Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn sinh học lớp 10 đề số 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.58 KB, 6 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 10

ĐỀ SỐ 5

Thời gian: 45 phút

Câu 1 : Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS là :
A. Biểu hiện chưa rõ, có thể sốt nhẹ.
B. Các bệnh cơ hội xuất hiện như tiêu chảy, viêm da, sưng hạch, lao, ung thư Kapôsi,
mất trí, sốt kéo dài, sút cân và chết.
C. Một số trường hợp có thể sốt, ỉa chảy không rõ nguyên nhân. Số lượng tế bào
limphô T giảm.
D. Biểu hiện bình thường vì số lượng HIV chưa đủ ngưỡng lấy nhiễm.
Câu 2 : Các nhóm vi sinh vật nào sinh trưởng ở vùng nhiệt độ từ 550C → 650C ?
A.

Nhóm ưa siêu
nhiệt

B. Nhóm ưa nhiệt

C. Nhóm ưa lạnh

D. Nhóm ưa ấm

Câu 3 : HIV là gì ?
A. HIV là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người.
B. HIV là virut kí sinh trong cơ thể người.
C. HIV gây bệnh AIDS ở người.
D. HIV là virut gây bệnh cơ hội trong cơ thể người.


Câu 4 : Bệnh truyền nhiễm là :
A. Bệnh lây truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Bệnh do gen quy định và gen này được truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
C. Bệnh bẩm sinh, cá thể mới sinh ra đã có.


D. Bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
Câu 5 : Thời gian của giai đoạn không triệu chứng trong quá trình phát triển của hội
chứng AIDS từ :
A. 1 tuần đến 2 tháng.

B. 1 năm đến 10 năm

C. 2 tuần đến 4 tháng.

D. 2 tuần đến 3 tháng.

Câu 6 : Hoạt động nào sau đây thuộc loại miễn dịch thể dịch là :
A. Sản xuất kháng thể

B. Sản xuất kháng nguyên

C. Sản xuất dịch thể

D. Sản xuất prôtêin độc

Câu 7 : Đa số vi khuẩn và động vật nguyên sinh sẽ ngừng sinh trưởng ở pH :
A.

Nhỏ hơn 4

B. Nhỏ hơn 4
hoặc lớn hơn 9

C. Lớn hơn 9

D. 6 – 8

Câu 8 : Chu trình nhân lên của virut bao gồm 5 giai đoạn theo thứ tự là ;
A. Xâm nhập – Sự hấp phụ – Lắp ráp – Sinh tổng hợp – Phong thích.
B. Xâm nhập – Sự hấp phụ – Sinh tổng hợp – Lắp ráp– Phong thích.
C. Sự hấp phụ– Sinh tổng hợp – Lắp ráp – Xâm nhập – Phong thích.
D. Sự hấp phụ – Xâm nhập –Sinh tổng hợp – Lắp ráp – Phong thích.
Câu 9 : Đa số vi sinh vật sống trong cơ thể người và gia súc thuộc nhóm :
A. Nhóm ưa ấm

B. Nhóm ưa nhiệt

C. Nhóm ưa lạnh

D.

Nhóm ưa siêu
nhiệt

Câu 10 : Loại miễn dịch nào sau đây có sự tham gia của tế bào limphô T độc ?
A. Miễn dịch tế bào

B. Miễn dịch dịch thể

C. Miễn dịch đặc hiệu


D. Miễn dịch không đặc hiệu

Câu 11 : Cây bị nhiễm virut có thể lây truyền cho cây khác do :


A. Mưa, gói

B. Tiếp xúc

C.

Côn trùng ( bọ
trĩ, bọ rầy…)

D. Gió, nước

Câu 12 : Sau khi lây nhiễm, HIV hấp phụ lên thụ thể của tế bào limphô T. ARN của
virut chui ra khỏi vỏ capsit rồi .................... thành ADN của HIV và gắn vào
ADN của tế bào limphô T rồi chỉ huy bộ máy di truyền, sao chép sản sinh ra
một loạt HIV, làm tế bào T bị vỡ ra.
A. Sao mã

B. Phiên mã

C.

Phiên mã
ngược


D. Giải mã

Câu 13 : Nhóm vi sinh vật nào sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ ≤ 150C ?
A. Nhóm ưa lạnh

B. Nhóm ưa ấm

C. Nhóm ưa nhiệt

D.

Nhóm ưa siêu
nhiệt

Câu 14 : Nguyên nhân gì khiến cho bình nuôi cấy vi khuẩn đang đục ( do chứa nhiều vi
khuẩn) bỗng dưng trở nên trong ?
A. Vì vi khuẩn sinh ra nhiều men gây ra các phản ứng hoá hoạc trong bình.
B. Vi khuẩn lúc đầu nhiều ( nước đục) dẫn đến cạnh tranh về chất dinh dưỡng và nơi
ở làm số vi khuẩn giảm ( nước trong)
C. Lúc đầu nhiều chất dinh dưỡng ( nước đục) về sau ít dần chất dinh dưỡng ( nước
trong).
D. Vì tế bào vi khuẩn bị phá vỡ do nhiễm phagơ.
Câu 15 : Virut có cấu trúc hỗn hợp sẽ có :
A. Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic.
B. Vỏ nhưng thiếu lõi hoặc thiếu vỏ nhưng có lõi.
C. Phần đầu cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với phần đuôi có cấu.
D. Capsôme sắp xếp theo chiều hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều.
Câu 16 : Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó :



A. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất

B. Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng

C. Vi sinh vật ngừng sinh trưởng

D. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng

Câu 17 : Virut khảm thuốc lá có cấu trúc :
A. Khối

B.

Xoắn, có vỏ
ngoài.

C. Xoắn

D. Hỗn hợp

Câu 18 : Các phenol và êtanol, izôpropanol, ancol. Các chất hữu cơ này gọi là gì ?
A. Chất hoạt động bề mặt.

B. Chất ức chế sinh trưởng.

C. Chất dinh dưỡng phụ.

D. Nhân tố sinh trưởng.

Câu 19 : Bệnh nào do virut gây nên lây nhiễm qua đường tình dục ở người ?

A. Sởi, đau mắt đỏ, HIV.

B. Viêm não Nhật Bản, bệnh dại, AIDS.

C. SARS, sốt Ebola, HIV.

D. Viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi
C, HIV.

Câu 20 : Virut nào kí sinh ở người ?
A. Phagơ.

B. Phagơ, virut bại liệt.

C. Virut khảm thuốc lá.

D. HIV, virut viêm gan B.

Câu 21 : Một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 100. Sau 1 giờ số lượng
tế bào của quần thể là 800. Thời gian thế hệ là:
A. 10 phút

B. 20 phút

C. 15 phút

D. 30 phút

Câu 22 : Đặc điểm nào sau đây không phải là của vi khuẩn ?
A. Có chứa ribôxôm.


B. Nhân có màng bao bọc.

C. Nhân không có màng bao bọc

D. ADN kép, vòng

Câu 23 : Nhiều loài virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản
xuất ................. để phòng chống bệnh có hiệu quả.


A. Kháng nguyên

B. Intefêron

C. Kháng thể

D. Vacxin

Câu 24 : Cây bị nhiễm viruts sẽ thay đổi về ............... như : lá đốm vàng, đốm nâu, bị
sọc hay vằn ; lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng ; thân bị lùn hay còi cọc .
A. Di truyền

B. Sinh lí

C. Sinh thái

D. Hình thái

Câu 25 : Chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có chọn lọc ?

A. Các loại cồn

B.

Các chất
kháng sinh

C.

Các hợp chất
phênol

D. Các anđêhit

Câu 26 : Bệnh tiêu chảy do virut gây nên lây truyền theo đường :
A.

Quan hệ tình
dục

B. Hô hấp

C.

Tiếp xúc trực
tiếp

D. Tiêu hoá

Câu 27 : Mĩên dịch tự nhiên mang tính chất bẩm sinh được gọi là :

A. Miễn dịch không đặc hiệu

B. Miễn dịch tế bào

C. Miễn dịch đặc hiệu

D. Miễn dịch dịch thể

Câu 28 : Nuclêôcapsit của virut động vật đưa vào tế bào chất của tế bào chủ sau đó giải
phóng axit nuclêic. Đây là giai đoạn nào trong chu trinh nhân lên của virut ?
A. Giai đoạn lắp ráp

B. Giai đoạn hấp phụ

C. Giai đoạn xâm nhập

D. Giai đoạn phóng thích

Câu 29 : Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử ?
A. Nấm cúc

B.

Nấm
Penicillium

C. Trùng giày

D. Nấm Mucor


Câu 30 : Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 10
phút ?
A. Nước muối có tác dụng ôxi hoá rất mạnh.
B. Nước muối loãng gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không phát triển.


C. Nước muối làm cho prrôtêin của vi khuẩn bất hoạt.
D. Nước muối làm biến tính các prrôtêin và màng tế bào vi khuẩn.
Câu 31 : Vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng tốt ở pH :
A. Lớn hơn 9

B. 6 – 8

C. 6 – 7

D. 7

Câu 32 : Virut sống ......................bắt buộc trong tế bào chủ ( vi sinh vật, động vật, thực
vật)
A. Cộng sinh

B. Hội sinh

C. Kí sinh

Câu 33 : Yếu tố có tác dụng tiêu diệt các bào tử nấm đang nảy mâm là :
A. Các chất kháng sinh

B. Các hợp chất phênol


C. Các hợp chất kim loại năng

D. Các loại cồn

D. Hợp tác



×