Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Trắc nghiệm Sinh học 12 – Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.73 KB, 30 trang )

Trắc nghiệm Sinh học 12 – Cơ bản
PHẦN V. DI TRUYỀN HỌC
Chương I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1. Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
Loại bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin là:
A. UAA, UAG.
B. AUG, GUU.
C. UGG, AUG.
D. AUG, UGA
[
]
Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là
A. mạch bổ sung với mạch khuôn 3’→5’.
B. mạch được tổng hợp theo theo chiều 3’→5’.
C. mạch bổ sung với mạch khuôn 5’→3’.
D. mạch được tổng hợp sau.
[
]
Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp
liên tục còn một mạch được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.
[
]
Intron là
A. đoạn gen mang tính hiệu kết thúc phiên mã.
B. đoạn gen không mã hóa axit amin.
C. đoạn gen mã hóa axit amin.
D. gen phân mảnh xen kẽ với các êxôn.
[
]
Vùng điều hòa của gen cấu trúc ở tế bào sinh vật nhân thực
A. có chức năng điều hòa phiên mã cho mỗi gen cấu trúc.


B. có chức năng điều hòa phiên mã cho một cụm gen cấu trúc.
C. là đoạn gen điều hòa phiên mã mang bộ ba mở đầu.
D. là đoạn gen phân mảnh gồm các êxôn xen kẻ các intron.
[
]
Bài 2. Phiên mã và dịch mã
Enzim thực hiện tháo xoắn trong quá trình phiên mã là
A. ADN-polimeraza.
B. ARN-polimeraza.
C. ligaza.
D. restrictaza.
[
]
Một gen tham gia vào quá trình phiên mã tạo các mARN. Quá trình dịch mã xảy ra một
lần trên các mARN đó ở 5 ribôxôm tạo 15 chuỗi polipeptit. Số lần phiên mã của gen là:


A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
[
]
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.
B. mARN được sao y khuôn từ mạch gốc của ADN.
C. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm.
D. Trên các tARN có các anticodon giống nhau.
[
]
Trong phiên mã và dịch mã, phân tử rARN đóng vai trò
A. tham gia phiên mã.
B. kết hợp với prôtêin tạo ribôxôm.
C. là nới chứa enzim ARN-polimeraza.

D. giúp tARN nhận biết mã sao tương ứng.
[
]
Một phân tử mARN trưởng thành có chiều dài 0,51µm tham gia dịch mã đã cần 1996 axit
amin từ môi trường. Chuỗi polixôm dịch mã trên mARN có số ribôxôm là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
[
]
Quá trình dịch mã ở tế bào sinh vật nhân sơ xảy ra trong
A. nhân tế bào.
B. tế bào chất.
C. các bào quan.
D. nhân tế bào và tế bào chất
[
]
Loại ARN làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm là
A. mARN.
B. tARN.
C. rARN
D. rARN và mARN.
[
]
Bài 3. Điều hòa hoạt động gen
Trong cấu trúc của một ôpêron, vùng nằm ngay trước vùng mã hóa các gen cấu trúc là
A. gen điều hòa.
B. vùng điều hòa.
C. vùng khởi động.
D. vùng vận hành.
[
]
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của ôpêron Lac, khi môi trường có lactôzơ thì
A. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.

B. enzim ARN-polimeraza không gắn vào vùng khởi đầu.
C. protêin ức chế không gắn vào vùng vận hành.
D. protêin ức chế không được tổng hợp.


[
]
Gen điều hòa ôpêron hoạt động khi môi trường
A. có chất cảm ứng.
B. không có chất cảm ứng.
C. không có chất ức chế.
D. có hoặc không có chất cảm ứng.
[
]
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của ôpêron, khi môi trường không có chất cảm ứng thì
A. protêin ức chế bị bất hoạt.
B. protêin ức chế hoạt động.
C. gen cấu trúc hoạt động.
D. enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi động.
[
]
Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở giai đoạn
A. phiên mã.
B. sau phiên mã.
C. dịch mã.
D. sau dịch mã.
[
]
Bài 4. Đột biến gen
Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do
A. sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
B. sai hỏng ngẫu nhiên.
C. tác động của các tác nhân lí-hóa từ môi trường hay tác nhân sinh học.
D. cả A, B, C đều đúng.

[
]
Vai trò của đột biến gen đối với quá trình tiến hóa là
A. tạo nguồn biến dị di truyền chủ yếu.
B. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
C. góp phần hình thành nên loài mới.
D. tạo biến dị tổ hợp.
[
]
Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gen?
A. Đột biến gen là biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp nuclêôtit.
B. Đột biến gen phát sinh do tác nhân lí-hóa hay sinh học.
C. Đột biến gen có lợi nên là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa.
D. Đột biến gen có lợi hay có hại tùy thuộc vào môi trường hay tổ hợp gen mang nó.
[
]
Gen A có 1500 nuclêôtit, trong đó có 500 ađênin. Gen A bị đột biến thành gen a có 1748
liên kết hidrô. Như vậy gen A bị đột biến dạng
A. thêm một cặp A-T.
B. mất một cặp A-T.
C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
D. mất một cặp G-X.
[
]
A
A
G
G
A
laø
m
khuoâ
n
5BU

laø
m
khuoâ
n
G
laø
m
khuoâ
n
→ ||| 
Cho sơ đồ: P 
nhaân ñoâi → P 
nhaân ñoâi
nhaân ñoâi → |||
T
5 BU
5BU
X


Đây là sơ đồ cơ chế phát sinh đột biến gen dạng
A. mất một cặp nuclêôtit.
B. thêm một cặp nuclêôtit.
C. thay một cặp nuclêôtit.
D. đảo một cặp nuclêôtit.
[
]
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm thay đổi
A. số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
B. vị trí các gen trên nhiễm sắc thể.

C. cấu trúc của gen trên nhiễm sắc thể.
D. số lượng và vị trí các gen trên và giữa các nhiễm sắc thể.
[
]
Giao tử bình thường của loài vịt nhà có 40 nhiễm sắc thể đơn. Một hợp tử của loài này
nguyên phân bình thường 4 lần đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với
1185 nhiễm sắc thể đơn. Trường hợp nào sau đây đúng với hợp tử trên?
A. Thể tam bội.
B. Thể lưỡng bội.
C. Thể một.
D. Thể không.
[
]
Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội so với thể tự đa bội là
A. tổ hợp được các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
C. tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
D. khả năng phát triển và sức chống chịu bình thường.
[
]
Xét cặp nhiễm sắc thể tương đồng Aa trong một tế bào sinh tinh. Nếu cặp nhiễm sắc thể
này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì có thể sẽ tạo ra các loại giao tử là:
A. AA, Aa, aa
B. AA, 0, a
C. Aa, aa
D. Aa, 0, A, a
[
]
Bài 6. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Số nhiễm sắc thể được dự đoán
trong thể một kép là
A. 10
B. 12
C. 14

D. 16
[
]
Đột biến lệch bội hình thành thể khảm có thể xảy ra trong
A. nguyên phân của tế bào sinh dưỡng.
B. giảm phân của tế bào sinh dục.
C. thụ tinh giữa các giao tử.


D. nguyên phân của hợp tử.
[
]
Thể dị đa bội là trường hợp đột biến
A. làm tăng nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài.
B. làm tăng số bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau.
C. chỉ phát sinh ở các con lai F1.
D. làm tăng số bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài khác nhau trong một tế bào.
[
]
Loại đột biến có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài mới ở thực
vật là
A. tự đa bội.
B. dị đa bội.
C. đột biến gen.
D. đột biến lệch bội
[
]
Trường hợp nào dưới đây thuộc đột biến số lượng nhiễm sắc thể?
A. Dị đa bội và lệch bội.
B. Lệch bội và tự đa bội.
C. Lệch bội và đa bội.
D. Dị đa bội và tự đa bội.
[
]
Chương II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

Bài 8. Quy luật Menđen: Quy luât phân li
Trong phương pháp lai và phân tích con lai, cần tiến hành các bước sau:
1. Tạo ra các dòng thuần.
2. Xây dựng giả thuyết để giải thích và thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết.
3. Dùng toán sác xuất phân tích kết quả lai.
4. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
Hãy sắp xếp các bước theo đúng trình tự Menđen tiến hành khi nghiên cứu
A. 1 → 2 → 3 → 4
B. 1 → 4 → 3 → 2
C. 1 → 4 → 2 → 3
D. 1 → 2 → 4 → 3
[
]
Để kiểm chứng giả thuyết của mình trên các đối tượng nghiên cứu, Menđen đã dùng
phương pháp
A. lai phân tích.
B. tự thụ phấn.
C. cho giao phấn.
D. tạp giao.
[
]
Quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen có ứng dụng thực tế là
A. giúp dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau và tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
B. làm cho sinh vật ngày càng phong phú và đa dạng.
C. cơ sở của sự tổ hợp các gen đã có sẵn ở bố mẹ trong cơ thể con lai.
D. cơ sở của quá trình tiến hóa và chọn giống.
[
]


Theo cơ sở tế bào học, cặp nhân tố di truyền được gọi là
A. cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
B. cặp alen.

C. cặp tính trạng.
D. cặp tính trạng tương phản.
[
]
Cần làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?
A. Tự thụ.
B. Tạp giao.
C. Cho lai với cá thể có kiểu hình lặn.
D. Cho lai với cá thể có kiểu hình trội.
[
]
Bài 9. Quy luật Menđen: Quy luât phân li độc lập
Nếu F1 có 2 cặp gen di hợp nằm trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì số loại
biến dị tổ hợp xuất ở F2 là
A. 1
B. 2
C. 4
D. 6
[
]
Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên mấy tính trạng tương phản riêng lẻ ở đậu Hà lan
mới rút ra được quy luật phân li độc lập?
A. 1
B. 4
C. 6
D. 7
[
]
Cho phép lai: AABb x AaBB. Số loại kiểu gen được hình thành ở thế hệ sau là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 9
[
]

Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập là gì?
A. Số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn.
B. Tính trội phải trội hoàn toàn.
C. Các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương
đồng khác nhau.
D. Thế hệ P phải thuần chủng.
[
]
Cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp theo Menđen là do
A. sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.
B. sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh.
C. sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
D. A và B đúng.
[
]
Nếu F1 có n tính trạng (trội-lặn hoàn toàn) do n cặp gen dị hợp trên n cặp nhiễm sắc thể
tương đồng khác nhau, thì số loại kiểu hình ở F2 là bao nhiêu?


A. 2n
B. 2n + 1
C. 2n.
D. n2.
[
]
Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Chuỗi beta-hemoglobin của gen HbA và gen HbS ở người khác nhau một axit amin ở vị
trí số
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
[
]

Tương tác gen xảy ra khi
A. các gen nằm trên cùng 1 NST.
B. các cặp gen nằm trên 1 cặp NST.
C. các cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
D. các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
[
]
Tế bào hồng cầu lưỡi liềm ở người bị vỡ gây ra hậu quả gì?
A. Thể lực suy giảm.
B. Đau và sốt.
C. Tổn thương não.
D. Suy thận.
[
]
Ở gà, gen V: lông màu, v: lông trắng; gen T: át chế màu, t: không át chế màu. Hai cặp
gen này phân li độc lập. Cho lai hai nòi gà thuần chủng lông màu (VVtt) và lông trắng
(vvTT) được F1. Cho gà F1 giao phối với nhau, tỉ lệ kiểu hình ở F2 được dự đoán là
A. 13 trắng : 3 màu
B. 3 trắng : 13 màu
C. 9 trắng : 7 màu
D. 15 trắng : 1 màu
[
]
Trong kiểu tương tác cộng gộp, kiểu hình phụ thuộc vào?
A. Số alen trội trong kiểu gen.
B. Số alen trong kiểu gen.
C. Cặp gen đồng hợp.
D. Cặp gen dị hợp.
[
]
Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen
Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Số lượng nhóm gen liên kết tối đa của loài này là:
A. 18
B. 36

C. 9
D. 18
[
]


Cho phép lai sau:
PTC: thân xám, cánh dài (ruồi giấm cái) x thân đen, cánh cụt (ruồi giấm đực)
F1:
100% thân xám, cánh dài
Cho ruồi đực F1 lai phân tích, thu được kết quả:
A. 1thân xám, cánh dài : 1thân xám, cánh cụt : 1thân đen, cánh dài : 1thân đen, cánh cụt.
B. 1thân xám, cánh dài : 1thân đen, cánh cụt.
C. 3thân xám, cánh dài : 3thân xám, cánh cụt : 1thân đen, cánh dài : 1thân đen, cánh cụt.
D. 1thân xám, cánh cụt : 1thân đen, cánh dài.
[
]
Hoán vị gen là một trong những cơ chế tạo ra
A. nhiều biến dị tổ hợp.
B. biến đổi trong cấu trúc của gen.
C. nhiều biến dị đột biến.
D. thường biến.
[
]
Ý nghĩa của liên kết gen là
A. giúp duy trì sự ổn định các tính trạng của loài.
B. tạo ra các giao tử mang tổ hợp gen mới.
C. giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
D. tạo nên nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hóa.
[
]
Tần số hoán vị gen giữa 2 gen không bao giờ vượt quá
A. 12,5%
B. 25%

C. 50%
D. 75%
[
]
Bài 12. Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
Tính trạng có túm lông trên vành tai của người là do gen trên nhiễm sắc thể
A. giới tính qui định.
B. X qui định.
C. Y qui định.
D. thường qui định.
[
]
Nghiên cứu sự di truyền liên kết với giới tính nhằm
A. đem lại lợi ích kinh tế cao.
B. để thuận tiện cho việc lựa chọn con giống.
C. tạo ra nguồn biến dị di truyền cho tiến hóa.
D. duy trì sự ổn định của loài.
[
]
Nếu kết quả của phép lai thuận, lai nghịch khác nhau và con lai luôn có kiểu hình giống
mẹ thì ta rút ra kết luận gì?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
B. Gen quy định tính trạng nằm ở ngoài nhân.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
[
]
Nhiễm sắc thể giới tính có chứa các gen qui định


A. tính trạng thường.
B. tính trạng giới tính.
C. tính trạng giới tính lẫn tính trạng thường.
D. tất cả các tính trạng của sinh vật.

[
]
Đối tượng nào sau đây con cái có cặp NST giới tính XX và con đực có cặp NST giới tính
XY?
A. Người và ruồi giấm.
B. Động vật có vú và ruồi giấm.
C. Chim và bướm.
D. Châu chấu và ruồi giấm.
[
]
Đối tượng nào sau đây con cái có cặp NST giới tính XY và con đực có cặp NST giới tính
XX?
A. Người và ruồi giấm.
B. Động vật có vú và ruồi giấm.
C. Chim và bướm.
D. Châu chấu và ruồi giấm.
[
]
Bài 13. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Kiểu hình của cơ thể sinh vật được tạo thành là do
A. kiểu gen qui định.
B. môi trường qui định.
C. kiểu gen trội qui định.
D. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
[
]
Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác
nhau gọi là
A. đột biến.
B. biến dị tổ hợp.
C. sự mềm dẻo kiểu hình.
D. biến dị.
[
]
Hiện tượng nào sau đây không phải là sự mềm dẻo kiểu hình?

A. Sự thay đổi màu da của tắc kè hoa theo nền môi trường.
B. Sự thay đổi hình dạng lá cây rau mác.
C. Bọ que có thân và chi giống cái que.
D. Sự thay đổi màu sắc ở cây hoa cẩm tú cầu.
[
]
Sự mềm dẻo kiểu hình giúp
A. sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú.
B. tạo nguồn biến dị sơ cấp cho tiến hóa.
C. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
D. sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
[
]
Yếu tố được xem là quan trọng nhất khi chọn giống là
A. môi trường sống của giống.
B. kiểu gen của giống.


C. kiểu hình của giống.
D. kiểu hình bố mẹ của giống.
[
]
Chương III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16. Cấu trúc di truyền của quần thể
I. CHỌN CÂU SAI TRONG CÁC CÂU SAU
Quần thể
A. bao gồm các cá thể cùng sống trong một khoảng không gian xác định, thời gian xác
định, có thể giao phối với nhau để sinh ra con cái (ở những loài giao phối).
B. là đơn vị tổ chức và đơn vị sinh sản của loài.
C. bao gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác
định, tồn tại qua thời điểm xác định, giao phối với nhau sinh ra thế hệ sau (quần thể giao
phối).
D. có thành phần kiểu gen kiểu gen đặc trưng và ổn định.

[
]
Sự tự phối qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến
A. trong quần thể có nhiều cá thể thuần chủng nhưng lại mang kiểu gen khác nhau.
B. tần số kiểu gen ngày càng ổn định.
C. số cá thể kiểu gen đồng hợp tử tăng, số cá thể dị hợp giảm.
D. tần số alen không đổi.
[
]
II. CHỌN CÂU ĐÚNG TRONG CÁC CÂU SAU
Xét màu lông của một quần thể có 600 con chuột, người ta thấy có 350 con lông màu
xám, 250 con có lông màu trắng. Biết gen quy định màu lông của chuột do 2 loại alen:
alen B quy định màu xám, alen b quy định màu trắng. Khi xét kiểu gen 350 con màu xám
có 130 con có kiểu gen BB. Tần số alen B/b của quần thể trên là
A. 0,3/0,7
B. 0,6/0,4
C. 0,4/0,6
D. 0,7/0,3
[
]
Nếu quần thể chuột có tần số kiểu gen về tính trạng màu lông là 0,2BB : 0,6Bb : 0,2bb
thì sau 2 thế hệ giao phối cận huyết, tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể là
A. 0,10
B. 0,15
C. 0,20
D. 0,25
[
]
Nếu quần thể chuột có tần số kiểu gen về tính trạng màu lông là 0,2BB : 0,6Bb : 0,2bb
thì sau 2 thế hệ giao phối cận huyết, tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn trong quần thể chuột
trên sẽ là
A. 0,375
B. 0,40
C. 0,425



D. 0,45
[
]
Bài 17. Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
I. CHỌN CÂU ĐÚNG TRONG CÁC CÂU SAU
Đặc điểm nổi bật của quần thể ngẫu phối là
A. cá thể đực gây sự chú ý với cá thể cái bằng hoạt động khoe mẽ.
B. các cá thể trong quần thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
C. duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. đơn vị cơ sở của tiến hoá và chọn giống.
[
]
Một gen có 4 alen sẽ tạo ra trong quần thể
A. 3 loại kiểu gen.
B. 6 loại kiểu gen.
C. 9 loại kiểu gen.
D. 10 loại kiểu gen.
[
]
Trong điều kiện nhất định, ngẫu phối có thể
A. làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
B. duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. loại bỏ nhanh chóng các gen lặn gây hại trong quần thể.
D. tổ hợp nhanh chóng các gen trội có lợi trong quần thể.
[
]
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, một gen có 2 alen sẽ tạo 3 kiểu hình. Quần thể
nào sau đây chứa gen nói trên là cân bằng?
A. 0,42AA : 0,48Aa : 0,10aa
B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C. 0,34AA : 0,42Aa : 0,24aa
D. 0,16AA : 0,20Aa : 0,64aa

[
]
Sự di-nhập gen giữa các quần thể dẫn đến
A. quần thể mất trạng thái cân bằng di truyền.
B. quần thể được củng cố do tăng thêm alen mới.
C. quần thể dễ xảy ra đột biến.
D. quần thể tăng khả năng chống chụi với điều kiện bất lợi.
Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
Bài 18. Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Dòng thuần là
A. dòng đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.
B. dòng chỉ có một kiểu gen duy nhất.
C. dòng chỉ có kiểu gen trội.
D. dòng chỉ có một kiểu hình duy nhất.
[
]
Để tạo ra dòng thuần người ta sử dụng phương pháp
A. chọn lọc nhân tạo.


B. tự thụ phấn.
C. lai phân tích.
D. gây đột biến.
[
]
Ưu thế lai giảm dần ở các thế hệ sau là do
A. tỉ lệ đồng hợp tử trội ngày càng tăng và tỉ lệ đồng hợp tử lặn ngày càng giảm.
B. tỉ lệ đồng hợp tử lặn ngày càng giảm và tỉ lệ dị hợp tử ngày càng tăng.
C. tỉ lệ dị hợp tử ngày càng giảm và tỉ lệ đồng hợp tử lặn ngày càng tăng.
D. tỉ lệ dị hợp tử ngày càng tăng và tỉ lệ đồng hợp tử ngày càng giảm.
[
]
Để tạo được ưu thế lai người ta thực hiện phép lai
A. giữa các dòng có kiểu gen trội.

B. giữa các dòng có kiểu gen đột biến.
C. giữa các dòng có kiểu gen lặn.
D. giữa các dòng thuần khác kiểu gen.
[
]
Con lai của phép lai nào sẽ mang ưu thế lai nhiều nhất?
A. AaBbCc x AaBbCc
B. AaBbCC x AaBbCc
C. AABBcc x aabbCC
D. AABbcc x aaBbCC
[
]
Bài 19. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:
1. Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng.
3. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
A. 1 → 2 → 3
B. 2 → 3 → 1
C. 3 → 2 → 1
D. 3 → 1 → 2
[
]
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến có hiệu quả nhất đối với
A. cây trồng.
B. vật nuôi.
C. vi sinh vật.
D. sinh vật.
[
]
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật vì
A. chúng có cấu tạo đơn giản nên dễ gây đột biến.
B. chúng có tốc độ sinh sản nhanh nên dễ dàng phân lập được các dòng đột biến.
C. vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường.

D. vi sinh vật có khả năng phân bố rộng.
[
]
Trong công tác giống, lai tế bào sinh dưỡng được ứng dụng nhằm
A. để nhân giống hữu tính ở thực vật.
B. tạo ra cơ thể lai đa bội vì tế bào mang 2 bộ NST của bố và mẹ.
C. tạo ra giống mới mang đặc điểm 2 loài của bố và mẹ.


D. để dung hợp hai cơ thể lưỡng bội.
[
]
Để duy trì ưu thế lai, người ta cho
A. lai hữu hữu tính.
B. lai xa.
C. nhân bản vô tính.
D. lai tế bào sinh dưỡng.
[
]
Bài 20. Tạo giống nhờ công nghệ gen
Công nghệ gen là
A. kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử.
B. kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào.
C. kĩ thuật thao tác dựa vào sự hiểu biết về di truyền vi sinh vật.
D. quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
[
]
Khâu nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong công nghệ gen?
A. Tách chiết thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào.
B. Tạo ADN tái tổ hợp.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
[
]
Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen

A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào
chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào
nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế
bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái
tổ hợp vào tế bào nhận.
[
]
Để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận có thể dùng chất nào sau đây?
A. Muối CaCl2.
B. Xung điện.
C. Muối CaCl2 hoặc xung điện.
D. Cônxixin.
[
]
Hiện nay cà chua biến đổi gen có thể vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không
bị hỏng, là do người ta đã
A. đưa thêm gen hạn chế quả chín vào tế bào.
B. gây biến đổi gen làm chín quả thành chậm chín.
C. loại bỏ gen làm chín quả.
D. gây bất hoạt gen làm chín quả.
[
]
Chương V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 21. Di truyền y học


Đột biến gen tiền ung thư thường là
A. đột biến lặn.
B. đột biến trội.
C. đột biến xôma.

D. đột biến giao tử.
[
]
Đột biến gen ức chế khối u thường là
A. đột biến xôma.
B. đột biến giao tử.
C. đột biến lặn.
D. đột biến trội.
[
]
Bệnh nào sau đây là bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu.
C. Hội chứng Patau.
D. Hội chứng Etuốt.
[
]
Hội chứng Đao phổ biến nhất trong số các hội chứng do đột biến nhiễm sắc thể đã gặp ở
người là do
A. không làm mất mà tăng vật chất di truyền nên ít gây chết cho cơ thể.
B. nhiễm sắc thể 21 rất nhỏ chứa ít gen nên sự mất cân bằng gen do thừa 1 nhiễm sắc thể
là ít nghiêm trọng.
C. Số người mẹ lớn tuổi sinh con ngày càng nhiều.
D. Sự mất cân bằng gen do thừa 1 nhiễm sắc thể là ít nghiêm trọng.
[
]
Nhận định nào sau đây về khối u là không đúng?
A. Khối u được tạo ra do sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ
thể.
B. Khối u có thể là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng di chuyển vào máu.
C. Khối u được gọi là lành tính khi các tế bào của nó không có khả năng di chuyển vào
máu.
D. Tế bào khối u có khả năng di chuyểnn hay không di chuyển vào máu đều thuộc khối u
ác tính.

[
]
Bài 22. Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vần đề xã hội của di truyền học
Liệu pháp gen là kĩ thuật
A. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể bằng các gen lành.
B. thay thế các gen đột biến trong cơ thể bằng các gen lặn.
C. thay thế các gen này bằng cac gen khác.
D. biến đổi gen gây bệnh thành gen lành.
[
]
Trong di truyền học, xét nghiệm trước khi sinh nhằm mục đích
A. theo dõi sự phát triển của thai nhi.
B. xác định giới tính.
C. chẩn đoán sớm được nhiều bệnh di truyền.
D. chữa các bệnh di truyền.


[
]
Cách nào sau đây không được dùng để bảo vệ vốn gen của loài người?
A. Bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm môi trường.
B. Kết hôn gần để duy trì các đặc tính tốt.
C. Thực hiện an toàn lương thực, thực phẩm.
D. Tích cực đấu tranh vì hoà bình.
[
]
Nhận định nào sau đây không đúng về bệnh di truyền?
A. Tất cả bệnh di truyền không thể chữa trị được.
B. Nếu phát hiện sớm có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng để hạn chế bệnh.
C. Phát hiện bệnh di truyền bằng cách phân tích ADN, nhiễm sắc thể ở tế bào phôi.
D. Phát hiện bệnh di truyền bằng phương pháp phân tích chỉ tiêu sinh hóa.
[
]
Một trong những khó khăn trong việc chữa trị bệnh di truyền bằng liệu pháp gen là gì?
A. Chưa đủ thiết bị, dụng cụ để tiến hành.

B. Chèn gen lành vào hệ gen của người nhờ virút.
C. Loại bỏ những gen gây bệnh của virut sống trong cơ thể người.
D. Ở người tế bào thay thế gen không sinh sản.
[
]
PHẦN VI. TIẾN HÓA
Chương I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa
Nội dung không đúng về cơ quan thoái hóa ở người là
A. ruột thừa là vết tích của ruột tịch ở động vật ăn cỏ.
B. nếp thịt nhỏ ở khóe mắt là dấu vết mi mắt thứ ba ở bò sát, chim.
C. mấu lồi ở mép vành tai là di tích đầu nhọn của vành tai thú.
D. cơ quan thoái hóa là di tích của những cơ quan phát triển ở động vật biểu hiện trên cơ
thể của một số người.
[
]
Kết luận quan trọng nhất về nguồn gốc của loài người là
A. có nguồn gốc động vật và gần gũi với lớp thú.
B. dạng tiến hóa cao trong giới động vật.
C. vượn người và người có cùng tổ tiên chung và quan hệ gần gũi.
D. vượn người và người là hai hướng tiến hóa khác nhau.
[
]
Cơ quan thoái hóa là
A. cơ quan bị teo đi.
B. cơ quan không còn để lại dấu vết trên cơ thể.
C. cơ quan không phát triển.
D. di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống.
[
]
Các cơ quan tương tự có ý nghĩa gì trong tiến hóa?
A. Phản ánh sự tiến hóa phân li.
B. Phản ánh sự tiến hóa hội tụ.
C. Phản ánh sự tiến hóa song hành.

D. Phản ánh chức phận quy định cấu tạo.


[
]
Bằng chứng tiến hóa nào được xem là một trong những hiện tượng khoa học lớn nhất
trong thế kỷ XIX?
A. Bằng chứng tế bào học.
B. Bằng chứng giải phẩu học so sánh.
C. Bằng chứng sinh học phân tử.
D. Bằng chứng phôi sinh học.
Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn
Theo Đacuyn, nhân tố chính tác động trong quá trình hình thành những đặc điểm
thích nghi trên cơ thể sinh vật là gì?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị.
B. Sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. Sự phong phú và đa dạng của các biến dị cá thể.
D. Các yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh.
[
]
Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là
A. giải thích không thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. đánh giá chưa đúng vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá.
C. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị.
D. chưa giải thích đầy đủ quá trình hình thành loài mới.
[
]
Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên trên một quy mô rộng lớn, lâu dài và quá trình phân li
tính trạng sẽ dẫn tới
A. hình thành nhiều giống vật nuôi và cây trồng mới trong mỗi loài.
B. hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu thông qua nhiều dạng trung gian.
C. vật nuôi và cây trồng thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
D. hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

[
]
Đánh giá sự thành công trong học thuyết tiến hóa của Lamac, thì nội dung nào sau đây là
không đúng?
A. Là một học thuyết có hệ thống về sự tiến hóa của sinh giới.
B. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng ngày càng hoàn thiện.
C. Dấu hiệu đặc trưng của tiến hóa là nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản
đến phức tạp.
D. Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi với sự thay đổi chậm chạp của điều kiện
ngoại cảnh.
[
]
Điểm nào sau đây là quan niệm đúng của Lamac?
A. Mọi sinh vật đều kịp thời thích nghi trước hoàn cảnh sống.
B. Ngoại cảnh là nhân tố dẫn đến sự biến đổi ở sinh vật.
C. Biến đổi do ngoại cảnh luôn di truyền.
D. Mọi sinh vật có phản ứng giống nhau trước ngoại cảnh.
[
]
Bài 26. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại


Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
Nhân tố nào hình thành nên những tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định?
A. Cách li sinh sản.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Biến dị di truyền.
D. Biến động môi trường.
[
]
Nhân tố nào giữ lại tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Biến động di truyền.
C. Cách li sinh sản.

D. Biến động di truyền.
[
]
Sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường là do
A. đa hình về kiểu gen
B. mang những đặc điểm chính giúp chúng sống tốt hơn
C. khả năng sinh sản cao
D. sự biến đổi kiểu hình
[
]
Quá trình hình thành quần thể thích nghi là
A. quá trình tích lũy các alen cùng tham gia qui định kiểu hình thích nghi
B. tích lũy các đột biến có lợi
C. di-nhập gen
D. giao phối không ngẫu nhiên
[
]
Bài 28. Loài
Loài sinh học là
A. một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau và sinh
sản ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản với các quần thể khác.
B. một hoặc một số cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên.
C. một hoặc một nhóm cá thể sống trong cùng một khu vực địa lí có khả năng giao phối
với nhau trong tự nhiên.
D. một hoặc một nhóm cá thể có chức năng sinh lí khác nhau, không có khả năng giao
phối với nhau trong tự nhiên.
[
]
Đối với các loài giao phối, việc phân biệt chính xác nhất hai loài thân thuộc dựa vào tiêu
chuẩn
A. hình thái.
B. cách li sinh sản.
C. chuẩn sinh lí-sinh hóa.
D. địa lí-sinh thái.

[
]
Cơ chế cách li trước hợp tử là
A. ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử.
B. ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
C. ngăn cản sự xuất hiện các đột biến.


D. ngăn cản sự giao phối tự do.
[
]
Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn nào phân biệt loài chính xác nhất?
A. Tiêu chuẩn hình thái
B. Tiêu chuẩn cách li sinh sản
C. Tiêu chuẩn sinh lí-sinh hóa
D. Tiêu chuẩn địa lí-sinh thái
[
]
Cách li sau hợp tử là
A. những trở ngại tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
B. những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau.
C. những trở ngại xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. những trở ngại ngăn cản sự tạo thành hợp tử.
[
]
Bài 29, 30. Quá trình hình thành loài
Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li hình thái.
C. Cách li sinh sản.
D. Cách li địa lí.
[
]
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở
A. sinh vật có khả năng di cư

B. sinh vật ít di cư
C. thực vật và động vật bậc cao
D. vi khuẩn và Nấm
[
]
Lai loài lúa mì hoang dại 2n = 14 NST với loài lúa mì 4n = 28 thu được cây lai F1, tứ bội
hóa cây F1 được cây lúa mì hiện nay. Cây lai F1 có đặc điểm:
A. 2n = 21, hữu thụ
B. 2n = 21, bất thụ
C. 3n = 21, hữu thụ
D. 3n = 21, bất thụ
[
]
Lai loài lúa mì hoang dại 2n = 14 NST với loài lúa mì 4n = 28 thu được cây lai F1, tứ bội
hóa cây F1 được cây lúa mì hiện nay. Lúa mì hiện nay có đặc điểm:
A. 4n = 42, hữu thụ
B. 4n = 42, bất thụ
C. 6n = 42, hữu thụ
D. 6n = 42, bất thụ
[
]
Tế bào của cơ thể song nhị bội có chứa
A. hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bố mẹ khác loài.
B. bộ nhiễm sắc thể của hai bố mẹ.
C. bộ nhiễm sắc thể đa bội lẻ.
D. bộ nhiễm sắc thể đa bội chẳn.
[
]


Bài 31. Tiến hóa lớn
Điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá lớn là không đúng?
A. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.

C. Diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài.
D. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ tuy nhiên vẫn có những nét riêng của nó.
[
]
Tiến hóa lớn là quá trình hình thành
A. loài mới.
B. các nhóm phân loại trên loài.
C. nòi mới.
D. các cá thể thích nghi nhất.
[
]
Quá trình tiến hóa nhỏ của sinh vật diễn ra chủ yếu theo con đường
A. đồng quy tính trạng.
B. biến đổi kiểu gen của quần thể.
C. phân ly tính trạng.
D. phân chia các quần thể của loài.
[
]
Nội dung nghiên cứu của tiến hóa lớn là tập trung vào
A. quá trình tiến hóa hình thành loài mới.
B. quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. quá trình tiến hóa trong phạm vi hẹp hình thành quần thể mới.
D. sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
[
]
Đặc điểm không phải của tiến hóa lớn là
A. có thể tiến hành thực nghiệm được.
B. diễn ra trên quy mô rộng lớn.
C. diễn ra qua một thời gian địa chất dài.
D. xác định được mối quan hệ các nhóm phân loại trên loài.
[
]
Chương II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32. Nguồn gốc sự sống
Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là do

A. sự phức tạp hóa các hợp chất cacbon trên Trái đất.
B. sự sống từ hành tinh khác đến Trái Đất.
C. Thượng đế tạo ra.
D. lực thần bí nào đó tạo nên.
[
]
Quá trình tiến hóa hóa học không có giai đoạn hình thành
A. hợp chất hyđro cacbon.
B. các đại phân tử.
C. tế bào nhân sơ.
D. chất hữu cơ trung gian.
[
]
Trong bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất chưa có


A. O2, N2.
B. NH3, C2N2.
C. CO, CH4.
D. hơi nước.
[
]
Thí nghiệm của Milơ và Urây (1953): trong bình cầu thủy tinh có môi trường giống như
bầu khí quyển nguyên thủy của Trái Đất, từ hỗn hợp: hơi nước, CH4, NH3, H2 dưới tác
động của tia lửa điện đã thu được
A. chất hữu cơ đơn giản.
B. mạch polypetid ngắn.
C. chuỗi polypetid.
D. chuỗi polynuclêôtit
[
]
Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, thì sự kiện có vai trò quyết định đến hình thành cơ
thể sống đơn giản đầu tiên trên Trái Đất là
A. sự hình thành nên các côaxecva từ các chất hữu cơ.

B. côaxecva hình thành và ngày càng hoàn thiện dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. sự hình thành những dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
D. sự hình thành lớp màng do lipit bao bọc các đại phân tử hữu cơ.
[
]
Tiến hóa hóa học là giai đoạn
A. hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
B. xảy ra quá trình trùng phân các chất hữu cơ đơn giản có sẳn trong khí quyển của Trái
Đất nguyên thủy.
C. hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
D. hình thành các tế bào sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
[
]
Theo quan niệm hiện đại, quá trình nhân đôi và dịch mã được hình thành ở giai đoạn
A. tiến hóa hóa học.
B. tiến hóa tiền sinh học.
C. tiến hóa sinh học.
D. tạo tế bào sơ khai.
[
]
Màng lipit của tế bào sơ khai không có vai trò
A. tập hợp các đại phân tử hữu cơ khác nhau bên trong màng.
B. cách li tập hợp các đại phân tử hữu cơ với môi trường ngoài.
C. tạo nên khả năng bán thấm của màng tế bào.
D. giúp cho quá trình tổng hợp các đại phân tử diễn ra nhanh hơn.
[
]
Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn
A. hình thành nên các tế bào sơ khai.
B. hình thành tế bào sống đầu tiên.
C. hình thành các phân tử hữu cơ đầu tiên.
D. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
[
]
Nội dung nào sau đây là sai?

A. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường hóa học từ các chất
vô cơ.
B. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường sinh học từ các chất
vô cơ.


C. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ những
nguồn năng lượng trong tự nhiên.
D. ARN là vật chất di truyền đầu tiên và có thể nhân đôi mà không cần đến enzim
(prôtêin).
[
]
Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Tảo biển ngự trị vào kỉ nào của Đại cổ sinh?
A. Cacbon
B. Cambri
C. Giura
D. Ocđôvic
[
]
Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong
A. lớp đất của vỏ trái đất.
B. lớp cát của vỏ trái đất.
C. lớp đất đá của vỏ trái đất.
D. lớp đất sét của vỏ trái đất.
[
]
Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới là gì?
A. Cung cấp những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới, xác định được
tuổi hóa thạch.
B. Xác định được tuổi hóa thạch và hiện tượng trôi dạt lục địa.
C. Xác định được tuổi hóa thạch và sinh vật trong các đại địa chất.
D. Cung cấp những bằng chứng về lịch sử về sự phát triển của sinh giới.

[
]
Thực vật có hoa xuất hiện ở đại
A. Tân sinh.
B. Trung sinh.
C. Cổ sinh.
D. Nguyên sinh.
[
]
Bò sát cổ ngự trị vào kỉ
A. Krêta.
B. Pecmi.
C. Triat.
D. Jura.
[
]
Dương xỉ phát triển mạnh vào kỉ cacbon là do
A. đại lục chiếm ưu thế, khí hậu khô.
B. các đại lục liên kết vơi nhau, băng hà, khí hậu khô, lạnh.
C. băng hà. Khí hậu lạnh khô.
D. đầu kỉ ẩm và nóng, về sau trở nên lạnh và khô.
[
]
Các đại địa chất từ lúc sự sống được hình thành đến nay theo thứ tự là:
A. Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Nguyên sinh, Tân sinh.
B. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.
C. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
D. Thái cổ, Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh.


[
]
Loài người xuất hiện vào kỉ nào?
A. Đệ tứ.
B. Đệ tam.

C. Đêvôn.
D. Phấn trắng.
[
]
Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu biến đổi qua các đại địa chất là do
A. sự xuất hiện các loài mới.
B. sự trôi dạt lục địa.
C. sự phát triển của các sinh vật.
D. sự hình thành các đại lục.
[
]
Trái Đất hình thành cách đây khoảng
A. 3500 triệu năm.
B. 2500 triệu năm.
C. 4600 triệu năm.
D. 4300 triệu năm.
[
]
Chọn câu đúng trong các câu sau đây:
A. Hiện nay các lục địa đang ổn định không còn trôi dạt nữa.
B. Hóa thạch là những bằng chứng gián tiếp về sự phát triển của sinh giới.
C. Các niên hiện đại được phân chia dựa vào sự biến đổi lớn về địa chất của Trái Đất và
các hóa thạch.
D. Sinh vật trong các đại địa chất không có sự biến đổi lớn.
[
]
Bài 34. Sự phát sinh loài người
Đặc điểm nào của người hiện đại được hình thành từ tổ tiên xưa và được duy trì đến nay?
A. Có cằm.
B. Tay có 5 ngón.
C. Đi bằng 2 chân.
D. Có đuôi.
[
]
Đặc điểm nào mới xuất hiện gần đây nhất ở người hiện đại mà không có ở loài tinh tinh?

A. Có tai.
B. Có trán.
C. Có cằm.
D. Có mũi.
[
]
Bộ não của người Homo sapiens lúc mới xuất hiện so với bộ não của người hiện đại như
thế nào?
A. Bộ não của người hiện đại to hơn.
B. Bộ não của người hiện đại nhỏ hơn.
C. Bằng nhau.
D. Giống nhau về nêp nhăn.
[
]
Loài người xuất hiện đầu tiên (Người khéo léo) phát triển hơn Người vượn cổ đại ở các
đặc điểm nào?


A. Bộ não phát triển và đi bằng 2 chân.
B. Bộ não phát triển và sống thành bầy đàn.
C. Đi bằng 2 chân, biết sử dụng công cụ bằng đá.
D. Bộ não phát triển và biết sử dụng công cụ bằng đá.
[
]
Bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài
A. Homo sapien.
B. Homo erectus.
C. Homo neanderthalensis.
D. Homo habilis.
[
]
Người và vượn người có những đặc điểm chung về:
A. hình thái, giải phẩu, sinh lý.
B. hình thái, ADN, prôtêin.

C. hình thái, sinh lý, prôtêin.
D. hình thái, giải phẩu, sinh lý, ADN, prôtêin.
[
]
Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo (H) là
A. H. erectus.
B. H. habilis.
C. H. sapiens.
D. H. neanderthalensis.
[
]
Loài nào sau đây có ADN giống ADN người nhiều nhất?
A. Khỉ Rhesut.
B. Khỉ Capuchin.
C. Tinh tinh .
D. Galago.
[
]
Trong chi Homo, loài bị tuyệt chủng cách đây khoảng 30000 năm là
A. H. neanderthalensis.
B. H. erectus.
C. H. habilis.
D. H. sapiens.
[
]
Nghiên cứu não của người H. sapisens với não người ngày nay, các nhà khoa học nhận
thấy
A. không có sự sai khác về kích thước.
B. có sự sai khác về kích thước.
C. có sự sai khác về khối lượng.
D. không có sự sai khác về khối lượng.
[
]
PHẦN VII. SINH THÁI HỌC
Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

Bài 35. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
Động vật hằng nhiệt sống nơi nhiệt độ thấp hạn chế sự tỏa nhiệt cho cơ thể nhờ tỉ lệ


A. s/v giảm.
B. s/v tăng.
C. v/s giảm.
D. s/v = 1.
[
]
Ổ sinh thái là
A. nơi cư trú của các sinh vật.
B. nơi cư trú của các sinh vật cùng loài trong khoảng thời gian xác định.
C. không gian sinh thái mà ở đó các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái.
D. khoảng không gian sinh thái mà các cá thể cùng loài chung sống với nhau.
[
]
Cây có phiến lá mỏng, ít mô giậu, lá nằm ngang thích nghi với điều kiện
A. ánh sáng mạnh.
B. ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác.
C. ánh sáng chiếu nhiều một phía của cây.
D. điều kiện ánh sáng dưới ao hồ.
[
]
Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho cá rô phi phát triển là
A. 5,6 – 420C
B. 20 – 300C
C. 20 – 400C
D. 20 – 350C
[
]
Cây xương rồng thích nghi với khí hậu khô nhờ đặc điểm
A. lá biến thành gai, thân mọng nước.
B. không có lá, rễ sâu.

C. thân mọng nước, rễ sâu.
D. lá biến thành gai, rễ sâu.
[
]
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Ví dụ nào phản ánh không đúng về quan hệ hỗ trợ?
A. Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Các cá thể trong nhóm cây bạch đàn chịu đựng gió bão tốt hơn.
C. Các cây thông nhựa liền rễ nhau sinh trưởng nhanh hơn.
D. Bầy chó rừng cùng nhau tấn công một con mồi.
[
]
Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Đàn kiến dưới góc phượng.
B. Thông trên một đồi cao ở Đà Lạt.
C. Chim ở lũy tre làng.
D. Sen trong đầm.
[
]
Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Các cây ven hồ.
B. Đàn cá trong ao.
C. Bầy voi ở rừng rậm châu phi.
D. Đàn vượn trong vườn thú.


[
]
Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tỉ lệ giới tính trong quần thể?
A. Tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1/1.
B. Tỉ lệ giới tính thường bằng 1.
C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài.

D. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể.
[
]
Ba kiểu phân bố chính của cá thể trong quần thể là:
A. phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố theo tầng.
B. phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều, phân bố ngẩu nhiên.
C. phân bố theo nhóm, phân bố ngẩu nhiên, phân bố theo tầng.
D. phân bố theo đều, phân bố theo tầng, phân bố ngẩu nhiên.
[
]
Quần thể cây thân gỗ trong rừng mưa nhiệt đới thường phân bố
A. theo nhóm.
B. đồng đều.
C. ngẫu nhiên.
D. theo tầng.
[
]
Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
Kích thước của quần thể sinh vật luôn thay đổi và phụ thuộc vào những nhân tố nào?
A. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, sự nhập cư của các cá thể quần thể.
B. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mật độ cá thể của quần thể.
C. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể của quần thể.
D. Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, sự phân bố cá thể của quần thể.
[
]
Câu nào sai khi nói về nguyên nhân làm cho quần thể suy giảm dẫn tới diệt vong?
A. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần
thể.
B. Do điều kiện sống của quần thể thay đổi, làm phát tán số lượng cá thể của quần thể.
C. Số lượng cá thể trong quần thể qua ít, sự hổ trợ giữa các cá thể bị giảm quần thể không
có khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường.
D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít
[
]
Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 yếu tố: mức độ sinh sản (x), mức độ tử vong

(y), mức độ xuất cư (z), mức độ nhập cư (t) có quan hệ với nhau cơ chế:
A. x + t = y + z
B. x + t > y +z
C. x + t < y +z
D. x + t ≠ y + z
[
]
Quần thể cây hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo đạt khoảng 150 cây/quần thể. Ví dụ
trên muốn nói đến đặc trưng cơ bản nào của quần thể sinh vật?
A. Mật độ cá thể của quần thể.
B. Kích thước của quần thể.


×