Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thông tin thống kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.3 KB, 133 trang )

Tổng cục thống kê
________________________________________________

báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ
nghiên cứu đề xuất các giảI pháp nhằm quản lý
và nâng cao chất lợng thông tin thống kê

chủ nhiệm đề tài: lê mạnh hùng
Cơ quan chủ trì: tổng cục thống kê

6323
25/03/2007
hà nội 2006


Mục lục
Trang
Mở đầu

1

Phần I

Một số vấn đề chung về chất lợng và Quản lý chất
lợng thông tin thống kê

4

I

Các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê của các tổ


chức thống kê quốc tế và của đề xuất cho Việt Nam

4

1

Khái niệm chất lợng thông tin thống kê

4

2

Các cách tiếp cận tới khái niệm chất lợng thông tin thống kê

5

3 Nội dung của các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê

12

II
1

Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê

16

Các nguyên tắc của thống kê nhà nớc và mối liên hệ với tiêu thức
chất lợng


16

2 Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê
Phần II

20

Thực trạng chất lợng thông tin thống kê nớc ta

26
I

Thực trạng chất lợng thông tin thống kê nớc ta

26

1 Tính phù hợp
2 Tính chính xác

26

3 Tính kịp thời
4 Khả năng tiếp cận

32

5 Khả năng giải thích
6 Tính chặt chẽ

35


Các nguyên nhân ảnh hởng tới chất lợng thông tin thống kê

II
1

Phơng pháp thống kê

2 Tính đồng bộ của thông tin thống kê

28
33
37
41
41
44


Phần III Các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lợng

51

thông tin thống kê

I

II

III


Hoàn thiện phơng pháp thống kê

51

1 Đơn vị thống kê

51

2 Xây dựng và áp dụng các bảng phân loại
3 Xác định phơng pháp tính và quy trình tính

53

Các giải pháp quản lý và nâng cao chất lợng thông tin thống kê
theo sáu tiêu thức

54
57

1 Quản lý tính phù hợp
2 Quản lý tính chính xác

58

3 Quản lý tính kịp thời
4 Quản lý khả năng tiếp cận

65

5 Quản lý khả năng giải thích

6 Quản lý tính chặt chẽ

68

7 Thực hiện các nguyên tắc của thống kê nhà nớc
8 Xây dựng hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê

72

61
67
70
73

Nhóm giải pháp về môi trờng thống kê

73

1 Môi trờng pháp lý
2 Mối quan hệ với đối tợng cung cấp số liệu

73

3 Tuyển dụng và đào tạo cán bộ của ngành Thống kê
4 Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Thống kê

75

5 Hợp tác quốc tế


76

Kết luận và Kiến nghị

74
76

77

1 Kết luận

77

2 Kiến nghị

78

Phụ lục: Danh sách các chuyên đề đã thực hiện của đề tài

81

Tài liệu tham khảo

83


Mở đầu

Thông tin thống kê có vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách, quản lý
và điều hành nền kinh tế. Trong thời đại ngày nay, mọi hoạt động của xã hội đều

gắn với thông tin nói chung và đặc biệt là thông tin thống kê kinh tế - xã hội.
Trải qua 60 xây dựng và phát triển, ngành Thống kê luôn đảm bảo đáp ứng
tơng đối đầy đủ các thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ Đảng và Chính phủ
phục vụ các cấp, các ngành trong hoạch định chính sách và chỉ đạo điều hành nền
kinh tế. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thông tin thống kê ngày càng nhiều, không
chỉ từ các cơ quan Đảng, Nhà nớc, các Bộ, ngành mà còn từ nhiều đối tợng sử
dụng thông tin khác trong và ngoài nớc, đòi hỏi ngành Thống kê phải nỗ lực hơn
nữa để đáp ứng đầy đủ hơn, kịp thời hơn. Thực tế hiện nay ngời sử dụng còn gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm, khai thác thông tin thống kê. Phạm vi thống kê cha
bắt kịp sự phát triển nhanh của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt
khu vực kinh tế đầu t nớc ngoài và khu vực dịch vụ. Phơng pháp thống kê một số
chuyên ngành còn chậm cải tiến dẫn tới việc thiếu chỉ tiêu hoặc số liệu thống kê một
số lĩnh vực cha phản ánh sát kết quả hoạt động kinh tế, nhất là các hoạt động kinh
tế đang đợc xã hội hóa cao. Chất lợng số liệu thống kê luôn là vấn đề cần quan
tâm, trong đó khắc phục sự chênh lệch về tốc độ tăng trởng kinh tế giữa trung ơng
và các tỉnh, thành phố, tổng hợp số liệu thống kê theo đúng phạm vi lãnh thổ là
những yêu cầu trọng điểm1.
Để từng bớc khắc phục những tồn tại và hạn chế của thông tin thống kê nh
vừa nêu ở trên nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin thống kê phục vụ
việc xây dựng và điều hành thực hiện các chiến lợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội, phục vụ quá trình dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong chơng trình nghiên
cứu khoa học năm 2005, Tổng cục Thống kê đã tổ chức thực hiện đề tài: Nghiên
cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lợng thông tin thống kê
trong hai năm 2005 và 2006. Đề tài do Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng - Tổng cục trởng
Tổng cục Thống kê làm chủ nhiệm, thạc sĩ Nguyễn Bích Lâm - Phó Viện trởng Viện
1

Trích diễn văn của Tổng cục trởng Tổng cục Thống kê tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Thống kê,
tạp chí Con số và sự kiện, số 5 năm 2006.


1


Khoa học thống kê làm phó chủ nhiệm, cử nhân Nguyễn Thị Việt Hồng - Trởng
phòng Nghiên cứu thống kê và tin học thuộc Viện Khoa học thống kê làm th ký với
sự tham gia của lãnh đạo các đơn vị Vụ, Viện trong Tổng cục Thống kê.
Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao
chất lợng thông tin thống kê vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với điều kiện
thực tế của ngành Thống kê Việt Nam. Với mục tiêu này, Ban chủ nhiệm đề tài đã
tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:
i.

Khái niệm, các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê và
Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê;

ii.

Thực trạng chất lợng thông tin thống kê của nớc ta theo các tiêu
thức phản ánh chất lợng;

iii.

Một số nguyên nhân chủ yếu tác động tới chất lợng thông tin thống
kê nớc ta;

iv.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lợng thông tin thống kê.

Sau hai năm nghiên cứu với sự hợp tác chặt chẽ của các Vụ thống kê tổng

hợp và chuyên ngành, của Viện Khoa học Thống kê, của Cục Thống kê Hà Nội và
các cán bộ nghiên cứu khoa học, đề tài đã hoàn thành nội dung nghiên cứu qua 20
chuyên đề khoa học2. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài tổng
hợp, hệ thống hóa thành báo cáo chung: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài nghiên
cứu đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lợng thông tin thống kê,
ngoài lời mở đầu và kết luận, báo cáo gồm ba phần:
- Phần I: Một số vấn đề chung về chất lợng và quản lý chất lợng thông tin
thống kê. Trong phần này báo cáo đề cập tới khái niệm và nội dung chất lợng
thông tin thống kê của các nớc và các tổ chức quốc tế, từ đó đề xuất nội dung chất
lợng thông tin thống kê của Việt Nam sẽ áp dụng trong thời gian tới;

2

Danh mục các chuyên đề đa ra trong phụ lục

2


- Phần II: Thực trạng chất lợng thông tin thống kê nớc ta. Phần này sẽ chỉ
ra thực trạng thông tin thống kê theo các tiêu thức phản ánh chất lợng và một số
nguyên nhân chủ yếu ảnh hởng tới chất lợng thông tin thống kê;
- Phần III: Các giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lợng thông tin
thống kê. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, báo cáo đa ra các giải pháp toàn diện,
mang tính tổng thể nhng cũng khá chi tiết để Tổng cục Thống kế nghiên cứu áp
dụng trong thời gian tới.
Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lợng thông tin thống kê là
vấn đề mới, khó, phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Trong khuôn khổ một đề
tài khoa học, chắc chắn kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Ban
chủ nhiệm đề tài mong nhận đợc ý kiến góp ý để chúng tôi hoàn thiện thêm.
Ban chủ nhiệm đề tài


3


Phần I. một số vấn đề chung về chất lợng và
quản lý chất lợng thông tin thống kê

I. Các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê của các tổ chức
thống kê quốc tế và đề xuất cho thống kê Việt Nam
1. Khái niệm chất lợng thông tin thống kê
Niềm tin của ngời sử dụng đối với thông tin thống kê kinh tế - xã hội của cơ
quan thống kê là yếu tố rất quan trọng, nó tác động đến sự tồn tại của tổ chức này.
Nếu ngời sử dụng nghi ngờ thông tin thống kê, khi đó uy tín của cơ quan thống kê
nh một tổ chức độc lập, phản ánh khách quan tình hình kinh tế - xã hội sẽ bị sói
mòn. Vì vậy việc quản lý chất lợng thông tin thống kê có vai trò vô cùng quan trọng
trong toàn bộ hệ thống quản lý của ngành Thống kê. Vậy chất lợng thông tin thống
kê là gì? những tiêu thức nào phản ánh chất lợng thông tin thống kê?
Thuật ngữ chất lợng là một trong những thuật ngữ đợc sử dụng rộng rãi
trong xã hội hiện đại ngày nay, vì vậy thuật ngữ này không có khái niệm cố định, sử
dụng cho tất cả các lĩnh vực. Thuật ngữ chất lợng có những nghĩa khác nhau trong
các lĩnh vực và tình huống cụ thể khác nhau. Khái niệm chung nhất, phổ biến nhất
của thuật ngữ chất lợng đó là Sự phù hợp cho sử dụng. Trong lĩnh vực thống kê,
khái niệm chất lợng là sự phù hợp cho sử dụng ngụ ý hai nội dung: thứ nhất đó là
sự phù hợp của thông tin thống kê đối với nhu cầu của ngời sử dụng và đặc trng
của thông tin thể hiện qua các tiêu thức phản ánh chất lợng của nó.
Ban đầu các nhà thống kê hiểu và cụ thể hóa khái niệm chất lợng nói chung
trong lĩnh vực thống kê qua tiêu thức chính xác của thông tin. Nói cách khác, chất
lợng thông tin đồng nghĩa với tính chính xác. Sau đó các nhà thống kê nhận thấy
thậm chí thông tin chính xác nhng đợc tính toán, phân tích và công bố quá chậm,
hoặc ngời sử dụng không thể tiếp cận để có đợc thông tin thì cũng không thể nói

thông tin thống kê đó có chất lợng vì nó vô nghĩa dới góc độ ngời sử dụng. Vào
giữa thập kỷ 80 của thế kỷ trớc, Thống kê Canađa là một trong những Cơ quan đi
đầu trong việc đa ra khái niệm và cụ thể hóa các tiêu thức phản ánh chất lợng
thông tin thống kê. Thống kê Canađa định nghĩa: "Chất lợng của thông tin thống kê

4


là sự phù hợp cho sử dụng của khách hàng"3. So sánh đơn giản giữa khái niệm
chung nhất về chất lợng có thể áp dụng cho tất cả các ngành với khái niệm chất
lợng thông tin thống kê của Thống kê Canađa, chúng tôi thấy sự khác biệt không
nhiều. Trong khái niệm tổng quát, đối tợng thẩm định chất lợng là ngời sử dụng
nói chung và có vẻ nh họ thụ động trong việc sử dụng và đánh giá chất lợng sản
phẩm. Trong khái niệm của Thống kê Canađa, ngời sử dụng đợc coi là khách
hàng, đã là khách hàng họ có quyền đánh giá và đặt ra các yêu cầu của riêng họ,
bắt cơ quan thống kê phải đáp ứng. Yêu cầu của khách hàng đối với chất lợng
thông tin thống kê có khác nhau, tùy thuộc vào từng khách hàng.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với thông tin thống kê, cơ quan
thống kê phải xác định yêu cầu của ngời sử dụng là gì. Xuất phát từ nhận thức đó,
các nhà thống kê đã xác định và đa ra những tiêu thức phản ánh chất lợng thông
tin. Dựa vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, dựa vào ý thức phục
vụ thông tin cho ngời sử dụng, mỗi cơ quan thống kê có cách tiếp cận tới khái niệm
chất lợng thông tin thống kê và đa ra các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin
thống kê khác nhau để hớng tới thực hiện. Qua nghiên cứu tài liệu về quản lý chất
lợng thông tin thống kê của các nớc và các tổ chức quốc tế, chúng tôi giới thiệu
cách tiếp cận của một số tổ chức quốc tế và cơ quan thống kê quốc gia nh sau.
2. Các cách tiếp cận tới khái niệm chất lợng thông tin thống kê
2.1. Quỹ Tiền tệ quốc tế
Để đánh giá chất lợng thông tin thống kê, Quỹ Tiền tệ quốc tế đã xây dựng
một lợc đồ đánh giá chất lợng thông tin của riêng Quỹ. Lợc đồ đợc xây dựng

dới dạng phơng pháp luận và sắp xếp theo thứ bậc với năm cấp. Cấp trên cùng
(cấp một) bao gồm năm tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê và đợc
hiểu đó là những điều kiện tiên quyết của chất lợng, bao gồm: tính trung thực; tính
tin cậy về phơng pháp luận; tính chính xác; khả năng tiếp cận và khả năng phục vụ.
Các tiêu thức đã phản ánh nét đặc trng của Quỹ đó là rất chú trọng đến vấn đề
phơng pháp luận, tính trung thực và khả năng phục vụ của thông tin thống kê cho
các công việc của Quỹ và của ngời dùng tin nói chung. Cấp hai và cấp ba của lợc
đồ bao gồm các yếu tố và các chỉ tiêu của chất lợng. Cấp bốn đề cập tới những vấn
đề cần tập trung đặc biệt và cấp năm liên quan tới những điểm cơ bản cần thực hiện
để đảm bảo chất lợng thông tin. Ba cấp trên cùng đợc coi là một lợc đồ chung áp
dụng đánh giá chất lợng của tất cả các loại thông tin.
3

Statistics Canada's Quality Assurance Framework, 2002, trang 2.

5


Quỹ Tiền tệ quốc tế đã đa ra điều kiện tiên quyết và buộc tất cả các loại
thông tin thống kê phải tuân thủ, điều này sẽ tạo ra niềm tin của ngời sử dụng đối
với thông tin và đặc biệt niềm tin đối với các nhân viên của Quỹ. ở đây chúng tôi giới
thiệu sơ đồ tóm tắt cấu trúc của lợc đồ đánh giá chất lợng thông tin thống kê của
Quỹ Tiền tệ quốc tế (Bảng 1).
Bảng 1

Cấu trúc của lợc đồ đánh giá chất lợng thông tin thống kê

Khả năng phục vụ

Các tiêu thức

(5 tiêu thức)

Định kỳ và kịp thời

Các yếu tố

Sự phù hợp
Chính sách rà soát lại

Chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với cơ
sở dữ liệu
Chỉ tiêu thống kê phải phù hợp hay
hài hoà với các thời kỳ

Các chỉ tiêu

Chỉ tiêu thống kê phải phù hợp với
chỉ tiêu đợc tính theo các nguồn số
liệu khác

Các vấn đề cần
tập trung đặc biệt

Bản thân các dy số thống kê phải
phù hợp với nhau

Các chỉ tiêu trong thống kê TKQG
phải phù hợp với nhau:

Những điểm cơ

bản cần thực
hiện

- GDP theo phơng pháp sản xuất và sử dụng
phải phù hợp;
- Nếu không phù hợp thì sai số thống kê phải
nhỏ và ổn định theo thời gian;
- Tơng tự nh vậy đối với tốc độ tăng trởng
GDP tính theo 2 phơng pháp;
- Tổng nguồn hàng hóa và dịch vụ phải bằng
tổng sử dụng hàng hóa và dịch vụ;
- GDP theo giá thực tế, theo giá so sánh phải
phù hợp với lợc đồ: Giá trị = khối lợng x giá

6


Trong lợc đồ, các cột bên trái biểu thị cấu trúc năm cấp, các cột bên phải
đa ra ví dụ của một tiêu thức cụ thể: Khả năng phục vụ của số liệu và yêu cầu của
các cấp tiếp theo của tiêu thức này. Nội dung đa ra đối với tiêu thức này là chủ đề
về tổng sản phẩm trong nớc thuộc lĩnh vực tài khoản quốc gia.
2.2. Cơ quan Thống kê Châu Âu
Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đã dựa vào các định mức của tiêu
chuẩn ISO 8402 để đa ra các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê.
Tiêu chuẩn ISO 8402 đợc mô tả tóm tắt nh sau: Toàn bộ các tính chất và nét đặc
trng của hàng hóa hay dịch vụ đợc thể hiện qua khả năng thỏa mãn yêu cầu của
khách hàng. Các tiêu thức của cơ quan này đợc đa ra dựa trên quan điểm đặt
ngời sử dụng và các yêu cầu của họ đối với số liệu thống kê vào trọng tâm trong
công tác của Tổ chức Thống kê này. Các tổ chức quốc tế là đối tợng sử dụng chủ
yếu của cơ quan Thống kê châu Âu, vì vậy họ đã đa ra bảy tiêu thức phản ánh chất

lợng thông tin thống kê, bao gồm: tính phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận;
tính kịp thời; tính chặt chẽ; khả năng so sánh và tính đầy đủ.
2.3. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)
Ban điều hành thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế đã xây
dựng lợc đồ chất lợng dựa trên kết quả của một số cơ quan thống kê quốc gia và
quốc tế. Đánh giá chất lợng thông tin của OECD dựa trên bảy tiêu thức sau: tính
phù hợp; tính chính xác; khả năng tiếp cận; tính kịp thời; tính chặt chẽ; khả năng giải
thích và tính tin cậy. Ngoài bảy tiêu thức này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
rất quan tâm tới hiệu quả của các chi phí để làm ra thông tin thống kê.
2.4. Cơ quan Thống kê của Liên hợp quốc (UNSD)
Trong khi cơ quan Thống kê Châu Âu, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế đa ra lợc đồ và các tiêu thức nhằm đánh giá đầy đủ và toàn
diện về chất lợng thông tin thống kê, Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc và một số tổ
chức khác nh Tổ chức Nông nghiệp và Lơng thực quốc tế (FAO) đa ra ý tởng về
chất lợng thông tin chỉ tập trung vào một số yếu tố phản ánh về chất lợng. Cho
đến nay UNSD có hai hoạt động đợc cho là có ý nghĩa trong lĩnh vực đánh giá chất
lợng thông tin thống kê:
- Năm 1996, UNSD đã công bố Quy tắc phổ biến áp dụng trong thực tế thống
kê. Bản quy tắc gồm hai phần, trong phần một đa ra các hớng dẫn về trình bày
thông tin thống kê trong các ấn phẩm, trong đó nhấn mạnh đến tính rõ ràng, tính đầy
đủ của bản siêu dữ liệu, mô tả rõ nguồn thông tin và những bất cập của nguồn thông

7


tin dùng trong tính toán các chỉ tiêu, chỉ rõ bất cập của các kết quả tính toán và đa
ra những trợ giúp cho ngời sử dụng. Phần hai đề cập tới lập kế hoạch cho từng giai
đoạn của một cuộc điều tra thu thập thông tin. Trong số các nội dung liên quan tới
điều tra, UNSD tập trung vào các nội dung sau: làm rõ mục đích, các mục tiêu đặc
thù của cuộc điều tra, tổng thể mục tiêu và các biến số của cuộc điều tra; giải thích

tính khả thi của cuộc điều tra; đánh giá sai số phi chọn mẫu, mô tả phơng pháp
hiệu đính số liệu và quy trình quản lý chất lợng số liệu điều tra.
- Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc tiến hành rà soát trong nội bộ công tác thu
thập số liệu, hiệu chỉnh và công bố thông tin. UNSD đã thu thập nhiều loại số liệu
thống kê từ nhiều nguồn khác nhau (từ các cơ quan thống kê quốc gia, từ các bộ,
ngành; ấn phẩm dới dạng điện tử và bản in, v.v.). Mục tiêu của việc rà soát để tìm
ra phơng pháp tốt nhất cho các hoạt động thu thập, hiệu chỉnh, đánh giá và công
bố các bản siêu dữ liệu.
2.5. Cơ quan Thống kê Canađa
Một trong những cơ quan thống kê quốc gia đi đầu trên thế giới trong thực
hiện quản lý chất lợng thông tin thống kê và coi công tác này có vai trò vô cùng
quan trọng trong quá trình quản lý chung của toàn bộ cơ quan. Nh đã đề cập ở
trên, Cơ quan Thống kê Canađa định nghĩa chất lợng thông tin thống kê là sự phù
hợp cho sử dụng của khách hàng và họ xác định sáu tiêu thức phản ánh chất lợng
thông tin thống kê, đó là: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp
cận, tính chặt chẽ và khả năng giải thích.
Để thông tin thống kê đạt đợc chất lợng, thống kê Canađa chỉ rõ cần phải
lu ý, quản lý và cân đối thời gian tới đồng thời sáu tiêu thức. Bất kỳ một chơng
trình hay một công việc tác động vào một tiêu thức đều ảnh hởng tới các tiêu thức
còn lại. Hầu hết các hoạt động của cơ quan Thống kê Canađa đều tác động đến
chất lợng thông tin. Vì vậy quản lý chất lợng thông tin đồng nghĩa với quản lý từng
chơng trình hoạt động của cơ quan. Quản lý chất lợng không phải là chức năng
quản lý riêng mà là một mặt của quá trình quản lý chung đợc đề cập đến trong tất
cả các chơng trình theo một phơng pháp quản lý thống nhất.
2.6 Cơ quan Thống kê Thụy Điển
Thống kê Thụy Điển quan niệm chất lợng sản phẩm thống kê là chất lợng
của các thông tin đầu ra do ngời sử dụng quyết định. Sản phẩm thống kê đợc coi
là có chất lợng nếu hầu hết ngời sử dụng tin tởng rằng sai số thống kê đợc kiềm
chế và trong một khoảng cho phép, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy phản ánh đúng


8


thực tế. Thống kê Thụy Điển có trách nhiệm bảo đảm số liệu thống kê phù hợp với
mục đích sử dụng của ngời dùng tin và họ hoàn toàn thống nhất với khái niệm chất
lợng thông tin thống kê đã trình bày ở trên. Tuy vậy, thống kê Thụy Điển chỉ lựa
chọn năm tiêu thức để phản ánh chất lợng thông tin, đó là: tính chính xác, khả năng
tiếp cận, tính kịp thời, tính chặt chẽ và khả năng so sánh. Thực chất tiêu thức phản
ánh chất lợng của thống kê Thụy Điển còn bao gồm cả tiêu thức phù hợp. Sở dĩ họ
không đa tính phù hợp là một tiêu thức vì các nhà thống kê Thụy Điển coi đó là
trách nhiệm của họ đối với ngời sử dụng.
Cũng giống nh trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế,
các nhà thống kê đã nhận thức rõ chất lợng thông tin thống kê đợc quyết định bởi
chất lợng của quá trình tạo ra sản phẩm. Nếu không bảo đảm tốt năng lực của quá
trình tạo ra thông tin thống kê thì sản phẩm thống kê sẽ có chất lợng thấp. Chất
lợng sản phẩm đạt đợc trên cơ sở các quá trình sản xuất số liệu thống kê không
ngừng cải tiến và điều này phụ thuộc rất nhiều vào chất lợng của tổ chức thống kê.
2.7 Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc (KNSO)
Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc đã nhận thức đợc tầm quan trọng của
chất lợng thông tin và công tác quản lý chất lợng thống kê từ giữa thập kỷ 90 của
thế kỷ XX. Năm 1999, KNSO đã thành lập nhóm đánh giá chất lợng thuộc Vụ Kế
hoạch thống kê để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của hệ thống thanh tra thống
kê. KNSO coi việc thỏa mãn nhu cầu của ngời dùng tin là nhiệm vụ cơ bản trong
quá trình quản lý chất lợng thông tin thống kê và họ định nghĩa chất lợng thông tin
thống kê nh sau4: Chất lợng thông tin thống kê là toàn bộ các đặc trng của
thông tin thống kê nhằm thỏa mãn cho ngời sử dụng dựa trên tính phù hợp cho sử
dụng.
Cơ quan Thống kê quốc gia Hàn Quốc đã lựa chọn bảy tiêu thức phản ánh
chất lợng thông tin để dùng vào quá trình quản lý và đánh giá chất lợng, bao gồm:
tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận, tính kịp thời, khả năng phục vụ, khả

năng so sánh và tính hiệu quả.
Qua so sánh định nghĩa và các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống
kê cho thấy sự tơng đối thống nhất trong phơng pháp tiếp cận và lựa chọn tiêu
thức. Trừ trờng hợp của Quỹ Tiền tệ quốc tế và cơ quan Thống kê Hà Lan chỉ chọn
năm tiêu thức, còn lại cơ quan thống kê các nớc đều lựa chọn sáu hoặc bảy tiêu
4
Quality management in Korean National Statistical System, Focused on Quality Assessment, Sung H.Park,
Department of Statistics, Seoul national University, Seoul, Korea

9


thức để phản ánh chất lợng thông tin thống kê. So sánh sự lựa chọn các tiêu thức
phản ánh chất lợng thông tin thống kê của một số nớc và tổ chức quốc tế đợc
đa ra trong bảng 2 dới đây.
Bảng 2

Bảng so sánh các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin
thống kê của một số nớc và tổ chức quốc tế

Tiêu thức phản ánh
chất lợng

Tính trung thực
Tin cậy về phơng
pháp luận
Tính phù hợp
Tính chính xác
Khả năng tiếp cận
Tính kịp thời

Khả năng phục vụ
Tính chặt chẽ
Khả năng so sánh
Khả năng giải thích
Tính đầy đủ
Tính hiệu quả:
Tính tin cậy
Không nặng nề

Thụy
Điển

Canađa


Lan

Thống

châu IMF
Âu

Tổ chức
hợp tác
&phát
triển kinh
tế

Hàn
Quốc


x
x

x
x
x

x
x
x
x

x
x
x

x
x
x
x

x
x

x
x
x
x


x
x
x

x

x
x

x

x
x
x
x
x

x
x
x

x
x

x
x

x

2.8 Kiến nghị lựa chọn tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê

của Tổng cục Thống kê
Qua nghiên cứu việc lựa chọn các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin của
cơ quan thống kê quốc gia các nớc và một số tổ chức quốc tế chúng tôi thấy có bốn
tiêu thức: tính phù hợp, tính chính xác, khả năng tiếp cận và tính kịp thời, đợc tất cả
các tổ chức thống kê lựa chọn.
Tiêu thức Tính chặt chẽ đợc bốn tổ chức thống kê lựa chọn, gồm: Thống kê
Thụy Điển, Thống kê Canađa, Thống kê châu Âu và Thống kê OECD. Tiêu thức
Khả năng so sánh đợc ba tổ chức thống kê lựa chọn, gồm: Thống kê Thụy Điển,
Thống kê châu Âu và Thống kê Hàn Quốc. So sánh giữa tính chặt chẽ và khả năng
so sánh chúng tôi thấy khi đã thực hiện tốt tiêu thức chặt chẽ sẽ đảm bảo số liệu

10


thống kê có khả năng so sánh. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng
thống nhất các khái niệm, phân loại chuẩn và phơng pháp luận trong toàn bộ hệ
thống thống kê, đây là điều kiện cần và đủ để bảo đảm số liệu thống kê có khả năng
so sánh. Vì vậy giữa hai tiêu thức tính chặt chẽ và khả năng so sánh, theo chúng tôi
chỉ nên chọn tiêu thức tính chặt chẽ là đủ.
Tiêu thức Khả năng giải thích có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là:
Thống kê Canđa và Thống kê của OECD. Qua nội dung của tiêu thức, chúng tôi
thấy việc áp dụng tiêu thức này sẽ nâng cao tính minh bạch của số liệu thống kê, tạo
niềm tin của ngời sử dụng đối với thông tin thống kê và cơ quan thống kê. áp dụng
tiêu thức này cũng đáp ứng yêu cầu thực hiện các nguyên tắc của thống kê chính
thức.
Tiêu thức về Tính đầy đủ đợc lựa chọn duy nhất bởi cơ quan Thống kê
châu Âu. Tiêu thức tính đầy đủ rộng hơn tiêu thức tính phù hợp, theo chúng tôi nội
dung của tiêu thức tính đầy đủ không khác so với tính phù hợp, chỉ khác ở cách hành
văn và ngôn từ đợc sử dụng nh: Phục vụ ở mức độ tối đa trong khả năng cho
phép của cơ quan thống kê về các nguồn lực có hạn. Trong điều kiện thực tế của

thống kê nớc ta, theo chúng tôi nên chọn tiêu thức tính phù hợp và không cần chọn
tiêu thức tính đầy đủ.
Tiêu thức về Tính hiệu quả có hai tổ chức thống kê lựa chọn, đó là Thống kê
Hà Lan và Thống kê Hàn Quốc. Tiêu thức Tính tin cậy và Không nặng nề mỗi tiêu
thức có một tổ chức thống kê lựa chọn. Tính tin cậy đề cập tới sự khác biệt số liệu
giữa lần ớc tính và các lần tính toán sau đó. Tiêu thức này phụ thuộc nhiều vào yêu
cầu nhanh về thông tin thống kê của ngời sử dụng, liên quan tới quy trình rà soát số
liệu giữa các lần tính toán và vẫn thực hiện thờng xuyên tại Tổng cục Thống kê.
Theo chúng tôi không cần đa tiêu thức này vào sự lựa chọn các tiêu thức phản ánh
chất lợng số liệu của Tổng cục Thống kê.
Trong điều kiện hiện nay của Tổng cục Thống kê, qua thực tế lựa chọn các
tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin của tổ chức thống kê các nớc và quốc tế,
chúng tôi kiến nghị Tổng cục Thống kê nên lựa chọn sáu tiêu thức sau đây: tính phù
hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả năng giải thích và tính chặt
chẽ. Việc lựa chọn tiêu thức nào nhằm phản ánh chất lợng thông tin thống kê có ý
nghĩa quan trọng trong việc xác định những giải pháp quản lý và nâng cao chất
lợng số liệu thống kê. Chúng tôi lựa chọn và đề xuất sáu tiêu thức dựa trên những
cơ sở chủ yếu sau đây:

11


a. Quy định về Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê đợc chỉ rõ trong
Luật Thống kê, đó là: Bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp
thời trong hoạt động thống kê5. Để đảm bảo nguyên tắc này của Luật, thông tin
thống kê phải đáp ứng các tiêu thức về tính phù hợp, tính chính xác và tính kịp thời.
Luật Thống kê cũng quy định: Công khai về phơng pháp thống kê, công bố thông
tin thống kê và Bảo đảm quyền bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng thông tin
thống kê nhà nớc phải đợc công bố công khai6. Hai nguyên tắc này đòi hỏi thông
tin thống kê phải đáp ứng các tiêu thức về khả năng tiếp cận và khả năng giải thích.

b. Một trong những nguyên nhân hiện nay ảnh hởng độ tin cậy của thông tin
thống kê đó là phơng pháp luận áp dụng trong thu thập, xử lý và tính toán các chỉ
tiêu thống kê cha đồng bộ và cha thống nhất. Mặt khác, phơng pháp luận thống
kê còn quyết định những loại thông tin gì cần thu thập để biên soạn các chỉ tiêu đầu
ra. Với thực trạng và trình độ hiện tại của Tổng cục Thống kê, chúng tôi đề xuất phải
chọn tiêu thức về tính chặt chẽ. Tính chặt chẽ của số liệu thống kê phản ánh mức độ
kết hợp số liệu từ các nguồn khác nhau để đa vào cùng một lợc đồ số liệu rộng
hơn theo thời gian. Tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất
các khái niệm, phân loại chuẩn và phơng pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống
kê.
c. áp dụng sáu tiêu thức là điều kiện cần để cơ quan thống kê đáp ứng 10
nguyên tắc cơ bản của thống kê nhà nớc do các tổ chức thống kê quốc tế nêu ra.
Chúng tôi sẽ đề cập nội dung và mối liên hệ giữa 10 nguyên tắc này với các tiêu
thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê ở phần sau. ở đây chúng tôi chỉ muốn
nhấn mạnh việc thực hiện tốt 10 nguyên tắc cơ bản của thống kê nhà nớc sẽ đảm
bảo uy tín của cơ quan thống kê và đảm bảo chất lợng của thông tin thống kê.
d. Lựa chọn sáu tiêu thức sẽ phù hợp với xu thế lựa chọn chung của cơ quan
thống kê các nớc và các tổ chức quốc tế, do vậy đảm bảo tính tơng thích trong
cách hiểu và phơng pháp tiếp cận đến quản lý chất lợng thông tin thống kê và
trong chừng mực nào đó đảm bảo khả năng so sánh giữa các cơ quan thống kê
quốc gia.
3. Nội dung của các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê
Để cụ thể hóa khái niệm chất lợng thông tin thống kê và đa vào áp dụng
trong thực tiễn công tác, các nhà thống kê và các nhà quản lý đã đa ra các tiêu
5
6

Mục 1, điều 4 của Luật Thống kê
Các mục 5 và 6, điều 4 của Luật Thống kê


12


thức mô tả cụ thể chất lợng thông tin. Trên cơ sở các tiêu thức phản ánh chất lợng
thông tin, mỗi cơ quan thống kê quốc gia hay mỗi tổ chức quốc tế tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể và đặc trng văn hóa xã hội của đất nớc hay tổ chức để lựa chọn một
số tiêu thức buộc phải tuân thủ nhằm đảm bảo chất lợng thông tin. Qua nghiên cứu
và tổng hợp tất cả các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê của bốn cơ
quan thống kê quốc gia và ba tổ chức quốc tế, chúng tôi thống kê đợc tất cả 14 tiêu
thức sau:
3.1 Tính trung thực
Tiêu thức này đề cập tới giá trị của thông tin thống kê và các hoạt động thống
kê thực tế có liên quan để duy trì niềm tin của ngời sử dụng đối với cơ quan thống
kê và qua đó là niềm tin đối với sản phẩm thống kê. Niềm tin của ngời sử dụng
đợc tạo dựng theo thời gian. Để đảm bảo tính trung thực, các nhà quản lý phải đa
tính trung thực vào các mục tiêu của hoạt động thống kê. Nói cách khác, tinh thần
nghề nghiệp cần phải quán triệt trong các chính sách phát triển và thực tế thực hiện
của hoạt động thống kê và điều này cần đợc đảm bảo bởi tiêu chuẩn đạo đức, tính
minh bạch trong chính sách và thực tế hoạt động thống kê.
3.2. Tin cậy về phơng pháp luận
Tiêu thức này đề cập tới việc xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc hạch toán,
các khái niệm và định nghĩa, phạm vi tính toán, phơng pháp tính, các phân loại áp
dụng trong hoạt động thống kê, quy tắc xác định giá trị và thời điểm hạch toán. Tất
cả những nội dung này là những yếu tố cơ bản quyết định chất lợng của các chỉ tiêu
kinh tế vĩ mô. Để đảm bảo tính tin cậy về phơng pháp luận, tất cả những nội dung
nêu trên phải đợc chuẩn hóa và hớng dẫn cụ thể trong các hoạt động thống kê.
3.3. Tính phù hợp
Tính phù hợp của thông tin thống kê đợc thể hiện qua mức độ đáp ứng nhu
cầu thông tin của ngời sử dụng. Đánh giá mức độ phù hợp của thông tin thống kê
phụ thuộc vào nhu cầu khác nhau và hay thay đổi của ngời dùng tin. Với nguồn lực

có hạn, cơ quan thống kê không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của ngời dùng tin. Cơ
quan thống kê phải xác định những loại thông tin cần biên soạn nhằm giải quyết bất
cập giữa nhu cầu thông tin đa dạng với nguồn lực có hạn để sao cho đáp ứng tối đa
nhu cầu của ngời sử dụng. Tính phù hợp đòi hỏi phải xác định và phân loại đối
tợng sử dụng thông tin và những dự kiến của ngời dùng tin trong tơng lai.

13


3.4. Tính chính xác
Tính chính xác của thông tin thống kê thể hiện qua mức độ phản ánh sát thực
các hiện tợng kinh tế, xã hội của các chỉ tiêu thống kê. Không thể đòi hỏi thông tin
thống kê phản ánh đúng hiện tợng vì thông tin thống kê đầu vào dùng để tính toán
luôn chứa đựng sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Những sai số ảnh hởng đến
tính chính xác của thông tin thống kê diễn ra trong quá trình thu thập thông tin nh:
phạm vi thu thập, cách lấy mẫu, v.v và trong quá trình tính toán.
3.5. Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận của thông tin thống kê thể hiện mức độ dễ dàng để có
đợc thông tin từ các cơ quan thống kê. Khả năng tiếp cận thể hiện ở hai khía cạnh:
mức độ dễ dàng để có thể xác minh thông tin thống kê cần có và sự phù hợp của
các phơng thức tiếp cận số liệu.
3.6. Tính kịp thời
Tính kịp thời của thông tin thống kê biểu thị độ trễ về thời gian giữa thời kỳ
hay thời điểm số liệu thống kê phản ánh với thời điểm công bố thông tin. Luôn có sự
đánh đổi giữa tính chính xác và tính kịp thời của thông tin thống kê, yêu cầu thông tin
càng nhanh thì độ chính xác của thông tin càng kém. Nói cách khác, tính kịp thời
luôn ảnh hởng tới tính chính xác của thông tin thống kê.
3.7. Khả năng phục vụ
Tiêu thức phản ánh tính phù hợp, kịp thời và nhất quán của thông tin thống
kê. Tiêu thức này đợc tách thành ba tiêu thức: phù hợp, kịp thời và nhất quán.

3.8. Tính chặt chẽ
Tính chặt chẽ của thông tin thống kê phản ánh mức độ kết hợp thông tin từ
các nguồn khác nhau để đa vào cùng một lợc đồ thông tin rộng hơn theo thời
gian. Vì vậy tính chặt chẽ đòi hỏi cơ quan thống kê phải sử dụng thống nhất các khái
niệm, phân loại chuẩn và phơng pháp luận trong toàn bộ hệ thống thống kê.
3.9. Khả năng so sánh
Thông tin thống kê có hiệu quả cao nhất khi thông tin có khả năng so sánh
một cách tin cậy theo thời gian và giữa các nớc hay các khu vực.

14


3.10. Khả năng giải thích
Khả năng giải thích của thông tin thống kê phản ánh mức độ sẵn có của
những thông tin bổ sung và các bảng giải thích cần thiết để giúp cho ngời dùng tin
hiểu và sử dụng số liệu một cách chính xác và hợp lý, bao gồm: khái niệm của chỉ
tiêu, các phơng pháp phân loại đang áp dụng, phơng pháp thu thập và xử lý thông
tin, phơng pháp luận dùng trong tính toán chỉ tiêu và chỉ rõ mức độ chính xác của
thông tin thống kê.
3.11. Tính đầy đủ
Tiêu thức này biểu thị thông tin thống kê của các lĩnh vực đáp ứng đợc nhu
cầu và xác định đợc mức độ u tiên của ngời sử dụng. Thực chất tiêu thức này
rộng hơn về phạm vi và ý nghĩa so với tiêu thức tính phù hợp bởi vì tính đầy đủ
không chỉ có nghĩa là phục vụ nhu cầu của ngời dùng tin mà còn phục vụ ở mức độ
tối đa trong khả năng cho phép của cơ quan thống kê với các nguồn lực có hạn.
3.12. Tính hiệu quả
Tiêu thức phản ánh hai nội dung: (i) Các số liệu thống kê sản xuất ra phải
thực sự theo nhu cầu của ngời sử dụng. Cơ quan thống kê không nên thu thập và
tính toán những thông tin họ có khả năng tính toán nhng không cần thiết cho ngời
sử dụng; (ii) Chi phí để sản xuất ra thông tin thống kê phải phù hợp với điều kiện

thực tế của cơ quan thống kê và của nền kinh tế. Thông tin thống kê là một loại sản
phẩm có chi phí lớn, đòi hỏi cơ quan thống kê phải biết xác định các nguồn thông tin
để tính toán với chi phí thấp nhất.
3.13. Tính tin cậy
Tiêu thức này phản ánh sự sát thực giữa giá trị tuyệt đối của thông tin thống
kê tính toán lần đầu với giá trị tuyệt đối của thông tin thống kê tính toán các lần tiếp
theo của cùng một chỉ tiêu. Đánh giá tiêu thức này sẽ liên quan tới việc so sánh các
kết quả tính toán của chỉ tiêu theo thời gian. Nói cách khác, đánh giá tính tin cậy của
thông tin thống kê thực chất là hoạt động rà soát lại số liệu. Để đánh giá sự sát thực
giữa tính toán lần đầu với tính toán lần sau, các nhà thống kê quan tâm tới nguồn
gốc dùng để rà soát lại số liệu, bao gồm: thay nguồn thông tin ban đầu dùng cho
tính lần thứ nhất bằng nguồn thông tin có độ tin cậy hơn; do thay đổi định nghĩa hay
quy trình tính; do cập nhật năm gốc dùng trong tính toán theo giá so sánh.

15


3.14. Không nặng nề
Tiêu thức này phản ánh hệ thống thông tin và chỉ tiêu thống kê đầu ra của cơ
quan thống kê phải phù hợp với nguồn nhân lực và nguồn tài chính hiện có. Với quỹ
thời gian có hạn của đội ngũ cán bộ cố định về mặt quân số không cho phép cơ
quan thống kê triển khai thu thập thông tin và tính toán quá nhiều chỉ tiêu. Tiêu thức
này đòi hỏi cơ quan thống kê phải xác định và u tiên những loại thông tin gì, những
loại chỉ tiêu nào nhất thiết phải tính toán và biên soạn.
Các tiêu thức phản ánh chất lợng số liệu thống kê có mối quan hệ qua lại
và tác động lẫn nhau. Cho đến nay các nhà thống kê cha tìm ra một mô hình hiệu
quả để gộp tất cả những nét đặc trng của các tiêu thức nêu trên vào một chỉ tiêu
duy nhất. Để đảm bảo chất lợng của số liệu, cơ quan thống kê quốc gia đa ra các
biện pháp quản lý phù hợp với từng tiêu thức. Bất kỳ một hoạt động nào tác động
vào một tiêu thức sẽ ảnh hởng tới các tiêu thức còn lại.


II. Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê
Để nâng cao chất lợng thông tin thống kê, các nhà quản lý và hoạch định
chính sách phát triển của ngành thống kê cần có công cụ để thực hiện vai trò quản
lý của mình. Trong thời gian gần đây, cơ quan thống kê quốc gia các nớc và các tổ
chức quốc tế đã xây dựng lợc đồ quản lý chất lợng số liệu. Đến nay, một số cơ
quan thống kê hàng đầu trên thế giới coi lợc đồ quản lý chất lợng số liệu thống kê
là công cụ rất hữu hiệu trong công tác quản lý. Trong phần này, đề tài tập trung giới
thiệu tổng quan lợc đồ quản lý chất lợng số liệu. Trớc khi đề cập lợc đồ, đề tài
sẽ trình bày tóm tắt các nguyên tắc của thống kê nhà nớc. Những nguyên tắc này
cùng với các cách tiếp cận khác nhau tới khái niệm chất lợng thông tin thống kê là
cơ sở để dựa vào đó các cơ quan thống kê quốc gia xây dựng và áp dụng lợc đồ
quản lý chất lợng số liệu thống kê.
1. Các nguyên tắc của thống kê nhà nớc và mối liên hệ với tiêu thức chất
lợng
Để nâng cao chất lợng số liệu và uy tín của các cơ quan thống kê quốc gia,
Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế phối hợp với Cơ quan Thống
kê Châu Âu và cơ quan thống kê của một số quốc gia thảo luận và đa ra mời
nguyên tắc cơ bản áp dụng cho các tổ chức thống kê nhà nớc. Các nguyên tắc đa
ra đã đề cập khá toàn diện những vấn đề liên quan tới hoạt động của các tổ chức
thống kê nhà nớc: từ vị trí, vai trò của tổ chức thống kê (nguyên tắc 1) đến nguyên
tắc và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm thống kê (nguyên tắc 2); từ yêu cầu về

16


phơng pháp luận thống kê (nguyên tắc 3 &4) đến các nguồn thông tin đầu vào và
yêu cầu về tính bảo mật đối với nguồn thông tin này (nguyên tắc 5 &6); các nguyên
tắc còn đề cập tới vai trò của sự hợp tác giữa cơ quan thống kê nhà nớc với các tổ
chức thống kê khác trong nớc và giữa cơ quan thống kê nhà nớc trong nớc với

các cơ quan thống kê nớc ngoài (nguyên tắc 8 &10).
Cơ quan thống kê quốc gia áp dụng đầy đủ và nghiêm túc mời nguyên tắc
của thống kê nhà nớc chắc chắn sẽ nâng cao chất lợng thông tin thống kê. Dới
đây chúng tôi đề cập tới mời nguyên tắc, với mỗi nguyên tắc chúng tôi chỉ ra sự liên
quan tới các tiêu thức phản ánh chất lợng thông tin thống kê và một số phơng
pháp đơn giản để kiểm tra mức độ thực hiện các nguyên tắc7.
Nguyên tắc 1: Thống kê nhà nớc cung cấp các yếu tố không thể thiếu
trong hệ thống thông tin của một xã hội dân chủ phục vụ cho chính phủ, nền kinh tế
và công chúng với những thông tin về tình hình kinh tế, nhân khẩu, xã hội và môi
trờng. Số liệu do các cơ quan thống kê nhà nớc biên soạn đợc kiểm chứng qua
thực tế sử dụng và công bố trên cơ sở vô t, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin công
khai của công dân.
Nguyên tắc 1 liên quan tới tiêu thức về tính phù hợp, vô t và công bằng trong
tiếp cận thông tin thống kê. Có thể dùng một số câu hỏi sau để đánh giá mức độ tôn
trọng và thực hiện nguyên tắc này của cơ quan thống kê: có hay không Hội đồng
những ngời sử dụng số liệu thống kê; cơ quan thống kê có thờng xuyên nhận đợc
ý kiến phản hồi của ngời dùng tin về mức độ thỏa mãn của họ đối với số liệu thống
kê; có chính sách phổ biến số liệu thống kê hay không; cơ quan thống kê quốc gia
có chịu sự can thiệp về chính trị khi biên soạn số liệu; số liệu thống kê có công bố
cho tất cả ngời dùng tin vào cùng một thời điểm không, v.v.
ở nhiều nớc, Hội đồng những ngời sử dụng số liệu thống kê sẽ là một tổ
chức bày tỏ nhu cầu thông tin của họ đối với cơ quan thống kê và qua Hội đồng dễ
dàng đánh giá đợc tính phù hợp của số liệu thống kê. Số liệu thống kê đợc công
bố cho tất cả ngời dùng tin vào cùng một thời điểm thể hiện quyền tiếp cận thông
tin một cách công khai, bình đẳng và vô t của công dân.
Nguyên tắc 2: Để giữ tính trung thực của thống kê nhà nớc, các quyết định
của cơ quan thống kê phải tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp bao gồm nguyên

7
Nguyễn Bích Lâm, Các tiêu thức phản chất lợng số liệu thống kê và mối liên hệ với nguyên tắc cơ bản của

thống kê chính thức, Thông tin Khoa học thống kê, số 1 năm 2006

17


tắc khoa học, đạo đức nghề nghiệp về phơng pháp và quy trình thu thập, xử lý, lu
trữ và trình bày số liệu thống kê.
Nguyên tắc 2 liên quan tới tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
thống kê. Để đánh giá mức độ tuân thủ của cơ quan thống kê đối với nguyên tắc
này, có thể sử dụng một số thông tin sau: số lợng, kỹ năng và kinh nghiệm của đội
ngũ cán bộ thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc; cơ quan thống kê có
những quy định về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thống kê không; cơ quan thống
kê quốc gia có chịu sức ép chính trị về phơng pháp luận và thiết kế điều tra không;
kinh phí đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thống kê có phù hợp không.
Nguyên tắc 3: Để thuận tiện trong việc giải thích chính xác số liệu, cơ quan
thống kê phải trình bày thông tin theo chuẩn mực khoa học về nguồn, phơng pháp
và quy trình thống kê.
Nguyên tắc 3 phản ánh tinh thần trách nhiệm và tính công khai của cơ quan
thống kê. Những thông tin dùng để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc bao gồm:
cơ quan thống kê có chỉ rõ nguồn thông tin và chất lợng của nguồn thông tin dùng
để tính toán các chỉ tiêu thống kê hay không; có hay không phần giải thích trong các
ấn phẩm thống kê. Những thông tin này thể hiện tính công khai về chất lợng của
nguyên liệu đầu vào trong quy trình sản xuất số liệu thống kê.
Nguyên tắc 4: Cơ quan Thống kê phải chịu trách nhiệm đối với những chỉ
trích do giải thích sai và sử dụng không đúng số liệu thống kê.
Nguyên tắc này ngăn ngừa việc sử dụng sai số liệu do không hiểu đúng nội
dung thông tin thống kê. Thực hiện nguyên tắc này, cơ quan thống kê nên biên soạn
tài liệu, các ấn phẩm đề cập tới khái niệm, định nghĩa, nội dung và tóm tắt phơng
pháp tính các chỉ tiêu thống kê để cung cấp cho ngời dùng tin. Đồng thời cơ quan
thống kê nên thực hiện các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc phổ biến kiến thức qua

phơng tiện thông tin đại chúng cho ngời sử dụng.
Trong thời gian qua, Tổng cục Thống kê đã thực hiện khá tốt nguyên tắc này
thể hiện qua việc đã tổ chức thờng xuyên các cuộc họp báo nhằm công bố, thông
báo và giải thích nội dung các chỉ tiêu thống kê cho ngời dùng tin. Tổng cục Thống
kê đã xuất bản các ấn phẩm giúp cho ngời sử dụng số liệu hiểu nội dung các thuật
ngữ thống kê, v.v và ngay trong các cuốn số liệu cũng đã giải thích tóm tắt các khái
niệm, phơnng pháp tính.
Nguyên tắc 5: Thông tin cho mục đích thống kê có thể sử dụng từ tất cả các
nguồn - điều tra thống kê hay hồ sơ hành chính. Khi lựa chọn nguồn thông tin, cơ

18


quan thống kê phải cân nhắc tới yếu tố chất lợng, tính kịp thời, chi phí và gánh nặng
đối với đơn vị cung cấp thông tin.
Nguyên tắc 5 đề cập tới nguồn thông tin của thống kê nhà nớc. Có thể dùng
một số câu hỏi sau để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc này: cơ quan thống kê
có tiếp cận đợc thông tin từ hồ sơ hành chính không; cơ quan thống kê có cải tiến
công việc một cách hệ thống nhằm giảm bớt gánh nặng cho các đối tợng cung cấp
thông tin và nâng cao tính kịp thời của số liệu thống kê không.
Nguyên tắc 6: Cơ quan thống kê thu thập số liệu về cá nhân dùng cho mục
đích thống kê phải tuyệt đối giữ bí mật và không dùng cho các mục đích khác ngoài
mục đích thống kê.
Nguyên tắc này liên quan tới tính bảo mật của thông tin thống kê đầu vào. Để
ngời cung cấp thông tin sẵn sàng hợp tác với cơ quan thống kê, điều kiện tiên quyết
đối với cơ quan thống kê đó là phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin cá nhân của ngời
cung cấp. Thông tin cá nhân chỉ dùng cho mục đích thống kê và không có giá trị cho
các mục đích khác nh đánh thuế, giải quyết tranh chấp, v.v.
Có thể dùng một số câu hỏi sau để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc
này: cơ quan thống kê có các quy định nhằm ngăn cản việc tiết lộ thông tin cá nhân;

trong thực tế, những trờng hợp nào cơ quan thống kê cho phép ngời sử dụng tiếp
cận thông tin vi mô cho mục đích thống kê.
Nguyên tắc 7: Luật, các quy định và biện pháp áp dụng trong hệ thống
thống kê phải công khai.
Các từ ngữ dùng trong nguyên tắc đã biểu thị chủ đề và yêu cầu của nó, đó là
luật pháp. Luật pháp và các quy định có liên quan luôn đòi hỏi công khai và đợc
phổ biến tới các chủ thể mà các văn bản pháp lý này điều chỉnh. Các thông tin có
thể dùng để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc bao gồm: Nhà nớc đã ban hành
Luật Thống kê cha; trong các cuộc điều tra thống kê, đối tợng điều tra có đợc
thông báo nội dung, mục đích của cuộc điều tra và quyền hạn của họ của trong cuộc
điều tra; tỷ lệ các đối tợng có liên quan chấp hành những yêu cầu của cơ quan
thống kê theo Luật.
Nguyên tắc 8: Sự phối hợp giữa các cơ quan thống kê trong nớc có vai trò
quan trọng để đạt đợc tính phù hợp và hiệu quả trong toàn bộ hệ thống thống kê.
Nguyên tắc 8 đề cập tới vai trò của phối hợp quốc gia trong hoạt động thống
kê. Thông tin dùng để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc này gồm: ngoài cơ
quan thống kê quốc gia có còn các cơ quan thống kê nhà nớc nào khác không; cơ

19


quan thống kê quốc gia có đa ra quy trình phối hợp thu thập thông tin thống kê
không; có đa ra và sử dụng các chuẩn mực thống kê nh định nghĩa, phân loại, dàn
mẫu, phơng pháp luận ở tầm quốc gia không.
Nguyên tắc 9: Cơ quan thống kê ở mỗi nớc sử dụng các khái niệm, phân
loại và phơng pháp theo chuẩn mực quốc tế sẽ thúc đẩy tính phù hợp và hiệu quả
của hệ thống thống kê ở tất cả các cấp.
Nguyên tắc 9 đề cập tới lợi ích của việc sử dụng các chuẩn mực quốc tế trong
công tác thống kê. Thông tin dùng để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc này
gồm: hạch toán quốc gia, tổng điều tra, thống kê nhân khẩu học và thống kê xã hội

đang áp dụng trong nớc có theo chuẩn mực quốc tế không.
Nguyên tắc 10: Hợp tác song phơng và đa phơng trong thống kê góp
phần hoàn thiện hệ thống thống kê nhà nớc ở tất cả các quốc gia.
Nguyên tắc 10 đề cập tới vai trò của hợp tác quốc tế trong hoạt động thống
kê. Để đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc này cần tìm hiểu thông tin trong 5 năm
gần đây, cơ quan thống kê quốc gia có thực hiện các dự án hợp tác quốc tế và kết
quả hợp tác có hoàn thiện hệ thống thống kê chính thức không.
Các biện pháp quản lý chất lợng số liệu thống kê và những thông tin dùng
đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của thống kê nhà nớc đề cập ở trên
đều là định tính. Trong thực tế quản lý nâng cao chất lợng số liệu, các nhà thống kê
đa ra những giải pháp cụ thể cho từng công đoạn của hoạt động sản xuất và công
bố thông tin thống kê.
2. Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê
Để đánh giá về mặt định lợng chất lợng thông tin, một số cơ quan thống kê
quốc gia đã nghiên cứu và đa ra Hệ thống đánh giá chất lợng thông tin thống kê.
Hệ thống tập trung đánh giá trên sáu lĩnh vực và trong mỗi lĩnh vực đều đánh giá
theo các tiêu thức phản ánh chất lợng. Sáu lĩnh vực đánh giá trong Hệ thống đánh
giá chất lợng thông tin thống kê bao gồm:
-

Môi trờng làm ra thông tin thống kê;
Tính phù hợp của quy trình làm thông tin thống kê;
Tính chính xác của hoạt động thu thập thông tin;
Tính hoàn hảo của thông tin thống kê đã công bố;
Mức độ thỏa mãn nhu cầu của ngời sử dụng;
Nỗ lực hoàn thiện chất lợng thông tin.

20



Không phải trong cả sáu lĩnh vực nêu trên đều đánh giá cho tất cả các tiêu
thức. Chẳng hạn đối với lĩnh vực môi trờng làm ra thông tin thống kê thì cả sáu tiêu
thức đều đợc đánh giá, trong khi đó đối với lĩnh vực tính chính xác của hoạt động
thu thập thông tin, chỉ cần đánh giá với tiêu thức tính chính xác. Nh trong bất kỳ hệ
thống đánh giá nào, Hệ thống đánh giá chất lợng số liệu thống kê cũng đa ra
phơng pháp đánh giá và đợc xác định cho từng lĩnh vực. Sau đây chúng tôi đề cập
phơng pháp đánh giá cho từng lĩnh vực.
2.1. Đánh giá môi trờng làm ra thông tin thống kê
Môi trờng làm ra thông tin thống kê là một yếu tố quan trọng ảnh hởng tới
chất lợng thông tin. Trong lĩnh vực đánh giá này bao gồm ba yếu tố chính: (i) Vai trò
của ngời lãnh đạo cao nhất trong cơ quan thống kê; (ii) Chất lợng và ý thức của
đội ngũ cán bộ; (iii) Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động của cơ quan thống kê. Để
đánh giá môi trờng làm ra thông tin thống kê một cách sát thực, chúng ta cần thực
hiện một số công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết, thu thập những ý kiến góp ý, những
phản hồi của đội ngũ cán bộ thống kê về bản kế hoạch, từ đó biên soạn báo cáo chỉ
rõ các yêu cầu về môi trờng làm ra thông tin thống kê;
- Tiến hành phỏng vấn các cán bộ thống kê trực tiếp liên quan tới công tác
tính toán và biên soạn số liệu thống kê để có những thông tin sát thực về môi trờng
hiện tại làm ra thông tin thống kê. Từ đó phân loại những tồn tại và các yêu cầu
nhằm cải tiến và hoàn thiện môi trờng làm ra thông tin;
- Biên soạn báo cáo đánh giá toàn bộ môi trờng làm thông tin và phản hồi tới
các bộ phận có liên quan. Để báo cáo có chất lợng và thông tin trong báo cáo có
độ chính xác cao cần kiểm tra lại những thông tin thu đợc từ phỏng vấn các cán bộ
có liên quan.
2.2. Đánh giá tính phù hợp của quy trình làm thông tin thống kê
Quy trình làm thông tin thống kê bao gồm quy trình thu thập, xử lý và tính toán
các chỉ tiêu thống kê. Không ai hiểu và nắm vững quy trình làm thông tin thống kê
bằng chính bản thân những ngời trực tiếp thu thập, tính toán và biên soạn thông tin
thống kê. Vì vậy đánh giá tính phù hợp của quy trình làm thông tin thống kê cần thực

hiện qua việc tự đánh giá những điểm mạnh và các tồn tại của quy trình này. Để cho
khách quan, bên cạnh việc tự đánh giá của những ngời trực tiếp làm số liệu, cần có
những đánh giá về quy trình này từ các chuyên gia ở bên ngoài. Để bên ngoài đánh

21


giá có thực chất và hiểu quả, cơ quan thống kê phải chuẩn bị danh mục các nội
dung cần đánh giá và đề nghị ngời đánh giá đa ra một số giải pháp hay gợi ý để
hoàn thiện quy trình làm số liệu thống kê. Cụ thể việc đánh giá tính phù hợp của quy
trình làm thông tin thống kê gồm các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp để đánh giá quy trình làm thông tin
thống kê, thông báo kế hoạch đánh giá tới các bộ phận có liên quan;
- Thành lập một nhóm rà soát chất lợng thông tin để đánh giá quy trình làm
số liệu. Nhóm này cần rà soát và phân tích những tồn tại của quy trình làm ra thông
tin từ giai đoạn thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu thu đợc đến quy trình tính toán,
biên soạn số liệu;
- Chuẩn bị biểu mẫu và tiến hành đánh giá quy trình làm thông tin thống kê từ
các đơn vị có liên quan trong cơ quan thống kê, tới các đơn vị và cá nhân ở ngoài cơ
quan thống kê theo biểu mẫu đã thiết kế;
- Phân tích, đánh giá kết quả, chuẩn bị báo cáo đồng thời gửi kết quả đánh
giá lấy ý kiến góp ý và phản hồi;
- Hoàn thiện báo cáo, phản hồi lại thông tin cho đơn vị có liên quan đồng thời
xây dựng kế hoạch hoàn thiện quy trình làm thông tin thống kê.
2.3. Đánh giá tính chính xác của hoạt động thu thập thông tin
Mức độ chính xác của thông tin đầu ra phụ thuộc vào số liệu thu thập đợc ở
nơi tiến hành điều tra phỏng vấn hay nơi làm báo cáo theo chế độ báo cáo thống kê.
Điều đó có nghĩa là chất lợng hoạt động thu thập thông tin phụ thuộc vào quá trình
tiến hành điều tra phỏng vấn và tính hiệu quả của hệ thống thu thập. Đánh giá mức
độ chính xác của thông tin đã thu thập chủ yếu bằng cách gọi điện thoại hỏi lại đối

tợng điều tra hoặc tiến hành phúc tra lại. Mục đích chính của hoạt động đánh giá
này nhằm xác định các sai số phi mẫu phát sinh trong quá trình điều tra để hoàn
thiện chất lợng điều tra. Các công việc trong hoạt động đánh giá tính chính xác của
hoạt động thu thập thông tin bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch đánh giá, chọn mẫu các đơn vị sẽ thực hiện phỏng vấn
lại (khoảng 10% của mẫu đã điều tra);

22


×