Việt Nam: Quản lý Tài nguyên Nước Đồng bằng
sông Mekong đối với Dự án Phát triển Nông thôn
(MDWRM-RDP)
Kế hoạch Quản lý Môi trường (EMP)
tiểu dự án cấp nước khu vực nông thôn tại Bình
Phước Xuân - Tỉnh AN GIANG
Bản cuối cùng, Ngày 30 tháng 3 năm 2011
1
NỘI DUNG
TÓM TẮT THỰC HIỆN
PHẦN 1. GIỚI THIỆU
1.1 Dự án
1.2 Các quy định của Việt Nam về Đánh giá tác động môi trường
1.3 Các chính sách An toàn của Ngân hàng thế giới
PHẦN 2. MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN
2.1. Tiểu dự án
2.2. Thông tin kỹ thuật của tiểu dự án
2.3 Quy trình xử lý nước
PHẦN 3. MÔI TRƯỜNG NỀN
3.1 Các đặc điểm chung
3.2 Chất lượng môi trường đất, nước
PHẦN 4. CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
4.1. Các tác động tích cực
4.2. Các tác động tiêu cực và biện pháp giảm thiểu
PHẦN 5: KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
5.1 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng
5.2 Tham vấn cộng đồng và công khai thông tin
PHẦN 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1 Tổ chức và đào tạo về an toàn
6.2 Tư vấn về an toàn
6.3 Kế hoạch thực hiện, tiến độ và ngân sách thực hiện
Danh mục các bảng
Bảng 1 Các thông tin kỹ thuật chung về trạm cấp nước Bình Phước Xuân
Bảng 2 Chất lượng nước mặt trong vùng tiểu dự án
Bảng 3 Sàng lọc an toàn với các tác động tiềm ẩn
Bảng 4 Giám sát chất lượng nước đầu vào hệ thống
Danh mục các hình
Hình 1 Trạm cấp nước Phước Bình Xuân
Hình 2 Thiết kế kỹ thuật của trạm cấp nước sử dụng nguồn nước mặt
Hình 3 Vị trí các trạm cấp nước được đề xuất của tỉnh An Giang
Phụ lục 1 ECOP được đưa vào nội dung của hồ sơ thầu và hợp đồng
2
TÓM TẮT THỰC HIỆN
Bối cảnh: Tiểu dự án bao gồm xây dựng 1 hệ thống cấp nước mới với công suất từ 10 đến
40m
3
/h, cung cấp nước sạch cho 1821 hộ. Tiểu dự án (TDA) được đề xuất thuộc xã Bình Phước
Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Công trình nâng cấp hệ thống cấp nước này sử dụng
nước mặt làm nước nguồn đầu vào hệ thống.
Tác động và giảm thiểu tác động: TDA sẽ tạo ra các tác động tiêu cực cho cộng đồng nông
thôn. Các tác động tiềm ẩn của TDA là rất nhỏ do hệ thống cấp nước có quy mô nhỏ và không
cần thu hồi đất. Vị trí của các giếng khoan đã được xác định. Các tác động trong giai đoạn xây
dựng gây ra bụi, tiếng ồn và ách tắc giao thông tại vùng dự án rất nhỏ do lượng nguyên vật liệu
cần vận chuyển với số lượng nhỏ. Lượng nước thải phát sinh do hoạt động của TDA nhỏ không
đáng kể, có thể giảm thiểu và sẽ được quản lý tại các hộ gia đình
Các biện pháp giảm thiểu: Để giảm thiểu tác động của TDA các biện pháp sau đây sẽ được
thực hiện với sự tham gia chặt chẽ của chính quyền địa phương và cộng đồng.
(1) PCERWAS của tỉnh An Giang sẽ đưa Nguyên tắc môi trường thực tiễn (ECOP) đối
với việc xây dựng (Phần A và B) vào các hồ sơ thầu và hợp đồng và đảm bảo các nhà
thầu có nhận thức về các ch an toàn bắt buộc và cam kết tuân thủ;
(2) Sau khi hoàn thành xây dựng, PCERWAS của tỉnh An Giang sẽ giám sát lượng
nước và chất lượng nước mặt hàng tháng trong ít nhất năm đầu tiên vận hành hệ thống.
Thực hiện đào tạo cho các cán bộ vận hành.
Trách nhiệm: PCERWAS của tỉnh An Giang sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả
các biện pháp giảm thiểu trong đó có báo cáo tiến độ thực hiện. PCERWAS sẽ thành lập một
đơn vị phụ trách vấn đề môi trường và xã hội (ESU) có ít nhất một nhân viên toàn thời gian,
chịu trách nhiệm thực hiện hiệu quả biện pháp an toàn. PCERWAS sẽ thuê chuyên gia tư vấn
trong nước để giúp đơn vị này (ESU) trong việc thực hiện các hoạt động an toàn.
Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) và các tư vấn an toàn của ban sẽ chịu trách nhiệm chính
giám sát các biện pháp an toàn của tiểu dự án, bao gồm làm rõ các vấn đề liên quan đến các
chính sách an toàn, các yêu cầu và các đào tạo an toàn cho đội ngũ cán bộ của tiểu dự án
Ngân sách:
• Chi phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng bao gồm tham vấn
cộng đồng và giám sát môi trường như đã thỏa thuận với chính quyền và cộng đồng địa
phương và/hoặc đền bù thiệt hại (nếu có) sẽ là một phần của chi phí xây dựng TDA.
• Chi phí giám sát thực hiện của nhà thầu là một phần của chi phí giám sát dự án.
• Chi phí đào tạo về an toàn cho cán bộ lấy từ chi phí quản lý TDA.
3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1 Dự án
Chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện Dự án Quản lý thủy lợi cho phát triển nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long trong giai đoạn 2011-2016 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Là một phần
của hợp phần 3 của dự án "Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn", xây dựng mới 22 hệ
thống cấp nước mới và nâng cấp hệ thống cũ tại TP Cần Thơ sẽ cung cấp nước sạch cho 15.133
hộ gia đình ở 8 quận huyện. TDA cấp nước tại xã Nhơn Ái là 1 trong 7 TDA được WB đã lên
kế hoạch cấp vốn. Các chi tiết của các TDA được mô tả trong Phần II.
1.2 Các quy định ĐTM của Việt Nam
Với hệ thống cấp nước quy mô nhỏ, không cần đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, chủ
tiểu dự án phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường cho từng hệ thống cấp nước và phải được
sự phê duyệt của Uỷ ban nhân dân thành phố (PPC). Trong quá trình xây dựng, nhà thầu sẽ phải
tuân thủ một số quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn của Chính phủ Việt Nam, v..v.. về môi trường
và an toàn có liên quan đến hoạt động xây dựng và chất lượng môi trường. Các quy định được
liệt kê dưới đây:
• Các quy định về Môi trường Việt Nam: Luật bảo vệ môi trường 52/2005/QH11, Nghị
định số. 80/2006/ND-CP và Nghị định số. 21/2008/ND-CP của Chính phủ Việt Nam ;
Thông tư số. 05/2008/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường; QCVN 05:2009/
BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với Chất lượng Môi trường không khí
Xung quanh; TCVN 5948-1998: Tiêu chuẩn việt nam Ân thanh – Tiếng Ồn phát ra từ
phương tiện – Mức độ Tiếng ồn cho phép; QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ
thuật Quốc gia về Chất lượng nước mặt; QCVN 09: 2008/BTNMT: Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về Chất lượng Nước Uống; QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về
Chất lượng Nước sinh hoạt.
•Nước cấp: TCXD 76:1979- (Thủ tục quản lý kỹ thuật trong vận hành hệ thống cấp nước);
Bên cạnh đó, cần thực hiện tiêu chuẩn xây dựng TCXD66: 1991- Vận hành hệ thống cấp,
thoát nước - yêu cầu an toàn. Thông thường, bảo trì các tuyến ống cần tuân theo tiêu chuẩn
TCXD76:1979 và 20TCN33-85. Áp dụng TCXDVN 33:2006 liên quan đến cấp nước – Hệ
thống đường ống và các công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
1.3 Chính sách An toàn của Ngân hàng Thế giới
Để phù hợp với chính sách bảo vệ Ngân hàng Thế giới, Khung Quản lý Xã hội và Môi trường
(ESMF) đã được xây dựng cho các dự án và đã được áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị kế
hoạch quản lý môi trường (EMP) cho các tiểu dự án này. Sàng lọc an toàn và đánh giá an toàn
được thực hiện dựa trên các thông tin kỹ thuật trong nghiên cứu tiền khả thi của tiểu dự án và
việc đi công tác hiện trường bị hạn chế do một số vùng dự án không đến được bằng ô tô. Kết
quả đánh giá và các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong giai đoạn thực hiện TDA được
trình bày trong phần III và IV sau đây.
4
PHẦN 2: MÔ TẢ TIỂU DỰ ÁN
2.1. Mục tiêu của tiểu dự án
Tiểu dự án được thiết kế với công suất để cung cấp nước sạch cho 1281 hộ tại vùng sâu vùng
xa thuộc xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang. Nỗ lực này nhằm hỗ trợ thêm
thực hiện các chính sách của tỉnh về cải thiện cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn tại tỉnh
An Giang đến năm 2020.
2.2. Các hạng mục công trình
Các hạng mục công trình: Xem Hình 1
Hình 1 Trạm cấp nước Bình Phước Xuân
Bảng 1 cung cấp các thông tin kỹ thuật của trạm cấp nước được đề xuất ( xem vị trí trong hình
3)
Bảng 1. Các thông tin kỹ thuật về công trình nâng cấp trạm cấp nước Bình Phước Xuân tại
tỉnh An Giang
Hạng mục Các giải pháp kỹ thuật (lựa chọn)
Vị trí Xã Bình Phước Xuân, Huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Công trình Nhà máy xử lý nước cấp
Mạng cấp nước
Trạm cấp nước Nâng cấp trạm cấp nước Bình Phước Xuân (không mở rộng diện tích)
(Công suất 40m
3
/h; Diện tích nhà máy xử lý nước cần thiết là 40m x10m
và diện tích cần thiết cho trạm bơm là 2,5 m x 2,5m
5