát triển, quá trình đô thị hoá của
các vùng nông thôn, trong tương lai sẽ dần dần thay thế cho các công trình cấp nước phân
tán nhỏ, không hợp vệ sinh.
2.2.2. Vùng trung du, miền núi
2.2.2.1.

Các đặc điểm chung:

Vùng trung du, miền núi có địa hình đồi núi, mật độ dân cư thường thấp, đặc thù canh
tác nông nghiệp kết hợp với kinh tế vườn − đồi – rừng.
Khu vực này có nhu cầu dùng nước rất đa dạng: phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chăn
nuôi và dịch vụ...
Nguồn nước dùng cho sinh hoạt nguồn nước mặt (chủ yếu là sông suối ), nước ngầm
(mạch nông ở vùng có ruộng trũng và mạch sâu ở vùng đồi ), nước mưa. Nước mặt thường
được sử dụng để tắm giặt, tưới cây và rửa chuồng trại chăn nuôi. Người dân cũng sử dụng
phổ biến nước giếng khơi, giếng UNICEF , giếng khoan bơm tay hay bơm điện. Một số nơi
sử dụng nước mưa để ăn uống.

2.2.2.2.

Các mô hình cấp nước:

Hướng cấp nước lâu dài: cấp nước tập trung bằng đường ống đến tận nhà theo mô
hình dịch vụ kinh doanh nước sạch. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, vẫn phải áp dụng
một cách linh hoạt giữa các địa điểm khác nhau, căn cứ vào tình hình cụ thể. Nguồn cấp nước
có thể được khai thác bằng nguồn nước mưa, nước ngầm theo mô hình tập trung hay phân
tán, hoặc sử dụng nguồn nước mặt để cung cấp đối với vùng khó khai thác nước ngầm.
Ngoài 5 mô hình tương tự như cấp nước cho vùng đồng bằng, còn có các mô hình cấp
nước sau đây cho vùng nông thôn miền núi (Hình 2.2).
Các loại mô hình công trình cấp nước cho các vùng trung du, miền núi và phạm vi áp
dụng được tóm tắt ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Các mô hình cấp nước khu vực trung du, miền núi
Nguồn
nước

Tên gọi

Nước
mưa

Bể chứa nước
mưa 1m3 – 15m3

Nước
ngầm

Giếng khơi
φ0,6 - φ5m


Phương tiện khai thác,
vận chuyển và sử dụng
Các hộ gia đình thu hứng, dự
trữ, sử dụng tại chỗ
Cấp nước tự chảy cho cụm
dân cư từ hồ treo vách núi
Múc, bơm tay, bơm điện, cấp
cho hộ/nhóm hộ gia đình

Biện pháp xử lý
Xả nước đầu cơn
mưa, lọc cát chậm
Có bể lọc tại các hộ
gia đình

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

Loại
mô hình
1, 7
2
13


Gánh về nhà sử dụng, múc
hoặc bơm tay. Khi có thể,
dùng bơm điện cấp cho các
hộ gia đình


Giếng làng
φ5-φ15m

mạch
nông

Giếng khoan nhỏ
φ49mm
Giếng khoan nhỏ
φ49mm

Nước
ngầm
mạch
sâu

Nước
mặt

Nước
ngầm
mạch lộ

Bơm tay, bơm điện nhỏ
Bơm tay, bơm điện nhỏ

Giếng khoan lớn

Bơm điện, cấp nước tập trung


Xử lý nước từ ao,
hồ, kênh, mương

Sử dụng tại chỗ cho các gia
đình, cụm gia đình

Cấp nước từ
kênh, mương,
sông, hồ, đập
nước

Cấp nước tập trung cho cụm
dân cư thông qua hệ thống xử
lý, bơm, mạng lưới vận
chuyển phân phối.

Xây bể tại chỗ
Xây công trình
cấp nước tập
trung

Gánh về nhà hoặc sử dụng tại
chỗ; Hệ thống dẫn tự chảy
hoặc bơm dẫn về

Có lọc chậm phụ trợ
Khử sắt + tách các
chất bẩn khác
Khử sắt + tách chất

bẩn khác
Xử lý khử sắt đầy
đủ
Lọc chậm, giếng
thấm, bình lọc gốm
Xử lý bằng lọc
chậm hay sơ lắng,
sau đó lọc chậm,
hoặc keo tụ + lắng +
lọc nhanh
Thường không cần
xử lý hoặc xử lý sơ
bộ

2
3
3
4
5

5, 8

6

- Lưu ý: tất cả các mô hình đều cần có khâu khử trùng sau khi làm trong nước mới đạt yêu
cầu cấp nước cho ăn uống.
Mô hình 6

Mạch lộ


Giếng thu mạch lộ

Sử dụng

Mô hình 7
Nước mưa

Núi

Đập, hồ chứa

Sử dụng

Mô hình 8
Nước suối

Hồ chứa tập trung

Hồ chứa trung gian

Sử dụng

Hình 3. Các loại mô hình cấp nước khu vực trung du, miền núi
2.2.2.3.

Các công trình cấp nước cho các hộ và nhóm gia đình

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng


14


Các công trình cấp nước phân tán – cấp nước cho các hộ và nhóm hộ gia đình vùng
trung du, miền núi chủ yếu phổ biến trong giai đoạn hiện nay là:
o

Các loại bể, lu chứa nước mưa...

o

Giếng khoan đường kính nhỏ lắp bơm tay, bơm điện...

o

Giếng khơi đào mới và cải tạo có lắp bơm tay, bơm điện...

o

Công trình cấp nước từ các giếng làng.

o

Các bể lọc chậm nhỏ xử lý nước mặt.

o

Các bể lọc phá, lọc chậm xử lí nước mạch lộ, nước mưa thu gom bằng hồ treo
vách núi và hệ thống cấp nước tự chảy hoặc bơm
2.2.2.4.


Các công trình cấp nước tập trung

Đối với các khu dân cư tập trung khi có điều kiện xây dựng hệ thống cấp nước tập
trung là giải pháp hiệu quả cao về kỹ thuật và kinh tế. Có 2 dạng cấp nước tập trung đã được
áp dụng và chứng tỏ được sự phù hợp với nông thôn hiện nay:
- Hệ thống bơm dẫn nước (xem phần cấp nước vùng đồng bằng).
- Hệ thống cấp nước tự chảy.
Hệ thống cấp nước tự chảy thường được sử dụng ở các vùng núi, trung du...
Từ nguồn nước (nước ngầm mạch lộ hoặc nước mặt từ các khe, suối...) được lựa chọn tại các
vị trí có độ cao, sau khi được tập trung, được xử lý (nếu cần) ở các công trình đầu mối nước
sẽ được dẫn xuống các khu dân cư ở phía dưới bằng các đường ống thép, ống nhựa HDPE.
Tại các điểm dùng nước tập trung của cụm dân cư sẽ lắp đặt các cụm vòi hoặc các bể nhỏ.
Đây là công trình lớn, đòi hỏi đầu tư kinh phí nhiều nhưng khả năng phục vụ rất lớn,
có thể đảm bảo cấp nước cho hàng ngàn người. Các dạng hệ thống dẫn nước tự chảy có thể
là:
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở không cần vòi khoá
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín với bể chứa
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở với các bể chứa nhỏ
- Hệ thống cấp nước tự chảy hở với có vòi khoá
- Hệ thống cấp nước tự chảy kín cấp nước gián đoạn
Trong mỗi hệ thống cấp nước tự chảy thường bao gồm các công trình sau:
+ Công trình đầu mối: Là công trình đâu nguồn, điểm đầu tiên của dòng chảy trong hệ thống.
Công trình đầu mối bao gồm:
- Công trình thu nước (giếng mạch lộ, đập nước ngăn dòng sông, suối, ngăn thu...);
- Công trình xử lý (nếu cần);
- Các thiết bị ở phần đầu nguồn.
+Hệ thống đường ống dẫn:
- Gồm các đường ống dẫn nước vào các công trình đầu mối, đường ống chính dẫn
nước xuống khu vực dung nước, đường ống nhánh, các đoạn ống dẫn nước đến các vòi vào


PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

15


các bể nước hoặc vào từng hộ gia đình... Trên các đoạn nối, lắp van khoá phục vụ cho vận
hành điều chỉnh.
- Các đường ống dẫn nước thường sử dụng ống HDPE loại III hoặc loại IV hoặc ống
thép các loại (nhất là trong trường hợp khi ống đi qua các vùng địa hình phức tạp).
+Hệ thống các thiết bị: Bao gồm các hố ga, van xả, bể giảm áp và các trụ vòi lấy nước hoặc
các bể nước tiêu thụ.
2.2.3. Các giải pháp cấp nước cho các khu dân cư ven biển
2.2.3.1.

Các đặc điểm chung

- Dân cư vùng ven biển (các huyện, xã tiếp giáp bờ biển), ngoài canh tác nông nghiệp
còn có các hoạt động về đánh bắt và nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; là vùng có khả năng phát
triển về giao thông đường thuỷ và nhiều tiềm năng kinh tế. Đây là vùng có điều kiện thoát
nước và vệ sinh môi trường tương đối thuận lợi (Do mật độ cư trú không cao như vùng nội
đồng), nhưng khó khăn về cấp nước sinh hoạt, do ngước ngầm bị nhiễm mặn, nước mặt có
nhiều nơi bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.
- Đặc điểm sản xuất: Sản xuất lương thực; nghề nuôi trồng, khai thác thủy sản (nước
ngọt, nước mặn và nước lợ ), trồng các loại cây công nghiệp vùng đất nhiễm mặn (đay, cói, ...
).
- Nguồn nước mặt và nước ngầm chất lượng hạn chế, do bị ô nhiễm phèn và nhiễm
mặn.
- Phần đông dân cư ven biển tích nước mưa, hoặc đào giếng để lấy nước dùng trực

tiếp, không qua xử lí.
2.2.3.2.

Các mô hình cấp nước cho vùng ven biển

− Giải pháp cấp nước trước mắt:
+ Tận dụng khai thác nước ngầm bằng các giếng mạch nông.
+ Xây dựng lu chứa nước mưa.
− Giải pháp lâu dài:
+ Sử dụng nước ngầm khai thác từ các giếng mạch nông (nếu không bị nhiễm mặn),
kết hợp xử lí nguồn nước mặt và tận dụng nước mưa.
+ Khuyến khích phát triển hình thức dịch vụ cung cấp nước sạch đến hộ gia đình bằng
các công trình cấp nước nhỏ tại các điểm dân cư tập trung.
Các loại mô hình công trình cấp nước cho các vùng ven biển và phạm vi áp dụng
được tóm tắt ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Các mô hình cấp nước khu vực ven biển
Nguồn
nước

Tên gọi

Nước
mưa

Bể chứa nước
mưa 1m3 – 15m3

Nước
ngầm


Giếng khơi
φ0,6 - φ5m

Phương tiện khai thác,
vận chuyển và sử dụng
Các hộ gia đình thu hứng, dự
trữ, sử dụng tại chỗ
Cấp nước tự chảy cho cụm
dân cư từ hồ treo vách núi
Múc, bơm tay, bơm điện, cấp
cho hộ/nhóm hộ gia đình

Biện pháp xử lý
Xả nước đầu cơn
mưa, lọc cát chậm
Có bể lọc tại các hộ
gia đình

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

Loại
mô hình
1, 7
2
16


mạch
nông


Nước
ngầm
mạch
sâu

Giếng làng
φ5-φ15m
Giếng khoan nhỏ
φ49mm
Giếng khoan nhỏ
φ49mm

Gánh về nhà sử dụng, múc
hoặc bơm tay. Khi có thể,
dùng bơm điện cấp cho các
hộ gia đình
Bơm tay, bơm điện nhỏ
Bơm tay, bơm điện nhỏ

Giếng khoan lớn

Bơm điện, cấp nước tập trung

Xử lý nước từ ao,
hồ, kênh, mương

Sử dụng tại chỗ cho các gia
đình, cụm gia đình


Cấp nước từ
kênh, mương,
sông, hồ, đập
nước

Cấp nước tập trung cho cụm
dân cư thông qua hệ thống xử
lý, bơm, mạng lưới vận
chuyển phân phối.

Nước
mặt

Có lọc chậm phụ trợ
Khử sắt + tách các
chất bẩn khác
Khử sắt + tách chất
bẩn khác
Xử lý khử sắt đầy
đủ
Lọc chậm, giếng
thấm, bình lọc gốm
Xử lý bằng lọc
chậm hay sơ lắng,
sau đó lọc chậm,
hoặc keo tụ + lắng +
lọc nhanh

2
3

3
4
5

5

- Lưu ý: tất cả các mô hình đều cần có khâu khử trùng sau khi làm trong nước mới đạt yêu
cầu cấp nước cho ăn uống.
- Các bộ phận chính của hệ thống cấp nước được trình bày tương tự như vùng đồng bằng và
vùng trung du, miền núi.
3. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI
3.1.

Thoát nước và xử lí nước thải cho khu dân cư nông thôn vùng đồng bằng
3.1.1. Những đặc điểm chung

Vùng nông thôn đồng bằng có địa hình bằng phẳng, không có núi đồi và biển. Khu
vực này có dân cư sống tập trung, tỷ lệ hộ làm nông nghiệp cao. Nhiều khu vực dễ bị ngập
úng vào mùa mưa. Vùng nông thôn đồng bằng thường có các nguồn nước phong phú. Vấn đề
vệ sinh môi trường ở đã số vùng nông thôn đồng bằng đã có nhiều vấn đề bức xúc.
Lượng nước sử dụng tại gia đình ở nông thôn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống,
tắm giặt và chăn nuôi. Lượng nước dùng tương đối khác nhau theo mùa. Nhiều nơi nguồn
nước ăn, tắm, giặt đều lấy từ sông, kênh, mương, hồ và nước thải cũng thải ra sông, kênh,
mương, hồ. Có nơi vẫn sử dụng những giếng nước công cộng, thường đã bị ô nhiễm khá trầm
trọng. Hiện trạng thoát nước phổ biến là để nước thải các loại tự thoát, tự tiêu ra vườn, ao,
thấm ra đất. Tỷ lệ xí thùng và các loại hình nhà tiêu không hợp vệ sinh còn nhiều. Tình trạng
phân, rác, nước thải ứ đọng, không được thu gom, xử lý đúng cách gây mất vệ sinh, ô nhiễm
môi trường khá phổ biến.
Một vấn đề nổi cộm ở khu vực nông thôn đồng bằng là ở nhiều nơi, nhiều hộ gia đình,
chất thải của người và gia súc được sử dụng để bón cho cây trồng mà chưa qua xử lí. Vấn đề

sử dụng tràn lan phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cũng là những vấn đề nóng ở khu vực
này.
3.1.2. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải vùng đồng bằng
Các mô hình thoát nước và xử lí nước thải:
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

17


+ Xử lý tại chỗ tại hộ gia đình, phân tán theo quy mô cụm hộ gia đình, hay xử lý tập
trung quy mô thôn, xóm, xã.
+ Các loại công trình vệ sinh: xem mục sau.
+ Các loại hệ thống thu gom nước thải: thoát nước riêng (giản lược) hay thoát nước
chung, với các giếng tràn tách nước mưa.
+ Các công trình xử lý nước thải (nước đen, nước xám, nước chuồng trại, ...): cố gắng
triệt để tận dụng các biện pháp xử lý nước thải đơn giản, với các quá trình xử lý tự nhiên,
như: tách rác, cát, lắng cặn, xử lý trong bể tự hoại, bể tự hoại cải tiến (BASTAF) hay bể
biogas, dùng các rãnh thấm, hào lọc, bãi lọc ngầm có hoặc không có trồng thực vật, sử dụng
ao, hồ hay chuỗi ao, hồ để xử lý nước thải – kết hợp với nuôi cá ở các bậc ao cuối cùng, vv...
Nước thải sau xử lý có thể tận dụng để tưới cây, nuôi cá, ...
Phương pháp xử lí nước thải cho các khu dân cư nông thôn trong các bể xử lý kỵ khí
kiểu bể BASTAF, bể lắng hai vỏ, bể biogas, sau đó nước thải tiếp tục được xử lý trong hệ
thống hồ sinh học hay bãi lọc trồng thực vật là giải pháp công nghệ đơn giản và hiệu quả,
thích hợp với nông thôn vùng đồng bằng. Nên quy hoạch các quỹ đất công cộng của địa
phương để đầu tư xây dựng các công trình này.
3.2.

Thoát nước và xử lí nước thải cho khu vực trung du, miền núi
3.2.1. Đặc điểm khu dân cư trung du, miền núi


Vùng núi và trung du bao gồm các huyện, xã có núi, có đồi hay tiếp giáp trung du.
Vùng này có mật độ dân cư thấp hơn vùng nội đồng, ngoài cây lúa nước còn có điều kiện
phát triển kinh tế vườn đồi, các ngành nghề khác như khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ mộc, đá, nung vôi, làm gạch ngói thủ công ... Điều kiện thoát nước và vệ sinh môi
trường nhìn chung khá hơn vùng đồng bằng, chủ yếu do mật độ dân cư thưa hơn, ít úng ngập
do có độ dốc cao. Nguồn nước cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi ở khu vực trung du, miền núi
thường hạn chế hơn so với đồng bằng.
Địa hình vùng trung du, miền núi khá đa dạng và phức tạp, do vậy phải triệt để căn cứ
vào điều kiện cụ thể để có giải pháp thoát nước phù hợp. Tại nhiều khu vực cần lưu ý khả
năng xảy ra xói mòn, sạt lở đất, ngập lụt do lũ khi lựa chọn giải pháp thoát nước và xử lý
nước thải.
3.2.2. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải vùng trung du, miền núi
Các mô hình thoát nước và xử lí nước thải:
- Các làng, xã trên vùng đất bằng phẳng: giải pháp thoát nước như vùng đồng bằng.
- Vùng kinh tế vườn − đồi, nhà ở phân tán, mật độ dân cư thấp, các hộ có vườn rộng: thoát
nước mưa bằng hình thức tự chảy ra ruộng, vườn, hồ ao xung quanh; nước thải sinh hoạt
được thu gom bằng ống, cống, rãnh chảy vào hố tập trung ở góc vườn, để lắng lọc và phân
huỷ tự nhiên, rồi mới cho chảy xuống ao, hồ hoặc tận dụng để tưới cây.
Các loại công trình vệ sinh: xem mục sau.
- Khu vực có thể thu gom và xử lý được nước thải theo cụm hay xử lý tập trung:
Các loại hệ thống thu gom nước thải: thoát nước riêng (giản lược) hay thoát nước
chung, với các giếng tràn tách nước mưa.
Trong một số trường hợp, có thể phải dùng bơm để vận chuyển nước thải.
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

18



Các công trình xử lý nước thải (nước đen, nước xám, nước chuồng trại, ...): cố gắng
triệt để tận dụng các biện pháp xử lý nước thải đơn giản, với các quá trình xử lý tự nhiên,
như: tách rác, cát, lắng cặn, xử lý trong bể tự hoại, bể tự hoại cải tiến (BASTAF) hay bể
biogas, dùng các rãnh thấm, hào lọc, bãi lọc ngầm có hoặc không có trồng thực vật, sử dụng
ao, hồ hay chuỗi ao, hồ để xử lý nước thải – kết hợp với nuôi cá ở các bậc ao cuối cùng, vv...
3.3.

Thoát nước và xử lí nước thải cho các khu dân cư vùng ven biển
3.3.1. Đặc điểm khu dân cư vùng ven biển

Vùng ven biển gồm các huyện , xã tiếp giáp bờ biển. Vùng ven biển ngoài canh tác
nông nghiệp còn có các hoạt động về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản; là vùng có khả năng
phát triển về giao thông đường thuỷ và nhiều tiềm năng kinh tế. Đây là vùng có điều kiện
thoát nước và vệ sinh môi trường tương đối thuận lợi (do mật độ cư trú không cao như vùng
nội đồng), nhưng thường khó khăn về nguồn nước, do nguồn nước ngầm hay bị nhiễm mặn,
nước mặt có nhiều nơi bị nhiễm phèn, ...
+ Đặc tính cấu tạo đất đai cũng ảnh hưởng đến khả năng thoát nước. Vùng đất ven
sông: đất nhiều phù sa, bùn và sét - có tính thấm nước kém. Dễ xảy ra ngập úng làm mất vệ
sinh môi trường. Vùng đất ven biển: cát, cát pha thấm nước tốt, ít bị tù đọng, nhưng lại dễ
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
3.3.2. Định hướng thoát nước và xử lý nước thải vùng ven biển
- Giải pháp thoát nước cho các khu dân cư ven biển:
+ Nước mưa: thoát ra biển, ao hồ hay dẫn và cho thấm xuống đất, bổ cập cho nguồn
nước ngầm. Triệt để tận dụng nước mưa làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nhất là ở những
nơi thiếu nước ngọt.
+ Trong khuôn viên hộ gia đình: nước thải được dẫn ra ao, vườn và được xử lý trong
các hố thấm.
+ Ngoài khuôn viên hộ gia đình (đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng ): xây dựng hệ
thống thoát nước (kênh hở hoặc có nắp đan ) dẫn ra khu xử lý theo cụm hay tập trung.
+ Nước thải sản xuất: có thể xử lí lắng, lọc sơ bộ, rồi dùng phương pháp hồ sinh học

để xử lý, trước khi thải ra mương tưới hoặc sông, hồ.
+ Giải pháp công nghệ xử lí nước thải theo cụm: song chắn rác, tách cát, tiếp theo là
bể lắng 2 vỏ, bể tự hoại cải tiến BASTAF hay bể biogas, từ đó nước thải được tiếp tục xử lý
trong chuỗi hồ sinh học hoặc bãi lọc ngầm trồng cây hoặc kết hợp.
3.4.

Hướng dẫn kỹ thuật một số công trình vệ sinh điển hình
3.4.1. Nhà tiêu chìm có thông hơi

1) Cấu tạo
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi bao gồm:
- Hố chứa phân: Là hố đào sâu, hình tròn hoặc hình chữ nhật.
- Nắp hố chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như
tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.
- Ống thống hơi: là bộ phận quan trọng của nhà tiêu, có tác dụng làm giảm mùi hôi bên trong
nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

19


- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương
như tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).

Hình 3.1. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi
2) Nguyên lý hoạt động
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi là loại hình nhà tiêu có một hố chứa phân, có bệ xí đặt
ngay trên hố chứa phân, phân sẽ rơi thẳng xuống hố chứa, còn nước tiểu sẽ được dẫn ra ngoài

bằng rãnh dẫn nước tiểu. Sau mỗi lần đi tiêu, phân được phủ kín bằng chất độn (tro bếp, mùn
cưa hoặc đất bột). Chất độn sẽ giúp làm khô phân, tạo môi trường không thuận lợi cho sự tồn
tại của vi sinh vật gây bệnh. Việc cho thêm nhiều chất độn cũng làm cho trứng ruồi không nở
được. Nước tiểu được tận dụng để tưới cây trồng sau khi được pha loãng thêm nhiều nước.
Ống thông hơi có tác dụng giảm mùi hôi bên trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh
hơi nước bên trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.
3) Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm: Chi phí rẻ, người dân có thể tự làm lấy; cấu tạo đơn giản, dễ xây dựng, sử dụng và
bảo quản; có thể sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương để làm phần nhà tiêu và bể chứa
phân.
- Nhược điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm mạch nông, nước bề
mặt, có thể vẫn có mùi hôi thối, thu hút ruồi nhặng và các động vật nuôi (gà, lợn, chó...); cần
phải có đủ chất độn.
4) Điều kiện áp dụng
Chỉ nên xem xét áp dụng nhà tiêu này khi:
- Hộ gia đình ở vùng nông thôn vùng đất cao như miền núi, trung du, cao nguyên có đất rộng,
nơi có mực nước ngầm sâu, thường xuyên thiếu nước;
- Đảm bảo khoảng cách từ vị trí dự định làm nhà tiêu tới nguồn nước gần nhất từ 10m trở lên.
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

20


- Không bị ngập úng, không áp dụng cho vùng đất cát, ven sông, suối, ao, hồ...
- Đảm bảo đủ chất độn.
- Không có nhu cầu tái sử dụng phân làm phân bón hoặc nuôi cá.
3.4.2. Nhà tiêu hai ngăn ủ phân

Hình 3.2. Nhà tiêu hai ngăn ủ phân

1) Cấu tạo
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân bao gồm:
- Ngăn chứa phân: có hai ngăn chứa phân (ngăn chứa và ngăn ủ) được xây nổi trên mặt
đất; mặt sau của ngăn chứa phân, mỗi ngăn có bố trí một cửa lấy phân.
- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa
phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó mỗi bên có một lỗ
tiêu và rãnh thu nước tiểu.
- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương
tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).
2) Nguyên lý hoạt động
Nhà tiêu hai ủ phân có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi
đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để tránh ẩm ướt. Có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi muỗi,
vật nuôi chui vào ngăn chứa phân; có ống thông hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng.
Sau mỗi lần đi tiêu, chất độn phải luôn được đổ phủ kín bãi phân, giúp hút bớt nước để làm
khô phân, tránh bốc mùi hôi thối thu hút ruồi nhặng. Khi phân trong ngăn thứ nhất đầy cách
miệng hố phân khoảng 50mm thì dừng sử dụng, đổ thêm chất độn và đóng kín nắp lỗ tiêu để
ủ. Đồng thời, chuyển sang dùng ngăn thứ hai. Thời gian ủ phân không dưới 6 tháng. Phân ủ
kỹ và nước tiểu được tái sử dụng làm phân bón nông nghiệp.
3) Ưu, nhược điểm
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

21


Ưu điểm của loại hình nhà tiêu này là có thể tiêu diệt được mầm bệnh một cách hiệu
quả nếu sử dụng và bảo quản đúng quy cách, khô ráo, sạch sẽ, không phải dùng nước để
dội, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật xây dựng và vận hành đơn giản; có khả năng ứng
dụng khi cải tạo các nhà vệ sinh đã có; phù hợp với tập quán sử dụng phân trong nông
nghiệp.

Nhược điểm của loại hình nhà tiêu này là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và
đất, tuổi thọ công trình ngắn, luôn phải đảm bảo đủ chất độn.
4) Điều kiện áp dụng
Địa điểm xây dựng nhà tiêu hai ngăn sinh thái phải đảm bảo:
- Nền đất cao, không bị ngập lụt khi mưa to.
- Phải cách nguồn nước ít nhất 10m.
Loại nhà tiêu này chủ yếu được áp dụng ở các vùng nông thôn, những nơi người dân có
nhu cầu sử dụng phân.
3.4.3. Hố xí thấm dội nước
1) Cấu tạo
- Bể chứa phân (có thể gồm một hoặc hai bể).
- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó
bố trí bệ tiêu bằng sành, sứ hoặc xi măng, có tác dụng ngăn mùi hôi thối.
- Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng
phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.

Hình 3.3. Nhà tiêu thấm dội nước
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

22


2) Nguyên lý hoạt động
Phân từ nhà tiêu thấm dội nước được phân hủy nhờ các vi khuẩn có trong đất. Phân và
nước dội được tống xuống bể chứa. Phần chất lỏng (phân, nước tiểu, nước dội) cũng được
thấm dần vào đất xung quanh hố phân và các chất bẩn được phân hủy. Nếu quá trình thấm và
phân hủy chậm hơn lượng phân, nước tiểu và nước dội chảy vào, hố chứa phân sẽ đầy dần.
Do vậy, cần thiết kế để hố chứa phân không bị quá tải, đồng thời làm tăng khả năng thấm của
hố phân ở những nơi đất sét khó thấm bằng cách lèn cát xung quanh, hoặc xây nhiều bể phân

sử dụng luân phiên.
Khi ngăn chứa phân đang sử dụng bị đầy, phải ngừng ngay việc sử dụng và chuyển sang
sử dụng ngăn thứ hai. Chất thải trong ngăn thứ nhất cần có thời gian ít nhất 1 năm để phân
hủy. Sau thời gian đó, chất mùn còn lại ở đáy bể trở nên an toàn về mặt vệ sinh, có thể lấy ra
sử dụng làm phân bón.
3) Ưu, nhược điểm
Ưu điểm của nhà tiêu thấm dội nước là chi phí thấp, xây dựng và sử dụng đơn giản, vệ
sinh sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không thu hút ruồi nhặng và có thể sử dụng ở nơi không
có cống thoát nước thải.
Nhược điểm là không phù hợp với những nơi thiếu nước dội, vùng đồng trũng, vùng có
lớp đất sét khó thấm nước và những nơi có nhu cầu về phân bón; dễ gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
4) Điều kiện áp dụng
Loại nhà tiêu này chỉ nên xây dựng ở nơi người dân không có nhu cầu sử dụng phân, mực
nước ngầm cách xa mặt đất, không bị ngập lụt và có đủ nước để dội. Loại hình này không
phù hợp đối với vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước, vùng ngập lụt.
Nhà tiêu thấm dội nước có thể làm trong nhà hoặc gần nhà cho tiện sử dụng. Nếu làm
ngoài nhà, chọn nơi cao ráo, tránh nơi nước đọng hoặc bị ngập lụt khi mưa, cách nguồn nước
theo phương ngang ít nhất 10m. Đáy hố phân theo chiều sâu phải cách mực nước ngầm ít
nhất 1,5m.
3.4.4. Bể tự hoại
1) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát
minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn
Thế giới. ở Việt Nam, bể tự hoại cũng trở nên ngày càng phổ biến. Bể tự hoại có thể phục vụ
cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước
khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng
làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv... Bể tự hoại được sử dụng
phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước
thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn

giản, nên dễ được chấp nhận.
Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn
lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm,
béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loài nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men,
bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH 4,
CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ
bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

23


gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người
sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các
thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn
nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ...
Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình
50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 – 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD) (Nguyễn Việt
Anh và nnk, 2006, Bounds, 1997, Polprasert, 1982). Các mầm bệnh có trong phân cũng được
loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc
chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng
chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc
từ phân.
Bên cạnh loại bể tự hoại truyền thống, còn có các loại bể tự hoại sau: bể tự hoại có
ngăn lọc hiếu khí, ngăn lọc kỵ khí, hay có lõi lọc tháo lắp được; bể tự hoại với các vách ngăn
mỏng dòng hướng lên (bể BAST); bể tự hoại với các vách ngăn mỏng dòng hướng lên và
ngăn lọc kỵ khí (bể BASTAF); bể tự hoại có ngăn bơm (trong hệ thống thoát nước gồm các
bể tự hoại và đường ống áp lực); các loại bể tự hoại khác, kết hợp với các quá trình xử lý như
xử lý hiếu khí có sục khí nhân tạo, có dòng tuần hoàn, có thu khí sinh học, vv... Chi tiết về

các loại bể này được trình bày trong cuốn sách: Bể tự hoại và Bể tự hoại cải tiến, Nhà xuất
bản Xây dựng, 9/2007 của cùng tác giả.
2) Thiết kế bể tự hoại
Tổng dung tích của bể tự hoại V (m3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung tích
hữu ích) của bể tự hoại Vư, cộng với dung tích phần lưu không tính từ mặt nước lên tấm đan
nắp bể Vk.
V = Vư + Vk

(1)

Hình 3.4. Bể tự hoại, với 4 vùng phân bố theo chiều sâu lớp nước
Dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm 4 vùng phân biệt, tính từ dưới lên trên:
- vùng tích luỹ bùn cặn đã phân huỷ Vt;
- vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân huỷ Vb;
- vùng tách cặn (vùng lắng) Vn;
- vùng tích luỹ váng - chất nổi Vv (xem Hình 1).
Vư = Vn + Vb + Vt + Vv

(2)

- Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích
ướt, hoặc theo cấu tạo bể, với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước đến nắp bể) không
PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

24


nhỏ hơn 0,2 m. Phần lưu không giữa các ngăn của bể tự hoại phải được thông với nhau và có
ống thông hơi.

- Cách tính giản lược, áp dụng cho bể tự hoại hộ và nhóm hộ gia đình:
Vư = N.Vo

(3)

trong đó: Vo là dung tích ướt đơn vị của bể tự hoại: Vo = 0,34 m3/người đến 0,60 m3/người,
nếu bể xử lý cả nước đen và nước xám; Vo = 0,27 m3/người đến 0,30 m3/người, nếu bể chỉ xử
lý nước đen từ khu vệ sinh. Số người sử dụng tăng thì dung tích đơn vị giảm.
Bảng 11. Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xáma
Số người
sử dụng N,
người

Chiều cao
lớp nước
Hư, m

Chiều
rộng bể B,
m

Chiều dài
ngăn thứ
nhất L1, m

Chiều dài
ngăn thứ
hai L2, m

Dung

tích ướt
Vư, m3

Dung tích
đơn vị
m3/người

5
10
20
50
100

1.2
1.2
1.4
1.6
2.0

0.8
0.8
1.2
1.8
2.0

2.1
2.6
3.1
4.5
5.5


1.0
1.0
1.0
1.4
1.6

3.0
3.4
6.8
17.1
28.2

0.60
0.34
0.34
0.34
0.28

a

Kích thước bể tự hoại nêu trong bảng là kích thước hữu ích tối thiểu, không kể tường và
vách ngăn, được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người.ngày, nhiệt độ trung
bình của nước thải là 20oC, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.
Bảng 12. Kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đena
Số người
sử dụng N,
người

Chiều cao

lớp nước
Hư, m

Chiều
rộng bể B,
m

Chiều dài
ngăn thứ
nhất L1, m

Chiều dài
ngăn thứ
hai L2, m

Dung
tích ướt
Vư, m3

Dung tích
đơn vị
m3/người

5
10
20
50
100

1.2

1.2
1.4
1.6
2.0

0.7
1.0
1.0
1.8
2.0

1.2
1.6
2.9
3.3
4.4

0.6
0.7
1.0
1.4
1.6

1.5
2.8
5.4
13.5
24.0

0.30

0.28
0.27
0.27
0.24

a

Kích thước bể tự hoại nêu trong bảng là kích thước hữu ích tối thiểu, không kể tường và
vách ngăn, được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào bể tự hoại 60
lít/người.ngày, nhiệt độ trung bình của nước thải là 20oC, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.
Dung tích bể không tăng đáng kể khi dẫn cả nước xám vào bể tự hoại, nhất là khi số
người sử dụng tăng. Điều này càng cho thấy sự cần thiết và cái lợi của việc xử lý cả nước đen
và nước xám trong bể tự hoại, thay vì cho xử lý chỉ nước đen từ nhà vệ sinh như hiện nay.

PGS. TS. Nguyễn Việt Anh,
Phó viện trưởng, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng

25


×