Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.87 KB, 27 trang )

Bộ Y Tế
Viện Dinh Dưỡng

Báo cáo đề tài
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN NHẬP
VIỆN KHOA TIÊU HÓA VÀ NỘI TIẾT
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Chủ nhiệm đề tài
ThS. Bs. Phạm Thu Hương

6238
15/12/2006

Hà nội 7/2006
1


BÁO CÁO ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện
Bạch mai
Cấp quản lý: Cấp cơ sở (Cấp Viện)
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bs. Phạm Thu Hương - Bs. Ts. Nghiêm Nguyệt Thu
Cơ quan chủ trì: Viện dinh dưỡng
Kinh phí thực hiện đề tài: 20 triệu
Thời gian thực hiện: 7/2005-3/2006
Danh sách những người tham gia đề tài
Họ tên

Học hàm, học vị



Cơ quan

chuyên môn

Chức danh tham
gia đề tài

Phạm Thu Hương

Thạc sĩ – Bác sĩ

Viện dinh dưỡng

Chủ nhiệm đề tài

Nghiêm Nguyệt Thu

Tiến sĩ – Bác sĩ

Viện dinh dưỡng

Chủ nhiệm đề tài

Trần Châu Quyên

Bác sĩ

Viện dinh dưỡng


Thành viên

Nguyễn Bích Ngọc

Bác sĩ

Viện dinh dưỡng

Thành viên

Thái Thị Thu Cúc

Bác sĩ

Viện dinh dưỡng

Thành viên

Nguyễn Thị Phương Thảo

Bác sĩ

BV Bạch mai

Thành viên

Nguyễn Thị Thanh Mai

Y tá


BV Bạch mai

Thành viên

Nguyễn Thị Thu Hiền

Y tá

BV Bạch mai

Thành viên

Tiến sĩ – Bác sĩ

Viện dinh dưỡng

Thành viên

Nguyễn Thị Lâm

Cơ quan phối hợp:
Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Bạch mai
Khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch mai
Khoa nội tiết - Bệnh viện Bạch mai
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện với nguồn kinh phí thuộc chương trình hành động quốc gia
dinh dưỡng. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp tổ chức thực hiện
nghiên cứu của khoa Tiêu hóa, khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch mai. Cuối cùng, chúng tôi
cũng xin chân thành cảm ơn sự tình nguyện tham gia của các bệnh nhân.
2



I. Đặt vấn đề
Hiện nay, mặc dù có nhiều tiến bộ về các kiến thức y học nhưng vấn đề dinh dưỡng trong
lâm sàng vẫn chưa được quan tâm. Không chỉ suy dinh dưỡng phổ biến, mà béo phì và các
bệnh liên quan với béo phì cũng tăng nhanh, và không được chú ý trên các bệnh nhân điều
trị nội trú.
Ở Việt nam, suy dinh dưỡng và béo phì phổ biến trong cộng đồng và có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này (1-2). Tuy nhiên, đến nay, có rất ít nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân điều trị nội trú, và chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện chưa được các bác sĩ Việt
nam chú trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu này đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện để
đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ dinh dưỡng.
Mục tiêu cụ thể:


Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân mới nhập viện khoa tiêu hóa và nội
tiết tại bệnh viện Bạch mai.



Đánh giá khẩu phần ăn của bệnh nhân lúc nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết.

II. Tổng quan
Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Suy dinh dưỡng (SDD) đang là hiện tượng phổ biến của bệnh nhân nằm viện, và được mô
tả trong nhiều nghiên cứu (3). Tại các nước phát triển, khi suy dinh dưỡng cộng đồng
không còn là vấn đề cần quan tâm thì SDD trong bệnh viện vẫn chiếm tỉ lệ cao (4). Tại
Argentina tỉ lệ SDD của bệnh nhân nằm viện là 47%, tại Brazil là 56.5% (5-6). Suy dinh
dưỡng gặp ở tất cả các nhóm bệnh như bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạch, đột quị, suy

thận mãn (7-9). Suy dinh dưỡng tăng cao ở người cao tuổi, một nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ
SDD ở bệnh nhân trên 74 tuổi gấp đôi lứa tuổi 65-74 (7). Suy dinh dưỡng liên quan đến
tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết tại bệnh viện. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ các biến
chứng như nhiễm khuẩn, viêm phổi, chậm liền sẹo sau phẫu thuật, suy hô hấp (10). Do
vậy, SDD làm tăng thời gian nằm viện, chi phí y tế (11). Năm 1992, The King’s Fund ước
tính dinh dưỡng hỗ trợ cho bệnh nhân SDD sẽ tiết kiệm cho dịch vụ sức khỏe quốc gia
226 triệu bảng Anh (11).
Mặc dù không có phương pháp chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân
nằm viện, phương pháp đánh giá dinh dưỡng chủ thể (Subjective Global Assessment –
SGA) cho người dưới 65 tuổi là công cụ lâm sàng có độ lặp lại cao (1). Phương pháp SGA

3


được Destky, trường đại học Toronto (Canada) xây dựng và đến nay được sử dụng rộng
rãi trên thế giới. SGA là một kĩ thuật lâm sàng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và suy
dinh dưỡng dựa vào đặc điểm về tiền sử (thay đổi cân nặng, khẩu phần ăn, triệu chứng dạ
dày ruột kéo dài trên 2 tuần, thay đổi chức năng, các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của các
stress chuyển hóa), và khám lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù, cổ trướng). Bệnh nhân
được đánh giá phân theo 3 loại: dinh dưỡng tốt, nghi ngờ suy dinh dưỡng, và suy dinh
dưỡng nặng. Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (Minimal Nutrition Assessment
- MNA) áp dụng cho bệnh nhân trên 65 tuổi, tương tự như phương pháp SGA tính điểm để
xác định bệnh nhân nguy cơ suy dinh dưỡng (2).
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt nam, chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện đã không được thực hiện trong vòng
10 năm trở lại đây. Vì vậy cho đến nay có rất ít nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và
khẩu phần của bệnh nhân nằm viện.
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Từ tháng 11/2005 đến tháng 1/2006, các bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tiêu hóa và

khoa nội tiết của bệnh viện Bạch mai được lựa chọn vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn lựa chọn
là các bệnh nhân điều trị nội trú tại 2 khoa tiêu hóa và nội tiết, trên 18 tuổi, mới nhập viện
trong vòng 3 ngày, không bị gù vẹo cột sống, có thể đứng và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cỡ mẫu cho đánh giá tình trạng dinh dưỡng tính theo công thức:

⎛1− p ⎞
2
n = (Z α ) × p ⎜ 2 ⎟
⎝ e ⎠
Trong đó: n=số bệnh nhân cần điều tra; Zα=2; p: tỉ lệ suy dinh dưỡng ước đoán 30%,
e:0.05 (14), số bệnh nhân cần điều tra là 336, thực tế điều tra được 308 người. Đề cương
nghiên cứu được hội đồng khoa học Viện dinh dưỡng thông qua.
2. Đánh giá nhân trắc
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá sau khi nhập viện trong vòng 72 giờ.
Các bệnh nhân được đo chiều cao bằng thước đo chiều cao đứng theo phương pháp của
WHO (15). Cân nặng được đo bằng cân Tanita (công ty Tanita, Nhật bản). Chỉ số BMI
(kg/m2) được tính bằng cân nặng chia bình phương chiều cao. Bề dày lớp mỡ dưới da
được đo bằng thước đo lớp mỡ dưới da Caliper (công ty Meikosha, Tokyo, Nhật bản),
vòng cánh tay, vòng cẳng chân được đo bằng thước dây theo phương pháp WHO (15).
Vòng cơ cánh tay được tính theo công thức [AMC = AC - (3.14 x TSF (cm)] (16). Các bác
sĩ thuộc khoa dinh dưỡng lâm sàng, Viện dinh dưỡng và khoa Dinh dưỡng, bệnh viện

4


Bạch mai được huấn luyện thống nhất kỹ thuật đánh giá nhân trắc thực hiện nghiên cứu
này.
3. Đánh giá khẩu phần ăn:
Khẩu phần ăn của bệnh nhân được các bác sĩ tại khoa dinh dưỡng đánh giá bằng phương
pháp hỏi ghi khẩu phần trong 24 giờ qua.

4. Đánh giá suy dinh dưỡng:
Các bệnh nhân được đánh giá suy dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc, suy dinh
dưỡng nếu BMI <18.5 kg/m2 (19), thừa cân khi BMI ≥23 hoặc BMI≥25 (20). Phương
pháp đánh giá toàn thể (SGA: subjective global assessment) nếu bệnh nhân dưới 65 tuổi
(12), hoặc phương pháp đánh giá tối thiểu (MNA mini nutrition assessment) (13) nếu
bệnh nhân trên 65 tuổi cũng được dùng để đánh giá. Phương pháp SGA là một kĩ thuật
lâm sàng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và suy dinh dưỡng dựa vào cách tính điểm
theo các tiêu chí thay đổi cân nặng (đánh giá từ 0-2 điểm), thay đổi khẩu phần ăn (đánh
giá từ 0-2 điểm), có các triệu chứng dạ dày ruột kéo dài trên 2 tuần (đánh giá từ 0-2 điểm),
thay đổi chức năng vận động (đánh giá từ 0-2 điểm), các bệnh mắc phải và ảnh hưởng của
các stress chuyển hóa (đánh giá từ 0-2 điểm), và khám lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, phù,
cổ trướng) (đánh giá từ 0-2 điểm). Bệnh nhân được đánh giá phân theo 3 loại: dinh dưỡng
tốt (khi 9-12 điểm), nhóm nghi ngờ suy dinh dưỡng (khi 4-8 điểm), và suy dinh dưỡng
nặng (khi 0-3 điểm). (Mẫu phiếu kèm theo trong phần phụ lục).
Phương pháp đánh giá dinh dưỡng tối thiểu (Minimal Nutrition Assessment - MNA) dùng
để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân trên 65 tuổi (11). Phương pháp này
dựa vào cách tính điểm theo các tiêu chí sau: giảm khẩu phần do giảm cảm giác ngon
miệng, và hoặc các vấn đề về tiêu hóa trong vòng 3 tháng (từ 0-2 điểm), giảm cân trong 3
tháng (0-3 điểm), vận động khó khăn (0-2), chấn thương về tâm lý hay bệnh cấp tính trong
vòng 3 tháng (0, 2), vấn đề tâm thần kinh (0-2), BMI (0-3). Khi trên 12 điểm: kết luận
bình thường, nếu dưới 12 điểm, có nguy cơ suy dinh dưỡng, cần đánh giá tiếp theo một số
chỉ tiêu để xác định có suy dinh dưỡng hay không (Mẫu phiếu kèm theo ở phần phụ lục)
5. Xử lý và phân tích số liệu:
Giá trị khẩu phần ăn của bệnh nhân được tính toán dựa vào bảng thành phần hóa học thức
ăn Việt nam (17) và phần mềm Eiyokun (18). Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
phiên bản 13.0 (SAS, Hoa kỳ). So sánh các giá trị trung bình dựa vào kiểm định ANOVA
nếu số liệu tuân theo luật chuẩn, nếu không dùng test phi tham số. So sánh các giá trị phần
trăm dựa vào kiểm định χ2. Khi P<0.05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

5



IV. Kết quả
Bảng 1. Chẩn đoán lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
Chẩn đoán

Phần trăm (n)
Khoa tiêu hóa (151)

Xơ gan

25,2% (38)

Xuất huyết tiêu hóa

29,8% (45)

Các bệnh gan khác

22,5% (34)

Viêm tụy cấp

2,6% (4)

Các bệnh tiêu hóa khác

19,9% (30)
Khoa nội tiết (155)


Đái tháo đường

87% (135)

(Đái tháo đường có biến chứng)*

63%* (85)

Basedow

9% (14)

Bệnh khác (Cushing, to viễn cực…)

4% (6)

*Phần trăm số bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng trong tổng số các bệnh nhân mắc
bệnh đái tháo đường

Chẩn đoán lâm sàng của các bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết được mô tả
trong bảng 1. Khoa tiêu hóa, bệnh xuất huyết tiêu hóa và xơ gan chiếm tỉ lệ cao nhất, trong
khi ở khoa nội tiết chủ yếu là bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

6


Bảng 2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu

Khoa nội tiết


Khoa tiêu hóa

Nam

Nữ

Nam

Nữ

52

103

101

52

52,5 ± 13,5

53,5 ± 15,7

48,7 ± 12,5

Chiều cao (cm)

163,9 ± 6,5

152,4 ± 6,3


Cân nặng (kg)

54,3 ± 8,8

BMI (kg/m2)

Giá trị P
Giới

Khoa

46,8 ± 15,2

NS



164,2 ± 6,2

151,9 ± 6,6

§

NS

49,7 ± 7,6

55,0 ± 8,7

45,0 ± 7,8


§

*

20,4 ± 2,9

21,4 ± 2,3

20,4 ± 2,6

19,5 ± 3,2

NS

*

Chu vi vòng cánh tay (cm)

26,2 ± 3,7

25,5 ±3,6

24,2 ± 2,8

22,1 ± 3,3

NS

NS


Bề dày lớp mỡ dưới da (mm)

17,4 ± 5,5

20,6 ± 6,1

8,1 ± 5,0

13,1 ± 7,7

§

§

Vòng cơ cánh tay (cm)

20,7 ± 3,2

19,0 ± 2,9

21,7 ± 2,3

18,0 ± 2,2

§

§

Vòng bắp chân (cm)


28,4 ± 2,9

28,9 ± 2,2

29,2 ± 2,3

27,7 ± 3,4

NS

NS

Tuổi
Chỉ số nhân trắc

*P<0.05; ¶P<0.01; §P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê

Đối tượng nghiên cứu bao gồm 308 bệnh nhân nhập viện với tuổi trung bình tương ứng là
53 và 48 tuổi (bảng 2) và tuổi biến đổi từ 18-85 tuổi, và 19-77 tuổi tương ứng ở khoa nội
tiết và khoa tiêu hóa. BMI của bệnh nhân nữ của khoa tiêu hóa thấp hơn các bệnh nhân nữ
của khoa nội tiết. Chu vi vòng cánh tay và bề dày mỡ lớp da của bệnh nhân khoa tiêu hóa
cũng thấp hơn các bệnh nhân khoa nội tiết (bảng 2).

7


Bảng 3. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo các phương pháp đánh giá
Chung


Khoa tiêu hóa

Khoa nội tiết

Phương pháp nhân trắc học (chung các lứa tuổi)
BMI<18.5
BMI ≥ 23

24,2% (74)
20,3% (63)

27,8% (42)
14,6% (22)

20,6% (32)
25,8% (41)

BMI ≥ 25

6,9% (22)

3,3% (5)

10,3% (17)

Tuổi <65
BMI<18.5
BMI ≥ 23
BMI ≥ 25


Phương pháp nhân trắc học
26,7% (67)
28,2% (37)
13,5% (43)
13,7% (18)
6,0% (15)
2,3% (3)

Phương pháp SGA
Suy dinh dưỡng
36,7% (92)
58,0% (76)
Tuổi >65
Phương pháp nhân trắc học

25,2% (30)
21,0% (25)
10,1% (12)
13,3% (16)

BMI<18.5
20,4% (11)
BMI ≥ 23
33,3% (18)
BMI ≥ 25
11,1% (6)
Phương pháp MNA

38,9% (7)
22,2% (4)

11,1% (2)

11,1% (4)
38,9% (14)
11,1% (4)

Suy dinh dưỡng

81,3% (13)

33,3% (12)

48,1% (25)

Tỉ lệ suy dinh dưỡng (BMI<18,5) chung là 24,2% và thấp hơn ở bệnh nhân khoa nội tiết
(20,6%) so với khoa tiêu hóa (27,8%) (bảng 3). Tỉ lệ thừa cân (BMI≥23) chung của nhóm
nghiên cứu là 20,3%, trong đó 25,8% ở bệnh nhân khoa nội tiết và 14,6% ở khoa tiêu hóa
(bảng 3). Khi thừa cân tính theo BMI≥25, thì tỉ lệ thừa cân là của cả nhóm nghiên cứu
chung là 6,9%, và là 10,3% và 3,3% trên bệnh nhân khoa nội tiết và khoa tiêu hóa.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA, và MNA cao hơn so với đánh giá bằng
phương pháp nhân trắc BMI<18,5. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA ở khoa
nội tiết là 13%, trong khi ở khoa tiêu hóa là 58%, và theo phương pháp MNA là 33,3% và
81,3% tương ứng ở khoa nội tiết và khoa tiêu hóa (bảng 3).

8


Bảng 4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA (<65 tuổi) với các mức BMI
Bình thường (%)


Suy dinh dưỡng (%)

BMI < 18,5

80,0 (24)

20,0 (6)

18,5 ≤ BMI< 23

89,1 (57)

10,9 (7)

BMI < 18,5

30,6 (11)

69,4 (25)

18,5 ≤ BMI< 23

44,7 (34)

55,3 (42)

Khoa nội tiết

Khoa tiêu hóa


Tỉ lệ suy dinh dưỡng đánh giá bằng phương pháp SGA trong các đối tượng bình thường
theo phương pháp đánh giá nhân trắc (18,5≤BMI<23) là 10,9% và 55,3% ở khoa nội tiết
và khoa tiêu hóa (bảng 4). Ngược lại, BMI<18,5, theo phương pháp SGA có 80% và
30,6% bệnh nhân được chẩn đoán là bình thường tương ứng ở khoa nội tiết và ở khoa tiêu
hóa.
Bảng 5. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp MNA (>65 tuổi) với các mức BMI
Bình thường (%)

Suy dinh dưỡng (%)

BMI < 18.5

25.0 (1)

75.0 (3)

18.5 ≤ BMI< 23
Khoa tiêu hóa

55.0 (11)

45.0 (9)

BMI < 18.5

20.0 (1)

80.0 (4)

18.5 ≤ BMI< 23


25.0 (2)

75.0 (6)

Khoa nội tiết

Tỷ lệ suy dinh dưỡng đánh giá bằng phương pháp MNA của các đối tượng bình thường
(18.5≤BMI<23) là 45.0% và 75.0% ở khoa nội tiết và khoa tiêu hóa (bảng 5).

9


Bảng 6. Tình trạng dinh dưỡng theo các mức SGA của bệnh nhân (<65 tuổi)
Bình thường

Suy dinh dưỡng

P

Nam

Nữ

Nam

Nữ

32


71

9

7

Tuổi

46,0 ± 9,9

48,1 ± 12,5

51,8 ± 7,0

BMI (kg/m2)

20,6 ± 2,8

21,1 ± 3,0

19,5 ± 3,4

Khoa nội tiết

Chu vi vòng cánh tay (cm)

20,6 ± 2,8

21,1 ± 3,0


19,5 ± 3,4

Giới

Mức SGA

38,9 ± 15,7

NS

NS

19,6 ± 3,6

NS

NS

19,6 ± 3,6



NS
*

Bề dày lớp mỡ dưới da (mm)

18,3 ± 4,4

20,6 ± 6,1


15,5 ± 8,1

20,1 ± 8,3

§

Vòng cơ cánh tay (cm)

20,9 ± 3,5

19,0 ± 2,8

19,3 ± 2,9

18,0 ± 3,3

NS

NS

35

20

47

24

Tuổi


45,3 ± 9,1

43,1 ± 13,6

45,9 ± 9,7

44,3 ± 14,2

NS

NS

BMI (kg/m2)

21,0 ± 3,4

20,0 ± 2,3

20,2 ± 2,2

18,9 ± 3,6

NS

NS

Chu vi vòng cánh tay (cm)

25,4 ± 2,3


22,9 ± 2,2

23,9 ± 2,7

21,4 ± 3,6

§

NS

Bề dày lớp mỡ dưới da (mm)

9,9 ± 6,4

12,7 ± 8,0

7,2 ± 3,9

13,1± 7,6

§

*

22,3 ± 2,1

18,9 ± 2,3

21,6 ± 2,2


17,2 ± 2,0

NS

NS

Khoa tiêu hóa

Vòng cơ cánh tay (cm)


§

*P<0.05; P<0.01; P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê

Ở khoa nội tiết, bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá SGA có BMI, chu vi vòng cánh
tay, vòng cơ cánh tay thấp hơn ở các bệnh nhân suy dinh dưỡng, nhưng sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (Bảng 6). Bề dày lớp mỡ dưới da của nữ thấp hơn của nam
(Bảng 6). Trong khi ở khoa tiêu hóa, không có sự khác biệt nhiều về tình trạng dinh dưỡng
của 2 nhóm.

10


Bảng 7. Tình trạng dinh dưỡng của các bệnh nhân BMI<18.5

Khoa nội tiết

Khoa tiêu hóa


Nam

Nữ

Nam

Nữ

12

22

23

22

51,4 ±

41,6 ± 15,0

50,6 ± 15,5

22,2 ± 3,2

21,6 ± 3,1

13,3 ± 4,6

Vòng cơ cánh tay (cm)

Vòng bắp chân (cm)

N
Tuổi

P
Giới

Khoa

42,2 ± 14,7

NS

NS

21,4 ± 2,1

19,7 ± 2,7

§

NS

14,5 ± 4,3

5,2 ± 2,0

8,6 ± 3,9


§

§

19,0 ± 2,2

17,0 ± 3,0

19,7 ± 1,9

17,0 ± 2,1

NS

NS

26,9 ± 0,5

28,0 ± 0

27,4 ± 1,4

25,5 ± 0,7

NS

NS

14,5
Chu vi vòng cánh tay

(cm)
Bề dày lớp mỡ dưới da
(mm)

§

*P<0.05; P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê
Trên các đối tượng suy dinh dưỡng trường diễn (BMI<18,5), các bệnh nhân của khoa tiêu
hóa có bề dày lớp mỡ dưới da thấp hơn đáng kể so với bệnh nhân của khoa nội tiết
(5,2mm với 13,3mm) ở nữ và 8,6mm với 14,5mm ở nữ (bảng 7).

11


Bảng 8. Đặc điểm khẩu phần của bệnh nhân

Khoa nội tiết

Năng lượng tổng số (kcal)

Nam

Nữ

Nam

Nữ

52


103

101

52

1606 ±

1605 ± 503

1024 ±

467
Protein khẩu phần (g)

73,6 ±

42,0 ±

71,5 ± 32,2

44,0± 20,8

21,0
Gluxit khẩu phần (g)

234,9 ±

232,0 ± 68,5


67,6
Phần trăm năng lượng từ

Giá trị P
Giới

Khoa

835 ± 559

NS

§

42,4 ±

33,5 ±

NS

§

29,9

23,2

20,3

15,1 ±


NS

§

±15,2

14,1

168,8 ±

159,5 ±

NS

§

114,9

108,6

667

26,6
Lipit khẩu phần (g)

Khoa tiêu hóa

18,1 ± 3,7

17,5 ± 4,4


16,4 ± 3,4

15,9 ± 4,5

NS

NS

22,7 ± 1,1

24,0 ± 8,0

18,5 ±

15,0 ± 9,0

NS

NS

65,4 ±

69,1 ±

NS

NS

12,4


12,0

protein (%)
Phần trăm năng lượng từ
lipit(%)
Phần trăm năng lượng từ
gluxit (%)

10,5
59,6 ±

58,8 ± 9,3

10,2

*P<0.05; ¶P<0.01; §P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê

Năng lượng tổng số là khoảng 1600kcal và 1000kcal tương ứng trên các bệnh nhân khoa
nội tiết và khoa tiêu hóa (bảng 8). Lượng protein, lipit, gluxit khẩu phần của các bệnh
nhân khoa nội tiết cao hơn so với các bệnh nhân của khoa tiêu hóa. Tỉ lệ phần trăm các
chất sinh nhiệt của các bệnh nhân khoa nội tiết tương ứng là khoảng 18%, 23% và 59%
đối với protein, lipit, và gluxit.

12


Bảng 9. Đặc điểm khẩu phần ăn của khoa tiêu hóa theo các loại bệnh khác nhau

Xuất huyết

tiêu hóa

Xơ gan

Bệnh gan khác

Viêm tụy
cấp

Bệnh tiêu hóa
khác

(45)

(38)

(34)

(4)

(30)

Năng lượng tổng số (kcal)

669 ± 475

1062 ± 618

1192 ± 689


508 ± 521

1038 ± 668

Protein khẩu phần (g)

27,2 ± 20,1

44,9 ± 30,9

50,7 ± 30,3

20,7 ± 23

39,9 ± 26,0

Lipit khẩu phần (g)

16,0 ± 14,1

17,2 ± 14,1

21,6 ± 15,3

15,0 ± 16,2

21,0 ± 16,8

Gluxit khẩu phần (g)


104,3 ± 77,6

182,6 ± 103,8

200,5 ± 115,3

729 ± 75,4

172,1 ± 114,7

Phần trăm năng lượng từ 16,6 ± 3,3
protein (%)

16,3 ± 3,8

17,1 ± 4,6

14,9 ± 7,0

15,6 ± 3,2

Phần trăm năng lượng từ
lipit(%)

20,4 ± 119

14,0 ± 7,5

15,4 ± 4,6


24,8 ± 14,6

18,8 ± 11,1

Phần trăm năng lượng từ
gluxit (%)

63,6 ± 13,4

69,9 ± 10,0

68,0 ± 11,6

60,6 ± 21,7

65,5 ± 13,1

Năng lượng khẩu phần của các bệnh nhân nhập viện ở khoa tiêu hóa đối với bệnh xuất
huyết tiêu hóa và bệnh viêm tụy cấp tương ứng là 669kcal và 508kcal. Tuy nhiên, do đặc
điểm của bệnh này và ở các giai đoạn mới nhập viện bệnh nhân được truyền dịch và chỉ có
thể ăn được ít, nên khẩu phần thấp. Năng lượng khẩu phần của bệnh xơ gan, bệnh gan
khác và các bệnh tiêu hóa khác là khoảng 1100kcal (Bảng 9).

13


Bảng 10. Đặc điểm khẩu phần ăn của bệnh nhân đái tháo đường

Nam


Nữ

(47)

(90)

Năng lượng tổng số (kcal)

1548 ± 434

1590 ± 512

Protein khẩu phần (g)

70,8 ± 25,6

71,0 ± 32,0

Lipit khẩu phần (g)

39,7 ± 19,3

43,3 ± 20,8

Gluxit khẩu phần (g)

228,3 ± 67,5

230,3 ± 68,5


Phần trăm năng lượng từ protein (%)

18,1 ± 3,9

17,6 ± 4,4

Phần trăm năng lượng từ lipit(%)

22,4 ± 8,9

23,8 ± 7,5

Phần trăm năng lượng từ gluxit (%)

59,9 ± 10,2

59,0 ± 8,8

Khẩu phần ăn của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có năng lượng khẩu phần tương
ứng là 1548kcal và 1590kcal đối với nam và nữ (Bảng 10). Phần trăm năng lượng khẩu
phần từ protein, lipit, gluxit tương ứng là 18%, 23% và 59%.

14


Bảng 11. Tình trạng khẩu phần của bệnh nhân theo các mức SGA (<65 tuổi)
Bình thường

Suy dinh dưỡng


P

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Giới

Mức SGA

32

71

9

7

Năng lượng khẩu phần (kcal)

1648 ± 417

1675 ± 487

1641 ± 703


1419 ± 580

NS

NS

Protein khẩu phần (g)

78,3 ± 25,8

73,4 ± 32,7

69,2 ± 32,7

63,3 ± 27,2

NS

NS

Lipit khẩu phần (g)

41,6 ± 20,2

46,6 ± 20,8

42,2 ± 33,8

41,8 ± 24,4


NS

NS

Gluxit khẩu phần (g)

241,5 ± 60,4

241,9 ± 66,4

246,8 ± 95,2

197,8 ± 77,2

NS

NS

35

20

47

24

Năng lượng khẩu phần (kcal)

1146 ± 698


1221 ± 667

1008 ± 665

617 ± 364

NS

0.07

Protein khẩu phần (g)

47,2 ± 29,9

49,7 ± 27,8

42,6 ± 31,7

23,6 ± 16,3

NS

NS

Lipit khẩu phần (g)

21,6 ± 15,5

25,4 ± 17,0


20,6 ± 14,9

8,0 ± 7,4

NS

NS

191,4 ± 120,7

198,0 ± 113,0

164,5 ± 113,3

112,5 ± 62,7

NS

NS

Khoa nội tiết

Khoa tiêu hóa

Gluxit khẩu phần (g)
§

*P<0.05; P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê

Năng lượng khẩu phần của nhóm bình thường và suy dinh dưỡng không khác nhau trên

các bệnh nhân khoa nội tiết (bảng 11). Ở các bệnh nhân khoa tiêu hóa, năng lượng khẩu
phần thấp hơn đáng kể ở các bệnh nhân suy dinh dưỡng theo đánh giá SGA (bảng 11).

15


Bảng 12. Tình trạng khẩu phần ăn của bệnh nhân BMI<18.5

Khoa nội tiết

Khoa tiêu hóa

P

Nam

Nữ

Nam

Nữ

12

22

23

22


1663 ± 354

1605 ± 577

895 ± 746

Protein khẩu phần (g)

73,5 ± 18,0

72,4 ± 36,3

Lipit khẩu phần (g)

43,3 ± 20,5
244,2 ±

n
Năng lượng khẩu phần

Giới

Khoa

829 ± 599

NS

0.07


37,6 ± 36,4

33,7 ± 26,3

NS

*

39,8 ± 23,4

17,3 ± 17,8

14,2 ± 12,8

NS

*

239,8 ± 77,1

149,8 ± 126,4

140,9 ±

NS

NS

(kcal)


Gluxit khẩu phần (g)

77,4

100,5

§

*P<0.05; P<0.001; NS: không có ý nghĩa thống kê

Năng lượng khẩu phần ăn của các bệnh nhân khoa tiêu hóa cũng thấp hơn so với của khoa
nội tiết (bảng 12)

16


IV. Bàn luận
Nghiên cứu này chỉ ra suy dinh dưỡng tồn tại trong các bệnh nhân nhập viện điều trị tại
bệnh viện Bạch mai khi đánh giá bằng các phương pháp nhân trắc học và phương pháp
SGA, MNA. Phương pháp nhân trắc học xác định bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bất
thường (thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân) nhưng phương pháp SGA/MNA cho
phép phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng ngay đối với
các bệnh nhân có BMI nằm trong giới hạn bình thường. Ngoài ra, tình trạng thừa cân cũng
rất phổ biến ở bệnh nhân nằm viện, đặc biệt là trên bệnh nhân đái tháo đường thể không
phụ thuộc insulin.
Tỉ lệ suy dinh dưỡng chung (BMI<18.5) là 24.2%, tương tự như tỉ lệ suy dinh dưỡng trên
cộng đồng, tỉ lệ thừa cân (BMI≥23) cao hơn cộng đồng (20% so với 9%) (21). Thừa cân,
béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 (22). Nhưng trong nghiên
cứu này, ở khoa nội tiết, nơi chủ yếu là bệnh nhân đái tháo đường nằm điều trị (87%) tỉ lệ
suy dinh dưỡng vẫn tồn tại là 20.6%, và tỉ lệ thừa cân là 25.8%. Một nghiên cứu khác về

bệnh nhân đái tháo đường ở Bệnh viện Trung ương Huế cũng chỉ ra bệnh nhân đái tháo
đường có BMI trung bình hoặc thấp (23). Trong khi một số nghiên cứu khác ở thành phố
Hồ Chí Minh thấy bệnh nhân đái tháo đường ở Việt nam có BMI là 22.6 (24) và có mối
liên quan giữa thừa cân béo phì và tăng tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường (25). Đây có thể là
đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường ở Việt nam, vẫn có các trường hợp bệnh nhân đái
tháo đường được phát hiện và điều trị muộn bên cạnh tình trạng thừa cân của bệnh nhân
đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu này có bề dày lớp
mỡ dưới da hơi cao, điều này phù hợp với một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng bệnh
nhân đái tháo đường ở Việt nam mặc dù có chỉ số BMI không cao, nhưng tỉ số vòng bụng
vòng mông và tỉ lệ phần trăm khối mỡ của cơ thể cao hơn các nhóm dân tộc khác (11, 26).
Bệnh nhân xơ gan, có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, do đặc điểm của bệnh này ảnh hưởng đến
tình trạng dinh dưỡng (27-28).
Theo phương pháp đánh giá SGA, tỉ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân khoa nội tiết thấp
hơn so với Tây Ban Nha (29), (13% so với 46%) trong khi tỉ lệ suy dinh dưỡng của khoa
tiêu hóa cao hơn tỉ lệ ở Tây Ban Nha (58% so với 46%), và cũng tương tự như ở tỉ lệ ở
Argentina, và Brazil (3-4). Dùng phương pháp SGA cho phép phát hiện bệnh nhân nguy
cơ suy dinh dưỡng trên bệnh nhân có BMI bình thường. Ở Việt nam, tỉ lệ suy dinh dưỡng
thiếu năng lượng trường diễn phổ biến (21), phương pháp SGA/MNA là hữu ích để phát
hiện các trường hợp có nguy cơ suy dinh dưỡng, đây là điều cần thiết cho công tác chăm
sóc dinh dưỡng trong bệnh viện. Tuy nhiên, phụ thuộc vào định nghĩa suy dinh dưỡng.
Nếu suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng dinh dưỡng trong đó thiếu năng lượng,

17


protein, và các chất dinh dưỡng khác gây ra ảnh hưởng có thể đo lường được như kích cỡ,
và thành phần trong cơ thể, lúc này dùng chỉ số nhân trắc để xác định suy dinh dưỡng. Cơ
sở của phương pháp SGA là xác định xem dinh dưỡng có bị hạn chế bởi giảm khẩu phần,
kém tiêu hóa, kém hấp thu, hoặc bất thường của SDD trên chức năng của cơ quan hoặc
của cơ thể có xuất hiện hay không, hoặc quá trình bệnh tật có ảnh hưởng đến nhu cầu dinh

dưỡng hay không. Phương pháp này được Detsky hiệu chỉnh và sử dụng đến nay được sử
dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nằm viện (30).
Năng lượng khẩu phần của bệnh nhân khoa nội tiết nói chung và bệnh nhân đái tháo
đường đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, cân bằng năng lượng của các chất sinh nhiệt cũng
cân đối (31). Ở khoa tiêu hóa, do đặc điểm trong điều trị bệnh viêm tụy cấp, bệnh xuất
huyết tiêu hóa lúc mới nhập viện, bệnh nhân có khẩu phần thấp. Quyết định thời điểm cho
ăn là trách nhiệm của bác sĩ điều trị. Đối với bệnh nhân viêm tụy cấp, người ta không đưa
ra chính thức thời điểm cho ăn và ngưỡng men tụy trước khi cho bệnh nhân ăn, thường
dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Một nghiên cứu chỉ ra khi nồng độ men tụy
(lipase) của ngày trước khi cho bệnh nhân ăn cao gấp 3 lần bình thường thì liên quan đến
nguy cơ đau lại khi cho ăn (32). Nhưng ngay cả với các bệnh không có chỉ định giảm khẩu
phần như bệnh xơ gan, bệnh gan khác, hoặc các bệnh đường tiêu hóa khác thì khẩu phần
vẫn thấp, chỉ chiếm khoảng 70% nhu cầu khuyến nghị của bệnh viện (31). Đây có thể do
đặc điểm của bệnh làm bệnh nhân ăn bị giảm khẩu phần do các cảm giác chán ăn trong
viêm gan, xơ gan... với các bệnh nhân ở khoa tiêu hóa. Vì suy dinh dưỡng được xem là
một yếu tố nguy cơ đối với tỉ lệ mắc bệnh, và tỉ lệ chết của bệnh nhân nằm viện, vì vậy
việc xác định bệnh nhân có suy dinh dưỡng hay không, và chăm sóc dinh dưỡng là quan
trọng trong điều trị.
Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu chỉ tiến hành trên 2 khoa của Bệnh viện Bạch mai, vì
vậy, không mô tả được tình trạng dinh dưỡng chung của các bệnh nhân nằm điều trị nội
trú.
Kết luận
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào chỉ số BMI cho thấy, lúc mới nhập viện,
tỷ lệ:


Thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18.5) với tỉ lệ 24.2% trên các bệnh nhân,
trong đó ở khoa nội tiết là 20.6% và khoa tiêu hóa là 27.8%.




Tỉ lệ thừa cân (BMI≥23)chung là 20.3%, trong đó 25.8% ở các bệnh nhân
khoa nội tiết và 14.6% ở khoa tiêu hóa. Tỉ lệ thừa cân (BMI≥25)chung là 6.9%,
trong đó 10.3% ở khoa nội tiết và 3.3% ở khoa tiêu hóa.



Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp SGA là 13.3% ở khoa nội tiết và 58%

18


ở khoa tiêu hóa. Tỉ lệ suy dinh dưỡng theo phương pháp MNA là 48.1% chung
cho 2 khoa.
2. Năng lượng khẩu phần của bệnh nhân khoa nội tiết là 1606kcal, và năng lượng
khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường là gần 1600kcal, khẩu phần cân đối.
Năng lượng của bệnh nhân ở khoa tiêu hóa với bệnh xơ gan là 1192kcal, các bệnh
tiêu hóa khác là khoảng 1100kcal, và bệnh xuất huyết tiêu hóa là 669kcal.
Khuyến nghị
1. Vì nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân mới nhập viện có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao, nên các
kĩ năng lâm sàng để đánh giá suy dinh dưỡng theo các phương pháp nhân trắc,
SGA, MNA cần được xem xét để tiến hành trong qui trình khám và điều trị bệnh.
2. Cần có sự phối hợp giữa bác sĩ lâm sàng và người làm công tác dinh dưỡng trong
bệnh viện để có kế hoạch hỗ trợ dinh dưỡng.
3. Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện cần có bộ phận chuyên biệt để thực hiện các kế
hoạch hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân.
4. Tất cả các bệnh nhân nằm viện cần được ăn uống theo chỉ định và do bệnh viện
cung cấp. Bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và khoa nội tiết cần được quan tâm
về hỗ trợ dinh dưỡng, để đảm bảo được cung cấp khẩu phần đủ năng lượng.


Thủ trưởng
Cơ quan chủ quản đề tài

Trưởng khoa
chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Phạm Thị Thu Hương

Phạm Thị Thu Hương – Nghiêm
Nguyệt Thu

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

Ts. PGs. Nguyễn Thị Lâm

19


Tài liệu tham khảo
1. Detsky AL, Mclaughilin JR, Baker Jr y cols.:What is Subjective Global Assessment
of nutritional status? J Parent Ent Nutr,1987,11:8-13.
2. Guigoz Y, Vellas BJ & Garry PJ (1994). The Mini Nutritional Assessment (MNA): A
practical assessment tool for grading the nutritional state of elderly patients.
Nutrition in the elderly- The Mini Nutritional Assessment (MNA). Facts and
Research in Gerontology, 2nd ed:15-61.
3. Kyle UG, Unger P, Mensi N, Genton L, Pichard C. Nutrition status in patients

younger and older than 60 y at hospital admission: a controlled population study in
995 subjects. Nutrition. 2002;18:463-469.
4. Naber THJ, Schermer T, de Bree A, et al. Prevalence of malnutrition in nonsurgical
hospitalized patients and its association with disease complications. Am J Clin
Nutr1997;66:1232–1239.
5. Diego F. Wyszynski, Mario Perman, Andriana Crivelli. Prevalence of hospital
Malnutrition in Argentina: Preliminary result of population-based study. Nutrition
2003;19:115-111.
6. Waitzberg DL, Caiaffa WT, Correia MITD. Hospital malnutrition: The Brazilian
national survey (IBRANUTRI): a study of 4000 patients. Nutrition 2001;17:573.
7. Broqvist M, Arnqvist H, Dahlstrom U, Larsson J, Nylander E, Permert J. Nutritional
assessment and muscle energy metabolism in severe chronic congestive heart failureeffects of long term dietary supplementation. Eur Heart J 1994;15:1641-1650.
8. Davalos A, Ricart W, Gonzalez-Huix F, et al. Effect of malnutrition after acute stroke
on clinical outcome. Stroke 1996;27:1028-1032
9. Openbrier DR, Irwin MM, Rogers RM, et al. Nutrition status and lung function in
patients with emphysema and chronic bronchitis. Chest 1983;83:17-22.
10. Detsky AS, Baker JP, O’Rourke K, et al. Predicting nutrition-associated
complications for patients undergoing gastrointestinal surgery. JPEN J Parenter
Enteral Nutr. 1987;11:440-446.
11. Lennard-Jones JE, editor. King’s Fund Centre Report. A positive approach to
nutrition as treatment. Maidenhead: King’s Fund Centre; 1992.
12. Khoi HH. Các vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. Hà nội. Nhà xuất bản Y
học, 1996.
13. Duc Son le NT, Hanh TT, Kusama K, Kunii D, Sakai T, Hung NT, Yamamoto S.
Anthropometric characteristics, dietary patterns and risk of type 2 diabetes mellitus
in Vietnam. J Am Coll Nutr. 2005;24:229-234.

20



14. Khoi HH. Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Hà nội. Nhà xuất bản Y học, 1997.
15. World Health Organization. Physical status: The use and interpretation of
anthropometry Geneva, 1995.
16. Gurney JM, Jelliffe DB. Arm anthropometry in nutritional assessment: nomogram
for rapid calculation of muscle circumference and cross-sectional muscle and fat
areas. Am J Clin Nutr. 1973;26:912-915.
17. Bộ Y tế. Viện dinh dưỡng quốc gia. Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt nam.
Hà nội: Nhà xuất bản Y học, 2000.
18. Yoshimura Y, Hanh TTM. Phần mềm Eiyokun Việt nam. Hồ Chí Minh: Nhà xuất
bản Y học 2004.
19. James WP, Ferro-Luzzi A, Waterlow JC. Definition of chronic energy deficiency in
adults. Report of a working party of the International Dietary Energy Consultative
Group. Eur J Clin Nutr. 1988;42: 969-981.
20. Pan WH, Flegal KM, Chang HY, Yeh WT, Yeh CJ, Lee WC. Body mass index and
obesity-related metabolic disorders in Taiwanese and US whites and blacks:
implications for definitions of overweight and obesity for Asians. Am J Clin Nutr.
2004;79:31-39.
21. Bộ Y tế. Viện dinh dưỡng quốc gia. Tổng điều tra dinh dưỡng và tiêu thụ thực phẩm.
Hà nội: Nhà xuất bản Y học, 2000.
22. Tuomilehto J, Lindstrom J, Eriksson JG, Valle TT, Hamalainen H, Ilanne-Parikka P,
Keinanen-Kiukaanniemi S, Laakso M, Louheranta A, Rastas M, Salminen V,
Uusitupa M; Finnish Diabetes Prevention Study Group. Prevention of type 2 diabetes
mellitus by changes in lifestyle among subjects with impaired glucose tolerance. N
Engl J Med. 2001;344:1343-1350.
23. Thi NN, Paries J, Attali JR, Valensi P. High prevalence and severity of cardiac
autonomic neuropathy in Vietnamese diabetic patients. Diabet Med.
2005;22:1072-1078.
24. Dat HT, Khue NT. Chỉ số khối cơ thể, vòng bụng, vòng mông của bệnh nhân đái tháo
đường týp 2. Hội thảo Y khoa, trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh 2001: 78-84.
25. Duc Son LN, Kusama K, Hung NT, Loan TT, Chuyen NV, Kunii D, Sakai T,

Yamamoto S. Prevalence and risk factors for diabetes in Ho Chi Minh City, Vietnam.
Diabet Med. 2004;21:371-376.
26. Tomisaka K, Lako J, Maruyama C, Anh N, Lien D, Khoi HH, Van Chuyen N. Dietary
patterns and risk factors for type 2 diabetes mellitus in Fijian, Japanese and
Vietnamese populations. Asia Pac J Clin Nutr. 2002;11:8-12.

21


27. Norman K, Kirchner H, Lochs H, Pirlich M. Malnutrition affects quality of life in
gastroenterology patients. World J Gastroenterol. 2006;12:3380-3385.
28. Aqel BA, Scolapio JS, Dickson RC, Burton DD, Bouras EP. Contribution of ascites
to impaired gastric function and nutritional intake in patients with cirrhosis and
ascites. Clin Gastroenterol Hepatol. 2005;3:1095-1100.
29. Planas M, Audivert S, Perez-Portabella C, Burgos R, Puiggros C, Casanelles JM,
Rossello J. Nutritional status among adult patients admitted to an
university-affiliated hospital in Spain at the time of genoma. Clin Nutr.
2004;23:1016-1024.
30. Kondrup J, Allison SP, Elia M, Vellas B, Plauth M; Educational and Clinical Practice
Committee, European Society of Parenteral and Enteral Nutrition (ESPEN).
ESPEN guidelines for nutrition screening 2002. Clin Nutr. 2003;22:415-21.
31. Bộ Y tế. Quyết định hướng dẫn chế độ ăn trong bệnh viện. Hà nội, 2006.
32. Levy P, Heresbach D, Pariente EA, Boruchowicz A, Delcenserie R, Millat B,
Moreau J, Le Bodic L, de Calan L, Barthet M, Sauvanet A, Bernades P. Frequency
and risk factors of recurrent pain during refeeding in patients with acute pancreatitis:
a multivariate multicentre prospective study of 116 patients. Gut. 1997;40:262-266.

22



Ph lc
Đánh giá tình trạng dinh dỡng của ngời cao tuổi
bằng phơng pháp MNA (Mini Nutritional Assessment)
Họ và tên bệnh nhân:........................................................
Ngày sinh:.........................................................................

Tuổi: .......

Giới:

Nữ

Nam

Chiu cao (cm):....

Cân nặng (kg):......
BMI:...

MAC (cm):.....

CC (cm):......

(vòng cánh tay)

(vòng bắp chân)

Cỏc thụng s v im s
Sàng lọc
Khẩu phần ăn của Bác trong 3 tháng bị giảm do mất cảm giác ngon miệng, do các vấn đề về tiêu hóa, hay

khó nhai, khó nuốt hay không?
0. Mất cảm giác ngon miệng nhiều
1. Mất cảm giác ngon miệng mức độ vừa
2. Không mất cảm giác ngon miệng
Bác có giảm cân trong 3 tháng qua hay không?
0. Giảm trên 3kg
1. Không biết, không rõ
2. Giảm từ 1 đến 3kg
3. Không giảm cân
Đi lại
0. Không đi lại đợc, chỉ nằm trên giờng bệnh
1. Có thể dậy khỏi giờng nhng không đi ra ngoài phòng
2. Đi ra ngoài phòng đợc
Bác có bị chấn thơng về tâm lý hay bệnh cấp tính trong vòng 3 tháng qua hay không?
0. Có

2. Không

Các vấn đề về tâm thần kinh
0. Trầm cảm hoặc mất trí nặng
1. Mất trí nhẹ
2. Không có vấn đề gì về tâm thần kinh
BMI
0. Dới 19 (18.5)
1. Từ 19 đến 21
2. Từ 21 đến 23
3. Lớn hơn hoặc bằng 23
Điểm sàng lọc (tối đa 14 điểm)

23



>= 12 điểm: bình thờng, không có nguy cơ, không cần đánh giá tiếp
<=11 điểm: Có khả năng suy dinh dỡng, cần đánh giá tiếp

Đánh giá

Điểm nguy cơ

G. Sống một mình (không ở trong nhà dỡng lão hay bệnh viện)
0. Không
1. Có
H. Hiện dùng trên 3 loại thuốc để điều trị
0. Không
1. Có
I. Loét do tỳ đè
0. Không
1. Có
J. Hàng ngày bệnh nhân ăn mấy bữa chính
0. 1 bữa
1. 2 bữa
2. 3 bữa
K. Protein khẩu phần
ăn các loại thịt, cá hàng ngày
, Không)
ăn 2 hay nhiều bữa đậu đỗ, trứng trong một tuần

(Có

)

ít nhất ăn 1 loại sản phẩm từ sữa trong ngày (sữa, sữa chua, pho mát)
0.0

Nếu 0 hoặc 1 câu trả lời có

0.5

Nếu 2 câu trả lời có

1.0

Nếu 3 câu trả lời có

L. Tiêu thụ 2 hoặc nhiều bữa hoa quả, rau trong ngày
0. Không
1. Có
M. Uống bao nhiêu lợng dịch trong ngày
0.0 dới 3 cốc
0.5 từ 3 đến 5 cốc
1.0 trên 5 cốc
N. Cách ăn
0. Không thể tự ăn nếu không có trợ giúp
1. Tự ăn nhng có một số khó khăn
2. Tự ăn không có vấn đề gì

24

(Có

, Không)


,


O. Tự đánh giá tình trạng dinh dỡng
0. Suy dinh dỡng
1. Không rõ về tình trạng dinh dỡng của bản thân
2. Không có vấn đề gì về tình trạng dinh dỡng
P. So với những ngời cùng lứa tuổi, tự nhận thấy tình trạng sức khoẻ của mình thế nào?
0.0 Không tốt
0.5 Không biết
1.0 Tốt
2.0 Tốt hơn
Q. Vòng cánh tay (cm)
0.0 Nếu nhỏ hơn 21
0.5 Nếu từ 21 đến 22
1.0 Nếu lớn hơn 22
R. Vòng bắp chân (cm)
0. Dới 31
1. Lớn hơn hoặc bằng 31
Đánh giá (tối đa là 16 điểm)
Điểm sàng lọc
Tổng số đánh giá (tối đa 30 điểm)
Đánh giá:

Từ 17-23.5 điểm: nguy cơ suy dinh dỡng
Dới 17 điểm: suy dinh dỡng

25



×