Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn sinh học lớp 10 đề số 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.98 KB, 10 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: SINH HỌC 10

ĐỀ SỐ 27

Thời gian: 45 phút

I. Phần chung cho cả 3 ban từ câu 1 đến câu 25
Câu 1:
Kì trung gian bao gồm mấy pha?
A. 2 pha

B. 4 pha

C. 3 pha

D. 1 pha

Câu 2:
Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN và nhân đôi NST diễn ra ở:
A. Pha G1

B. Pha G2

C. Kỳ đầu của nguyên phân

D. Pha S

Câu 3:
Trong nguyên phân, việc phân chia tế bào chất ở tế bào động vật xảy ra khi:
A. Hoàn thành việc phân chia vật chất di truyền, màng tế bào thắt lại ở vị trí giữa tế


bào
B. NST phân li về 2 cực tế bào
C. Hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền, tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của
thoi vô sắc.
D. NST co xoắn cực đại
Câu 4:
Phần lớn thời gian chu kì tế bào thuộc về:


A. Pha G1
phân

B. Pha S

C. Kì trung gian

D. Các kì nguyên

Câu 5:
Kết quả của giảm phân từ một tế bào ban đầu là?
A. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST n

B. Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n

C. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST 2n

D. Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST n

Câu 6:
Nếu một tế bào của một sinh vật chứa 24 NST thì tinh trùng của loài sinh vật này có số

lượng NST là:
A. 12

B. 24

C. 6

D. 10

Câu 7:
Cho biết tế bào sau đang ở kì nào của quá trình phân bào?

A. Kì giữa

B. Kì sau

C. Kì cuối

D. Kì trung gian

Câu 8:
Nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật hóa tự dưỡng là
A. ánh sáng và CO2

B. hóa học và chất hữu cơ

C. chất vô cơ và CO2

D. ánh sáng và chất hữu cơ


Câu 9:
Chất nào sau đây là một trong những sản phẩm của quá trình lên men lactic?


A. C2H5OH

B. Prôtêin

C. Glucôzơ

D. Axit lactic

Câu 10:
Ứng dụng để làm sữa chua, muối dưa chua là nhờ vi sinh vật
A. động vật nguyên sinh.

B. virut

C. sinh vật nhân sơ.

D. vi khuẩn lactic.

Câu 11:
Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với
thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 - 1,5;

KH2PO4 - 1,0;

MgSO4 - 0,2;


CaCl2 - 0,1;

NaCl - 5,0.

Nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
A. Sunphat amôn

B. amôniac (NH3)

C. phôtphat amôn

D. Nhóm amôn

Câu 12:
Để thủy phân tinh bột ứng dụng trong sản xuất kẹo, xirô, rượu... con người sử dụng
enzim ngoại bào:
A. nuclêaza

B. lipaza

C. amilaza

D. xenlulaza

C. Hóa tự dưỡng

D. Hóa dị dưỡng

Câu 13:

Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam là:
A. Quang dị dưỡng

B. Quang tự dưỡng

Câu 14:
Để phân giải prôtêin, vi sinh vật cần tiết ra loại enzim
A. xenlulaza

B. prôtêaza

C. lipaza

D. nuclêaza

Câu 15:
Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì?


A. Giúp môi trường không bị thay đổi
B. Lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy tương đương tránh ứ nhiều chất dinh dưỡng
C. Liên tục bổ sung các chất dinh dưỡng vào
D. Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1 lượng dịch nuôi cấy
tương ứng
Câu 16:
Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?
A. Pha lũy thừa
bằng

B. Pha cân bằng


C. Cuối pha lũy thừa D. Cuối pha cân

Câu 17:
Trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong vì:
A. Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều
B. Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt
C. Vi sinh vật tiết lượng chất độc hại tích lũy quá nhiều
D. Không cân đối giữa chất dinh dưỡng và chất độc hại
Câu 18:
Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn là:
A. Bào tử đốt

B. Ngoại bào tử

C. Nẩy chồi

D. Phân đôi

Câu 19:
Vi sinh vật kí sinh động vật thường là những vi sinh vật
A. ưa nhiệt.
Câu 20:
Virut có cấu tạo:

B. ưa lạnh.

C. ưa ấm.

D. ưa siêu nhiệt.



A. Có vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài
B. Có vỏ prôtêin và ADN
C. Có vỏ prôtêin và ARN
D. A. Có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài
Câu 21:
Chu trình nhân lên của Virut gồm mấy giai đoạn ?
A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 22:
Thứ tự được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân:
A. Kì sau, kì giữa, kì đầu, và kì cuối

B. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối

C. Kì giữa, kì sau, kì đầu và kì cuối

D. Kì đầu, kì sau, kì cuối và kì giữa

Câu 23:
Những kì nào sau đây trong nguyên phân, NST ở trạng thái kép:
A. Đầu, giữa, và cuối


B. Đầu, giữa, sau và cuối

C. Trung gian, đầu và cuối

D. Trung gian, đầu và giữa

Câu 24:
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit diễn ra ở kì nào trong giảm phân?
A. Kì đầu lần phân bào II

B. Kì trung gian

C. Kì đầu lần phân bào I

D. Kì giữa lần phân bào I

Câu 25:
NST có hình dạng đặc trưng và dễ quan sát nhất vào:
A. Kì giữa

B. Kì đầu

C. Kì sau

D. Kì cuối


002[8]
II. Phần riêng cho từng ban
1. Dành cho Ban CB và KHXH từ câu {<26>} đến câu {<33>}


Câu 1:
Bình đựng nước đường lâu ngày có mùi chua vì
A. vi sinh vật thiếu cacbon và quá dư thừa nitơ cho nên chúng lên men tạo axit.
B. đường bị oxi hóa thành axit, có vị chua.
C. vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men tạo axit.
D. vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon cho nên chúng lên men prôtêin tạo axit.
Câu 2:
Vi khuẩn không thể hình thành được loại bào tử nào sau đây?
A. Bào tử đốt

B. Bào tử nấm

C. Ngoại bào tử

D. Nội bào tử

Câu 3:
Nội bào tử bền với nhiệt vì có:
A. Lớp vỏ và hợp chất axit đipicôlinic

B. 2 lớp màng dày

C. 2 lớp màng dày và axit đipicôlinic

D. Lớp vỏ và canxiđipicôlinat

Câu 4:
Người ta chia thành 3 loại môi trường (tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp) nuôi cấy vi
sinh vật trong phòng thí nghiệm dựa vào

A. mật độ vi sinh vật.

B. tính chất vật lí của môi trường.


C. thành phần vi sinh vật.

D. thành phần chất dinh dưỡng.

Câu 5:
Ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào là:
A. Giúp quá trình nguyên phân luôn được thực hiện
B. Đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
C. Giúp quá trình nguyên phân và giảm phân luôn diễn ra.
D. Đảm bảo cho chu kì tế bào luôn xảy ra
Câu 6:
Vi sinh vật tiến hành lên men hoặc hô hấp kị khí khi môi trường:
A. Có ôxy phân tử

B. Có nhiều chất hữu cơ

C. Không có ôxi phân tử

D. Có nhiều chất vô cơ

Câu 7:
Một chủng tụ cầu vàng được cấy trên 3 loại môi trường sau:
Môi trường 1: nước, muối khoáng và nước thịt
Môi trường 2: nước, muối khoáng glucôzơ và vitamin B1
Môi trường 3: nước, muối khoáng glucôzơ

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oC một thời gian, môi trường 1 và môi trường 2 trở nên đục
trong khi môi trường 3 vẫn trong suốt.
Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?
A. Glucôzơ là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng đối với vi khuẩn, vitamin B1
hoạt hóa các enzim, nước thịt là nguồn cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
B. Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt là môi trường tổng hợp giúp vi khuẩn sinh trưởng
- phát triển bình thường.


C. Glucôzơ, vitamin B1 và nước thịt giúp vi sinh vật sinh trưởng và phát triển bình
thường
D. Glucôzơ và nước thịt cung cấp năng lượng, còn vitamin B1 hoạt hóa enzim
Câu 8:
Vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng gọi là:
A. Vi sinh vật nguyên dưỡng.

B. Vi sinh vật dị dưỡng.

C. Vi sinh vật tự dưỡng.

D. Vi sinh vật khuyết dưỡng.

2. Dành cho ban KHTN từ câu {<34>} đến câu {<41>}

Câu 1:
Điểm kiểm soát (điểm R) là thời điểm mà tế bào vượt qua được thì mới tiếp tuc các
giai đoạn tiếp theo của chu kì tế bào. Điểm kiểm soát R thuộc vào cuối:
A. Pha G1 của kì trung gian

B. Pha G2 của kì trung gian


C. Kì đầu của nguyên phân

D. Kì sau của nguyên phân

Câu 2:
Thế nào là môi trường tự nhiên?
A. Chứa các chất tự nhiên đã biết thành phần và số lượng
B. Chứa các chất tự nhiên (cao thịt, cao nấm men...) với số lượng và thành phần không
xác định
C. Chứa một số chất tự nhiên với số lượng và thành phần không xác định và một số
chất khác với số lượng và thành phần xác định
D. Chứa các hợp chất đã biết thành phần và số lượng
Câu 3:


Có 10 tế bào sinh dục chín ở người (2n = 46) thực hiện quá trình giảm phân bình
thường. Kết thúc lần phân bào I, các tế bào có chứa:
A. 230 tâm động

B. 690 tâm động

C. 460 tâm động

D. 920 tâm động

Câu 4:
Cho biết tế bào sau đang ở kì nào của quá trình phân bào?

A. Kì cuối


B. Kì sau

C. Kì giữa

D. Kì đầu

Câu 5:
Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì:
A. Bằng 2 lần

B. Bằng nhau

C. Giảm đi một nửa

Câu 6:
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng?
A. Vi sinh vật lên men; vi sinh vật hoại sinh
B. Vi khuẩn nitrat hóa; vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh
C. Vi khuẩn tía; vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh
D. Tảo; vi khuẩn lam; vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục
Câu 7:
Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình:

D. Bằng 4 lần


A. Lên men rượu

B. Lên men lactic


C. Phân giải pôlisaccarit

D. Phân giải prôtêin

Câu 8:
Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là:
A. Phân đôi, nảy chồi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính
B. Phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử
C. Phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính
D. Nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bảo tử hữu tính



×